Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

(Luận án tiến sĩ) giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan quân đội nhân dân việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 208 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu của riêng nghiên cứu sinh. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, khơng
trùng lặp với các cơng trình khoa học đã
công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Hàn Duyên Hiếu

luan an


MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.2.
Khái qt kết quả các cơng trình khoa học đã công bố và những
vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN
THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC VIÊN CÁC


TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM
2.1.
Thực chất giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học
viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
2.2.
Nhân tố cơ bản quy định thực hiện vai trò giá trị đạo đức truyền
thống trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam
Chương 3 GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN
NHÂN CÁCH HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
NHÂN DÂN VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA HIỆN NAY
3.1.
Thực trạng thực hiện vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong
phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay
3.2.
Những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực hiện vai trò giá trị đạo đức
truyền thống trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Chương 4 GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
VIỆT NAM HIỆN NAY
4.1.
Nâng cao chất lượng kế thừa và giáo dục giá trị đạo đức truyền
thống của các chủ thể giáo dục ở các trường sĩ quan Quân đội nhân
dân Việt Nam hiện nay
4.2.
Nâng cao năng lực tiếp nhận và chuyển hóa giá trị đạo đức truyền thống

của học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
4.3.
Xây dựng và phát huy vai trị mơi trường đạo đức ở các trường sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

luan an

5
10
10
24
31
31
58

81
81
105

120
120
135
147
161


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

luan an

163
164
176


4

luan an


5

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (Học viên) là
lực lượng trẻ đang được đào tạo cơ bản và chuyên sâu theo mục tiêu, yêu cầu
đào tạo sĩ quan cấp phân đội. Là những sĩ quan trong tương lai, lực lượng kế
cận, bổ sung trực tiếp đội ngũ cán bộ cho quân đội, do đó, ngay trong quá trình
đào tạo, học viên phải thực sự vững vàng về chính trị, tư tưởng, đạo đức. Đó là
tiền đề cho sự phát triển nhân cách học viên trong q trình học tập, rèn luyện,
tu dưỡng và cơng tác để góp phần vào nhiệm vụ xây dựng quân đội theo hướng
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Với ý nghĩa là nền tảng, cái gốc trong nhân cách người cán bộ cách
mạng, giá trị đạo đức truyền thống quy định trực tiếp sự hình thành, củng cố và
phát triển các phẩm chất, năng lực của học viên. Vì vậy, giá trị đạo đức truyền

thống có vai trị đặc biệt quan trọng trong phát triển nhân cách học viên, là u
cầu có tính nhân văn đối với sự hoàn thiện nhân cách, động lực nội sinh, quyết
định sự vững vàng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tạo động lực góp phần
nâng cao năng lực cho học viên ngay trong quá trình đào tạo. Nhận thức rõ vai
trò, giá trị của đạo đức truyền thống đối với sự phát triển nhân cách học viên,
những năm qua, các trường sĩ quan đã chú trọng nhất định đến giáo dục, bồi
dưỡng và kiến tạo môi trường thuận lợi để giá trị đạo đức truyền thống góp
phần phát triển nhân cách học viên theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Nhiều sĩ
quan ra trường là tấm gương về đạo đức, tác phong, phương pháp công tác, ứng
xử trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về kinh tế do sự nghiệp đổi mới toàn
diện đất nước mang lại thì về mặt xã hội đã xuất hiện tình trạng “nhiễu” nhận
thức, lựa chọn, tiếp nhận, thẩm định giá trị, xô bồ tiếp nhận chuẩn mực hiện đại,
thờ ơ, quay lưng với các giá trị truyền thống dẫn đến làm xói mịn các giá trị đạo
đức truyền thống đang ngày càng gia tăng ở nhiều tầng lớp xã hội, nhất là những
người trẻ tuổi, trong đó có học viên các trường sĩ quan. Mặt khác, phân tích quá

luan an


6

trình đào tạo ở các trường sĩ quan cho thấy, sự quan tâm đến vai trò giá trị đạo
đức truyền thống trong phát triển nhân cách học viên chưa thật sự “đúng tầm”,
vẫn còn những hạn chế, bất cập. Chương trình, nội dung giáo dục giá trị đạo đức
truyền thống cịn hạn chế về dung lượng, chất lượng, hình thức, phương pháp
giáo dục chưa phong phú, kiến tạo môi trường đạo đức chưa thật phù hợp, còn
để các phản giá trị đạo đức xâm nhập.... Một bộ phận học viên có những biểu
hiện “lệch chuẩn” về đạo đức, lối sống, có biểu hiện phủ nhận các giá trị đạo
đức truyền thống, tiếp nhận xô bồ, thiếu chọn lọc các giá trị từ bên ngồi dẫn đến

bị “nhiễu”, chống ngợp trước biến động của thực tiễn. Những biểu hiện tiêu cực
trên không chỉ tác động xấu đến môi trường đạo đức ở các trường sĩ quan, mà
còn cản trở sự phát triển, hoàn thiện nhân cách người học viên.
Trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nhấn mạnh: “Tập trung xây dựng con
người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng lực làm việc; xây dựng
mơi trường văn hóa lành mạnh” [41, tr.53], “kế thừa và phát huy truyền thống
dân tộc” [41, tr.69]. Theo đó, các trường sĩ quan phải có trách nhiệm trong giáo
dục giá trị đạo đức truyền thống cho học viên góp phần định hướng sự phát
triển nhân cách theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Tuy vậy, để biến vai trò khả
năng của giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học viên thành
hiện thực cần phải được tổng kết về mặt thực tiễn, phát triển những vấn đề lý
luận làm cơ sở khoa học đề ra giải pháp cho hoạt động giáo dục và học tập, rèn
luyện, tu dưỡng giá trị đạo đức truyền thống nhằm phát triển nhân cách học
viên. Trong đó, vấn đề giá trị đạo đức truyền thống cần được nghiên cứu thấu
đáo để phát huy chúng với tính cách là một thành tố, cơ sở, tiêu chí, động lực
trong phát triển nhân cách học viên hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu vấn đề “Giá trị đạo đức
truyền thống trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay” là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn.

luan an


7

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận, thực trạng về vai trò và thực
hiện vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học viên các

trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, luận án đề xuất một số giải pháp cơ
bản nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách
học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
- Làm rõ thực chất giá trị đạo đức truyền thống và nhân tố quy định
thực hiện vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách
học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng
thực hiện vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học
viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức truyền thống
trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học
viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Những vấn đề lý luận, thực tiễn về vai trò và thực hiện vai
trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học viên đào tạo sĩ
quan cấp phân đội, trình độ đại học ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam. Phạm trù giá trị đạo đức truyền thống trong luận án là những giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và giá trị đạo đức truyền thống của quân
đội (Bộ đội Cụ Hồ) đã được khu biệt vào mục đích nghiên cứu.

luan an


8


Đối tượng, phạm vi điều tra, khảo sát: Giảng viên, cán bộ quản lý và học
viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, tập trung chủ yếu ở
Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Thơng tin.
Thời gian: Từ năm 2011 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức
nói chung, giá trị đạo đức truyền thống nói riêng, về xây dựng, phát triển nhân
cách con người Việt Nam; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương,
Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị, Đảng ủy các trường sĩ quan về giáo dục,
đào tạo, xây dựng, phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan và một số
thành tựu của các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn quá trình hiện thực hóa vai trị giá trị đạo đức
truyền thống trong phát triển nhân cách học viên ở các trường sĩ quan Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay; báo cáo, đánh giá của các cơ quan Bộ Quốc phòng,
các trường sĩ quan về kết quả công tác giáo dục, đào tạo, cơng tác giáo dục chính
trị, tư tưởng; kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả ở một số trường sĩ quan.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử; phương pháp tiếp cận triết học đạo đức, phương
pháp tiếp cận: Hoạt động - giá trị - nhân cách, phương pháp hệ thống và cấu
trúc. Đồng thời, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp khoa học như:
Lịch sử và lơgíc, phân tích và tổng hợp, khái qt hóa và trừu tượng hóa, khái
quát thực tiễn, điều tra, khảo sát xã hội học và phương pháp chuyên gia.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu đề tài luận án là từ biện chứng vai trò giá
trị đạo đức truyền thống và thực tiễn q trình hiện thực hóa vai trị giá trị đạo đức
truyền thống trong phát triển nhân cách học viên dưới tác động của các nhân tố

giáo dục ở các trường sĩ quan. Trong đó, tập trung vào các nhân tố: Hoạt động kế
thừa và giáo dục giá trị đạo đức truyền thống của các chủ thể giáo dục, tiếp nhận

luan an


9

và chuyển hóa giá trị đạo đức truyền thống của học viên, tác động từ môi trường
đạo đức ở các trường sĩ quan. Những nhân tố này được đề cập xuyên suốt, nhất
quán trong luận án từ nội dung lý luận, đánh giá thực trạng đến giải pháp.
5. Những đóng góp mới của luận án
Làm rõ quan niệm giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách
học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, luận chứng những
nhân tố cơ bản quy định thực hiện vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát
triển nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đánh giá thực trạng và xác định những vấn đề đặt ra từ thực trạng thực
hiện vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách học viên
các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò giá trị đạo đức
truyền thống trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần khẳng định vai trị, tầm quan trọng của giá trị đạo đức
truyền thống trong phát triển nhân cách học viên; đồng thời, khái quát, bổ sung,
phát triển một số vấn đề lý luận khoa học về biện chứng vai trò giá trị đạo đức
truyền thống và cơ chế chuyển hóa giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển
nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong xây
dựng chương trình, nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho học
viên ở các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Ngồi ra,
luận án cịn là cơ sở khoa học cho người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tham khảo
trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học viên.
7. Kết cấu của luận án
Kết cấu luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục
các cơng trình của tác giả đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

luan an


10

Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến giá trị đạo
đức truyền thống trong phát triển nhân cách
Sự biến đổi nhanh chóng của đời sống kinh tế - xã hội, sự vận hành nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, q trình tồn cầu hóa
đã tác động đến sự biến đổi thang giá trị đạo đức xã hội nói chung, giá trị đạo
đức truyền thống nói riêng theo chiều tích cực và tiêu cực. Trước thực tiễn đó,
các nhà khoa học xã hội đã dành nhiều sự quan tâm để nghiên cứu, ít nhiều đã
tham gia bàn luận về vấn đề giá trị, giá trị đạo đức, giá trị đạo đức truyền thống
và vị trí, vai trị của các giá trị đó đối với đời sống nói chung và sự hình thành,
phát triển nhân cách con người Việt Nam nói riêng.

Trước thời kỳ đổi mới, trong cơng trình “Giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam” [48], tác giả Trần Văn Giàu đã khẳng định tính cách
dân tộc và giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được kết tinh qua hàng
ngàn năm lịch sử dựng nước, giữ nước và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ
khác. Theo tác giả, giá trị là những cái tốt, nhưng là những cái tốt mang tính
phổ biến, cơ bản và có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, luân lý, có cả tác
dụng nhận định, hướng dẫn hành động. Và cho rằng, giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc bao gồm: “Yêu nước, Cần cù, Anh hùng, Sáng tạo, Lạc quan,
Thương người, Vì nghĩa. Tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị là yêu
nước. Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng chủ yếu, là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ
lịch sử của dân tộc Việt Nam” [48, tr.157-158]. Từ đó, đặt vấn đề cần phải kế
thừa và giáo dục giá trị tinh thần truyền thống yêu nước, thương người cho con
người Việt Nam. Quan niệm của tác giả Trần Văn Giàu về các giá trị đạo đức
truyền thống và thang giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam được
nhiều nhà khoa học đồng tình và đánh giá cao. Hiện nay, với sự tác động của kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tồn cầu hóa, do đó, nội hàm của các

luan an


11

giá trị đạo đức truyền thống và thang giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt
Nam trong quan niệm của tác giả Trần Văn Giàu đã có sự biến đổi ít nhiều cho
phù hợp với tồn tại xã hội mới. Song, cơng trình nghiên cứu của tác giả Trần Văn
Giàu vẫn giữ nguyên giá trị về phương pháp nghiên cứu, những suy tư sáng tạo,
luận cứ khoa học và là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho những nghiên cứu
tiếp theo.
Trong thời kỳ đổi mới, tiếp cận và luận giải những khía cạnh khác nhau
về sự vận động, biến đổi của giá trị đạo đức truyền thống trước tác động biến đổi

kinh tế - xã hội ở nước ta, nhiều cơng trình khoa học đã tập trung nhấn mạnh
đến vai trò, tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống đối với đời sống xã
hội, coi giá trị đạo đức truyền thống là nguồn sức mạnh “nội sinh” và không
ngừng ảnh hưởng đến xây dựng đạo đức mới, con người mới trong giai đoạn
hiện nay. Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, các giá trị đạo đức truyền thống
cần phải được bổ sung, phát triển, nâng tầm giá trị cho phù hợp với những biến
đổi của hệ thống giá trị đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước
KX - 07, “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã
hội” (1991-1995) với một số đề tài quan trọng như: “Tìm hiểu định hướng giá trị
của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” do Thái Duy Tuyên
chủ biên [127]; “Giá trị - định hướng giá trị nhân cách và giáo dục giá trị” do
Nguyễn Quang Uẩn chủ biên [131]; “Các giá trị truyền thống và con người Việt
Nam hiện nay” do Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang chủ biên [70]. Trong các cơng
trình này, từ phương diện tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, vấn đề giá trị đạo
đức được xem xét khá tồn diện. Theo đó, bằng hoạt động diễn ra trong quan hệ xã
hội, con người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Song, hoạt động của con
người lại có sự chi phối của động cơ, mục đích và được định hướng bằng hệ giá trị.
Q trình đó, con người phải nhận thức, đánh giá, lựa chọn các giá trị một cách
đúng đắn, trên cơ sở đó khơng ngừng sáng tạo các giá trị mới. Hệ thống giá trị được
hình thành trong các quan hệ xã hội bao gồm toàn bộ các giá trị do con người sáng
tạo ra, được tích lũy, bồi đắp và phát triển trong chiều sâu lịch sử (truyền thống và

luan an


12

hiện đại), trong đó con người là giá trị cao quý nhất và cuộc sống là một tổ hợp hệ
thống giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị. Nhóm các tác giả đã

đưa ra các quan niệm về giá trị, giá trị nhân cách, định hướng giá trị và những vấn
đề cơ bản về bồi dưỡng, giáo dục giá trị , xây dựng nhân cách trong điều kiện kinh
tế thị trường nước ta hiện nay. Từ đó, bước đầu đã khái quát hệ các giá trị đạo đức
bao gồm các giá trị chung và các giá trị riêng; đồng thời, xác định các tiêu chí cơ
bản để đánh giá giá trị, thang giá trị đạo đức, đi sâu làm rõ vai trò, nội dung các
giá trị truyền thống và những yêu cầu của giáo dục các giá trị truyền thống trong
mục tiêu phát triển con người, vì con người ở Việt nam hiện nay.
Cơng trình nghiên cứu “Sự biến đổi thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế
thị trường và việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”
của tác giả Nguyễn Chí Mỳ [87] đã khẳng định, thang giá trị đạo đức có tính lịch
sử - xã hội, hình thành và phát triển phụ thuộc vào điều kiện lịch sử - xã hội nhất
định, vào đặc điểm dân tộc, cộng đồng người và từng con người cụ thể. Đồng
thời, tác giả đã gợi mở một số vấn đề đạo đức mới và luận giải sự biến đổi của
thang giá trị đạo đức trong cơ chế thị trường, từ đó, đề xuất phương hướng, giải
pháp hình thành thang giá trị đạo đức mới, xây dựng đạo đức mới cho cán bộ
quản lý trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả đã phân
tích và chỉ ra vị trí, vai trị các giá trị đạo đức cụ thể trong thang giá trị đạo đức
truyền thống dân tộc. Trong đó, cùng quan điểm với tác giả Trần Văn Giàu, tác
giả Nguyễn Chí Mỳ cũng cho rằng, yêu nước, hy sinh cống hiến cho đất nước là
giá trị cao nhất trong thang giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt toàn bộ các giá trị tư tưởng Việt Nam nói chung và giá trị đạo đức
truyền thống nói riêng. Đây là những nội dung quan trọng gợi mở, định hướng để
tác giả luận án kế thừa, phát triển trong xây dựng luận án.
Từ phương diện kế thừa và đổi mới giá trị đạo đức truyền thống, trong
cơng trình “Kế thừa và đổi mới giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay” [76], tác giả Nguyễn
Văn Lý đã tập trung phân tích tính quy luật của kế thừa và đổi mới trong sự phát
triển đạo đức; hệ thống hóa và xác định những nội dung cơ bản cần được kế

luan an



13

thừa, đổi mới và phát huy trong các giá trị đạo đức truyền thống. Trong đó, chủ
nghĩa yêu nước với tính cách là giá trị cốt lõi, giá trị định hướng các giá trị đạo
đức - văn hóa truyền thống được đặc biệt chú ý. Đồng thời, phân tích những mặt
tích cực, những hạn chế, thiếu hụt mang tính lịch sử của đạo đức truyền thống
dân tộc và sự tác động của các nhân tố trong nước và quốc tế, nhất là tác động
của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đến đời sống đạo đức của xã
hội nói chung và các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng. Từ đó, tác giả đề
xuất phương hướng và giải pháp kế thừa và đổi mới giá trị đạo đức truyền thống
nhằm xây dựng đời sống đạo đức tốt đẹp của con người và xã hội Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Thống nhất với nhận định của tác giả Nguyễn Văn Lý, trong bài viết:
“Giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh phát
triển kinh tế thị trường, giao lưu văn hóa và hội nhập quốc tế” tác giả
Đặng Hữu Toàn [112] cho rằng, nền kinh tế thị trường đã tác động đến đời
sống kinh tế - xã hội nước ta trên hai mặt tích cực và tiêu cực. Sự tác động
đó làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống và nếp sống văn hóa vận
động, biến đổi khơng ngừng. Bên cạnh sự xuất hiện các giá trị đạo đức
mới, nếp sống văn hóa mới, lành mạnh, phù hợp với q trình phát triển
kinh tế thị trường, cịn có những giá trị đạo đức truyền thống, nếp sống văn
hóa truyền thống tốt đẹp bị xâm hại và có nguy cơ bị mai một, biến dạng theo
hướng tiêu cực. Điều đó, đặt ra việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền
thống dân tộc trở nên cấp bách và cần thiết.
Tiếp cận vai trò của giá trị đạo đức truyền thống, trong cơng trình khoa
học “Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho
sinh viên Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay” của tác giả Nguyễn
Thị Thanh Hà [49] khẳng định, trong bối cảnh tồn cầu hóa, việc xây dựng lối

sống cho sinh viên có tầm quan trọng đặc biệt, mang ý nghĩa chiến lược… Và
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc có vai trị ý nghĩa tích cực trong việc xây
dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

luan an


14

Đó là lối sống có đạo đức, có lý tưởng cao đẹp, có sự kết hợp hài hịa giữa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Đồng thời, trên
cơ sở khảo sát thực trạng phát huy các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong
xây dựng lối sống mới cho sinh viên trong bối cảnh tồn cầu hóa, tác giả đã nhận
diện những vấn đề đặt ra trong quá trình phát huy, từ đó đề xuất phương hướng
và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống đối với
việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa.
Cơng trình khoa học “Giá trị đạo đức truyền thống trong việc giáo dục
đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Phạm
Bá Lượng [75], đã khái quát những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc nói
chung và những biểu hiện của nó trong đạo đức người Cơng an nhân dân Việt
Nam nói riêng. Tác giả đã nhìn nhận những giá trị đạo đức truyền thống cần
được giáo dục cho sinh viên Công an nhân dân bao hàm những giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc và những giá trị đạo đức truyền thống của ngành Công
an nhân dân, bởi theo tác giả người Công an nhân dân không chỉ là mục tiêu
hướng tới của sinh viên Công an nhân dân mà trước hết phải là người công dân
Việt Nam. Sự thống nhất hai phương diện này trong người Công an nhân dân
quy định sự thống nhất việc giáo dục hai phương diện của giá trị đạo đức truyền
thống. Ở đây, tác giả đã vận dụng rất tốt mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng, cái phổ biến và cái đặc thù trong giáo dục đạo đức cho người sinh viên
Công an nhân dân. Để xác định vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong

việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân, tác giả đã phân tích tính
đặc thù của ngành Cơng an nhân dân, đặc thù của sinh viên ngành Công an nhân
dân. Sự phân tích của tác giả trên năm phương diện vai trị giá trị đạo đức truyền
thống trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân cho thấy tính
tất yếu, cấp thiết của việc phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong việc
giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân. Từ thực trạng phát huy giá trị
đạo đức truyền thống trong giáo dục đạo đức cho sinh viên công an hiện nay, tác

luan an


15

giả đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống
trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Công an nhân dân hiện nay.
1.1.2. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát triển
nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam
Quá trình đổi mới đất nước trong xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã
và đang đặt ra những yêu cầu tất yếu đối với việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt
Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, lấy xây dựng quân đội
vững mạnh về chính trị làm cơ sở. Trong đó, xây dựng, phát triển nhân cách người
quân nhân cách mạng là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết cả trước mắt và cơ bản lâu dài.
Đáp ứng yêu cầu đó, trong thời gian qua, đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài
quân đội tiếp cận, nghiên cứu về nhân cách, về bồi dưỡng, xây dựng, phát triển
nhân cách quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam từ nhiều phương diện
khác nhau. Liên quan trực tiếp đến đề tài luận án có thể kể đến một số cơng trình:
Cơng trình khoa học cấp Bộ Quốc phịng “Định hướng giá trị nhân cách
đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” do tác giả Lại Ngọc
Hải chủ nhiệm đề tài [51], trên cơ sở làm rõ những quan điểm về giá trị, định
hướng giá trị nhân cách và đặc trưng định hướng giá trị nhân cách sĩ quan trẻ,

các tác giả cho rằng: “Định hướng giá trị nhân cách sĩ quan trẻ là sự lựa chọn và
khẳng định những giá trị chính trị, tư tưởng, giá trị đạo đức, lối sống, giá trị nghề
nghiệp quân sự, thể hiện hệ thống thái độ, quan điểm, niềm tin của sĩ quan trẻ
đối với Tổ quốc và quân đội trong điều kiện hiện nay” [51, tr.25]. Các tác giả
cũng luận giải vai trò của định hướng giá trị nhân cách đối với phát triển nhân
cách đội ngũ sĩ quan trẻ, đánh giá thực trạng và những nhân tố ảnh hưởng, dự
báo xu hướng vận động định hướng giá trị nhân cách sĩ quan trẻ, đề ra yêu cầu
và giải pháp cơ bản định hướng giá trị nhân cách của đội ngũ sĩ quan trẻ Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Cơng trình nhấn mạnh:
Sự phức tạp trong đấu tranh và lựa chọn các giá trị; sự thay đổi về thang giá
trị, chuẩn giá trị; sự mất đi của một số giá trị và sự xuất hiện của những giá
trị mới… Mặc dù vậy, điểm nổi bật trong định hướng giá trị nhân cách sĩ
quan trẻ vẫn là sự kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, của Đảng, của quân đội. Những giá trị về chính trị, đạo đức và

luan an


16

nghề nghiệp của sĩ quan trẻ vẫn thấm đậm tinh thần xã hội chủ nghĩa, bản
chất và truyền thống của “Bộ đội Cụ Hồ” [51, tr.51].
Cơng trình khoa học “Phẩm chất nhân cách của “Bộ đội Cụ Hồ” do tác
giả Hồng Đình Châu chủ biên [13], đã làm rõ nội dung, quá trình hình thành,
phát triển của phẩm chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” qua các giai đoạn xây
dựng quân đội. Tập thể tác giả khẳng định: “Bộ đội Cụ Hồ” - là tên gọi trìu
mến, thân thương của nhân dân dành cho cán bộ, chiến sĩ quân đội. Tên gọi ấy
cũng phản ánh bản chất, truyền thống cách mạng của Quân đội nhân dân Việt
Nam. Bản chất, truyền thống của “Bộ đội Cụ Hồ” là cái gốc vững bền tạo nên
sức mạnh chiến đấu, nguyên nhân sâu xa của mọi thắng lợi trong chiến tranh

chống lại các thế lực xâm lược và cũng là tiếp nối truyền thống đánh giặc, dựng
nước và giữ nước của dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử. Vì vậy, theo các tác giả,
hiện nay trước âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch
đang ra sức “phi chính trị hóa” qn đội thì việc giữ vững và phát huy phẩm
chất nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” càng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
Tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất đạo đức trong nhân cách
đội ngũ cán bộ qn đội, trong cơng trình khoa học “Tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân sự” do tác giả Phạm Văn
Nhuận chủ biên [88], đã tập trung làm rõ vấn đề lý luận, thực tiễn tư tưởng
Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội và đề xuất
phương hướng, nội dung nâng cao đạo đức cách mạng của người cán bộ quân
đội hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Tập thể tác giả của cơng
trình nhấn mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh “ln địi hỏi mỗi cán bộ qn đội
những phẩm chất nhân cách tốt đẹp, có đủ cả đức và tài, trong đó đức phải là
gốc” [88, tr.147]. Cơng trình khoa học “Quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh về
đức - tài trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội” do tác giả Nguyễn Quang
Phát chủ biên [93], đã đi vào làm rõ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng, đề ra giải
pháp nâng cao đạo đức, phát triển tài năng của đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay
theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Các tác giả nhận định “Người cán bộ tốt là người có
phẩm chất tồn diện về mọi mặt, có phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, cả

luan an


17

trình độ hiểu biết, chun mơn, nghiệp vụ. Những phẩm chất nhân cách đó được
Hồ Chí Minh khái qt ngắn gọn trong hai chữ “đức” và “tài” [93, tr.99].
Cơng trình khoa học “Phát triển nhân cách chính trị viên trong Quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh” của tác giả Hà

Đức Long [72], đã khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân cách, nhân cách
chính trị viên và phát triển nhân cách chính trị viên. Theo tác giả, phát triển
nhân cách của chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam theo tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự nhận thức đúng đắn, vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh về phát triển nhân cách chính trị viên trong sự tương tác hợp quy luật
giữa các chủ thể với người chính trị viên làm chuyển hóa về chất và nâng lên
một nấc thang mới về phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực tổ chức thực hiện
nhiệm vụ và phương pháp, tác phong cơng tác của chính trị viên đáp ứng
cương vị, chức trách, nhiệm vụ của họ theo yêu cầu sự nghiệp xây dựng và
chiến đấu của quân đội. Đồng thời, tác giả chỉ ra những nhân tố cơ bản quy
định phát triển nhân cách chính trị viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh; đánh giá
thực trạng, phân tích xu hướng, chỉ ra yêu cầu cơ bản và đề xuất hệ thống
những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phát triển nhân cách chính
trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí
Minh, đáp ứng yêu cầu, cương vị, chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên trong
thời kỳ mới.
Cơng trình khoa học “Biện chứng của quá trình phát triển nhân cách
người sĩ quan chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của
tác giả Đào Huy Tín [110], đã đề cập sự phát triển nhân cách người sĩ quan
chính trị cấp phân đội là sự tác động biện chứng của điều kiện kinh tế - xã hội
với phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động cơng tác đảng,
cơng tác chính trị của người sĩ quan chính trị cấp phân đội. Tác giả bước đầu
làm rõ khái niệm nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân đội, chỉ ra thực
chất biện chứng quá trình phát triển nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân
đội và những nhân tố tác động tới quá trình phát triển ấy trong điều kiện mới.

luan an


18


Đánh giá khái quát thực trạng, làm rõ tính tất yếu của việc nâng cao hiệu quả
quá trình phát triển nhân cách người sĩ quan chính trị cấp phân đội và đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả phát triển nhân cách người sĩ
quan chính trị cấp phân đội hiện nay. Cơng trình khoa học này giúp cho tác giả
luận án cách tiếp cập sự phát triển nhân cách học viên ở nhiều chiều cạnh,
phong phú, đa dạng trong mối quan hệ với tính đặc thù nghề nghiệp và mơ hình
nhân cách người cán bộ, sĩ quan cấp phân đội mà mỗi học viên phải hướng tới.
Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự biên soạn cuốn sách “Chuẩn
mực đạo đức quân nhân của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” do tác giả
Phạm Văn Nhuận chủ biên [89]. Theo các tác giả, nội dung quan tâm hàng đầu
trong các chuẩn mực đạo đức trong nhân cách người quân nhân của quân đội ta
hiện nay là: Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân; Yêu nước xã hội
chủ nghĩa; Có lệnh là đi, có địch là đánh, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; Dũng cảm, kiên cường,
mưu trí, sáng tạo; Đồn kết, dân chủ, kỷ luật; Khiêm tốn, giản dị; Hết lịng u
thương đồng chí, đồng đội; Ham học hỏi, cầu tiến bộ; Chủ nghĩa tập thể; Tinh
thần quốc tế vô sản. Những nội dung được trình bày có những tương đồng với
giá trị đạo đức truyền thống cần được kế thừa, phát triển và phát huy trong
nhân cách học viên hiện nay mà luận án nghiên cứu.
Cơng trình khoa học “Ảnh hưởng của chủ nghĩa thực dụng đến nhân cách
người cán bộ Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả
Nguyễn Ngọc Ba [3], đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề ra giải
pháp chủ yếu nhằm khắc phục sự ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa thực dụng
đến nhân cách người cán bộ Hậu cần, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ Hậu
cần Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, luận án đã cung cấp nội
dung thực chất những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường nói chung,
chủ nghĩa thực dụng nói riêng đến sự phát triển nhân cách người cán bộ trong
quân đội, giúp tác giả luận án có thêm cơ sở để nhìn nhận sự tác động của những
biến đổi kinh tế - xã hội đến sự phát triển nhân cách học viên hiện nay.


luan an


19

Tiếp cận nghiên cứu những phẩm chất nhân cách học viên các trường sĩ
quan, có các cơng trình “Vấn đề phát triển giá trị đạo đức của học viên sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Đoàn Quốc Thái [101] và
“Quan hệ giữa năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức của học viên đào tạo sĩ
quan trong các trường đại học quân sự hiện nay” của tác giả Võ Văn Hải [52].
Những công trình khoa học này đều nghiên cứu những khía cạnh khác nhau trong
phẩm chất nhân cách của học viên. Tác giả Đoàn Quốc Thái [101] cho rằng phát
triển giá trị đạo đức của học viên là quá trình liên tục giải quyết các mâu thuẫn
biện chứng thúc đẩy sự tiếp nhận, chuyển hóa các giá trị đạo đức xã hội, giá trị
đạo đức quân nhân cách mạng thành những giá trị đạo đức riêng của mỗi học
viên; là quá trình tự giác lựa chọn, tiếp nhận, bổ sung, sáng tạo giá trị mới thông
qua thực tiễn học tập, rèn luyện của học viên trên cơ sở hoạt động tích cực của các
chủ thể giáo dục nhằm hoàn thiện nhân cách người quân nhân cách mạng. Tác giả
Võ Văn Hải [52] cho rằng, trong cấu trúc nhân cách của học viên thì năng lực trí
tuệ và phẩm chất đạo đức là hai thành tố cơ bản, cốt lõi, hạt nhân trong hệ thống
phẩm chất và năng lực của họ. Tác giả khẳng định, đây chính là kiểu nhân cách
tiêu biểu của người sĩ quan tương lai nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ
mới. Mặc dù tác giả Võ Văn Hải không trực tiếp bàn về giá trị đạo đức truyền
thống, nhưng quan niệm về phát triển giá trị đạo đức của học viên hiện nay, mối
quan hệ giữa hai thành tố cơ bản, cốt lõi trong nhân cách học viên là năng lực trí
tuệ và phẩm chất đạo đức đã cung cấp những gợi ý về mặt khoa học cho quá trình
xây dựng, triển khai đề tài luận án của nghiên cứu sinh.
1.1.3. Những cơng trình khoa học tiêu biểu liên quan đến phát huy
vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách

Những công trình nghiên cứu liên quan đến phát huy vai trị giá trị đạo
đức truyền thống trong phát triển nhân cách con người Việt Nam
Cùng hướng nghiên cứu, tiếp cận liên quan trực tiếp đến đề tài luận án
trong thời gian qua, một số cơng trình khoa học đã chỉ rõ sự cần thiết và tính
cấp bách của việc khai thác các giá trị đạo đức truyền thống nhằm xây dựng,

luan an


20

phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ, con người Việt Nam. Kết quả nghiên cứu
của các cơng trình đều có điểm chung về những giá trị đạo đức truyền thống cơ
bản của dân tộc cần khai thác, kế thừa và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
Tiếp cận từ vị trí, vai trị của giá trị truyền thống, trong bài viết: “Giá trị
truyền thống - nhân lõi và sức sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân
tộc” [64], tác giả Nguyễn Văn Huyên đã khẳng định tính bền vững, sức sống
trường tồn của các giá trị truyền thống. Trong đó có giá trị đạo đức, cũng như
vai trị, sự cần thiết phải giữ gìn, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống
trong quá trình xây dựng xã hội mới.
Tiếp cận từ góc độ kế thừa, cơng trình khoa học “Kế thừa các giá trị đạo
đức truyền thống trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay” của
tác giả Cao Thu Hằng [54] cho rằng: việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống
trong xây dựng nhân cách ở nước ta hiện nay là tất yếu, khách quan, đảm bảo cho
việc xây dựng nhân cách mới, chống sự xuống cấp về mặt đạo đức của nhân cách
con người Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh cần có quan
điểm lịch sử, cụ thể, cần phát triển thêm nội dung các giá trị đạo đức truyền thống
và lưu ý đến đặc điểm thời đại khi kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong
xây dựng nhân cách con người Việt Nam hiện nay, đảm bảo “vừa tiên tiến, vừa
đậm đà bản sắc dân tộc”. Trên cơ sở lý luận, tác giả đánh giá thực trạng kế thừa

các giá trị đạo đức truyền thống và những nhân tố ảnh hưởng đến sự kế thừa và
bước đầu đề xuất một số giải pháp kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống trong
việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam nói chung. Song, bên cạnh đó, tác
giả luận án cho rằng: “Giá trị đạo đức là tổng hợp của hai khái niệm giá trị và đạo
đức” [54, tr.23], cách giải thích đó cần tiếp tục làm rõ thêm. Trong luận án, sự
nhận thức về mối quan hệ giữa giá trị đạo đức truyền thống với xây dựng nhân
cách con người Việt Nam chưa được đặt ra và giải quyết thấu đáo, chưa bàn đến
cơ chế kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách.
Tiếp cận vai trò của giá trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, trong cơng trình khoa học “Giá
trị đạo đức truyền thống với việc hình thành và phát triển nhân cách sinh viên

luan an


21

Việt Nam hiện nay” [57], tác giả Phùng Thu Hiền đã phân tích, luận giải nhân
cách, tính quy luật của sự hình thành, phát triển nhân cách nói chung, nhân cách
sinh viên và những nhân tố tác động đến hình thành, phát triển nhân cách sinh
viên nói riêng. Trong những nhân tố tác động, tác giả đã phân tích giá trị đạo đức
truyền thống với tính cách là một nhân tố giữ vai trị quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Đồng thời, tác giả đã
luận giải tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống trong việc hình thành và
phát triển nhân cách sinh viên. Theo tác giả, giá trị đạo đức truyền thống là động
lực góp phần hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng; góp
phần tích cực vào q trình xây dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân con
người thời đại mới; góp phần hình thành ý thức thẩm mỹ tiên tiến trong nhân cách
sinh viên; góp phần hình thành năng lực trong mỗi nhân cách ở sinh viên Việt
Nam; là bộ lọc giúp cho sinh viên lựa chọn, tiếp thu những giá trị tiến bộ văn

minh (Chân - Thiện - Mỹ). Trên cơ sở lý luận, tác giả đánh giá thực trạng phát
huy giá trị đạo đức truyền thống trên bình diện những giá trị đạo đức truyền thống
cơ bản của dân tộc Việt Nam trong việc hình thành, phát triển nhân cách sinh viên
và những vấn đề đặt ra trong q trình phát huy. Từ đó, tác giả đề ra phương
hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống
trong hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Tác giả đã
chỉ ra các giá trị đạo đức truyền thống cần phát huy bao gồm: Lịng u nước, ý
chí tự cường dân tộc; Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc; Tinh thần cần
cù, lạc quan, sáng tạo trong lao động; Lòng nhân ái, khoan dung, hiếu học, khát
vọng, u chuộng hịa bình; Tinh thần dũng cảm, kiên cường, bất khuất.
Cơng trình khoa học “Giá trị đạo đức truyền thống với việc xây dựng
nhân cách thanh niên Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay” [53],
trên cơ sở phân tích khái niệm nhân cách, nhân cách thanh niên, tác giả Nguyễn
Thị Minh Hạnh đã làm rõ nội dung và phương thức xây dựng nhân cách thanh
niên Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa. Tác giả khẳng định, phát huy vai
trò giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam
bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay là u cầu đặc biệt quan trọng. Bởi, theo tác

luan an


22

giả, giá trị đạo đức truyền thống là động lực góp phần hình thành nhân sinh
quan tiến bộ trong xây dựng và phát triển nhân cách; là ngọn nguồn dân tộc,
tạo nên niềm tin và sức mạnh tinh thần đối với việc xây dựng nhân cách thanh
niên trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay; góp phần tích cực vào quá trình xây
dựng những phẩm chất đạo đức cá nhân trong nhân cách của thanh niên; là “bộ
lọc” chống lại tác động tiêu cực của tồn cầu hóa và kinh tế thị trường... Tác
giả chỉ ra những tác động của tồn cầu hóa đối với vai trị của giá trị đạo đức

truyền thống trong xây dựng nhân cách thanh niên Việt Nam; đồng thời, làm rõ
thực trạng vai trò giá trị đạo đức truyền thống đối với xây dựng nhân cách
thanh niên. Trên cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng vai trò giá trị đạo đức
truyền thống đối với xây dựng nhân cách thanh niên trong bối cảnh tồn cầu
hóa, tác giả đã đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò
các giá trị đạo đức truyền thống đối với xây dựng nhân cách thanh niên Việt
Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến phát huy vai trò giá trị đạo
đức truyền thống trong phát triển nhân cách học viên các trường sĩ quan Quân
đội nhân dân Việt Nam
Cơng trình khoa học “Ni dưỡng giá trị văn hóa trong nhân cách người
chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam” do tác giả Đinh Xuân Dũng chủ biên [25],
xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, tập thể tác giả đã nghiên
cứu và làm rõ vấn đề nhân cách và “giá trị văn hóa trong nhân cách” người chiến
sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam. Khẳng định những phẩm chất cao đẹp trong nhân
cách “Bộ đội Cụ Hồ” là giá trị độc đáo của văn hóa Việt Nam, một kiểu mẫu văn
hóa mới được hình thành, phát triển và định hình trong lịch sử hiện đại Việt Nam,
lịch sử văn hóa cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, các tác giả bước đầu khái qt hệ
thống các giá trị văn hóa cần ni dưỡng và xây dựng trong nhân cách “Bộ đội Cụ
Hồ” với ba nhóm: Các giá trị cốt lõi, cơ bản như trung với nước, hiếu với dân; các
giá trị mang tính đặc thù của nhân cách quân nhân như tình đồng chí đồng đội, ý
thức chấp hành kỷ luật, năng lực tự lực, tự cường, sáng tạo; các giá trị mang tính
chất phổ biến đối với con người Việt Nam bao gồm một số lĩnh vực, nhân tố như:

luan an


23

Sự trung thực, sự phát triển của năng lực, tình cảm thẩm mỹ, sự phát triển của nhu

cầu và đặc tính cá nhân như tình u, nghề nghiệp, học vấn, sở thích trong sự
thống nhất, hài hịa với tập thể. Hệ thống các giá trị văn hóa cần ni dưỡng trong
nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” là cơ sở, nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả
luận án nghiên cứu và khu biệt những giá trị đạo đức truyền thống cần phát huy
trong phát triển nhân cách học viên.
Cơng trình khoa học “Phát triển giá trị văn hóa trong nhân cách sĩ quan
trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Xuân Trường
[125], đã tập trung luận giải vấn đề thực chất, tính quy luật phát triển giá trị văn
hóa trong nhân cách sĩ quan trẻ. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng phát
triển giá trị văn hóa trong nhân cách sĩ quan trẻ, tác giả đã đề xuất những giải
pháp phát triển giá trị văn hóa trong nhân cách sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân
Việt Nam hiện nay. Trong luận án, tác giả quan niệm giá trị văn hóa trong nhân
cách là một hình thái tồn tại đặc thù của giá trị văn hóa trong mỗi cá nhân.
Trình độ phát triển giá trị văn hóa trong nhân cách thực chất là phát triển giá trị
NGƯỜI trong mỗi cá nhân, trong sự tương tác với các giá trị thẩm mỹ, khoa
học, hệ giá trị đạo đức đóng vai trị hạt nhân.
Cơng trình khoa học “Nhập thân văn hóa trong phát triển nhân cách bộ
đội Cụ Hồ của thanh niên quân đội hiện nay” của tác giả Hồng Đình Chiều [14],
đã tập trung nghiên cứu và làm rõ những khía cạnh bản chất nhập thân văn hóa
trong nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội. Luận án tiếp cận nhân
cách “Bộ đội Cụ Hồ” một cách toàn diện, song trọng tâm là những phẩm chất xã
hội cơ bản như phẩm chất chính trị, đạo đức, văn hố; phẩm chất trí tuệ; trình độ
chun mơn, nghiệp vụ qn sự; phong cách, tác phong sinh hoạt và hoạt động
quân sự... được điển hình hố theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh,
phản ánh tính đặc thù của nhân cách trong lĩnh vực quân sự. Trên cơ sở lý luận,
tác giả đánh giá thực trạng và dự báo xu hướng nhập thân văn hóa trong phát
triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội hiện nay và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả nhập thân văn hóa trong phát
triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội hiện nay. Cơng trình


luan an


24

nghiên cứu này đã gợi mở nội dung nghiên cứu về cơ chế chuyển hóa các giá trị
văn hóa thành các yếu tố cấu thành nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên
quân đội thông qua nhập thân văn hóa và hai giai đoạn của chu trình nhập thân
văn hóa trong phát triển nhân cách “Bộ đội Cụ Hồ”. Đây là gợi ý để tác giả đề tài
luận án nghiên cứu hướng tiếp cận cơ chế tiếp nhận và chuyển hóa giá trị đạo đức
truyền thống trong phát triển nhân cách học viên.
1.2. Khái quát kết quả các công trình khoa học đã cơng bố và
những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết
1.2.1. Khái quát kết quả chủ yếu các cơng trình khoa học tiêu biểu đã
cơng bố có liên quan đến đề tài luận án
Một là, các cơng trình khoa học đã khái qt những vấn đề lý luận liên
quan đến giá trị đạo đức truyền thống và vai trị của nó trong phát triển nhân
cách học viên các trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Các cơng trình khoa học bước đầu đã làm rõ quan niệm về giá trị đạo đức
truyền thống, hệ giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và khẳng định
giá trị đạo đức truyền thống là giá trị cơ bản, cốt lõi, là nền tảng đời sống tinh thần
của con người, xã hội. Đồng thời, các cơng trình khoa học cũng khẳng định vai trị,
tầm quan trọng của giá trị đạo đức truyền thống đối với việc hình thành và phát
triển đạo đức, lối sống, nhân cách con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do
đó, để định hình và phát triển nhân cách con người Việt Nam nói chung, thế hệ trẻ
Việt Nam nói riêng giàu tính dân tộc mà vẫn hiện đại thì cần thiết phải khai thác,
kế thừa, giáo dục, phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong sự nghiệp đổi mới,
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay.
Các cơng trình chỉ rõ, với tính cách là sản phẩm của tiến trình phát triển
lịch sử, các giá trị đạo đức truyền thống cũng biến đổi cùng với sự vận động,

phát triển của xã hội. Do đó, hệ giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị đạo đức là
hệ quả tất yếu của những điều kiện kinh tế - xã hội trong những giai đoạn lịch
sử cụ thể. Vì vậy, việc xây dựng những giá trị, chuẩn mực đạo đức của con
người, xã hội và xây dựng nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có
sự gắn kết giữa truyền thống và hiện đại, hiện tại; gắn kết giữa xây dựng đạo

luan an


25

đức và phát triển kinh tế; sự gắn kết giữa cái khách quan và cái chủ quan trong
quá trình xây dựng, phát triển nhân cách là rất quan trọng, nhất là trong điều
kiện hiện nay chúng ta đang vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, quốc tế hóa, tồn cầu hóa. Thực tiễn đó, địi hỏi phải chủ động, tích
cực kế thừa, đổi mới và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống để nó thực sự
là nền tảng và động lực tinh thần to lớn nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh.
Từ những góc độ tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra những quan
niệm về giá trị đạo đức truyền thống, nhận diện tổng quát nội dung giá trị đạo
đức truyền thống cơ bản của dân tộc Việt Nam như: Yêu nước, nhân ái, thương
người, đoàn kết, cần cù, dũng cảm, hiếu học...; tầm quan trọng của giá trị đạo
đức truyền thống đối với phát triển nhân cách con người Việt Nam; quan niệm
về nhân cách và phát triển nhân cách gắn với từng đối tượng cụ thể; mối quan hệ
giữa giá trị đạo đức truyền thống và phát triển nhân cách; những nhân tố, tính
quy luật của phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách...
Đây là những cơ sở lý luận khoa học để tác giả đề tài luận án kế thừa có chọn lọc
trong tiếp cận, nghiên cứu và làm sâu sắc thêm tính biện chứng của giá trị đạo
đức truyền thống và vai trò của nó trong phát triển nhân cách học viên, nhân tố
cơ bản quy định vai trò giá trị đạo đức truyền thống trong phát triển nhân cách

học viên trong khung lý luận của đề tài luận án.
Các cơng trình khoa học cũng đã tiếp cận vấn đề nhân cách và xây dựng,
phát triển nhân cách thế hệ trẻ hiện nay dưới nhiều góc độ khác nhau: triết học,
tâm lý học, xã hội học... Những cơng trình đó đã đi sâu phân tích đặc điểm tâm
sinh lý, đặc điểm phát triển nhân cách thanh niên và khẳng định vai trò quan trọng
của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Một số
cơng trình khoa học đã tiếp cận và luận giải việc xây dựng, phát triển nhân cách
“Bộ đội Cụ Hồ” của thanh niên quân đội. Trên cơ sở đó, các tác giả cũng khẳng
định tầm quan trọng của việc xây dựng, phát triển nhân cách cho thanh niên, sinh
viên Việt Nam nói chung, thanh niên quân đội hiện nay nói riêng.

luan an


×