Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Dạy nghệ thuật trong trường phổ thông: Chỉ làm cho có pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.89 KB, 1 trang )

Dạy nghệ thuật trong trường phổ
thông: Chỉ làm cho có


Học “chay”
Phần lớn các trường không có phòng học nhạc đúng nghĩa nên
việc dạy nhạc cũng như “cưỡi ngựa xem hoa”.
Các giáo viên (GV) thường phải tự mang đàn organ đến lớp, mất
5 phút di chuyển, cộng thêm 5 phút trả bài, tiết học chính thức
chỉ còn 30 thay vì 45 phút như quy định. Trong thời lượng ít ỏi
đó, GV phải dạy trung bình 3 phân môn: tập bài hát mới, đọc nốt
nhạc, âm nhạc thường thức. Nhiều khi trễ giờ, GV đành đọc qua
loa nốt nhạc, HS nào có năng khiếu thì nhớ được, còn không thì
hát theo cho xong. Học về nhạc sĩ Mozart nhưng HS không thể
thưởng thức được nhạc của ông.
Với kinh nghiệm gần 20 năm trong nghề, nhạc sĩ Trịnh Vĩnh
Thành - hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, GV âm nhạc Trường
THCS Lê Văn Sỹ (Q.3, TP.HCM) - thẳng thắn chia sẻ: “Nguyên
nhân chính là do hầu hết các trường đều không có phòng chức
năng nên các em không tự cảm nhận âm nhạc qua ngón đàn của
mình được”. Nhạc sĩ dẫn chứng: “Theo giáo trình lớp 9, các em
phải học môn dịch giọng (ví dụ từ đô trưởng sang sol trưởng),
nếu có đàn để thực tập, HS sẽ cảm nhận sự khác nhau giữa khóa
sol bình thường với khóa sol một dấu thăng.

×