Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

thực trạng công đoàn cơ sở ở Việt Nam hiện nay pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.76 KB, 13 trang )

Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
Đề tài: Thực trạng công đoàn cơ sở ở Việt Nam hiện nay
I. Cơ sở lý luận:
1. Các khái niệm:
1.1. Công đoàn: là tổ chức chính trị rộng lớn của giai cấp công nhân và người
lao động Việt Nam tự nguyện lập ra dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam là thành viên trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, là trường học chủ
nghĩa xã hội, của người lao động. (Điều 1 khoản 1 Luật Công đoàn)
Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập
vào ngày 28 tháng 7 năm 1929 nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam là tổ chức thống nhất có các cấp cơ bản sau đây:
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (sau đây gọi là liên đoàn lao động tỉnh, thành phố); công đoàn
ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; công
đoàn cấp trên cơ sở, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn
1.2. Công đoàn cơ sở:
- Công đoàn cơ sở được thành lập ở các doanh nghiệp, các hợp tác xã sản xuất công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; các đơn vị sự nghiệp, cơ quan Nhà nước; các
cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, có 5
đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên quyết định thành lập.
- Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của công đoàn, tập hợp những người lao động tự
do hợp pháp cùng ngành, nghề, được thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao
động có 10 đoàn viên trở lên và được công đoàn cấp trên quyết định thành lập.
2. Phân loại công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn: chia 4 loại hình:
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
1
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
- Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận
- Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn chung của tổ chức công đoàn cơ sở:


Công đòan cơ sở là “cấp” đầu tiên của hệ thống tổ chức công đoàn, là nơi
trực tiếp tiếp xúc với đoàn viên, tổ chức các hoạt động thực hiện các chức năng
của Công đoàn, là nơi trực tiếp tuyên truyền phát triển đoàn viên. Do đó công
đoàn cơ sở có chức năng gắn kết đoàn viên trong tổ thành khối thống nhất.
Các nhiệm vụ, quyền hạn chung của công đoàn cơ sở như:
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà
nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn
- Kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc
thực hiện quyền lợi của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động.
- Đại diện cho tập thể lao động ký kết thoả ước lao động tập thể và hướng dẫn
người lao động giao kết hợp đồng lao động; cử đại diện tham gia các hội đồng
xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên và CNVCLĐ.
- Tham gia với giám đốc giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, nâng
cao thu nhập, đời sống và phúc lợi của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội,
từ thiện trong CNVCLĐ.
- Đại diện cho tập thể lao động tham gia Hội đồng hoà giải lao động cơ sở và
tham gia giải quyết các tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
- Phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh.
II. Thực trạng hoạt động của công đoàn cơ sở ở việt nam hiện nay.
Công đoàn cơ sỏ là nơi trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ
2
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
chức CĐ. Việc giải quyết những mâu thuẫn về lợi ích trong quan hệ LĐ giữa
CNVC - LĐ, đoàn viên CĐ với người quản lý cũng được bắt đầu từ cấp công
đoàn cơ sở (CĐCS). Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều CĐCS hoạt động chưa
hiệu quả.
Theo số liệu thống kê của Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam, tình hình quan hệ
lao động và tranh chấp lao động tại VN ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Từ năm
1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 3.402 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự

phát của người lao động (riêng năm 2010 số vụ đình công là 424 vụ). Trong đó,
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 73,16%, các doanh nghiệp
dân doanh chiếm 24,08%, khu vực chiếm ít nhất là các doanh nghiệp nhà nước
chỉ chiếm 2,76%.
Tính chất các vụ tranh chấp lao động cũng có nhiều thay đổi. Nếu như giai
đoạn sau 1995, Tranh chấp lao động đưa đến tòa án chủ yếu là tranh chấp về sa
thải, chấm dứt hợp đồng lao động thì những năm gần đây, các tranh chấp về tiền
công, thu nhập có tính chất tiền công, về phúc lợi, BHXH, bồi thường thiệt hại
ngày càng tăng… Điều này càng chứng tỏ sự yếu kém trong hoạt động của công
đoàn cơ sở, đặc biệt là công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài. Công đoàn cơ sỏ chưa trở thành đại diện thực sự cho người lao động, chưa
có những tư vấn và dẫn dắt về pháp luật cho người lao động, khiến chủ sử dụng
lao động có thể vi phạm pháp luật, không đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người
lao động.
1. Thực trạng hoạt động của công đoàn cơ sở Việt Nam về tổ chức và cán
bộ:
1.1. Mặt tích cực:
3
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
- Mô hình tổ chức của CĐCS hiện nay cơ bản đã đáp ứng được việc tập hợp công
nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) gia nhập tổ chức công đoàn và tham gia hoạt
động của CĐCS, từng bước thích ứng với những chuyển đổi của các loại hình đơn
vị, doanh nghiệp. Tính đến tháng 11/2010 cả nước có 106.116 CĐCS với 7.098.829
đoàn viên công đoàn. (NQ 06a /NQ-TLĐ)
- Đội ngũ cán bộ CĐCS đa số có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, được đoàn viên
tín nhiệm. Thông qua hoạt động thực tiễn, nhiều cán bộ công đoàn đã trưởng thành
nhanh chóng, tự học hỏi, nắm vững chính sách, pháp luật, nêu cao vai trò đại diện
cho tập thể lao động, có bản lĩnh đấu tranh vì lợi ích của người lao động.
1.2. Mặt hạn chế:
- Một số nơi tuy đủ điều kiện nhưng chưa thành lập CĐCS, hoặc chưa đủ điều kiện

nhưng vẫn chuyển công đoàn bộ phận thành CĐCS nên không thực hiện được quyền
hạn của CĐCS theo quy định của pháp luật. Việc thành lập công đoàn cơ sở trong
các doanh nghiệp chậm so với tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ làm tăng thêm khó khăn trong việc thành lập
công đoàn cơ sở trong các doanh nghiêp.
- Phần lớn CĐCS chưa thực hiện phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn đối với CĐCS
thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn; chưa thực hiện việc bầu cán bộ tổ công
đoàn hàng năm; chưa coi trọng sinh hoạt tổ công đoàn.
- Công đoàn cơ sở thuộc khu vực nhà nước, có nơi chưa thực hiện tốt công tác tham
gia quản lý; tổ chức phong trào thi đua, tổ chức đại hội CNVC, hội nghị cán bộ công
chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân còn hình thức. Việc tự chấm điểm xếp
loại CĐCS vững mạnh hàng năm còn nặng về hình thức, chưa sát với thực chất hoạt
động của CĐCS.
4
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
- Đội ngũ cán bộ CĐCS chủ yếu kiêm nhiệm, ít thời gian dành cho công tác CĐ.
Hơn nữa, số CBCĐ thường thay đổi sau mỗi kỳ ĐH (khoảng 30-40% tổng số
CBCĐ). Trong khi đó, chính sách đối với CB CĐCS thiếu đồng bộ, không hấp
dẫn. Quy định hiện hành về nhiệm vụ của CĐCS còn một số nội dung chưa phù
hợp thực tế, nhất là CĐCS ngoài quốc doanh. Ngoài ra cán bộ công đoàn bộ phận,
tổ công đoàn đa số chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn. Phần lớn CĐCS các
doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước có đông đoàn viên chưa bố trí được cán bộ
chuyên trách công đoàn.
- Nhiều công đoàn cơ sỏ khu vực DN ngoài nhà nước có CBCĐ là CB quản lý
DN hoặc có quan hệ gia đình với chủ DN nên không sẵn sàng bảo vệ quyền lợi
NLĐ. Điều này dẫn tới việc phối hợp hoạt động với chủ DN cũng như việc thể
hiện vai trò của CĐ tại đơn vị không rõ nét, nhất là công tác giám sát của CĐCS
bị hạn chế. Cán bộ công đoàn không nói lên tiếng nói của người lao động.
- Những CB CĐCS dám đứng ra có ý kiến với chủ DN và cơ quan quản lý nhà
nước để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ thường bị chủ DN thay

đổi cách đối xử, dẫn đến chán nản, bỏ đi tìm việc ở DN khác.
- Cơ chế đãi ngộ và bảo vệ CB CĐCS chưa thoả đáng, chưa đủ sức thu hút CB
giỏi, gắn bó với hoạt động CĐCS.
- Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định nào bảo vệ quyền và lợi ích của
người làm công đoàn. Do đó có hiện tượng cán bộ CDCS không dám đứng ra
bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
- Bên cạnh đó, các điều kiện về thời gian, không gian làm việc, cơ sở vật chất:
như phòng Công đoàn thường được đặt ở gần phòng ban giám đốc, phòng hành
chính của doanh nghiệp, gây tâm lý không thoải mái đối với người lao động
khi phát sinh vấn đề cần trao đổi với công đoàn cơ sở, cũng tạo không khí không
gần gũi với người lao động. Cán bộ công đoàn không có môi trường làm việc tốt,
5
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
thoải mái sẽ làm việc không có hiệu quả và dẫn tới hoạt động của công đoàn
không được nâng cao, cải thiện.
- Vấn đề phát triển đoàn viên, xây dựng đội ngũ công nhân và tổ chức CĐ ở khu
vực kinh tế ngoài nhà nước còn nhiều hạn chế. Vai trò của CĐCS khu vực này
còn yếu, chưa đủ sức thu hút, tập hợp người LĐ.
2. Thực trạng hoạt động của công đoàn cơ sở Việt Nam về nội dung và
phương thức hoạt động.
2.1. Mặt tích cực:
- Hoạt động CĐCS khu vực nhà nước có nhiều thuận lợi, các nội dung hoạt động
được triển khai khá toàn diện; có trên 90% CNVCLĐ gia nhập tổ chức công đoàn;
70% CĐCS có quy chế hoạt động của ban chấp hành (BCH) và quy chế phối hợp
hoạt động giữa BCH công đoàn với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Tỷ lệ CĐCS vững mạnh bình quân hàng năm đạt trên 80%. (NQ 06a/NQ-TLĐ)
- Hoạt động CĐCS khu vực ngoài nhà nước gặp nhiều khó khăn, song trong những
năm qua với sự hướng dẫn, hỗ trợ của công đoàn cấp trên không ít CĐCS ở doanh
nghiệp đã thương lượng và ký được TƯLĐTT có điều khoản có lợi cho người lao
động; chủ động tổ chức đối thoại và duy trì chế độ làm việc định kỳ giữa BCH công

đoàn với ban giám đốc để phản ánh kịp thời những kiến nghị của CNLĐ, nên đã kịp
thời phòng ngừa giải quyết có hiệu quả tranh chấp lao động. Đã vận động được nhiều
người lao động gia nhập công đoàn, tỷ lệ CĐCS đạt vững mạnh hàng năm đạt 49%.
(NQ 06a/NQ-TLĐ)
- Công đoàn cơ sở kết hợp với chủ doanh nghiệp đã tổ chức được các phong trào thi
đua, các hoạt động xã hội tạo sân chơi cho các đoàn viên.
2.2. Mặt hạn chế:
6
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
- Công đoàn cơ sở thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước còn lúng túng về nội dung
và phương pháp hoạt động. Việc tuyên truyền giáo dục về đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước ở nhiều đơn vị không có điều kiện triển khai. Tỷ lệ
CNLĐ gia nhập công đoàn và CĐCS đạt vững mạnh hàng năm thấp.
- Trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài, các kỹ năng, nội dung và phương thức hoạt động của công đoàn cơ sở
chưa được xác định chính xác, trọng tâm.
- Vai trò đại diện của tổ chức công đoàn cơ sở trong thương lượng tập thể còn
yếu. Việc thương lượng và ký kết thoả ước lao động tập thể ở khu vực doanh
nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI có tỷ lệ thấp và chất lượng còn hạn
chế, việc đàm phán thương lượng còn mang nặng tính hình thức.
- Các hoạt động phong trào tại công đoàn cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu tham gia
và hưởng thụ của đoàn viên, gắn kết mặt xã hội của các đoàn viên. Nhiều nơi
thực hiện theo yêu cầu của cấp trên, chưa chú ý đến yêu cầu nguyện vọng của
đoàn viên ở cơ sở.
- Trong phương thức hoạt động còn có trường hợp ra mệnh lệnh, hách dịch, cửa
quyền, quan liêu, độc đoán, chưa coi trọng thuyết phục, giáo dục, vận động, phát
huy tính tự nguyện, tích cực, năng động, sáng tạo của quần chúng. Vẫn nặng về
hội họp, ra nhiều văn bản, nghị quyết mà thiếu sự kiểm tra, đôn đốc.
3. Thực trạng hoạt động của công đoàn cơ sở Việt Nam về kinh phí hoạt
động.

- Tổng kinh phí hoạt động bằng 1,7% tổng quỹ tiền lương (trong điều kiện 100
% công nhân lao động là đoàn viên) vì vậy chưa thể đáp ứng đủ cho hoạt động
của Công đoàn.
7
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
- Hoạt động tài chính của CĐCS hiện nay khó khăn nhất chính là khu vực ngoài
nhà nước. Thu kinh phí 2% và 1% đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài thường
thu không đủ hoặc không thu được.
- Đoàn phí phổ biến thu theo mức bình quân từ 5.000đ-10.000đ/người/tháng, có
CĐCS thu bình quân 2.000đ/người/tháng, thậm chí có CĐCS thành lập và hoạt
động gần 3 năm mà không thu kinh phí, đoàn phí CĐ. Có CĐCS DN thu được
kinh phí CĐ, nhưng không thu đoàn phí, có nơi còn lấy từ nguồn kinh phí CĐ để
trích nộp phần 30% đoàn phí lên CĐ cấp trên.
- Có tình trạng CĐCS không mở tài khoản, không lập quỹ CĐ, tất cả do giám
đốc DN quản lý, khi cần CĐ có ý kiến đề nghị giám đốc chi.
- Công đoàn cơ sở chưa tự chủ về kinh tế. Cán bộ công đoàn hưởng lương do
chủ doanh nghiệp trả. Do đó nhiều công đoàn cơ sở chưa nói lên tiếng nói của
người lao động, chưa thực sự hiểu người lao động, chưa bảo vệ được quyền lợi
của người lao động.
4. Hoạt động của công đoàn cấp trên cơ sở đối với công đoàn cơ sở.
Công đoàn cấp trên trực tiếp của công đoàn cơ sở gồm công đoàn Tổng
công ty, công đoàn ngành nghề địa phương, công đoàn quận huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, công đoàn các cơ quan bộ; công đoàn ngành giáo dục quận,
huyện trực thuộc liên đoàn lao động quận, huyện.
Công đoàn cấp trên cơ sở là nơi gắn bó trực tiếp với CĐCS, định hướng và
hướng dẫn CĐCS triển khai nhiệm vụ, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh,
tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ công đoàn. Chính vì thế CĐ cấp trên cơ sở có vị
trí quan trọng đối với CĐCS.
Thực tế hiện nay, công đoàn cấp trên cơ sở công đoàn cấp trên, cơ sở chưa
kịp thời trong công tác phát triển CĐCS để thực hiện 3 chức năng của tổ chức

8
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
công đoàn: tuyên truyền giáo dục, tham gia quản lý, chăm lo bảo vệ lợi ích hợp
pháp cho người lao động. Thực trạng công tác tổ chức và phát triển CĐCS vừa
chồng chéo lại vừa yếu thu hút tập hợp đoàn viên. Mà nguyên nhân chủ yếu là sự
vận động nội sinh của công đoàn cấp trên cơ sở còn nhiều hạn chế. Phương thức
hoạt động công đoàn thiếu chủ động, sáng tạo để thích ứng quá trình chuyển đổi
cơ chế quản lý của nhà nước. Do đó, công đoàn ngành địa phương phân cấp quản
lý CĐCS đến đâu thì hướng dẫn, chỉ đạo đến đó. Vô hình tạo sự đứt gãy làm cho
công đoàn cơ sở hoạt động không hiệu quả
5- Nguyên nhân của hạn chế
5.1- Về chủ quan:
- Sự chỉ đạo của các cấp công đoàn chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp cụ thể. Sự phối
hợp giữa công đoàn cấp huyện và công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu
công nghiệp trên địa bàn chưa tốt dẫn đến chồng chéo. Chỉ đạo hoạt động CĐCS dàn
trải, hình thức. Một số văn bản hướng dẫn chậm được ban hành, hoặc chưa sát với
thực tiễn. Đánh giá xếp loại CĐCS, NĐ vững mạnh của công đoàn cấp trên chưa
phản ánh đúng chất lượng hoạt động của CĐCS; chưa coi trọng việc tổng kết thực
tiễn và tập huấn, bồi dưỡng cán bộ hoạt động ở CĐCS.
- Đội ngũ cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp ở nhiều nơi thiếu về số lượng, hạn chế về
chất lượng nên chưa thực hiện tốt vai trò đại diện và chỉ đạo, hướng dẫn CĐCS. Đội
ngũ cán bộ chuyên trách CĐCS quá thiếu, chủ yếu là kiêm nhiệm và thường xuyên
biến động.
- Công đoàn cơ sở được giao nhiều nhiệm vụ, quyền hạn, nhưng không có điều kiện
thực hiện. Lợi ích giữa đoàn viên và người lao động chưa gia nhập công đoàn không
có nhiều sự khác biệt, vì vậy chưa thu hút được đông đảo CNLĐ tham gia tổ chức
công đoàn và đoàn viên chưa tích cực tham gia hoạt động công đoàn.
5.2- Về khách quan:
9
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội

- Các cấp công đoàn không được chủ động quyết định về biên chế và tuyển dụng cán
bộ chuyên trách công đoàn. Chế độ tiền lương đối với cán bộ CĐCS chưa hợp lý nên
chưa thu hút được người làm cán bộ chuyên trách công đoàn.
- Không ít doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước vừa không tạo điều kiện, vừa gây
khó khăn cho CĐCS hoạt động.
- Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm pháp luật lao động và quyền công
đoàn của các cơ quan chức năng Nhà nước chưa kịp thời, hiệu quả thấp, do vậy ảnh
hưởng trực tiếp đến các hoạt động CĐCS.
- Số doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước hiện nay có tổ chức Đảng không
nhiều nên hoạt động của CĐCS nhiều khi gặp khó khăn.
III. Giải pháp để công đoàn cơ sở hoạt động có hiệu quả hơn.
1- Về tổ chức và cán bộ
- Mô hình tổ chức CĐCS phải linh hoạt, thuận lợi cho CNLĐ tham gia tổ chức công
đoàn và thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CĐCS.
- Cơ cấu tổ chức của CĐCS phải gọn, phù hợp với cơ sở. Nhiệm vụ của CĐCS
thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn phải được hướng dẫn cụ thể.
- Đổi mới tổ chức cán bộ công đoàn: Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối
quan hệ. Bố trí, sắp xếp sử dụng hợp lý cán bộ trên nguyên tắc: Vì việc tìm
người chứ không vì người tìm việc.
- Số lượng và chất lượng cán bộ công đoàn chuyên trách cấp trên trực tiếp CĐCS
phải được đảm bảo để thực hiện tốt công tác hướng dẫn, chỉ đạo CĐCS. Những
CĐCS đông đoàn viên được bố trí cán bộ chuyên trách.
- Cán bộ CĐCS phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công đoàn và kỹ năng đàm
phán thương lượng, ký kết TƯLĐTT.
10
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
- Người cán bộ công đoàn phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của công nhân,
viên chức, người lao động; tôn trọng mọi sáng tạo, những tham mưu về giải
pháp, tình huống do người lao động đưa ra; dám nói lên quan điểm của mình
trong giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người lao động;

làm tốt công tác khen thưởng và đặc biệt là phải biết đối mặt với thách thức, nhất
là thái độ không hợp tác của giới chủ và những khó khăn của nền kinh tế thị
trường
2- Về nội dung và phương thức hoạt động
- Đối với CĐCS trong khu vực nhà nước: Tiếp tục duy trì và phát huy vai trò nòng
cốt để thúc đẩy việc phát triển đoàn viên và xây dựng CĐCS vững mạnh trong khu
vực kinh tế ngoài nhà nước; thực hiện đồng bộ các chức năng của công đoàn, chú
trọng thực hiện quy chế dân chủ và tổ chức phong trào thi đua có hiệu quả. Tích cực
tham gia công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên trong đội ngũ CNVCLĐ.
- Đối với CĐCS khu vực ngoài nhà nước: Tập trung hướng dẫn CĐCS kỹ năng,
phương thức hoạt động, xác định nội dung trọng tâm để tổ chức thực hiện. Chủ động
đề xuất và tổ chức hội nghị người lao động, đối thoại, thương lượng ký kết
TƯLĐTT; xây dựng đội ngũ đoàn viên nòng cốt; thực hiện tốt việc phân công đoàn
viên tuyên truyền, giới thiệu người gia nhập công đoàn.
- Hoạt động CĐCS cần linh hoạt, kiên trì, lấy thương lượng, vận động, thuyết phục
là chủ yếu. Đối với người lao động và đoàn viên, CĐCS cần tập trung vào vận động
là chính. Đối với người sử dụng lao động, công đoàn phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh
để doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật và các thoả thuận cam kết đối với người
lao động và công đoàn theo HĐLĐ và TƯLĐTT.
-Tiếp tục cải tiến nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức công đoàn,
chăm lo cải thiện đời sống, điều kiện làm việc. Tổ chức các hoạt động, phong
trào phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của đoàn viên ở cơ sở.
11
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
- Đổi mới công tác chỉ đạo, thực hiện: Trong quá trình tổ chức, chỉ đạo, thực
hiện hoạt động Công đoàn phải thường xuyên tăng cường kiểm tra, đôn đốc,
tránh coi kiểm tra là xử lý kỷ luật mà phải coi kiểm tra là giúp đỡ, uốn nắn.
3- Về kinh phí hoạt động
- Khuyến khích các CĐCS đẩy mạnh các hoạt động tăng nguồn thu bổ sung kinh phí
hoạt động tại CĐCS.

- Tăng tỷ lệ kinh phí để lại cho CĐCS.
- Phải quản lý thật tốt tài chính CĐCS, mở sổ sách theo dõi, khắc phục tình trạng thất
thu kinh phí, đoàn phí công đoàn; chi phải đảm bảo nguyên tắc và quy định của Tổng
Liên đoàn và phục vụ kịp thời các phong trào của CĐCS ; đẩy mạnh các hoạt động tự
kiểm tra hoạt động ở cơ sở.
- Tiếp tục phân cấp quản lý tài chính công đoàn, tạo sự chủ động phục vụ cho
hoạt động của công đoàn cơ sở.
- Xây dựng các quy chế để chi tiêu cho phù hợp
- Tranh thủ sự ủng hộ của các chuyên gia, cá nhân…
- Đề nghị cơ quan chuyên môn trích đủ kinh phí theo quy định; Đề nghị Cơ
quan chuyên môn hỗ trợ khi cần thiết.
4. Các biện pháp khác
- Xây dựng quỹ lương chi trả cho cán bộ công đoàn độc lập với chủ sử dụng lao
động hoặc chủ yếu do người lao động đóng góp. Có như vậy, công đoàn cơ sở
mới thực sự là tổ chức của người lao động, bảo vệ cho người lao động.
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay: đưa ra các quy định, điều khoản bảo
vệ cán bộ công đoàn cơ sở, đưa ra các quy định, điều khoản để chủ doanh nghiệp
hợp tác, không gây khó khăn cho cán bộ công đoàn cơ sở để họ dám đứng ra bảo
vệ quyền và lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động.
12
Dương Thu Hương – Đ4QL5 Đại học Lao động – Xã hội
- Tăng cường hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên cơ sở. Công đoàn cấp
trên cơ sở phải gia tăng các hoạt động của mình về số lượng cũng như chất
lượng, tăng cường quản lý công tác tổ chức và phát triển CĐCS tránh sự chồng
chéo khi hướng dẫn công đoàn cơ sở cấp dưới.
- Cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng tại các công đoàn cơ sở giúp công đoàn cơ sở
dễ dàng tiếp cận với những thông tin mới, có môi trường làm việc tốt, tạo điều
kiện để công đoàn cơ sở hiểu và gần gũi hơn với người lao động
13

×