Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.56 KB, 3 trang )

ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU MÔN LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ

* Mục tiêu :
- Kiến thức: Biết đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp
nghiên cứu môn lí luận dạy học địa lí. Khẳng định: Lí luận dạy
học địa lí là một khoa học.
- Kĩ năng: Nhận biết tiêu chuẩn của một môn khoa học
- Thái độ: Có ý thức trau dồi các kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ phục vụ việc giảng dạy sau này.
1.1. Đối tượng và nhiệm vụ của môn lý luận dạy học địa lý
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Môn lí luận dạy học Địa lí nghiên cứu quá trình dạy học
môn Địa lý trong nhà trường phổ thông. Các thành tố cơ bản của
quá trình dạy học gồm:
 Mục tiêu dạy học
 Nội dung dạy học.
 Phương pháp dạy học (Hoạt động của thầy (dạy) và
hoạt động của trò (học).
 Phương tiện dạy học
 Kiểm tra- đánh giá trong dạy học
 Tổ chức dạy học
Muốn đạt được kết quả đó, môn lý luận dạy học địa lý phải
tìm ra những mối quan hệ có tính quy luật giữa mục tiêu - nội
dung- phương pháp- phương tiện và kiểm tra- đánh giá.
1.1.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của môn lý luận dạy học bộ môn là nghiên cứu
các tính quy luật của quá trình giáo dục, đào tạo con người
thông qua việc giảng dạy các môn văn hoá trong nhà trường.
Nhiệm vụ của môn lý luận dạy học địa lý là đào tạo, bồi
dưỡng những giáo viên tương lai có đầy đủ năng lực làm tốt


nhiệm vụ giáo dục của mình một cách sáng tạo và có hiệu quả.
Cụ thể là: Phải giải đáp được 2 câu hỏi:
1/ Môn địa lý dạy những nội dung gì? Tại sao phải dạy và
học những nội dung đó?
2/ Dạy và học như thế nào trong điều kiện thực tế của nhà
trường Việt Nam để có được những năng lực và phẩm chất của
con người mới.
Giải đáp hai câu hỏi trên tức là phải giải đáp những vấn đề
có liên quan đến mục đích, nội dung, các điều kiện và phương
pháp dạy học của môn Địa lý.
1.1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Hệ thống kiến thức địa lý và con đường hình thành.
- Mối quan hệ giữa khoa học Địa lí và môn Địa lí trong nhà
trường phổ thông.
- Các nguyên tắc dạy học địa lý.
- Các phương pháp dạy học địa lý.
- Các phương tiện dạy học địa lý.
- Các hình thức tổ chức dạy - học địa lý.
- Các phương pháp kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí.
- Ứng dụng CNTT trong dạy học Địa li
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa địa lý ở phổ
thông.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Các phương pháp lý thuyết (gọi là quan điểm tiếp cận)
Bao gồm một số phương pháp như:
- Phương pháp phân tích hệ thống: Đem đối tượng nghiên
cứu, xem xét nó trong một hệ thống hoàn chỉnh gồm những yếu
tố có liên quan với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ. Sự thay đổi
của một thành tố sẽ ảnh hưởng tới các thành tố khác và ảnh
hưởng tới toàn hệ thống và ngược lại.


×