Một số phương pháp dạy các khái niệm khoa học
môi trường
Thuyết giảng/ Thảo luận
Phương pháp này giả thiết rằng kiến thức của giảng viên về
chủ đề môn học cao hơn kiến thức của học viên. Trong cách
thức giảng bài thuần tuý, giảng viên truyền tải thông tin cho
sinh viên là người được định trước phải chủ động ghi chép
những chú ý và “thâm nhập” vào nội dung coi là phong phú từ
phía giảng viên. Hiếm có cơ hội dành cho sinh viên hỏi và bàn
luận.
Tuy nhiên trong cách thức giảng/thảo luận, sự truyền đạt hai
chiều giữa giảng viên và sinh viên có nổi trội hơn. Phương
pháp này chấp nhận mức độ gia tăng kiến thức có chậm
hơn khi muốn sinh viên tham gia xây dựng thông tin trong
khi học như thầy giáo. Ví dụ, trong bài học về bảo vệ nguồn
nước, nhiều sinh viên có hiểu biết như giảng viên về các kỹ
thuật bảo vệ nguồn nước trong công nghiệp và trong gia đình.
Kiến thức như vậy có thể thu được thông qua các phương tiện,
đặc biệt là trên ti vi và ra đi ô và cũng là từ thực tế ở nhà. Do
vậy, giảng/bàn luận về các chủ đề như vậy có liên quan đến cả
hai phía: phát biểu của thầy và nhiều phát biểu của trò. Sẽ có sự
chia sẻ, sưu tập các ý tưởng, kết cấu lại và dàn xếp các nghĩa
theo hướng xây dựng.
Ưu
đ
i
ểm
Tiết kiệm được thời gian; chương trình khoá học được
tiến hành trong thời gian khá ngắn.
Sinh viên có thể tận dụng được cơ hội “hiệu chỉnh”
thông tin từ giảng viên.
Nhược điểm
Nó thuận lợi cho các sinh viên có năng khiếu.
Có thể bị độc quyền bởi giảng viên
Quá trừu tượng và tập trung vào giảng viên
Khuyến khích
học vẹt
Phương pháp dự án
Phương pháp dự án theo kiểu kinh điển là chia nhỏ chủ đề,
ví dụ sự ô nhiễm, thành các thành phần nhỏ hoặc các chủ đề
con như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất và ô
nhiễm tiếng ồn. Sau đó các nhóm sinh viên được giao cho các
chủ đề con để thực hiện điều tra và xây dựng các báo cáo, ví dụ
như về nguyên nhân, hậu quả, và biện pháp ngăn ngừa đối với
loại ô nhiễm được giao để trình bày và bàn luận trong toàn
lớp. Vai trò của người thầy là cung cấp những hướng dẫn
khi được yêu cầu và giám sát quá trình làm việc của mỗi
nhóm. Mỗi nhóm sinh viên được tự do lựa chọn một phương
pháp luận bất kỳ được cho là phù hợp để giải quyết nhiệm vụ.
Ưu
đ
i
ểm
Khuyến khích độc lập nghiên cứu và mang lại những
khám phá mới
Sinh viên thu được các kỹ năng về điều tra nghiên cứu
Làm cho sinh viên bận rộn với học tập
Giảng viên có nhiều thời gian hơn cho các công việc
thường ngày khác của lớp học
Làm cho việc học có ý nghĩa và giúp nhanh hiểu biết
hơn
Nhượ
c
đ
i
ểm
Có thể sẽ khó khăn khi thiếu các tư liệu nghiên cứu như
sách và các nguồn khác.
Tiêu tốn thời gian
Sinh viên có thể chép bài của người khác hoặc thuê
người khác làm bài hộ.
Không quan tâm đến sự khác nhau về cá nhân sinh viên.
Sinh viên có thể hướng trệch chủ đề.
Sinh viên có thể không có khả năng thu thập đủ
thông tin nếu như không được hướng dẫn.
L
ập
bản
đồ
khá
i
n
i
ệm
Lập bản đồ khái niệm là một mô hình chiến lược giảng dạy
do Novak và cộng sự của ông khởi xướng năm 1972. Nó là một
kỹ thuật siêu học để giúp sinh viên tổ chức thông tin về các
khái niệm khoa học một cách có ý nghĩa để tạo thuận lợi cho
việc học. Nó dựa trên tiền đề là các khái niệm không tồn tại
riêng biệt mà có liên quan lẫn nhau với những khái niệm khác
để tạo lên nghĩa. Việc sắp xếp các khái niệm/thông tin mới vào
một dạng thể hiện được các mối quan hệ này giúp cho sinh viên
có được các liên hệ trong đầu.