Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.05 KB, 2 trang )
Văn hóa trong giao tiếp của học sinh,
sinh viên
Nếu ai đó có dịp đến các quán cà phê gần trường ĐH, CĐ hay
THPT thì sẽ bắt gặp một lượng khách không nhỏ là học sinh,
sinh viên tan học hay… trốn tiết vào đó ngồi tán gẫu. Và ở đây,
chúng ta sẽ thấy văn hóa lời nói của các cô cậu học sinh, sinh
viên ứng xử ra sao?
Vừa qua, tôi cùng đồng nghiệp vào một quán cà phê trên đường
Kha Vạn Cân (Thủ Đức), gần một trường ĐH, không phải với
mục đích đi uống để tán gẫu mà do trời mưa nên ghé vào. Vừa
bước vào, chúng tôi thấy rất đông sinh viên đang ngồi nói
chuyện rôm rả và trong mỗi câu nói của các bạn đều có đệm một
từ thông dụng của giới trẻ: Đ.M! Và cứ như thế huyên thuyên từ
em này đến em khác mà chẳng màng đến sự khó chịu của nhiều
người lớn tuổi hơn. Chúng tôi không tưởng tượng nổi vì đây là
sinh viên, ấy vậy mà khi giao tiếp ứng xử các em lại chẳng có
một chút văn hóa nào! Đây là một thực tế đáng buồn trong giới
trẻ hiện nay. Trách nhiệm này thuộc về ai? Và biện pháp giải
quyết tình hình này như thế nào?
Thiết nghĩ, các trường ĐH, CĐ hay THPT cần nêu cao ý thức
cho học sinh, sinh viên.Không quá khó để có thể… kéo các em
nói lời hay ý đẹp, làm việc tốt bằng những chương trình hành
động thiết thực, bổ ích cho chính bản thân các em và lan tỏa đến
cộng đồng. Vì vậy, theo chúng tôi, nhà trường cần đưa ra những
chương trình như tọa đàm, sân chơi, tiểu phẩm… để học sinh,
sinh viên luôn có ý thức về văn hóa trong lời nói giao tiếp hàng
ngày. Cần thiết hơn, nhà trường có thể mời những nhà tâm lý
học, các nhà giáo dục có uy tín đến trường trò chuyện, trao đổi
với học sinh, sinh viên để các em có thể hiểu rõ được lối ứng xử
bằng lời nói không tốt, hành vi không đẹp sẽ ảnh hưởng như thế