Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại chi nhánh ngân hàng phát triển hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.63 KB, 106 trang )

trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
------------

TRN MNH THNG

HON THIN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH NGN HNG
PHT TRIN H GIANG

Hà nội, năm 2014


trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
------------

TRN MNH THNG

HON THIN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN HÀ GIANG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP TỔNG HỢP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRƯƠNG ĐỒN THỂ

Hµ nội, năm 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, bản luận văn thạc sỹ “Hồn thiện hoạt động tín dụng


đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang” là cơng trình
nghiên cứu độc lập của tơi. Được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và
tình hình thực tiễn. Số liệu được nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Trương
Đoàn Thể.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Mạnh Thắng


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN...............................................................4
1.1. Các cơng trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn....................4
1.2. Hướng nghiên cứu của đề tài luận văn............................................................7
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC....................................................................................................8
1.1. Tổng quan tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước....................................8
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................8
1.1.2. Sự cần thiết của tín dụng ĐTPT của Nhà nước.......................................10
1.1.3. Mục đích, vai trị về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.........12
1.1.4. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.........................14
1.2. Hoạt động của tín dụng ĐTPT của Nhà nước.............................................17
1.2.1. Khái niệm..............................................................................................17
1.2.2. Đối tượng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.................................18

1.2.3. Các loại hình tín dụng ĐTPT của Nhà nước:..........................................18
1.2.4. Tổ chức thực hiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước...............................19
1.2.5. Nội dung và nguyên tắc quản lý hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước...................................................................................................20
1.2.6. Chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước...........................................21
1.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước.. 22
1.3.2. Hiệu quả đối với tổ chức thực tín dụng ĐTPT của Nhà nước............23
1.3.3. Hiệu quả đối với hoạt động của doanh nghiệp....................................24
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước........................................................................................................................24
1.4.1. Nhân tố chủ quan.....................................................................................24
1.4.2 Các nhân tố khách quan............................................................................27


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI CHI NHÁNH NHPT HÀ GIANG GIAI
ĐOẠN 2009-2013...................................................................................................34
2.1. Giới thiệu chung về NHPT Việt Nam và Chi nhánh NHPT Hà Giang.......34
2.1.1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB)...............................................34
2.1.2. Chi nhánh NHPT Hà Giang.................................................................34
2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT
Hà Giang giai đoạn 2009 - 2013............................................................................38
2.2.1. Công tác huy động vốn..........................................................................38
2.2.2. Cho vay đầu tư phát triển.....................................................................39
2.2.3. Tình hình thu hồi nợ vay tại Chi nhánh NHPT Hà Giang giai đoạn 20092013..................................................................................................................44
2.2.4. Tình hình thực hiện hỗ trợ sau đầu tư................................................46
2.2.5 Thu nhập từ hoạt động Tín dụng ĐTPT của Nhà nước............................47
2.3. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng đầu tư ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh
NHPT Hà Giang......................................................................................................48
2.3.1. Những kết quả đạt được.......................................................................48

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân...........................................................52
2.4. Một số bài học kinh nghiệm từ các Chi nhánh có cùng đặc điểm...............58
2.4.1. Tại Chi nhánh NHPT Thừa Thiên Huế...............................................58
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐTPT TẠI CHI NHÁNH NHPT HÀ GIANG.....................................................61
3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015 của tỉnh Hà
Giang và các năm tiếp theo...................................................................................61
3.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của hệ thống NHPT và của Chi nhánh
NHPT Hà Giang.....................................................................................................63
3.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển hệ thống Ngân hàng Phát triển
đến 2020, tầm nhìn đến 2030..........................................................................63
3.2.2. Định hướng hoạt động của Chi nhánh NHPT Hà Giang đến năm 2015 và
những năm tiếp theo..........................................................................................66
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi
nhánh NHPT Hà Giang.........................................................................................68
3.3.1. Về tổ chức bộ máy hoạt động và chất lượng nguồn nhân lực của Chi
nhánh NHPT Hà Giang..................................................................................68


3.3.2. Về chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước..........71
3.3.3. Tăng cường công tác thu hồi nợ...........................................................76
3.3.4. Về huy động nguồn vốn để phục vụ hoạt động cho vay đầu tư:..............77
3.3.5. Các giải pháp khác..................................................................................78
3.4. Một số đề xuất kiến nghị................................................................................79
3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành.........................................80
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam........................................81
3.4.3. Kiến nghị về phía khách hàng (CĐT)......................................................82
3.4.4. Kiến nghị với địa phương........................................................................83
KẾT LUẬN............................................................................................................84
PHỤ LỤC



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ
NHPT
Ngân hàng Phát Triển
Chi nhánh NHPT Hà Giang Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang
ĐTPT
Đầu tư phát triển

HĐQL
Hội đồng quản lý
HĐTD
Hợp đồng tín dụng
HTPT
Hỗ trợ phát triển
KT-XH
Kinh tế -Xã hội
NĐ-CP
Nghị định của Chính phủ
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
TCTD
Tổ chức tín dụng
QĐ-TTg
Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ
TDXK
Tín dụng xuất khẩu
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
SGD
Sở Giao dịch
UBND
Ủy ban nhân dân tỉnh
CĐT
Chủ đầu tư

18 NSNN


Ngân sách Nhà nước

19 DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

20 CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2009-2013 Tại Chi nhánh NHPT Hà
Giang....................................................................................................................... 38
Bảng 2.2. Doanh số cho vay và dư nợ tại Chi nhánh NHPT Hà Giang (giai đoạn
2009-2013)..............................................................................................................40
Bảng 2.3: Dư nợ cho vay ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Hà Giang phân theo thành
phần kinh tế (giai đoạn 2009-2013).........................................................................42
Bảng 2.4: Dư nợ phân theo lĩnh vực kinh tế (giai đoạn 2009-2013)........................43
Bảng: 2.5. Tình hình thực hiện thu nợ giai đoạn 2009-2013....................................45
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện hỗ trợ SĐT................................................................46
Bảng 2.7: Bảng tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.............................................47

Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng tín dụng (giai đoạn 2009-2013)......................................41
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ từng TCTD trên địa bàn tỉnh Hà Giang Tại thời điểm
31/12/2013...............................................................................................................50


Danh mục sơ đồ:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của Chi nhánh NHPT Hà giang....................................36


trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
------------

TRN MNH THNG

HON THIN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN HÀ GIANG

CHYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH TNG HP

Hà nội, năm 2014


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
yêu cầu đổi mới chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng đặt ra cấp thiết hơn.
Đồng thời, CNH- HĐH, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác các tiềm năng của các
vùng, miền khó khăn, đặc biệt khó khăn của đất nước cũng địi hỏi phải tiếp tục đổi
mới, hồn thiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo hướng hiệu quả hơn.
Trong những năm qua, tại Chi nhánh NHPT Hà Giang hoạt động tín dụng
ĐTPT của Nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đáng kể vào
việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động tín
dụng ĐTPT của Nhà nước còn chưa cao, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của địa

phương, hiệu quả hoạt động nhiều dự án không đạt như dự kiến, khả năng mở rộng
tín dụng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh. Với ý nghĩa
đó, tác giả đã lựa chọn và đề xuất nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang” được thực hiện bởi
học viên Trần Mạnh Thắng, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo PGS.TS
Trương Đoàn Thể.
Đề tài đã hệ thống lại khung lý thuyết để từ đó ứng dụng vào hoạt động tín
dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang. Trong đó, tác
giả đã sử dụng đồng thời các phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu thứ cấp các
tài liệu, giáo trình, các cơng trình nghiên cứu khoa học, các bài báo, thu thập các
báo cáo thống kê, hồ sơ và ý kiến của các nhà quản lý, chuyên môn; sử dụng
phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích so sánh và kết hợp với kinh nghiệm
của cá nhân trong lĩnh vực có liên quan đến nội dung đề tài.
Ngồi phần mở đầu và kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục luận
văn được kết cấu thành 4 chương với nội dung tóm lược như sau:
Trong chương 1, luận văn nêu lên tổng quan những cơng trình nghiên cứu
trong quá khứ có liên quan đến đề tài gồm: 2 luận án tiến sỹ; 3 luận văn thạc sỹ; 1
đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở và và các bài báo đã được đăng trên các tạp


ii

chí Hỗ trợ phát triển của ngành. Đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu có
liên quan trên, tác giả nhận thấy các cơng trình đã nêu và đề cập khá nhiều đến hoạt
động tín dụng đầu tư phát triển của hệ thống Ngân hàng Phát triển nói chung và ở
các Chi nhánh nói riêng. Tuy vậy, ở mỗi cơng trình nghiên cứu nhiều vấn đề về lý
luận, thực tiễn và những hạn chế, giải pháp có các góc độ khác nhau theo mục đích,
đối tượng và phạm vi nghiên cứu của từng cơng trình. Ngồi ra tại Chi nhánh Ngân
hàng Phát triển Hà Giang và các cơng trình nghiên cứu tác giả chưa thấy có nội
dung nào nghiên cứu về hồn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà

nước. Vì vậy, luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập, khơng trùng với các
cơng trình nghiên cứu đã có.
Trong chương 2, luận văn đã hệ thống, tổng quan về những vấn đề lý luận
liên quan đến hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, có tác dụng trong
việc làm cơ sở khoa học để hồn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi
nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang. Bao gồm:
- Lý luận tổng quan tín dụng ĐTPT của Nhà nước: Ở mục này, tác giả nêu ra
các khái niện về đầu tư phát triển và tín dụng ĐTPT của Nhà nước; sự cần thiết của
tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với nền kinh tế; mục đích, vai trị và nguồn vốn
của tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
- Các nội dung lý luận về hoạt động của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước: Ở mục này tác giả đã đưa ra khái niện về hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà
nước; đối tượng và các loại hình tín dụng ĐTPT của Nhà nước; tổ chức thực hiện,
các chính sách và nội dung nguyên tắc về tín dụng ĐTPT của Nhà nước.
- Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động: tác giả đã nêu ra các tiêu chí đánh
giá cơ bản về hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước như: Hiệu quả đối với nền
kinh tế quốc dân; hiệu quả đối với tổ chức triển khai, thực hiện và hiệu quả đối với
hoạt động của doanh nghiệp.
- Các nhân tố ảnh hưởng: Ở mục này, tác giả đã đi sâu vào phân tích các
nhân tố chủ quan, khách quan đến hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước đối với
tổ chức hực hiện là hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).


iii

Trong chương 3, luận văn trình bày những nội dung sau:
- Giới thiệu chung về Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Chi nhánh NHPT
Hà Giang: Trong mục này, tác giả đã giới thiệu về lịch sử hình thành, mơ hình tổ
chức của NHPT Việt Nam và Chi nhánh NHPT Hà Giang.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh

NHPT Hà Giang trong 5 năm (giai đoạn 2009-2013): Trong phần này, tác giả đã
dùng các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh về các nội dung liên
quan đến hoạt động tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Hà Giang như: công tác
huy động vốn; các nội dung về cho vay đầu tư phát triển; hỗ trợ sau đầu tư; tình
hình thu hồi, xử lý nợ và kết quả thu nhập từ hoạt động tín dụng ĐTPT của Chi
nhánh trong 5 năm (giai đoạn 2009-2013).
- Đánh giá về kết quả hoạt động tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh NHPT Hà
Giang: Ở mục này, tác giả tập trung nêu lên những kết quả đạt được trong hoạt động
tín dụng ĐTPT của Chi nhánh NHPT Hà Giang theo các tiêu chí và chỉ ra những
mặt còn hạn chế như: chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư đối với sự phát triển
của địa phương; hiệu quả kinh tế chưa cao, thiếu tính ổn định, bền vững; hạn chế do
trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm sử dụng vốn vay của khách hàng;
của cơ theo kịp với cơ chế thị trường... Qua đó đưa ra và phân tích các nguyên nhân
chủ quan, các nguyên nhân khách quan mà trong hoạt động tín dụng ĐTPT vẫn
thường gặp.
- Một số bài học kinh nghiệm được rút ra trong hoạt động tín dụng ĐTPT của
Nhà nước tại các Chi nhánh NHPT ở địa phương khác có cùng đặc điểm với Chi
nhánh NHPT Hà Giang.
Trong chương 4, luận văn trình bày những nội dung:
- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của của tỉnh Hà Giang: Ở mục này, tác
giả nêu lên phương hướng và mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Hà Giang giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo.
- Mục tiêu và định hướng hoạt động của hệ thống NHPT Việt Nam và của
Chi nhánh Hà Giang: Ở mục này, tác giả đã nêu lên những mục tiêu, định hướng


iv

hoạt động của hệ thông NHPT đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 theo Quyết định
của Thủ Tướng Chính phủ và các đề án triể khai hoạt động của ngành, và định

chung và cụ thể đối với hoạt động của Chi nhánh NHPT Hà Giang.
- Các giải pháp chủ yếu hồn thiện hoạt động tín dụng ĐTPT tại Chi nhánh
NHPT Hà Giang: Ở mục này, tác giả đưa ra 5 nhóm giải pháp: Thứ nhất, về tổ chức
bộ máy hoạt động và chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh NHPT Hà Giang.
Thứ 2, nhóm các giải pháp về chất lượng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Thứ ,3 về công tác huy động vốn, quản lý, sử dụng và điều hành các nguồn vốn.
Thứ 4, về tăng cương công tác thu nợ. Thứ 5 các giải pháp khác. Đồng thời cũng
nêu ra các đề xuất, kiến nghị với các cấp, các ngành có liên quan đến hoạt động tín
dụng ĐTPT của Nhà nước.
Phần kết luận của luận văn, Với mong muốn Hồn thiện hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Hà Giang trên cơ sở đánh giá, phân tích thực
trạng hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hà Giang giai đoạn 2009-2013, rút
ra những mặt đạt được, những mặt hạn chế và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó
nhằm đề xuất một số giải pháp phù hợp và đề xuất, kiến nghị với các cơ quan có thẩm
quyền, nếu được thực hiện sẽ góp phần hồn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của NHPT nói chung và của Chi nhánh NHPT Hà Giang nói riêng.
Song do thời gian có hạn, khả năng và trình độ cịn hạn chế, luận văn khơng tránh
khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Em rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp
của các nhà khoa học, thầy cơ và các bạn quan tâm đến lĩnh vực này.
Xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS Trương
Đoàn Thể đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này.


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tín dụng đầu tư phát triển (ĐTPT) của Nhà nước là một hình thức tín dụng
đặc biệt, trong đó Nhà nước thực hiện tín dụng khơng vì mục đích lợi nhuận mà

hướng tới hiệu quả và công bằng của nền kinh tế quốc gia. Ở Việt Nam, cùng với
quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tín dụng
ĐTPT của Nhà nước cũng từng bước được cải cách. Hơn 10 năm hoạt động, hoạt
động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã đóng góp tích cực vào triển khai
các dự án phát triển kinh tế thuộc các lĩnh vực, các ngành, các vùng mà Nhà nước
ưu tiên. Thực tiễn hoạt động của tổ chức này đã khẳng định tín dụng ĐTPT của Nhà
nước là cơng cụ quan trọng của Chính phủ hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các
thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương trình kinh tế
lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế bền vững, xố đói giảm nghèo, thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước. Tín
dụng ĐTPT của Nhà nước vừa thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vừa thực
hiện mục tiêu công bằng xã hội.
Trong bối cảnh nước ta đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu
đổi mới chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước càng đặt ra cấp thiết hơn. Đồng
thời, yêu cầu CNH, HĐH, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác các tiềm năng của các
vùng, miền khó khăn - đặc biệt khó khăn của đất nước cũng địi hỏi phải tiếp tục đổi
mới, hồn thiện tín dụng ĐTPT của Nhà nước theo hướng hiệu quả hơn.
Trong những năm qua, tại Chi nhánh NHPT Hà Giang hoạt động tín dụng
ĐTPT của Nhà nước đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần đáng kể vào
việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động tín
dụng ĐTPT của Nhà nước cịn chưa cao, chưa đáp úng tốt yêu cầu phát triển của địa
phương, hiệu quả hoạt động nhiều dự án không đạt như dự kiến, khả năng mở rộng
tín dụng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động của Chi nhánh. Với ý nghĩa


2

đó, tơi đã lựa chọn và đề xuất nghiên cứu đề tài “Hồn thiện hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang”
2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước tại hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam nhằm tạo dựng cơ sở lý thuyết
cho nghiên cứu đề tài.
Tập trung nghiên cứu thực trạng, nhận định và đánh giá những mặt đã đạt
được và những hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước
tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động tín dụng ĐTPT của
Nhà nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà
nước tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hà Giang.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Về không gian: Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước của Nhà nước tại
Chi nhánh NHPT Hà Giang bao gồm 02 hình thức: cho vay ĐTPT và hỗ trợ sau đầu
tư; các vấn đề liên quan và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ĐTPT
của Nhà nước.
Thời gian: Nghiên cứu hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi
nhánh NHPT Hà Giang trong 5 năm (giai đoạn 2009- 2013) và đề ra giải pháp hồn
thiện hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hà Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây :
- Phương pháp thu nhập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp các tài liệu, giáo trình, sách chuyên khảo, tham
khảo, các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài đăng trên các tạp chí, luận án tiến sỹ
luận văn thạc sỹ, Website…
Thu thập báo cáo thống kê, báo cáo các dự án đầu tư, hồ sơ, công tác quản lý


3


các dự án đầu tư tại Chi nhánh NHPT Hà Giang. Khảo sát, lấy ý kiến của các nhà
quản lý, các nhà chuyên môn;
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, kết hợp kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng của NHPT;
Các số liệu sử dụng trong luận văn là những số liệu của các báo cáo và đề tài
nghiên cứu đã cơng bố chính thức.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài
kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan các cơng trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận văn.
Chương 2: Lý luận chung về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Chương 3: Thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Chi nhánh
NHPT Hà Giang giai đoạn 2009-2013.
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hà Giang.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
1.1. Các cơng trình đã nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn.
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và tra cứu tại các thư viện, các
website, tạp chí và các nguồn thơng tin khác cho thấy đã có rất nhiều cơng trình
nghiên cứu ở Việt Nam đề cập tới việc phân tích chất lượng và hồn thiện hoạt động
tín dụng của các ngân hàng, mỗi cơng trình các tác giả đều nghiên cứu với những
cách tiếp cận ở mức độ và phạm vi khác nhau có những đóng góp mới về mặt thực
tiễn và đưa ra được những đề xuất hết sức quan trọng cho các ngân hàng cũng như

cho các nhà quản lý.
Cụ thể một số cơng trình nghiên cứu có chủ đề tương tự với đề tài luận văn:
(1)Trần Cơng Hịa (2007), Luận án Tiến sỹ kinh tế (bảo vệ tại Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân), “ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước”.
Luận án đã tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động
tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Việt Nam, nguồn vốn trong nước giai đoạn 20002006, lấy Quỹ hỗ trợ phát triển (được tổ chức lại thành Ngân hàng Phát triển Việt
Nam từ 01/07/2006 làm trọng tâm). Từ đó, đề xuất các giải pháp để nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
(2) Đặng Hà Giang (2009), Luận án tiến sỹ (bảo vệ tại Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân), “Hồn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM nhằm thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ theo hướng cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa ”.
Luận án đã nghiên cứu những lý luận cơ bản về tín dụng NHTM và vai trị
của hoạt động tín dụng đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế; những ảnh hưởng
của hoạt động tín dụng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đó đưa ra các quan điểm,


5

giải pháp hồn thiện hoạt động tín dụng của các NHTM nhằm thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.
(3) Vũ Duy Thành (2013), Luận văn thạc sỹ (bảo vệ tại Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân), “Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi
nhánh Ngân hàng Phát triển Sơn La”.
Luận văn đã tập trung đánh giá một số chỉ tiêu và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Sơn
La giai đoạn 2010-2012. Kết quả mong muốn là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trên địa bàn của tỉnh Sơn La theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, giảm khoảng

cách về sự phát triển giữa thành thị và nông thôn.
(4) Nguyễn Trung Kiên (2009), Luận văn thạc sỹ (bảo vệ tại Học viện Ngân
hàng), N
" âng cao chất lượng cho vay tín dụng tại Chi nhánh NHPT Hải Dương".
Đề tài đề cập đến việc nâng cao chất lượng cho vay tín dụng và đã đưa ra các
cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay tín dụng.
Phạm vi nghiên cứu và đối tượng là hoạt động cho vay tín dụng tại Chi nhánh
NHPT Hải Dương. Tác giả đã tập trung phân tích vào cơng tác cho vay vốn tín dụng
ĐTPT của Nhà nước và thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng
cao chất lượng cho vay tín dụng của Chi nhánh NHPT Hải Dương.
(5) Trần Trọng Hiếu (2008), Luận văn thạc sỹ (bảo vệ tại Đại học Kinh tế
thành phố HCM), “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu tư của nhà nước tại
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Long An”.
Luận văn đã nêu ra những lý luận cơ bản về hoạt động cho vay vốn tín dụng
ĐTPT của Nhà nước, phân tích thực trạng, đánh giá những mặt được, mặt chưa
được và đưa ra các giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đầu
tư của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Long An.
(6) Đinh Thị Thu Hiền (2013), Đề tài nghiên nghiên cứu khoa học cấp cơ sở
(bảo vệ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam), “Nâng cao chất lượng cơng tác thẩm
định tài chính dự án đầu tư trong hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam”.


6

Trong đề tài, tác giả đã tổng hợp và phân tích các chỉ tiêu, phương pháp để
đánh giá cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hệ thống NHPT và đưa ra
các giải pháp, đề xuất bổ sung một số phương pháp khác nhằm nâng cao chất lượng
trong cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh.
(7) Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), Tạp chí Hỗ trợ Phát triển số 57, tháng
04/2011. “ Đẩy mạnh hoạt động Tín dụng Đầu tư tại Sở Giao dịch II - Ngân hàng

Phát triển Việt Nam ”.
Trong bài viết, tác giá đã nêu ra và phân tích các mặt hoạt động của Sở Giao
dịch II - NHPT để đẩy mạnh hoạt động tín dụng đầu tư. Tuy nhiên, để hướng tới
mục tiêu trở thành một Ngân hàng chuyên nghiệp tác giả đề xuất những giải pháp
chính như: Đẩy mạnh cơng tác huy động vốn; Đổi mới và hồn thiện cơ chế chính
sách tín dụng đầu tư; Điều chỉnh lãi suất theo hướng linh hoạt và xem xét cho vay
vốn lưu động; NHPT cần tạo tính chủ động cho các sở giao dịch và chi nhánh hơn
nữa.
(8) Trần Công Hồ (2012), Tạp chí Hỗ trợ phát triển, số 68, tháng 3/2012.
“ Sự khác biệt trong hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại Ngân hàng Phát
triển Việt Nam ”.
Trong bài viết, tác giả đã nhận xét, đánh giá một cách tổng quát về hoạt động
của NHPT tại thời điểm hiện tại và đưa ra những sự khác biệt trong cơng tác hoạt
động tín dụng đầu tư của Nhà nước tại NHPT so với các tổ chức tín dụng khác, nhất
là trong bối cảnh cả nền kinh tế đang thực hiện quá trình tái cơ cấu, tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng là mũi trọng tâm như: sự khác biệt về mục tiêu và đối tượng hoạt
động của NHPT; khác biệt trong thẩm định và đánh giá dự án vay vốn TDĐT; khác
biệt về quản trị rủi ro tín dụng và sự khác biệt về xu hướng tương lại của nguồn vốn
TDĐT của Nhà nước.
Tóm lại từ các cơng trình khoa học đã nghiên cứu và các cơng trình đã tổng
quan có thể khẳng định chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu đến vấn đề
hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Hà Giang.


7

1.2. Hướng nghiên cứu của đề tài luận văn.
Trên cơ sở các đề tài đã nghiên cứu, cùng với thực tiễn hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hà Giang, tác giả đã thực hiện
đề tài luận văn nhằm giải quyết các vấn đề sau:

- Thứ nhất: Hệ thống hóa một số nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động
tín dụng đầu tư phát triển của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Mặt khác
qua tham khảo các tài liệu, các chuyên đề học tập trong chương trình đào tạo thạc sỹ
và các sách giáo khoa, tác giả hình thành khung lý thuyết cho đề tài luận văn.
- Thứ hai: Vận dụng khung lý thuyết đã hình thành, tác giả đã tập trung phân
tích thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Hà Giang
trong 5 năm (giai đoạn 2009-2013), từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá về
những kết quả đạt được và những hạn chế, ngun nhân chưa hồn thiện trong hoạt
động tín dụng đầu tư phát triển tại Chi nhánh NHPT Hà Giang trong 5 năm vừa qua.
- Thứ ba: Từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước tại Chi nhánh NHPT Hà Giang để từ đó đưa ra các giải pháp hồn
thiện hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Chi nhánh, bao gồm:
i) Về tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh.
ii) Nhóm các giải pháp chất lượng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước.
iii) Về quản lý, sử dụng và điều hành nguồn vốn.
iv) Tăng cường công tác thu nợ.
v) Nhóm các giải pháp khác.
Một lần nữa có thể khẳng định cho đến nay chưa có một cơng trình khoa học
nào nghiên cứu trùng đề tài tại Chi nhánh NHPT Hà Giang, vì vậy các kết quả
nghiên cứu là độc lập khơng trùng lặp với các cơng trình nghiên cứu khoa học đã
công bố, số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.



×