Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm ở lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (919.46 KB, 22 trang )

1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn sáng kiến.
Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học có một vị trí vơ cùng quan trọng trong
việc hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và
lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để học
sinh hoàn thiện ở Tiểu học và tiếp tục học Trung học cơ sở.
Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người
không chỉ là sự nghiệp của tồn nhân loại nói chung mà cịn của toàn Đảng, toàn
dân ta nói riêng. Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “Quốc sách hàng
đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự
phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ tḥc vào kết quả
của hoạt đợng giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm
trồng người”. Hơn thế, trong một thời đại hội nhập kinh tế, thời đại công nghệ
thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vơ cùng cần thiết. Làm
thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế
nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm
chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục, đặc biệt là
của người giáo viên chủ nhiệm lớp – Người trực tiếp và thường xuyên nhất tiếp
xúc với các em học sinh. Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất với các em học sinh,
người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc của các em, người mà
các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các em xem như là cha là mẹ
khơng ai khác chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp.
Là một giáo viên chủ nhiệm, tôi rất mong muốn học trò của mình là
những con ngoan, trò giỏi để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh
bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hợi. Và đây cũng là
lí do để tơi chọn sáng kiến: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ
nhiệm ở lớp 4”
2. Mục tiêu của sáng kiến.
Nghiên cứu, vận dụng đề tài, rút ra bài học kinh nghiệm trong q trình
chủ nhiệm lớp góp phần nâng cao chất lượng trong cơng tác giảng dạy và giáo


dục tồn diện học sinh tại lớp 4C trường Tiểu học Xuân Hòa năm học 2021 –
2022.
3. Phạm vi của sáng kiến.
- Đối tượng: Học sinh lớp 4C.
- Không gian: Trường Tiểu học Xuân Hòa.
- Thời gian: Năm học 2021-2022

skkn


2
4. Phương pháp nghiên cứu.
1. Phương pháp khảo sát thực tế, thu thập thơng tin.
2. Phương pháp nghiên cứu lí luận.
3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
4. Phương pháp quan sát.
5. Phương pháp đàm thoại.
6. Phương pháp nêu gương, khen thưởng.
7. Phương pháp thử nghiệm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận.
Trong lịch sử nhân loại, giáo dục đã không ngừng phát triển và là động
lực để phát triển kinh tế xã hội; giáo dục đã phục vụ đắc lực cho xã hội, kịp thời
điều chỉnh qui mơ, thích ứng nhanh với những u cầu biến đổi nguồn nhân lực.
Ngược lại, sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội, của khoa học kỹ thuật cũng đã
tác động trở lại để phát triển giáo dục. Hiện nay các nước phát triển, cũng như
các nước đang phát triển đều quan tâm cải cách giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu
hội nhập hóa, quốc tế hóa. Đây là thời cơ và cũng là thách thức đối với quốc gia
đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Một mặt nó tạo ra cơ hội cho giáo dục
phát triển do nhu cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ ngày càng tăng. Mặt khác,

kinh tế đòi hỏi giáo dục đáp ứng nhu cầu trước mắt và đón đầu, định hướng
đúng cho tương lai. Một ngơi nhà vững chắc thì cần có một nền móng vững
chắc. Bởi thế ngay từ trường Tiểu học, học sinh phải được học đầy đủ các môn
học để phát triển toàn diện. Ngoài việc lĩnh hội các kiến thức mơn học, các em
cịn cần được trang bị cho mình nhiều kĩ năng khác như: giao tiếp, kĩ năng sống,
xử lý tình huống, biết phân biệt đúng/sai,…thì mới tạo tiền đề cho các em bước
tiếp lên các cấp học cao hơn, tiến đến hoàn thiện nhân cách cho các em.
Giáo viên dạy Tiểu học làm công tác chủ nhiệm lớp là người chịu hoàn
toàn trách nhiệm về lớp mình phụ trách, trực tiếp giảng dạy các mơn học. Đồng
thời là người tổ chức, hướng dẫn tất cả các hoạt động giáo dục. Trong những giờ
tới trường giáo viên chủ nhiệm lúc nào cũng ở cạnh các em, là người “mẹ thứ
hai” của các em, luôn gần gũi, dõi theo mọi hành động, hành vi của từng em
trong lớp. Học sinh tiểu học còn chưa biết hành động độc lập, giáo viên phải là
người tổ chức các hoạt động, làm sao cho từng em học sinh có được cơng việc
thích hợp và bộc lộ được khả năng của mình. Mở rộng và khơi sâu trí thức, rèn
luyện kĩ năng, giáo dục ý thức tự giác và ứng xử, thỏa mãn nhu cầu, kích thích
sự hứng thú, phát triển năng lực của học sinh. Trong mắt các em, giáo viên chủ

skkn


3
nhiệm là “Thần tượng”, là người mà các em tin tưởng tuyệt đối nhất, cơ giáo nói
gì các em cũng nghe, vâng lời cơ giáo là cái duy nhất có ở tất cả các em học
sinh. Chính vì thế mà người giáo viên chủ nhiệm phải chú trọng từng lời nói,
hành động, việc làm chuẩn mực nhất trước học sinh, là tấm gương sáng để các
em noi theo. Thực tế công tác chủ nhiệm cho thấy người giáo viên tiểu học góp
phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện cho các em, giúp
các em trở thành người có ích cho xã hội, gia đình và bản thân, để các em trưởng
thành, lớn lên và tự tin vững vàng bước vào cuộc sống.

2. Cơ sở thực tiễn.
Năm học 2021- 2022 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4C.
+ Tổng số học sinh: 35
Nam: 17
Nữ: 18
+ Học sinh là con gia đình nơng nghiệp: 32
2.1. Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Trường Tiểu học Xuân Hịa mà tơi đang cơng tác có cơ sở vật chất
tương đối đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu cho việc dạy và học. Trường có đội ngũ
giáo viên vững tay nghề, nhiệt tình, u nghề, ln có ý thức tự học, tự nâng cao
trình độ chun mơn. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến tập thể giáo
viên và học sinh, tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo viên và học sinh hoàn thành
tốt nhiệm vụ năm học. Bản thân tôi luôn được ban giám hiệu và đồng nghiệp
giúp đỡ tận tình trong cơng việc.
- Lớp 4C do tơi chủ nhiệm có 35 học sinh. Các em đều ở gần trường, đi
lại dễ dàng, bản thân tôi lại là người địa phương nên việc gặp gỡ, trao đổi với
phụ huynh rất thuận tiện.
- Phần lớn học sinh trong lớp có lực học khá đồng đều. Hầu hết các phụ
huynh học sinh đều quan tâm đến việc học của các em. Học sinh đã nhận thức
được là con người phải sống theo chuẩn mực đạo đức của dân tộc, của xã hội.
Những chuẩn mực đó đã được chương trình mơn đạo đức ở cấp Tiểu học cung
cấp khá đầy đủ, cụ thể và có hệ thống như lễ phép, tôn trọng, chào hỏi mọi
người, biết cám ơn, xin lỗi, biết nhận lỗi, sửa lỗi, biết quan tâm tới mọi người,
chia sẻ, giúp đỡ mọi người, tuân thủ nội quy kỉ luật, pháp luật, giữ gìn vệ sinh
mơi trường…
- Năm học 2021-2022 nhà trường đã trang bị mỗi phòng học 1 ti vi nên
giáo viên thường xuyên dạy bằng giáo án điện tử. Nhờ vậy học sinh được mở
mang thêm sự hiểu biết của mình về cơng nghệ thơng tin và các em cũng có
hứng thú học tập hơn.


skkn


4
b. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, bản thân tơi cịn gặp rất nhiều khó
khăn như:
- Học sinh ở đây đều là con em nơng thơn có hồn cảnh kinh tế khó khăn.
Một bộ phận học sinh có bố mẹ đi làm ăn xa các em phải ở nhà với ông bà, cô
bác, nên các em đã phải tự lo liệu cuộc sống hằng ngày. Cũng có những phụ
huynh ở nhà nhưng chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Vì vậy một số học sinh đi học còn thiếu đồ dùng học tập, quần áo chưa gọn
gàng, sạch sẽ, điều kiện học tập ở nhà khơng đảm bảo.
- Học sinh cịn nhỏ, cịn ham chơi, rất dễ quên lời dạy của cô giáo, của
người lớn. Chưa ý thức hết được tầm quan trọng của việc học tập và chưa tự
giác học tập.
- Để đảm bảo các chỉ tiêu của trường, của ngành đề ra, áp lực công việc
đối với giáo viên là quá lớn. Vì vậy, đơi khi bản thân q nóng vội trong việc
giáo dục học sinh .
2.2. Kết quả của thực trạng.
Trong năm học 2021-2022, tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm
lớp 4C. Ngay đầu năm học nhận lớp, tơi đã nhận thấy rất rõ tình trạng học sinh
rất mất tập trung trong học tập, ý thức học tập chưa cao. Tơi tiến hành nghiên
cứu tìm hiểu về q trình tiếp thu bài, học bài và những hành vi ứng xử, giao
tiếp, kĩ năng sống, sự nắm bắt kiến thức của học sinh. Sau hai tuần đầu năm học,
qua trao đổi, tìm hiểu, tơi hướng tới một vài số liệu có nội dung chủ yếu sau:
Tổng số
Số lượng
Nội dung tìm hiểu

Tỉ lệ
(HS)
(HS)
35
1. Học sinh chưa tự giác học bài.
22/35
62,9%
35
2. Học sinh viết còn sai lỗi, chữ chưa đẹp.
18/35
51,4%
35
3. Học sinh khi học chưa tập trung chú ý, tiếp
15/35
42,9%
thu chậm, nhanh qn.
35
4. Học sinh nói trống khơng, chưa lễ phép.
25/35
71,4%
35
5. Học sinh hay gây gổ, chọc bạn, đánh bạn.
3/35
8,6%
35
6. Học sinh chưa có trang phục đầy đủ theo
5/35
14,3%
quy định.
35

7. Học sinh hay quên vở, sách, đồ dùng,…
8/35
22,9%
35
8. Học sinh còn trầm, tự ti, rụt rè.
20/35
57,1%
35
9. Học sinh có vốn kĩ năng sống hạn chế.
10/35
28,6%
35
10. Học sinh tự tin, có kĩ năng giao tiếp tốt
6/35
17,1%

skkn


5
Bản thân là giáo viên chủ nhiệm, đồng thời cũng trực tiếp giảng dạy các
môn học nhiều tiết. Tôi luôn có tâm lí lo về việc dạy kiến thức chương trình đảm
bảo cho học sinh. Bởi học sinh lớp 3 lên lớp 4 các em có rất nhiều bỡ ngỡ, kiến
thức lớp 4 thì hơi nặng và nhiều, nên việc truyền thụ cho các em chiếm hết thời
gian, dẫn đến nếu khơng linh hoạt sẽ khơng cịn thời gian dành cho các em. Vì
vậy, những giải pháp mới trong cơng tác chủ nhiệm đối với lớp 4 thực sự cần
thiết.
Qua nhiều năm với nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp, cộng với học hỏi
kinh nghiệm của đồng nghiệp, cùng với phong trào xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực của tập thể cán bộ, giáo viên trường Tiểu học, bản thân

tơi đã tự tìm tịi, học tập, nghiên cứu tài liệu chuyên môn và đã mạnh dạn tiến
hành xây dựng mơ hình “lớp học thân thiện - học sinh tích cực” ngay chính lớp
mình dạy, đơn vị mình cơng tác nhằm tháo gỡ những thực trạng trên.
3. Giải pháp và các biện pháp thực hiện.
3.1. Giải pháp.
Thông qua việc nghiên cứu và để giúp học sinh khắc phục những tình
trạng trên, tơi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp sau:
- Xây dựng hình tượng người giáo viên.
- Xây dựng nội quy lớp học.
- Phát huy khả năng làm việc của ban cán sự lớp.
- Tăng cường cơng tác trang trí lớp học.
- Xây dựng giờ học thân thiện
- Giáo dục đạo đức sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
- Phối kết hợp các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.
3.2. Các biện pháp thực hiện.
Nhận thức được tầm quan trọng và qua q trình làm cơng tác chủ nhiệm với
những giải pháp đã áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực. Tôi đưa ra những
biện pháp cơ bản nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 4C tại trường Tiểu học
đang cơng tác.
Biện pháp1: Xây dựng hình tượng người giáo viên.
Để xây dựng được một lớp học thân thiện - học sinh tích cực thì trước hết
người giáo viên phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Hình ảnh của cô
giáo sẽ tác động rất lớn tới học sinh bởi tâm lí học sinh cịn non nớt, các em luôn
làm theo cô, nghe theo cô hơn cả với cha mẹ mình. Thầy cơ giáo khơng chỉ là

skkn


6

người truyền thụ kiến thức cho học sinh mà thầy cơ giáo cịn là người để học
sinh học theo cả cử chỉ, cách cư xử, cách sống... Tấm gương của người giáo viên
mang yếu tố quyết định cho sự thành công trong hoạt động giáo dục. Ngay buổi
đầu nhận lớp tôi tạo ấn tượng tốt trước học sinh đơn giản bằng nụ cười, lời
chào, lời khen ngợi như: "Cô chào các con. Hôm nay cô thấy các con lớn và
xinh hơn rất nhiều ..." học sinh vui vẻ, phấn khởi hẳn lên. Tôi thường đi sớm để
giúp các em làm trực nhật, sắp xếp bàn ghế gọn gàng hay có thể về muộn hơn một
chút nếu học sinh chưa hiểu bài.
Tôi luôn quan tâm, gần gũi các em mọi lúc, mọi nơi, ln xây dựng cho
mình những thói quen tốt như: không dùng điện thoại, không làm bất cứ việc
riêng nào trong tiết học, không dùng những lời lẽ thô lỗ, khắt khe với học sinh,
luôn gọn gàng ngăn nắp, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em và đặc
biệt không mách tội của học sinh với phụ huynh. Mặt khác khi đứng trước học
sinh tôi tạo cho các em thấy tôi là người mẹ, người bạn của các em sẵn sàng chia
sẻ với các em mọi khó khăn trong cuộc sống.
Biện pháp 2: Xây dựng nội quy lớp học.
Tâm lý học sinh rất ngây thơ, trong sáng, đơi khi các em làm việc theo ý
của mình mà khơng quan tâm tới mọi người xung quanh. Vì vậy để giúp các em
làm việc có nề nếp, khoa học hơn người giáo viên cần giúp các em xây dựng nội
quy lớp học. Nội quy chính là những cơng việc mà các em phải làm trong suốt
năm học, song nếu các em bị áp đặt bởi giáo viên các em sẽ thấy khó chịu.
Chính vì vậy sau khi nhận lớp tôi thông báo cho học sinh về nhiệm vụ của
năm học, nhắc lại nhiệm vụ của học sinh trong Điều lệ trường tiểu học, nội quy
của nhà trường. Học sinh chia nhóm thảo luận, sau đó các nhóm chia sẻ ý kiến,
giáo viên và cả lớp bàn bạc, thống nhất và xây dựng thành nội quy của lớp.
Được tự xây dựng nội quy các em sẽ được bày tỏ ý kiến, được mọi người lắng
nghe và tôn trọng ý kiến của mình. Từ đó giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ
năng ra quyết định, phát huy tinh thần tập thể và nâng cao trách nhiệm cho bản
thân. Nội quy được trưng bày trong lớp học, nơi học sinh dễ thấy để nhắc nhở
các em hằng ngày cùng thực hiện tốt.


skkn


7

Hình 1: Nội quy lớp học
Biện pháp 3: Phát huy khả năng làm việc của ban cán sự lớp.
Ban cán sự lớp là cánh tay đắc lực của giáo viên trong quá trình giảng dạy
và giáo dục học sinh. Vì vậy, ban các sự lớp phải chọn những thành viên học
giỏi, có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu trong học tập và hoạt động phong
trào. Với tiêu chí đó ngay đầu năm nhận lớp tôi bầu ra một ban cán sự lớp gồm:
Lớp trưởng, lớp phó văn nghệ, lớp phó học tập, lớp phó lao động, tổ trưởng tổ 1,
tổ trưởng tổ 2, tổ trưởng tổ 3, tổ trưởng tổ 4 tôi chia làm 4 tổ), giao nhiệm vụ cụ
thể, rõ ràng cho từng thành viên trong ban cán sự:
- Lớp trưởng: Có trách nhiệm chung trong các mặt hoạt động của lớp, hỗ
trợ giáo viên đôn đốc các bạn trong lớp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Theo
dõi, bao quát tình hình chung của lớp, tổ chức cho các bạn trong lớp thực hiện
tốt nhiệm vụ học tập, đôn đốc các bạn thực hiện tốt nội quy lớp học, theo dõi sĩ
số lớp...
- Lớp phó học tập: Có trách nhiệm đơn đốc các bạn trong lớp về mảng
học tập như kiểm tra việc học bài cũ của các bạn trước giờ cô lên lớp, nhắc nhở,
đôn đốc các bạn tự học, tổ chức cho các bạn trao đổi bài cùng nhau cố gắng học
tập tốt, kịp thời báo cáo với giáo viên những biểu hiện về học tập của các bạn
để giáo viên có hướng rèn luyện học sinh. Ngồi ra lớp phó học tập sẽ là người
hỗ trợ cho lớp trưởng hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Lớp phó văn nghệ: Có trách nhiệm về các hoạt động bề nổi của lớp như:
tổ chức cho các bạn hát, múa kể chuyện, đọc thơ...vào 15 phút đầu giờ hoặc các
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, theo dõi việc tập thể dục giữa giờ của từng
thành viên trong lớp, lên kế hoạch chuẩn bị văn nghệ để chào mừng các ngày lễ


skkn


8
trong năm... Ngồi ra lớp phó văn nghệ cũng sẽ là người hỗ trợ cho lớp trưởng,
lớp phó học tập hồn thành nhiệm vụ .
- Lớp phó lao động: Theo dõi việc thực hiện trực nhật hằng ngày, các buổi lao
động do nhà trường tổ chức, việc chăm sóc bồn hoa hàng ngày, đôn đốc, nhắc nhở
các bạn thực hiện tốt nhiệm vụ, báo cáo giáo viên những trường hợp chưa nghiêm
túc thực hiện, hỗ trợ cho lớp trưởng, lớp phó học tập hồn thành nhiệm vụ .
- Các tổ trưởng của các tổ: Có trách nhiệm qn xuyến, đơn đốc các mặt
hoạt động học tập trong tổ mình, hỗ trợ cho lớp trưởng, lớp phó hồn thành tốt
nhiệm vụ.
Trong công tác phối hợp với ban cán sự lớp tôi thường xuyên trao đổi với
ban cán sự về tình hình các mặt hoạt động của lớp, theo sát tình hình thực hiện
nhiệm vụ của các em, kịp thời tuyên dương những công việc ban cán sự đã làm
được. Tránh gây áp lực trong công việc của các em tôi không bao giờ khiển
trách các em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng, chân thành giúp các em tìm cách tháo
gỡ những thiếu sót trong cơng việc.
Biện pháp 4: Tăng cường cơng tác trang trí lớp học.
Mơi trường giáo dục tốt sẽ là nơi học sinh phát triển nhân cách tốt. Ở
trong mơi trường đó, trẻ được tiếp thu tri thức trong một bầu khơng khí thân
thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó góp phần giúp trẻ hứng thú trong học
tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Lớp học được coi như ngôi nhà
chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường,
đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm u trường u lớp, gắn bó
với ngơi nhà chung đó.
Chính vì lẽ đó, việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù
hợp với đặc điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có

ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp.
Các mảng trang trí lớp học chủ yếu là phục vụ cho học sinh. Làm sao
để cuốn hút học sinh ln có các nhu cầu đọc, tham khảo, tìm hiểu các
thơng tin ở các mảng này. Khơng khí lớp học xanh, sạch, đẹp, an tồn thân
thiện là yếu tố quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm
cho lớp học một luồng khơng khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say
trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, tránh tình trạng trang trí
lớp như một mơ hình, khơng gần gũi, thực tế với học sinh. Do đó, giáo viên
và học sinh trong lớp bắt tay vào cùng trang trí lớp học tạo điều kiện cho mỗi
em đều được góp cơng sức và nêu lên những ý tưởng sáng tạo của mình để
trang trí cho lớp học.

skkn


9
Ví dụ: Để các em có ý thức, có trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ năm
học, trong lớp tôi trang trí các khẩu hiệu như: “Thi đua dạy tốt - học tốt”, “Lớp
học thân thiện - học sinh tích cực”, "Lớp 4C chăm ngoan, học giỏi"... và giải
thích để học sinh hiểu về ý nghĩa của từng khẩu hiệu đó. Để giáo dục lịng kính
u nhớ ơn Bác Hồ, lịng u nước của các em, tơi treo cờ Việt Nam, di ảnh Bác
Hồ, năm điều Bác Hồ dạy ... nơi trang trọng, dễ thấy nhất.
Nhắc nhở học sinh nên giữ gìn tài sản chung của nhà trường tơi dùng
những lời nhắc nhở nhẹ nhàng như: “Hãy giữ gìn tài sản chung của chúng ta
bạn nhé!” hoặc "Tài sản này là của chúng ta!"… Nhờ đó học sinh có ý thức
tự giác hơn trong việc bảo vệ tài sản chung của trường của lớp.
Nhằm làm cho khơng khí lớp học thật sự thoải mái, thân thiện với các em
và gần gũi với thiên nhiên. Tôi trang bị thêm cây xanh, giỏ hoa ... tạo cho lớp
học phải có đủ ánh sáng. Bàn giáo viên có khăn trải bàn, có lọ hoa, tủ đồ dùng
luôn gọn gàng, sắp xếp khoa học, sạch đẹp, dễ đưa vào sử dụng. Từ đó rèn cho

học sinh có thói quen gọn gàng, ngăn nắp...
Để mang lại động cơ, hứng thú khi các em được quan sát chính những
sản phẩm, thành quả do mình làm ra thì giáo viên phải cùng học sinh xây dựng
“ Góc học tập”. Góc học tập là nơi để các đồ dùng của giáo viên và học sinh tự
làm để chuẩn bị cho tiết học. Và đồng thời cũng là nơi để trưng bày các sản
phẩm đẹp mà sau tiết học các em hồn thiện như sản phẩm mơn thủ cơng, mĩ
thuật, những bài văn hay, bài viết chữ đẹp... Những học sinh nào có bài hay và
đẹp thì được trưng bày ở góc học tập này. Việc làm này cũng nhằm khuyến
khích động viên các em sẽ cố gắng nhiều hơn để có sản phẩm được trưng bày.
Giáo viên cịn sưu tầm thêm những nội dung, kiến thức mới như những câu
ca dao tục ngữ, những bài toán hay, lịch sử địa phương... nhằm khuyến khích sự tị
mị, khám phá của các em. Qua đó, giáo viên có thể dễ dàng cung cấp thêm hiểu
biết cho học sinh mà không cần phải nhồi nhét, gò ép gây áp lực cho các em.

Hình 2: Góc sáng tạo

skkn


10
Thuận tiện cho các em tìm kiếm thơng tin, tài liệu tham khảo và phát
triển óc sáng tạo, tạo thói quen đọc sách cho học sinh thì ngay trong lớp học,
phải xây dựng một góc thư viện. Tơi sử dụng một chiếc tủ nhỏ để trưng bày
sách. Sách là một nguồn giải trí rất lớn đối với trẻ em cũng như người lớn. Do
đó, trong góc thư viện ln có những tài liệu bổ ích, những quyển sách, quyển
truyện hay, có giá trị được mượn từ thư viện trường, của giáo viên, phụ huynh
và các em đóng góp để góc thư viện thêm phong phú . Các em tự giữ sách ở góc
thư viện và trang trí, sắp xếp cho đẹp. Việc làm này rèn cho các em kĩ năng có ý
thức trách nhiệm bảo quản tài sản chung, giữ cho sạch sẽ và gọn gàng ,ngăn
nắp. Từ góc thư viện này các em cũng tạo nên mối thân thiện đoàn kết khi các

em cùng nhau đọc truyện, trao đổi, tìm hiểu thơng tin trong những giờ giải lao
và cịn tăng khả năng tự học, tự tìm hiểu kiến thức của học sinh.
Giúp các em biết chia sẻ niềm vui với bạn bè tơi trang trí một góc sinh
nhật thật đẹp, thường xuyên theo dõi ngày tháng năm sinh của các em, cập nhật
tên lên góc hàng tháng. Sau đó tôi chọn tổ chức chung cho các em vào tiết sinh
hoạt của tuần thứ 2 trong tháng. Quà sinh nhật là những món quà nhỏ nhưng ý
nghĩa, thiết thực như bài hát hoặc vài cái bút, viên phấn…Từ đó các em cảm
thấy mình được quan tâm và có động lực tốt hơn trong học tập.

Hình 3: Góc sinh nhật
Để tạo điều kiện cho các em mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình về
thầy cơ, bạn bè, các mối quan hệ hằng ngày của các em, tôi chuẩn bị các hộp
thư, các em sẽ viết điều em muốn nói bỏ vào đó. Vào tiết sinh hoạt cuối tuần, cả
lớp mở ra xem. Việc làm này giúp giáo viên hiểu học sinh của mình hơn, giúp
giải quyết được những khó khăn trong suy nghĩ của các em, cải thiện mối quan
hệ giữa thầy với trị, trị với trị, góp phần thực hiện tốt quyền trẻ em. Việc làm

skkn


11
này giúp các em biết chia sẻ suy nghĩ với bạn bè và các em sẽ mạnh dạn, tự tin
hơn rất nhiều.

Hình 4: Hộp thư tình bạn
Biện pháp 5: Xây dựng giờ học thân thiện.
Để mỗi tiết học có hiệu quả, trước khi vào bài mới, tôi thường kể cho học
sinh một câu chuyện hay đọc một bài báo để gửi thơng điệp bổ ích nào đó tới
các em. Trong q trình dạy, ngồi kiến thức sách giáo khoa, tơi thường dành
một ít thời gian trao đổi với các em về bài học thiết thực trong cuộc sống để các

em nói lên suy nghĩ của mình và dạy các em những điều bổ ích về bài học làm
người. Tơi ln cố gắng để xây dựng giờ học thực sự thân thiện khi đứng trước
các em học sinh. Ngồi vai trị là người cơ giáo, tơi cịn là người chị và cũng là
người bạn của các em nữa. Có như thế tơi mới gần gũi học sinh, hiểu tâm lí các
em hơn. Trong q trình học sinh xây dựng bài, tơi luôn gợi mở, tạo sự hứng thú
cho các em, dù các em trả lời đúng hay sai. Như vậy, tôi đã tạo động lực để các
em xây dựng bài, hứng thú và tự tin khi phát biểu. Chính vì sự cởi mở, thân
thiện của người thầy mà HS tự tin hơn. Giờ học thân thiện với tôi chỉ đơn giản là
vậy. Một lời nói mộc mạc, một cử chỉ chân thành, một nụ cười thân thiện, một
ánh mắt trìu mến, sự ứng xử khéo léo của người thầy sẽ tạo tính tích cực cho giờ
học thân thiện.
Ngồi việc giáo dục đạo đức cho các em thì tơi thường tâm sự với học
sinh trong những giờ giải lao để nắm bắt tâm tư, tình cảm của các em. Tơi
thường tìm hiểu xem các em có thích cách làm của bạn Bình, bạn Qn đó hay
chưa, vì sao? Bạn nào trong lớp là hiếu động nhất, bạn nào hiền nhất, khuyên

skkn


12
các em không được đối xử không công bằng với các bạn trong lớp, nhất là đối
với những bạn học sinh có hồn cảnh khó khăn thì chúng ta nên giúp đỡ vì bạn
khơng có đủ điều kiện như mình thì mình phải thương yêu và giúp đỡ bạn nhiều
hơn...Từ những buổi tâm sự đó, tơi đã tạo nên mối quan hệ gần gũi với học sinh
hơn, biết được học sinh cần gì và khơng thích gì. Học sinh thì mạnh dạn hơn
trong việc nêu ý nghĩ của mình với cơ giáo và qua đó cũng biết cùng nhau giúp
đỡ các bạn trong lớp. 
Biện pháp 6: Giáo dục đạo đức sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học
sinh.
Để đảm bảo an tồn cho việc phịng dịch và tạo điều kiện tốt nhất cho

việc học tập, rèn luyện, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm tôi đã
đẩy mạnh cơng tác tun truyền các biện pháp phịng, chống dịch Covid – 19.
Trước hết, cho học sinh nắm vững thông điệp 5K (Khẩu trang – Khử khuẩn –
Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế). Đặc biệt chú ý, nhắc nhở học
sinh đeo khẩu trang đúng cách, hướng dẫn học sinh các kỹ năng cơ bản, cần
thiết để phòng dịch tốt nhất. Bởi vậy, tất cả học sinh trong lớp đều có ý thức cao
và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch.
Việc vừa giáo dục kỹ năng sống, vừa tổ chức các hoạt động vui tươi lành
mạnh như nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”. Tôi thường tổ chức các cuộc thi nhân các ngày lễ lớn như
“Đố vui để học”, “Khám phá khoa học”... Thông qua các cuộc thi tôi đã rèn
luyện cho các em được nhiều kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng hợp tác, chia sẻ…
Sau đây là một số tình huống mà tôi đã đưa ra trong cuộc thi “Xử lý tình
huống cuộc sống”.
+ Một học sinh bị thầy giáo phạt quỳ và đánh vào mông ngay trước các
bạn trong lớp vì khơng thuộc bài cũ, nếu là học sinh đó, em sẽ nói gì?
+ Một người nhờ em chuyển một gói hàng đến tận tay ơng A cách đó 3 cây
số và trả tiền công cho em đến hai trăm nghìn đồng. Em cảm thấy gói hàng đó
có gì khơng minh bạch khơng? Em sẽ làm gì?
+ Một người lớn tuổi hơn, rủ cùng xem phim đồi truỵ trên điện thoại di
động. Bạn sẽ làm gì?.
Trong thực tế khơng ít lần các em đã gặp phải những tình huống tương tự
như vậy, nhưng khơng biết xử lý thế nào, có em sẽ làm thinh bỏ đi, khơng quan
tâm, có em lại ồ khóc, có em xơng lên làm ầm ĩ, có bạn giữ kín trong lịng, âm
thầm chịu đựng… đó là những biểu hiện của việc thiếu kỹ năng sống. Nhưng

skkn



13
qua cuộc thi, điều làm cho giáo viên chủ nhiệm phải bất ngờ vì các em đưa ra
nhiều cách xử lý trong đó có những cách xử lý hay.
Việc giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh không chỉ dành riêng cho các
buổi học, các giờ lên lớp mà phải luôn được quan tâm mọi lúc mọi nơi. Việc làm
này địi hỏi người giáo viên phải có tâm huyết, yêu thương học sinh hết mực do
phải mất nhiều thời gian. Để thực hiện tốt việc giáo dục hành vi đạo đức cho học
sinh mọi lúc mọi nơi tôi thường xuyên để mắt đến tất cả những sinh họat của
học sinh bên trong nhà trường từ trong học tập, vui chơi, giao tiếp với thầy cô,
người lớn, bạn bè,…Khi các em có những biểu hiện bất thường về việc vi phạm
hành vi đạo đức, giáo viên phải kịp thời điều chỉnh cho các em một cách thật tế
nhị, mềm dẻo, linh họat, tránh những lời nói xúc phạm như quát, mắng, phạt học
sinh. Khơng chỉ dừng lại ở khía cạnh giáo dục hành vi đạo đức đối với những
học sinh vi phạm mọi lúc mọi nơi, tôi cũng thường xuyên, kịp thời tuyên dương
những học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức tốt, nhằm gây lan tỏa , nhân
rộng hành vi đạo đức tốt trong lớp.
Ví dụ: Trong giờ chơi của học sinh, tơi có thể ngồi ở một nơi nào đó để
quan sát học sinh vui chơi, nếu các em có những biểu hiện vi phạm về hành vi
đạo đức như nói chuyện với bạn bằng mày-tao thì tơi kịp thời đến điều chỉnh
cho các em. Hoặc trong giờ học, nếu có trường hợp viết của 1 học sinh hết mực
mà có học sinh khá cho bạn mượn viết thì phải kịp thời tuyên dương học sinh
cho bạn mượn viết…
Phân cơng học sinh có hành vi đạo đức tốt kèm sát một học sinh có hành vi
ứng xử không tốt trong giờ ra chơi, hoặc trên đường đi học, về nhà để kịp thời
báo cáo cho giáo viên những biểu hiện sai lệch của bạn như không lễ phép với
người lớn: không chào hỏi người lớn trên đường đi học, về nhà; xưng hô với bạn
bè mày, tao ...Với việc làm này, tôi được học sinh cung cấp thơng tin kịp thời
nên điều chỉnh có hiệu quả những hành vi sai lệch của các em.
Ví dụ: Việc phân cơng một học sinh một học sinh có hành vi đạo đức tốt
kèm một học sinh có hành vi đạo đức chưa tốt tơi thấy có kết quả rõ rệt. Hằng

ngày tơi có thói quen lên lớp trước 15 phút. Một hơm, có một học sinh chờ tơi sẵn
ngay bàn giáo viên, khi tơi bước vào lớp thì em liền bảo: “Thưa cô, trưa hôm qua
đi học về, bạn Đức gặp người lớn khơng chào, em nhắc bạn cịn chửi em và cịn
thách em ngày mai vào thưa cơ đi”. Lúc ấy tôi liền mời Đức đi chỗ khác và tìm
cách giáo dục em. Tơi nói: :“Em là học sinh mà gặp người lớn không chào hỏi là
học sinh không ngoan và không được mọi người yêu mến”. Trao đổi với em hồi
lâu thì em hứa với tơi là em sẽ thực hiện những điều tôi chỉ bảo. Từ đó về sau tơi
được thơng tin là em Đức khi gặp người lớn chào hỏi rất lễ phép.

skkn


14
Bên cạnh đó tơi cũng tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm thăm Cơ sở cách
mạng tại địa phương. Hoạt động này giúp các em biết đến ý nghĩa của câu
“Uống nước nhớ nguồn”. Tổ chức cho các em tham gia tốt các phong trào như:
quyên góp, ủng hộ quỹ từ thiện, quỹ vì người nghèo, mua tăm tre ủng hộ người
mù Thọ Xuân, Tết vì bạn nghèo.

Hình 5: Hoạt động trải nghiệm thăm Cơ sở Cách mạng
Với việc giáo dục đạo đức cho học sinh mọi lúc mọi nơi, mà hành vi đạo
đức học sinh lớp tôi ngày được hoàn chỉnh, các em ngày càng ngoan và những
hành vi ứng xử hạn chế của các em đã không còn nữa.
Biện pháp 7: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
Hưởng ứng tham gia các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn trong năm
học, tôi hướng các em đến các loại hình văn nghệ dân ca, các bài hát đồng dao,
nhảy dân vũ, những bài múa, ... Tổ chức các chương trình văn nghệ ở lớp.
Thường xuyên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi dân
gian trong hoạt động tập thể, hoạt động ngoài trời cho học sinh tại trường, các
trị chơi như kéo co, ơ ăn quan, bịt mắt bắt dê, chơi chuyền, mèo đuổi chuột,...

Cuối tháng cho học sinh thi trò chơi dân gian tại lớp giữa các nhóm. Tổ chức
cho học sinh ơn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Em làm phát thanh
Măng non, Tuyên truyền viên nhỏ tuổi, Đoán nhanh - đoán đúng, Thi tìm
hiểu về An tồn giao thơng. Nội dung thi tơi soạn gây được sự thích thú, hào
hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. Tổ chức cho học sinh tìm hiểu các sự kiện
lịch sử trọng đại của đất nước.

skkn


15

Hình 6: Học sinh tham gia Ngày hội vui khỏe
Việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên
các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực
sự xây dựng được một mơi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của
lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao.
Ví dụ:
Trong tiết sinh hoạt tập thể tơi tổ chức cuộc thi Tìm hiểu về An tồn giao
thơng, với mục đích ơn luyện kiến thức và giáo dục các em về an toàn giao thông.
Cách thức tiến hành:
- GVCN chuẩn bị sẵn bộ câu hỏi về chủ đề an tồn giao thơng. Mỗi câu
hỏi đều trên một tờ giấy nhỏ, được gấp lại và gắn trên cây hoa của lớp.
- Học sinh xung phong trả lời: Nếu trả lời đúng sẽ được khen và tặng
thưởng món quà nhỏ (có thể là chiếc bút chì, cây tẩy, tờ giấy màu ...). Các em
rất sơi nổi, mạnh dạn tự tin khi tham gia.
Việc ôn luyện lại kiến thức cho HS bằng cách tổ chức các cuộc thi vừa
chơi vừa học, các em rút ra được bài học An tồn giao thơng là bảo vệ chính
mình và bảo vệ gia đình, cho cả cộng đồng và xã hội.
Biện pháp 8: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Ngoài việc thực hiện tốt những biện pháp nêu trên, để xây dựng thành
công một lớp học thân thiện, giúp học sinh tích cực hơn trong học tập, người
giáo viên cần phải biết phối kết hợp tốt với các đoàn thể trong và ngoài nhà
trường vì các đồn thể sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giáo dục các em. Tôi đã
thực hiện như sau:

skkn


16
a. Với cha mẹ học sinh:
Ngay buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi thông báo để phụ huynh biết
về nhiệm vụ năm học, về nội quy lớp học, về quyền lợi của các em, để phụ
huynh có phương pháp giáo dục các em theo hướng của giáo viên. Cử 3 ban đại
diện cha mẹ học sinh thuộc 3 thôn (vì học sinh lớp tơi ở rải rác cả 7 thôn trong
xã), ban đại diện sẽ phối kết hợp với giáo viên chủ nhiệm giúp phụ huynh nắm
bắt kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của con em mình hay những khó khăn
của trường của lớp kịp thời giúp đỡ một cách nhiệt tình.
Hàng tháng, hàng ngày tơi liên hệ với phụ huynh thông qua ban đại diện
hoặc sổ liên lạc và liên lạc thơng qua Zalo nhóm lớp để trao đổi, cùng phụ
huynh tạo điều kiện tốt cho các em học tập, không gây áp lực và ảnh hưởng của
gia đình đến học sinh, hướng dẫn cho con em một số việc để giúp đỡ gia đình
tùy theo sức, qua đó rèn cho học sinh có ý thức tự lập và kỹ năng sống.
b. Với các đoàn thể khác ở địa phương:
Học sinh tiểu học ở lứa tuổi sinh hoạt sao đội, ngoài hoạt động ở trường
các em cịn tham gia các tổ chức đồn thể ở thơn và Đồn Thanh niên sẽ trực
tiếp quản lí các em. Vì vậy tơi thường xun trao đổi với Đồn thanh niên của
10 thôn để tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em.Thơng qua đó Đồn
thanh niên sẽ nhắc nhở thêm các trong việc học tập.
Ngồi ra tơi cịn thường xuyên tham gia các buổi họp thôn, các buổi sinh

hoạt phụ nữ, . .. để có cơ hội gần gũi, tiếp xúc với phụ huynh, với các đoàn thể.
Nhờ đó tơi có thể tun truyền về tầm quan trọng của giáo dục với các đồn thể
trong thơn, để các tổ chức này cùng chung tay vào sự phát triển giáo dục ngay
trong thơn mình. Hơn nữa thơng qua các buổi sinh hoạt này tôi tôi tạo được sự
gần gũi với phụ huynh, hiểu hơn về nguyện vọng của phụ huynh và biết được
những vướng mắc mà bản thân cần khắc phục.
4. Đánh giá kết quả thu được.
4.1.Tính mới, tính sáng tạo.
- Tính mới: Sáng kiến đưa ra điểm mới ở việc xây dựng tập thể lớp học
tình thương và các cách thức mới trong công tác chủ nhiệm của giáo viên nhằm
giáo dục các em học sinh đạt hiệu quả tốt hơn.
- Tính sáng tạo:
Các phương pháp, biện pháp được đưa ra trong sáng kiến được vận dụng
một cách linh hoạt, không nhất thiết phải theo thứ tự trước, sau mà sử dụng bất
kỳ lúc nào, trường hợp nào cảm thấy phù hợp, cùng một lúc có thể sử dụng cả
hai biện pháp, như: việc học tốt ở lớp chưa đủ mà cần phải học tốt ở nhà thì mới
có kết quả tốt. Học tốt khơng chưa đủ mà cần phải có đạo đức tốt, nhân cách tốt.
Cuối cùng nhằm giúp các em hưởng ứng mạnh mẽ, hứng thú, phấn khởi và cảm
thấy “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.

skkn


17
4.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến.
a. Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng.
Với một số biện pháp thực hiện tốt công tác chủ nhiệm này tôi thấy áp
dụng có hiệu quả, nhân rộng tại đơn vị trường và có thể là ý kiến trao đổi với
các đồng nghiệp ở trường bạn.
b. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực.

- Hiệu quả kinh tế.
Việc vận dụng các giải pháp mới trong công tác chủ nhiệm ở lớp 4 của tôi
phụ trách đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Đối với các em học sinh: Các
em hứng thú học tập, các em có nhiều tiến bộ rõ rệt trong học tập cũng như rèn
luyện đạo đức. Các em thi đua nhau thực hiện tốt các hoạt động mà giáo viên
đưa ra. Lớp tôi cũng đã đạt được nhiều thành tích trong các mặt học tập và các
phong trào do nhà trường phát động.
Ví dụ: Các cuộc trải nghiệm do nhà trường tổ chức, hoặc các hoạt động
phong trào của lớp đều được phụ huynh đồng thuận, nhất trí cao. Phụ huynh quan
tâm, ủng hộ các phong trào của lớp, trang trí lớp đầu năm học, tích cực trong
phong trào Tết vì người nghèo, tham gia cùng học sinh hưởng ứng mạnh mẽ,…
Đối với phụ huynh học sinh: tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của
giáo viên. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng thường xuyên theo dõi được việc học
hành, đạo đức của con em và có nhiều sự hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh
cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình được giáo viên quan tâm, các
em có nhiều tiến bộ, các em ngày càng hoàn thiện và thành những đứa trẻ
ngoan, học tốt. Bản thân giáo viên khi thấy lớp mình đạt được những mục tiêu
mà mình đề ra là một sự thành cơng lớn. Nhìn các em vui khi nhận sự đánh giá
của cô Hiệu trưởng sau mỗi lần phát động; thấy các em hăng hái thi đua học tốt,
tích cực hoạt động phong trào tôi thực sự thấy hạnh phúc, thấy vui cùng niềm
vui của các em và sự phấn khởi của phụ huynh học sinh. Đó chính là thành quả
to lớn nhất mà người giáo viên nào cũng mong muốn đạt được.
- Hiệu quả xã hội.
Sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác
chủ nhiệm ở lớp 4” đã được áp dụng cho học sinh lớp 4C trong năm học 2021 2022. Bản thân tơi nhận thấy, sáng kiến có hiệu quả thiết thực, mang tính khả thi
cao trong cơng tác chủ nhiệm lớp.
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đã đưa ra được một số biện pháp về công
tác chủ nhiệm lớp tuy chưa nhiều nhưng cũng đã đạt được kết quả rất khả quan.
Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngày càng tiến
bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan, có ý thức, kỉ luật cao. Tự tin, mạnh

dạn trong giao tiếp, phát huy tính tích cực thi đua học tập. 100% học sinh tự
giác, tích cực học tập, chấp hành tốt nề nếp quy định, đoàn kết thân ái với bạn

skkn


18
bè. Có 30/35 học sinh trong lớp tự tin, có kỹ năng giao tiếp tốt. Các em tự rèn
cho mình một ý thức giữ gìn trường, lớp xanh - sạch - đẹp. Trong suốt buổi học,
lớp khơng có hiện tượng xả rác bừa bãi, lớp học luôn sạch sẽ, gọn gàng, thoáng
mát. Ý thức chấp hành nội quy của các em rất cao. Các em đều có trách nhiệm
giữ gìn và xây dựng ngôi nhà chung.
Với sự nỗ lực của bản thân và sau một thời gian áp dụng các biện pháp
trên vào cơng tác chủ nhiệm lớp thì những vấn đề tôi băn khoăn về học sinh đầu
năm học đã được thay đổi hoàn toàn. Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh
rất hài lòng về kết quả rèn luyện, phấn đấu của học sinh.
Trong năm học 2021 – 2022, tôi thực hiện tốt công tác giảng dạy cũng như
cơng tác chủ nhiệm lớp.
- Kết quả hai mơn Tốn, Tiếng Việt của lớp đạt được như sau:
Đánh giá định kì mơn Tiếng Việt

Đánh giá định kì mơn Tốn
Hồn
Hồn
Chưa HT
Chưa HT
thành tốt
thành

TS Hoàn thành tốt Hoàn thành

HS
%
SL
%
SL
SL
35

68,6

24

11

31,4

%

SL

%

0

30

85,7

0


SL
5

%

SL

14,3

%

0

0

- Đánh giá định kỳ về năng lực và phẩm chất
Đánh giá về năng lực

TS
35

Tự phục vụ, tự quản
Tốt
Đạt
CCG
SL
%
SL
% SL %
30 85,7

5 14,3 0 0

Hợp tác
Tốt
Đạt
CCG
SL % SL % SL %
25 71,4 10 28,6 0
0

Tự học và giải quyết vấn đề
Tốt
Đạt
CCG
SL % SL % SL %
28 80,0 7 20,0 0
0

Đánh giá về phẩm chất:
Tự tin, trách
nhiệm

Chăm học, chăm làm
TS

Tốt
SL

35


30

Đạt
%

SL

85,7 5

%

Tốt
SL

14,3 30

Đạt
%

SL

85,7 5

Đoàn kết,
yêu thương

Trung thực, kỷ luật

%


Tốt
SL

14,3 32

Đạt
%

91,4

SL
3

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

skkn

Tốt
%

8,6

SL
33

Đạt
%

SL %


94,3 2

5,7


19
1. Kết luận.
Giáo dục Tiểu học là vấn đề chính trị - xã hội quan trọng, có giá trị cơ
bản và lâu dài, có tính quyết định đối với cuộc đời cá nhân mỗi người. Vì vậy,
người giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có một vị trí đặc biệt quan trọng.
Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo
không ngừng, sự sáng tạo đó địi hỏi phải tồn diện: sáng tạo trong soạn giảng,
trong tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi, trong sinh hoạt tập thể và đặc
biệt là trong các biện pháp giáo dục đạo đức và rèn luyện kĩ năng sống cho học
sinh. Vì vậy chỉ có những giáo viên thực sự tâm huyết với nghề, thực sự
thương u học sinh của mình thì mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ.
2. Kiến nghị.
Trong cơng tác chủ nhiệm lớp, tơi gặp rất nhiều khó khăn. Bằng kinh
nghiệm nhỏ bé của mình tơi áp dụng vào thực tế, nắm bắt tình hình học sinh để
có các biện pháp giáo dục các em kịp thời kết hợp với phụ huynh. Tôi tin rằng
với những biện pháp nêu trên, được sự giúp đỡ của giáo viên bộ môn, của Ban
giám hiệu nhà trường, gia đình và xã hội, kết quả trong công tác chủ nhiệm lớp
sẽ đạt cao hơn.
Trên đây là một số biện pháp của tôi đã thực hiện trong q trình làm
cơng tác chủ nhiệm lớp. Dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn
không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự
nhận xét chân thành của hội đồng khoa học nhà trường, hội đồng khoa học cấp
trên để bản thân tôi đúc rút kinh nghiệm cho những năm học sau và giúp cho
kinh nghiệm này mang lại hiệu quả cao hơn, được bạn bè đồng nghiệp áp dụng
rộng rãi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG

Thọ Xuân, ngày 5 tháng 6 năm 2022
Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm
này là của tôi viết. Không sao chép nội
dung của người khác.
Người viết SKKN

skkn


20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình tâm lý học - TG: Bùi Văn Huệ (Chủ biên) - NXB Giáo dục, 1997.
2.Thông tư số 30 của Bộ GD&ĐT - NXB Bộ GD&ĐT, có hiệu lực từ ngày
15/10/2014.
3. Chỉ thị Số40/2008/CT-BGĐT ngày 22/7/2008 về việc phát động phong trào
"Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" trong các trường phổ thông
giai đoạn 2008-2013.

MỤC LỤC

skkn


21


NỘI DUNG

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lí do chọn sáng kiến.

1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
2. Mục tiêu của sáng kiến.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỌ XUÂN
3. Phạm vi của sáng kiến.


1
1

4. Phương pháp nghiên cứu.

2

II . NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2


1. Cơ sở lý luận

2

2. Cơ sở thực tiễn

3

2.1. Thuận lợi và khó khăn.

3

2.2. Kết quả của thực trạng.

4

3. Giải pháp và các biện pháp thực hiện.

5

3. 1. Giải pháp.

5

3.2. Các biện pháp thực hiện.

5

Biện pháp1:
XâySỐ

dựngBIỆN
hình tượng
ngườiNÂNG
giáo viên.CAO
“MỘT
PHÁP

HIỆU QUẢ
Biện pháp 2: Xây
dựng nội
quy lớp
học. NHIỆM Ở LỚP 4”
CÔNG
TÁC
CHỦ

5

Biện pháp 3: Phát huy khả năng làm việc của ban cán sự lớp.

7

Biện pháp 4: Tăng cường công tác trang trí lớp học.

8

Biện pháp 5: Xây dựng giờ học thân thiện.

11


Biện pháp 6: Giáo dục đạo đức sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

12

Biện pháp 7: Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.

14

Biện pháp 8: Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

15

Người
thực hiện: Đỗ Thị Thủy
4. Đánh giá kết quả
thu được.

16

vụ: Giáo viên
4.1. Tính mới, tínhChức
sáng tạo.

16

Đơnvàvịmang
cơnglạitác:
Trường
Tiểu
4.2. Khả năng áp dụng

lợi ích
thiết thực
củahọc
sángXn
kiến. Hịa

17

III – KẾT LUẬN,SKKN
KIẾN NGHỊ.
thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm

18

1. Kết luận.

18

2. Kiến nghị.

19

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THANH HÓA, NĂM 2022

skkn

6



22

skkn



×