QUÁ TRÌNH NẮM TRI THỨC CỦA
HỌC SINH
Nắm tri thức là hoạt động nhận thức, hướng vào việc tự giác tiếp thu
một cách chắc chắn những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và biến chúng
thành vốn riêng của mỗi học sinh.
1. Nắm kiến thức là một quá trình phức tạp
Một trong những dấu hiệu nắm kiến thức là khả năng trình bày lại
được bằng lời, bằng dẫn chứng để cụ thể hoá những kiến thức lí thuyết
đã học. Nhưng đó chỉ là mức độ sơ đẳng của việc nắm kiến thức. Mức
độ cao hơn là khả năng vận dụng được các kiến thức đó một cách có kết
quả vào thực tiễn trong những trường hợp học tập bình thường cũng như
trong cuộc sống. Vận dụng vào thực tiễn, mặc dù rất quan trọng, nhưng
vẫn chưa phải là dấu hiệu cao nhất của việc nắm kiến thức. Mục đích
cuối cùng của việc nắm kiến thức phải là niềm tin hướng dẫn hành động
và cách xử sự, kiến thức lúc đó mới trở thành vốn riêng, là kiến thức
thực sự của người học học sinh.
Xuất phát từ sự phân tích bản chất tâm lí và giáo dục của quá trình
nắm kiến thức, người ta có thể phân nó ra các thành phần cơ bản sau: tri
giác tài liệu học tập, hiểu tài liệu học tập, ghi nhớ, khái quát hoá, hệ
thống hoá…
Do tính chất toàn vẹn của quá trình nên những thành phần nói trên có
quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngay trong thành phần tri giác tài liệu đã có
sự hiểu biết sơ bộ, có thể có cả sự ghi nhớ và khái quát hoá bước đầu
v.v…Bởi vậy, trong quá trình nắm kiến thức khó có thể phân ra những
khâu riêng biệt. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn của quá trình nắm kiến
thức có những thành phần trội lên so với các thành phần khác. Ví dụ:
thành phần khái quát hoá có trong toàn bộ quá trình nắm kiến thức ở tất
cả các giai đoạn, nhưng việc kháí quát hoá rộng rãi, sâu sắc nhất, gắn
liền với việc hệ thôíng hoá là giai đoạn kết thúc.
Để nghiên cứu được tính toàn vẹn của quá trình này và làm rõ tính trội
của các thành phần trong từng giai đoạn, chúng ta cần xét kĩ hơn những
đặc điểm của mỗi thành phần một cách riêng biệt.
a) Thành phần tri giác
Gồm có tri giác cảm tính và tri giác lí tính. Tri giác cảm tính được
hiểu là sự phản ánh các sự vật, hiện tượng, một quá trình cụ thể, trực
quan, tác động vào các giác quan con người trong một thời gian nhất
định còn tri giác lí tính là sự tri giác gián tiếp qua lời nói, chữ viết mô tả
các đối tượng trên.
Trong tri giác cảm tính, toàn bộ những thuộc tính của đối tượng địa lí
(không kể bản chất hay không bản chất) đều được phản ánh. Ví dụ: Khi
vào rừng, học sinh trông thấy đủ loại cây cối, lớn, nhỏ, các màu sắc,
ngửi thấy mùi, nghe thấy tiếng động v.v Như vậy học sinh đã có một
mẫu toàn vẹn hay một biểu tượng về rừng hoặc các biểu tượng địa lí
khác nhau, hình thành trên cơ sở tri giác trực tiếp, tạo thành những kinh
nghiệm cảm tính của học sinh và là chỗ dựa để tri giác gián tiếp những
kiến thức địa lí mới và phát triển tư duy. Những kinh nghiệm cảm tính
này cũng là những biểu tượng trí nhớ.
Trong quá trình dạy học Địa lí, do đặc điểm của các sự vật và hiện
tượng địa lí không phải lúc nào cũng tri giác trực tiếp được nên việc sử
dụng, khai thác các tranh ảnh, mô hình để hình thành các biểu tượng cho
học sinh là cần thiết. Những biểu tượng này thường kém cụ thể và kém
bền vững hơn các biểu tượng được hình thành trong quá trình tri giác
trực tiếp. Đó chính là lí do vì sao trong dạy học Địa lí, giáo viên cần phải
thường xuyên kiểm tra độ chính xác cũng như cần phải khắc sâu các
biểu tượng mờ nhạt, sửa chữa những biểu tượng sai lầm mà học sinh đã
có trước đây.
b) Sự hiểu biết (hay hiểu ý nghĩa) là thành phần quan trọng và phức
tạp nhất của quá trình nhận thức, nó thể hiện trong việc phát hiện các
mối quan hệ khách quan trong việc thấu suốt ý nghĩa của lời nói hay của
các bài viết, kể cả ý nghĩa của các thuật ngữ địa lí cũng như các tư
tưởng, những ý ẩn ở bên trong câu chữ. Trong sự hiểu biết, tư duy liên
hệ chặt chẽ với biểu tượng trí nhớ và với trí tưởng tượng sáng tạo.
Trong quá trình nhận thức, sự hiểu biết không phải lúc nào cũng diễn
ra trôi chảy, nhanh chóng. Trong nhiều trường hợp, nó đòi hỏi phải có
thời gian nhất định. Sự diễn biến có thể phân ra ba giai đoạn: giai đoạn
biết vấn đề, giai đoạn hiểu sơ bộ và cuối cùng là giai đoạn có sự đột biến
- sự thông hiểu ý nghĩa của vấn đề bỗng nhiên bật ra.
Giai đoạn biết vấn đề, trong nhiều trường hợp chỉ mới là biết tên đối
tượng, hiểu một số thuật ngữ, biết một vài thuộc tính của đối tượng.
Trong giai đoạn này, thông thường học sinh cần đến sự giúp đỡ của giáo
viên (xác định tên đối tượng, giải thích một số thuật ngữ cũng như nêu
lên một số thuộc tính của đối tượng). Giáo viên có thể giảng giải nhưng
cũng có thể đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm ra lời giải đáp.