Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

(Luận văn thạc sĩ hcmute) giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội ở huyện hồng ngự, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.54 MB, 136 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN CÒ

GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở HUYỆN
HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410

SKC 0 0 6 6 1 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2020

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN CÒ

GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở HUYỆN
HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP



NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2020

1

Luan van


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ VĂN CÒ

GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VỚI ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở HUYỆN HỒNG
NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410
MÃ SỐ: 1921404

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS: TRẦN TRUNG TÍN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5/2020
2


Luan van


QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI

i

Luan van


ii

Luan van


iii

Luan van


iv

Luan van


v

Luan van



vi

Luan van


vii

Luan van


LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: Lê Văn Cị

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20/01/1975

Nơi sinh: Đồng Tháp

Quê quán: Huyện Hồng Ngự, Tỉnh Đồng Tháp

Dân tộc: Kinh

Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: Số 450/16, ấp Phú Thạnh B, Phú
Thuận A, Hồng Ngự, Đồng Tháp.
Điện thoại di động: 0964.460.777
E-mail:
II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
Đại học:

Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ: 1996 đến 2000
Nơi học: Trường Sĩ Quan Lục Quân 2.
Ngành học: Binh Chủng Hợp Thành
Ngày thi tốt nghiệp: Ngày 04, 05 tháng 6 năm 2000
Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy
Thời gian đào tạo từ 5/2019 đến 10/2020
Nơi học (trường, thành phố): Trường Đại học sư phạm kỹ thuật
TP.HCM
Ngành học: Quản lý kinh tế
Tên luận văn: Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp.
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 09/5/2020
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Trung Tín

viii

Luan van


III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC

Thời gian
Từ tháng 12
năm 2019 đến
nay

Nơi công tác

Trung đoàn 320 - Bộ Chỉ Huy
Quân Sự tỉnh Đồng Tháp

ix

Luan van

Cơng việc đảm nhiệm
Trung đồn trưởng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn “Giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng
Tháp” là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, chưa từng được sử
dụng để bảo vệ một học vị nào. Các số liệu và kết quả sử dụng trong bài Luận
văn là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Lê Văn Cò

x

Luan van


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu cùng Quý thầy cô đã tạo mọi điều
kiện và truyền đạt nhiều kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học lớp
Cao học Quản lý kinh tế tại Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí

Minh.
Hơn hết, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần
Trung Tín người đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình, động viên tơi trong suốt q trình
nghiên cứu thực hiện Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân, Hội Đồng Nhân
Dân và các ban, ngành của huyện Hồng Ngự đã hỗ trợ tài liệu và cung cấp thơng tin
để giúp tơi hồn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tình yêu thương của những người
thân và gia đình, đây là động lực to lớn đối với tơi trong suốt thời gian nghiên cứu
Luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

xi

Luan van


TÓM TẮT
Đề tài: “Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm
bảo an sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện với
mục tiêu nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội; Đồng thời phân tích, đánh giá
thực trạng về vấn đề giải quyết mối quan hệ này ở huyện Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp thời gian qua; từ đó xác định những nhân tố ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế trong giải quyết mối quan hệ trên.
Kết quả nghiên cứu xác định được các nhân tố tác động đến tăng
trưởng kinh tế trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm
bảo an sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp như: vốn, con người,
kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước,
còn nhiều tồn tại và bất cập, tỷ lệ thất nghiệp cao, thực hiện chính sách

BHYT, BHXH chưa đạt được như kỳ vọng, cơng tác giảm nghèo cịn thiếu
bền vững,…
Thơng qua kết quả nghiên cứu, luận văn đã đề xuất 6 giải pháp để giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội ở
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.

xii

Luan van


ABSTRACT
The research entitled “Solving the Relationship between the
Economic Growth and Social Security in Hong Ngu District, Dong Thap
Province” aims to investigate the theoretical and practical issues on dealing
with the relationship between the economic growth and social security as well
as to analyze and evaluate the reality of solving this relationship in Hong Ngu
District, Dong Thap Province recently. The researcher can thereby determine
the factors affecting the economic growth in addressing the above
relationship.
The findings of the research indicate that the factors affecting the
economic growth in dealing with the relationship between the economic
growth and social security in Hong Ngu District, Dong Thap Province
including capital, human resource, techniques and technology, economic
structure, political institutions and state management still have many
limitations and shortcomings. For example, the unemployment rate is still
high. Besides, the implementations of health and social insurance have not
achieved as expected. Moreover, the poverty reduction still lacks
sustainability and so on.
Based on the research results, the researcher suggests six solutions to

solve the relationship between the economic growth and social security in
Hong Ngu District, Dong Thap Province in the near future.

xiii

Luan van


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

An sinh xã hội

ASXH

Bảo hiểm thất nghiệp

BHTN

Bảo hiểm xã hội

BHXH

Bảo hiểm y tế

BHYT


Cải cách hành chính

CCHC

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Hợp tác xã

HTX

Khoa học - công nghệ

KH-CN

Kinh tế - xã hội

KT-XH

Phát triển kinh tế

PTKT

Thủ tục hành chính

TTHC

Tăng trưởng kinh tế


TTKT

Sản xuất - kinh doanh

SX-KD

Uỷ ban nhân dân

UBND

Ưu đãi xã hội

ƯĐXH

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

xiv

Luan van


MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ............................................................................... i
LÝ LỊCH KHOA HỌC ...................................................................................... viii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. x
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... xi
TÓM TẮT ............................................................................................................ xii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... xiv
MỤC LỤC............................................................................................................ xv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VỚI ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI Ở HUYỆN HỒNG
NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP .................................................................................. 10
1.1 Những vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
đảm bảo an sinh xã hội. ....................................................................................... 10
1.1.1 Quan niệm, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế........... 10
1.1.2 Quan niệm về an sinh xã hội và đảm bảo an sinh xã hội................................ 15
1.1.3 Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với an sinh xã hội ............................... 21
1.2 Quan niệm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh
Đồng Tháp ........................................................................................................... 25
1.2.1 Quan niệm về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an
sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp .................................................... 25
1.2.2 Nội dung giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh
xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ........................................................... 26
xv

Luan van


1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo đảm an sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ................................. 29
Chương 2 THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH
TẾ VỚI AN SINH XÃ HỘI HUYỆN HỒNG NGỰ, TỈNH ĐỒNG THÁP ....... 35
2.1 Thành tựu và hạn chế giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
bảm đảm an sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp .......................... 35
2.1.1 Thành tựu giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an

sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp .................................................... 35
2.1.2 Hạn chế trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an
sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp .................................................... 44
2.2 Nguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần tập trung xử lý để
giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội ở
huyện Hồng Ngự trong thời gian tới ................................................................... 46
2.2.1 Nguyên nhân của thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế
với bảo đảm an sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự thời gian qua ................................ 46
2.2.2 Những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết mối quan hệ giữa TTKT với bảo
đảm ASXH trong thời gian tới ............................................................................... 53
Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT MỐI QUAN HỆ
GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI Ở
HUYỆN HỒNG NGỰ TỈNH ĐỒNG THÁP THỜI GIAN TỚI ........................ 56
3.1 Quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an
sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp thời gian tới........................... 56
3.1.1 Giải quyết mối quan hệ giữa TTKT với đảm bảo ASXH phải được thực hiện
ngay trong từng kế hoạch, chương trình phát triển KT-XH với bước đi phù hợp với
kinh tế địa phương ................................................................................................. 56
3.1.2 Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội
phải hướng tới sự phát triển bền vững.................................................................... 59

xvi

Luan van


3.1.3 Giải quyết mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội phải
dựa trên sức manh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân ......................... 61
3.2 Giải pháp giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an
sinh xã hội ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp thời gian tới........................... 63

3.2.1 Định hướng phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực chủ yếu thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ............................................................... 63
3.2.2 Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội là điều kiện để tăng trưởng kinh tế bền
vững ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ............................................................. 74
3.2.3 Đảm bảo an sinh xã hội, thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng
sản xuất - kinh doanh ............................................................................................. 77
3.2.4 Đa dạng hóa nguồn lực tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo
an sinh xã hội ........................................................................................................ 78
3.2.5 Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế và an sinh xã
hội trên địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp ................................................ 80
3.2.6 Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về yêu
cầu giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội ... 83
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................................ 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 89
PHỤ LỤC 01 ..................................................................................................................................................... 93
PHỤ LỤC 02 ..................................................................................................................................................... 96
PHỤ LỤC 03 ..................................................................................................................................................... 97
PHỤ LỤC 04 ..................................................................................................................................................... 99
PHỤ LỤC 05 ...................................................................................................................................................103

xvii

Luan van


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, TTKT của Việt Nam luôn nằm ở mức khá cao của khu
vực cũng như thế giới. TTKT cũng đặt ra các thách thức lớn trong việc đảm bảo ASXH,
và giải quyết các vấn đề xã hội đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Đại hội Đảng lần

thứ X đã chỉ ra rằng: “Lý luận chưa giải quyết được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặt biệt trong việc giải quyết các mối quan hệ
giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa TTKT và thực tiễn công bằng xã
hội”. Đến Đại hội XII, Đảng ta nhấn mạnh: “Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ, linh hoạt để phát huy mạnh
mẽ và có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế, nâng
cao đời sống nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đơi với xố đói, giảm nghèo,
tăng cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng
bằng, văn minh”.
Như vậy, có thể thấy rằng, vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa TTKT với
đảm bảo ASXH trong điều kiện hội nhập phát triển kinh tế thị trường hiện nay được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Thực tiễn đang cho thấy, những vấn đề không đơn giản đã nảy sinh giữa
TTKT và ASXH như chênh lệch mức sống giữa người giàu và người nghèo càng lớn,
nạn thất nghiệp, tệ nạn xã hội...
Nói một cách khác, chúng ta đang xây dựng nền kinh tế theo cơ chế thị
trường việc giải quyết mối quan hệ giữa TTKT với đảm bảo ASXH thường xuyên
được đặt ra, sao cho mỗi bước đi lên của kinh tế thì vấn đề an sinh cho mọi thành
viên của xã hội ngày càng được đảm bảo.
Mấy năm qua, kinh tế của huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát
triển và duy trì ở mức khá. GDP bình qn đạt 10,3%/năm, trong đó tăng trưởng
bình quân khu vực I: 6,2%, khu vực II: 14,9%, khu vực III: 16,5%, giá trị GDP năm

1

Luan van


2015 đạt 3.222 tỷ đồng, gấp 1,8 lần so năm 2010, GDP bình qn đầu người đạt 890
USD.

Cơng tác đảm bảo ASXH luôn được quan tâm: Đào tạo nghề cho lao động
nông thôn từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả; tỷ lệ lao động đào tạo đạt
Công tác đảm bảo ASXH luôn được quan tâm: Đào tạo nghề cho lao động nông
thôn từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả; tỷ lệ lao động đào tạo đạt 50%,
tăng 12% so với năm 2010; trong đó đào tạo nghề là 40%, tăng 12% so với năm
2010. Công tác giảm nghèo được chú trọng, đã giúp cho 5.611 hộ thốt nghèo, giảm
hộ nghèo tồn Huyện cịn 2.376 hộ, chiếm tỷ lệ 6,5%, bình qn giảm 2,8%/năm;
Cơng tác chăm lo đối tượng chính sách, gia đình có cơng cách mạng và đối tượng
thuộc diện bảo trợ xã hội được quan tâm hơn.
Mặc dù vậy, vẫn thấy sự TTKT của huyện Hồng Ngự chưa thực bền vững,
đang mâu thuẫn với yêu cầu làm nền tảng vật chất cho đảm bảo ASXH ở huyện Hồng
Ngự; người dân Hồng Ngự vẫn chưa thực sự coi trọng việc đảm bảo ASXH ngay
trong từng giai đoạn PTKT; kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT chưa đạt
được như kỳ vọng; cơng tác giảm nghèo cịn thiếu bền vững...
Thực tiễn của sự TTKT huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đang đặt ra các
vấn đề cấp bách cần phải giải quyết trong mối quan hệ giữa TTKT với đảm bảo
ASXH hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Giải quyết mối quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội huyện Hồng Ngự tỉnh Đồng
Tháp”, làm luận văn tốt nghiệp Cao học, chuyên ngành Quản lý kinh tế.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa TTKT với
đảm bảo ASXH huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp thời gian qua, từ đó đưa ra các
giải pháp khả thi nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa TTKT với đảm bảo ASXH
huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
2


Luan van


- Luận giải, hệ thống hóa cơ sở lý luận về TTKT với đảm bảo ASXH, mối
quan hệ giữa TTKT với đảm bảo ASXH, và các vấn đề có thể xảy ra trong mối
quan hệ đó.
- Phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa TTKT với đảm
bảo ASXH huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, rút ra các vấn đề cần giải quyết.
- Đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa TTKT với đảm
bảo ASXH ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa TTKT với đảm bảo ASXH đã được
nhiều tác giả quan tâm đề cập, nghiên cứu:
* Các cơng trình nghiên cứu về ASXH
Mai Ngọc Anh (2009), “An sinh xã hội đối với nông dân trong điều kiện kinh
tế thị trường ở Việt Nam” [5]. Tác giả luận án làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn
của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân trong điều kiện
kinh tế thị trường; tổng kết kinh nghiệm xây dựng và hồn thiện hệ thống ASXH
đối với nơng dân một số nước trên thế giới; đánh giá thực trạng hệ thống ASXH ở
nước ta thời gian qua, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế của hệ thống ASXH hiện
hành đối với giai cấp nông dân Việt Nam; đồng thời đưa ra những khuyến nghị, giải
pháp hoàn thiện hệ thống ASXH đối với nông dân nước ta trong điều kiện kinh tế
thị trường thời gian tới.
Phạm Xuân Nam (2012), “An sinh xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”
[9]. Tác giả bài báo phân tích cấu trúc ASXH ở Việt Nam, những thành tựu, hạn chế
của hệ thống ASXH hiện hành và việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam sau
25 năm đổi mới; trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những vấn đề cần phải hoàn thiện
chính sách ASXH trong thời gian tiếp theo. Đáng chú ý là trong bài báo này, tác giả
đã làm rõ quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong xây dựng và thực

hiện các chính sách ASXH, xem đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc
đổi mới. Tác giả bài báo làm rõ điểm đặc thù trong cấu trúc ASXH của Việt Nam là
có thêm trụ cột “ưu đãi người có cơng”, ngồi các trụ cột khác: BHXH, BHYT,
3

Luan van


BHTN, trợ giúp xã hội.
Vũ Văn Phúc (2012), “An sinh xã hội ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” [10]. Đây là bài báo tổng thuật lại kết quả Hội thảo khoa học - thực
tiễn “ASXH ở nước ta: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do Tạp chí Cộng sản chủ
trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương để chuẩn bị cho Hội nghị
lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI. Tác giả bài báo đã nêu khái quát
những vấn đề về nội hàm của phạm trù ASXH, cấu trúc của phạm trù này, những
thành tựu, hạn chế của việc đảm bảo ASXH ở nước ta sau 25 năm đổi mới, những
quan điểm, mục tiêu yêu cầu và một số giải pháp trọng tâm hoàn thiện hệ thống
ASXH ở nước ta trong thời gian tới.
Mai Ngọc Cường (2013), “An sinh xã hội hướng tới năm 2020” [13]. Trong
tác phẩm này, tác giả dự báo những yếu tố khách quan và chủ quan chi phối việc
xây dựng và thực hiện chính sách ASXH của Việt Nam tới năm 2020; trên cơ sở đó,
tác giả đưa ra những giải pháp và mơ hình đảm bảo ASXH của Việt Nam đến năm
2020; trong đó đáng chú ý là tác giả nhấn mạnh đến vai trò tự an sinh của người dân
kết hợp với những chính sách của Nhà nước, thơng qua tham gia các hình thức bảo
hiểm khác nhau theo nguyên tắc tự nguyện (bên cạnh những hình thức bảo hiểm bắt
buộc).
Lê Quốc Lý (2013), “Chính sách Xóa đói, giảm nghèo - Thực trạng và giải
pháp” [11]. Cuốn sách đã đánh giá một cách tổng quát về thực trạng đói nghèo ở
Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước ta về

xóa đói, giảm nghèo; các chương trình xóa đói, giảm nghèo điển hình; đánh giá
tổng qt việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam giai đoạn
2001-2010; nêu ra những định hướng, mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cùng những cơ
chế, giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách xóa đói, giảm nghèo ở Việt
Nam thời gian tới.
Hồng Chí Bảo (2014), “An sinh xã hội với ổn định và phát triển bền vững ở
Việt Nam” [14]. Tác giả cuốn sách đã phân tích mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa

4

Luan van


thực hiện ASXH với sự ổn định và phát triển bền vững ở nước ta hiện nay; phân
tích sự tác động qua lại giữa công tác ASXH và sự ổn định, phát triển bền vững của
đất nước, trên cơ sở đó tác giả bài viết cũng đã đưa ra những khuyến nghị mang tính
giải pháp góp phần gắn kết hệ thống chính sách ASXH với sự phát triển ổn định và
bền vững của đất nước thời gian tới.
Viện Khoa học Lao động và Xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội (2014), “Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020” [15].
Cuốn sách đã luận giải tương đối sâu sắc cơ sở lý luận, thực tiễn, nội dung và những
chính sách chủ yếu; đồng thời đánh giá tổng quát thực trạng hệ thống ASXH ở nước
ta thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề ra những mục tiêu cụ thể cả trước mắt và lâu dài,
chỉ rõ những định hướng chính sách phát triển ASXH ở Việt Nam thời gian tới.
Đông Thị Hồng (2015), “Đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn thành phố Hà
Nội” [20]. Tác giả dẫn Từ điển Tiếng Việt để khẳng định luận án sử dụng từ “Đảm
bảo” và “Bảo đảm” là một; trên cơ sở đó, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ
sở lý luận về đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: khái niệm,
đặc điểm, mối quan hệ và điều kiện đảm bảo ASXH trên địa bàn cấp Thành phố;
tìm hiểu kinh nghiệm đảm bảo ASXH của một số nước trên thế giới và địa phương

của Việt Nam, từ đó rút ra bài học về đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố Hà
Nội. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo ASXH trên địa bàn thành
phố Hà Nội, bao gồm: kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân; trên cơ sở đó, tác
giả luận án đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đảm bảo tốt
ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới, trong đó có giải pháp về
kết hợp TTKT với đảm bảo ASXH trên địa bàn thành phố Hà Nội. Vấn đề giải
quyết mối quan hệ giữa TTKT với đảm bảo ASXH chỉ là một giải pháp của luận án,
không phải là đối tượng nghiên cứu của luận án; hơn nữa, phạm vi của luận án là
địa bàn cấp Thành phố nói chung, khơng đi vào một địa phương cụ thể nào của
thành phố Hà Nội.
* Các cơng trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTKT với đảm bảo ASXH
Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (2010), “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công
bằng xã hội ở Việt Nam” [6]. Cuốn sách đã làm rõ khái niệm về TTKT và tiến bộ
5

Luan van


×