Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TRONG QUAN HỆ DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.66 KB, 11 trang )

Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam định nghĩa về
“quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi” và “vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngồi”, Ý nghĩa của việc xác định “yếu tố nước ngoài”
trong các quan hệ dân sự thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư
pháp quốc tế?
BÀI LÀM
I. Khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi và vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngồi
1. Quan hệ dân sự
Quan hệ dân sự thường được hiểu là quan hệ giữa các cá nhân, tổ
chức được xác lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự do ý chí và bình
đẳng về địa vị pháp lý nhằm đáp ứng, giải quyết các vấn đề của đời
sống xã hội dân sự. Đối tượng của quan hệ dân sự là quan hệ tài sản
hay quan hệ nhân thân, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ tương
ứng giữa các bên. Trong khoa học pháp lý, quan hệ dân sự dùng để
chỉ các hoạt động mang tính dân sự và khác biệt với các nhóm quan
hệ hình sự, quan hệ hành chính.
Về phạm vi điều chỉnh, Điều 1 Bộ luật dân sự quy định: “Bộ luật
dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử
của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ
thể về nhân thân và tài sản trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan
hệ dân sự”. Như vậy, quan hệ dân sự (nghĩa rộng thuộc đối tượng
điều chỉnh của pháp luật dân sự bao gồm 4 nhóm quan hệ cụ thể:
quan hệ dân sự (nghĩa hẹp); quan hệ hôn nhân và gia đình; quan hệ
kinh doanh, thương mại và quan hệ lao động.


Quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa hẹp chỉ có quan hệ dân sự
thuần túy cịn theo nghĩa rộng quan hệ dân sự có thêm quan hệ hơn
nhân và gia đình, quan hệ kinh doanh thương mại, quan hệ lao động.


Khái niệm quan hệ dân sự được hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp
là phụ thuộc vào quy định của mỗi hệ thống pháp luật, nhưng thông
thường quan hệ dân sự nói chung được hiểu theo nghĩa rộng bởi các
quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập
về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
2. Tranh chấp dân sự
Theo giải thích của từ điển Tiếng Việt thì tranh chấp nói chung
được hiểu là “Giành nhau một cách giằng co có khơng rõ thuộc về
bên nào”. ( tr.989).
Theo Từ điển giải thích từ ngữ luật học (Luật dất đai, luật lao
động, tư pháp quốc tế), nêu khái niệm tranh chấp trong lĩnh vực dân
sự là “Những mâu thuẫn, bất hòa về quyền và nghĩa vụ hợp pháp
giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự” (tr. 35).
Định nghĩa tranh chấp dân sự chưa được thể hiện trong các văn
bản quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên dựa vào Điều 26
Bộ luật tố tụng dân sự 2015, ta có thể hiểu Tranh chấp dân sự được
hiểu là những xung đột lợi ích pháp lý giữa ít nhất hai hoặc nhiều
bên trong lĩnh vực dân sự, đó có thể là tranh chấp xảy ra giữa các
chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân
thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, có khoảng hơn
30 loại tranh chấp cụ thể trong các tranh chấp dân sự theo nghĩa
rộng. Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về
quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, bảo hiểm, mua


bán, dịch vụ, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, các
vấn đề về ly hơn,…
Tranh chấp dân sự được cấu thành bởi các yếu tố đó là:
- Phải có quan hệ dân sự tồn tại giữa các bên tranh chấp;

- Có sự vi phạm nghĩa vụ của một bên dẫn đến quyền và lợi ích
của bên khác bị ảnh hưởng;
- Có sự bất đồng giữa các bên về việc đánh giá sự vi phạm, lỗi
của từng chủ thể, cách thức giải quyết, mức độ xử lý và chịu hậu quả
phát sinh từ sự vi phạm pháp luật tố tụng dân sự.
Tranh chấp là điều không thể tránh khỏi quan hệ dân sự nói
chung và quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi nói riêng. Tranh chấp
trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi phức tạp hơn so với tranh
chấp dân sự thông thường do các bên trong quan hệ tranh chấp
thường cư trú ở các nước khác nhau dẫn đến khác biệt trong nhận
thức pháp luật và tập quán sinh hoạt.
3. Vụ án dân sự
Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự thì vụ án dân sự được
phân biệt với việc dân sự. Dấu hiệu phân biệt vụ án dân sự và việc
dân sự là trong vụ án có yếu tố tranh chấp cịn việc thì khơng có
tranh chấp.
Vụ án được hiểu là các tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh thương mại, lao động được khởi kiện tại Tịa án có
thẩm quyền, Tịa án thụ lý đơn khởi kiện để giải quyết, xét xử bằng
một quyết định hoặc bản án.
Những người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự gồm có người
khởi kiện là nguyên đơn, người bị kiện là bị đơn, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ tranh chấp, ngoài ra cịn có những


người tham gia tố tụng khác như người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch.
Vụ án dân sự sẽ được Tịa án giải quyết, xét xử theo trình tự, thủ
tục tố tụng chặt chẽ và kết thúc bằng một bản án, quyết định Toà án.
Quyết định, bản án này được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh

cưỡng chế của Nhà nước.
4. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 và
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật dân
sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi do Thủ tướng Chính phủ
ban hành có quy định về cách hiểu quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi như sau: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ
dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các
quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo
pháp luật nước ngồi, phát sinh tại nước ngoài hoặc tà sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngồi” [Bộ luật dân sự số
33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005]. Như vậy, bộ luật dân sự
năm 2005 đã đưa thêm chủ thể người Viêt Nam định cư ở nước
ngoài vào khái niệm yếu tố nước ngoài để thừa nhận trên thực tế khi
giải quyết tranh chấp liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước
ngoài. Tuy nhiên, việc xác định nhu thế nào là người Việt Nam định
cư ở nước ngoài là một vấn đề cần phải làm rõ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Quốc tịch xác định
“Người Việt Nam định cư ở nước ngồi là cơng dân Việt Nam và
người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở nước


ngoài”[Luật Quốc tịch số 24/2008/QH12 ngày 13 thang 11 năm
2008]. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào quy định cụ thể làm ăn, sinh
sống ở nước ngoài thời gian bao lâu thì được gọi là lâu dài, gây khó
khăn cho việc xác định người Việt Nam định cư ở nước ngồi cũng
như khơng cho phép chủ thể người Việt Nam ở nước ngồi khơng cư
trú, sinh sống lâu dài ở nước ngồi tham gia tố tụng tại Tịa án có

thẩm quyền của Việt Nam.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015 như
sau: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ dân sự thuộc
một trong các trường hợp sau đây: Có ít nhất một trong các bên
tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngồi; Các bên tham gia đều
là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay
đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngồi; Các
bên tham gia đều là cơng dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi” [Bộ luật dân sự số
91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015]. So với các văn bản quy
phạm pháp luật trước đây, thì bộ luật dân sự năm 2015 đã đưa ra
khái niệm quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi đầy đủ hơn.
Tương tự bộ luật dân sự 2015, bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
phân loại vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi dựa trên hai tiêu chí
cơ bản đó là: Quốc tịch của đương sự và nơi xác lập, thực hiện, thay
đổi, chấm dứt quan hệ dân sự; Quốc tịch của đương sự và nơi có đối
tượng của quan hệ dân sự cần được thực hiện. Bộ luật tố tụng dân sự
năm 2015 khơng cịn sử dụng tiêu chí “người Việt Nam định cư ở
nước ngồi” là vật (tài sản) ở nước ngồi và cơng việc được thực
hiện ở nước ngoài.


Bên cạnh bộ luật dân sự và bộ luật tố tụng dân sự, các luật
chuyên ngành cũng nêu định nghĩa về quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi. Như tại khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm
2014 có ghi nhận: “Quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước
ngồi là quan hệ hơn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia
là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngồi; Quan
hệ hơn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt
Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo

pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên
quan đến quan hệ đó ở nước ngồi” [Luật Hơn nhân và gia đình số
52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014].
Về từ ngữ, trong các văn bản luật quan niệm có yếu tố nước
ngồi trong quan hệ dân sự hay vụ việc dân sự cũng có những thay
đổi nhất định theo thời gian, giúp cho dễ hiểu và rõ ràng hơn. Tuy
nhiên, trong xã hội hiện đại, các quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi ngày càng phát triển. Do đó, quan niệm về yếu tố nước ngồi
chỉ có thể dùng lại ở việc xác định những yếu tố chung nhất liên
quan đến yếu tố nước ngoài. Ở từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng, còn nhiều vấn đề khác nhau phải làm rõ về yếu
tố nước ngoài.
5. Yếu tố nước ngoài trong vụ án dân sự
Các nước trên thế giới có quan điểm khác nhau về quan niệm
yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự. Yếu tố nước ngoài được xác
định thường dựa vào một trong ba dấu hiệu đó là: có chủ thể ở nước
ngồi; khách thể của quan hệ đó được thực thi ở nước ngồi hoặc
được xác lập theo luật nước ngoài; sự kiện pháp lý làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. Việc nhận diện


yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự là hết sức cần thiết, đây
chính là dấu hiệu phân biệt đối tượng điều chỉnh giữa tư pháp quốc
tế và luật dân sự nói chung.
Ở Việt Nam, đã định nghĩa quan hệ hay vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi trong một số văn bản quy phạm pháp luật.
Thuật ngữ “Yếu tố nước ngoài” lần đầu tiên được xác định cụ
thêt trong Điều 826 Bộ luật dân sự năm 1995. Theo đó, quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngồi đươc hiểu là “các quan hệ dân sự có người
nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tham gian hoặc căn cứ để xác

lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài hoặc tài
sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngồi” (Bộ luật dân sự số 44L/
CTN ngày 28 tháng 10 năm 1995). Tuy nhiên, quan niệm yếu tố
nước ngồi này vẫn bỏ sót nhiều đối tượng nên nảy sinh nhiều
trường hợp tranh cãi như việc xác định quốc tịch của cá nhân, pháp
nhân. Thời điểm này pháp luật Việt Nam khơng thừa nhận cá nhân
có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước khác. Những đối
tượng rơi vào trường hợp này sẽ khó được pháp luật Việt Nam bảo
vệ với tư cách là công dân Việt Nam.
Bắt đầu từ bộ luật dân sự 2004, khái niệm “yếu tố nước ngoài”
được xác định rõ ràng hơn, trong đó Điều 405 có quy định “Vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi là vụ việc có ít nhất một trong các
đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngồi hoặc có quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ
quan, tổ chức Việt Nam hoặc có căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm
dứt quan hệ theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài
hoặc tài sản liên quan ở nước ngoài” [Bộ luật tố tụng dân sự 2004,


sửa đổi bổ sung năm 2011 số 65/2011/QH12 ngày 29 tháng 3 năm
2011].
Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định tại Khoản 2
Điều 464 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:
“Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi là vụ việc dân sự thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
a) Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ
chức nước ngoài;
b) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam
nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó
xảy ra tại nước ngồi;

c) Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam
nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi”.
Theo đó để biết được cơ quan có thẩm quyền xử lý các vụ việc
trên thì theo pháp luật về tố tụng dân sự sẽ xét theo thẩm quyền
chung và thẩm quyền riêng của Tòa án Việt Nam trong giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi. Ngồi ra nếu đó là tranh
chấp về kinh doanh thương mại thì cơ quan có thẩm quyền giải
quyết cịn bao gồm trọng tài thương mại nếu các bên có thỏa thuận
lựa chọn theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại.
Như vậy, qua phân tích khái niệm như trên, chúng ta có thể hiểu
vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài là những tranh chấp dân sự thuộc
một trong các trường hợp sau đây; Có ít nhất một trong các bên tham
gia là cá nhân cơ quan, tổ chức nước ngoài; Các bên tham gia đều là
cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi,
thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài; Các bên


tham gia đều là cá nhân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi, được các bên khởi kiện tại Tịa
án có thẩm quyền, Tịa án thụ lý giải quyết thành một vụ án.
II. Ý nghĩa của việc xác định “yếu tố nước ngoài” trong quan hệ
dân sự
Yếu tố nước ngoài là thuật ngữ của tư pháp quốc tế, dùng để chỉ
những yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật mà những yếu tố đó
có liên quan đến nước ngồi. Đặc trưng cơ bản của những quan hệ tư
pháp quốc tế là các yếu tố cấu thành của quan hệ pháp luật đó có liên
quan đến nước ngồi. Tùy thuộc vào pháp luật của từng nước, các
yếu tố nước ngoài có thể được quy định rõ ngay trong luật hoặc
khơng được quy định trong luật nhưng được Nhà nước mặc nhiên
thừa nhận như một nguyên tắc tập quán hay thông lệ trong giao dịch

quốc tế.
Ở Việt Nam, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005, các
yếu tố nước ngoài bao gồm: Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật là
cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, nạn định cư ở nước
ngoài; căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh tại
nước ngoài, theo pháp luật nước ngoài; tài sản liên quan đến quan hệ
đó ở nước ngồi. Trên thực tế, các quan hệ pháp luật có yếu tố nước
ngồi khơng chỉ hoàn toàn là những quan hệ pháp luật tư pháp quốc
tế, mà cịn có thể là những quan hệ cơng pháp quốc tế. Trong thực
tiễn pháp lí, yếu tố nước ngoài được xem là cơ sở, căn cứ để xây
dựng và xác định các nguyên tắc chọn luật điều chỉnh, nhằm giải
quyết vấn đề xung đột pháp luật và xung đột về thẩm quyền tài phán
trong tư pháp quốc tế.


Việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự là một
vấn đề quan trọng và cần được xem xét theo quy định của pháp luật
Việt Nam. Dưới đây là một số ý nghĩa chính của việc xác định yếu
tố nước ngoài trong quan hệ dân sự theo quy định pháp luật Việt
Nam:
- Xác định phạm vi áp dụng của pháp luật Việt Nam: Việc xác
định yếu tố nước ngoài giúp xác định xem liệu quan hệ dân sự có
liên quan đến Việt Nam hay khơng. Nếu quan hệ dân sự có liên quan
đến Việt Nam; pháp luật Vệt Nam sẽ được áp dụng để quy định
quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ dân sự. Việc áp dụng
pháp luật dân sự Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước
quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán quốc tế tuân theo quy định
tại Điều 759 của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp việc lựa chọn
hoặc viện dẫn áp dụng pháp luật của nước có nhiều hệ thống pháp
luật khác nhau, thì đương sự có quyền yêu cầu áp dụng hệ thống

pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất với đương sự về quyền và
nghĩa vụ công dân.
- Bảo vệ quyền và lợi ích của các bên: Việc xác định yếu tố nước
ngoài trong quan hệ dân sự giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên
khi tham gia vào quan hệ tố tụng có yếu tố nước ngồi. Quy định của
pháp luật Việt Nam có thể đảm bảo rằng các quyền và nghĩa vụ của
các bên được bảo vệ theo đúng quy định và tránh việc bị lợi dụng
hoặc thiệt hại đến quan hệ pháp luật cần bảo vệ, khôi phục lại trật tự
của quan hệ pháp luật dân sự do yếu tố nước ngồi.
Tóm lại, việc xác định yếu tố nước ngoài trong quan hệ hợp
đồng theo quy định pháp luật Việt Nam có ý nghĩa quan trọng để


đảm bảo tính hợp pháp, bảo vệ lợi ích của các bên, định rõ trách
nhiệm và quyền hạn các bên.



×