Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Skkn phương pháp dạy học các trích đoạn sử thi trong chương trình ngữ văn 10 ở trường thcs và thpt nghi sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.62 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN SỬ THI
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 Ở TRƯỜNG THCS VÀ
THPT NGHI SƠN

Người thực hiện: Trần Thị Duyên
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc mơn: Ngữ Văn

THANH HĨA, NĂM 2022

skkn


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

MỤC LỤC

1

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1



1. 1. Lí do chọn đề tài.

1

1. 2 Mục đích nghiên cứu.

2

1. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

2

1. 4. Phương pháp nghiên cứu.

2

2. PHẦN NỢI DUNG

3

2.1. Cơ sở lí luận

3

2.2. Cơ sở thực tiễn

3

2.3. Dạy - học các trích đoạn sử thi trong chương trình Ngữ văn 10


4

2.3.1. Đọc sáng tạo văn bản.

4

2.3.2. Làm sống dậy khơng khí sử thi trong tình huống dạy - học.

5

2.3.3. Ý nghĩa biểu tượng của một số chi tiết nghệ thuật đặc sắc

6

2.3.4 .Khai thác nghệ thuật khắc họa nhân vật lý tưởng.

6

2.3.4.1 Đoạn trích “Uylitxơ trở về”.

6

2.3.4.2 Đoạn trích “ Chiến thắng Mtao Mxây”

7

Giáo án thể nghiệm dạy - học các trích đoạn sử thi .

9


2.3.4.3. Hiệu quả của đề tài

17

3. PHẦN KẾT LUẬN

19

1. Kết luận

19

2. Những kiến nghị, đề xuất

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

20

skkn


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Sử thi còn gọi là anh hùng ca, bài ca anh hùng, trường ca. Đây là thể loại tác
phẩm tự sự dài xuất hiện rất sớm trong lịch sử văn học các dân tộc nhằm ngợi ca
những sự nghiệp anh hùng có tính tồn dân và có ý nghĩa trong đại đối với dân
tộc trong buổi bình minh lịch sử. Sử thi là một câu chuyện kể lại có đầu có đi

với quy mơ lớn, vì theo Hêghen “nội dung và hình thức của nó thực sự là tồn
bộ các quan niệm, toàn bộ thế giới và cuộc sống của một dân tộc được trình bày
dưới một hình thức khách quan của một biến cố thực tại”.
Sử thi được sáng tạo trên cái nền văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, là
một thể loại văn học quan trọng góp phần hình thành nên bộ mặt văn học của
mỗi dân tộc. Khởi nguồn từ mảnh đất hiện thực và được chắp cánh theo trí
tưởng tượng bay bổng của người nghệ sĩ dân gian ở mỗi dân tộc, mỗi quốc
gia đều có những đặc trưng văn hóa riêng gắn với lễ hội, phong tục, tơn giáo,
sinh hoạt, niềm tin, tín ngưỡng… Do đó đọc - hiểu, tiếp nhận và giảng dạy tác
phẩm văn học nói chung, dạy học sử thi nói riêng, khơng thể khơng gắn với các
yếu tố văn hóa bởi bản thân văn chương đã bao hàm ý nghĩa thẩm mĩ; Chân Thiện - Mỹ, thế giới tồn bích mà con người khao khát hướng tới.
Mục đích quan trọng nhất của việc dạy - học văn trong nhà trường phổ
thông là góp phần phát triển một cách tồn diện nhân cách của học sinh. Theo
tiêu chí của UNESCO, sự phát triển giáo dục cần phải hướng tới bốn vấn đề cơ
bản: “ Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để khẳng định
mình”. Hiện nay, việc dạy học sử thi trong nhà trường phổ thông quả là vấn đề
đáng suy nghĩ đối với các nhà giáo dục. Học sinh khơng có được cái nhìn tổng
quan về thể loại cũng như việc khu biệt các nét văn hóa, các giá trị tinh thần
khác nhau trong mỗi một thiên sử thi trên thế giới. Từ đó dẫn tới việc đánh đồng
các giá trị nghệ thuật, khuôn bài giảng theo mẫu, các mục, các ý, làm mất đi tính
nghệ thuật và tính thẩm mỹ của tác phẩm sử thi nói riêng, của q trình dạy học văn nói chung.

skkn

1


Việc tiếp cận cũng như quá trình dạy - học thể loại sử thi trong tính chỉnh
thể của nó từ góc độ văn hóa vẫn cịn là vấn đề khá mới và chưa có sự quan tâm
đúng mức. Đặc biệt trong giảng dạy, giáo viên gặp khơng ít khó khăn về kiến

thức, kĩ năng và phương pháp. Trong nhiều năm giảng dạy Ngữ văn bậc THPT,
tơi đã tìm tịi, suy nghĩ để hình thành phương pháp dạy học các trích đoạn sử thi
và đã đạt được hiệu quả đáng kể. Nhằm góp phần dạy học có hiệu quả các trích
đoạn sử thi trong chương trình Ngữ văn THPT, tơi xin trình bày đề tài: “Phương
pháp dạy -  học các trích đoạn sử thi trong chương trình Ngữ Văn 10 ở trường
THCS và THPT Nghi Sơn”. Đề tài có tính mới mẻ về khoa học, trình bày có hệ
thống dễ áp dụng trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá và thi cử hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu và thực hiện việc xây dựng phương pháp dạy -  học các trích đoạn
sử thi trong chương trình Ngữ Văn 10 ở cấp trung học phổ thơng. Từ đó người
viết đưa ra một số phương pháp hiệu quả giúp học sinh có hứng thú học tập mơn
Ngữ Văn
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ của SKKN, người viết chỉ nghiên cứu và thực hiện việc
đổi mới phương pháp dạy -  học các trích đoạn sử thi trong chương trình Ngữ
Văn ở cấp trung học phổ thơng.
Các ví dụ minh họa nằm ở chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ban
cơ bản của sách giáo khoa hiện hành.
Đối tượng khảo sát, điều tra và hướng tới là giáo viên, học sinh THPT
trường THCS và THPT Nghi Sơn, Thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa” .
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
+ Thu thập thông tin ở sách, báo, tài liệu chuyên môn và mạng internet
+ Phân tích, tổng hợp,hệ thống hóa tri thức
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

skkn

2



+ Quan sát.
+ Khảo sát thực tế.
+ Phát phiếu điều tra.
+ Thực nghiệm sư phạm.
2. PHẦN NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy
học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trị kiểm tra, hỗ trợ hoạt
động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh,
xây dựng tri thức. Vai trò của giáo viên lúc này là người “điều khiển”, “dẫn dắt”
khéo léo để học sinh độc lập suy nghĩ, tìm ra cái mới trên cơ sở những hiểu biết
đã có, bằng tư duy logic và sáng tạo.
Qua tìm hiểu, đánh giá phân tích những bài soạn giảng sử thi của bản thân
cùng với việc dự giờ đánh một số tiết dạy của đồng nghiệp, tơi đã rút ra những
mặt tích cực cũng như hạn chế trong những bài soạn sử thi ở nhà trường phổ
thông hiện nay. Hầu hết giáo viên đều cho rằng sử thi là một mảng văn học
phong phú và rất có giá trị nhưng lại khó nắm bắt cả về nội dung lẫn nghệ thuật
bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau: Thứ nhất, một trong số hai
tác phẩm là sử thi nước ngoài đang được giảng dạy trong nhà trường hiện nay
đều thông qua bản dịch. Thứ hai, các kiến thức về lịch sử - văn hóa - xã hội của
mỗi quốc gia, dân tộc chưa được quan tâm đúng mức. Do đó việc giảng dạy tác
phẩm sử thi mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu phần giới thiệu mở đầu trong sách
giáo khoa và phần hướng dẫn học bài ở cuối mỗi đoạn trích. Vì vậy người dạy đang
còn nhiều hạn chế, bị động khi thực hiện dạy - học các trích đoạn sử thi trong nhà
trường phổ thơng, đang địi hỏi một hướng dạy hiệu quả, hợp lí ở mức độ cao hơn
2.2. Cơ sở thực tiễn.

skkn


3


- Việc tiếp cận cũng như quá trình dạy - học thể loại sử thi trong tính
chỉnh thể của nó từ góc độ văn hóa vẫn cịn là vấn đề khá mới và chưa có sự
quan tâm đúng mức. Từ trước đến nay đã có một số đề tài đề cập tới vấn đề văn
hóa trong các trích đoạn sử thi trong chương trình phổ thông (ví dụ như: văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên trong sử thi Đăm San; tập tục nối dây trong sử thi Đăm
San…..). Nhưng sự tìm hiểu đó còn mang tính chất chưa cụ thể và toàn diện, chỉ
mới đề cập tới một vài vấn đề văn hóa trong sử thi. Đề tài “Phương pháp dạy học các trích đoạn sử thi trong chương trình Ngữ Văn 10 ở trường THCS và
THPT Nghi Sơn” đã đề cập một cách toàn diện các yếu tố văn hóa ở mỗi quốc
gia dân tộc, đã đề ra các giải pháp, hướng tiếp cận cụ thể, chi tiết các trích đoạn
sử thi trong chương trình từ góc nhìn văn hóa, thiết kế giáo án cụ thể cho mỗi
đoạn trích và áp dụng vào mỗi tiết học.
3. Dạy - học các trích đoạn sử thi trong chương trình Ngữ văn 10
Để áp dụng phương pháp dạy - học các trích đoạn sử thi trong chương
trình Ngữ văn THPT từ góc nhìn văn hóa một cách có hiệu quả, tơi xin trình bày
những phương pháp và biện pháp cụ thể và xem đó là những u cầu có tính
ngun tắc. Tuy nhiên trong từng bài giảng cụ thể, với từng đối tượng học sinh
cụ thể, người dạy phải hết sức linh hoạt lựa chọn các phương pháp, biện pháp
thích hợp trong dạy học sử thi.
2.3.1. Đọc sáng tạo văn bản.
Hoạt động đọc trong dạy - học các trích đoạn sử thi theo tôi phải là yêu cầu
rất cao và đầu tiên. Việc đọc sáng tạo phải đan xen được với những nét văn hóa.
Do tính chất tổng hợp của thể loại với lớp ngơn từ giàu hình tượng, hình ảnh
bóng bẩy, những chi tiết giàu kịch tính, nhịp điệu, cấu trúc câu văn giàu nhạc
điệu, … việc đọc sử thi cần phải làm sáng tỏ các đặc điểm đó. Sử thi bản thân nó
đã mang khơng khí thiêng liêng, huyền bí, bởi nó được dựng lên từ lời kể của
những bậc con cháu với tâm thế thành kính khi ngưỡng vọng về quá khứ. Do

vậy đọc tác phẩm sử thi phải theo tinh thần đó.
Trong q trình đọc văn bản, giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc với
giọng điệu khác nhau giữa các đoạn trích. Văn hóa phương Tây hình thành nên
kiểu mẫu những người ưa hoạt động, thích hướng ngoại; sử thi Hy Lạp nói

skkn

4


chung và sử thi Ơđixê nói riêng chủ yếu khắc họa nhân vật qua hành động, sẵn
ràng xông pha trên chiến trận. Người anh hùng Hy Lạp chói lịa trong ánh hào
quang chiến đấu và chiến thắng. Do đó khi đọc sử thi Hy lạp phải được đọc bằng
giọng điệu gấp gáp, khẩn trương, sôi nổi, mạnh mẽ. Ở đoạn trích Uylixơ trở về ,
để học sinh nhận thức rõ tính kịch trong cuộc gặp gỡ giữa hai vợ chồng Uylixơ
và Pênêlốp, cần đọc bằng giọng tỏ thái độ nghi ngờ, phấp phỏng, lo âu. Sự thận
trọng toát lên từ ngôn ngữ đến giọng điệu. Uylixơ là người anh hùng trí xảo, rất
mực thơng minh, mưu lược, do đó cần đọc bằng giọng điệu bình tĩnh, tự tin.
Pênêlốp là người phụ nữ thủy chung, đúng mực đạo đức, do đó cần đọc bằng
giọng do dự, phân vân… Tính cách nhân vật qua hoạt động đọc đó ít nhiều đã
được định hình.
Sử thi Êđê có xu hướng hiện thực hóa q khứ, tơn trọng cái chân thực
trong tính cách, tâm lý, hành động của nhân vật, cùng với tính cách chân thực, thật
thà, chất phác, mộc mạc như chính núi rừng Tây Nguyên đã chắp cánh nên những
thiên sử thi lãng mạn, bay bổng trong niềm tin ngây thơ vào thế giới. Vì vậy, học
sinh đọc sử thi Đăm Săn bằng giọng điệu vừa phải, hồn nhiên, trong sáng.
Ngoài việc đọc sáng tạo văn bản đan xen với những nét văn hóa, giáo viên
cũng cần chú ý đọc gắn với đặc trưng thể loại, tiêu biểu là tính nhạc trong ngơn
ngữ thể hiện qua cách ví von, câu văn trùng điệp hình ảnh, ngơn từ, những đoạn
miêu tả tỉ mỉ, chi tiết, lối so sánh mở rộng tạo nên lối trì hoãn sử thi. Điều này sẽ

tránh được sự lặp lại nhàm chán cho học sinh khi các em tiếp xúc với thể loại
văn học được coi là cổ điển và mẫu mực nhất.
2.3.2 Làm sống dậy khơng khí sử thi trong tình huống dạy học.
Tạo khơng khí sử thi gắn với hoạt động tình huống dạy - học của giáo viên
bằng cách giới thiệu những nét phong tục tập quán sinh hoạt, cách cảm, cách
nghĩ của mỗi dân tộc để cung cấp kiến thức văn hóa cơ bản cho học sinh. Bên
cạnh đó giáo viên có thể cho học sinh xem những cuốn tư liệu (Cuộc chiến tranh
thành Tơroa, Những cuộc phiêu lưu của Uylitxơ, Văn hóa cồng chiêng Tây
nguyên…).
Ở mức độ cao hơn (ở những lớp khá, giỏi), có thể xây dựng khơng khí diễn
xướng, kể khan… để tạo được ấn tượng trực tiếp cho các em. Khi đã cảm và

skkn

5


hiểu giá trị văn hóa tinh thần vơ giá mà người xưa để lại qua tác phẩm sử thi,
chắc chắn rằng các em sẽ thêm yêu hơn bài giảng của thầy cô.
2.3.3. Ý nghĩa biểu tượng của một số chi tiết nghệ thuật đặc.
Không phải ngẫu nhiên, Pênêlốp trong Uylitxơ trở về đã trở thành hình
tượng người phụ nữ lý tưởng của Hy Lạp cổ đại với hai điển tích huyền thoại:
"tấm khăn dệt dở" và "chiếc giường cưới" độc đáo. Trong đoạn trích hình ảnh
chiếc giường được lặp đi lặp lại trong các cụm từ tạo nên sự ám ảnh trong lòng
người đọc: "chiếc giường chắc chắn", 'Chiếc giường kì lạ", …Chiếc giường là
một bí mật, là biểu tượng cho tình cảm thủy chung "những dấu hiệu riêng, chỉ
hai người biết với nhau, cịn người ngồi khơng ai biết hết". Nếu còn nhớ đến
chiếc giường cũng đồng nghĩa là Uylítxơ vẫn cịn u thương Pênêlốp. Ngược
lại, nếu bí mật chiếc giường khơng bị để lộ, thì Pênêlốp vẫn thủy chung son sắt
với chồng. Chiếc giường do đó, trở thành biểu tượng của sự thủy chung, của tình

cảm vợ chồng, trở thành thước đo trí tuệ của Pênêlốp. Bí mật chiếc giường được
giải mã, mọi sự hồ nghi của Pênêlốp cũng được xua tan, đồng thời mối nghi ngại
của Uylítxơ cũng biến mất. Gia đình sum họp, vợ chồng đồn tụ, hạnh phúc.
Hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi trải qua thử thách. Nàng Pê-nê-lốp trong sử
thi Ô-đi-xê nổi tiếng của Hi Lạp cũng vậy. Đây là sự gặp gỡ của hai tâm hồn, hai
trí tuệ.
“Trường ca Đăm Săn” đặc biệt là trong đoạn trích “Chiến thắng
MtaoMxây” khơng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thể loại thần thoại với hệ
thống các thần, sử thi Tây Nguyên lại tìm đến thế giới thiên nhiên bình dị gần
gũi gắn liền với đời sống sinh hoạt thường ngày của con người đó chính là âm
thanh tiếng cồng, tiếng chiêng. “Trong tác phẩm, mơ típ tiếng chiêng cứ lặp đi
lặp lại xun suốt bài ca. Điều này không chỉ phản ánh một đặc điểm sinh hoạt
dân tộc. Nó cịn có một chức năng nghệ thuật độc đáo. Tiếng tăm của người anh
hùng vang lừng khắp nơi cùng với tiếng chiêng”1. Ta thử đọc một đoạn miêu tả
tiếng chiêng trong sử thi Đăm Săn: “Hãy đánh lên, đánh những tiếng chiêng kêu
vang ra khắp xứ! Đánh cho tiếng chiêng vượt qua sàn nhà lan xuống đất!...”.
Tiếng chiếng trong sử thi Đăm Săn có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, khơng chỉ
1

Hồng Ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, 1999

skkn

6


gắn với phong tục lễ hội… trong sinh hoạt văn hóa của dân làng mà con thể hiện
ý nghĩa lớn lao trong việc tơ đậm hình ảnh người anh hùng Đăm Săn, tiếng tăm
của Đăm Săn vang lừng khắp nơi cùng tiếng chiêng. “Trong đoạn Chiến thắng
MtaoMxây, ở cảnh mừng chiến thắng, hình ảnh cồng chiêng với âm thanh của

chúng được nhắc tới tám lần trong một đoạn văn ngắn. Giữa tù trưởng Đăm Săn
và dân làng hòa chung niềm vui trong tiếng chiêng ngân” 2. Như vậy, đặc điểm
riêng của sử thi Tây Nguyên mà Đăm Săn là tác phẩm tiêu biểu thể hiện ở chỗ,
tác phẩm đã tạo dựng được bức tranh đậm màu sắc Tây Nguyên với những con
người, phong tục, tín ngưỡng, cảnh vật gắn với văn hóa phi vật thể cồng chiêng.
3.4. Khai thác nghệ thuật khắc họa nhân vật lý tưởng
3.4.1. Đoạn trích Uylitxơ trở về
Để làm nổi bật vẻ đẹp của các nhân vật lý tưởng, đoạn trích Uylítxơ trở về
đã tạo được một tình huống truyện đầy kịch tính: Khi những người đàn ông Acai
đi chiến đấu ở Tơ-roa đã trở về, cịn Uylítxơ - chồng nàng vẫn biệt vơ âm tín,
mọi người cho rằng Uylítxơ đã chết. Trong lúc đó, bọn cầu hôn đến quấy nhiễu
dồn ép Pênêlốp phải tái giá. Trước tình huống ấy, Pênêlốp có hai cách giải quyết
một là tái giá, hai là đợi chồng và phải đương đầu với mn vàn khó khăn.
Pênêlốp đã chọn cách ở vậy ni con chờ chồng. Sau 20 năm trời mịn mỏi chờ
chồng, song khi có người bảo chồng nàng đã về thì nàng lại khơng thể tin được,
đến khi trực tiếp đối diện với người mà mọi người bảo là chồng mình, nàng
cũng khơng thể chạy đến ơm chầm lấy, không thể biểu lộ niềm vui, hạnh
phúc mà cứ phải ngồi từ xa để dị xét, thử thách. Uylítxơ cũng vậy, sau bao
năm xa cách, gặp lại vợ mình mà vợ chưa nhận ra chồng, cũng chẳng biết
làm thế nào, đành kiên nhẫn, đợi chờ. Cả hai nhân vật bị đặt vào tình huống
thử thách: Nếu khơng vượt qua thì hạnh phúc và cả mạng sống của họ
khó bề giữ nổi, đồng thời, tình huống ấy có tác dụng khắc họa tâm trạng,
chiều sâu tâm lí của nhân vật.

Hồng Minh Đạo, Một số vấn đề dạy học văn học dân gian trong nhà trường,
tr. 15
2

skkn


7


Tranh minh họa “ Uylitxo trở về”
Và đồng thời, chính tình huống này bộc lộ vẻ đẹp của hai nhân vật lý
tưởng: sự nhẫn nại, trí tuệ của Uylítxơ và tình u thủy chung của Pênêlốp:
một phụ nữ có tình yêu thánh thiện, thủy chung, khôn ngoan, bản lĩnh, biết
bảo vệ tình u và hạnh phúc của mình. Dưới ngịi bút Hơmerơ, nàng đã trở
thành một trong những hình tượng người phụ nữ đầu tiên đẹp nhất trong văn
học thế giới.
3.4.2. Đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây
Để làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng Đăm Săn trong đoạn trích
Chiến thắng Mtao Mxây, tác giả dân gian sử dụng thủ pháp nghệ thuật so
sánh, đối lập giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Với Mtao Mxây, những hình ảnh
so sánh đều gợi lên hoặc là cảm giác về một thế lực đen tối, đáng sợ "khiên
tròn như đầu cú, gươm hắn óng ánh như cái cầu vồng… Với Đăm Săn thì khác
hẳn, trong lúc giao đấu hàng loạt định ngữ so sánh được sử dụng: "múa trên cao,
gió như bão", "múa dưới thấp, gió như lốc". Những hình ảnh so sánh ấy kết hợp
với lối nói phóng đại: "quả núi ba lần rạn nứt", "ba đồi tranh bật rễ bay tung",
"Một lần xốc tới, chàng vượt một đồi tranh. Một lần xốc tới nữa, chàng vượt một
đồi lồ ô". Thanh gươm của Đăm Săn được gọi tên bằng một định ngữ cố định:
"cây giáo thần, cây giáo dính đầy những oan hồn"….Ở đây rõ ràng bút pháp so
sánh, phóng đại đã chiếm ưu thế, điều đó vừa nói lên tầm vóc lịch sử lớn lao kì
vĩ, lí tưởng của người anh hùng, vừa nói lên khát vọng khơng có giới hạn của
cộng đồng Ê- đê về một tương lai hùng mạnh, thịnh vượng. Hình ảnh Đăm Săn
được miêu tả bằng cái nhìn đầy ngưỡng mộ của nhân dân, từ bên dưới nhìn lên
sùng kính tự hào. Đó là vẻ đẹp, sức mạnh của cả thị tộc, sự thống nhất và niềm
tin của cả cộng đồng.

skkn


8


GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
“PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC TRÍCH ĐOẠN SỬ THI TRONG
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 10 Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI
SƠN”
Trên cơ sở nắm vững những đặc trưng thi pháp sử thi và xây dựng nguyên
tắc đọc - hiểu các đoạn trích sử thi, tơi thiết kế các giáo án thể nghiệm nhằm cụ
thể hoá những vấn đề lý thuyết đã được trình bày ở phần một.
Tiết PPCT: 9, 10                         

     

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích: Đăm Săn - sử thi Tây Nguyên)
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đăm Săn : trọng danh dự, gắn bó với hạnh
phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được
thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
- Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với
sử thi thần thoại): xây dựng thành công nhân vật anh hùng sử thi ; ngơn ngữ
trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu ; phép so sánh, phóng đại.
2. Kĩ năng
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
- Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
3. Về thái độ: Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh
phấn đấu vì hạnh phúc yên vui của cả cộng đồng.
4. Năng lực

- Năng lực đọc – hiểu các tác phẩm sử thi Tây Nguyên. Năng lực trình bày
suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về nhân vật trong sử thi anh hùng . Năng lực
hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công nội dung, nghệ thuật của sử thi
anh hùng Tây Nguyên

skkn

9


B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV Văn 10, Sách thiết kế giáo án,
chuẩn kiến thức kĩ năng, STK. Sử dụng phần mềm Power Point, trình chiếu một
số đoạn phim về sử thi Đăm Săn và văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, giới thiệu
minh họa những đoạn trích tiêu biểu qua tranh ảnh.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
- PPDH: thuyết trình, vấn đáp, bình giảng, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình
huống, nêu vấn đề; trực quan
- KTDH: Đặt câu hỏi, chia nhóm.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ :GV nêu câu hỏi: Em biết được những tác phẩm văn
học dân gian nào? Xác định thể loại của chúng? Em đã rút ra được những
bài học gì từ tác phẩm Văn học dân gian?
3. Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG 1. Khởi động
Hoạt động của GV - HS
- GV giao nhiệm vụ:

Mục tiêu cần đạt
- Nhận thức được nhiệm


+ Cho hs nghe bài hát Ngọn lửa cao nguyên
+ Bài hát đã nhắc đến mảnh đất nào? Những từ
ngữ nào góp phần thể hiện điều đó? Hãy chia sẻ
những suy nghĩ của anh chị về vùng đất và con
người ở nơi đó.

vụ cần giải quyết của bài
học.
- Tập trung cao và hợp
tác tốt để giải quyết
nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực,

- HS thực hiện nhiệm vụ

hứng thú.

- GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Nếu người Thái
ở Tây Bắc tự hào về truyện thơ “Tiễn dặn người

skkn

10


yêu” của họ bao nhiêu thì đồng bào Ê đê Tây
Nguyên cũng tự hào về sử thi Đam San bấy nhiêu.
Người Thái cho rằng mỗi lần hát tiễn dặn lên gà
ấp phải bỏ ổ, cô gái quên hái rau, anh đi cày quên

cày. Người Ê Đê cho rằng người ta thích nghe
truyện Đam San, nghe mãi khơng thơi, nghe kể
liền ba bốn lần cũng không biết chán. Để thấy
được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu sử thi Đam
San với đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”.
HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

* Thao tác 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tìm hiểu chung
GV hướng dẫn HS nhắc lại định nghĩa I.Tìm hiểu chung
sử thi

1.Vài nét về sử thi

GV: Sử thi là “nghệ thuật khơng thể bắt
chước”, nó được sinh ra trong một điều
kiện xã hội không bao giờ trở lại” (Mác)
- Có mấy loại sử thi?

- Định nghĩa: là những tác phẩm
tự sự có quy mơ lớn, sử dụng ngơn
ngữ có vần, có nhịp, xây dựng
những hình tượng nghệ thuật hào
hùng, hoành tráng kể về một hoặc

- Dựa vào sgk, em hãy tóm tắt thật ngắn nhiều biến cố lớn trong đời sống
cộng đồng của dân cư thời cổ đại.
gọn sử thi Đăm săn?

- Thể loại: + Sử thi anh hùng.
Hs đọc tiểu dẫn và rút ra các ý chính.

+ Sử thi thần thoại.
2. Tóm tắt sử thi “Đăm Săn”:

- Phân vai và cho hs đọc VB.
- Nêu vị trí, tóm tắt và bố cục đoạn trích?
Tóm tắt diễn biến của trận đánh giữa
Đam Săn với Mtao Mxây:

(SGK/ 30).
3. Đoạn trích “ chiến thắng
Mtao Mxây”
- Vị trí: Đoạn trích Chiến thắng

a- Đam Săn gọi Mtao Mxây xuống Mtao Mxây thuộc phần giữa của
tác phẩm, kể về cuộc giao chiến

giao chiến.

skkn

11


b- Hiệp đấu thứ nhất Mtao Mxây giữa chàng với Mtao Mxây. Đăm
không đâm trúng Đam Săn.

săn chiến thắng, cứu được vợ và


c- Hiệp đấu thứ hai, Đam Săn chiến
thắng, cắt đầu Mtao Mxây.
d- Tôi tớ của Mtao Mxây đi theo

thu phục được dân làng của tù
trưởng Mtao M xây.
- Bố cục: 3 phần

Đam Săn, Đam Săn dẫn họ về làng và mở
tiệc ăn mừng.
HS trả lời:
Thao tác 2: Đọc- hiểu văn bản
II. Đọc- hiểu văn bản
Gv hướng dẫn HS tìm

1. Cuộc chiến đấu giữa 2 tù trưởng

hiểu về cuộc chiến đấu - Các chặng đấu:
giữa hai tù trưởng.
 PP&KTDH: vấn
đáp, bình giảng,

+ Chặng 1: Đăm Săn khiêu chiến- Mtao buộc phải
đáp lại.

thảo luận nhóm, + Chặng 2: Diễn biến cuộc chiến:
nêu vấn đề;

 Chặng 1:


- Trận quyết chiến giữa
Đăm Săn - Mtao Mxây

Đăm Săn

Mtao Mxây

được miêu tả, kể qua

- Đến tận cầu thang khiêu - Mtao Mxây bị động,

những cảnh nào?

chiến (lần 1) chủ động, sợ hãi nhưng vẫn trêu

- GV tổ chức HS hoạt
động nhóm
+ N1: Trận quyết chiến
giữa Đăm Săn- Mtao
Mxây được miêu tả, kể

tự tin.

tức Đăm Săn.

- Khiêu khích, đe dọa - Do dự, sợ hãi  vẻ
quyết liệt (lần 2), coi khinh ngoài hung tợn.
Mtao Mxây, tự tin, đường
hoàng.


qua hành động nào ở  Chặng 2:
hiệp 1?

skkn

12


+ N2: Trận quyết chiến
giữa Đăm Săn- Mtao
Mxây được miêu tả, kể

 Hiệp 1:
Đăm Săn

Mtao Mxây

qua hành động nào ở

- Khích Mtao múa khiên - Bị khích giả đị

hiệp 2

trước.

+ N3: Trận quyết chiến

- Điềm tĩnh xem khả


giữa Đăm Săn - Mtao

năng của kẻ thù.

khiêm tốn  thực chất
kiêu căng, ngạo mạn.
- Múa khiên như trò

Mxây được miêu tả, kể

chơi (kêu lạch xạch

qua hành động nào ở

như quả mướp khô)

hiệp 3

kém cỏi, hèn mọn.

+ N4: Trận quyết chiến  Hiệp 2:
giữa Đăm Săn - Mtao

Đăm Săn

Mtao Mxây

Mxây được miêu tả, kể
qua hành động nào ở


- Múa khiên trước  - Hoảng hốt, trốn chạy,

hiệp 4?

động tác nhanh, mạnh,
hào hùng, vừa khỏe vừa

Hs thảo luận, cử đại
diện nhóm

trả lời,

đẹp  thế thắng áp đảo, hèn kém.
oai hùng.

nhóm khac chú ý, bổ
sung ý kiến.
Gv nhận xét, chốt ý
Tích hợp:
-

chém trượtthế thua,

- Cầu cứu Hơ Nhị

- Nhận được miếng trầu quăng cho miếng
của Hơ Nhị sức khỏe
trầu ko được.
tăng gấp bội.
- Miếng trầu là biểu tượng cho sự ủng hộ, tiếp thêm


GV giải thích thêm sức mạnh cho người anh hùng của cộng đồng.

cho học sinh hiểu chi

 Hiệp 3:

tiết có liên quan đến văn
hóa Ê-đê: Người Ê-đê ở

Đăm Săn

nhà sàn, sàn nhà trên

- Múa khiên càng nhanh, - Hoàn toàn ở thế thua, bị

cao, lối đi lên là những

càng mạnh và đẹp, hào động.

bậc thang được nối lại

hùng.

skkn

Mtao Mxây

13



bằng những thanh gỗ,

- Tấn công đối thủ: đâm

giữa những bậc thang

Mtao nhưng ko thủng áo

này là khoảng trống. Vỡ

giáp sắt của y.

vậy, Mtao

Mxõy sợ

Đăm Săn sẽ đâm hắn
qua những khoảng trống
đó.
- GV giải thích cho học
sinh một số chi tiết:
Múa khiên là hành động
phô diễn sức mạnh của

- Bị đâm.

 Hiệp 4:
Đăm Săn


Mtao Mxây

- Thấm mệt  cầu cứu
thần linh.

- Tháo chạy vì áo giáp

- Được kế của ơng Trời sắt vơ dụng.
 lấy cái chày mịn ném
vào vành tai kẻ thù.

người anh hùng trong

- Trốn chạy quanh
quẩn.

trận chiến.

- Đuổi theo kẻ thù.

- Chi tiết ông Trời mách

- Hỏi tội Mtao.

mạng.

kế cho Đăm Săn nói lên

- Giết chết Mtao.


- Bị giết.

- Giả dối cầu xin tha

điều gì?
- Thần linh có phải là 
Như vậy, trong tưởng tượng của dân gian,
lực lượng quyết định Đăm Săn là biểu tượng cho chính nghĩa và sức
chiến thắng của người mạnh của cộng đồng, cịn Mtao Mxây là biểu tượng
anh hùng ko? Vì sao?

cho phi nghĩa và cái ác.

- Nêu nhận xét về cuộc
chiến và chiến thắng *Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn thể hiện:
của Đăm Săn?

+ Sự gần gũi giữa con người và thần linh dấu vết

Gợi mở: Cuộc chiến có tư duy của thần thoại cổ sơ và thời kì xã hội chưa có
gây cảm giác ghê rợn sự phân hóa giai cấp rạch rịi.
ko? Mục đích của nó? + Thần linh đóng vai trị cố vấn, gợi ý. Người anh
Sau khi giết Mtao hùng mới quyết định kết quả của cuộc chiến Sử
Mxây, Đăm Săn có tàn thi đề cao vai trị của người anh hùng.
sát tơi tớ, đốt phá nhà

skkn

14



cửa, giày xéo đất đai Nhận xét:
của kẻ bại trận ko?..

- Cuộc quyết đấu ko gây cảm giác ghê rợn mà

- Mục đích của Đăm người đọc, người nghe vui say với chiến thắng oai
Săn trong trận quyết hùng, yêu mến, cảm phục Đăm Săn.
chiến với Mtao Mxây

- Mục đích của cuộc quyết đấu: Đòi lại vợ.
 Bảo vệ danh dự của tù trưởng anh hùng, của bộ
tộc. Trừng phạt kẻ cướp, đem lại sự yên ổn cho
buôn làng. Là cái cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa
các bộ tộc dẫn tới chiến tranh mở rộng bờ cõi, làm
nổi uy danh của cộng đồng.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1. Củng cố kiến thức
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc phần ghi nhớ Sách giáo khoa
2. Luyện tập
- Ý nghĩa của yếu tố thần linh trong đoạn trích: Chiến thắng Mtao Mxây?
- Gợi ý trả lời:
+ Yếu tố thần linh được thể hiện qua hai chi tiết: Miếng trầu Hơ Nhị ném
ra và ông Trời hiện về trong giấc mơ đã giúp chàng cách đánh thắng kẻ thù.
          + Mang ý nghĩa biểu tượng cho sức mạnh của thị tộc tiếp sức cho người
anh hùng. Ở thời đại sử thi cá nhân khơng sống tách rời thị tộc. Ơng Trời là vị
thần bảo trợ cho thị tộc. Bởi vậy ông Trời nhất định phải giúp đỡ và chỉ giúp đỡ
cho những ai chiến đấu vì quyền lợi của thị tộc.
HOẠT ĐỘNG 4.VẬN DỤNG

Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

1/ Nội dung chính của văn

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu
hỏi:

bản: miêu tả 2 lần múa khiên của
Đăn Săn trong cuộc đấu với Mtao

(...)“Đăm Săn rung khiên múa. Một lần

skkn

15


xốc tới chàng vượt một đồi tranh. Một Mxay.
lần xốc tới, chàng vượt một đồi lồ ô.
Chàng chạy vun vút qua phía đông, vun
vút qua phía tây ” ;
(...)“Thế là Đăm Săn lại múa.Chàng
múa trên cao, gió như bão. Chàng múa
dưới thấp, gió như lốc” ; “Khi chàng
múa chạy nước kiệu, quả núi ba lần rạn
nứt, ba đồi tranh bật rễ bay tung”.

(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)
1. Nêu nội dung chính của văn bản?
2. Qua nội dung đó, em có nhận xét gì ?

2/ Nhận xét qua 2 lần múa khiên
của Đăm Săn: Lần múa khiên thứ
hai hùng tráng hơn lần đầu. Lần
múa đầu, Đăm Săn chỉ vượt qua
các chướng ngại vật, nhưng lần
múa sau, chàng đã gây sự chết chóc
cho nhiều thứ.
3/ Biện pháp tu từ so sánh, phép
điệp, phóng đại
- Biện pháp tu từ so sánh : gió như

3. Xác định biện pháp tu từ so sánh, bão ; gió như lốc
phép điệp, phép đối, phóng đại được sử - Phép điệp : điệp từ múa ,vun vút ;
dụng trong những câu văn trên? Tác điệp cú pháp: Một lần xốc tới
dụng của biện pháp đó?

chàng vượt mợt đời tranh. Mợt lần

4/ Em có nhận xét gì về cách người kể xớc tới, chàng vượt một đồi lồ ô...;
miêu tả hai lần múa khiên đó ?
- Phép đối: cao-thấp
- Phóng đại: quả núi ba lần rạn
-

HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo nứt, ba đồi tranh bật rễ ...
kết quả

Tác dụng: Ca ngợi sức mạnh và tài
năng của Đăm Săn trong cuộc đấu
với kẻ thù để đem lại hạnh phúc gia
đình và dân làng.
4/ Nhận xét :
-Đây là đặc điểm thường thấy ở sử
thi, các anh hùng tỏ rõ tài năng,
phẩm chất trước đối thủ thông qua
một động tác giống nhau ;

skkn

16


- Đây cũng là biện pháp để thực
hiện sự trì hỗn sử thi bằng cách
lặp lại việc mô tả múa khiên hai
lần.
HOẠT ĐỘNG 5. TÌM TỊI, MỞ RỘNG
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:
+ Vẽ tranh, sân khấu hóa một nhân
vật/ một cảnh trong đoạn trích

- Thực hiện vẽ tranh, dựng kịch
dựa trên cốt truyện


- HS thực hiện và báo cáo kết quả
Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà
- Đọc (kể) theo các vai với giọng quyết liệt, hùng tráng của Đăm Săn, khôn
khéo, mềm mỏng của Mtao Mxây, tha thiết của dân làng,...
- Dặn dò: Soạn bài Văn bản ( tiếp theo).
2.3.4.3. Hiệu quả của đề tài
Đề tài đã được triển khai cụ thể trong 3 lớp khối 10 năm học 2020- 2021 của
trường THPT nơi tôi đang công tác. Sau khi áp dụng, đề tài này đã tạo ra được sự
hứng thú của học sinh khi đọc và tiếp nhận văn bản sử thi. Vì vậy, số học sinh
khơng nắm được kiến thức cơ bản của tác phẩm sử thi đã giảm nhiều so với cách
dạy truyền thống. Đồng thời đối với người dạy thì đây cũng là hướng đi mới tích
cực và phù hợp đúng đặc trưng thể loại sử thi và đặc điểm của văn hóa dân gian.
- Kết quả cụ thể:
Qua việc phát phiếu khảo sát ở lớp 10A2, 10A4, 10A5, 10A6 ở trường
THPT nơi tôi đang công tác năm học 2020- 2021 (sau khi áp dụng đề tài ở hai
lớp 10A2, 10A4), tôi đã tổng hợp được kết quả như sau:
Kết quả tổng hợp

Lớp 10A2

Lớp 10A4

skkn

Lớp 10A5

Lớp 10A6

17



Số
lượn
g
Số HS không nắm

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

Số

Tỉ lệ

%

lượng

%

lượng

%


lượng

%

3/38

7,9% 3/40 7,5% 10/35 28,6%

8/33

24,2%

2/38

5,3% 2/40

5%

10/35 28,6%

8/33

24,2%

3/38

7,9% 2/40

5%


12/35 34,3% 10/33

30.3%

3/38

7,9% 2/40

5%

10/35 28,6% 10/33

30.3%

được kiến thức cơ
bản về thể loại sử
thi.
Số HS không nắm
được kiến thức cơ
bản về tác phẩm
(ND và NT).
Số HS không nắm
được các yếu tố
ngồi văn bản.
Số HS khơng có
hứng thú học các
trích đoạn sử thi.
* Phân tích kết quả khảo sát
Qua kết quả khảo sát cụ thể, tôi rút ra một số nhận xét sau: học sinh đã có

sự chuyển biến tốt hơn trong tiếp nhận các trích đoạn sử thi trong chương trình.
Số lượng học sinh nắm được kiến thức cơ bản về thể loại sử thi, nắm được các
yếu tố nội nội dung, nghệ thuật văn bản và các yếu tố ngoài văn bản đã tăng lên
đáng kể. Học sinh có hứng thú đọc và tiếp nhận các trích đoạn sử thi. Đó là một
dấu hiệu đáng mừng cho bản thân tôi – người đang trực tiếp thực hiện đề tài,
cũng như cho tất cả giáo viên THPT trong sự nghiệp giáo dục của mình
3. PHẦN KẾT LUẬN

skkn

18


1. Kết luận:
Đề tài được ứng dụng trong giảng dạy tác phẩm và đoạn trích sử thi cho
học sinh lớp 10 của trường THPT nơi tôi đang công tác năm học 2020- 2021.
Nhìn chung khi ứng dụng đề tài này để dạy các trích đoạn sử thi, giáo viên tiến
hành một cách dễ dàng, đúng phương pháp, đặc trưng thể loại, phát huy được
tính tích cực, tích hợp trong học tập của học sinh. Về phía học sinh sau khi áp
dụng, đề tài này đã tạo ra được sự hứng thú của học sinh khi đọc và tiếp nhận
văn bản sử thi. Đồng thời đối với người dạy thì đây cũng là hướng đi mới tích
cực và phù hợp đúng đặc trưng thể loại sử thi và đặc điểm của văn hóa dân gian.
2. Đề xuất:
Với ý nghĩa, vai trị và tầm quan trọng của hoạt động khởi động trong giờ đọc
hiểu Ngữ văn ở nhà trường Trung học phổ thông, người viết mong muốn mỗi
giáo viên ý thức rõ ràng và sâu sắc hơn nữa đối với hoạt động này, tăng cường
đầu tư và thực hiện làm cho giờ đọc-hiểu thêm sinh động và kích thích tối đa
nhu cầu khám
phá tri thức của học sinh; tạo tiền đề, bàn đẩy cho các hoạt động trọng tâm tiếp
theo của bài học.

Xin trân trọng cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

Nghi Sơn , ngày 10 tháng 5 năm 2022

ĐƠN VỊ

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.

Trần Thị Duyên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

skkn

19


1. La Cơn (1963), “Ơđixê - bài ca cuộc sống mới”, Nghiên cứu Văn học, (5).
2. Chu Xuân Diên (1963), “Tìm hiểu giá trị bài ca chàng Đam Săn”, Tạp chí
Nghiên cứu Văn học, (3).
3. Cao Huy Đỉnh (1974), Có một nguồn huyền thoại và sử thi anh hùng Việt cổ,
Báo Thống Nhất, ngày 23 tháng 3 năm 1974.
4. Nguyễn Văn Đường (2008), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, Tập 1, Nxb Hà Nội.
5. Nhiều tác giả (1975), Trường ca Tây Nguyên, Nxb Giáo dục.
6. Nhiều tác giả (1998), Sử thi Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Bính Hà (tuyển chọn và giới thiệu, 2006), Văn học dân gian
Việt Nam - Tác phẩm dùng trong nhà trường, Nxb Thanh niên.

8. Nguyễn Văn Hoàn (chủ biên, 1988), Đam Săn - Sử thi Ê đê, Nxb Khoa học
xã hội. Hà Nội.
9. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác
phẩm văn chương, Nxb Giáo dục.
10. Phan Thị Mến (dịch 1997), Iliát và Ôđixê, Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa, Nxb Văn hóa Thơng tin.
12. Phan Đăng Nhật (1991), Sử thi Ê đê, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

skkn

20



×