Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Đầu tư trực tiếp của việt nam vào campuchia giai đoạn 2011 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.81 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM VÀO
CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2011-2014 ................................................................3
1.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI CAMPUCHIA................ 3
1.1.1.

Về điều kiện tự nhiên................................................................................... 3

1.1.2.

Về môi trường kinh tế ..................................................................................5

1.1.2.1. Cơ sở hạ tầng của Campuchia: ....................................................................5
1.1.2.2. Môi trường vĩ mơ của Campuchia: ..............................................................6
1.1.3.

Mơi trường văn hóa xã hội: .........................................................................7

1.1.4.

Mơi trường pháp lý.......................................................................................8



1.1.4.1. Về hệ thống chính trị và luật pháp:.............................................................. 8
1.1.4.2. Môi trường luật pháp tại của Campcuchia: ..................................................8
1.1.4.3. Các quy định về thuế đối với dự án FDI tại Campuchia: ...........................10
1.1.5.

Các lĩnh vực thu hút đầu tư tại Campuchia ................................................10

1.1.5.1. Vận tải: ......................................................................................................10
1.1.5.2. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: ...................................................................11
1.1.6.

Các chính sách đầu tư của việt nam và campuchia trong những năm qua . 12

1.1.6.1. Chính sách thu hút đầu tư của Campuchia .................................................12
1.1.6.2. Chính sách đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam .........................................13
1.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM
VÀO CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2011-2014 ....................................................17
1.2.1.

Quy mô đầu tư của Việt Nam sang Campuchia .........................................17

1.2.1.1. Tình hình chung .........................................................................................17

SV: Som Chandara

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

1.2.1.2. Quy mô và một số dự án lớn đầu tư của Việt Nam tại Campuchia trong thời
gian qua:…………................................................................................................. 19
1.2.2.

FDI của Việt Nam phân theo ngành ..........................................................25

1.2.2.1. Ngành nông nghiệp ....................................................................................26
1.2.2.2. Ngành công nghiệp ....................................................................................27
1.2.2.3. Ngành dịch vụ ...........................................................................................29
1.2.3.

FDI của Việt Nam phân theo các dự án..................................................... 31

1.2.3.1. Về số lượng dự án ......................................................................................31
1.2.3.2. Về số vốn đăng ký của các hình thức .........................................................32
1.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM
VÀO CAMPUCHIA .............................................................................................33
1.3.1.

Những kết quả đạt được .............................................................................33

1.3.2.

Tạo ra khối lượng công ăn việc làm lớn ....................................................33

1.3.2.2. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề ...............................................34
1.3.2.3. Nguồn vốn hỗ trợ cho phát triển kinh tế ....................................................34

1.3.3.

Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................35

1.3.3.1. Hạn chế trong quá trình thu hút FDI của Việt Nam vào Campuchia .........35
1.3.3.2. Nguyên nhân.............................................................................................. 37
CHƯƠNG II QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
THU HÚT VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT
NAM VÀO CAMPUCHIA CHO ĐẾN NĂM 2020............................................ 39
2.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH PHỦ CAMPUCHIA
TRONG QUÁ TRÌNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM VÀO
CAMPUCHIA ………................................................................................................39
2.1.1. Quan điểm của nhà nước Campuchia về đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào
Campuchia ……………………........................................................................................39
2.1.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia ............41
2.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
CỦA VIỆT NAM VÀO CAMPUCHIA .................................................................42

SV: Som Chandara

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

2.2.1. Các giải pháp chung chủ yếu để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Campuchia ……………….............................................................................................42
2.2.1.1. Xây dựng chiến lược thu hút FDI tại Campuchia ....................................43

2.2.1.2. Hoàn thiện luật đầu tư và các văn bản dưới luật, xây dựng hệ thống luật
đầy đủ và đồng bộ…………....................................................................................45
2.2.1.3. Xây dựng bộ máy nhà nước các cấp quản lý đầu tư nước ngoài mạnh về
mọi mặt ………………………….......................................................................................46
2.2.1.4. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Campuchia ……………….............................................................................................47
2.2.1.5. Tăng cường, phát triển kết cấu hạ tầng và giữ vững ổn định chính trị-xã
hội…………………...........................................................................................................47
2.2.1.6. Đẩy mạnh việc thực hiện chiến lược kinh tế mở, phát trển kinh tế thị
trường và thiết lập thị trường đồng bộ.................................................................... 49
2.2.2. Các giải pháp riêng đối với doanh nghiệp Việt Nam ...................................49
2.2.2.1. Tăng cường mối quan hệ đặc biệt Campuchia-Việt Nam ........................49
2.2.2.2. Xây dựng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đặc biệt đối với Việt Nam .........50
2.2.2.3. Tăng cường tổ chức công tác xúc tiến đầu tư giữa hai nước ....................52
2.2.2.4. Một số giải pháp khác ..............................................................................53
KẾT LUẬN ...........................................................................................................54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................56

SV: Som Chandara

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng chuyên đề này là cơng trình nghiên cứu của tơi, dưới sự
hướng dẫn của PGS TS. Nguyễn Bạch Nguyệt. Các nội dung nghiên cứu và kết

quả trong chuyên đề này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất cứ
cơng trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng, biểu đồ, thơng
tin được thu thập có ghi rõ nguồn trích dẫn, được tác giả trực tiếp tìm hiểu trong q
trình nghiên cứu chun đề.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
trước Hội đồng, cũng như kết quả chuyên đề của mình.

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Som Chandara

SV: Som Chandara

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên PGS TS.
Nguyễn Bạch Nguyệt người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác giả
trong quá trình thực hiện chuyên đề này, cùng các thầy cô giáo trường Đại học Kinh
tế Quốc dân những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tác giả trong khóa học
vừa qua.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc, các cô chú, anh chị cán bộ
tại Cục Đầu tư nước ngoài và các phòng ban khác của Viện Nghiên Cứu Quản Lý
Kinh Tế Trung Ương đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả có thể hồn

thành tốt chun đề này theo đúng quy định.
Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2015
Tác giả

Som Chandara

SV: Som Chandara

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

CHỮ CÁI VIẾT TẮT
FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

TNC

Trans National Corporations

Công ty xuyên quốc gia

ADB


Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

BOT

Built-Operate-Transfer

Xay dựng-Kinh doanh-Chuyển giao

QIP

Qualified Institutional

Dự án Đầu tư chất lượng

Placement
ASEAN

Association of South-East

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

Asian Nation
GSP

Generalized System of

Sự ưu đãi về thế quan


Preferences
MFN

Most Favored Nation

Đãi ngộ tối huệ quốc

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ĐTRNN

Đầu tư ra nước ngoài

BCC

Business Cooperation contact

SV: Som Chandara

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt


DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1: Số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Campuchia giai đoạn từ
2011-2014

...........................................................................................................18

Đồ thị 2.1: Số dự án đầu tư trực tiếp của Việt Nam sang Campuchia giai đoạn từ
2011-2014

...........................................................................................................18

Bảng 2.2 : Quy mô một số dự án đầu tư lớn sang Campuchia giai đoạn 2011-2014
19
Bảng 2.3: Tổng số vốn đầu tư đăng ký của Việt Nam sang Campuchia giai đoạn từ
2011-2014

...........................................................................................................23

Bảng 2.4: Tổng số vốn thực hiện của Việt Nam sang Campuchia giai đoạn từ 20112014…………….....................................................................................................23
Bảng 2.5: Vốn FDI đăng ký của Việt Nam sang Campuchia phân theo ngành giai
đoạn 2011-2014.......................................................................................................25
Bảng 2.6: Vốn FDI đăng ký của Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp của
Campuchia giai đoạn 2011-2014.............................................................................28
Bảng 2.7: Vốn FDI đăng ký của Việt Nam vào lĩnh vực dịch vụ của Campuchia giai
đoạn 2011-2014.......................................................................................................29
Đồ thị 2.2: Số lượng các dự án đầu tư theo hình thức..............................................31

SV: Som Chandara

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một xu thế trong quan hệ kinh tế thế giới bắt
đầu từ nửa cuối thế kỷ XX và bước tiếp sang thế kỷ XXI. Việc doanh nghiệp từ
quốc gia này mang vốn và công nghệ sang nước khác đầu tư, nhằm mục tiêu mở
rộng sản xuất và tăng thu lợi nhuận đã trở thành phổ biến khắp tồn cầu. Dịng vốn
này tác động tích cực cả đối với nhà đầu tư (nước đầu tư) và cả đối với nước tiếp
nhận đầu tư. Chính vì nó có lợi đối với cả hai phía như vậy, nên đa số các nước hiện
nay, đều có xu hướng, một mặt tích cực kêu gọi đầu tư nước ngồi vào trong nước,
mặt khác lại khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm các thị trường
mới ở nước ngoài. Ở Việt Nam, từ lâu, người ta đã biết đến ảnh hưởng của vốn đầu
tư nước ngoài đối với việc tăng trưởng nền kinh tế, và do vậy, đã có rất nhiều
nghiên cứu đưa ra các biện pháp để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngồi vào Việt Nam. Tuy nhiên, dịng vốn đầu tư ra nước ngồi của doanh nghiệp
Việt Nam để tìm kiếm lợi nhuận thì chỉ mới được quan tâm đến trong một vài năm
gần đây. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
hầu như vẫn cịn mang tính manh mún, tự phát. Trong tương lai, chắc chắn hoạt
động này sẽ phát triển. Do vậy, cần có định hướng của Nhà nước để tạo điều kiện
cho hoạt động này phát triển.
Campuchia là một trong những môi trường đầu tư thân thuộc và đem lại
nhiều cơ hội trong những năm gần đây. Kinh tế Campuchia phát triển khá ổn định
và là môi trường đầu tư hấp dẫn cho nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Đến năm 2008,
Việt Nam đã đầu tư một lượng vốn FDI không nhỏ tại Campuchia. Và mỗi năm
Việt Nam đầu tư vào Campuchia càng nhiều hơn.
Đề tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng trên, cần phải đánh giá tình hình

thực tế dựa trên cơ sở phân tích tác động của các yếu tố đến đầu tư trực tiếp tại
Campuchia. Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường thu hút và đâu tư tại Campuchia
một cách hiệu quả. Do đó, chuyên đề “Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào
Campuchia giai đoạn 2011-2020” được chọn để nghiên cứu.
Kết cấu của đề tài:
SV: Som Chandara

1

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục bảng biểu sơ đồ, tài liệu tham
khảo, phụ lục chuyên đề được trình bày trong hai chương:
Chương I: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia giai
đoạn 2011-2014
Chương II: Quản điểm, định hướng và những giải pháp tăng cường thu
hút và sử dụng hiệu quả đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào
Campuchia cho đến năm 2020

SV: Som Chandara

2

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM
VÀO CAMPUCHIA GIAI ĐOẠN 2011-2014
1.1. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI CAMPUCHIA
1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
 Về địa lý
Campuchia là quốc gia ở Đông Nam Á trên bán đảo Đông Dương có tổng diện
tích 181 035 km2, dân số xấp xỉ 15,20 triệu người, với tỉ lệ tăng dân số 1,70%/năm
( theo điều tra năm 2013). Có biên giới phái Tây-Bắc giáp Thái Lan, phía Bắc giáp
Lào, phía Đơng-Nam giáp Việt Nam, phía Tây-Nam là Vịnh Thái Lan, có vị trí nằm
giữa khu vực các nước ASEAN và 6 nước dọc sông Mekong (Trung Quốc,
Myanmar, Thái Lan, Lào Campuchia, Việt Nam). Phần lớn là người Khmer (95%).
Ngồi ra cịn có người Trung Quốc, Chăm, Việt Nam và khoảng 20 dân tộc ít người
khác. Ngơn ngữ chính thức tiếng Khmer. Tơn giáo: đạo phật. Thủ đô: Phnom Penh.
Tên nước: Vương Quốc Campuchia (The Kingdom Of Cambodia). Các tỉnh, thành
phố lớn: Bắt-Đom-Bong (Battambong), Kom-Pông-Chàm (Kompong Cham), Xi-HaNúc Vin (Sihanouk Ville), Xiêm Riệp (Seam Reap)…
Phần lớn là đồng bằng, ít núi. Phía Tây Nam là đồng bằng ven biển thoải, bờ
biển chia cắt yếu. Vung trung tâm là đồng bằng bồi tụ của sơng Mekong. Phía Tây
là dãy Kro Vanh (đỉnh núi Oral 1771 mét là núi cao nhất tại Campuchia). Đông Bắc
là núi Đơng Rek. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26-300C. Lượng
mưa trung bình năm 1300-1400mm, mùa khô 5-6 tháng, từ tháng 11 đến tháng 4 là
mùa khơ (nhiệt độ thấp nhất là 160C, có lúc nhiệt độ lên tới 400C), mùa mưa kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 10, vì vậy rất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây
cơng nghiệp nhiệt đới và hình thành một nền nơng nghiệp hàng hóa có giá trị cao
như cà phê, cao su, cọ đầu, gạo, gỗ… sông chính là Mekong. Biển hồ Tơn Lê Sap.

Rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá và xa van, sau khi rừng bị đốt để canh tác nông
nghiệp và đất bị bỏ hóa. Ven biển có rừng ngập mặn.

SV: Som Chandara

3

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

Campuchia là nước nông nghiệp. Trồng lúa, cao su, cây thuốc lá, đay, bông,
cây lấy dầu, hồ tiêu. Chăn nuôi: Trâu, bị, lợn, gia cầm. Đánh cá. Khái thác gỗ.
Cơng nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp, gia công kim loại, sản xuất giấy, nghề
thủ công. Mỏ ngọc ở Pailin. Giao thông 649 km đường sắt, 4.235 km đường quốc
lộ, 3.675 km đường nội tỉnh, 3.100 km đường liên xã. Cảng biển: Sihanuk Ville
(Kom Pông Som). Xuất khẩu cao su, gạo vật liệu, hóa chất, cơng nghiệp… Đơn vị
tiền tệ: Riel.
 Về dân số: Ở mức trung bình thấp trong khu vực về dân số, với hơn 15 triệu
(Năm 2013) dân số Campuchia có cơ cấu trẻ: gần 50% dân số ở độ tuổi dưới 25%.
Đây là một nguồn lực lao động khá lớn. Mức tiền lao động ở mức thấp so với các
nước khác cả trong khu vực và thế giới (chỉ số này chỉ bằng 1/1,18 của Indonesia,
1/1,23 của Trung Quốc, 1/1,49 của Ấn Độ, 1/1,64 của Ai Cập, bằng 1/34 của Pháp,
1/40 của Italy và chỉ bằng 1/65,7 của Nhật Bản). Tuy nhiên tiền lao động thấp nhưng
tiềm năng phát triển cao, đây là lợi thế. Với diện tích đất 181 035km 2 mật độ dân số
59 người/km2 , do đó diện tích đất chưa sử dụng vẫn cịn tương đối nhiều, cùng với
điều kiện khí hậu thuận lợi ít bị thiên tai bão lụt rất thuận lợi cho việc trồng cây công

nghiệp và nông nghiệp, đồng thời tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú mới được
khai thác ở mức thấp, cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước.
 Tài nguyên thiên nhiên: Cơ quan Dầu khí quốc gia Campuchia dưới sự
quản lý trực tiếp của Thủ tướng và Hội đồng bộ trưởng đã được thành lập từ năm
1998. Nhiệm vụ của cơ quan này là quản lý, hướng dẫn, tư vấn và điều phối các
hoạt động phù hợp với việc khai thác và phát triển dầu khí. Quyền khai thác dầu và
khí được đàm phán trên cơ sở từng dự án một.
Với tăng trưởng kinh tế nhanh, xe ôtô và xe gắn máy tăng mạnh. Do đó việc
tiêu thụ xăng mỗi năm tăng 10%. Tiêu thụ xăng trung bình hàng năm là 800.000
tấn. Hiện này xăng chủ yếu nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan và Singapore.
Ngồi ra, Campuchia có nguồn tài ngun phong phú như vàng, đá quý, phốt
pho, đá vôi (để làm xi măng và đa xây dựng), bơ-xít, đất xít, đất sét, cát/sỏi, đá
granite, đồng, kẽm… Hiện chính phủ Campuchia đang khuyến khích đầu tư nước
ngồi vào một số ngành tìm thăm dị và khai thác bơ-xít, vàng.

SV: Som Chandara

4

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

 Đất đai và xây dựng: Theo luật đầu tư về việc sử dụng đất, các nhà đầu tư
nước ngồi khơng được sở hữu đất ở Campuchia. Chính phủ Campuchia hạn chế sở
hữu đất cả đối với công dân Campuchia. Tuy nhiên người nước ngồi có thể th
đất tới 99 năm và có thể xin gia hạn. Trong tháng 7/2010, nhằm kích thước cho thị

trường bất động sản và ngành cơng nghiệp xây dựng phát triển trở lại sau thời gian
đóng bang và suy thối, mới đây, chính phủ Campuchia đã ban hành một nghị định
mới trong đó quy định người nước ngồi sống và làm việc tại Campuchia có quyền
sở hữu bất động sản như nhà ở đến 70% giá trị ngơi nhà (30% cịn lại là người
Campuchia).
Hiện chính phủ cũng đã cấp giấy chứng nhận sở hữu đất dưới hình thức giấy
xác nhận do Sở đất đai Campuchia cấp. Một hình thức chứng nhận khác là giấy phép
sở hữu đất tạm thời đối với các loại đất chưa sử dụng. Đất được chia 3 loại: Đất ở, đất
trồng trọt/nông nghiệp và đất tô nhượng. Trong ba loại này chỉ có đất ở là tư nhân có
quyền làm chủ, cịn đất trồng trọt, đất tơ nhượng chỉ có quyền sở hữu sử dụng.
1.1.2. Về môi trường kinh tế
1.1.2.1. Cơ sở hạ tầng của Campuchia:
Campuchia hiện này đang trong quá trình cải thiện hệ thống đường xá của
mình. Mạng lưới giao thơng đường bộ của Campuchia có 39000km (trong đó
4325km là đường quốc lộ, 3675km là đường nội tỉnh và 31000km là đường liên xã)
thì có khoảng 43,5% được trải nhựa hoặc bê tơng, 20,5% là đường đá, cịn lại là cấp
phối và đường đất. Hệ thống sân bay và hàng khơng cũng đang có cải cách phát
triển đáng chú ý. Campuchia có 10 sân bay, trong đó có 2 sân bay quốc tế đang hoạt
động rất tích cực. Trong thời gian gần đây chính phủ Campuchia đã hồn thiện nâng
cấp một số tuyến giao thông quan trọng đi Phnom Penh như quốc lộ số 4, quốc lộ số
2, quốc lộ số 6a, quốc lộ số 1… và một số sân bay, bến cảng, trang thiết bị mới
nhiều kỹ thuật, thiết bị hiện đại cho các hoạt động giao thông… kết quả những cố
gắng đó là giảm bớt tình trạng căng thẳng về giao thơng ở một số trục giao thơng
chính, cải thiện một bước sự lạc hậu về phương tiện kỹ thuật và thiết bị giao thông.
Tuy phát triển ở những thang bậc khác nhau song cũng như các nước,
Campuchia là nền kinh tế đang phát triển trong một khu vực đang sơi động là Châu
Á-Thái Bình Dương. Campuchia khơng chỉ là thị trường của hơn 15 triệu dân mà

SV: Som Chandara


5

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

còn là thị trường của ASEAN và thị trường của các nước phát triển khác mà
Campuchia nhận được qua sự ưu đãi thuế quan (GSP) và huệ quốc (MFN) trong đó
có tất cả thị trường Mỹ và cộng đồng Châu Âu. Sự giống nhau đặc biệt rõ khi so
sánh Campuchia với các nước ở thời điểm bắt đầu thu hút FDI thì hầu hết các nước
đều là những nền kinh tế nông nghiệp nguyên liệu, kém phát triển và phụ thuộc, thu
nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ người nghèo và nạn thất nghiệp đầu cao. Ngày
nay cùng càng vươn lên trở thành những nền kinh tế tăng trưởng, phấn đấu đảm bảo
công bằng xã hội.
1.1.2.2. Môi trường vĩ mô của Campuchia:
Để thu hút được dòng vốn của FDI, nền kinh tế nội địa phải là nơi an toàn
cho sự vận động của tiền vốn đầu tư, sau đó là nơi có năng lực sinh lợi cao hơn
những nơi khác. Sự an tồn vốn địi hỏi mơi trường vĩ mơ ổn định, khơng gặp rủi ro
do các yếu tố chính trị xã hội gây ra.
Việc tạo lập môi trường vĩ mô ổn định cũng yêu cầu phải giải quết vấn đề
chống lạm phát và ổn định tiền tệ. Thực hiện nhiệm vụ này trước hết thuộc về ngân
hàng nhà nước Campuchia với tư cách là tổ chức chịu trách nhiệm điều hành chính
sách tiền tệ. Để ổn định lưu thơng tiền tệ, ngân hàng quốc gia Campuchia đã sử
dụng các cơng cụ thị trường mở và chính sách tiền tệ như: lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, các công cụ thị trường mở và chính sách tỷ giá hối đối. Mặt khác, hoạt động
ngân sách cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu noi
trên. Trong thời gian qua bằng những kiên quyết và một số cố gắng khơng ngừng

của chính phủ và các cập có liên quan, Campuchia đã đẩy lùi được lạm phát và giữ
được khoảng 6-8%. Đây là một thành tích to lớn, góp phần quan trọng trong ổn định
kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho việc thu hút vốn FDI.
Ngân hàng nhà nước Campuchia được thành lập vào năm 1990, và năm
1991, Campuchia chấp nhận các ngân hàng nước ngoài và tư nhân vào hệ thống
ngân hàng. Hệ thống này hiện nay gồm ngân hàng Nhà nước Campuchia và 20 chi
nhánh trỉnh và một số các ngân hàng thương mại. Tất cả các ngân hàng tư nhân ở
Campuchia đều có tỷ lệ của nước ngồi nằm đa số cổ phần.
Luật về ngoại hối tháng 9/1997 quy định sẽ không có hạn chế đối với hoạt
động nước ngồi thơng qua các ngân hàng có thẩm quyền nhưng những ngân hàng

SV: Som Chandara

6

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

có thẩm quyền sẽ phải báo cáo lên ngân hàng Nhà nước Campuchia mỗi khi chuyển
khoản tiền tương đương hoặc vướt quá 10,000USD. Người dân được phép giữ
ngoại tệ tự do. Campuchia cho phép nhập khẩu và xuất khẩu vàng thô, các đá quy
chưa cắt hay các kim loại quý thô khác được tự do, nhưng phải thông báo trước cho
ngân hàng nhà nước Campuchia, về việc nhập hay xuất khẩu các phương tiện thành
toán tương đương hoặc vượt qua 10,000USD bằng ngoại tệ hay khoản tiền tương tự
bằng ngoại tệ của khách đi du lịch phải khai báo cho hải quan.
Tiền cho vay và tiền vay trong đó có tín dụng thương mại có thể được hợp

đồng tự do giữa người cư trú và không cư trú miễn là các khoản phải giải ngân tiền
cho vay và tiền trả được thực hiện thơng qua các ngân hàng có thẩm quyền.
1.1.3. Mơi trường văn hóa xã hội:
Văn hóa gắn liền với truyền thống của những nền văn minh lúa nước. Có hơn
90% dân số theo Đạo Phật do đó rất đồn kết, đùm bọc, thương yêu nhau. Truyên
thống lao động chăm chỉ cần cù mang đậm phong cách Đông Á, đang là yếu tố tích
cực cho việc hình thành một đội ngũ những người công chức mới gần với phương
Tây, về phong cách làm việc khẩn trương trong dây chuyển công nghiệp hiện đại và
lối sống của các nước có nền công nghiệp phát triển.
 Về ngôn ngữ: Là quốc gia với nhiều tộc người (Chăm, Trong Quốc, Việt
Nam và khoảng 20 dân tộc ít người) song đều có tiếng nói và chữ viết chính thức
chung đó là tiếng Khmer. Đặc biệt, tiếng Pháp và tiếng Anh đang được dùng khá
phổ biến, đố là một thuận lợi cho Campuchia lấy đó làm ngôn ngữ trong giao tiếp.
Đây cũng được coi là một yếu tố cần quan tâm của các nước đi sau trong quá trình
hội nhập vào khực và thế giới.
 Về lịch sử: Đã từng chịu đô hộ của ngoại bang và chịu ảnh hưởng sâu sắc
văn hóa từ Ấn Độ với những giá trị đạo đức công cảm, cộng đồng, tương thân tương
ái theo chuẩn mực trung, hiếu, tiết, nghĩa, đang được rèn luyện truyền thống đấu
tranh, đang nỗ lực vươn lên xóa bỏ đói nghèo.
 Về thời điểm tiến hành thu hút FDI: Nếu đơn thuần so sánh về thời gian
bắt đầu thu hút FDI qua bộ luật đầu tư của các nước đều thực hiện trước Campuchia
từ 15 đến 20 năm, có nhiều thuận lợi hơn Campuchia. Trong những năm cuối thập
kỷ 70, đầu thập kỷ 80, khi Campuchia đang còn phải đường đầu với chiến tranh,

SV: Som Chandara

7

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

khủng hoảng chính trị nội bộ trong nước (khơng chỉ nhận được lượng viện trợ hạn
chế mà còn bị sự bao vay, cô lập của các thế lực thù địch, phản động phá hoại). Vì
vậy, khi gặp khó khăn trong phát triển kinh tế thì nhiều nước cịn nhận được những
khoản viện trợ ưu ái.
1.1.4. Môi trường pháp lý
1.1.4.1. Về hệ thống chính trị và luật pháp:
Các nước đang phát triển và chuyển đổi sau khi giành được độc lập hoặc
tuyến bố độc lập, mỗi nước đều xây dựng một hệ thống chính trị trong bối cảnh lịch
sử cụ thể của mình. Đối với Campuchia sự phát triển nằm trong bối cảnh một số
nước lâm vào khủng hoảng, một số nước đổi vỡ, một số nước trên con đường cải
cách, mở cửa, đổi mới, nên gặp khơng ít khó khăn sao cho vừa bảo đảm đi đúng con
đường độc lập dân tộc, vừa mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở hợp tác cùng có lợi
trong xu thế quốc tế hóa ngày càng sâu sắc. Trong điều kiện của Campuchia và tình
hình quốc tế hiện nay địi hỏi Campuchia phải hết sức chủ động, vừa làm vừa rút
kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn nghiên cứu lý luận, ra sức học hỏi, tìm tịi sáng tạo.
Xét cả lý luận lẫn thực tiễn Campuchia cho thấy là thời kỳ tồn tại nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường. Do đó, sự đan xen của cả hai kết
cấu kinh tế cũ và mới là một tất yếu khách quan và cần thiết. Việc học tập kinh
nghiệm tốt của các nước kể cả những nước có sự khác biệt về thể chế chính trị là
việc bình thường và cần thiết.
1.1.4.2. Môi trường luật pháp tại của Campcuchia:
Môi trường pháp lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm
một hệ thống các bộ luật và các văn bản pháp luật do chính phủ và các cơ quan
chức năng ban hành và thực hiện trên phạm vi cả nước có liên quan đến đầu tư nước
ngồi. Luật đầu tư dĩ nhiên đóng vai trị quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp đối

với việc triển khai các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nếu như các bộ luật
khác khơng đảm bảo tình hệ thống, chưa hồn chỉnh và nhất qn thì các nguồn vốn
đầu tư nước ngồi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong q trình triển khai.
Quốc hội Campcuhia đã nhanh chóng ban hành Luật đầu tư (tháng 8 năm
1994), sau một năm kể từ khi tổng tuyển cử- bắt đầu thực hiện chính sách “mở cửa”
và “đổi mới” nền kinh tế. Sau hơn 6 năm kể từ khi ban hành, luật đầu tư có sửa đổi

SV: Som Chandara

8

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

và bổ sung chỉnh lý một số điểu khoản. Để đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho
công cuộc phát triển kinh tế đấu nước, Quốc hội Campuchia đã ban hành hàng loạt
các đạo luật quan trọng khác như luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật thuế xuất
nhập khẩu, luật đất đai, luật thuế tiêu thụ đặc biệt, luật đăng ký thương mại, luật xí
nghiệp thương mại, luật sở hữu trí tuệ thương mại, luật tranh chấp thương mại, luật
về sự chịu trách nhiệm sản phẩm, luật tiến hành bố cảo nước ngoài, luật hợp đồng
thương mại, luật đại lý thương mại, luật bảo đảm hoạt động thương mại, luật thuê
tài sản lưu động, luật phá sản… và các sắc lệnh khác như sắc lệnh về quảng cáo, sắc
lệnh về cạnh tranh lương thiện.
Hiếp pháp Campuchia là đạo luật cơ bản nhất trong hệ thống luật pháp
Campuchia. Chính phủ Campuchia khuyến khích các tổ chức và cá nhân nước ngồi
đầu tư vốn và công nghệ vào Campuchia trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật của

Campuchia và phù hợp với luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp
của họ đối với vốn, của cải và các quyền lợi khác. Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi
cho người Campuchia định cư ở nước ngoài đầu tư về Campuchia.
Đạo luật quan trọng thư hai là Luật đầu tư tại Campuchia. Điểm nổi bật trong
đạo luật này là chính phủ Campuchia đảm bảo khơng quốc hữu hóa các xí nghiệp
liên doanh hoặc có vốn đầu tư nước ngồi.
Trong đạo luật này, chính phủ Hồng Gia Campuchia khuyến khích các tổ
chức và cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực như: sản xuất hàng hóa xuất
khẩu, hàng thay thế nhập khẩu, các dự án sử dụng kỹ thuật công nghệ cao, sử dụng
và đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề và đầu tư theo chiều sâu nhằm khai thác,
tận dụng mọi tiềm năng vật lực và nhân lực trong nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và
các cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, dịch vụ, sửa chữa và nâng cấp cầu cảng,
sân bay, đầu tư vào địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, những vùng có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn. Luật đầu tư quy định cụ thể các hình thức đầu tư của người
nước ngồi vào Campuchia. Các hình thức đầu tư rất đa dạng và phù hợp với quyền
lợi của cả hai bên như: doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)… Với các hình thức đó nhà đầu tư nước
ngồi có quyền tự mình thực hiện dự án đầu tư (doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài) hoặc hợp tác cũng các bên đối tác Campuchia thực hiện dự án đầu tư cụ thể

SV: Som Chandara

9

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt


theo hình thức liên doanh, các doanh nghiệp liên doanh khác. Cho phép các nhà đầu
tư Campuchia trong doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi có thể mua từng phần
vốn trong liên doanh trên cơ sở đạt được sự nhất trí của cả hai bên nhằm tăng dần tỷ
trọng vốn góp vốn góp của phía đối tác Campuchia. Quy định về vốn pháp định này
có lợi cho cả hai bên, nhất là ở các doanh nghiệp quan trọng. Tỷ trọng vốn pháp
định của bên Campuchia ngày càng xích lại gần với tỷ trọng vốn pháp định của đối
tác nước ngoài sẽ làm tăng vai trò trách nhiệm của bên Campuchia, giảm bớt gánh
nặng về vốn cho phía nước ngồi ở những dự án đầu tư lớn đồng thời cũng tạo điều
kiện cho việc chuyển giao sau này.
1.1.4.3. Các quy định về thuế đối với dự án FDI tại Campuchia:
Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất được
miễn thuế nhập khẩu từ nước ngoài vào khu chế xuất và miễn thuế xuất khẩu từ khu
chế xuất ra nước ngồi.
Dự án đầu tư có đủ điều kiện có quyền được hưởng ưu đãi xuất khẩu miễn
thuế 100% (một trăm phần tram) ngoại trừ đối với mọi hoạt động đã được quy định
trong Luật hiện hành.
Dự án đầu tư có điều kiện đẩy đủ có quyền hưởng miễn thuế lợi nhuận, điều
này được quy định trong Luật thuế và được công nhận thời gian miễn thuế lợi nhuận.
Thời gian miễn thuế bao gồm: Thời gian khởi sự cộng với thời hạn 3 năm và
cộng với thời hạn ưu đãi. Thời gian ưu đãi sẽ được qui định trong Luật về quản lý
tài chính tiền tệ.
1.1.5. Các lĩnh vực thu hút đầu tư tại Campuchia
1.1.5.1. Vận tải:
Sân bay quốc tế Phnom Penh được sửa chữa và nâng cấp vào tháng 8/1995
bằng viện trợ của chính phủ Pháp và hoạt động theo cơ chế BOT giữa Pháp-Malasia
và Campuchia. ADB cũng đã chấp thuận khoản vay 15 triệu USD cho nhà nước
Campuchia để nâng cấp sân bay quốc tế Siêm Riệp và các cơng trình khác theo
phương thức BOT.
Về đường sắt, hiện có hai tuyến đường sắt tại Campuchia nhưng đều xuống

cấp do chiến tranh và khơng được bảo dưỡng. Hiện chính phủ Campuchia và ADB
đang tiến hành nâng cấp sửa chữa các tuyến đường và cầu nối. Để cải thiện đường

SV: Som Chandara

10

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

sắt ADB đang tiến hành một dự án nâng cấp đường sắt tại Campuchia với đầu tư 20
triệu USD nhằm nâng cấp tốc độ chạy tầu lên 50km/h.
Cảng Sihaknouk Ville là cảng nước sâu của Campuchia nhận khoảng 70% số
hàng hóa vận chuyển bằng Continer vào Campuchia. Cảng này có cơng suất 11,000
GRT. Khối lượng hàng hóa trên 1.5 triệu tấn mỗi năm. Cảng đang được đầu tư để
nâng cấp nhằm đáp ứng các nhu cầu vận tải đường biển ngày càng tăng.
1.1.5.2. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp:
Nông nghiệp là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, được chính phủ ưu tiên hàng
đầu trong chính sách phát triển, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và thúc đẩy các
ngành khác, đặc biệt là cung cấp các nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng
xuất khẩu và tạo công ăn làm việc.
Chủ trương của chính phủ cho phép các nhà đầu tư được phép sử dụng đất,
bao gồm đất chuyển nhượng, thuê dài hạn và ngắn hạn (có thể gia hạn), phù hợp với
quy định của luật đất đai. Những lĩnh vực ưu tiên đầu tư được chính phủ xác định
bao gồm: thủy lợi, ni trồng hải sản, tính chế dâu cọ, chế biến thực phẩm, trồng và
chế biến cao su, chế biến đường, sợi đay.

 Sản xuất gạo: Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp
quốc (FAO ): năm 2014, xuất khẩu gạo của Campuchia sẽ tăng so với năm 2013 và
đạt được 1,2 triệu tấn, bao gồm cả xuất khẩu mậu biên sang Việt Nam và Thái Lan.
Trong 4 tháng đầu năm nay, Campuchia xuất khẩu 120.291 tấn gạo, tăng 1,5% so
với cùng kỳ năm ngoái. Tổng sản lượng hai vụ lúa chính và hoa màu năm 2014 của
Campuchia đạt khoảng 9,5 triệu tấn, trong đó sản lượng lúa đạt khoảng 7,4 triệu tấn
(tương đương khoảng 4,7 triệu tấn gạo).
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp với mũi nhọn là sản xuất lúa
gạo, đóng góp gần 1/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Campuchia, có tiềm
năng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo và nâng
cao đời sống của người dân. Dự báo trong tương lai, nếu hệ thống thủy lợi được cải
thiện, Campuchia sẽ trở thành quốc gia mạnh trong khu vực về xuất khẩu lúa gạo.
 Lâm nghiệp: Rừng là một trong số ít những nguồn tài nguyên thiên nhiên
quan trọng cho phép phát triển và việc thành lập một chính sách và khung quản lý
cho phát triển lâm nghiệp là một thách thức lớn đối với Campuchia. Trong những

SV: Som Chandara

11

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

năm qua, chính phủ hồng gia đã đạt được nhiều tiến bộ trong quản lý và phát triển
trong ngành lâm nghiệp. Chính phủ đang có những dự án trồng rừng và trồng cây
công nghiệp (cao su, điều, dầu cọ…). Đây là lĩnh vực đang thu hút nhà đầu tư nước

ngoài, trong đó có cả nhà đầu tư Việt Nam.
Chăn ni gia cầm: Gia cầm là một thu nhập tiềm năng cho các nơng dân
ngồi trọt hoa mầu. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng sản xuất gia cầm vẫn hạn chế do
thiếu vốn, kỹ thuật chăn nuôi lạc hậu, quy mô nhỏ lẻ. Hiện Campuchia còn nhập
khẩu nhiều các gia cầm của Việt Nam và Thái Lan. Trong những năm gần đây,
chính phủ Hoang gia Campuchia đã có một số khuyến khích đối với các nông dân
và cung cấp gia sức nông nghiệp và kỹ thuật để khởi động sản xuất gia cầm.
 Ngư nghiệp: Ngư nghiệp Campuchia chiếm tỷ trọng lớn trong ngành nông
nghiệp. Theo báo cáo của Bộ Nông, Lâm và Ngư ngiệp (MAFF), sản xuất cá từ năm
2005 đến nay Campuchia đều ở mức dư thừa. Gia trị giá tăng từng cá tăng trung
bình khoảng 2,5% trong các năm từ 2011-2014.
1.1.6. Các chính sách đầu tư của việt nam và campuchia trong những năm qua
1.1.6.1. Chính sách thu hút đầu tư của Campuchia
Chính phủ Campuchia đã ban hành Luật đầu tư vào ngày 4/8/1994 quy định rõ
các điều khoản về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động thu hút đầu tư nước
ngồi vào Campuchia nói riêng. Do tình hình kinh tế Campuchia cũng như các quốc
gia trong khu vực chưa thực sự phát triển nên những điều khoản trong bộ luật này
khá đơn giản. Sau hơn 20 năm, có một số điều khơng cịn phù hợp với điều kiện
thực tế nữa do đó ngày 27/2/2009, Vương quốc Campuchia đã thơng qua Luật sửa
đổi bổ sung, trong đó điểm mới nhất chính là các dự án đầu tư chất lượng và xác
định các thủ tục để bất kỳ một cá nhân nào có thể thành lập một Dự án Đầu tư chất
lượng (QIP) và nhiều điều khoản xoay quanh QIP.
Bên cạnh những luật đó Quốc hội Campuchia cịn ban hành nhiều Nghị định,
Sắc lệnh bổ sung và thực hiện những sửa đổi của Luật đầu tư Campuchia, sắc lệnh
tổ chức, nhiệm vụ của Hội đồng phát triển Campuchia.
Trong những năm qua, Campuchia đã thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng đầu tư vào trong nước. Các doanh
nghiệp Việt Nam được miễn thuế đối với những hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu

SV: Som Chandara


12

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt

hoặc máy móc phục vụ đầu tư, miễn thuế thu nhập với cá nhân hoặc doanh nghiệp
hoạt động trong các dự án đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, các dự án đầu tư còn được hỗ
trợ rất nhiều về vốn như cho phép các nhà đầu tư được sử dụng đất dưới hình thức tơ
nhượng, được phép th dài hạn, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Một điểm nữa mà
Campuchia thực hiện rất tốt là tạo điều kiện cho sự di chuyển lao động giữa hai nước
diễn ra thuận lợi thơng qua hình thức cấp Visa. Từ năm 2011 trở đi sẽ thuận lợi vì
điều kiện cấp Visa thống hơn. Lao động xin Visa dài hạn làm việc tại các dự án đầu
tư trong bốn tỉnh Rattanakiri, Mondolkiri, Preyveng, Kratie của Campuchia sẽ được
cấp Visa nhiều lần miễn phí trong một năm. Ở các tỉnh khác, mức lệ phí Visa là 84 đô
la/người/năm so với mức 280 đô la/người/năm như trước đây.
Tất cả những chính sách nêu trên đã góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư hai
chiều giữa Việt Nam và Campuchia đặc biệt là tăng cường mở rộng những dự án
đầu tư từ Việt Nam sang Campuchia.
1.1.6.2. Chính sách đầu tư ra nước ngồi của Việt Nam
Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi
năm, số các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số
lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó,
chính sách “đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên,
môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh
nghiệp trong công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp

các “thiếu hụt trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động
hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các
doanh nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư
nhân của một số địa phương tại vùng biên giới với Campuchia đã thực hiện dự án
đầu tư theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý
hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở
đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho ĐTRNN

SV: Som Chandara

13

Lớp: Kinh Tế Đầu Tư 54B



×