Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ĐÓNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.24 KB, 139 trang )

Lời nói đầu
Ngành đóng tàu Việt Nam đang khơng ngừng phát triển với nhịp độ khá mạnh
trong những năm gần đây và hiện đang trở thành một trong những ngành cơng
nghiệp mũi nhọn của đất nước. Nhằm mục đích từng bước hiện đại hố ngành
cơng nghiệp đóng tàu từ khâu thiết kế đến khâu đóng mới. Những kiến thức như vậy
được giới thiệu trong mơn học “CƠNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ ĐĨNG TÀU". Mơn học
này sẽ cung cấp cho sinh viên chuyên ngành thiết kế tàu thuỷ những quy định cơ bản
của hệ thống các Cơng ước Quốc tế có liên quan đến việc thiết kế và khai thác tàu thuỷ
hoạt động trên tuyến hành hải quốc tế bao gồm: Cơng ước Quốc tế về an tồn sinh
mạng con người trên biển, 1974, gọi tắt SOLAS 74; Công ước Quốc tế về ngăn ngừa ô
nhiễm do tàu gây ra, 73/78, gọi tắt MARPOL 73/78; Công ước Quốc tế về mạn khô
tàu biển, 1966, gọi tắt LOAD LINE 66; Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biến,
1969, gọi tắt TONNAGE 69; Cơng ước Quốc tế về quy tắc phịng ngừa va chạm tàu
thuyền trên biển, 1972, gọi tắt COLREG 72.
Nội dung của mơn “Cơng ước quốc tế về đóng tàu” bao gồm 2 phần và
chia ra làm 3 chương chính:
Để học tốt mơn học này các em sinh viên cần phải dành thời gian để ôn tập lại các
kiến thức liên quan sau: Lý thuyết tàu, thiết bị và hệ thống tàu, kết cấu tàu…
Do thời gian biên soạn giáo trình, cũng như khả năng cịn hạn chế nên khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc
và đồng nghiệp để giáo trình được hồn thiện hơn.

CƠNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ AN TOÀN SINH MẠNG CON NGƯỜI TRÊN

1


BIỂN (SOLAS 1974)
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SOLAS
1.1. Lịch sử của các Cơng uớc quốc tế về an tồn sinh mạng con người trên biển
Cơng ước về an tồn sinh mạng con người trên biển được xem là một trong những


hiệp định quốc tế quan trọng nhất liên quan đến tàu buôn. Công ước đầu tiên về lĩnh vực
này được thông qua năm 1914, Công ước thứ hai thông qua năm 1929 và Công ước thứ
ba thông qua năm 1948.
Việc thông qua Công ước SOLAS 60 vào ngày 17/6/1960 là thành tựu quan trọng
đầu tiên của IMO sau ngày thành lập. Công ước này là một bước đột phá quan trọng
trong việc hiện đại hóa các quy định và kịp thời phản ánh sự phát triển của khoa học,
công nghệ trong ngành công nghiệp Hàng hải. Công ước SOLAS 60 có hiệu lực từ
ngày 26 tháng 5 năm 1965.
IMO đã dự định thựờng xuyên cập nhật các điều khoản của SOLAS 60 bằng các
bổ sung sửa đổi, tuy nhiên trên thực tế thủ tục bổ sung sửa đổi theo quy định của Cơng
ước địi hỏi mất rất nhịều thời gian. Một điều rõ ràng là không thể đảm bảo cho các bổ
sung sửa đổi có hiệu lực trong một khoảng thời gian hợp lý. Công ước không phản ánh
được một cách kịp thời các tiến bộ của khoa học và công nghệ, đồng thời cũng không
làm cho các yêu cầu bổ sung liên quan đến việc phòng ngừa các sự cố và tai nạn đã xảy
ra được thực hiện một cách nhanh chóng.
Vì lý do nêu trên, ngày 01/11/1974 một Cơng ước hồn tồn mới đã được thơng
qua - Cơng ước quốc tế về an tồn sinh mạng con người trên biển, 1974 (SOLAS 74).
Không chỉ cập nhật được các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, mà
SOLAS 74 còn đưa ra được thủ tục bổ sung sửa đổi hồn tồn mới nhằm mục đích đảm
bảo rằng các bổ sung sửa đổi sẽ được chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định.
SOLAS 74 có hiệu lực vào ngày 25/8/1980.
1.2. SOLAS 74
1.2.1. Cấu trúc của SOLAS 74
Mục đích chủ yếu của SOLAS 74 là nhằm đưa ra các tiêu chuẩn tối thiểu về kết
cấu,
trang thiết bị và khai thác tàu để bảo vệ an toàn sinh mạng cho tất cả mọi

2



người trên tàu biển, bao gồm cả hành khách.
Tại thời điểm được thông qua (01/11/1974) SOLAS 74 chỉ bao gồm các
điều khoản và 9 chương (trong đó gồm 1 chương quy định chung và 8 chương
kỹ thuật).
Các điều khoản nêu ra các quy định chung về các thủ tục ký kết, phê chuẩn,
chấp nhận, thơng qua, tán thành, có hiệu lực, hủy bỏ, bổ sung sửa đổi, v.v.... đối
với Công ước.
Các chương đưa ra các tiêu chuẩn đối với kết cấu, trang thiết bị và khai
thác tàu để đảm bảo an toàn. Các điều khoản đã được sửa đổi bởi Nghị định thư
1978.
Theo sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ, cũng như các
vấn để phát sinh trong thực tiễn hoạt động của ngành hàng hải (các tai nạn, sự
cố, hư hỏng,...), các yêu cầu kỹ thuật của Công ước đã được bổ sung và sửa đổi
liên tục.
1.2.2. Các bổ sung sửa đổi của SOLAS 74
Từ khi ra đời đến nay SOLAS 74 đã có những bổ sung sửa đổi như được nêu dưới
đây:
.1. Bổ sung sửa đổi 1981, được thông qua bằng nghị quyết MSC.l(XLV) và có
hiệu lực vào ngày 01 tháng 9 năm 1984;
.2. Bổ sung sửa đổi 1983, được thông qua bằng nghị quyết MSC.6(48) và có
hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 1986;
.3. Bổ sung sửa đổi tháng 4 năm 1988, được thơng qua bằng nghị quyết MSC.l
1(55) và có hiệu lực vào ngày 22 tháng 10 năm 1989;
.4. Bổ sung sửa đổi tháng 10 năm 1988, được thông qua bằng nghị quyết MSC.
12(56) và có hiệu lực vào ngày 29 tháng 4 năm 1990;
.5. Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1988, được thông qua bằng nghị quyết số 1
của Hội nghị các Chính phủ ký kết Cơng ước quốc tế về an toàn sinh mạng của con
người trên biển, 1974, về Hệ thống thơng tin an tồn và cấp cứu hàng hải tồn cầu có
hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992;
.6. Bổ sung sửa đổi 1989, được thông qua bằng nghị quyết MSC.13(57) và có


3


hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992;
.7. Bổ sung sửa đổi 1990, được thông qua bằng nghị quyết MSC.19(58) và có
hiệu lực vào ngày 01 tháng 02 năm 1992;
.8. Bổ sung sửa đổi 1991, được thông qua bằng nghị quyết MSC.22(59) và có
hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1994;
.9. Bổ sung sửa đổi tháng 4 năm 1992, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.24(60) và MSC.26(60) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1994;
.10. Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1992, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.27(61) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 10 năm 1994;
.11. Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1994, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.31(63) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1996 (Phụ lục 1) và vào ngày 01
tháng 7 năm 1998 (Phụ lục 2);
.12. Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1994, được thông qua bằng nghị quyết số 1
của Hội nghị các Chính phủ ký kết Cơng ước SOLAS 1974, có hiệu lực vào ngày 01
tháng 01 năm 1996 (Phụ lục 1) và vào ngày 01 tháng 7 năm 1998 (Phụ lục 2);
.13. Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1994, được thơng qua bằng nghị quyết
MSC.42(64) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 1996;
.14. Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1995, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.46 (65) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 1997;
.15. Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1995, được thông qua bằng nghị quyết số 1
của Hội nghị các Chính phủ ký kết Cơng ước SOLAS 1974 và có hiệu lực vào ngày 01
tháng 7 năm 1997;
.16. Bổ sung sửa đổi tháng 6 năm 1996, được thơng qua bằng nghị quyết
MSC.47(66) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 1998;
.17. Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 1996, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.57(67) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 1998;

.18. Bổ sung sửa đổi tháng 6 năm 1997, được thơng qua bằng nghị quyết
MSC.65(68) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 1999;
.19. Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 1997, được thông qua bằng nghị quyết số 1
của Hội nghị các Chính phủ ký kết Cơng ước SOLAS 1974 và có hiệu lực vào ngày 01

4


tháng 7 năm 1999;
.20. Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1998, được thơng qua bằng nghị quyết
MSC.69(69) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2002;
.21. Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 1999, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.87(71) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2001;
.22. Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 2000, được thơng qua bằng nghị quyết
MSC.91(72) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2002;
.23. Bổ sung sửa đổi tháng 11 năm 2000, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.99(73) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2002;
.24. Bổ sung sửa đổi tháng 6 năm 2001, được thông qua bằng nghị quyết MSC.l
17(74) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2003;
.25. Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 2002, được thông qua bằng nghị quyết MSC.
123(75) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2004;
.26. Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002, được thông qua bằng nghị quyết MSC.
134(76) và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2004;
.27. Bổ sung sửa đổi tháng 12 năm 2002, được thông qua bằng nghị quyết số 1
của Hội nghị các Chính phủ ký kết Cơng ước quốc tế về an toàn sinh mạng của con
người trên biển 1974 và có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2004. Việc có hiệu lực
của chương XI-2 mới (Các biện pháp đặc biệt để nâng cao an ninh hàng hải) sẽ đưa ra
yêu cầu bắt buộc áp dụng Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và bến cảng;
.28. Bổ sung sửa đổi tháng 06 năm 2003, được thông qua bằng nghị quyết MSC.
142(77). Tại thời điểm thông qua ủy ban An toàn hàng hải xác định rằng các bổ sung

sửa đổi này phải được xem là được chấp nhận vào ngày 01 tháng 01 năm 2006 và sẽ có
hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2006, trừ khi trước ngày 01 tháng 01 năm 2006 cỏ
trên một phần ba các Chính phủ thành viên Cơng ước SOLAS hoặc các Chính phủ
thành viên có tổng cộng tổng dung tích đội tàu buôn của họ chiếm không dưới 50%
tổng cộng tổng dung tích đội tàu bn tồn thế giới, có thông báo phản đối bổ sung sửa
đổi này.
.29. Bổ sung sửa đổi tháng 5 năm 2004, được thông qua bằng nghị quyết
MSC.151(78) (qui định II-1/3-6), MSC. 152(78) (chương III và IV và phụ chương

5


của phụ lục) và MSC. 153(78) (Chương V). Tại thời điểm thơng qua ủy ban An
tồn hàng hải xác định rằng các bổ sung sửa đổi này phải được xem là được chấp
nhận vào ngày 01 tháng 7 năm 2005, ngày 01 tháng 01 năm 2006 và ngày 01 tháng
7 năm 2006 tương ứng, trừ khi trước các ngày này có trên một phần ba các Chính
phủ thành viên Cơng ước SOLAS hoặc các Chính phủ thành viên có tổng cộng
tổng dung tích đội tàu bn của họ chiếm khơng dưới 50% tổng cộng tổng dung
tích đội tàu bn tồn thế giới, có thơng báo phản đối bổ sung sửa đổi này. Nếu các
bổ sung sửa đổi này được chấp nhận, chúng sẽ có hiệu lực tương ứng vào các ngày
01 tháng 01 năm 2006, ngày 01 tháng 7 năm 2006.

PHẦN II - GIỚI THIỆU NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG CỦA SOLAS 74
QUY ĐỊNH CHUNG
Chương I gồm có 3 phần (A, B và C) và 21 Quy định, đưa ra các yêu cầu chung

6


về phạm vi áp dụng Công ước, các trường hợp miễn giảm, thủ tục kiểm tra và cấp giấy

chứng nhận cho tàu để xác nhận rằng tàu thỏa mãn các yêu cầu thích hợp của SOLAS
74, thủ tục kiểm tra của Chính quyền Cảng của các Chính phủ ký kết công ước, thủ tục
điều tra và báo cáo tai nạn hàng hải liên quan đến công ước.
SOLAS 74 không áp dụng cho các tàu sau:
.1. Tàu chiến và tàu quân sự khác
.2. Tàu hàng có tổng dung tích GT < 500
.3. Tàu có thiết bị đẩy khơng phải là cơ giới
.4. Tàu gỗ có kết cấu thơ sơ
.5. Tàu du lịch không tham gia vào hoạt động thương mại
.6. Tàu cá
CHƯƠNG I: KẾT CẤU – PHÂN KHOANG VÀ ỔN ĐỊNH; THIẾT BỊ
ĐỘNG LỰC VÀ THIẾT BỊ ĐIỆN
Chương I gồm có 5 phần (A,B,C,D và E) và 54 Quy định, đưa ra các yêu cầu liên
quan đến phân khoang và ổn định tàu, thiết bị động lực, trang bị điện và các u cầu bổ
sung đối với buồng máy khơng có người trực ca thường xuyên.
Nội dung chính của Chương I như sau:
Phần A: Quy định chung
Quy định 1: Phạm vi áp dụng
Trừ khi có quy định đặc biệt khác, chương này phải áp dụng cho các tàu có sống
chính được đặt hoặc đang ở giai đoạn đóng mới tương tự vào hoặc sau ngày 1 tháng 7
năm 1986.
Quy định 2: Định nghĩa
Đường nước chở hàng phân khoang là đường nước được sử dụng khi xác định
sự phân khoang của tàu.
Đường nước chở hàng phân khoang cao nhất là đường nước tương ứng với
chiều chìm lớn nhất có thể được định ra, phù hợp với các quy định về phân khoang.
Chiều dài tàu là chiều dài đo giữa hai đường thẳng đứng tại hai điểm ngoài cùng
của đường nước chở hàng phân khoang cao nhất.
Chiều rộng tàu là chiều rộng lớn nhất giữa hai mép ngoài của sườn, đo tại hoặc


7


thấp hơn đường nước chở hàng phân khoang cao nhất
Chiều chìm là khoảng cách thẳng đứng tính từ mặt phẳng cơ bản lý thuyết đến
đường nước chở hàng phân khoang tương ứng, đo tại điểm giữa chiều dài tàu.
Boong vách là boong cao nhất mà các vách ngang kín nước được đưa lên tới đó.
Đường chìm giới hạn là đường kẻ thấp hơn mặt trên của boong vách đo ở mạn ít
nhất là 76 mm.
Hệ số ngập của buồng là số phần trăm của buồng có thể bị ngập nước. Thể tích
của một buồng có cả phần nằm cao hơn đường chìm giới hạn chỉ được tính đến đường
chìm đó.
Buồng máy được tính là khoảng khơng gian từ mặt phẳng cơ bản đến đường chìm
giới hạn nằm giữa hai vách ngang kín nước chính ngồi cùng tạo thành buồng để lắp đặt
máy chính và phụ, nồi hơi chính và tất cả các két chứa than trực nhật. Trong trường hợp
có sự bố trí khác thường, Chính quyền hành chính có thể quy định các giới hạn của
buồng máy.
Buồng hành khách là buồng dành cho hành khách ăn ở và sử dụng, trừ các
buồng chứa hành lý, kho, buồng thực phẩm và buồng bưu điện. Đối với các quy định 5
và 6, các buồng nằm dưới đường chìm giới hạn dành cho thuyền viên ăn ở và sử dụng
cũng phải coi là buồng hành khách.
Kín thời tiết nghĩa là trong mọi trạng thái của biển, nước vẫn không lọt vào bên
trong tàu.
Tàu dầu được định nghĩa trong Quy định 1, Phụ lục I, Nghị định thư 1978 của
Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu, 1973.
Tàu khách ro-ro là tàu chở khách có các khơng gian chứa hàng ro-ro hoặc các
không gian đặc biệt.
Quy định 3-1: Chống ăn mòn cho các két chứa nước dằn
Tất cả các két dùng để dằn nước biển phải có một hệ thống ngăn ngừa ăn mòn
hiệu quả, như các lớp bảo vệ cứng hoặc tương đương. Các lớp phủ tốt nhất phải là màu

sáng. Kế hoạch lựa chọn, áp dụng và bảo dưỡng hộ thống phải được Chính quyền hành
chính phê duyệt dựa trên các hướng dẫn đã được Tổ chức thông qua. Nếu phù hợp,
cũng phải sử dụng phương pháp ăn mòn a nốt.

8


Quy định 3-2: Lối đi an toàn tới mũi cho tàu chở hàng lỏng
Mọi tàu chở hàng lỏng đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 1998 phải được
trang bị phương tiện tạo lối đi an toàn cho thuyền viên tới mũi tàu thậm chí trong điều
kiện thời tiết xấu. Đối với các tàu chở hàng lỏng đóng trước ngày 1 tháng 7 năm 1998,
phương tiện này phải được trang bị tại lần kiểm tra trên đà theo quy định đầu tiên sau
ngày 1 tháng 7 năm 1998, nhưng không muộn hơn ngày 1 tháng 7 năm 2002. Trang bị
lối đi như vậy phải được Chính quyền hành chính phê duyệt theo hướng dẫn do Tổ chức
ban hành.
Quy định 3-3: Hệ thống lai dắt sự cố trên tàu chở hàng lỏng
Các tàu chở hàng lỏng có trọng tải từ 20.000 trở lên phải trang bị hệ thống lai dắt
sự cố ở cả phía mũi và đi tàu.
Đối vói các tàu chở hàng lỏng đóng vào hoặc sau ngày 1 tháng 7 năm 2002:
1. Vào mọi thời điểm, hệ thống phải có khả năng triển khai nhanh chóng để được
kéo khi tàu mất khả năng tự hành.
2. Hệ thống lai dắt sự cố ở cả phía mũi và đi vào có đủ sức bền cần thiết, có xét
đến kích thước và trọng tải tàu, và những lực có thể phát sinh trong điều kiện thời tiết
xấu. Thiết kế, kết cấu và việc thử mẫu hệ thống lai dắt sự cố phải được Chính
quyền hành chính phê duyệt dựa trên hướng dẫn của Tổ chức.
3. Đối với các tàu đóng trước ngày 1 tháng 7 năm 2002, thiết kế và kết cấu
của hệ thống lai dắt sự cố phải được Chính quyền hành chính phê duyệt dựa trên
hướng dẫn của IMO.
Quy định 3-4: Trang bị mới làm bằng vật liệu A-mi-ăng
Quy định này áp dụng đối với các vật liệu sử dụng làm kết cấu, hệ thống

máy, hệ thống điện và thiết bị áp dụng theo Công ước.
Đối với tất cả các tàu, cấm sử dụng các trang bị mới làm bằng vật liêu có
chứa amiăng trừ:
.1. Cánh sử dụng trong máy nén gió kiểu cánh quay và cánh của bơm chân khơng;
.2. Những chỗ nối và lót kín nước trong hệ thống tuần hoàn chất lỏng ở nhiệt độ
cao (trên 350°C) hoặc áp suất cao (trên 7 X 106 Pa), có nguy cơ cháy, ăn mịn hoặc độc
hại

9


.3. các phần cách nhiệt mềm và dẻo sử dụng ở nhiệt độ lớn hơn 1000°c.
Phần B: Kết cấu - Phịng cháy, phát hiện cháy và dập cháy
Bao gồm có 4 phần (A, B, C và D) và 63 Quy định, đưa ra các yêu cầu về bảo vệ
các không gian chống lại hỏa hoạn bằng biện pháp kết cấu, các trang thiết bị phát hiện,
báo động cháy, dập cháy và các phương tiện thoát thân trong trường hợp xảy ra cháy.
I. Các quy định chung
Phần A đưa ra các quy định đối với các biện pháp phòng, phát hiện và dập
cháy cho tất cả các loại tàu (bao gồm các Quy định từ 1 đến 3):
Quy định 1: Phạm vi áp dụng
Trừ khi có quy định khác, chương này áp dụng cho những tàu được đóng vào hoặc
sau ngày 1 tháng 7 năm 2002.
Quy định 2: Mục đích của an tồn chống cháy
1. Mục đích của an tồn chống cháy trong chương này là:
.1. Ngăn ngừa khả năng cháy nổ;
.2. Giảm tác hại của hỏa hoạn tới con người;
.3. Giảm tác hại của hỏa hoạn tới tàu, hàng hóa trên tàu và mơi trường;
.4. Cách ly, kiểm sốt và dập cháy, nổ tại buồng phát sinh;
.5. Có đủ các phương tiện và dễ dàng thực hiện thoát hiểm cho hành khách và
thuyền viên.

2. Các yêu cầu về chức năng
Để thực hiện được các mục tiêu về an toàn chống cháy nêu ở mục 1 trên, các yêu
cầu về chức năng dưới đây được đưa vào các quy định của chương này khi phù hợp:
.1. Chia tàu ra thành các khơng gian thẳng đứng chính và nằm ngang bằng các kết
cấu ngăn chia và chịu nhiệt.
.2. Tách biệt các buồng ở vài phần còn lại của tàu bằng các kết cấu ngăn chia và
chịu nhiệt;
.3. Sử dụng hạn chế các vật liệu dễ cháy;
.4. Phát hiện cháy tại vùng phát sinh;
.5. Cô lập đám cháy và dập cháy tại buồng phát sinh;

10


.6. Bảo vệ các phương tiện thoát hiểm và các lối vào để chữa cháy;
.7. Tính sẵn sàng có thể sử dụng của các phương tiện chữa cháy; và
.8. Hạn chế đến mức tối thiểu khả năng bắt lửa của khí dễ cháy thốt ra từ hàng
hóa.
Quy định 3: Định nghĩa
Trong chương này, trừ khi có quy định khác, áp dụng các định nghĩa sau:
1. Buồng ở là khoảng không gian làm buồng cơng cộng, hành lang, phịng vệ sinh,
phịng ở, phòng làm việc, phòng khám bệnh, phòng chiếu phim, phịng giải trí, phịng
cắt tóc, phịng đựng bát đĩa khơng có thiết bị nấu ăn và các buồng tương tự.
2. Kết cấu cấp "A"là các kết cấu được tạo bởi các vách và boong thỏa mãn các
yêu cầu sau đây:
.1. Chúng được làm bằng thép hoặc vật liệu khác tương đương;
.2. Chúng có độ bền thích hợp;
.3. Được cách nhiệt bằng các vật liệu không cháy được duyệt sao cho nhiệt độ
trung bình của mặt khơng bị đốt nóng khơng tăng quá 140°C so với nhiệt độ ban đầu và
nhiệt độ một điểm bất kỳ kể cả mối nối bất kỳ không tăng quá 180°C so với nhiệt độ

ban đầu, trong các khoảng thời gian nêu dưới đây: cấp "A-60" 60 phút cấp "A-30" 30
phút cấp "A-15" 15 phút cấp "A-0" 0 phút
.4. Chúng có kết cấu sao cho có khả năng ngăn khói và ngọn lửa đi qua trong vịng
một giờ thử tiêu chuẩn chịu lửa;
.5. Chính quyền hành chính có thể u cầu thử boong hoặc vách mẫu theo Bộ luật
Quy trình thử lửa để đảm bảo rằng các kết cấu này thỏa mãn các yêu cầu trên đây về
tính tồn vẹn và sự tăng nhiệt độ.
.6. Buồng trước là khu vực công cộng trong một không gian thẳng đứng chính
đơn kéo dài từ ba boong hở trở lên.
.7. Kết cấu cấp "B" là các kết cấu được tạo bởi các vách, boong, trần hoặc các
tấm bọc thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Chúng được làm bằng các vật liệu không cháy được duyệt và tất cả các vật liệu
tham gia vào kết cấu và lắp ráp các kết cấu cấp "B" phải là vật liệu không cháy, trừ lớp
bọc trang trí ngồi cùng cháy được có thể được sử dụng nếu thỏa mãn các yêu cầu liên

11


quan khác của chương này;
- Chúng được cách nhiệt sao cho nhiệt độ trung bình của mặt khơng bị đốt nóng
khơng tăng q 140°C so với nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ tại điểm bất kỳ, kể cả mối
nối không tăng quá 225°C so với nhiệt độ ban đầu, trong khoảng thời gian nêu dưới
đây:
cấp "B-15" 15 phút
cấp "B-0" 0 phút
- Chúng có kết cấu sao cho có khả năng ngăn ngọn lửa đi qua trong vòng nửa giờ
đầu tiên thử tiêu chuẩn chịu lửa; và
- Chính quyền hành chính có thể u cầu thử kết cấu mẫu theo Bộ luật Quy trình
thử lửa để đảm bảo rằng các kết cấu này thỏa mãn các yêu cầu trên đây về tính tồn vẹn
và sự tăng nhiệt độ.

- Boong vách là boong cao nhất mà các vách ngang kín nước đều được dâng tới
đó.
- Khu vực hàng là một phần của tàu có bố trí hầm hàng, két hàng, két lắng và
buồng bơm hàng, bao gồm buồng bơm, khoang cách ly, két dằn và khoảng không gian
trống liền với két chứa hàng và cả diện tích mặt boong chạy suốt chiều dài và chiều rộng
của phần tàu bên trên các khoảng không gian kể trên.
- Tàu hàng là tàu như định nghĩa ở Quy định I/2(g) (**).
(**) Tham chiếu tới Văn bản hợp nhất của SOLAS 74. Ghi chú này có ý
nghĩa đồng nhất từ đây cho đến kết thúc phần giới thiệu các nội dung kỹ thuật
của SOLAS74.
.8. Không gian chứa hàng là các không gian sử dụng để chứa hàng, bố trí
két dầu hàng, két chứa hàng lỏng khác và các khơng gian được qy kín dẫn đến
khơng gian này.
.9. Trạm điều khiển trung tâm là trạm điều khiển mà tại đó tập trung các
chức năng điều khiển và chỉ báo sau:
- Hệ thống phát hiện và báo động cháy cố định;
- Hệ thống phát hiện, báo cháy và phun nước tự động;
- Bảng chỉ báo cửa chống cháy;

12


- Việc đóng các cửa chống cháy;
- Bảng chỉ báo các cửa kín nước;
- Việc đóng các cửa kín nước;
- Quạt thơng gió;
- Báo động chung/cháy;
- Hệ thống thơng tin liên lạc bao gồm cả điện thoại; và
- Micrô của hệ thống truyền thanh công cộng.
.10. Kết cấu cấp "C" là các kết cấu được làm bằng các vật liệu không cháy đã

được duyệt. Chúng không cần phải thỏa mãn các u cầu có liên quan đến tính kín khói
và kín lửa cũng như các giới hạn tăng nhiệt độ. Cho phép sử dụng lớp bọc trang trí
ngồi cùng cháy được với điều kiện chúng thỏa mãn các yêu cầu khác của chương này.
.11. Tàu chở hóa chất: Tàu hàng được đóng hoặc hốn cải dùng để chở xơ chất
lỏng
bất kỳ có tính dễ cháy được liệt kê ở chương 17 của Bộ luật chở xơ hóa chất, như
định nghĩa ở Quy định VII/8.1.
.12. Khơng gian kín chứa hàng ro-ro là các không gian chứa hàng ro-ro mà
không phải là không gian hở chứa hàng ro-ro hoặc boong thời tiết.
.13. Khơng gian kín chứa ơtơ là các khơng gian chứa ôtô mà không phải là
không gian hở chứa ôtô hoặc boong thời tiết.
.14. Tàu chở hàng hỗn hợp là tàu hàng được thiết kế để chở cả dầu và chở xô
hàng rời rắn.
.15. Vật liệu cháy được là vật liệu bất kỳ không phải là vật liệu không cháy.
.16. Trần hoặc tấm bọc liên tục cấp "B" là các trần hoặc tấm bọc cấp "B" mà
chỉ kết thúc tại một kết cấu cấp "A" hoặc "B".
.17. Trạm điều khiển trung tâm được trực canh liên tục là trạm điều khiển
trung tâm được trực canh liên tục bởi thuyền viên có trách nhiệm.
.18. Trạm điều khiển là các khu vực bố trí thiết bị vơ tuyến điện hoặc thiết bị
hành hải chỉnh hoặc nguồn điện sự cố của tàu hoặc các buồng đặt các thiết bị báo cháy
và điều khiển chữa cháy tập trung. Các khu vực tập trung các thiết bị ghi hoặc kiểm sốt
cháy cịn được coi là trạm điều khiển chữa cháy.

13


.19. Dầu thô là loại dầu bất kỳ sinh ra tự nhiên trong lòng đất, đã hoặc chưa được
xử lý để trở nên thuận tiện cho việc vận chuyển và kể cả dầu thơ có thể đã bị lấy đi hoặc
bổ sung một số thành phần chưng cất.
.20. Hàng nguy hiểm là các loại hàng được nêu ở Quy định VD/2.

.21. Trọng tải là hiệu tính bằng tấn giữa lượng chiếm nước của tàu đến đường
nước chở hàng tương ứng với mạn khơ ấn định mùa hè, trong nước có khối lượng riêng
1,025 tấn/m3 và trọng lượng tàu không.
.22. Bộ luật các hệ thống an toàn chống cháy. Bộ luật quốc tế về các hệ thống
an toàn chống cháy được ủy ban an tồn hàng hải của Tổ chức thơng qua bằng Nghị
quyết MSC.98(73), có thể được Tổ chức sửa đổi bổ sung, với điều kiện các bổ sung sửa
đổi đó được thơng qua và có hiệu lực phù hợp với các quy định ở Điều VIII của Công
ước này liên quan đến quy trình bổ sung sửa đổi phụ lục không phải của chương I.
.23. Bộ luật các Quy trình thử lửa là Bộ luật quốc tế về việc áp dụng các quy
trình thử lửa được ủy ban an tồn hàng hải của Tổ chức thơng qua bằng Nghị quyết
MSC.61(67) và có thể được Tổ chức sửa đổi bổ sung, với điều kiện các bổ sung sửa đổi
đó được thơng qua và có hiệu lực phù hợp với các quy định ở Điều VIII của Công ước
này liên quan đến quy trình bổ sung sửa đổi phụ lục khơng phải của chương I.
.24. Điểm chớp cháy là nhiệt độ theo thang °C (thử cốc kín) tại đó chất sinh ra đủ
hơi dễ cháy để bắt cháy, được xác định bằng thiết bị đo điểm chớp cháy được duyệt.
.25. Tàu chở khí là tàu hàng được đóng hoặc hốn cải và được dùng để chở xơ chất
khí hóa lỏng bất kỳ hoặc các sản phẩm có tính dễ cháy được liệt kê ở chương 19 của Bộ
luật quốc tế về tàu chở khí, như định nghĩa ở Quy định VII/1l.l
.26. Boong trực thăng là khu vực cho máy bay trực thăng hạ cánh được bố trí trên
tàu, bao gồm tất cả kết cấu, thiết bị chữa cháy và các thiết bị khác cần thiết cho hoạt
động an toàn của máy bay trực thăng.
.27. Phương tiện trực thăng là một boong trực thăng kể cả các phương tiện tiếp
nhiên liệu và chứa máy bay trực thăng.
.28. Trọng lượng tàu không là lượng chiếm nước tính bằng tấn của tàu khi khơng
có hàng, nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước dằn, nước ngọt và nước cấp cho nồi hơi trong
các két, các đồ dự trữ phục vụ tiêu dùng, hành khách, thuyền viên và tư trang của họ.

14



.29. Lan truyền lửa chậm có nghĩa là bề mặt được miêu tả như trên có khả năng hạn
chế sự lan truyền ngọn lửa một cách đảm bảo, điều này được xác định theo Bộ luật về
các quy trình thử lửa.
.30. Buồng máy là các buồng máy loại A và tất cả các khơng gian khác có chứa
động cơ đẩy tàu, nồi hơi, thiết bị nhiên liệu, các động cơ đốt trong và động cơ hơi nước,
các máy phát điện và các máy điện chính, các trạm bơm dầu, máy lạnh, thiết bị cân
bằng, các máy thơng gió và điều hịa khơng khí và các buồng tương tự và các khơng
gian kín dẫn đến các buồng nói trên.
.31. Buồng máy loại A là những buồng và các khơng gian kín dẫn đến buồng đó, có
chứa:
- Động cơ đốt trong làm động lực chính đẩy tàu; hoặc
- Động cơ đốt trong dùng cho các mục đích khác khơng phải là động lực chính đẩy
tàu, nếu tổng cơng suất ra của các máy này không nhỏ hơn 375 kW; hoặc
- Nồi hơi đốt dầu và các thiết bị nhiên liệu hoặc các thiết bị đốt dầu khơng phải nồi
hơi, ví dụ như thiết bị tạo khí trơ, lị đốt...
.32. Khơng gian thẳng đứng chính là những phân đoạn mà thân tàu, thượng tầng và
lầu lái được phân chia bằng các vách kết cấu cấp "A” , chiều dài và chiều rộng trung
bình của các phân đoạn đó trên bất kỳ boong nào nói chung khơng vượt q 40m.
.33. Vật liệu khơng cháy là vật liệu không cháy được và cũng không tỏa ra khí cháy
với khối lượng đủ để bốc cháy khi được đốt nóng tới 750°C, điều này được xác định
theo Bộ luật về các quy trình thử lửa.
.34. Thiết bị nhiên liệu là thiết bị được sử dụng để chuẩn bị cung cấp dầu đốt cho nồi
hơi đốt dầu, hoặc thiết bị được sử dụng để chuẩn bị cung cấp dầu hâm cho động cơ đốt
trong và bao gồm cả bơm nén dầu, phin lọc, và thiết bị hâm liên quan đến dầu ở áp suất
lớn hơn 0,18 N/mm2
.35. Không gian hở chứa hàng ro-ro là các không gian chứa hàng ro ro, hở tại một
đầu hoặc cả hai đầu và được thơng gió tự nhiên đảm bảo, có hiệu quả trên suốt chiều dài
buồng thông qua các lỗ cố định ở trên mạn hoặc boong phía trên, có tổng diện tích tối
thiểu bằng 10% tổng diện tích ở hai mạn.
.36. Không gian hở chứa ô tô là các không gian chứa ôtô, hở tại một đầu hoặc cả hai


15


đầu và được thơng gió tự nhiên đảm bảo,có hiệu quả trên suốt chiều dài buồng thông
qua các lỗ cố định ở trên mạn hoặc boong phía trên, có tổng diện tích tối thiểu bằng
10% tổng diện tích ở hai mạn.
.37. Tàu khách là tàu như được định nghĩa ở Quy định I/2(f).
.38. Các yêu cầu bắt buộc là các đặc tính kết cấu, hạn chế về kích thước hoặc các hệ
thống an toàn chống cháy được nêu ở các phần B, C,D, E hoặc G.
.39. Khu vực công cộng là những phần của khu vực ở được dùng làm phịng họp,
phịng ăn, phịng tiếp tân và các khoảng khơng gian tương tự thường xun được đóng
kín.
.40. Các buồng có trang thiết bị nội thất có nguy cơ cháy hạn chế được nêu
ở Quy định 9, là các phịng có các đồ đạc, các trang bị có nguy cơ cháy hạn chế (là
phịng ở, khu vực cơng cộng, phịng làm việc, hoặc các kiểu phịng ở khác), trong đó:
- Tất cả các đồ đạc như bàn dài, tủ quần áo, bàn trang điểm, bàn viết, tủ ngăn kéo,
tủ chén bát, được làm hồn tồn bằng vật liệu khơng cháy đã được duyệt trừ lớp phủ có
thể cháy được dày khơng quá 2 mm có thể dùng để phủ bề mặt làm việc của các đồ đạc
đó;
- Tất cả các đồ đạc đứng tự do như ghế, bàn, đi-văng có khung làm bằng vật liệu
không cháy;
- Tất cả các màn rủ, rèm và các vật liệu khác bằng vải dệt dùng để treo phải có tính
ngăn cản sự lan truyền lửa khơng thấp hơn của len có khối lượng riêng 0,8 kg/m 2, điều
này được xác định theo Bộ luật về các quy trình thử chống cháy.
- Tất cả các tấm phủ sàn phải có tính lan truyền lửa chậm;
- Tất cả các bề mặt để trần của vách, tấm bọc và trần có các đặc tính lan truyền lửa
chậm;
- Các đồ đạc có lớp bọc phải có các tính chất ngăn cản sự bắt lửa và lan truyền lửa,
điều này được xác định thỏa mãn Bộ luật các quy trình thử chống cháy.

- Các phần của giường ngủ phải có các tính chất ngăn cản sự bắt lửa và lan truyền
lửa, điều này được xác định thỏa mãn Bộ luật các quy trình thử chống cháy.
.41. Khơng gian chứa hàng ro-ro là các không gian thông thường không bị chia
nhỏ ra bằng một cách nào đó và thường kéo dài trên một chiều dài đáng kể hoặc toàn bộ

16


chiều dài tàu, mà trong đó các xe ơtơ có sẵn nhiên liệu trong két của chúng hoặc hàng
hóa (đóng gói hoặc chở xơ, để ở trong hoặc trên các xe ray hoặc ôtô, xe vận tải (kể cả
các xe hoặc toa xitec), rơmooc, container, khay chứa hàng, các két tháo được hoặc để ở
trong hoặc trên các phương tiện cất giữ hàng tương tự hoặc các loại thùng chứa khác) có
thể được chất xuống tàu và dỡ lên bờ thông thường theo phương nằm ngang.
.42. Tàu khách TO-TO là tàu chở khách có các khơng gian chứa hàng roro hoặc các không gian đặc biệt.
.43. Thép hoặc vật liệu khác tương đương là vật liệu không cháy mà tự bản
thân nó hoặc do có bọc cách nhiệt mà có những đặc tính về kết cấu và tính tồn vẹn
tương đương với thép sau khi thử tiêu chuẩn chịu lửa vói một thời gian thích hợp (ví dụ
hợp kim nhơm được cách nhiệt phù hợp).
Buồng tắm hơi là buồng nóng có nhiệt độ thơng thường vào khoảng 80-120°C
khi nhiệt năng được cung cấp bởi bề mặt đốt nóng (ví dụ lị điện). Buồng nóng cũng có
thể bao gồm cả khơng gian đặt lò nhiệt và các buồng tắm liền kề.
.44. Buồng phục vụ là những buồng được dùng làm nhà bếp, phịng đựng bát đĩa
có thiết bị nấu ăn, các kho để thức ăn, cấc buồng để bưu kiện và tiền bạc, các kho dự trữ,
các xưởng không phải là một phần của buồng máy, các buồng tương tự và các khơng
gian kín dẫn đến các buồng đó.
.45. Khơng gian đặc biệt là các khơng gian kín chứa xe ơtơ ở trên hoặc ở dưới
boong vách, các xe có thể lái ra hoặc vào các khơng gian này và có lối đi lại cho hành
khách tới các khơng gian đó. Khơng gian đặc biệt có thể được bố trí ở nhiều hơn một
boong với điều kiện tổng chiều cao toàn bộ bố trí cho xe ơ tơ khơng vượt q 10 m.
.46. Thử tiêu chuẩn chịu lửa là cuộc thử mà trong đó các mẫu thử của các vách

hoặc boong liên quan được đặt trần trong lò thử đến nhiệt độ tương ứng xấp xỉ với
đường cong nhiệt độ - thời gian chuẩn phù hợp với phương pháp thử nêu trong Bộ luật
các Quy trình thử lửa.
.47. Tàu chở hàng lỏng là tàu như định nghĩa ở Quy định I/2(h).
.48. Không gian chứa ôtô là không gian chứa hàng dự định chở ơtơ có sẵn nhiên
liệu hoạt động trong các két của chúng.
.49. Boong thời tiết là boong hoàn toàn lộ ra ngồi trời từ phía trên và từ ít nhất

17


là hai phía mạn.
II. Ngăn ngừa cháy và nổ
Phần II đưa ra các quy định về ngăn ngừa cháy và nổ cho tất cả các loại tàu (bao
gồm các Quy định từ 4 đến 6):
Quy định 4: Khả năng cháy nổ
1. Mục đích
Mục đích của quy định này là ngăn ngừa cháy của các vật liệu cháy được và các
chất lỏng dễ cháy. Để đạt được mục đích này phải thỏa mãn các yêu cầu chức năng sau:
.1. Phải có biện pháp kiểm sốt sự rị rỉ các chất lỏng dễ cháy;
.2. Phải có biện pháp hạn chế sự tích tụ hơi dễ cháy;
.3. Phải hạn chế khả năng cháy của các vật liệu cháy được;
.4. Phải hạn chế nguồn gây cháy;
.5. Nguồn gây cháy phải được cách ly với các vật liệu cháy được và các chất lỏng
dễ cháy; và
.6. Khí trong các két hàng phải được duy trì ngoài phạm vi gây nổ.
2. Hệ thống dầu đốt, dầu bôi trơn và các loại dầu dễ cháy khác
2.1. Hạn chế sử dụng dầu làm nhiên liệu
Phải áp dụng những hạn chế dưới đây khi sử dụng dầu làm nhiên liệu:
.1. Trừ các trường hợp khác được cho phép bởi mục này, khơng được sử dụng dầu

đốt có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60°C;
.2. Đối với các máy phát điện sự cố có thể sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy
khơng nhỏ hơn 43°C;
.3. Có thể chấp nhận cho sử dụng dầu đốt có điểm chớp cháy nhỏ hơn 60°C
nhưng khơng nhỏ hơn 43°C (ví dụ, cung cấp cho động cơ dẫn động bơm chữa cháy sự
cố và các máy phụ không đặt trong buồng máy loại A) với điều kiện:
.4. Các két dầu đốt, trừ các két được bố trí trong các khoang đáy đơi, phải được bố
trí ngoài buồng máy loại A;
.5. Các phương tiện đo nhiệt độ dầu phải được lắp đặt trên đường ống hút của bơm
dầu nhiên liệu;
.6. Các van chặn phải được trang bị ở cả đầu vào và đầu ra của thiết bị lọc dầu; và

18


.7. Các điểm ống nối phải sử dụng phương pháp hàn nối hoặc kiểu nón trịn hoặc
kiểu nối tổ hợp hình cầu đến mức có thể được; và
.8. Trên các tàu hàng có thể cho phép sử dụng nhiên liệu có điểm chớp cháy thấp
hơn, khác với quy định trong mục 2.1, ví dụ như dầu thơ, với điều kiện nhiên liệu đó
khơng được cất giữ trong buồng máy và tồn bộ việc lắp đặt phải được Chính quyền
hành chính phê duyệt.
2.2. Hệ thống dầu đốt
Trên tàu có sử dụng dầu đốt, việc bố trí dự trữ, phân phối và sử dụng dầu đốt phải
sao cho đảm bảo an toàn cho tàu và người trên tàu và ít nhất phải thỏa mãn các yêu cầu
sau:
2.2.1. Vị trí của hệ thống dầu đốt.
Đến mức có thể thực hiện được; các phần của hệ thống dầu đốt có chứa dầu được
hâm nóng có áp suất cao hơn 0,18 N/mm2 khơng được bố trí ở các vị trí bị che kín mà
khi có các khuyết tật và các rị rỉ khơng thể phát hiện ngay được. Khu vực trong buồng
máy, nơi có các phần như vậy của hệ thống dầu đốt phải được chiếu sáng.

2.2.2. Thơng gió buồng máy
Việc thơng gió trong buồng máy phải có hiệu quả trong điều kiện làm việc bình
thường để tránh sự tích tụ hơi dầu
2.2.3. Két dầu đốt
.1. Không được chứa dầu đốt, dầu bôi trơn và các loại dầu dễ cháý khác trong các
két mũi.
.2. Đến mức có thể thực hiện được, các két dầu đốt phải là một phần của kết cấu
thân tàu và phải bố trí bên ngồi buồng máy loại A. Nếu các két dầu đốt, không phải là
két đáy đôi, cần thiết phải bố trí ngay sát hoặc bên trong buồng máy loại A, thì ít
nhất một mặt thẳng đứng của két phải tiếp giáp với giới hạn của buồng máy và
nên có các vách chung với két đáy đơi, diện tích vách chung của két với buồng
máy phải giảm tới mức tối thiểu. Nếu các két này được bố trí bên trong giới hạn
của buồng máy loại A, thì chúng khơng được chứa dầu đốt có điểm chớp cháy
dưới 60°C. Thơng thường nên tránh sử dụng các két dầu đốt đứng tự do. Khi có
sử dụng các két như vậy thì chúng khơng được bố trí trong các buồng máy loại

19


A trên tàu khách. Nếu được phép, chúng phải được bố trí trong một khay hứng
dầu tràn kín dầu có kích thước đủ lớn và có ống thốt dầu đến két chứa dầu tràn
có kích thước phù hợp.
.3. Khơng được bố trí két dầu đốt ở những nơi mà dầu đốt tràn hoặc rị rỉ ra
khỏi két có thể tạo ra nguy cơ cháy, nổ do rơi trên các bề mặt bị đốt nóng.
.4. Các đường ống dầu đốt mà khi hư hỏng làm cho dầu thoát ra từ các két
dự trữ, két lắng hoặc két trực nhật có thể tích từ 500 lít trở lên, bố trí trên đáy
đơi phải lắp đặt một van ngay tại két có khả năng đóng được từ một vị trí an tồn
bên ngồi buồng đó khi có đám cháy xảy ra trong buồng có bố trí két đó. Trong
trường hợp đặc biệt khi két sâu được bố trí trong đường hầm dẫn ống họặc hầm
trục hoặc không gian tương tự, trên các két phải bố trí các van nhưng việc điều

khiển trong trường hợp có cháy có thể thực hiện thơng qua một van bổ sung đặt
trên một hoặc nhiều ống bên ngoài đường hầm hoặc không gian tương tự. Nếu
van bổ sung này đặt trong buồng máy thì nó phải được điều khiển từ bên ngồi
khơng gian này. Các thiết bị để điều khiển từ xa các van của két dầu đốt cấp cho
máy phát điện sự cố phải được tách xa vị trí điều khiển từ xa các van khác của
các két bố trí trong buồng máy.
.5. Phải trang bị thiết bị an tồn có hiệu quả để xác định lượng dầu đốt
trong két bất kỳ.
2.2.4. Ngăn ngừa quá áp
Phải có các quy định để ngăn chặn áp suất quá cao trong bất kỳ két dầu nào
hoặc bất kỳ phần nào của hệ thống dầu đốt, bao gồm cả các ống cấp đầu từ các
bơm trên tàu. Các van an toàn, các ống tràn và thơng khí phải được xả tới vị trí
khơng có nguy cơ cháy hoặc nổ,trong trường hợp sự cố dầu và hơi và không
được dẫn đến khu vực có thuyền viên, hành khách và các khơng gian đặc biệt,
khơng gian chứa hàng ro-ro kín, buồng máy hoặc các không gian tương tự.
2.2.5. Ống dầu đốt
.1. Các ống dầu đốt, các van của chúng và các thiết bị đi kèm phải được làm bằng
thép hoặc các vật liệu được duyệt khác, trừ khi Chính quyền hành chính cho phép sử
dụng các ống mềm tại các vị trí cần thiết. Những ống mềm như vậy cùng với các đầu

20



×