Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Liên kết dọc giữa tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước ở việt nam nghiên cứu trường hợp samsung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.31 KB, 118 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THU HÀ

LIÊN KẾT DỌC GIỮA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA
VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SAMSUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI, NĂM 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

NGUYỄN THU HÀ

LIÊN KẾT DỌC GIỮA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA VÀ
DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SAMSUNG

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ QUANG CẢNH

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan bản luận văn “ Liên kết dọc giữa tập đoàn đa quốc gia với
doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam: nghiên cứu trường hợp SamSung” là cơng
trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận văn là trung
thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên!
Hà Nội, ngày….tháng.....năm 2014
Tác giả luận văn

Nguyễn Thu Hà


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC VIẾT TẮT
DẠNH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu....................................................................................3
2.1 Mục tiêu chung................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể...............................................................................................3
2.3. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................................4
4. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài......................................4
4.1 Ngoài nước......................................................................................................4
4.2. Trong nước.....................................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................6
6. Kết cấu luận văn.................................................................................................................8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT DỌC CỦA TẬP ĐOÀN ĐA
QUỐC GIA VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC.....................................9
1.1 Tổng quan về tập đoàn đa quốc gia.............................................................................9
1.1.1 Khái niệm về tập đoàn đa quốc gia...............................................................9
1.1.2 Tác động của tập đoàn đa quốc gia đối với nền kinh tế nước sở tại............10
1.2 Các lý thuyết và mơ hình đánh giá liên kết dọc của tập đoàn đa quốc gia với
doanh nghiệp trong nước.....................................................................................................13
1.2.1 Khái niệm về liên kết dọc của NMCs với doanh nghiệp trong nước..........13
1.2.2 Các hình thức liên kết dọc của MNCs với doanh nghiệp trong nước.........14
1.2.3 Tiêu chí đo lường liên kết dọc của tập đồn đa quốc gia với doanh nghiệp
trong nước...........................................................................................................16


ii
1.2.4 Các nhân tố tác động đến liên kết dọc của tập đoàn đa quốc gia với doanh
nghiệp trong nước...............................................................................................19


1.3 Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế............................................................26
1.3.1 Kinh nghiệm liên kết của Canon Việt Nam với doanh nghiệp nội địa Việt
Nam..................................................................................................................... 26
1.3.2 Kinh nghiệm liên kết của Panasonic AVC Networks KL Malaysia
(PAVCKM) với doanh nghiệp nội địa ở Malaysia..............................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DỌC CỦA TẬP ĐOÀN ĐA
QUỐC GIA VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM..........33
2.1 Tổng quan liên kết dọc của tập đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp trong
nước ở Việt Nam...................................................................................................................33
2.1.2 Liên kết ngược chiều của tập đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp trong
nước ở Việt Nam.................................................................................................33
2.1.2 Liên kết xuôi chiều của tập đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp trong nước

ở Việt Nam..........................................................................................................39
2.2 Nghiên cứu liên kết dọc của SamSung và doanh nghiệp trong nước ở Việt
Nam..........................................................................................................................................42
2.2.1 Tổng quan về công ty THHH SamSung Electronic VietNam....................42
2.2.2 Thực trạng liên kết dọc ngược chiều của SamSung với doanh nghiệp trong
nước.................................................................................................................... 44
2.2.3 Thực trạng liên kết dọc xuôi chiều của SamSung với doanh nghiệp trong nước. 49
2.3 Đánh giá các nhân tố tác động đến liên kết dọc của SamSung với doanh
nghiệp trong nước ở Việt Nam..........................................................................................52
2.3.1 Chính sách của chính phủ Việt Nam..........................................................52
2.3.2 Hành vi, tổ chức của SamSung Electronic VietNam..................................57
2.3.3 Điều kiện các yếu tố sản xuất.....................................................................63
2.3.4 Điều kiện nhu cầu tiêu dùng.......................................................................66
2.3.5 Các ngành có liên quan..............................................................................67
2.4 Đánh giá về liên kết dọc tại công ty THHH SamSung Electronic VietNam...67
2.4.1 Những kết quả đạt được.............................................................................68
2.4.2 Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân......................................................68


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG LIÊN
KẾT DỌC CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA VỚI DOANH NGHIỆP
TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM........................................................................72
3.1 Quan điểm về tăng cường liên kết dọc của tập đoàn đa quốc gia với doanh
nghiệp trong nước.................................................................................................................72
3.2 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp trong nước khi thực hiện liên kết....74
3.2.1 Điểm mạnh và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện liên
kết....................................................................................................................... 74
3.2.2 Điểm yếu và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện
liên kết................................................................................................................. 76
3.3 Giải pháp nhằm tăng cường liên kết dọc của tập đoàn đa quốc gia với doanh

nghiệp trong nước.................................................................................................................80
3.2.1 Nhóm các giải pháp từ phía Chính phủ......................................................80
3.2.2 Nhóm các giải pháp từ phía các doanh nghiệp trong nước.........................86
3.2.3 Nhóm các giải pháp từ phía các tập đồn đa quốc gia................................90
KẾT LUẬN........................................................................................................92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮTC VIẾT TẮTT TẮTT
APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

EU

Liên minh Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội


MNC

Tập đoàn đa quốc gia

PAVCKM

Panasonic AVC Networks Kuala Lumpur Malaysia

R&D

Nghiên cứu và phát triển

SEV

SamSung Electronics Việt Nam

SVCM

Trung tập nghiên cứu và phát triển điện thoại di động
SamSung

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

THHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNC


Công ty xuyên quốc gia

TTP

Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

UNCTAD

Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển

USD

Đô la Mỹ

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


1

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Lan truyền công nghệ trên thế giới: loại hình giao dịch và vai trị của MNCs...11
Bảng 2: Liên kết ngược theo chiều dọc của doanh nghiệp nước ngoài....................34
Bảng 3: Liên kết ngược theo chiều dọc của doanh nghiệp FDI phân theo công nghệ....36
Bảng 4: Liên kết xuôi theo chiều dọc của doanh nghiệp FDI..................................40
Bảng 5: Số lượng nhà cung cấp của SamSung Electronics VietNam tại Việt Nam. 46
Bảng 6: Tỷ lệ nội địa hóa của SamSung Electronics VietNam, 2010 - 2013...........48
Bảng 7: Giá trị sản phẩm phân theo thị trường........................................................50

Bảng 8: Đánh giá chính sách của chính phủ ảnh hưởng đến liên kết của SEV với
doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam......................................................................56
Bảng 9: Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung ứng của SEV..............................................61
Bảng 10: Tình hình cung ứng cho các tập đoàn lắp ráp điện tử tại Việt Nam..........64
Bảng 11: Ma trận SWOT cho doanh nghiệp trong nước khi thực hiện liên kết.......79


DANH MỤC VIẾT TẮTC HÌNH
Hình 1: Khung logic cho nghiên cứu đề tài...............................................................7
Hình 2: Mơ hình kim cương của M. Porter..............................................................20
Hình 3 Quy trình sản xuất các sản phẩm của MNCs................................................23
Hình 4: Lộ trình nội địa hóa của mỗi quốc gia.........................................................24
Hình 5: Tỷ lệ nội địa hóa của Canon Việt Nam, 2002-2012....................................28
Hình 6: Cơ cấu tổ chức của PAVCKM....................................................................30
Hình 7: Mơ hình nhóm nghiên cứu tồn cầu cho phát triển tivi...............................31
Hình 8: Các yếu tố quyết định MNCs thuê hợp đồng trong nước............................38
Hình 9: Tỷ lệ các nhà cung ứng của SamSung Electronics VietNam, 2010 - 2013........45
Hình 10: Tỷ lệ giá trị đầu vào phân theo nhà cung cấp của SEV năm 2013............47
Hình 11: Giá trị xuất khẩu của SamSung Electronics VietNam phân theo thị trường,
2013......................................................................................................................... 50
Hình 12 Chuỗi cung ứng của SamSung...................................................................63


i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 25 năm thực hiện thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đạt được khá
nhiều thành tựu trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong, đặc biệt là thu hút

FDI từ các tập đoàn đa quốc gia. Các MNCs đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao mức sống dân cư. Tuy nhiên, giá trị gia tăng
do MNCs mang lại cho nền kinh tế Việt Nam còn thấp, chuyển giao công nghệ
chậm, chưa xứng với kỳ vọng. Điều này được cho rằng là do liên kết lỏng lẻo giữa
MNCs với doanh nghiệp trong nước.
Vì vậy, lựa chọn đề tài: “Liên kết dọc giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh
nghiệp trong nước ở Việt Nam:Nghiên cứu trường hợp SamSung” nhằm nghiên cứu
một cách sâu sắc thực trạng mối liên kết giữa các MNCs với doanh nghiệp trong
nước và đưa ra giải pháp khả thi giúp tăng cường mối liên kết dọc giữa MNCs và
doanh nghiệp trong nước.

2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về liên kết dọc giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp
trong nước đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu. Các
nghiên cứu này đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về liên kết giữa các tập đoàn đa
quốc gia và doanh nghiệp trong nước. Trong luận văn, tác giả đã hoàn thiện hơn cơ
sở lý luận về liên kết dọc giữa MNCs và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam,
phân tích thực trạng liên kết dọc giữa MNCs và doanh nghiệp trong nước ở Việt
Nam thông qua nghiên cứu trường hợp SamSung, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể
nhằm tăng cường liên kết dọc giữa MNCs và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận văn là nghiên cứu thực trạng liên kết dọc
giữa MNCs và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam thông qua nghiên cứu trường


ii

hợp SamSung để đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường liên kết dọc giữa MNCs và
doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam.


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là liên kết dọc giữa các MNCs và doanh
nghiệp trong nước ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 – 2013.

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng nghiên cứu định tính, thu thập thông tin thông qua nguồn
thứ cấp và phỏng vấn sâu, điều tra mẫu.


iii

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp sau:
Thứ nhất: luận văn đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về liên kết dọc giữa các
tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam.
Thứ hai: tác giả đã phân tích được thực trạng liên kết dọc giữa các tập đoàn đa
quốc gia và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam. Chỉ ra được hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế của liên kết dọc giữa SamSung và doanh nghiệp trong nước ở Việt
Nam.
Thứ ba: Đưa ra được các giải pháp nhằm tăng cường liên kết dọc giữa các tập
đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước.

7. Bố cục của luận văn
Luận văn kết cấu gồm 3 chương: chương 1: Cơ sở lý luận về liên kết dọc của
tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước, Chương 2: Thực trạng liên kết
dọc của tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam, Chương 3:
Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường liên kết dọc của tập đoàn đa quốc gia và
doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT DỌC CỦA
TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA VÀ DOANH NGHIỆP TRONG
NƯỚC
Trong chương này, luận văn đã làm rõ các nội dung lớn của cơ sở lý luận về
liên kết dọc giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước và đưa ra
kinh nghiệm liên kết giữa Panasonic và doanh nghiệp trong nước ở Malaysia và
kinh nghiệm liên kết giữa Canon và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam.
Nội dung thứ nhất: tác giả khái quát hóa khái niệm tập đoàn đa quốc gia và tác
động của tập đoàn đa quốc gia đối với nền kinh tế nước sở tại.
Nội dung thứ hai: tác giả đưa ra khái niệm về liên kết dọc và phân loại liên kết
dọc giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước.


iv

Nội dung thứ 3: luận văn đa đưa ra được các chỉ tiêu đo lường các mối liên kết
dọc giữa các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước.
Nội dung thứ 4: tác giả lựa chọn mơ hình “viên kim cương” của M.Porter để
đánh giá các nhân tố tác động đến liên kết dọc giữa tập đoàn đa quốc gia và doanh
nghiệp trong nước.
Nội dung thứ 5: tác giả đưa ra tình hình liên kết giữa Panasonics và doanh
nghiệp trong nước ở Malaysia và liên kết giữa Canon và doanh nghiệp trong nước ở
Việt Nam để từ đó rút ra kinh nghiệm liên kết đối với các tập đoàn đa quốc gia và
doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LIÊN KẾT DỌC CỦA TẬP
ĐOÀN ĐA QUỐC GIA VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC
Ở VIỆT NAM
Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về liên kết dọc giữa các tập
đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam và đi sâu vào nghiên cứu

liên kết dọc giữa SamSung và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam.
Thực trạng liên kết giữa SamSung và doanh nghiệp trong nước được tác giả
phân tích trên các nội dung sau:
Thứ nhất, liên kết dọc ngược chiều giữa tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp
trong nước.
Thứ hai, liên kết dọc xi chiều giữa tập đồn đa quốc gia và doanh nghiệp
trong nước.
Thứ ba, các nhân tố tác động đến liên kết giữa SamSung và doanh nghiệp
trong nước ở Việt Nam.
Liên kết dọc giữa SamSung và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam được
phân tích qua các khía cạnh:
Tỷ lệ nội địa hóa : tỷ lệ nội địa hóa của SamSung có sự gia tăng qua các năm,
từ mức 10% năm 2010 lên 20% năm 2013. Tuy nhiên mức tăng tỷ lệ nội địa hóa


v

còn chậm và mức tăng này chủ yếu là do tăng đầu vào trung gian mua từ các doanh
nghiệp FDI.
Tỷ lệ đầu vào nhập khẩu và tỷ lệ đầu vào do các nhà chế tạo nước ngồi đóng
tại nước sở tại cung cấp: hiện nay SamSung chỉ có 5 nhàh cung ứng là doanh
nghiệp trong nước và chỉ cung ứng chưa đến 0,5% giá trị đầu vào. Trong khi đó
SamSung nhập khẩu đến 80% giá trị đầu vào. Từ đó cho thấy doanh nghiệp Việt
Nam mới chỉ cung ứng được cho SamSung những đầu vào có giá trị nhỏ nhưng
cong kềnh như thùng carton, hộp xốp…
Tỷ lệ hàng hóa được bán tại nước sở tại trực tiếp hay xuất khẩu gián tiếp:
SamSung bán tại thị trường trong nước chưa đến 5% giá trị sản xuất và xuất khẩu
lên đến hơn 95%
Thành phần khách hàng với thị phần tương ứng của họ: sản phẩm của
SamSung chủ yếu thực hiện xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Trong đó

SamSung xuất nhiều nhất sang thị trường Châu Âu. Đối với thị trường trong nước,
SamSung thực hiện bán sản phẩm cho 2 nhà phân phối chính là Viettel và tập đồn
Phú Thái. Do vậy, liên kết xuôi chiều của SamSung với doanh nghiệp trong nước
rất hạn chế.
Từ phân tích thực trạng, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế và nguyên
nhân của hạn chế trong liên kết dọc giữa SamSung và doanh nghiệp trong nước ở
Việt Nam.
Ưu điểm: tỷ lệ nội địa hóa của SamSung tăng và vẫn tiếp tục có xu hướng tăng
tạo cơ hội để tăng cường liên kết giữa SamSung và doanh nghiệp trong nước ở Việt
Nam.
Tồn tại chủ yếu:
- Số lượng các doanh nghiệp Việt Nam tham gia liên kết dọc với SEV còn rất
hạn chế.
- Tỷ trọng giá trị đầu vào SEV mua từ các doanh nghiệp trong nước rất nhỏ bé,
chưa đến 1%.


vi

- Liên kết về phía hạ nguồn của SEV với doanh nghiệp trong nước cũng hạn
chế. Hầu hết sản phẩm của SEV đều được xuất khẩu.
Nguyên nhân của các tồn tại: 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu là:
Nhóm nguyên nhân từ cơ chế chính sách của Chính Phủ: Một là, thiếu chính
sách trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cơng nghiệp hỗ trợ và thiếu cơ chế để
chính sách đi vào thực tiễn; Hai là, do mặt trái trong chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài đã tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
trong nước; Ba là, chính sách giáo dục cịn nhiều bất cập, đào tạo chưa phù hợp với
yêu cầu thực tế.; Bốn là, khả năng cung cấp thông tin và dự báo kinh tế, khoa học
cơng nghệ của Chính phủ cịn hạn chế.
Nhóm các ngun nhân từ phía doanh nghiệp trong nước: Một là, tư duy quản

lý của các nhà quản lý và trình độ,nhận thức của người lao động trong các doanh
nghiệp Việt Nam chưa theo kịp yêu cầu trong điều kiện kinh tế hiện nay; Hai là,
chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước còn thấp, chưa đáp ứng được
yêu cầu kỹ thuật của SEV; Ba là, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có quy mơ sản xuất nhỏ, khơng đủ khả năng đáp ứng đơn đặt
hàng lớn từ phía SamSung về cả số lượng và thời gian giao hàng.
Nhóm các nguyên nhân từ phía SEV: Một là, chiến lược mua hàng từ phía
SEV đang có sự ưu đãi lớn đối với các đối tác truyền thống của họ, đặc biệt là các
đối tác đến từ Hàn Quốc; Hai là, SEV chưa thực sự tích cực, chủ động trong việc
tìm kiếm và xây dựng mạng lưới các nhà cung cấp địa phương; Ba là, do phần lớn
các linh kiện có giá trị cao trong sản xuất điện thoại và máy tính bảng của SamSung
đều được SamSung chủ động sản xuất được.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG
CƯỜNG LIÊN KẾT DỌC CỦA TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA
VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM
Trên cơ sở phân tích ma trận SWOT để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và thách thức để doanh nghiệp trong nước liên kết với MNCs. Bên cạnh đó căn cứ


vii

vào quan điểm, nguyên nhân của những tồn tại chủ yếu tác giả đã đưa ra 3 nhóm
giải pháp nhằm tăng cường liên kết dọc giữa MNCs và doanh nghiệp trong nước ở
Việt Nam như sau:
Nhóm các giải pháp từ phía Chính phủ
Giải pháp đối với nhà nước: Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu
chuẩn sản phẩm quốc gia; Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sự
phát triển của ngành cơng nghiệp hỗ trợ; Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực trong nước, đảm bảo nhân lực trong nước có khả năng học hỏi và tiếp thu công

nghệ để tăng năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước; Thứ tư, Chính
phủ cần rà sốt và hồn thiện các chính sách thu hút FDI, đặc biệt là thu hút vốn đầu
tư của MNCs; Thứ năm, Chính phủ cần tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước
trong việc đảm bảo năng lực tài chính; Thứ sáu, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và xây
dựng cơ sở hạ tầng; Thứ bảy, tăng cường cung cấp thông tin và dự báo kinh tế cũng
như dự báo tiến bộ khoa học công nghệ, Thứ tám, chính phủ giúp đỡ trong việc
thành lập các hiệp hội, chẳng hạn như hiệp hội các nhà cung ứng địa phương.
Giải pháp đối với chính quyền địa phương: Thứ nhất, chính quyền địa phương
cần đóng vai trị “bà mối” để bắt mối các doanh nghiệp địa phương với MNCs; Thứ
hai, chính quyền địa phương cần có các ưu đãi về đất đai, tài chính… phù hợp nhằm
thu hút MNCs đồng thời kích thích doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ,
tham gia vào ngành công nghiệp hỗ trợ; Thứ ba, xây dựng phát triển các cụm liên
kết ngành.
Nhóm các giải pháp từ phía các doanh nghiệp trong nước: Một là, phải thay
đổi nhận thức của các nhà quản lý cũng như nhân viên của các doanh nghiệp trong
nước; Thứ hai, chủ động lựa chọn và tạo ra mối liên kết với các doanh nghiệp khác;
Thứ ba, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Thứ tư, chú trọng đầu tư
cho nghiên cứu và đổi mới công nghệ.


viii

Nhóm các giải pháp từ phía các tập đồn đa quốc gia: Thứ nhất, MNCs cần
chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp trong nước để thực hiện liên kết; Thứ hai, các
tập đồn đa quốc gia cần tích cực chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nội
địa; Thứ ba, xây dựng các trung tâm nghiên cứu và phát triển nhằm đẩy mạnh hoạt
động nghiên cứu và triển khai công nghệ ở nước sở tại; Thứ tư, phối hợp với Chính
phủ Việt Nam trong việc phát triển ngành cơng nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam nhằm
phát triển các nhà cung ứng trong nước; Thứ năm, tích cực tham gia đối thoại với
doanh nghiệp trong nước để hiểu được doanh nghiệp trong nước và tiến tới thành

công trong liên kết với doanh nghiệp Việt Nam.


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau 25 năm thực hiện mở cửa nền kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngồi tại Việt Nam đã có những đóng góp tích cực
trong tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam thời gian qua. Khu vực có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngồi ln là khu vực có mức tăng trưởng GDP cao nhất cả nước
và đóng góp tới 18,97% vào GDP cả nước (năm 2011). Đầu tư trực tiếp nước ngồi
cịn là khu vực phát triển năng động của nền kinh tế khi đóng góp tới 11,9% thu
ngân sách của cả nước và chiếm tới 64% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
(năm 2012) và góp phần tạo ra tới 45% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, sau 25 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, cơ cấu kinh tế
Việt Nam cũng có những chuyển dịch tích cực theo hướng ngày càng hiện đại và
bền vững. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo ra các ngành kinh tế chủ lực
cho nền kinh tế như ngành khai thác, điện tử, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin… và
cũng góp phần tạo nên bộ mặt mới trong ngành dịch vụ đặc biệt là dịch vụ chất
lượng cao như: kiểm toán, khách sạn, logistic…
Như vây, đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần tích cực trong thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong 25 năm qua. Một trong những bộ phận đầu tư trực
tiếp nước ngồi có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế Việt Nam đó là
đầu tư trực tiếp từ các tập đoàn đa quốc gia (MNCs). Theo số liệu thống kê của cục
đầu tư nước ngoài, trong số 500 tập đoàn lớn nhất thế giới (theo xếp hạng của
Fortune) có tới 106 tập đồn đã có mặt ở Việt Nam với hơn 250 dự án đầu tư. Sự có
mặt của đầu tư trực tiếp nước ngồi từ các tập đoàn đa quốc gia đã tạo ra tác động
lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế: góp phần tăng năng suất lao động, chuyển giao

cơng nghệ cao và cơng nghệ trung bình, tạo động lực tiếp tục thu hút đầu tư và đóng góp
rất lớn vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam.


2

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn mà MNCs mang lại cho quá trình
phát triển kinh tế Việt Nam trong 25 năm qua, thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp từ
MNCs vẫn còn nhiều bất cập. Bên cạnh các tác động tiêu cực về môi trường và xã
hội, đầu tư từ MNCs cũng chưa tạo ra được sự lan tỏa mạnh đối với nền kinh tế
trong nước. Nội lực kinh tế trong nước chưa được cải thiện đáng kể, các doanh
nghiệp trong nước chưa có khả năng cạnh tranh được với các doanh nghiệp FDI và
trên thị trường quốc tế, giá trị tăng thêm được tạo ra trong nước cịn ít và khả năng
tham gia vào chuỗi giá trị của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất hạn chế. Tất cả
điều đó cho thấy vấn đề liên kết giữa các MNC và doanh nghiệp trong nước hiện
nay còn rất hạn chế và nếu giải quyết tốt bài toán liên kết giữa MNCs và doanh
nghiệp trong nước sẽ góp phần to lớn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền
vững trong thời gian tới.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc tăng cường liên kết giữa các MNCs và
doanh nghiệp trong nước, Chính Phủ cũng đã đưa ra nghị quyết 103/NQ – CP ngày
29/8/2013 để định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng FDI trong
thời gian tới. Chính phủ cũng yêu cầu phải nghiên cứu và xây dựng Luật khuyến
khích và phát triển công nghiệp hỗ trợ trong năm 2014….
Như vậy, liên kết giữa khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài – đặc biệt là
đầu tư từ MNCs với doanh nghiệp trong nước đang trở thành một vấn đề trung tâm
trong phát triển kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, lựa chọn đề tài: “Liên kết dọc giữa
các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp trong nước ở Việt Nam:Nghiên cứu
trường hợp SamSung” nhằm nghiên cứu một cách sâu sắc thực trạng mối liên kết
giữa các MNCs với doanh nghiệp trong nước và đưa ra giải pháp khả thi giúp tăng
cường mối liên kết dọc giữa MNCs và doanh nghiệp nội địa.




×