Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Chứng minh: Định hình động lực là hình thức thích nghi cao nhất của não bộ. Ứng dụng vào trong quá trinh chăm sóc trẻ mầm non potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.41 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
Phần 1: Cở sở lý luận của hệ thầnkinh 3
1.1. Nơron – Cấu tạo và chức năng 3
1.1.1.Cấu tạo của Nơron 3
1.1.2 Chức năng cơ bản của Nơron 5
1.2 Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh 5
1.2.1. Tủy sống và chức năng của tủy sống 6
1.2.1.1. Cấu trúc của tủy sống 6
1.2.1.2. Chức năng của tủy sống 7
1.2.2. Cấu trúc và chức năng của não 9
1.2.2.1 Cấu trúc của não 9
1.2.2.2. Chức năng của các khu vực chính của não 10
1.3. Cấu tạo và chức phận hệ thần kinh trẻ em 14
1.3.1. Cấu tạo 14
1.3.2. chức phận 15
- Phản ứng vở não có xu hướng lan tỏa. Do các tế bào thần kinh chưa biệt hóa nên bất kỳ kích thích
nào cùng đề gây ra phản ứng 15
1.4. Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh 15
1.4.1. Định nghĩa phản xạ 15
1.4.2. Phản xạ không điều kiện (PXKĐK) 15
1.4.3. Các phản xạ có điều kiện (PXCĐK) 16
1.4.3.1. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện 16
1.4.3.2. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện 17
1.4.3.4. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện 17
1.4.3.5. Phân loại phản xạ có điều kiện 20
1.4.3.6. Ý nghĩa và vai trò của phản xạ có điều kiện 21
1.5. Các quy luật của hoạt động thần kinh cao cấp 23
1.5 1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế 23
1.5.3. Quy luật lan tỏa và tập trung 24
1.5.4. Qui luật cảm ứng qua lại 25
1.5.5. Quy luật hoạt động có tính hệ thống 25


Phần II: Định hình động lực – Hình thức thích nghi 27
cao cấp của não bộ 27
2.1 Khái niệm định hình động lực 27
2.2 Các đặc điểm và cơ sở hinh thành định hình động lực 27
2.3. Vai trò và ý nghĩa của định hình động lực 30
2.3.1 Đối với cá thể: 30
● Định hình động lực làm cho hoạt động của con người được thuận lợi và dễ dàng hơn, thích nghi
với những thay đổi của điều kiện tự nhiên và môi trường sống 31
2.3.2 Đối với hoạt động giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non 32
A. LỜI MỞ ĐẦU
1
Như chúng ta biết rằng, hệ thần kinh của người có đặc điểm và cấu trúc rất phức
tạp đã được các nhà khoa học trên toàn thế giới đi vào nghiên cứu. Trong đó bộ môn
sinh lý hoạt động thần kinh cao cấp nghiên cứu hoạt động phản xạ của não bộ. Mọi hoạt
động của não bộ đề được thể hiện qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện. Các
phản xạ nhằm thực hiện chức năng giúp cơ thể con người thích nghi với các tác động
của bên ngoài lên cơ thể con người. Giúp con người hòa nhập vào xã hội. Để thành lập
các phản xạ có điều kiện thì việc hình thành định hình động lực là rất quan trọng.
Trong bài tiểu luận này , chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu sâu về định hình động
lực là gì?, đặc điểm và cơ sở hình thành định hình động lực từ đó chúng ta thấy được vai
trò và ý nghĩ quan trọng của nó đối với cá thể con người nói chung và trong công tác
giáo dục trẻ mầm non nói riêng. Việc hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi tích
của trẻ giúp trẻ thích nghi trong môi trường sống của trẻ. Đồng thời xây dựng được định
hình động lực ở trẻ là cơ sở trẻ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo trong quá trình rèn
luyện và học tập.
Vì vậy trong bài tiểu luận này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và chứng minh:
“Định hình động lực là hình thức thích nghi cao nhất của não bộ”.
Bài tiểu luận gồm hai phần chính. Phần 1. Cơ sở lý luận của Hệ thần kinh. Trong
phần này chúng tôi nêu những nét cơ bản về cấu trúc, chức năng của hệ thần kinh, các
quy luật hoạt động của hệ thần kinh cao cấp….

Phần 2: Định hình động lực- hình thức thích nghi cao cấp của não bộ. Trong đó
chúng tôi đi sâu nghiên cứu về định hình động lực mọi phương diện.
Trong quá trình nghiên cứu có rất nhiều thiếu sót kính mong giáo viên hướng dẫn
đóng góp ý kiến để bài đạt kết quả tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
A. NỘI DUNG.
2
Phần 1: Cơ sở lý luận của hệ thần kinh.
1.1. Nơron – Cấu tạo và chức năng.
Như chúng ta biết rằng Nơron chính là đơn vị cấu trúc và chức năng của hệ thần
kinh. Đây là tế bào tương đối chuyên biệt của cơ thể. Sau thời kỳ phát triển sau phôi thai
kết thúc, các Nơron ngừng phân chia và tồn tại ở gia đoạn liên phân bào trong suốt cuộc
đời. Trong giai đoạn này , kích thước của các Nơron cũng như các rễ và các điểm tiếp
xúc của Nơron tăng lên, nhưng số lượng của chúng không tăng. Nơron làm nhiệm vụ
tiếp nhận, xử lý, tang trữ và chuyển giao thông tin. Trong suốt cuộc đời người, số lượng
các nơron không những không tăng mà còn giảm dần theo tuổi. Từ 70 tuổi trở đi, mỗi
năm não người mất đi khoảng 1,4% tổng số nơron Điều này nói lên một điều rằng, một
cấu tạo luôn thay đổi về mặt số lượng sẽ không đảm nhiệm được các chức năng chứa
đựng thông tin mang tính chất di truyền và tập nhiễm.
1.1.1. Cấu tạo của Nơron.
Hình 1: Sơ đồ cấu tạo của tế bào thần kinh
3
Có rất nhiều loại nơron với hình dạng, kích thước khác nhau, nhưng chúng đều
có cấu tạo gồm một thân bào và các rễ.
Thân bào có màng, chất tế bào, nhân, ti thể, bộ máy golgi và các thể niss. (Thể
niss là tổ hợp mạng lưới nội chất có hạt). Thân tế bào là tập hợp nguyên sinh chất bao
quanh nhân.
Trong đó màng của tế bào là một cấu trúc đặc biệt có tính thấm đặc biệt với các
loại ion khác nhau, do các tấm photpholipit tạo thành và độ dày trung bình 90-
10oAo. Màng Nơron thực hiện chức năng tiếp nhận các chất dinh dưỡng và đào thải

các sản phẩm của quá trình trao đôi chất.
Ở người thân tế bào thần kinh có kích thước 10 – 30 - 40 µ. Trong thân tế bào có
chứa AND nhằm thực hiện chức năng nuôi dưỡng tế bào, dẫn truyển hưng phấn và
giữ lại dấu vết của những luồng kích thích đã đi qua.
Từ thân phát ra nhiều tua ngắn và một tua dài (sợi trục). Các tua ngắn phân
nhánh thành nhiều nhánh nhỏ gọi là đuôi gai. Các sợi nhánh và các đuôi gai là nơi
tiếp xúc tận cùng với các nơ ron khác đi tới gọi là diện xináp. Mỗi nơ ron có thể tiếp
xúc 6.000 xináp. Sợi nhánh có nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh từ ngoài vào thân.
Sợi trục có nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh từ trong thân ra. Sơi trục có thể dài
đến vài chục cm. Cuối sợi trục được phân rất nhiều nhánh gọi là chùm tận cùng.
Trong sợi trục chứa đầy bào tương.
Số lượng và chiều dài của các tua ngắn và sợi trục phụ thuộc vào lứa tuổi.
Ở người và động vật bậc cao, đa số các sợi trục của nơron vận động thường có
kích thước lớn, được bọc trong một bao miêlin dày không liên tục làm thành các eo
Ranvie. Bao miêlin là một phôtpholipit màu trắng, có tính cách điện. Sợi trục của các
nơron cảm giác thường có kích thước nhỏ hơn, có bao miêlin mỏng hơn. Sợi trục của
các nơ ron thần kinh dinh dưỡng không có bao miêlin. Ngoài bao miêlin, sợi trục còn
được bao bởi lớp tế bào Soan (Schwann). Tế bào Soan là tế bào bao quanh sợi trục
4
nơron (neuron), và chính nó đã phát triển để tạo thành bao miêlin (Myeline)
1.1.2 Chức năng cơ bản của Nơron.
Ngoài những chức năng tiếp nhận, xử lý tàng trữ và xử lý các thông tin thì Nơron
còn có các khả năng: Hưng phấn và sự dẫn truyền.
Hưng phấn: Là sự thay đổi trạng thái nghỉ ngơi sang trang thái hoạt động, biểu
hiện trước hết ở sự xuất hiện dòng điện động của Nơron. Dòng điện động chỉ xuất hiện
khi tế bào hoạt động, nên nó được coi là cơ sở của sự hưng phấn.
Sự dẫn truyền của Nơron: Trong một Nơron hưng phấn được dẫn truyền theo hai
chiều, nhưng trong có thể nó chỉ có thể dẫn truyền được theo một chiều. Tốc độ dẫn
truyền phụ thuộc vào cấu tạo của sợi thần kinh.
Ví dụ: - các sợi thần kinh có đường kính to hơn sẽ dẫn truyền nhanh hơn so với

các sợi thần kinh có đường kính nhỏ.
- các sợi không có bao Miêlin dẫn truyền liên tục theo kiểu “cuốn chiếu”,
còn các sợi có bao Mieelin thì dẫn truyền nhảy cóc từ eo này sang eo khác vì vậy tốc độ
dẫn truyền lớn hơn sợi không có Mieelin. Trong mọt có sợi thần kinh, xung động được
dẫn truyền riêng lẻ trong từng sợi. Sự dẫn truyền xung động qua xinap được thực hiện
bởi các chất môi giới hóa học.
1.2 Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh.
Hệ thần kinh của người bao gồm phần ngoại biên và phần trung ương.
Phần ngoại biên do các sợi thần kinh và các hạch thần kinh tạo thành. Các sợi
thần kinh tập hợp với nhau để tạo thành các dây thần kinh. Các dây thần kinh thường
được phân ra nhiều loại khác nhau:
Dựa vào chức năng ta chia thành ba loại:
+ Dây thần kinh hướng tâm ( dây thần kinh cảm giác): chuyên dẫn truyền xung
động thần kinh từ cơ quan cảm thụ về trung ương thần kinh
+ Dây thần kinh ly tâm ( dây thần kinh vận động) chuyên dẫn truyền các xung
động thần kinh từ trung khu thần kinh đến cơ quan thực hành. Cụ thể là tới các cơ.
5
+ Dây thần kinh pha làm nhiệm vụ liên hệ giữa các phần khác nhau của hệ thần
kinh và giữa hệ thần kinh với các cơ quan cảm thụ.
Dựa vào Bộ phận tạo ra chi thành hai loại: dây thần kinh sợ não và các dây thần
kinh tủy sống.
Phần trung ương của hệ thần kinh bao gồm não bộ và tủy sống.
1.2.1. Tủy sống và chức năng của tủy sống.
1.2.1.1. Cấu trúc của tủy sống
Ở người lớn tủy sống là một ống chất trắng, bóng và dài 45cm và có đường kính
là 2cm. Nó nằm trong ống tủy sống, đi qua từng lỗ tủy của mỗi đốt sống và được bao
bọc gần như hết chiều dài của nó .Các dây thần kinh tủy sống mang xung động đến tủy
sống và ra khỏi nó qua các lỗ nhỏ tạo nên bởi đốt sống xếp cạnh nhau. Kiểu cấu trúc
này vẫn mang dấu tích của hệ thần kinh phân đốt. Điều này thể hiện rất rõ trong quá
trình phát triển phôi, nhưng ngày càng mờ nhạt khi hệ thần kinh càng phát triển. Toàn

bộ tủy sống được
chia thành 31 tiết đoạn có cấu tạo giống nhau. Các tiết đoạn xếp chồng lên nhau để tạo
ra thành một cột với nhau thông nhau qua ông trung tâm.
Mỗi dây thần kinh tủy sống đều phát triển bằng hai rễ thần kinh tách biệt nhau
gọi là rễ trước và rễ sau, nhưng sau đó nhập lại với nhau. Các dây thần kinh tủy sống là
các dây pha, nghĩa là các dây đều chứa các sợi thần kinh xuất phát từ các nơron cảm
giác và vận động . Các sợi cảm giác chỉ có thể đi vào tủy sống qua rễ sau bởi các sợi
cảm giác trong giai đoạn phát triển mọc ra rất nhanh từ các nguyên liệu mào thần kinh.
Ở người lớn, thân các tế bào cảm giác nằm thành nhóm tách biệt với hệ thần kinh trung
ương tạo thành một chỗ lồi lên ở sừng sau của mỗi đốt sống gọi là hạch sừng sau.
Tất cả các sợi vận động rời tủy sống qua rễ trước. Rễ này không có chỗ lồi lên bởi vì
các nơron vận động phát triển từ tế bào nằm ở ống thần kinh của phôi. Tuy nhiên ở tủy
của người lớn, thân các nơron vận động nằm tập trung vào một trung tâm hình con
bướm gọi là chất xám.
Trong chất xám, các nơron vận động khu trú ở khu vực sừng trước và sừng bên,
6
trong khi đó nhiều những nơron trung gian có mặt ở các nơi trung gian và sừng sau. Các
sợi cảm giác đi vào sừng sau. Các sợi gai (dendrit) và thân tế bào của tất cả các nơron
đều không có vỏ bọc myelin, chúng lộ ra để có thể tạo thành xinap. Do đó tất cả sự tiếp
xúc xinap ở tủy sống đều hình thành trong chất xám. Quanh chất xám là khu vực chất
trắng chứa rất nhiều sợi thần kinh dài. Rất nhiều sợi trong số này được cách điện bởi vỏ
bọc myelin và chính các vỏ bọc đó đã làm cho khu vực này có màu trắng. Các sợi đi lên
mang xung động cảm giác đến não, trong khi đó các sợi đi xuống tiếp xúc xinap với các
nơron vận động để tạo thành phản xạ vận động tương ứng. Các sợi đi lên và đi xuống
tạo thành các bó, mỗi bó đều có một điểm xuất phát và điểm tận cùng nhất định. Các cấu
trúc phát triển ở mức độ cao góp phần dẫn truyền một cách có hiệu quả những thông tin
dựa trên nguyên tắc sao cho khoảng cách liên lạc giữa chúng càng ngắn và càng nhanh
càng tốt.
1.2.1.2. Chức năng của tủy sống
Trong hệ thần kinh trung ương của động vật có xương sống , “ các quyết định đơn

giản được thực hiện ở mức độ tủy sống, trong khi đó “ các quyết định” phức tạp hơn
được đưa đến não. Các phản ứng đơn giản nhất mang tính chất nhanh và tự động được
gọi là các phản xạ. Tủy sống là trung tâm của phản xạ không tự ý, phụ trách phối hợp co
cơ giữa tất cả các cơ của thân, cổ và chi. Ngoài ra tủy sống còn là trung tâm thần kinh
thực vật, chi phối hoạt động của một số cơ quan bên trong như tuần hoàn, tiêu hóa…
Các phản xạ chính của tủy sống:
- Phản xạ gân:
Ví dụ: quen thuộc của hoạt động phản xạ là phản xạ đầu gối hay phản xạ duỗi
xuất hiện khi gõ nhẹ vào gân đầu gối phía dưới xương bánh chè. Các cơ quan cảm giác
cho phản xạ này là các thoi cơ nằm trong cơ tứ đầu đùi. Các thoi cơ này có chứa những
thần kinh cảm giác nối với các bó nhỏ của các sợi cơ tứ đầu đùi và kích thích các thoi cơ
tạo ra một luồng xung động cảm giác chạy về tủy sống. Ở đây các nơron cảm giác tiếp
xúc xynap trực tiếp với các nơron vận động tương ứng, do đó sau một khoảng thời gian
ngắn, cơ tứ đầu đùi co lại tạo phản xạ đầu gối đặc trưng. Do cung phản xạ này chỉ liên
7
quan tới một vài xynap của tủy sống nên các phản xạ duỗi được coi là phản xạ đơn
xynap.
Tầm quan trọng của các phản xạ duỗi là các cơ của cơ thể điều chỉnh một cách tự động
theo sức nặng đặt lên chúng.
Ví dụ: Một người nhảy từ trên cao xuống mặt đất không bị ngã dúi dụi là nhờ
phản xạ duỗi tạo ra một sức căng cần thiết cho các cơ vùng chân. Các phản xạ duỗi
cũng giữa một vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động của cơ thể duy trì trương lực
cơ.
- Dạng thứ hai của phản xạ tủy sống là phản xạ gấp.
Ví dụ: Như khi người ta dẫm phải một cái đinh. Cung phản xạ này thường có liên
quan với một hay nhiều nơron trung gian, do đó có thể có một số xynap ở tủy sống tham
gia. Các phản xạ gấp được gọi là các phản xạ đa xynap. Nhìn chung, khi bất cứ khu vực
nào của chân hay tay bị kích thích đau thì toàn bộ chân tay đều co lại một cách nhanh
chóng. Các phản xạ loại này rõ ràng là có chức năng bảo vệ.
Mặc dù cung phản xạ có thể là một chuỗi các tế bào riêng lẻ, nhưng không nên cho

rằng phản xạ là một con đường quá đơn giản.
Ví dụ: Như xung thần kinh từ một thoi cơ đến một xynap, hiếm khi tác động đến
một nơron vận động riêng lẻ và nơron này lại có tới 6000 xynap từ các nguồn khác nhau.
Tương tự như vậy, mỗi nơron vận động lại nối với một số sợi cơ. Do đó nếu chỉ có một
nơron hoạt động thì cùng làm cho rất nhiều sợi cơ co.
Phản xạ có thể diễn ra bởi vì có rất nhiều nơron của các cung phản xạ song song và các
cung phản xạ kết hợp. Như vậy là duỗi một gân sẽ kích thích nhiều thoi cơ và sản sinh ra
nhưng xung động tại nhiều các nơron cảm giác. Hàng trăm nơron vận động đã hoạt
động để tạo ra hiện tượng co cơ.
Các phản xạ này bao gồm ho, chớp mắt và nuốt Các phản xạ này rất giống với các
phản xạ của tủy sống, nhưng cung phản xạ của chúng có liên quan nhiều với các dây
thần kinh sọ não và não hơn là các dây thần kinh tủy sống và tủy sống.
8
1.2.2. Cấu trúc và chức năng của não
1.2.2.1 Cấu trúc của não
Hình 2 : Sơ đồ mặt cắt dọc não
1: trung não ; 2: cầu não ; 3: hành não ; 5: đồi thị ; 6: hạ đồi
Não cũng như tủy sống là một cấu trúc rỗng. Trong quá trình phát triển phôi, phần
trước của ống thần kinh phình to để tạo nên bọng não nguyên thủy. Cấu trúc này sau đó
phát triển thành ba vùng riêng biệt là não trước, não giữa, não sau. Các xoang rộng nằm
trong vùng này được gọi là não thất. Chúng chứa dịch não tủy và thông với ống trung
tâm của tủy sống.
Các động vật có xươg sống bậc thấp ví dụ như cá, ba vùng não nói trên rất dễ
nhận thấy ở con trưởng thành và mỗi vùng đều nhận những xung động từ cơ quan cảm
giác chính. Não trước có liên quan đến khứu giác, não giữa có liên quan đến thị giác và
não sau liên quan tới thính giác, thăng bằng và vị giác. Mức độ phát triển của mỗi vùng
phụ thuộc vào tầm quan trọng của cảm giác đó với cuộc sống con vật.
9
Ví dụ như loài cá chó phụ thuộc rất nhiều vào khứu giác để tìm thức ăn cho nên
não trước rất phát triển, nhưng cá hồi lại dùng thị giác nhiều hơn nên não giữa phát triển

hơn.
Ở não động vật có vú không thấy kiểu cấu trúc đơn giản như trên bởi vì não trước
lớn hơn rất nhiều để hình thành hai bán cầu đại não. Các cấu trúc này có lớp chất xám
bề mặt phát triển mạnh gọi là vỏ não. Lớp vỏ này chứa hàng triệu tế bào thần kinh, kết
quả của sự di cư ra ngoài từ phần trung tâm của ống thần kinh. Thân các tế bào còn lại
nằm sâu trong não, tại đó chúng tập trung lại thành nhóm gọi là nhân hay hạch. Mỗi
nhân lại hoạt động như như một trạm chuyển tiếp, tập trung từ các nguồn khác nhau và
gửi xung động tới một số khu vực mới. Giữa vỏ não và các nhân ở sâu có các bó chất
trắng mang xung động từ điểm này tới điểm khác.
1.2.2.2. Chức năng của các khu vực chính của não
• Vỏ não
Đây là vùng rộng lớn nhất của động vật có vú, nó chứa 90 % nơron có mặt trong
toàn bộ hệ thần kinh. Não lại được phân chia ra để tạo thành hai bán cầu đại não nối với
nhau bởi thể chai – một bó chất trắng lớn. Bề mặt của bán cầu đại não được gấp rất
nhiều lần, điều đó cho phép thân của các tế bào thần kinh nằm gần mặt não có thể trao
đổi chất với dịch não tủy. Nếp gấp lên của vỏ đại não được gọi là hồi não (gyri), nếp gấp
xuống rộng hơn được gọi là khe não (sulci). Ở một vài chỗ sâu chia các bán cầu đại não
thành của tiểu thùy riêng biệt.
Một vài khu vực của não có chức năng nhất định. Vùng vỏ não vận động sơ cấp nằm
ngay trước rãnh trung tâm, nó chứa những tế bào có chức năng điều khiển mọi hoạt
động vận động. Những tế bào này được sắp xếp theo một trật tự nhất định, do đó chúng
tạo nên “bản đồ” các cơ của cơ thể trên bề mặt não. Kích thích điện ở bất kỳ điểm nào
cùng gây nên vận động của phần cơ thể tương ứng. Vì lý do nào đó cho đến nay người
ta chưa biết các bó thần kinh vận động từ vỏ não thường đi đến phía bên kia của cơ thể
qua tủy sống. Có nghĩa là phía bên trái của não điều khiển của vận động tùy ý phía bên
phải cơ thể và ngược lại.
10
Ngay phía sau rãnh trung tâm là vỏ não cảm giác sơ cấp nơi các xung động cảm
giác hướng tâm từ phía đối bên truyền đến và nó cũng tạo thành “bản đồ” tương tự như
trên. Kích thích điện các vùng này sẽ tạo cảm giác đau ở các vùng cơ thể tương ứng. Các

khu vực nằm riêng rẻ của vỏ não nhận những tín hiệu có liên quan với thị giác (vỏ não
thị giác sơ cấp) và thính giác (vỏ não thính giác sơ cấp).
Phần còn lại của vỏ não được gọi là vỏ não liên hợp, chúng không có mối liên
quan rõ ràng với chức năng khác nhau của cơ thể, mặc dù vẫn có sự định khu về mặt đại
thể.
Ví dụ như kích thích điện ở bất kỳ điểm nào của vùng ngôn ngữ ở não người đều
không tạo được những âm rõ ràng, nhưng tiếng nói sẽ mất đi nếu những khu vực này bị
tổn thương hay bị lấy đi bằng phẫu thuật. Những tín hiệu này có liên quan với hoạt động
trí tuệ bao gồm sự suy nghĩ, học hành và trí nhớ.
Hai bán cầu đại não về cơ bản có chức năng giống nhau, nhưng thực ra vẫn có
những sai khác đáng chú ý. Ở những người thuận tay phải, bán cầu trái chứa tất cả các
vùng ngôn ngữ quan trọng và người ta nói nó có ưu thế về ngôn ngữ. Bán cầu này cũng
làm cho người có ưu thế tay phải. Bán cầu phải có ưu thế về các chức năng khác.
Ví dụ như khả năng nhận ra đồ vật bằng cảm thị giác phức tạp hơn. Tuy nhiên hai
bán cầu đại não luôn có xu hướng bổ sung cho nhau về các chức năng chung của toàn cơ
thể ( người thuận tay trái các chức năng ngôn ngữ không được bán cầu đại não trái chịu
trách nhiệm mà bán cầu phải sẽ ưu thế về chức năng ngôn ngữ).
• Đồi não
Đồi não là phần sau của não trước ở loài động vật có xương sống cấp cao, nó xử
lý các tín hiệu nhận được từ các cơ quan cảm giác và truyển những thông tin cảm giác
lên vỏ não. Phối hợp với thể lưới, một vùng chất xám không rõ rệt trong thân não, đồi
não giúp cho việc điều hòa trang thái “ thức” của cơ thể. Khi thể lưới hoạt động con
người luôn trong trạng thái thức tỉnh. Ngược lại nếu thể lưới bị ức chế thì con người ta
sẽ ngủ. Người ta cho rằng giấc ngủ xuất hiện là do chất hóa học là serotonin sản sinh từ
các trung khu ngủ nằm ở thân não.
• Vùng dưới đồi
11
Vùng dưới đồi nằm ở phía dưới đồi não và tạo thành đáy của vỏ não trước. Đây là
một trong những vùng quan trọng nhất, nó có 3 chức năng :
- Vùng dưới đồi là cầu nối của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Nó sản sinh ra

hoocmon và nhiều chất khác nữa gọi là yếu tố giải phóng. Các chất này tác động lên
tuyến yên làm cho tuyến này tiết nhiều hoocmon tương ứng.
- Vùng dưới đồi là trung khu điều hòa chính của nội môi. Nó tham gia vào điều
hòa cân bằng áp lực thẩm thấu của các dịch lỏng trong cơ thể , điều hòa thân nhiệt. Nó
chứa các trung khu điều hòa cảm giác đói và khát.
- Do liên quan đến các vùng khác của bộ não mà vùng dưới đồi giúp cho việc
điều hòa hệ thần kinh thực vật. Nó điều khiển rất nhiều hoạt động tùy ý như tiết mồ hôi,
co mạch, nhịp tim, giãn đồng tử và run.
● Não giữa
Ở các động vật có xương sống bậc thấp, não giữa thường có chứa thùy thị giác, đó
là trung tâm xử lý của tín hiệu thị giác. Ở động vật có vú chức năng này được chuyển
cho bán cầu đại não, do đó não giữa hoạt động chủ yếu như trạm trung chuyển thồng tin
thị giác.
● Tiểu não
Tiểu não bao gồm hai bán cầu nằm ở phía lưng của não sau. Nó có chức năng điều
hòa thăng bằng và điều hòa trương lực cơ trong những hoạt động chủ động và động tác
đứng. Ở động vật có vú, chúng có lớp vỏ rất phát triển chứa nhều tế bào Purkinje, mỗi
tế bào tạo thành khoảng 100.000 xynap với các nơron khác. Các đường đến tiểu não
xuất phát từ các bộ phận của tai trong có lên quan đến thăng bằng, từ các thoi cơ trong
các cơ của cơ thể , và từ các phần khác của não. Những cử động tùy ý xuất phát từ bán
cầu đại não, nhưng tiểu não tham gia tạo ra một chương trình hoạt động chi tiết cho việc
thực hiện của cử động này. Nó đồng thời cũng điều hòa hoạt động của các nhóm cơ
khác, do đó cơ thể luôn giữa trạng thái thăng bằng. Các đường dẫn truyền từ tiểu não đi
đến các nơron vận động qua các bó đi xuống tủy sống .
12
● Hành não
Hành não tạo thành khu vực chuyển tiếp giữa não và tủy sống. Nó chứa những
trung khu thần kinh chính điều hòa hoạt động thở và huyết áp.
Ngoài hệ thần kinh động vật còn có hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật
điều hòa rất nhều hoạt động không ý thức của cơ thể.

Ví dụ: như tiêu hóa và tiết mồ hôi.
Nó bao gồm gần như toàn bộ những nơron ly tâm, tức là những nơron mang xung
động ra khỏi hệ thần kinh trung ương. Cũng theo như tên gọi của nó thì hệ thần kinh
thực vật điều hòa hoạt động của chính bản thân nó và chịu sự kiểm soát một phần của
hệ thần kinh trung ương. Nó có tác động đối với hệ cơ trơn và các tuyến.
Hệ thần kinh thực vật được chia thành hai hệ riêng biệt là hệ giao cảm và hệ phó
giao cảm. Hai hệ này có tác dụng trái ngược nhau ở các cơ quan mà chúng chi phối.
Nhìn chung hệ thần kinh giao cảm chuẩn bị cho cơ thể tham gia vào các hoạt động,
trong khi hệ phó giao cảm thì có tác dụng làm cho cơ thể bớt căng thẳng.
Các hạch chính của hệ thần kinh giao cảm nối với nhau thành những chuỗi dài
gọi là chuỗi hạch thần kinh giao cảm, chúng chạy song song với tủy sống ở cả hai phía.
Các sợi trước hạch đi ra từ hệ thần kinh trung ương tới các hạch giao cảm rất ngắn, trong
khi đó các sợi sau hạch đi tới các cơ quan trong cơ thể thường dài. Hạch bụng thường
nhận những sợi từ các hạch giao cảm ở hai bên tủy sống , nhưng bản thân nó lại là cấu
trúc đơn. Axetylcolin là chất trung gian hóa học của hệ thần kinh giao cảm, nhưng
noradrenalin lại là chất trung gian hóa học của các xynap tận cùng nơi tiếp xúc với tác
bào. Do đó hoạt động của hệ thần kinh giao cảm được tăng cường bởi các hoocmon
adrenalin và noradrenlin tuần hoàn trong máu.
Các hạch phó giao cảm nằm ngay trong thành của các cơ quan mà chúng chi phối,
do đó các sợi trước hạch thì dài và các sợi sau hạch rất ngắn. Axetylcolin là chất trung
gian hóa học ở tất cả các xynap kể cả các xynap với các tác bào. Hệ phó giao cảm có
các đường nối với trung tâm ở thân não và đoạn cuối tủy sống. Dây thần kinh số 10 là
một phần quan trọng của hệ phó giao cảm, nó chi phối tim, phổi và một số cơ quan khác.
13
1.3. Cấu tạo và chức phận hệ thần kinh trẻ em.
1.3.1. Cấu tạo.
● Não bộ.
Cho đến lúc ra đời, não bộ của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ, mặc dù hình thái
và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não người lớn là mấy. Ở trẻ sơ sinh, Não bộ
có kích thước nhỏ, trọng lượng khoảng 370 -392g (1/8 – 1/9 trọng lượng cơ thể).

Trong chín năm đầu trọng lượng của não tăng lên đáng kể.
Ví dụ như: Trẻ 6 tháng tuổi trọng lượng não tăng gấp đôi lúc mới sinh, 3 tuổi tăng
gấp 3 và khi trẻ lên 9 tuổi thì trọng lượng của năng trung bình là 1300g.
Đến tuổi dậy thì thì trọng lượng của não hầu như không thay đổi.
Lớp trong của não bộ phát triển chậm hơn so với lớp vỏ ngoài. Não của trẻ em có
100 tỉ tế bào và vở não cũng có 6 lớp nhưng các tế bào thần kinh chưa được biệt hóa
hoàn toàn. Các sợi thần kinh chưa myelin hóa đầy đủ, hệ thống mao mạch của não phát
triển mạnh và trong não có chứ nhiều nước.
● Tiểu não.
Tiểu não tuy phát triển muộn nhưng phát triển rất nhanh. Khi trẻ mới sinh ra tiểu
não chưa phát triển: các rãnh chưa sau, khối lượng còn nhỏ nhưng khi trẻ lên hai tuổi thì
tiểu não đã phát triển gần giống người lớn.
● Hành tủy và não giữa.
Ở trẻ , khối lượng và kích thước của tủy sống biến đổi theo chiều cao của trẻ. Trẻ
sơ sinh tủy sống năng 2-6 g, sau một tuổi năng gấp đôi, 5 tuổi năng gấp 3…. Đồng thời
chiều dài của tủy sống cũng thay đổi theo chiều dài của thân thể.
Ở trẻ em nước não tủy có khoảng 60ml ( ở người lớn là 100ml).
● Thần kinh thực vật.
Trong những năm đầu đời , hai phần giao cảm và phó giao cẩm của trẻ phát triển
không đồng đều. Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng ưu thế trong những năm đầu đời
cho đến 7 tuổi còn phó giao cảm có tác dụng khi trẻ lên 3 tháng.
14
1.3.2. chức phận.
- Phản ứng vở não có xu hướng lan tỏa. Do các tế bào thần kinh chưa biệt hóa nên
bất kỳ kích thích nào cùng đề gây ra phản ứng.
Ví dụ: Kích thích vào da của đứa trẻ thì nó co cả tay cả chân.
- Khả năng hưng phấn của vở não còn yếu, chóng mệt mỏi. Đặc biệt ở trẻ so sinh
khi có kích thích ngoại cảnh quá mức dẫn đến tình trạng ức chế bảo vệ của vỡ não. Vì
thế mà trẻ ngủ suốt ngày.
- Lúc đầu võ não chưa phát triển nên hoạt động của trẻ do cac trung tâm dưới vỏ

điều khiển. do đó ở trẻ sơ sinh có những cử động có tính tự phát. Có dạng múa giật, múa
vờn của hệ thống ngoại tháp. Dần dần ở trẻ phát triển thành những vận động có ý thức
và phối hợp như ngồi, đúng đi…
1.4. Hoạt động phản xạ của hệ thần kinh.
1.4.1. Định nghĩa phản xạ.
Có rất nhiều định nghĩa về phản xạ nhưng xuất phát từ quan điểm về sự thống
nhất giũa cơ thể và mơi trường, Paplov cho rằng: Phản xạ là những nhân tố của sự thích
ứng thường xuyên giũa cơ thể và môi trường hoặc có thể nói: Phản xạ là hoạt động trả
lời của cơ thể đối với sự thích nghi của cơ quan nhận cảm, được thực hiện qua hệ thần
kinh trung ương.
Ví dụ: Sờ vào nước nóng thì rụt tay lại, giẫm phải đinh thì co chân lên.
Có hai loại phản xạ: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
1.4.2. Phản xạ không điều kiện (PXKĐK)
Phản xạ không điều kiện có những đặc điểm chung sau:
- Mang tính bẩm sinh, di truyền. Ví dụ: phản xạ nuốt, phản xạ tiết mồ hôi khi
trời nóng, phản xạ tiểu tiện, phản xạ thải phân; phản xạ hô hấp…
- Mang tính bền vững cao, thể hiện chính xác một cách máy móc vì trong hệ thần
kinh trung ương đã có sẵn các cung phản xạ không điều kiện. Phản xạ có từ khi người
và vật mới sinh ra và tồn tại suốt đời sống.
15
Ví dụ: phản xạ tiết mồ hôi khi có kích thích nóng; phản xạ tiết nước bọt khi thức
ăn chạm lưỡi.
- Mang tính đặc trưng cho loài. Mỗi loài động vật có sẵn một số phản xạ không
điều kiện nhất định nhằm đảm bảo sự sinh tồn của chúng.
Ví dụ: phản xạ ấp trứng của gà, vịt ; phản xạ làm tổ ở các loài chim khác nhau thì
khác nhau, vịt khi ngủ thường co một chân lên…
- Liên quan với một trường cảm thụ nhất định, nghĩa là tác nhân kích thích phải
thích hợp và đúng chỗ.
Ví dụ kích thích nóng lên da người sẽ gây tiết mồ hôi, kích thích lạnh quá gây
phản xạ run, phản xạ tiết nước bọt chỉ xẩy ra khi có thức ăn chạm vào xoang miệng,

ánh sáng chỉ có tác dụng khi chiếu vào mắt….
- Không cần phải có sự tham gia của vỏ bán cầu đại não. Phản xạ không điều
kiện có trung tâm là phần dưới của vỏ bán cầu đại não.
Ví dụ: phản xạ điều hòa hoạt động tim, mạc có trung tâm ở hành tủy, phản xạ đầu
gối có trung tâm ở tủy sống…
- Hạn chế về mặt số lượng. Mỗi loài động vật và người có số lượng phản xạ
không điều kiện đặc trưng tương ứng với hoạt động của một nhóm cơ quan thụ cảm
nhất định, đồng thời các phản xạ đó không thay đổi theo điều kiện sống. Do đó cơ thể
không có khả năng thích nghi với môi trường luôn thay đổi. Vì vậy để phản ứng phù
hợp với sự thay đổi của môi trường, giúp cơ thể thích nghi và tồn tại cơ thể cần phải
có nhiều phản xạ có điều kiện mới được thành lập, số lượng phản xạ này nhiều hơn
phản xạ không điều kiện rất nhiều.
1.4.3. Các phản xạ có điều kiện (PXCĐK)
1.4.3.1. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện
- Mang tính tập nhiễm, cá thể và không di truyền. Mỗi cá thể có các phản xạ có
điều kiện khác nhau.
16
Ví dụ: phản xạ tập thể dục vào buổi sáng hay trước khi đi ngủ.
- Không ổn định. PXCĐK thường không bền vững rất dễ mất đi nếu không được
thường xuyên củng cố
- Không có vùng cảm thụ riêng biệt. Bất kỳ kích thích nào có cường độ và thời
gian kéo dài tối ưu tác động lên một vùng thụ cảm nào đó đều có thể tạo ra được phản
xạ có điều kiện.
- Không hạn chế về mặt số lượng. Mỗi cá thể thành lập phản xạ có điều kiện cho
bản thân khác nhau, nên số lượng phản xạ thay đổi ở mỗi cá thể.
- Bộ phận trung ương là vỏ bán cầu đại não.
1.4.3.2. Điều kiện thành lập phản xạ có điều kiện
Để thành lập được PXCĐK cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải dựa trên cơ sở một PXKĐK hoặc một PXCĐK khác đã được củng cố vững
chắc

- Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện với tác nhân
kích thích không điều kiện. Số lần kết hợp phụ thuộc vào tính chất, cường độ của tác
nhân kích thích và trạng thái sinh lý của cơ thể.
- Kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời với kích thích không
điều kiện thì PXCĐ, đồng thời cường độ kích thích có điều kiện phải yếu hơn cường
độ kích thích không điều kiện.
- Việc thành lập PXCĐK phải tiến hành ở môi trường yên tĩnh, tránh các kích
thích lạ, kích thích phá rối.
- Não bộ phải nguyên vẹn và hoạt động thần kinh phải bình thường.
1.4.3.4. Cơ chế thành lập phản xạ có điều kiện
+ Thuyết đường liên hệ thần kinh tạm thời
Theo quan điểm của Paplov, phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở hình
thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa 2 điểm khác nhau trên vỏ não cùng
17
hơn phấn: một điểm là trung khu nhận kích thích không điều kiện và một điểm là
trung khu PXCĐK. Khi một điểm đại diện hưng phấn thì qua đường liên hệ thần kinh
tạm thời, có thể làm cho điểm đại diện kia hưng phấn.
Trong quá trình thành lập phản xạ có điều kiện, mức độ hưng phấn của các trung
tâm thần kinh thể hiện không giống nhau. Đại diện của phản xạ không điều kiện trên
vỏ não thường có mức độ hưng phấn cao hơn so với đại diện của tín hiệu.
Ví dụ: Thí nghiệm kinh điển của Paplov về sự thành lập phản xạ tiết nước bọt
bằng ánh ddemnf ở chó đưuọc thực hiện như sau: Bật đèn sang, sau đó cho chó ăn,
lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định cho tới khi chỉ cần bậ
đèn , chó cũng tiết nước bọt.
Hình 3: sơ đồ thí nghiệm của paplov
Theo Pavlov, mỗi PXCĐK đều có một điểm đại diện trên vỏ não. Vì thế, khi ăn uống thì
trung khu điều khiển tiết nước bọt ở hành tuỷ hưng phấn, làm nước bọt tiết ra (PXCĐK),
đồng thời trung khu ăn uống (điểm đại diện) ở vỏ não cũng hưng phấn. Khi kết hợp giữa
kích thích không điều kiện ( thức ăn) với kích thích có điều kiện ( bật đèn) trên võ não
sẽ có hai điểm hung phấn cùng xuất hiện.

Hưng phấn từ hai điểm sẽ lan toả ra xung quanh theo quy luật lan toả hưng phấn và
quy luật cảm ứng. Sau khi sóng hưng phấn của hai điểm giao nhau thì điểm ưu thế có
khả năng thu hút sóng hưng phấn yếu hơn về phía mình, dần dần tạo thành một “đường
18
mòn” làm cho hưng phấn có thể từ điểm hưng phấn này lan sang điểm kia, và khi đó chỉ
cần bật đèn gây hưng phấn ở trung khu thị giác, hưng phấn lập tức theo đường mòn chạy
sang điểm đại diện của phản xạ ăn uống, gây phản ứng tiết nước bọt.
Như vậy, sự hình thành PXCĐK là kết quả hình thành đường liên lạc tạm thời
giữa đường liên lạc chức năng, không phải là đường liên lạc qua một dây thần kinh cụ
thể, cho nên không ổn định, dễ dàng mất đi hoặc được thay bằng một đường mới khi
điều kiện sống thay đổi. Nhờ tính chất đặc biệt này mà các phản ứng của cơ thể đối
với môi trường trở nên mềm dẻo và linh hoạt hơn.
+ Thuyết nhớ (cơ chế phân tử của sự thành lập PXCĐK). Trong PXCĐK,
đường liên hệ thần kinh tạm thời không phải là một dây thần kinh cụ thể mà chỉ là
một đường liên hệ thần kinh tạm thời, nên khi phối hợp nhiều lần 2 loại kích thích,
dẫn tới sự tổng hợp một chất môi giới thần kinh mới và chất tiếp nhận mới, đó là một
loại protein mới. Việc tổng hợp protein mới này thông qua các hoạt động của gen và
mARN. Đó chính là cơ sở phân tử của sự thành lập PXCĐK và cơ chế nhớ. Dấu ấn
của trí nhớ (hay còn gọi là Engram) đã được ghi trong các phân tử mARN.
Người ta đã kiểm chứng quá trình trên bằng nhiều thí nghiệm khác nhau. Chẳng
hạn, người ta cho đỉa phiến A vào chậu nước, sau đó ta bật ánh sáng đèn rồi cho điện
giật, đỉa phiến co rúm lại. Ta lặp lại như trên với 150 lần, kết quả sau 150 lần ta bật
đèn không cho điện giật đỉa phiến vẫn co, PXCĐK đã được thành lập. Sau đó, ta
nghiền đỉa A đó, đem cho đỉa phiến B ăn. Kết quả, chỉ sau 40 lần bật đèn và điện giật,
đỉa phiến B đã co rúm lại. Các tác giả đã cho rằng, đỉa phiến B ăn thịt đỉa phiến A đã
tiếp nhận được các phân tử mARN của đỉa A có khả năng tổng hợp prootein tiếp nhận
hình thành nhanh mối liên hệ “proteein tiếp nhận - chất môi giới”. Do đó PXCĐK
được thành lập nhanh gấp 4 lần. Nói cách khác engram hay dấu ấn của trí nhớ đã
được ghi trong các phân tử mARN.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hiểu đầy đủ hơn về cơ

chế hình thành các phản xạ có điều kiện.
19
1.4.3.5. Phân loại phản xạ có điều kiện
Có nhiều cách phân loại phản xạ có điều kiện.
- Nếu lấy phản xạ không điều kiện để làm tiêu chuẩn, ta có thể chia PXCĐK
thành những PXCĐK như sau:
+ PXCĐK về ăn uống: bao gồm tất cả các phản xạ do hoạt động của ống tiêu
hóa như phản xạ tiết nước bọt, tiết dịch tụy, dịch ruột…
+ Phản xạ có điều kiện tự vệ: gồm nhiều dạng phản xạ nhằm trả lời các kích
thích tác động vào các thụ quan để bảo vệ cơ thể như: phản xạ tránh đường khi nghe
tiếng còi ô tô, chạy ra hầm trú ẩn khi nghe tiến còi báo động có máy bay địch…
+ Phản xạ có điều kiện định hướng: gồm tất cả những phản xạ nhằm xác định
phương hướng của kích thích như phản xạ quay đầu, giơ tay, liếc mắt về phía có tiếng
động…
- Nếu dựa vào các điều kiện xuất hiện của phản xạ (tính chất của tác nhân củng cố
không điều kiện), có thể chia thành PXCĐK tự nhiên, và PXCĐK nhân tạo.
+ PXCĐK tự nhiên: là những PXCĐK thành lập do các kích thích có điều
kiện tự nhiên hay tín hiệu tự nhiên gây nên. Phản xạ này bền vững vì kích thích có
điều kiện và kích thích không có điều kiện luôn gắn bó với nhau làm cho mối liên hệ
được thường xuyên củng cố.
Ví dụ: phản xạ rình mồi của mèo chuẩn bị vồ mồi khi ngửi thấy mùi chuột;
phản xạ có điều kiện tiết nước bọt do hình dáng và mùi vị của thúc ăn.
+ PXCĐK nhân tạo được thành lập do các tác nhân kích thích nhân tạo gây
nên.
Ví dụ: phản xạ tiết nước bọt của chó với tiếng chuông, phản xạ có điều kiện
dậy tập thể dục buổi sáng khi nghe thấy tín hiệu (tiếng còi, nhạc tập thể dục buổi
sáng…)
- Nếu căn cứ vào cơ quan nhận cảm có thể chia phản xạ có điều kiện thành 2 loại:
20
+ PXCĐK cảm thụ ngoài: thành lập do các kích thích tác động lên các thụ

quan bên ngoài có thể (gây những cảm giác: nghe, nhìn, ngửi, nóng lạnh…)
+ PXCĐK cảm thụ trong: do các kích thích tác động lên các nội quan như:
huyết áp, áp lực trong bàng quang…
Ngoài ra, người ta còn dựa vào khoảng cách về mặt thời gian, phân biệt các loại
PXCĐK như: Phản xạ có điều kiện trùng hợp là phản ứng xuất hiện khi tác nhân củng
cố có sau tín hiệu 0,5 - 1 giây; Phản xạ có điều kiện bình thường nếu khoảng cách về
mặt thời gian giữa 2 kích thích từ 10 - 30 giây; Phản xạ có điều kiện muộn được hình
thành khi khoảng cách về mặt thời gian giữa các tín hiệu và tác nhân cũng cố không
điều kiện bằng 1-5 phút ; Phản xạ lưu dấu vết, là phản ứng xuất hiện sau khi dừng
kích thích có điều kiện khoảng 10 -20 giây. Nếu khoảng cách giữa thời điểm dừng
kích thích có điều kiện với thời điểm xuất hiện tác nhân củng cố không điều kiện
bằng 1-2 phút thì ta có phản xạ có điều kiện lưu dấu vết dài.
Các phản xạ có điều kiện cấp cao được hình thành trên cơ sở kết hợp giữa các
kích thích dửng dưng với 1 phản xạ không điều kiện hay 1 phản xạ có điều kiện có
sẵn. Phản xạ có điều kiện cấp cao ở người xảy ra dễ dàng, xây dựng trên cơ sở hình
thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời thông qua ngôn ngữ. Đó là cách giảng bài,
nghe giảng, thi cử cũng như thực hiện các công việc khác theo mệnh lệnh qua lời nói
hay chữ viết.
Các phản xạ có điều kiện cấp cao đảm bảo khả năng thông tin sớm cho cơ thể về
các hoạt động sắp xảy ra. Nhờ vậy mà các phản ứng thích nghi được hình thành, triển
khai nhanh chóng và đầy đủ với các kích thích tổng hợp có thể tác động lên nhiều cơ
quan phân tích khác nhau cùng một lúc.
1.4.3.6. Ý nghĩa và vai trò của phản xạ có điều kiện.
Nhờ có PXCĐK mới được thành lập, giúp cơ thể thích ứng được với hoàn cảnh
luôn thay đổi, giúp con người hình thành được kỹ năng, kỹ xảo.
Đặc biệt PXCĐK có vai trò to lớn trong đời sống, xản xuất:
21
- Thích nghi với môi trường:
Cơ thể động vật, đặc biệt là các loài động vật cao cấp chỉ có thể tồn tại phát triển
và hoạt động khi nào giữ được thăng bằng với môi trường sống.

Muốn giữ thăng bằng với môi trường luôn biến đổi, cơ thể phải có khả năng thích
ứng linh hoạt hơn nữa đối với môi trường. Quá trình thích ứng đó là do hoạt động phản
xạ có điều kiện.
Phản xạ có điều kiện là phương thức thích ứng linh hoạt của cơ thể đối với môi
trường, giúp cho cơ thể biết được hướng đi tìm thức ăn để sinh sống. Trong chiến tranh,
nhờ có tiếng kẻng báo động, người ta đi tìm chỗ trú ẩn mặc dù chưa có máy bay đến ném
bom.
- Trong học tập:
Nhờ thành lập phản xạ có điều kiện mà người ta có thể nắm được nội dung bài
học khi đã lặp đi lặp lại những nội dung đó. Vì vậy, việc luyện tập, củng cố là những
điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện.
- Trong y học: Chữa bệnh ám ảnh bằng thôi miên, giúp não phục hồi khả năng làm
việc nhanh hơn giấc ngủ; nối phổi người với phổi nhân tạo, kích thích trung khu hô hấp
nhằm phục hồi dần chức năng hô hấp. Hoặc bơm máu, kích thích cơ tim hoạt động trở
lại; Chữa bệnh tâm thần phân liệt trên cơ sở phục hồi hoạt động của vỏ não. Hay nhờ
phản xạ có điều kiện người ta có thể cắt cơn nghiện rượi bằng apomorphin. Apomorphin
là chất gây nôn, người ta trộn lẫn vào rượu và cho người nghiện rượu uống, khi uống
rượu này sẽ nôn. Làm nhiều lần như vậy, về sau những người nghiện rượu chỉ cần ngửi
thấy mùi rượu là họ đã có cảm giác buồn nôn và trở nên sợ , không dám uống rươu nữa.
- Trong chăn nuôi, gây phản xạ bắt cá của chim bói cá; gây phản xạ ngày/đêm để
gà đẻ 2 trứng / ngày; thuần hoá gia súc, đặt tên cho gia súc, gia cầm, tập chim biết
nói, chim đưa thư; Tạo phản xạ có điều kiện nhảy giả ở vật nuôi đực giống để lấy
tinh.
22
- Trong quốc phòng: huấn luyện chó trinh sát, chó biên phòng, chó canh gác,
huấn luyện chó trong ngành công an, ong đánh giặc, chim bồ câu đưa thư…
- Trong nghệ thuật xiếc : dạy các loài thú như voi, chó, khỉ…làm xiếc. Dạy chó,
vẹt làm toán. Dạy những con thú đua như đua bò, đua chó…
1.5. Các quy luật của hoạt động thần kinh cao cấp.
1.5 1. Quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế.

Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế phát triển dần dần qua các pha khác
nhau. Đặc điểm cơ bản để đánh giá các pha chuyển tiếp là mối tương quan giữa cường
độ của phản ứng trả lời và cường độ kích thích có điều kiện. Trong trạng thái bình
thường kích thích càng mạnh thì phản ứng xuất hiện trong các tế bào thần kinh càng lớn.
Đối với các tế bào đang trong trạng thái chuyển sang ức chế môi tương quan này thay
đổi. Quá trình chuyển từ hưng phấn sang ức chế có 5 pha :
-Pha san bằng : Các kích thích có cường độ khác nhau (mạnh, yếu) đều gây ra
phản ứng giống nhau.
-Pha trái ngược: là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển từ hưng phấn sang úc
chế. Pha trái ngược là mối tương quan về mặt cường độ của kích thích với cường độ của
phản ứng không còn như bình thường nữa.
-Pha ức chế
-Pha cực kỳ trái ngược: có đặc điểm là phản ứng đối với các kích thích dương tinh
và âm tính đổi chỗ cho nhau
-Pha ức chế hoàn toàn: có đặc điểm là não hoàn toàn không có phản ứng đối với
bất kỳ một loại kích thích nào.
Ví dụ : Tiếng ru nhè nhẹ, kéo dài của bà, của mẹ làm cho cháu bé ngủ dần.
Thầy giáo giảng bài đều đều làm cho học sinh dễ buồn ngủ.
Quy luật này có ý nghĩa bảo vệ rất lớn đối với các tổ chức thần kinh ở vỏ não.
23
1.5 2.Quy luật tương quan giữa cường độ kích thích và cường độ
phản xạ
Trong một phản xạ có điều kiện, kích thích có cường độ càng mạnh thì cường độ
phản xạ càng lớn.
Nếu kích thích quá yếu (dưới ngưỡng) hoặc quá mạnh (trên ngưỡng) thì khi kích
thích càng tăng phản xạ sẽ càng giảm vì xuất hiện ức chế vượt giới hạn. Phản xạ có điều
kiện chỉ hình hành đưuọc khi kích thích cso điều kiện yêu hơn ( tạo ra ổ hưng phấn trên
vở não nhỏ hơn) so với tác nhan cũng cố khong điều kiện.
Bản thân cường độ khác nhau của các kích thích có điều kiện cũng ảnh hưởng tới
quá trình hình thành phận có điều kiện. Nhưng quy luật này chỉ mang tính tương đối vì

đối với bất kỳ kích thích não cũng tồn tại “giới hạn cường độ” nhất định.
Tóm lại, trong giới hạn nhất định, cường độ của phản xạ có điều kiện phụ thuộc
vào cường độ của kích thích có điều kiện và tác nhân củng cố không điều kiện.
1.5.3. Quy luật lan tỏa và tập trung
Quá trình hưng phấn (ức chế) có xu hướng lan tỏa ra mọi hướng trên vỏ não. Sau
khi đã lan rộng ra xung quanh chúng lại thu hẹp dần phạm vi hoạt động, cuối cùng rút về
vị trí xuất phát- đó là hiện tượng tập trung.
Ví dụ : Quá trình từ buồn ngủ đến ngáp rồi díp mắt sau đó ngủ gật và ngủ say
chính là quá trình lan tỏa của ức chế từ một điểm nào đó trên vỏ não ra toàn bộ vỏ não .
Xem bóng đá , lúc thấy một pha đẹp mắt và reo hò, múa máy chân tay sau đó ngồi yên
theo dõi trận đấu. Đây là quá trình lan tỏa hưng phấn từ điểm thị giác đến vận động ngôn
ngữ, chân tay
Quá trình lan tỏa và tập trung có thể xảy ra với tốc độ khác nhau. Tốc độ lan tỏa
và tập trung của ức chế phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
- Yếu tố đặc điểm của loại hình thần kinh
- Độ sâu của quá trình úc chế.
- Mức độ sử dụng thường xuyên của kích thích âm tính
24
1.5.4. Qui luật cảm ứng qua lại
Cảm ứng là khả năng gây ra quá trình đối lập ở xung quanh (không gian) hoặc
tiếp sau mình (thời gian ) của quá trình hưng phấn và ức chế.
Ví dụ : Một điểm trên vỏ não hưng phấn thì những diểm xung quanh bị ức chế
( cơ chế của tập trung chú ý ) hoặc một điểm nào đó của vỏ não lúc này ở trạng thái
ức chế, thì sau một thời gian, cũng chính tại điểm đó chuyển sang trạng thái hưng
phấn .
Paplop phân biệt cảm ứng dương tính và âm tính.
- Cảm ứng dương tính là ức chế chuyển sang hưng phấn.
- Cảm ứng âm tính là hưng phấn chuyển sang ức chế.
Như vậy khi nào theo quy luật lan tỏa, tập trung?. Khi nào theo quy luật cảm ứng
qua lại ?

- Khi trạng thái hoạt động của trung tâm bị kích thích yếu thì kích thích vào sẽ
gây lan tỏa.
- Nếu trạng thái hoạt động của trung tâm ấy mạnh thì kích thích vào sẽ gây nên
hiện tượng cảm ứng.
1.5.5. Quy luật hoạt động có tính hệ thống
Trong những điều kiện tự nhiên của đời sống, các kích thích không tồn tại một
cách riêng rẽ. Chúng tạo thành một tổ hợp kích thích đồng thời hoặc nối tiếp.
Hoạt động tổng hợp của vỏ não cho phép hợp nhất những kích thích riêng lẽ hay
những phản ứng riêng lẽ thành một tổ hợp hoàn chỉnh, hay thành những hệ thống gọi là
tính hệ thống trong hoạt động của vỏ não.
Để làm được điều đó đòi hỏi não bộ thực hiện chức năng phân tích và tổng hợp
các kích thích lên cơ thể. Các quá trình đối lập nhau như hưng phấn và ức chế, phân tích
và tổng hợp trên thực tế liên quan mật thiết với nhau. Chúng không thể hoạt động riêng
lẻ. Chúng kết hợp với nhau thành một hệ thống chức năng nhất định tác động lên cơ thể.
Việc tổ chức các hệ thống chức năng về mặt tế bào trên vỏ não là một số hình thức thích
nghi cao cấp.
25

×