Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Một số giải pháp đầu tư góp phần phát triển bền vững tỉnh hà nam1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.52 KB, 150 trang )

trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
------------

NGUYN HNG QUN

MT S GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH H NAM

Chuyên ngành: KINH T U T

Ngi hng dn khoa hc: TS. NGUYN TH THU H

hà nội, năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của tôi. Những tài
liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu do chính tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn.

Tác giả

Nguyễn Hồng Quân


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các Quý thầy cô Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân - Khoa Kinh tế đầu tư đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những
kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc
biệt, em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn cho em hồn thành luận văn này.




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT
ĐỊA PHƯƠNG.........................................................................................................6
2.1. Phát triển địa phương theo hướng bền vững..................................................6
2.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững................................................................6
2.1.2. Phát triển địa phương theo hướng bền vững................................................8
2.2. Đầu tư phát triển tại một địa phương..................................................................9
2.2.1. Khái niệm đầu tư phát triển.........................................................................9
2.2.2. Đầu tư phát triển tại một địa phương.........................................................11
2.3. Tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững của một địa phương........19
2.3.1. Khái niệm về đầu tư phát triển tại một địa phương theo hướng bền vững. 19
2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư tại một địa phương theo hướng bền
vững.................................................................................................................... 21
2.3.3. Các tiêu chí đánh giá tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững
của một địa phương...........................................................................................23
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ NAM GIAI
ĐOẠN 2008 – 2014 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CỦA TỈNH HÀ NAM......................................................................35
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh Hà Nam......35
3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..............................................................35
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..........................................................................40

3.1.3. Chiến lược phát triển bền vững của tỉnh Hà Nam đặt ra trước năm 2008........42


3.2. Thực trạng đầu tư phát triển tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2014.................42
3.2.1. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển.............................................................42
3.2.2. Nội dung đầu tư phát triển tỉnh Hà Nam........................................................47
3.3. Đánh giá tác động của đầu tư đến sự phát triển tỉnh Hà Nam theo hướng bền
vững......................................................................................................................... 80
3.3.1. Kết quả đầu tư phát triển tại tỉnh Hà Nam.................................................80
3.3.2. Đánh giá tác động của đầu tư đến sự phát triển tỉnh Hà Nam theo hướng
bền vững.............................................................................................................. 82
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020............................................................97
4.1. Định hướng đầu tư phát triển tỉnh Hà Nam đến 2020 theo hướng bền vững....97
4.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển bền vững tỉnh Hà Nam đến năm 2020.....97
4.1.2. Định hướng đầu tư phát triển bền vững tỉnh Hà Nam đến năm 2020...................97
4.2. Một số giải pháp đầu tư góp phần phát triển bền vững tỉnh Hà Nam đến năm 2020...105
4.2.1. Nhóm giải pháp chung.............................................................................105
4.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế.......................................................................111
4.2.3. Nhóm giải pháp về xã hội........................................................................115
4.2.4. Nhóm giải pháp về mơi trường................................................................117
KẾT LUẬN..........................................................................................................118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BVTV


Bảo vệ thực vật

CCN

Cụm công nghiệp

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CTR

Chất thải rắn

CTTL

Cơng trình Thủy lợi

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

ĐBSH

Đồng bằng Sông Hồng

KCHT

Kết cấu hạ tầng


KCN

Khu công nghiệp

KH – CN

Khoa học công nghệ

NSNN

Ngân sách nhà nước

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TMDV

Thương mại Dịch vụ

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBNH

Ủy ban nhân dân

VĐT


Vốn đầu tư


DANH MỤC BẢNG, HÌNH, ĐỒ THỊ
Danh mục bảng:
Bảng 1.1: Trọng số của các chỉ số thành phần của PCI.......................................30
Bảng 3.1: Thực trạng nguồn nhân lực.....................................................................41
Bảng 3.2: Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2014..43
Bảng 3.3: Nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2014 44
Bảng 3.4: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2008 – 2014...................................................................................................44
Bảng 3.5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép theo đối tác đầu tư từ
năm 1988 đến 2014 (còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014)........................................46
Bảng 3.6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2014.....47
Bảng 3.7: Bảng vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2014.........................................47
Bảng 3.8: Bảng vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển công nghiệp và xây
dựng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2014...............................................................50
Bảng 3.9: Vốn đầu tư phân theo ngành, lĩnh vực tại các khu công nghiệp..............52
Bảng 3.10: Vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong từng KCN.................................53
Bảng 3.11: Bảng vốn đầu tư và tỷ trọng vốn đầu tư phát triển thương mại và dịch vụ
tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2014........................................................................55
Bảng 3.12: Mơ hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ............................56
Bảng 3.13: Vốn phân bổ cho các dự án trong chương trình xố đói giảm nghèo tỉnh
Hà Nam giai đoạn 2008 – 2014...............................................................................59
Bảng 3.14: Vốn đầu tư phát triển giáo dục đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2008 – 2014....................................................................................................61
Bảng 3.15: Vốn phân bổ cho các dự án đầu tư phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh
Hà Nam cả giai đoạn 2008 – 2014...........................................................................61



Bảng 3.16: Danh mục các dự án đầu tư phát triển y tế trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2008 – 2014....................................................................................................65
Bảng 3.17: Danh mục các dự án đầu tư phát triển môi trường trên địa bàn tỉnh Hà
Nam giai đoạn 2008 – 2014.....................................................................................70
Bảng 3.18: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Hà Nam theo giá thực tế phân
theo ngành kinh tế giai đoạn 2008 -2014.................................................................81
Bảng 3.19: Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp đang hoạt động phân theo
ngành kinh tế...........................................................................................................82
Bảng 3.20: Hệ số ICOR tỉnh Hà Nam qua các giai đoạn.........................................83
Bảng 3.21: Tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP tỉnh Hà Nam giai đoạn 2001 - 2012. .85
Bảng 3.22: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Hà Nam...................................85
Bảng 3.23: Chỉ số xếp hạng cạnh tranh cấp tỉnh Hà Nam........................................87
Bảng 3.24: Chỉ số bền vững kinh tế và xếp hạng tỉnh Hà Nam...............................88
Bảng 3.25: Năng suất lao động tỉnh Hà Nam tính theo giá năm 2010.....................89
Bảng 3.26: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tốc độ tăng tiêu dùng thực tế..................90
Bảng 3.27: Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu 1 tháng và hệ số GINI.......................91


Danh mục đồ thị, hình
Đồ thị 3.1: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam cả
thời kỳ 2008 - 2014................................................................................................45
Đồ thị 3.2: Tỷ trọng vốn đầu tư phát triển phân bổ cho các lĩnh vực trong tổng vốn
đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2014.....50
Đồ thị 3.3: Vốn đầu tư thực hiện xóa đói giảm nghèo tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 - 2014. . .58
Đồ thị 3.4: Tỷ trọng vốn đầu tư cho các dự án đầu tư phát triển giáo dục tỉnh Hà
Nam giai đoạn 2008 – 2014.....................................................................................62
Đồ thị 3.5: Vốn đầu tư phát triển y tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2008 - 2014........64
Đồ thị 3.6: Vốn đầu tư phát triển môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn
2008 – 2014.............................................................................................................69

Đồ thị 3.7: Vốn đầu tư phát triển và tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Nam............84
Hình 3.1: Hướng lưu động của vốn và sức lao động................................................36


trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
------------

NGUYN HNG QUN

MT S GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH H NAM

Chuyên ngành: KINH T U T

hà nội, năm 2015


i

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và
cũng là một mục tiêu hàng đầu trong phát triển ở Việt Nam hiện nay. Tỉnh Hà Nam
cũng khơng nằm ngồi xu hướng chung của đất nước cũng như toàn thế giới. Thời
gian qua, tỉnh Hà Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm cho mình một mơ hình
phát triển, song trên thực tế, phát triển kinh tế - xã hội vẫn theo chiều rộng, tức là
chủ yếu dựa nhiều vào vốn đầu tư và số lượng lao động rẻ, việc ứng dụng KH-CN
mới chưa nhiều. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII đã xác
định mục tiêu phát triển giai đoạn 2011-2015: “Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng bảo vệ môi trường. Đẩy
mạnh cải cách hành chính. Phấn đấu đến năm 2015, Hà Nam đạt thu nhập bình quân

đầu người bằng mức bình quân chung cả nước”.
Từ thực tế nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp đầu tư góp
phần phát triển bền vững tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống
hố và góp phần hồn thiện lý luận về đầu tư phát triển tại đại phương; phân tích
thực trạng đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Hà Nam trên ba phương diện kinh tế,
xã hội, môi trường, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm; từ đó đề xuất một số giải
pháp đầu tư góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng, đảm bảo phát triển hiệu quả,
bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CỦA MỘT ĐỊA PHƯƠNG
Phát triển địa phương theo hướng bền vững
Phát triển bền vững là sự phát triển vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ
hiện tại mà không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu
cầu của họ.
Phát triển địa phương theo hướng bền vững phải đảm bảo không tác động tiêu
cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không gây ảnh hưởng xấu và làm tổn hại đến


ii

di sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, quần thể kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mỹ, khoa học, phù hợp với bố trí quốc phịng và đảm bảo quốc phòng, an
ninh, đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững. Đảm bảo đạt
được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các
công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên.
Phát triển địa phương theo hướng bền vững phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và
hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Đầu tư phát triển tại một địa phương
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chỉ dùng vốn trong

hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật
chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng…), gia tăng năng lực
sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều nguồn lực. Nguồn lực này bao gồm cả tiền
vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên.
Đầu tư phát triển tại một địa phương là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện
tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất, tài
sản trí tuệ, gia tăng năng lực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm và vì mục
tiêu phát triển bền vững của địa phương đó.
Nội dung đầu tư phát triển tại một địa phương bao gồm: đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng; đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; đầu tư cho các hoạt động xã hội, bảo
vệ môi trường.
Nguồn vốn đầu tư phát triển tại một địa phương bao gồm nguồn vốn trong
nước và nguồn vốn nước ngoài.
Tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững của một đia phương
Đầu tư phát triển theo hướng bền vững là một nội dung cơ bản của đầu tư phát
triển. Đó là q trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm duy trì hoặc tạo ra những tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực,
gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo việc làm nhằm đáp ứng việc


iii

thực hiện 3 mục tiêu phát triển: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền
vững về môi trường.
Đầu tư tại một địa phương theo hướng bền vững ảnh hưởng bởi các nhân tố:
điều kiện tự nhiên của địa phương; đặc điểm văn hóa xã hội của địa phương; chất
lượng và số lượng nguồn nhân lực của địa phương; hệ thống cơ chế, chính sách của
địa phương; chiến lược phát triển bền vững của địa phương.
Các tiêu chỉ đánh giá tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững của

địa phương:
Đánh giá các nội dung đầu tư và kết quả đầu tư
Một địa phương phát triển bền vững về kinh tế cần tập trung đầu tư vào các
lĩnh vực sau:
+ Đầu tư chuyển đổi các mơ hình sản xuất và tiêu dùng thân thiện với mơi
trường;
+ Đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực địi hỏi hàm lượng chất xám và khoa
học công nghệ cao;
+ Thực hiện “cơng nghiệp hóa sạch” tại các khu cơng nghiệp, cụm công
nghiệp...
+ Phát huy thế mạnh của tỉnh và khắc phục những hạn chế, điểm yếu trong
phát triển kinh tế của tỉnh
Một địa phương muốn phát triển bền vững về xã hội cần đầu tư cho các lĩnh
vực chủ yếu sau:
+ Đầu tư xây dựng các cơng trình phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải
quyết các vấn đề việc làm cho người lao động;
+ Đầu tư phát triển cho giáo dục xây mới các trường học, lớp học đạt tiêu
chuẩn; đầu tư đổi mới chương trình dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy, đội
ngũ giáo viên nhằm nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững;


iv

+ Đầu tư phát triển y tế nâng cấp và mua sắm mới trang thiết bị hiện đại, đầu
tư nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện lao động
cho người dân;
+ Đầu tư xây dựng, quy hoạch các khu đô thị mới văn minh, lịch sự...
Để phát triển bền vững về môi trường một địa phương trong quá trình triển
khai và vận hành khai thác các dự án đầu tư cần đảm bảo những u cầu sau: chống

tình trạng thối hóa đất, sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất; bảo
vệ và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước; khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên khoáng sản; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; giảm ô nhiễm khơng khí
ở các đơ thị và khu cơng nghiệp; quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải
nguy hại; bảo tồn đa dạng sinh học... Ngoài ra, địa phương cũng cần dành một
lượng vốn nhất định cho các cơng trình bảo vệ mơi trường.
Đánh giá tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững của một địa
phương
Tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững của một địa phương về kinh
tế: Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương;
Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; Đầu tư tác động
đến sự phát triển khoa học công nghệ của địa phương.
Tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững của một địa phương về xã
hội: Đầu tư tác động đến nâng cao chất lượng đội ngũ lao động của địa phương;
Đầu tư giúp cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của người dân tại địa phương.
Tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững của một địa phương về môi
trường: Đầu tư giúp bảo tồn các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và bảo vệ môi
trường sống của người dân


v

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỈNH HÀ NAM
GIAI ĐOẠN 2008 – 2014 VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI SỰ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CỦA TỈNH HÀ NAM
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh Hà nam
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Hà Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc, phía Đơng giáp
tỉnh Hưng n và tỉnh Thái Bình, phía Nam giáp tỉnh Nam Định, phía Tây Nam

giáp tỉnh Ninh Bình và phía Tây giáp tỉnh Hịa Bình. Hà Nam là một tỉnh đồng bằng
giáp núi nên địa hình có sự tương phản giữa địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi;
khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm ướt. Thuận lợi
nổi bật nhất của Hà Nam là các mỏ đá vôi rất gần các mỏ sét nên việc phát triển xi
măng khá thuận lợi, không phải chun chở xa. Tài ngun khống sản của Hà Nam
khơng lớn, khơng có những loại tài ngun quan trọng đặc biệt khác với các tỉnh để
tạo cho Hà Nam có khả năng phát triển đột biến.
Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hiện nay, tỉnh Hà Nam đang áp dụng 2 nhóm cơ chế chính sách chủ yếu để
phát triển kinh tế - xã hội. Một là, nhóm cơ chế chính sách chung bao gồm các quy
định của các văn bản pháp luật hiện hành và hai là các quy định riêng của tỉnh. Cơ
cấu dân số tỉnh đang nằm trong “Thời kỳ dân số vàng”, là thời kỳ tỷ trọng dân số
trong độ tuổi lao động cao hơn tỷ trọng dân số phụ thuộc. Nguồn nhân lực phát triển
khá cả về số lượng và chất lượng, đang ở thời kỳ khá thuận lợi cho tăng trưởng
nhanh và phát triển kinh tế - xã hội.
Chiến lược phát triển bền vững của tỉnh Hà Nam đặt ra trước năm 2008
Nâng cao chất lượng tăng trường kinh tế trên cơ sở đổi mới mơ hình tăng
trưởng, gắn với sản xuất và tiêu dùng bền vững, phát triển công nghiệp sạch, đảm
bảo an ninh lương thực và xây dựng nông thôn mới.
Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, trên cơ sở nâng
cao năng suất lao động xã hội, ổn định quy mô dân số và phát triển nhân lực, giảm
nghèo, chăm lo sức khỏe cộng đồng và tăng cường công tác thanh thiếu niên.


vi

Phát triển xã hội hài hịa giữa lợi ích kinh tế với lợi ích mơi trường sinh thái,
để lại cho thế hệ mai sau một môi trường, môi sinh trong sạch.
Thực trạng đầu tư phát triển tỉnh Hà Nam giai đoạn 2008 – 2014
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2008 - 2014 đạt xấp xỉ 77.171 tỷ

đồng, bình quân 10.981 tỷ đồng/năm. Vốn đầu tư phát triển qua các năm đều có xu
hướng tăng. Nguồn vốn từ khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng cao nhất
(chiếm khoảng 46,8%), tiếp đến là nguồn vốn từ khu vực kinh tế ngoài nhà
nước (chiếm khoảng 39,23%), và cuối cùng là nguồn vốn nước ngoài (chiếm
khoảng 13,97%)
Nội dung đầu tư phát triển tỉnh Hà Nam
Nội dung đầu tư phát triển về kinh tế
Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng
dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, trong những
năm qua, cơ cấu đầu tư theo ngành của tỉnh Hà Nam đã có những biến đổi rõ rệt tập
trung vào những lợi thế của tỉnh.
Nội dung đầu tư phát triển về xã hội
Trong giai đoạn 2008 – 2014 tỉnh Hà Nam đạt được những thành tựu đáng kể
về xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, cải thiện chất lượng
dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân và các vấn đề xã hội.
Nội dung đầu tư phát triển về môi trường
Hà Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể về bảo vệ môi trường đất, nước,
khơng khí...
Đánh giá tác động của đầu tư đến sự phát triển tỉnh Hà Nam theo hướng
bền vững
Kết quả đầu tư phát triển tại tỉnh Hà Nam
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) lên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước.
Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp cũng liên tục tăng. Trong đó giá trị tài
sản cố định trong ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến
là giá trị tài sản cố định ngành thương mại – dịch vụ và cuối cùng là ngành nông,
lâm, thủy sản.


vii


Đánh giá tác động của đầu tư tới sự phát triển bền vững của một địa
phương
Đánh giá tác động về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời gian qua tuy khá cao, nhưng vẫn dưới tiềm
năng và chất lượng tăng trưởng chưa cao. Có thể thấy phần nào qua phân tích một
số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng sau đây: Hệ số ICOR của tỉnh Hà Nam
thấp hơn so với trung bình cả nước. Song với mức tăng trưởng và hệ số ICOR có
thể xem kinh tế tỉnh chưa có hiệu quả; Tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP cao trong
nhiều năm, chứng tỏ khả năng duy trì tăng trưởng cao của tỉnh. Song nó cũng chứa
đựng yếu tố mất bền vững khi nền kinh tế theo mơ hình tăng trưởng về chiều rộng
“khát vốn”.
Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tỷ trọng GDP khu vực nông nghiệp và
tỷ trọng lao động của khu vực nông nghiệp giảm.
Năng lực cạnh tranh của tỉnh Hà Nam chưa được cải thiện, mà còn bị tụt hạng
so với 63 tỉnh thành trong cả nước. Sự tụt hạng cho thấy, những nỗ lực nâng cao
năng lực cạnh tranh của tỉnh là chưa nhiều.
Đánh giá tác động về xã hội
Năng suất lao động xã hội của tỉnh đã có chiều hướng tăng đáng kể.
Vấn đề toàn dụng lao động tỉnh Hà Nam đang vào thời kỳ dân số vàng, dân số
vàng trong tỉnh đã gây áp lực đối với phát triển kinh tế.
Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, nhưng mức độ cải thiện chưa đồng
đều
Đánh giá tác động về môi trường
Môi trường sinh thái được chú ý nhiều hơn, nhưng nguy cơ ơ nhiễm vẫn cịn
cao. Sự quan tâm của xã hội đến các vấn đề môi trường trong những năm gần đây
đã có những chuyển biến rất tích cực. Tuy vậy, quản lý mơi trường cịn nhiều bất
cập cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Một số hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư phát triển tỉnh Hà Nam giai
đoạn 2008 – 2014 theo hướng bền vững
Hạn chế: Hoạt động huy động và sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả; Cơ cấu

vốn đầu tư chưa thực sự hợp lý; Công tác quy hoạch, lập quy hoạch còn hạn chế và


viii

chưa có tính đồng bộ; Cơng tác quản lý, thực hiện hoạt động đầu tư còn nhiều hạn
chế và hiệu quả chưa cao; Cơ chế chính sách gây phiền hà cho các nhà đầu tư.
Nguyên nhân: Kế hoạch huy động và sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả;
Năng lực lập quy hoạch của tỉnh cịn yếu vì thiếu các thông số tin cậy cho việc lập
quy hoạch; Cơ chế chính sách cịn chồng chéo; Trình độ, năng lực đội ngũ lao động
chưa cao, không đáp ứng được yêu cầu phát triển
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020
Nhóm giải pháp chung: Hồn thiện cơ chế chính sách, cơng tác quy hoạch
của địa phương; Huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; Tăng cường
hoạt động quản lý đầu tư.
Nhóm giải pháp về kinh tế: Lựa chọn các ngành, lĩnh vực và sản phẩm động
lực để ưu tiên đầu tư; Phát triển các mơ hình kinh tế tiên tiến và hiệu quả cho các
ngành kinh tế; Tăng cường liên kết kinh tế tỉnh Hà Nam với các tỉnh lân cận.
Nhóm giải pháp về xã hội: Phát triển nguồn nhân lực trong toàn tỉnh; Phát
triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, phục vụ tích cực nhiệm vụ chính trị
và đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân.
Nhóm giải pháp về mơi trường: đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao
nhận thức của người nhân về bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý tài nguyên, tăng cường phòng ngừa, xử lý ô nhiễm môi trường.


trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
------------


NGUYN HNG QUN

MT S GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH H NAM

Chuyên ngành: KINH T U T

Ngi hng dn khoa hc: TS NGUYN TH THU H

hà nội, năm 2015


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện cần thiết giúp mỗi nền kinh tế
giải quyết được các mục tiêu kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, tăng trưởng và phát triển
kinh tế như thế nào để giúp nền kinh tế ổn định và bền vững trong tương lai đó là
bài tốn khơng chỉ của quốc gia mà mỗi tỉnh thành, địa phương đều phải chú trọng
và quan tâm. Tăng trưởng kinh tế cao là điều kiện cần thiết để cho mỗi địa phương
thực hiện được mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra như giải quyết vấn đề y tế, giáo dục,
việc làm… cho người dân. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quá nhanh, quá nóng dẫn
đến thường xuyên có những cuộc khủng hoảng kinh tế, các nguồn tài nguyên sẵn có
dần bị cạn kiệt… Đây là vấn đề rất được quan tâm ở các quốc gia hiện nay.
Phát triển bền vững là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ của thế giới và
cũng là một mục tiêu hàng đầu trong phát triển ở Việt Nam hiện nay. Tỉnh Hà Nam
cũng khơng nằm ngồi xu hướng chung của đất nước cũng như toàn thế giới. Từ khi

tái lập tỉnh đến nay, Hà Nam đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế và tiến
bộ xã hội đáng ghi nhận. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hà Nam lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2010-2015 đã nhận định “Công nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp phát triển, đạt tốc độ tăng trưởng cao, có chuyển biến về cơ cấu sản
xuất, về quy mô và chất lượng. Sản xuất nơng nghiệp vượt qua nhiều khó khăn về
thời tiết và dịch bệnh, giành thắng lợi khá toàn diện, xây dựng mơ hình nơng thơn
mới triển khai bước đầu đạt hiệu quả. Thương mại, du lịch phát triển đa dạng cả về
quy mô, ngành nghề. Tuy nhiên, môi trường phải chịu một áp lực rất lớn do tăng
dân số, tiêu thụ quá mức các loại tài nguyên; ô nhiễm nguồn nước, khơng khí, đa
dạng sinh học giảm và khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng”.
Tăng trưởng nhanh và bền vững là một trong những quan điểm xuyên suốt của
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, đã được Đại hội Đảng
tồn quốc lần thứ XI thơng qua. Ngày 12 tháng 4 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 432/QĐ - TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát
triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đối với tỉnh Hà Nam, đây là một
trong những căn cứ để đưa ra những kế hoạch, quyết định về đầu tư nhằm phát
triển bền vững.



×