Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Nội dung ôn thi lý luận dạy học Tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 61 trang )

NỘI DUNG THI VẤN ĐÁP LLDHTV2

1. Dấu hiệu của một người đọc thành công ở lứa tuổi TH.
Đáp ứng được các yêu cầu cần đạt về:
 Kĩ thuật đọc: gồm các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc thầm,
đọc lướt, ghi chép trong quá trình đọc,....
Kĩ năng đọc thành tiếng bao gồm:
+ Đọc đúng: tái hiện mặt âm thanh của bài đọc chính xác, khơng có lỗi, đúng
chính âm, đúng các âm vị, đúng ngữ điệu (ngắt, nghỉ).
+ Đọc nhanh: đọc đúng, đọc to, rõ ràng, rành mạch, không ê a, ngắt ngứ. HS
đọc nhanh thường phản ứng nhanh, lưu loát.
+ Đọc diễn cảm: bao gồm những dấu hiệu của đọc đúng, thêm ngữ điệu đọc
truyền cảm và sự kết hợp giữa ngữ điệu đọc với các yếu tố phi ngơn ngữ. Có sức lan
tỏa tới người nghe khi đọc. Ngồi ra, cịn phải đọc tự nhiên, đúng giọng của mình.
(lưu ý: kĩ năng đọc diễn cảm bắt đầu được yêu cầu ở lớp 3, lớp 1, 2 không yêu cầu HS
đọc diễn cảm).
Yếu tố phi ngôn ngữ bao gồm: nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
Ngữ điệu đọc bao gồm: Tiết tấu của giọng đọc (kĩ thuật ngắt giọng);
Nhịp điệu đọc (dồn dập hay chậm rãi); Cường độ đọc (giọng đọc to hay nhỏ,
nhấn giọng hay lướt qua); Cao độ (giọng trầm hay bổng, lên cao hay xuống
thấp); Sắc thái giọng đọc (vui, buồn, lo lắng, hóm hỉnh, chế giễu, bực bội,
trang trọng…).
Kĩ năng đọc thầm, đọc lướt:
+ Đọc thầm: đọc không thành tiếng, không mấp máy môi, tốc độ đọc nhanh
(70-80 tiếng/phút)
+ Đọc lướt: tốc độ đọc nhanh, tìm nhanh được những từ khóa, dữ kiện cần tìm
trong bài, nắm được ý chính của bài.

Thơng hiểu văn bản, vận dụng kết quả đọc thông qua việc đọc hiểu:



 Đọc hiểu: đối tượng đọc gồm văn bản văn học, văn bản thông tin. Bao gồm:
+ Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua chi tiết, đề tài, chủ đề, thơng điệp,...
+ Đọc hiểu hình thức thể hiện qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố
của mỗi kiểu văn bản và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian,
người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, biện pháp nghệ thuật,...)
+ Liên hệ, so sánh: kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người đọc hoặc các
phương tiện khác (vd: tranh ảnh minh họa,...).
+ Đọc mở rộng: đọc, học thuộc lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc. (số
lượng tùy theo YCCD của mỗi khối lớp. Vd: ở khối 5 đọc 35 văn bản văn học, 18 văn bản
thông tin, học thuộc 10 đến 12 đoạn thơ).

2. Vai trò của việc rèn kĩ năng đọc cho HSTH
Đọc là một kĩ năng quan trọng và cần thiết cho học sinh, vì vậy việc rèn kĩ năng đọc
có nhiều vai trị như:
- Làm giàu kiến thức về ngơn ngữ, về đời sống và kiến thức về văn học cho học sinh.
- Phát triển ngôn ngữ và tư duy cho học sinh.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm thị hiếu thẩm mĩ cho học sinh.
- Giúp học sinh biết đọc để giao tiếp và giải trí.
- Quan trọng, việc rèn kĩ năng đọc cho góp phần định hướng, trao dồi và rèn luyện kĩ thuật
đọc và khả năng đọc hiểu cho học sinh. (xem cụ thể kĩ thuật đọc và khả năng đọc hiểu ở câu 1)

3. Tiến trình hành động đọc và mơ thức dạy học đọc TH
 Tiến trình hành động đọc:
- Tri nhận bài đọc:
+ Giải mã chữ, đọc thành tiếng/đọc thầm, đọc lướt, xem tranh minh họa.
+ Truy cập vốn hiểu biết cá nhân.
- Phân tích, tổng hợp:


+ Nhận diện từ khó, cụm từ quan trọng.

+ Nhận diện trình tự các ý => chi tiết hóa các ý chính của bài.
+ Hình dung nội dung cơ bản của bài.
- Vận dụng những thông hiểu văn bản vào cuộc sống.
 Mô thức dạy học đọc ở TH
- Dạy đọc thành tiếng:
+ Phân tách tiếng thành các âm; xem xét nhận diện các âm, vần tạo thành tiếng (đánh
vần - đọc trơn)
+ Nhận diện sự tương hợp giữa âm thanh - chữ viết.
- Dạy đọc hiểu
+ Đọc hiển ngôn
+ Đọc giải thích
+ Đọc nhận xét
+ Đọc sáng tạo

4. Các mức độ của đọc hiểu; Câu hỏi tìm hiểu bài đọc
Có 3 mức độ của đọc hiểu:
- Nhận biết
- Hiểu
- Vận dụng, sáng tạo
Khi thiết kế câu hỏi tìm hiểu bài đọc sẽ dựa theo 3 mức độ này.
Ví dụ: Trong bài thơ Bên ô cửa đá, SGK TV3, Cánh Diều.

Buổi sáng em ngồi học
Mây rủ nhau vào nhà
Ông Mặt Trời khó nhọc


Đang leo dốc đằng xa.

Lảnh lót tiếng chim xa

Kéo nắng lên rạng rỡ
Cả khoảng trời bao la
Hiện dần qua ô cửa.

Trong bếp cịn đỏ lửa
Hương ngơ thoảng ra ngồi
Rìa đường dăm chú ngựa
Đứng nghe em học bài.

Bản Mông em sơ sài
Chênh vênh trên núi đá
Vẫn có bao điều lạ
Từ sách hồng bước ra.
Hồi Khánh
Các câu hỏi tìm hiểu bài đọc được thiết kế theo ma trận các mức độ như sau:
+ Nhận biết: Các khổ thơ 3, 4 cho em biết điều gì về cuộc sống của đồng bào người Mơng.
+ Hiểu: Em hiểu hai dịng thơ cuối như thế nào? Em hiểu như thế nào là “Ông mặt trời khó
nhọc/ đang leo dốc đằng xa”
+ Vận dụng: Dựa vào bài thơ, em hãy nói về cảnh thiên nhiên buổi sáng của đồng bào người
Mông.


5. Dự kiến các từ ngữ cần luyện đọc đúng trong bài, đoạn. Phân tích và nêu
cách sửa.
“Ngày xưa, có một cậu bé làm việc gì cũng mau chán. Mỗi khi cầm quyển sách, cậu
chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở. Những lúc tập viết, cậu cũng chỉ nắn nót
được mấy chữ đầu, rồi lại viết nguệch ngoạc, trông rất xấu.
Một hôm trong lúc đi chơi, cậu nhìn thấy một bà cụ tay cầm thỏi sắt mải miết mài vào
tảng đá ven đường. Thấy lạ, cậu bèn hỏi:
- Bà ơi, bà làm gì thế?

Bà cụ trả lời:
- Bà mài thỏi sắt này thành một chiếc kim để khâu vá quần áo.
Cậu bé ngạc nhiên:
- Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?
Bà cụ ôn tồn giảng giải:
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí, sẽ có ngày nó thành kim. Cũng như cháu đi học,
mỗi ngày cháu học một ít, sẽ có ngày cháu thành tài.
Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.”
Truyện ngụ ngôn
 Dự kiến, phân tích các từ ngữ cần luyện đọc trong bài:
chán: sai âm cuối (n đọc thành ng)
nắn (nắn nót): sai âm cuối (n đọc thành ng)
nguệch (nguệch ngoạc): sai âm cuối (ch đọc thành t)
miết (mải miết): sai âm cuối (t đọc thành c)
sắt: sai âm cuối ( t đọc thành c)
 Cách sửa:
- Giáo viên cần đọc mẫu cho học sinh, hướng dẫn, so sánh, phân tích cụ thể cách phát âm
(môi, răng, lưỡi,…)
+ Đối với các âm cuối là n – t: đặt lưỡi ở phía sau chân răng hàm trên


+ Đối với các âm cuối là ng – c: đặt cuống lưỡi chạm lên vòm miệng
+ Đối với âm cuối là ch: đặt mặt lưỡi chạm lên vòm miệng
- Cho những học sinh khá giỏi đọc mẫu, khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lần
nhau.

6. Thực hành dùng kí hiệu phân tích cách đọc trong một đoạn/bài. Thể hiện
giọng đọc.
Câu này cô yêu cầu xác định được giọng đọc của bài, cách ngắt nghỉ, đọc diễn cảm cho cô
nghe.


7. Các biện pháp luyện đọc đúng/đọc nhanh/đọc diễn cảm
 Đọc đúng:
- Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc chính xác, khơng có lỗi, đúng chính âm,
đúng âm vị, đúng ngữ điệu (ngắt nghỉ)
- Biện pháp:
+ Luyện đọc theo trình tự: dự tính các lỗi, đọc mẫu, (đọc đồng thanh), đọc cá nhân.
+ Hình thành các kĩ năng và động lực học tập
+ Hướng dẫn cách phát âm, đánh vần, phân tích vần
+ Giáo viên làm mẫu, đọc mẫu phải chuẩn xác
+ Khuyến khích học sinh phát hiện và điều chỉnh lẫn nhau
 Đọc nhanh:
- Đọc nhanh là đọc lưu lốt, trơi chảy, khơng ê a, ngắt ngứ, chỉ thực hiện khi đã đọc đúng,
liên quan đến tốc độ đọc.
- Biện pháp:
- Đọc mẫu để hướng dẫn HS làm chủ tốc độ (lưu ý các đơn vị đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn,
bài)
- Các thủ pháp: giữ nhịp, đọc nối tiếp.


 Đọc diễn cảm:
- Đọc diễn cảm bao gồm những dấu hiệu của đọc đúng, thêm ngữ điệu đọc truyền cảm và sự
kết hợp giữa ngữ điệu đọc với các yếu tố phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ,…)
- Biện pháp:
+ Đàm thoại để hiểu tác phẩm: tìm hiểu đề bài, tên bài, từ ngữ, câu, đoạn, nội dung chính,
mục đích thơng báo, rèn kĩ năng hồi đáp tác phẩm.
+ Đọc mẫu: mô tả đúng chỉ số âm thanh; thể hiện bằng nhiều đối tượng/ phương tiện, tạo
không khí lớp học, tâm thế học sinh.
+ Luyện đọc cá nhân.


8. Các PP, công cụ đánh giá kĩ năng đọc của HSTH.
 Phương pháp:
- Đánh giá đọc cá nhân: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn hoặc một đoạn
truyện ngắn và sau đó đánh giá khả năng đọc hiểu, khả năng phát âm và khả năng diễn đạt ý
nghĩa của học sinh dựa trên sự quan sát trực tiếp.
- Bài kiểm tra viết: Học sinh được yêu cầu viết một bài văn ngắn hoặc trả lời các câu hỏi về
nội dung một đoạn văn đọc. Giáo viên có thể đánh giá khả năng đọc hiểu, khả năng viết và
khả năng diễn đạt ý nghĩa của học sinh thông qua việc đánh giá bài viết của họ.
- Bài kiểm tra trắc nghiệm: Giáo viên có thể tạo ra các bài kiểm tra trắc nghiệm với các câu
hỏi liên quan đến nội dung đọc. Các câu trả lời có thể bao gồm chọn đúng/sai, chọn từ/cụm từ
thích hợp hoặc chọn câu trả lời đúng từ một danh sách.
- Đánh giá đọc thành tiếng: Học sinh được yêu cầu đọc một đoạn văn hoặc một bài thơ thành
tiếng, và sau đó được đánh giá về khả năng đọc thành tiếng, phát âm đúng và hiệu quả trong
việc truyền đạt nghĩa của đoạn văn.
- Đánh giá đọc cùng lúc nhiều học sinh: Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động nhóm đọc và
quan sát, ghi chú về khả năng đọc của từng học sinh trong nhóm. Đánh giá có thể dựa trên
việc quan sát tốc độ đọc, khả năng hiểu nội dung và khả năng trình bày của học sinh.
 Công cụ:



9. Các lưu ý khi thiết kế kế hoạch bài dạy rèn kĩ năng đọc ở TH.
KHBD do GV thiết kế bao gồm các hoạt động của HS và GV trong quá trình dạy học
một tiết học/bài học/chủ đề nhằm giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức và đạt được các năng
lực, phẩm chất cần thiết dựa vào Chương trình tổng thể 2018.
Căn cứ vào Chương trình Ngữ văn 2018, KHBD phải góp phần đạt được mục tiêu
chung của cấp tiểu học (Xem thêm trang 5-6 Chương trình GDPT mơn Ngữ văn 2018).
Thiết kế KHBD dựa theo công văn 2345/BGDĐT-GDTH, bao gồm các nội dung:
YCCĐ, Đồ dùng dạy học, Các hoạt động dạy học chủ yếu (Khởi động, Khám phá, Luyện tập,
Vận dụng). (Lưu ý trong phần KHBD khơng có phần Củng cố, dặn dò). Các hoạt động dạy

học đáp ứng được YCCĐ của phần đọc theo Chương trình Ngữ văn 2018.
Đối với Hoạt động Vận dụng có thể thiết kế hoạt động dựa trên bài đọc nhằm góp
phần phát triển Phẩm chất cho HS.

10. Phân tích những khó khăn của HSTH khi tập viết. Nêu biện pháp để
rèn kĩ thuật viết cho HSTH.
 Khó khăn

 Biện pháp khắc phục
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ:

+ Dễ chán, khó tập trung lâu.

+ Hình thành tâm lý khơng nên kỳ vọng quá

+ Do đặc điểm cơ bắp của lứa tuổi, các em nhiều vào kết quả để tránh gây áp lực cho trẻ.
thường cảm thấy nản vì thiếu sự phối hợp của - Chia nhỏ thời gian, có thời gian nghỉ giải
các thao tác dẫn đến cầm bút xiên vẹo.

lao, cho trẻ giải phóng năng lượng, tránh việc

+ Một vài em HS sẽ năng động nên khi viết chán nản khi viết quá lâu.
chữ thường sẽ bị xiên vẹo và chưa đúng con - Luyện tập theo mẫu giúp trẻ dần hình thành
chữ.
=> Chữ viết khơng đúng, khơng giữ được
bút, dễ mỏi tay, …

kỹ năng cầm bút.



Học viết là quá trình rèn luyện một kĩ năng mới cho HS nên khi bắt đầu sẽ rất khó.
Hoạt động này bị chi phối nhiều bởi các bộ phận của cơ thể như đôi tay, đôi mắt,...
Học sinh chưa biết cách cầm bút đúng và Luyện tập theo mẫu, luyện tập lặp đi lặp lại.
cầm búng bằng 3 ngón.
Có một số các em thuận tay trái khi viết.

Khơng hồn toàn cấm HS sử dụng tay trái khi
viết. GV cần chú ý hướng dẫn HS giữ gìn tập
sạch sẽ bằng cách kê giấy lên những dòng
vừa viết.

Học sinh nhỏ chưa biết cách biết rê bút và lia Luyện tập theo mẫu.
bút.
Học sinh chưa xác định được điểm đặt bút và
dừng bút.
Học sinh thường viết cho nhanh vì tay chúng Những điều kiện vật chất như: ánh sáng, bàn
mỏi mà quên đi chuyện giữ khoảng cách từ ghế phải vừa tầm với học sinh. Tuyệt đối
mắt tới vở viết và thường ngồi không đúng tư không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện.
thế, việc đó rất có hại cho mắt của các em.

Thường xuyên quan sát, chỉnh sửa tư thế của
HS: Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, khơng tì
ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở
từ 25 – 30cm, không được nhìn q gần vở.

Chữ thay đổi về kích thước tạo ra rất nhiều Sử dụng phương pháp luyện theo mẫu để
cỡ chữ khiến học sinh rất khó nhớ, nên các luyện tập cho học sinh, thường xuyên quan
em thường hay viết sai độ cao của các chữ: b, sát, nhắc nhở HS về độ cao, khoảng cách.
l, k, g, y.


Chuẩn bị các đồ dùng trực quan như mẫu chữ

Học sinh chưa viết đúng khoảng cách giữa trong khung chữ, bộ chữ rời viết thường và
các con chữ với nhau.

viết hoa, các hộp quay ghép chữ, phiếu bài
tập tập viết...

- Phương pháp luyện tập, thực hành: Rèn viết đúng trọng tâm từng nhóm chữ. GV có thể
phân loại chữ viết thành các nhóm chữ có cấu tạo gần giống nhau về chữ viết, mỗi tuần rèn
một nhóm nhất định, rèn viết đúng, viết đẹp nhóm này thì mới chuyển sang rèn nhóm chữ


khác, nhằm giúp học sinh rèn thật tỉ mỉ và chi tiết từng nhóm chữ. GV xác định học sinh hay
sai chỗ nào, học sinh gặp khó khăn gì khi viết các chữ ở nhóm đó với mục đích giúp học sinh
viết đúng kĩ thuật ngay từ đầu.
- Phương pháp luyện theo mẫu: Giáo viên viết mẫu. Việc viết mẫu của giáo viên luôn được
xem là phương tiện quan trọng để dạy học sinh viết đúng, đẹp, cũng như giúp học sinh nắm
bắt được quy trình viết từng nét của từng chữ cái. Chính vì thế, giáo viên phải viết chậm,
đúng theo quy tắc viết chữ, nhằm tạo điều kiện để học sinh nhìn thấy tay của giáo viên viết
từng nét chữ. Đồng thời vừa giảng giải, vừa phân tích cho học sinh như: phải đưa bút như thế
nào cho chuẩn xác? Thứ tự các nét viết ra sao? Giáo viên cũng cần chú ý phân tích cả cách
viết dấu phụ và dấu thanh.
- Các hình thức luyện viết:
+ Luyện viết trên không: Đây được xem là bước giúp học sinh rèn luyện đơi tay cũng
như rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh không bị ngỡ ngàng khi viết.
+ Luyện viết trên bảng con, bảng lớp: Giáo viên cho một số em luyện viết trên bảng lớp,
còn cả lớp thì viết bảng con chữ cái và cụm từ mà giáo viên yêu cầu hoặc giáo viên cũng
có thể chọn cho học sinh viết những chữ khó viết mà học sinh hay viết sai.
+ Luyện viết bài vào vở: Trước khi cho học sinh viết bài, giáo viên cũng nên hướng dẫn

lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút sao cho đúng. Đồng thời, nhắc nhở học sinh trước khi
viết về cách đặt bút, viết chữ đúng nét, đúng độ cao của các nét và các chữ, khoảng cách
giữa các chữ và các cụm từ. Giáo viên cũng có thể cầm tay hướng dẫn cho học sinh viết
1 đến 2 chữ đầu tiên để. Giáo viên tiến hành theo dõi, uốn nắn cho các em quen dần.
+ Phương pháp phân tích ngơn ngữ: Phân tích cấu tạo chữ viết.

11. Các kiểu dạy học chính tả đoạn, bài. Cơ sở ngôn ngữ học và những lưu
ý khi dạy.
 Các kiểu dạy học chính tả:
11.1. Nghe viết
- Chính tả Nghe viết là viết chính tả bằng cách giải mã âm thanh lời nói thành chữ viết, nghĩa
là chuyển đổi văn bản từ dạng âm thanh sang dạng chữ viết. Hình thức dạy học chính tả này
thiên về vận dụng nguyên tắc chính tả ngữ âm kết hợp với nguyên tắc chính tả ngữ nghĩa.


- Chính tả nghe viết có hai mức độ: nghe viết những văn bản học sinh đã được học và nghe
viết những văn bản chưa được học.
- Lưu ý của hình thức dạy học này là: việc đọc của GV phải chuẩn xác, phải đúng với chính
âm, việc đọc phải phù hợp với tốc độ viết của HS dựa trên YCCĐ:
+ Lớp 1: 30-35 chữ/15 phút
+ Lớp 2: 50-55 chữ/15 phút
+ Lớp 3: 60-75 chữ/15 phút
- Số lần đọc: Đọc lần một toàn bài để học sinh nắm được nội dung văn bản sẽ viết; Đọc lần
hai từ cụm từ/câu để HS viết; Đọc lần ba toàn bài để HS kiểm tra, tự sửa chữa.
- Giọng đọc: Giọng đọc thong thả, rõ ràng, chính xác. Đọc đúng âm, ngắt nghỉ thích hợp.
11.2. Nhìn viết:
- HS chép lại tất cả các từ, câu hay đoạn trong SGK. HS dựa vào văn bản mẫu và chép lại
đúng hình thức của văn bản, đồng thời chuyển từ chữ viết in sang chữ viết thường. - Kiểu dạy
học này giúp HS ghi nhớ, lưu giữ mặt chữ với nghĩa của chúng. Đồng thời, tập chép góp phần
hồn thiện kĩ năng đọc trơn.

- GV cần lưu ý cho HS viết liền mạch từng âm tiết bằng chữ, hết âm tiết này đến âm tiết kế
tiếp.
11.3. Nhớ viết:
- Đây là dạng bài yêu cầu tái hiện hình thức chữ viết, viết lại văn bản mà các em đã học thuộc.
Kiểu bài này nhằm kiểm tra năng lực ghi nhớ của HS và được thực hiện ở giai đoạn mà các
em đã quen và nhớ hình thức chữ viết của tiếng Việt.
 Cơ sở ngôn ngữ học:
- Chính tả là phép viết đúng, viết hợp chuẩn, theo quy ước ngôn ngữ.
- Chữ viết của tiếng Việt là một chữ viết ghi âm bằng chữ cái. Do đặc điểm của tiếng Việt
(ngơn ngữ âm tiết tính, khơng biến hình), ngun tắc chính tả cơ bản của chữ Việt đơn giản là
nguyên tắc ngữ âm học: phát âm như thế nào thì viết như thế đấy, viết như thế nào đọc như
thế đấy, giữa phát âm và chính tả có mối quan hệ trực tiếp.
 Một số lưu ý khác khi dạy
- Chú ý chính tả theo vùng miền.


- Giúp HS xây dựng các quy tắc chính tả, giúp HS ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có
hệ thống.
- Xây dựng nhiều bài tập luyện từ và câu để HS có thể nắm vững những quy tắc chính tả, từ
đó viết đúng trong bài.
- Giúp HS sửa chữa kịp thời những lỗi sai chính tả mà các em thường mắc phải.

12. Xây dựng bài tập dạy học Chính tả theo khu vực.
 Khu vực miền Bắc ( hay gặp các lỗi chính tả ở phụ âm đàu như : tr/ch, d/gi/r, l/n, s/x)
1.

Nghe – viết:
Người bạn nhỏ

Trong những con chim rừng, Lan thích nhất con nộc thua. Có hơm Lan dậy thật sớm, ra suối

lấy nước, chưa có con chim nào ra khỏi tổ. Thế mà con nộc thua đã hót ở trên cành. Có những
hơm trời mưa gió rất to, những con chim khác đi trú mưa hết. Nhưng con nộc thua vẫn bay đi
kiếm mồi hoặc đậu trên cành cao hót một mình.
(Quang Huy)
* Nộc thua: lồi chim rừng nhỏ, lơng màu xanh, hót hay.
2. Điền vào chỗ trống:
a. l hay n ?
- ăn … o
- … o lắng
- gánh … ặng
- im … ặng
b) r, d hay gi ?
- Mẹ luôn ...ành cho con những điều tốt đẹp nhất.
- …. ành phần thắng
- Đọc …. ất ….õ … àng
3. Thi tìm nhanh những tiếng bắt đầu bằng l hay n.


l:
n:
 Khu vực miền Trung ( lỗi chính tả ở dấu thanh: dấu ngã , dấu hỏi )
1.

Nghe – viết:
Hà Nội
Hà Nội có chong chóng
Cứ tự xoay trong nhà
Khơng cần trời nổi gió
Khơng cần bạn chạy xa.


Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.

Mấy năm giặc bắn phá
Ba Đình vẫn xanh cây
Trăng vàng chùa Một Cột
Phủ Tây Hồ hoa bay....
2. Điền vào chỗ trống:
a) Điền dấu “hỏi” hoặc “ngã” ở những từ được in đậm:
lên xa

ba trầu

nước la

tất ca

b) n hay ng ?
bắ… súng
khă…. mặt

học chư


bà… tròn
la… ca...
c) c hay t ?
bao cá…

má… mẻ
đan lá…
3. Giải câu đố
"Một đàn cò trắng phau phau
Ăn no tắm mát rủ nhau đi nằm"
(Cái bát)
Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
(Là cái gì? Bảng và phấn; giấy và bút)
Con gì tuy bé
Mà biết lo xa
Tha thức ăn về nhà
Phòng khi trời mưa bão?
Đáp án: Con kiển
 Khu vực miền Nam ( lỗi chính tả ở các vần : ăn/ăng , êch,êt , ăt/ăc…)
1. Nghe viết:
Đàn gà mới nở
Con mẹ đẹp sao
Những hòn tơ nhỏ
Chạy như lăn tròn
Trên sân, trên cỏ.


Vườn trưa gió mát
Bướm bay dập dờn
Quanh đơi chân mẹ
Một rừng chân con
(Phạm Hổ)

2. ăng hay ăn?
a) Món m… xào này m …..
b) Mặt trời sắp l….
c) Chiếc kh… tr..… tinh.
d) Ch… nuôi
3. Điền từ vào chỗ trống.
v, d, hay r?
a) …ui …ẻ
b) đi học …ề
c) …ậy sớm
d) lời …u
4. Tìm từ có vầng ăn, ăng

13. Dấu hiệu của một người viết thành cơng ở lứa tuổi TH.
- Có kỹ năng tìm hiểu đề bài
- Có kỹ năng tìm ý và lập dàn ý
- Có kỹ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài
- Có kĩ năng hồn thiện bài viết.
Có kiến thức về:
- Các khái niệm: ngơn bản, văn bản.
- Các phong cách văn bản


- Các thể loại văn bản.
Căn cứ vào tâm sinh lý của lứa tuổi TH, một người viết thành công ở lứa tuổi TH đạt được
những yêu cầu cần đạt tối thiểu, căn cứ vào các YCCĐ trong Chương trình Ngữ văn 2018.
 Kỹ thuật viết:
- Tư thế ngồi viết: HS ngồi đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vng góc với mặt đất;
một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; khơng tì ngực vào mép bàn; khoảng cách giữa
mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa).

- Viết đúng chữ cái, chữ số, dấu thanh, chữ hoa.
- Nắm các quy tắc chính tả: quy tắc viết các chữ cái c, k, ng, ngh,... quy tắc viết hoa,...
- Viết đúng chính tả: Nhìn - viết, nghe - viết, nhớ - viết (lớp 3 trở lên)
- Biết cách trình bày bài viết.
 Quy trình viết:
- Lớp 1: Viết câu, đoạn văn ngắn.
- Lớp 2: Viết đoạn văn ngắn
- Lớp 3, 4, 5: Viết đoạn văn, văn bản
– Biết viết theo các bước: xác định mục đích và nội dung viết (viết để làm gì, về cái gì); quan
sát và tìm tư liệu để viết; hình thành ý chính, lập dàn ý cho bài viết; viết đoạn, bài; chỉnh sửa
(bố cục, dùng từ, đặt câu, chính tả).
– Viết được đoạn văn, văn bản thể hiện rõ ràng và mạch lạc chủ đề, thơng tin chính; phù hợp
với u cầu về kiểu, loại; có mở đầu, triển khai, kết thúc; các câu, đoạn liên kết với nhau.
 Thực hành viết
- HS viết được câu, đoạn, bài văn các thể loại và chủ đè khác nhau.
- Ở lớp 1: Điền được phần thơng tin cịn trống.
 Tham khảo thêm:
Lớp 1

– Biết ngồi viết đúng tư thế: ngồi thẳng lưng; hai chân đặt vng góc với mặt đất;
một tay úp đặt lên góc vở, một tay cầm bút; khơng tì ngực vào mép bàn; khoảng cách
giữa mắt và vở khoảng 25cm; cầm bút bằng ba ngón tay (ngón cái, ngón trỏ, ngón


giữa).
– Viết đúng chữ viết thường, chữ số (từ 0 đến 9); biết viết chữ hoa.
– Đặt dấu thanh đúng vị trí. Viết đúng quy tắc các tiếng mở đầu bằng các chữ c, k, g,
gh, ng, ngh.
– Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 – 35 chữ theo các hình
thức nhìn – viết (tập chép), nghe – viết. Tốc độ viết khoảng 30 – 35 chữ trong 15

phút.
Lớp 2

– Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.
– Viết hoa chữ cái đầu câu, viết đúng tên người, tên địa lí phổ biến ở địa phương.
– Nghe – viết chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 50 – 55 chữ, tốc độ
khoảng 50 – 55 chữ trong 15 phút. Viết đúng một số từ dễ viết sai do đặc điểm phát
âm địa phương.
– Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định.

Lớp 3

– Viết thành thạo chữ viết thường, viết đúng chữ viết hoa.
– Biết viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam và một số tên nhân vật, tên địa lí nước
ngồi đã học.
– Viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa phương.
– Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn theo hình thức nghe – viết hoặc nhớ viết một
bài có độ dài khoảng 65 – 70 chữ, tốc độ khoảng 65 – 70 chữ trong 15 phút.
– Trình bày bài viết sạch sẽ, đúng quy định.

Lớp 4

- Viết đúng các tên riêng của tổ chức, cơ quan.

Lớp 5

Biết viết hoa danh từ chung trong một số trường hợp đặc biệt khi muốn thể hiện sự
tơn kính. Biết viết đúng tên người, tên địa lí nước ngồi.



 Viết văn
Quy trình viết
Lớp 1

Thực hành viết

Bước đầu trả lời được – Điền được phần thơng tin cịn trống, viết được câu trả

đoạn

câu, những câu hỏi như: Viết lời, viết câu dưới tranh phù hợp với nội dung câu
văn về ai? Viết về cái gì, chuyện đã đọc hoặc đã nghe.

ngắn

– Điền được vào phần thơng tin cịn trống, viết câu nói

Viết

việc gì?

về hình dáng hoặc hoạt động của nhân vật dưới tranh
trong câu chuyện đã học dựa trên gợi ý.
– Điền được phần thơng tin cịn trống, viết câu trả lời
hoặc viết lại câu đã nói để giới thiệu bản thân dựa trên
gợi ý.
Lớp 2

Xác định được nội dung – Viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng


đoạn bằng cách trả lời câu kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý.
hỏi: “Viết về cái gì?”; – Viết được 4 – 5 câu tả một đồ vật gần gũi, quen thuộc
văn ngắn
viết nháp; dựa vào hỗ trợ dựa vào gợi ý.
Viết

của giáo viên, chỉnh sửa
được lỗi dấu kết thúc
câu, cách viết hoa, cách
dùng từ ngữ.

– Viết được 4 – 5 câu nói về tình cảm của mình đối với
người thân hoặc sự việc dựa vào gợi ý.
– Viết được 4 – 5 câu giới thiệu về một đồ vật quen
thuộc dựa vào gợi ý.
– Biết đặt tên cho một bức tranh.
– Biết viết thời gian biểu, bưu thiếp, tin nhắn, lời cảm
ơn, lời xin lỗi

Lớp 3

Biết viết theo các bước: – Viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng

đoạn xác định nội dung viết kiến, tham gia.
văn, văn bản (viết về cái gì); hình – Viết được đoạn văn ngắn miêu tả đồ vật.
thành một vài ý lớn; viết
– Viết được đoạn văn ngắn nêu tình cảm, cảm xúc về
thành đoạn văn; chỉnh
Viết



sửa lỗi (dùng từ, đặt câu, con người, cảnh vật dựa vào gợi ý.
dấu câu, viết hoa) dựa – Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích
vào gợi ý.
hoặc khơng thích một nhân vật trong câu chuyện đã đọc
hoặc đã nghe.
– Viết được đoạn văn ngắn giới thiệu về bản thân, nêu
được những thông tin quan trọng như: họ và tên, ngày
sinh, nơi sinh, sở thích, ước mơ của bản thân.
– Viết được thông báo hay bản tin ngắn theo mẫu; điền
được thông tin vào một số tờ khai in sẵn; viết được thư
cho người thân hay bạn bè (thư viết tay hoặc thư điện
tử).
Lớp 4

– Biết viết theo các – Viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến

đoạn bước: xác định nội dung (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm
văn, văn bản viết (viết về cái gì); quan của mình về sự việc đó.
Viết

sát và tìm tư liệu để viết; – Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe
hình thành ý chính cho hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã
đoạn, bài viết; viết đoạn, đọc, đã nghe.
bài; chỉnh sửa (bố cục,
– Viết được bài văn miêu tả con vật, cây cối; sử dụng
dùng từ, đặt câu, chính
nhân hố và những từ ngữ gợi lên đặc điểm nổi bật của
tả).
đối tượng được tả.

– Viết đoạn văn, bài văn
– Viết được đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của bản
thể hiện chủ đề, ý tưởng
thân về một nhân vật trong văn học hoặc một người gần
chính; phù hợp với yêu
gũi, thân thiết.
cầu về kiểu, loại văn
bản; có mở đầu, triển – Viết được đoạn văn ngắn nêu lí do vì sao mình thích
khai, kết thúc; các câu, câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
đoạn có mối liên kết với – Viết được văn bản ngắn hướng dẫn các bước thực
nhau.
hiện một công việc hoặc làm, sử dụng một sản phẩm
gồm 2 – 3 bước.
– Viết được báo cáo thảo luận nhóm, đơn theo mẫu, thư


cho người thân, bạn bè.
Lớp 5

– Biết viết theo các – Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe

đoạn bước: xác định mục đích với những chi tiết sáng tạo.
văn, văn bản và nội dung viết (viết để – Viết được bài tả người, phong cảnh có sử dụng so
làm gì, về cái gì); quan sánh, nhân hoá và những từ ngữ gợi tả để làm nổi bật
sát và tìm tư liệu để viết; đặc điểm của đối tượng được tả.
Viết

hình thành ý chính, lập
dàn ý cho bài viết; viết
đoạn, bài; chỉnh sửa (bố

cục, dùng từ, đặt câu,

– Viết được đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của
bản thân trước một sự việc hoặc một bài thơ, câu
chuyện.
– Viết được đoạn văn nêu lí do vì sao tán thành hoặc

chính tả).
– Viết được đoạn văn,
văn bản thể hiện rõ ràng

phản đối về một hiện tượng, sự việc có ý nghĩa trong
cuộc sống.

và mạch lạc chủ đề, – Viết được đoạn văn giới thiệu về một nhân vật trong
thơng tin chính; phù hợp một cuốn sách hoặc bộ phim hoạt hình đã xem (hình
với yêu cầu về kiểu, dáng, cử chỉ, hành động, ngơn ngữ).
loại; có mở đầu, triển – Viết được báo cáo công việc, chương trình hoạt động,
khai, kết thúc; các câu, có sử dụng bảng biểu.
đoạn liên kết với nhau.

14. Những khó khăn của HSTH khi viết câu, viết đoạn, viết bài.
Khó khăn

Cách khắc phục

Học sinh không nhận

- Sử dụng linh hoạt phương pháp, hình thức dạy học.


thức được mục đích

- Học sinh thích những điều thực tế và ln mong muốn được thầy cô

của việc viết văn bản.

lắng nghe. Khi HS không muốn viết thì thầy cơ cần nhớ: trung tâm chính
là học sinh, không phải môn học, càng không phải người dạy học.
+ Đi từ điểm xuất phát là HS, GV cần tìm hiểu ngun nhân HS khơng


muốn viết.
+ Trò chuyện, đàm thoại, sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học
hợp lý để gây hứng thú cho HS về chủ đề bài viết
+ Nếu HS hoàn tồn khơng có hứng thú với chủ đề bài viết thì giúp cho
HS hiểu được sự quan trọng và cần thiết của bài viết đó trong mơn học
cũng như trong học kì mà trẻ đang học bằng lời nói, tình cảm của giáo
viên.
Vốn sống, hiểu biết

- Cung cấp thêm hình ảnh trực quan cho HS.

còn hạn chế.

- Cho HS chuẩn bị quan sát và thu thập thông tin ở nhà.
- Có thể khai thác thêm ở các em học sinh trong lớp (GV có thể xem
trước thơng tin của HS thơng qua NƠI SINH/Q QN…) những
thơng tin có liên quan tới chủ đề bài viết.

Vốn từ còn hạn chế.


- Tăng cường vốn từ cho học sinh: phối hợp với phụ huynh, phối hợp
với nhà trường, thư viện.
- Khai thác vốn từ có sẵn của các bạn HS trong lớp, sau đó đưa ra thêm
từ mẫu sử dụng được trong chủ đề bài viết thông qua qua các hoạt động
trước khi viết để học sinh có cơ hội hiểu và áp dụng vào bài viêt của
mình.

Học sinh cịn viết theo

- Rèn kỹ năng sử dụng hình ảnh so sánh, nhân hóa.

khn mẫu, chưa có sự

- Muốn sáng tạo thì cần có kiến thức sẵn.Cho HS tham khảo nhiều bài

sáng tạo, chưa chú
trọng đến việc thể hiện
vốn sống.

viết mẫu (có thể là bài viết tốt của các bạn trong lớp), trong đó mỗi bài
viết là một phong cách viết khác nhau => học sinh có xu hướng bắt
chước => HS bắt chước theo khn của nhiều các bài viết đó => HS viết
câu theo phong cách đó có chỉnh sửa theo cảm nhận, vốn sống của mình
=> gom mỗi ý , mỗi điểm hay tạo thành bài của mình => vốn từ tăng,
cách thể hiện ý hay hơn hay nói cách khác là có sự sáng tạo hơn =>
nhiều lần viết được thành một bài như vậy thì sẽ có kinh nghiệm hơn, tự


tin hơn. (có thể triển khia bằng kỹ thuật phịng tranh)


Học sinh chưa có cơ

Khơi gợi hứng thú cho học sinh thơng qua các hoạt động khác trong bài

hội hình thành cảm xúc học như tập đọc, kể chuyện,...
về đối tượng miêu tả
(thiếu cảm xúc)
Học sinh thường mắc

Tăng cường vốn từ vựng và phong cách sử dụng ngôn ngữ thông qua các

lỗi so sánh, dùng từ

bài đọc, luyện từ và câu,...

không phù hợp.
Lỗi lặp từ

Hướng dẫn học sinh sử dụng những từ ngữ mang tính chất thay thế để
tránh nhàm chán cho câu văn, đoạn văn mình sử dụng.

Tham khảo:
- Từ vựng hạn chế: Học sinh tiểu học thường còn đang xây dựng từ vựng của mình và chưa
có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng từ ngữ phong phú. Điều này có thể khiến cho việc
viết câu, viết đoạn và viết bài trở nên khó khăn hơn.
- Vốn sống còn hạn chế: Trải nghiêm thực tế trong cuộc sống chưa nhiều.
- Cấu trúc câu phức tạp: Học sinh tiểu học thường dễ gặp khó khăn trong việc xây dựng câu
phức hợp, sử dụng các liên từ và các thành phần ngữ pháp phức tạp khác. Điều này có thể
khiến cho các câu viết của học sinh trở nên đơn giản và thiếu sự phong phú.

- Thiếu khả năng tổ chức ý: Học sinh tiểu học thường gặp khó khăn trong việc sắp xếp ý kiến
và ý tưởng của mình theo một cách có tổ chức trong các đoạn văn. Họ có thể viết các ý kiến
một cách khơng liên quan hoặc thiếu logic.
- Thiếu kỹ năng viết chính tả: Việc viết chính tả đúng là một thách thức đối với học sinh tiểu
học. Họ có thể gặp khó khăn trong việc nhớ và áp dụng các quy tắc chính tả đúng, dẫn đến
việc viết sai chính tả trong bài viết của mình.


- Thiếu kỹ năng viết câu và dấu câu: Học sinh tiểu học thường gặp khó khăn trong việc sắp
xếp và sử dụng câu và dấu câu một cách chính xác. Điều này có thể làm cho việc đọc hiểu và
truyền đạt ý nghĩa của câu trở nên khó khăn.

15. Nêu ưu/nhược của một cách tiếp cận quá trình dạy học viết văn bản ở

TH. (chọn 1 cách tiếp cận)
 Theo hướng từ kiểm soát đến tự do: GV sử dụng những thủ thuật - biện pháp dạy viết,
hướng HS đến việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp. Trình tự học viết đi từ thực hành
theo mẫu câu, mẫu đoạn văn, bài văn cho sẵn đến những bài tập thực hành mở rộng. HS
được hướng dẫn phân tích hình thức hay tổ chức của các văn mẫu ấy và sau đó dựa vào
bài mẫu này để tạo ra một bài viết tương tự.
-

Ưu:

+ Đảm bảo được độ chính xác về mặt cấu trúc, ngữ pháp.
+ Phù hợp với HS mới học viết, thời kì tập viết văn.
+ GV dễ kiểm soát: Mở bài (gián tiếp hoặc trực tiếp); Kết bài (mở hoặc đóng).
+ GV cho bài văn mẫu, HS có thể tự do viết theo mẫu.
-


Nhược: Việc lạm dụng dẫn đến việc đánh mất khả năng sáng tạo khi viết của HS.

 Theo hướng tự do - không kiểm soát: GV giao cho HS một đề tài mà HS tự xoay sở để
tự viết bài đó, lỗi của bài viết được sửa có mức độ. Trọng tâm của đường hướng này đặt
vào nội dung và độ lưu loát của ngôn ngữ.
-

Ưu:

+ Bài viết xoay quanh những đề tài mà HS quan tâm nên dễ thu hút HS.
+ Khuyến khích người học tham gia viết và cố gắng hoàn thành bài viết.
+ HS viết nhiều phát triển tư duy sáng tạo; việc viết khơng cịn trở thành một việc đáng
sợ nữa.
-

Nhược:

+ GV tốn nhiều thời gian để chỉnh sửa từng bài.
+ Khó kiểm sốt, dẫn đến trình trạng có thể viết theo bản năng theo hướng sai yêu cầu.


+ Chỉ phù hợp với HS lớp 4, 5
 Theo cấu trúc thể loại của văn bản: Cách tiếp cận này liên hệ mục đích và nội dung
viết với các hình thức ngơn ngữ và cấu trúc thể loại cần được dùng để truyền đạt ý tưởng.
-

Ưu: HS được hướng dẫn trình tự viết, nội dung ý tưởng bằng một dàn ý/ câu hỏi
khung gợi ý và các cấu trúc ngôn ngữ - từ vựng phù hợp với thể loại; từ đó giúp HS
làm bài dễ dàng hơn.


-

Nhược: HS quá dựa vào dàn ý/gợi ý khiến cho câu văn, bài làm trở nên ngắn, cụt lủn.

 Theo quan điểm giao tiếp: Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào mục đích viết và vào khán
giả của nó. Trong đường hướng này, HS được khuyến khích tự xem mình là một người
viết trong đời sống thực và phải tự hỏi chính mình những câu hỏi quan trọng về mục đích
viết (Tại sao mình viết? Ai sẽ là người đọc?)
-

Ưu:

+ HS được rèn luyện kĩ năng viết và được viết một cách tự do không theo khuôn mẫu.
+ Tạo động lực viết cho HS một cách tích cực vì HS biết mình viết khơng phải chỉ để
cho GV dodcj mà cịn viết cho mọi người đọc.
-

Nhược:

+ GV mất nhiều thời gian hơn khi chấm bài, sửa bài.
+ HS trung bình, yếu khơng biết viết vì khơng có sự gợi ý, dàn ý từ GV.
+ Vì độc giả là các nhóm đối tượng khác nhau nên buộc HS phải dùng ngôn ngữ, nội
dung cũng như phong cách viết sao cho phù hợp với đối tượng đọc.
 Theo quá trình: Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào mục đích viết và vào khán giả của nó.
Trong đường hướng này, HS được khuyến khích tự xem mình là một người viết trong
đời sống thực và phải tự hỏi chính mình những câu hỏi quan trọng về mục đích viết (Tại
sao mình viết? Ai sẽ là người đọc?)
-

Ưu:


+ HS được rèn luyện kĩ năng viết và được viết một cách tự do không theo khuôn mẫu.
+ Tạo động lực viết cho HS một cách tích cực vì HS biết mình viết khơng phải chỉ để
cho GV đọc mà còn viết cho mọi người đọc.
-

Nhược:


×