Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện đồng hỷ tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 121 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  





HOÀNG ANH ĐỨC




¬

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN





LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP













Thái Nguyên, năm 2010



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

  





HOÀNG ANH ĐỨC

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN
PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT TẠI HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN



Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Thu Hà







Thái Nguyên, năm 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
MỤC LỤC

Lời nói đầu
Trang


Đặt vấn đề
1
Chƣơng 1
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3
1.1
Tình hình nghiên cứu trên thế giới
3
1.2
Tình hình nghiên cứu trong nước
4
Chƣơng 2
Mục tiêu, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
11
2.1
Mục tiêu nghiên cứu
11
2.1.1
Mục tiêu chung
11
2.1.2
Mục tiêu cụ thể
11
2.2
Đối tượng nghiên cứu
11
2.3
Giới hạn nghiên cứu
11

2.4
Nội dung nghiên cứu
11
2.5
Phương pháp nghiên cứu
12
2.5.1
Cách tiếp cận và quan điểm của đề tài nghiên cứu
12
2.5.2
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
13
2.5.3
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
16
Chƣơng 3
Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực
nghiên cứu
20
3.1
Điều kiện tự nhiên
20
3.1.1
Vị trí địa lý
20
3.1.2
Địa hình
21
3.1.3
Khí hậu, thuỷ văn

21
3.1.4
Thổ nhưỡng
25
3.2
Kinh tế xã hội
26
Chƣơng 4
Kết quả và thảo luận
28
4.1
Tìm hiểu hiện trạng trồng rừng tại huyện Đồng Hỷ
28
4.1.1
Quá trình phát triển trồng rừng ở huyện Đồng Hỷ
28
4.1.2
Một số đặc điểm về rừng trồng trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ
29
4.2
Tổng kết và đánh giá các mô hình trồng rừng đã có ở
huyện Đồng Hỷ
36
4.2.1
Các loại mô hình trồng rừng đã có ở huyện Đồng Hỷ
36
4.2.2
Đánh giá các biện pháp gây trồng
40

4.2.3
Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây trồng
42
4.2.4
Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường
44

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
4.2.4.1
Hiệu quả kinh tế
44
4.2.4.2
Hiệu quả xã hội
48
4.2.4.3
Hiệu quả về mặt môi trường
51
4.3
Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách và thị trường
tới phát triển trồng rừng ở huyện Đồng Hỷ
53
4.3.1
Ảnh Hưởng Của các chính sách đã có tới phát triển
trồng rừng
53
4.3.1.1
Phân tích hệ thống các chính sách đã có liên quan đến

trồng rừng
53
4.3.1.2
Nhận xét và thảo luận chung về các chính sách
61
4.3.2
Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát
triển trồng rừng ở huyện Đồng Hỷ
64
4.3.2.1
Đặc điểm chung về thị trường lâm sản rừng trồng huyện
Đồng Hỷ
64
4.3.2.2
Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường
67
4.3.2.3
Tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất ở huyện Đồng hỷ
68
4.3.2.4
Kết quả điều tra khoả sát một số đơn vị chế biến lâm sản
và sử dụng nguyên liệu gỗ rừng trồng huyện Đồng Hỷ
72
4.4
Đề xuất một số giải pháp phát triển trồng rừng sản
xuất ở huyện Đồng Hỷ
73
4.4.1
Những cơ hội phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện
Đồng Hỷ

73
4.4.2
Những thách thức đối với phát triển trồng rừng huyện
Đồng Hỷ
74
4.4.3
Đề xuất một số giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất
ở huyện Đồng Hỷ
75
4.4.3.1
Những quan điểm và định hướng chung
75
4.4.3.2
Các giải pháp cụ thể
76
Chƣơng 5
Kết luận và kiến nghị
81
5.1
Kết luận
81
5.2
Tồn tại
83
5.3
Kiến nghị
83

Tài liệu tham khảo



Phụ biểu





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học lâm nghiệp, khoá học 2006
-2009, được sự nhất trí của trường đại học nông lâm Thái Nguyên, khoa sau
đại học trường đại học Nông lâm Thái Nguyên tôi đã tiến hành thực hiện luận
văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển
trồng rừng sản xuất tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”
Để hoàn thành bản luận văn này trong suốt thời gian thực hiện đề tài tôi
đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các bạn đồng
nghiệp, đặc biệt là sự chỉ bảo hướng dẫn chu đáo của TS. Trần Thị Thu Hà
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ và chuyên viên UBND huyện
Đồng Hỷ, đặc biệt là phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đồng
Hỷ, các cán bộ và các hộ gia đình của xã Hợp Tiến, Cây Thị, Khe Mo, Văn
Hán, Hoà Bình, Quang Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
thời gian thực tập tốt nghiệp
Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về tất cả sự giúp
đỡ quý báu đó. Do hạn chế về mặt thời gian và điều kiện nghiên cứu cũng như
năng lực bản thân, nên luận văn của tôi chắc chắn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các
thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!


Tác giả






Hoàng Anh Đức


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều thập kỷ qua, do canh tác nương rẫy, chiến tranh tàn phá và
khai thác quá mức đã làm giảm diện tích rừng Việt Nam từ 43% năm 1943
xuống còn 28% năm 1995 [1]. Rừng và sản phẩm từ rừng đóng một vai trò
quan trọng trong đời sống con người, đặc biệt là vùng nông thôn miền núi.
Rừng cung cấp vật liệu cho đời sống hàng ngày cũng như cung cấp nguyên
liệu, vật liệu cho các nhà máy chế biến, ngoài ra còn giúp con người nâng cao
nguồn thu nhập và chống lại sự thoái hoá của môi trường.
Hội nhập phát triển kinh tế trong khu vực và thế giới, trong thập kỷ vừa
qua, Việt Nam đã đạt được một mức tăng trưởng kinh tế đáng kể. Trong đó
lâm nghiệp Việt Nam với các hoạt động quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng
rừng đã có những đóng góp trong việc cải thiện môi trường sinh thái gắn với
xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo tồn đa

dạng sinh học.
Tuy nhiên nhằm bảo vệ 12,6 triệu ha rừng hiện có, khắc phục tình trạng
suy thoái của rừng để góp phần tăng độ che phủ của rừng trên toàn quốc lên
43 %, Định hướng phát triển Lâm nghiệp quốc gia đến 2020 đã quan tâm việc
tiếp tục phát triển vốn rừng tập trung vào hình thành vùng nguyên liệu, giảm
áp lực khai thác gỗ rừng tự nhiên hàng năm, tiến đến đóng cửa rừng tự nhiên
và tăng cường khai thác từ rừng trồng.
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhu cầu gỗ
của Việt Nam đến năm 2010 khoảng 9,35 triệu m
3
. Tuy nhiên do việc đóng
của rừng mà lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên chỉ đạt 300.000m
3
/năm [1].
Lượng gỗ thiếu sẽ được bù đắp từ việc khác thác rừng trồng hoặc nhập khẩu.
Ví dụ, những năm gần đây phải nhập khẩu bột giấy trị giá 500 - 600 triệu
USD mỗi năm, trong khi Việt nam có đất đai, có lao động, có kỹ thuật v.v…
nhưng lại không đáp ứng được nguyên liệu cho nhà máy sản xuất giấy. Để có
đủ nguyên liệu trong nước, Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích các chủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
rừng, các doanh nghiệp, người dân tập trung vào trồng rừng sản xuất để bán
nguyên liệu.
Nhằm gia tăng tỷ lệ che phủ của rừng toàn quốc đạt 43%, chương trình
trồng mới 5 triệu ha rừng của chính phủ đang được thực hiện. Đồng thời việc
áp dụng những tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong trồng rừng cũng được chú
trọng nhằm nâng cao sản lượng rừng. Các loài mọc nhanh như Bạch đàn và

Keo được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 [10],[19]. Ngày nay, Bạch
đàn và Keo được coi như là những loài cây có triển vọng trong các chương
trình trồng rừng, cho dù việc trồng Bạch đàn đã gây ra một số tranh cãi vệ
việc gây thoái hoá đất [2]. Hiện tại, diện tích rừng trồng Keo và Bạch đàn đạt
khoảng 576.000ha [16] và chiếm khoảng 46% tổng diện tích rừng trồng tại
Việt Nam [13], [14].
Đồng Hỷ là một huyện của tỉnh Thái Nguyên nơi có nhiều diện tích rừng
trồng được xây dựng trong thời gian qua. Tại đây các mô hình rừng trồng
thuộc đối tượng rừng sản xuất cũng đã hình thành và khá đa dạng, trong đó
đặc biệt chú ý tới các mô hình do Công ty Ván dăm Thái Nguyên quy hoạch
và triển khai thực hiện ở nhiều điểm khác biệt, thu hút được nhiều hộ dân
tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng, góp phần xóa đói, giảm
nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội của huyện. Đây cũng là huyện có nhiều
bài học và kinh nghiệm thực tiễn trong việc tổ chức trồng rừng thuộc rừng sản
xuất. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình khoa học có hệ thống
đánh giá về các mô hình rừng trồng ở huyện Đồng Hỷ. Việc đánh giá kết quả
trồng rừng đặc biệt đối tượng là rừng sản xuất nhằm rút ra các kinh nghiệm,
lựa chọn được những mô hình có triển vọng cho phát triển rừng trồng có giá
trị kinh tế cao ở huyện Đồng Hỷ là rất cần thiết. Đây chính là lý do chúng tôi
tiến hành lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu
góp phần phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Để nâng cao sản xuất và duy trì tính ổn định, bền vững của rừng trồng,

các nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đã tập trung nghiên cứu, tuyển
chọn tập đoàn cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện lập địa, các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh, phân vùng sinh thái, tăng trưởng, sản lượng, sâu bệnh Có
thể nói cho đến hôm nay cơ sở khoa học cho việc phát triển trồng rừng ở các
nước phát triển đã được hoàn thiện tương đối ổn định và đi vào phục vụ cho
việc sản xuất lâm nghiệp trong những năm qua.
* Về nghiên cứu giống cây rừng:
Thành công của công tác trồng rừng sản xuất trước hết phải kể đến công
tác giống cây trồng. Có thể nói đây là một trong những lĩnh vực nghiên cứu
mang tính đột phá và đã thu được những thành tựu đáng kể. Theo Eldridge
(1993) các chương trình chọn giống đã bắt đầu ở nhiều nước và tập trung cho
nhiều loài cây mọc nhanh khác nhau, trong đó có Bạch Đàn. Điển hình như
Úc vào những năm 1970 – 1973 đã chọn được 160 cây trội cho loài E.
Regnans và 170 cây trội có thân hình thẳng đẹp và tỉa cành tự nhiên tốt [29].
Nhờ những công trình nghiên cứu đó họ đã có những giống mới cho năng suất
cao gấp 2-3 lần các loại giống cũ. Ngoài Bạch Đàn ra trong những năm qua
các công trình nghiên cứu về giống cũng đã tập trung vào các loài cây trồng
rừng công nghiệp khác như Keo.
* Về lâm sinh:
Bên cạnh công tác giống cây trồng thì các biện pháp kỹ thuật gây
trồng , chăm sóc và nuôi dưỡng cũng đã được quan tâm nghiên cứu. Một số
tác giả khi nghiên cứu tính bền vững của rừng trồng đã quan tâm đến cấu trúc
tầng tán của rừng hỗn loài [30]. Matthew đã nghiên cứu xây dựng mô hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
rừng trồng hỗn loài giữa cây gỗ và cây họ Đậu. Vấn đề giải quyết đời sống
trước mắt của người dân tham gia phát triển trồng rừng sản xuất cũng được

nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu. Theo Bradford (2002) ở Fuji người ta
trồng một số loài tre luồng trên đồi vừa để bảo vệ đất và phát triển kinh tế cho
các hộ gia đình nghèo, tương tự ở Indonesia người ta đã áp dụng phương thức
nông lâm kết hợp với cây Tếch đây là một trong những hướng đi rất phù hợp
với đất vùng đồi núi ở một số nước Đông Nam Á [28].
* Về kinh tế và chính sách:
Muốn duy trì được tính ổn định, bền vững của rừng thì công tác trồng
rừng phải đạt được hiệu quả kinh tế, sản phẩm rừng trồng phải có thị trường
tiêu thụ, các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ phải phục vụ được mục tiêu trước
mắt và lâu dài của người dân, phương thức canh tác phải gần với kiến thức
bản địa và được người dân dễ áp dụng.
Đối với các chính sách khuyến khích trồng rừng thì cũng được nhiều các
nhà nghiên cứu quan tâm như Narong Mahannop (năm 2004) ở Thái Lan các
tác giả cho biết ở các nước Đông Nam Á các vấn đề được xem là quan trọng,
khuyến khích người dân tham gia trồng rừng là: Quy định rõ ràng về quyền sử
dụng đất; Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ rừng trồng; Nâng cao hiểu biết
và nắm bắt kỹ thuật của người dân [31] .
1.2.Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Trong nhiều năm qua cùng với sự đổi mới của đất nước, nghành lâm
nghiệp đã có những bước chuyển biến trên nhiều lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực
phát triển rừng trồng. Nhiều các chương trình, dự án về trồng rừng đã được
thực hiện trên phạm vi cả nước, nhiều mô hình rừng trồng sản xuất có quy mô
được thiết lập, các biện pháp kỹ thuật được đúc rút và xây dựng thành quy
trình, quy phạm để áp dụng vào công tác trồng rừng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
* Trong công tác giống cây trồng:

Công tác giống cây trồng lâm nghiệp đã có những bước nghiên cứu đột
phá trong thời gian qua. Một số nhà khoa học đã đi đầu trong công tác này
phải kể đến như: Lê Đình Khả [7] ; Nguyễn Hoàng Nghĩa [12] ; Hà Huy
Thịnh [5] …đã nghiên cứu tuyển chọn các xuất xứ giống Keo lai tự nhiên,
Bạch Đàn và lai giống nhân tạo giữa các loài Keo kết quả đã chọn và tạo ra
được các dòng lai có sức sinh trưởng gấp 1,5 đến 2,5 lần các loài cây bố mẹ,
năng xuất rừng trồng ở một số vùng đạt từ 20 – 30m
3
/ha/năm.
Từ những năm 1986 đến nay tập đoàn cây trồng rừng đã đa dạng hơn và
đã phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là việc tìm kiếm các cây
bản địa được chú trọng hàng đầu nhằm phục vụ cho các chương trình, dự án
phát triển lâm nghiệp ví dụ như: Dự án 327 và chương trình 661 của quốc gia.
* Về biện pháp và kỹ thuật gây trồng:
Trước đây các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung váo các nghiên
cứu một số ít các loài cây như Bạch đàn liễu, Thông, Mỡ… thì gần đây cùng
với sự tiến bộ về nghiên cứu giống cây rừng chúng ta tập trung nhiều vào các
loài cây như: Keo lai, Keo tai tượng, thông Caribe…có thể kể đến các công
trình nghiên cứu của Hoàng Xuân Tý và các cộng sự (1996) về nâng cao công
nghệ thâm canh rừng trồng Bồ đề, Bạch đàn, Keo và sử dụng cây họ Đậu để
cải tạo đất và nâng cao sản lượng rừng [6]; Phạm Thế Dũng (1998) về nghiên
cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học để xây dựng mô hình trồng
rừng năng xuất cao làm nguyên liệu giấy, dăm [17]; Nguyễn Hoàng Nghĩa
(1997) đã đưa ra nghịch lý cơ bản về cây bản địa trong đó nêu rõ những thuận
lợi khó khăn khi đưa ra cây bản địa vào trồng rừng ở nước ta [11]. Từ những
kết quả nghiên cứu trên nhiều các quy trình, quy phạm và các hướng dẫn kỹ
thuật trồng cây đã được ban hành và áp dụng trồng rừng thành công ở nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



11
nơi đã góp phần vào công tác phát triển rừng đem lại giá trị kinh tế cao trong
những năm qua.
* Các nghiên cứu về kinh tế - chính sách phát triển trồng rừng kinh tế:
Từ khi đổi mới chiến lược phát triển kinh tế lâm nghiệp Việt Nam, Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách về đất đai như: Nghị định 01, Nghị định
02, Nghị định 163 về việc giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp. Các chính
sách về đầu tư tín dụng như: Khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định
43/1999/NĐ-CP, Nghị định 50/1999/NĐ-CP. Nhìn chung các chính sách trên
đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp đặc biệt là trồng rừng
kinh tế.
Nhà nước đã tiến hành quy hoạch lâm phận trong phạm vi cả nước và
các địa phương, phân chia rừng theo mục đích sử dụng. Đã tiến hành giao đất
giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, các cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp. Từng bước thực hiện mỗi mảnh đất mỗi khu rừng
đều có chủ cụ thể và hướng tới xã hội hóa nghề rừng. Chính sách giao khoán
rừng và đất lâm nghiệp đã thu hút mọi nguồn nhân lực, vật lực để cùng kinh
doanh có hiệu quả trên mảnh đất được giao.
Nghiên cứu về kinh tế và chính sách phát triển trồng rừng kinh tế ở Việt
Nam trong thời gian gần đây cũng đã được quan tâm nhiều hơn song cũng chỉ
tập chung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của
cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp, và một số nghiên cứu nhỏ về thị trường.
Một số nghiên cứu có thể kể đến như:
Đỗ Doãn Triệu (1993) đã nghiên cứu xây dựng một số luận cứ khoa học
và thực tiễn góp phần hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư nước
ngoài vào trồng rừng nguyên liệu công nghiệp [3]. Vũ Long (2000) đề tài
nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất sau khi giao và khoán đất lâm nghiệp ở
các tỉnh miền núi phía Bắc [21]. Đỗ Đình Sâm và Lê Quang Trung (2003) về


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở Việt Nam [4] . Phạm Xuân
Phương 2003) đã rà soát các chính sách liên quan đến rừng như: chính sách
về tín dụng, chính sách về đất đai, và chỉ rõ các chủ trương, chính sách rất kịp
thời và có ý nghĩa nhưng trong quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều
vấn đề bất cập. Tác giả cũng đã định hướng được các chính sách để có quy
hoạch tổng thể cho vùng trồng rừng nguyên liệu, chủ rừng có thể vay vốn
trồng rừng đảm bảo có lợi nhuận đảm bảo rừng được trồng với tập đoàn giống
tốt [18]. Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân và Phạm Quang Minh
(2003) đã cho thấy thực trạng trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp
chế biến gỗ và lâm sản trong thời gian qua đã thu được một số kết quả đáng
kể nhưng cũng còn nhiều vấn đề cần giải quyết như: Diện tích rừng trồng sản
xuất hàng năm mới chỉ đạt 50% kế hoạch, các cơ sở chế biến còn xa vùng
nguyên liệu, các chính sách thiếu đồng bộ [15].
Một số nghiên cứu khác như: Quách Đại Ninh (2003) về Tác động của
chính sách giao đất lâm nghiệp tới quá trình phát triển kinh tế hộ gia đình làm
cơ sở đề xuất giải pháp phát triển kinh tế xã hội tại xã Bắc An, huyện Chí
Linh, tỉnh Hải Dương [22]; Bùi Thị Kim Phương (2002) về nghiên cứu ảnh
hưởng của công tác giao đất khoán rừng đến việc sử dụng đất lâm nghiệp làm
cơ sở đề xuát các giải pháp quản lý tài nguyên rừng bền vững tại xã Trường
sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh hòa Bình [23]; Nguyên Hoàng Oanh (2006) về
đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
[24]; Đoàn Hoài Nam (1996) về bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế - Sinh
thái của một số mô hình rừng trồng tại Yên Hương, Hàm Yên, Tuyên Quang.
[25]; Lê Thị Mai Hoa (2004) về các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất
có hiệu quả kinh tế và bền vững ở tỉnh Hòa Bình [26]; và Phạm Mạnh Hà
(2004) về hiệu quả của một số mô hình rừng trồng phổ biến ở xã Hương Phú,

huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế [27].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
Nhìn chung các nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề kinh tế chính
sách phát triển lâm nghiệp hiện nay và các hệ thống biện pháp kỹ thuật gây
trồng nhiều loài cây trên nhiều vùng sinh thái. Tuy nhiên các nghiên cứu tập
trung vào việc xây dựng mô hình trồng rừng có hiệu quả và bền vững phù hợp
với từng điều kiện lập địa cụ thể còn hạn chế. Việc chọn loài cây trồng, xây
dựng hệ thống biện pháp kỹ thuật trồng rừng hợp lý, có thị trường tiêu thụ sản
phẩm và được người dân chấp nhận, bảo vệ được môi trường sinh thái, dự báo
được sản lượng cho từng chu kỳ kinh doanh là những vấn đề cần được đặt ra
nghiên cứu. Có như vậy mới giải quyết được yêu cầu hiệu quả bền vững,
đồng thời cũng là nguyện vọng của người dân tham gia trồng rừng kinh tế.
* Về phân cấp 3 loại rừng và quy hoạch vùng trồng rừng:
Trong những năm gần đây công tác quy hoạch và phân chia lập địa cho
trồng rừng nguyên liệu cũng đã được quan tâm nghiên cứu và chú trọng hơn.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này tiêu biểu như:
Công trình nghiên cứu của Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm và các cộng sự
(2001) đã nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa vi mô cho rừng
trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam với các chỉ tiêu đá mẹ
và loại đất; độ dốc; độ dày tầng đất; thảm thực vật và chỉ thị [8] . Kết quả đã
xác định được các loài cây trồng rừng chính theo thứ tự ưu tiên cho từng
nhóm dạng lập địa ở nhiều vùng khác nhau đây là cơ sở quan trọng cho việc
phát triển trồng rừng kinh tế có hiệu quả và ổn định.
* Về vấn đề thị trường lâm sản rừng trồng kinh tế:
Bên cạnh những nghiên cứu về giống, kỹ thuật lâm sinh, kinh tế, chính
sách, thì việc nghiên cứu thị trường lâm sản cũng có nhiều tác giả quan tâm

điển hình như:
Võ Đại Hải (2004) khi tiến hành nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng
trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc cho biết sản phẩm rừng trồng gồm có gỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
và lâm sản ngoài gỗ [20]. Tác giả đã chỉ ra các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng
sản xuất và lâm sản ngoài gỗ cho thấy để phát triển thị trường lâm sản rừng
trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản và hình thành được phương
thức liên doanh, liên kết giữa người dân và công ty sản xuất và chế biến lâm
sản.
Ngô Văn Hải (2004) đã nghiên cứu về yếu tố đầu vào và đầu ra trong sản
xuất nông lâm sản hàng hóa ở miền núi phía Bắc [9]. Tác giả đã phân tích
những lợi thế, bất lợi và hiệu quả của sản xuất nông sản hàng hóa ở miền núi.
Nhìn chung qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
tới đề tài nghiên cứu cho thấy trên thế giới các công trình nghiên cứu được
triển khai tương đối toàn diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ kỹ
thuật cho tới kinh tế chính sách - xã hội. Nhờ những kết quả nghiên cứu này
mà công tác trồng rừng kinh tế ở các nước phát triển đã đi vào sản xuất ổn
định từ nhiều năm nay. Trong khi đó ở Việt Nam nghiên cứu phát triển trồng
rừng mới thực sự được quan tâm chú ý trong những năm gần đây nhất là khi
Nhà nước ta đã có chủ trương phát triển các nhà máy nguyên liệu và các nhà
máy công nghiệp chế biến lâm sản khác. Các công trình nghiên cứu tập trung
vào chọn, tạo giống có năng suất và chất lượng cao, biện pháp và kỹ thuật gây
trồng, điều kiện lập địa, cơ chế chính sách. Nhờ vậy mà công tác trồng rừng
kinh tế trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy
vậy các công trình nghiên cứu về thị trường, chính sách và công nghệ chế
biến lâm sản còn ít, chưa bắt nhịp được với yêu cầu của thực tiễn.

Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua đã chú trọng
tới phát triển trồng rừng đặc biệt trên đất rừng sản xuất, đã có quy hoạch vùng
nguyên liệu, nhiều mô hình đã được xây dựng các mô hình này đã thu hút
được người dân địa phương tham gia. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu về
rừng trồng kinh tế trên địa bàn chưa nhiều, các hoạt động thực tiễn chủ yếu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
dựa vào kinh nghiệm và đang ở trong giai đoạn đầu, nhiều mô hình đã được
xây dựng nhưng chưa được đánh giá và tổng kết, các chính sách về đất đai, thị
trường, đầu tư còn nhiều bất cập, chưa có các giải pháp tổng hợp để phát
triển. Vì vậy đề tài nghiên cứu này đạt ra là cần thiết và có ý nghĩa đối với sự
phát triển trồng rừng kinh tế của địa phương.

















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
Chƣơng 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1.Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển rừng
trồng sản xuất tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
2.2.2.Mục tiêu cụ thể
- Phát hiện được điểm mạnh và điểm yếu về hiện trạng rừng trồng sản
xuất của huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định một số giải pháp quan trọng để phát triển rừng trồng sản xuất
tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất
2.3. Giới hạn nghiên cứu
* Về địa điểm nghiên cứu
- Đề tài tiến hành ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
* Về nội dung nghiên cứu
- Chỉ tập trung vào các mô hình rừng trồng sản xuất tập trung ở một số
khu vực điển hình và trọng điểm.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1.Tìm hiểu về hiện trạng rừng trồng ở huyện Đồng Hỷ
- Quá trình phát triển rừng trồng ở huyện Đồng Hỷ
- Một số đặc điểm chung về rừng trồng ở huyện Đồng Hỷ.
2.4.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng đã có ở huyện Đồng
Hỷ

2.4.3. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới rừng trồng ở
huyện Đồng Hỷ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
- Ảnh hưởng của các chính sách đã có tới rừng trồng.
- Thị trường lâm sản rừng trồng ở huyện Đồng Hỷ.
2.4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển rừng trồng ở huyện
Đồng Hỷ
- Những cơ hội và thách thức đối với phát triển rừng trồng trên địa bàn
huyên Đồng Hỷ.
- Đề xuất các giải pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Cách tiếp cận và quan điểm của đề tài nghiên cứu
Tính hiệu quả của rừng trồng được xem xét trong đề tài chủ yếu về
mặt kinh tế. Tuy nhiên trên quan điểm phát triển bền vững và ổn định rừng
trồng và các giải pháp đưa ra còn phải đáp ứng được cả yêu cầu về mặt xã
hội và môi trường. Như vậy để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của rừng
trồng trước hết cần phải xem xét các nhu cầu của thị trường để đặt ra các mục
tiêu trồng rừng cho phù hợp . Từ những mục tiêu này sẽ đưa ra các giải pháp
cần thiết như: loài cây, biện pháp gây trồng, các biện pháp lâm sinh, tổ chức
thực hiện trong phạm vi đề tài này rừng trồng được xem xét trên cả hai
phương diện đó là:
- Rừng trồng giải quyết các vấn đề kinh tế hộ gia đình của người dân
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên đây là những mô hình rừng trồng với quy
mô nhỏ
- Rừng trồng tập trung cung cấp nguyên liệu cho nhà máy Ván Dăm
Thái Nguyên với quy mô lớn và vừa.

Để thúc đẩy và phát triển trồng rừng có hiệu quả và mang tính bền
vững trên địa bàn Thái Nguyên quan điểm và cách tiếp cận của đề tài nghiên
cứu là: tổng hợp, nhiều chuyên môn và có sự tham gia của cộng đồng người
dân trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên. Cũng do đặc thù huyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
Đồng Hỷ là một huyện miền núi có địa hình phức tạp, diện tích lớn so với các
huyện khác trong tỉnh, đặc điểm tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội có sự khác
nhau, cho nên phương hướng giải quyết vấn đề sẽ cho từng nơi cụ thể.
Các bước tiến hành cụ thể qua sơ đồ sau:

























2.5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2. 5.2.1. Phương pháp tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng ở
huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA, trong đó công
cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn người cấp tin chính, đặc biệt chú trọng
Thu thập và
phân tích các tài liệu
đã có sẵn
Tiến hành điều tra
khảo sát
Nghiên cứu, xem xét,
phân loại và lựa chọn
địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh
giá các mô hình đã
có trên địa bàn
Nghiên cứu các nội
dung và ảnh hƣởng của
các chính sách, thị
trƣờng
Phân tích và xử lý
các số liệu thu thập
đƣợc

Đề xuất các giải
pháp phát triển
rừng trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19
tới cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông khuyến lâm, cán bộ khuyến nông xã
phụ trách nông lâm nghiệp, cán bộ trạm kiểm lâm các xã, cán bộ hạt kiểm lâm
huyện, cán bộ phòng NN & PTNT huyện, cán bộ công nhân viên công ty Ván
Dăm Thái Nguyên. Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
- Các dự án đầu tư phát triển trồng rừng trên địa bàn tỉnh, gồm: nguồn
vốn, thời gian, địa điểm, mục tiêu, kết quả.
- Tình hình thực hiện các chính sách phát triển lâm nghiệp của Nhà
nước
- Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong việc xây dựng và phát triển
rừng.
Trên cơ sở kết quả làm việc đó sẽ chọn một số nơi để khảo sát và đánh
giá trên thực địa.
2.5.2.2. Phương pháp điều tra tổng kết các mô hình và thu thập số
liệu
Phỏng vấn cán bộ phòng NN & PTNT huyện, trạm khuyến nông
huyện, trạm kiểm lâm huyện, để nắm được tình hình chung về rừng trồng của
huyện và thu thập số liệu có liên quan.
Phương pháp điều tra tổng kết các mô hình rừng trồng được tiến hành
theo tuyến trên cơ sở kết quả làm việc với chính quyền địa phương. Nội dung
này được tiến hành theo 2 bước:
- Điều tra khảo sát tổng thể để nắm được các đặc điểm chung trên cơ
sở đó tiến hành phân loại đối tượng và lựa chọn các điểm điều tra chi tiết tiếp

theo.
- Trên cơ sở kết quả thu được ở bước 1 tiến hành điều tra đánh giá chi
tiết. Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây:
+ Các mô hình sản xuất rừng trồng đã có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


20
+ Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng, các loài, giống cây trồng đã sử
dụng
+ Các chính sách, thị trường ảnh hưởng tới phát triển trồng rừng trên
địa bàn huyện
- Tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên một số mô hình để đo đếm các số liệu
cần thiết. Dùng phương pháp bố trí các ô tiêu chuẩn (diện tích OTC là
500m
2
). Diện tích điều tra phải bằng 3-5% tổng diện tích. Thu thập các số liệu
về đường kính, chiều cao, chiều cao dưới cành, đường kính tán, theo mẫu biểu
dưới đây
Phiếu điều tra rừng trồng
ÔTC: Địa điểm
Loài cây: Tuổi:
Điều kiện lập địa: Hướng phơi: Độ dốc:
Ngày điều tra: Người điều tra
TT
D1.3
Hvn
Hdc
Dt

Tình hinh sinh trƣởng
Ghi chú





Tốt
TB
Xấu



















2.5.2.3. Phương pháp điều tra, đánh giá thị trường gỗ rừng trồng

và các chính sách liên quan
- Các vấn đề về thị trường cần xem xét như:
+ Giá cả thị trường gỗ rừng trồng
+ Nguồn nguyên liệu gỗ trên địa bàn trong đó bao gồm: loại gỗ và
khối lượng
+ Các kênh tiêu thụ gỗ rừng trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


21
+ Sự phát triển của các cơ sở chế biến gỗ trong phạm vi toàn huyện:
tiến hành khảo sát một số cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn
- Các vấn đề liên quan đến chính sách như:
+ Tình hình giao đất
+ Chính sách đất đai
+ Chính sách vay vốn, tín dụng
+ Chính sách khuyến khích phát triển lâm nghiệp
Đánh giá tình hình thực hiện chính sách được kết hợp các nội dung
nghiên cứu trên đây và phỏng vấn các hộ dân.
2.5.2.4. Phƣơng pháp đề xuất một số giải pháp phát triển trồng rừng
có hiệu quả kinh tế tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên
Căn cứ của việc đề xuất là tình hình thực tế trồng rừng hiện nay và
điều kiện cụ thể của địa phương từ đó sẽ xem xét những thách thức và các cơ
hội, những khó khăn và tiềm năng, thế mạnh về phát triển trồng rừng trên địa
bàn để đưa ra các giải pháp hợp lý.










2.5.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được sẽ được tính toán và xử lý trên phần mềm
Excel.
Thách thức
Cơ hội




Thực
trạng




Giải
pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


22
- Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình rừng trồng
Sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá và phân tích kinh tế:
+ Giá trị hiện tại lợi nhuận dòng : NPV (Net present value)

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm
của các hoạt động sản xuất trong các mô hình rừng trồng, sau khi đã triết khấu
để quy về thời điểm hiện tại.
n Bt - Ct
(I) NPV = ∑
t=0 (1+r)

Trong đó:

NPV- Là giá trị hiện tại của lợi nhuận dòng (đồng)
Bt- Là giá trị thu nhập ở năm t (đồng)
Ct- Là giá trị chi phí ở năm t (đồng)
t- Là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
n
∑ : Là tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận dòng từ năm 0 đến năm t
t = 0
Giá trị hiện tại lợi nhuận dòng (NPV) là phương pháp dùng để đánh
giá hiệu quả các mô hình rừng trồng có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau,
mô hình rừng trồng nào có giá trị hiện tại lợi nhuận dòng cao thì hiệu quả sẽ
lớn hơn. Chỉ tiêu này thể hiện được quy mô lợi nhuận dòng về mặt số lượng,
nếu giá trị hiện tại của lợi nhuận dòng > 0 thì mô hình rừng trồng đó có hiệu
quả và nếu chỉ tiêu giá trị hiện tại lợi nhuận dòng < 0 thì mô hình rừng trồng
đó không hiệu quả. Chỉ tiêu giá trị hiện tại của lợi nhuận dòng nói lên được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


23
mức độ của các chi phí đạt được giá trị hiện tại của lợi nhuận dòng nhưng
không biết được mức độ đầu tư.

+ Tỷ xuất thu nhập và chi phí : BCR (Benefits to Cost Ratio)
Tỷ xuất thu nhập và chi phí BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, chỉ tiêu này
phản ánh mức độ đầu t và mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

n Ct

t=0 (1+r)
t

BPV
(II) BCR = =
n Bt CPV

t=0 (1+r)
t


Trong đó:
BCR- Là tỷ xuất giữa lợi nhuận và chi phí (đồng/đồng)
BPV- Là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
CPV- Là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
Chỉ tiêu tỷ xuất thu nhập và chi phí BCR nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư
cho các mô hình rừng trồng , nếu mô hình rừng trồng nào có chỉ tiêu tỷ xuất
thu nhập và chi phí BCR > 1 thì mô hình đó có hiệu quả kinh tế. chỉ tiêu này
càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Nếu tỷ xuất thu nhập và chi phí BCR<
1 thì mô hình có hiệu quả kinh tế thấp.
+ Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ: IRR (Internal Rate of Return)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



24
Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi
vốn. Tỷ lệ thu hồi vốn IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho giá
trị hiện tại lợi nhuận dòng NPV = 0 có nghĩa là:

n Bt - Ct
(III) ∑ = 0 thì r = IRR
t=0 (1+r)
t


Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR được tính theo(%), được dùng để đánh
giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có tỷ lệ thu hồi vốn IRR lớn thì có hiệu quả
kinh tế cao và ngược lại.
Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 7,5%/năm





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


25
Chƣơng 3: TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Đồng Hỷ là huyện miền núi phía nằm về Đông Bắc của tỉnh Thái
Nguyên. Tổng diện tích tự nhiên 45.774,98 ha, phía Đông giáp tỉnh Bắc

Giang, phía Tây giáp huyện Phú Lương, phía Nam giáp thành phố Thái
Nguyên và huyện Phú Bình, phía Bắc giáp huyện Võ Nhai.


Bản đồ 3.1: Bản đồ hành chính huyện Đồng Hỷ

×