Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG THCS doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.35 KB, 4 trang )

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở
TRƯỜNG THCS

Chương 1: Những vấn đề cơ bản của lý luận giáo dục.

1. Quá trình giáo dục
1.1. Khái niệm và cấu trúc của QTGD
1.1.1. Khái niệm:
QTGD là quá trình trong đó dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục,
người được giáo dục tự giác, tích cực, độc lập hình thành và phát triển
nhân cách của mình cho phù hợp với quy định của xã hội, đáp ứng được
mục đích và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.
- QTGD là tổng hợp của các QTGD bộ phận khác.
+ GD đạo đức
+ GD thẩm mỹ
+ GD thể chất
+ GD lao động và hướng nghiệp.
- Trong QTGD người được giáo dục vừa là đối tượng tác động sư
phạm, vừa là chủ thể tự giáo dục, tự tổ chức, tự điều khiển để hình
thành nhân cách.
- Quá trình giáo dục thống nhất giữa vai trò chủ đạo của GV và hoạt
động tự hoàn thiện nhân cách của học sinh.
- QTGD mang tính toàn vẹn, là quá trình vận động và phát triển liên
tục, được thực hiện kết hợp trong nhiều hoạt động.
1.1.2.Cấu trúc của QTGD
QTGD được cấu trúc bởi 6 thành phần
+ Mục đích, nhiệm vụ giáo dục
+ Nội dung giáo dục
+Phương pháp, phương tiện giáo dục,
+ Giáo viên
+ Học sinh


+ Kết quả giáo dục.
1. 2. Bản chất và những đặc điểm của QTGD
1.2.1. Bản chất của QTGD
Là quá trình chuyển hóa tích cực, tự giác những yêu cầu của các chuẩn
mực xã hội đã được quy định thành hành vi và thói quen hành vi tương
ứng của người được giáo dục dưới tác động chủ đạo của nhà giáo dục.
- Đây là quá trình tác động liên tục, có mục đích, có kế hoạch, nội
dung, phương pháp xác định nhằm hình thành và phát triển nhân
cách của người được giáo dục.
- Thống nhất vai trò của GV và HS trong QTGD.
1.2.2. Đặc điểm của QTGD
- QTGD diễn ra với những tác động giáo dục phức hợp
- QTGD có tính lâu dài và liên tục
- QTGD có tính cá biệt hóa cao
- QTGD thống nhất với QTDH
1.3. Động lực và lô gic của QTGD
1.3.1. Động lực của QTGD
Động lực của QTGD là việc giải quyết có hiệu quả các mâu thuẩn xảy ra
của QTGD
- Có các loại mâu thuẩn:
+ Mâu thuẩn bên trong: là mâu thuẩn giữa các thành tố trong cấu trúc
của QTGD hoặc mâu thuẩn bên trong bản thân từng thành tố, khi giải
quyết có hiệu quả mâu thuẩn này sẽ tạo nên động lực cho quá trình
GD
+ Mâu thuẩn bên ngoài: là mâu thuẩn giữa các thành tố trong quá
trình giáo dục với môi trường kinh tế xã hội bên ngoài.
- Mâu thuẩn cơ bản và động lực chủ yếu của quá trình giáo dục.
Đó là mâu thuẩn giữa một bên là những yêu cầu của chuẩn mực xã
hội được đề ra trong tiến trình giáo dục ngày càng cao và một bên là
trình độ được giáo dục nói riêng và trình độ phát phát triển nói chung

ở người được giáo dục còn hạn chế.
Mâu thuẩn cơ bản khi được giải quyết sẽ tạo ra độn lực của QTGD.
- Điều kiện để mâu thuẩn trở thành động lực của QTGD
+ Mâu thuẩn phải được người được GD ý thức đầy đủ và có mong
muốn, nhu cầu giải quyết.
+ Mâu thuẩn phải vừa sức,phải phù hợp với trình độ của học sinh.
+ Mâu thuẩn phải nảy sinh trong tiến trình giáo dục, do sự phát triển
của QTGD mang lại.
1.3.2.Logic của QTGD
Logic của QTGD là trình tự thực hiện hợp lý các khâu của nó nhằm
hoàn thành các nhiệm vụ GD đã được qui định.
- Khâu thứ nhất: tổ chức, điều khiển học sinh nắm vững tri thức về
các chuẩn mực xã hội đã qui định. Đây là khâu đầu tiên giúp học
sinh sang tỏ về các chuẩn mực, các qui tắc hành vi của xã hội.
- Khâu thứ 2: tổ chức, điều khiển học sinh hình thành niềm tin, tình
cảm tích cực đối với những chuẩn mực đã được qui định.
- Khâu thứ 3: tổ chức, điều khiển người được giáo dục rèn luyện
hành vi và thói quen hành vi phù hợp với chuẩn mực của xã hội đã
được qui định.

2 Nguyên tắc giáo dục
2.1.Khái niệm về nguyên tắc giáo dục.
Nguyên tắc giáo dục là những luận điểm cơ bản mang tính quy luật
của lý luận giáo dục, có vai trò định hướng, chỉ đạo toàn bộ QTGD để
thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ giáo dục.
2.2. Hệ thống nguyên tắc giáo dục
1, Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng trong giáo
dục
- Tất cả các hoạt động giáo dục đều góp phần thực hiện mục đích
GD là hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh.

- Các hoạt động giáo dục cần phải đạt được mục tiêu hình thành cho
học sinh về ý thức, thái độ và hành vi cho học sinh.
- Nó phản ánh tính định hướng của hoạt động giáo dục.
Yêu cầu:
- Trong QTGD cần phải hình thành cho học sinh thế giới quan khoa
học, nắm vững và thực hiện theo đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước.
- Giúp học sinh biết chọn lọc và tiếp thu những bản sắc văn hóa dân
tộc và nhân loại.
- Trong cuộc sống phải biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, kiên quyết
đấu tranh xóa bỏ những cái xấu.
- Trong GD tránh thái độ áp đặt thô bạo, cứng nhắc đối với HS.
2, GD kết hợp với lao động sản xuất.
- Giáo dục góp phần đào tạo người công dân, người lao động mới.
- GD trong môi trường lao động sản xuất.
- Yêu cầu:
+ Giúp HS có hiểu biết về CS, LĐSX.
+ Tổ chức cho HS tham gia các hoạt động lao động hữu ích trong nhà
trường.
+ Cần phát huy vai trò của Đoàn, Đội, các hoạt động ngoại khóa…thu
hút các lực lượng GD tham gia vào QTGD
+ Tránh tình trạng tách rời QTGD ra khỏi cuộc sống, khỏi QT lao
động SX.
3, Đảm bảo giáo dục trong tập thể và bằng tập thể.
- Tập thể vừa là MT, vừa là phương tiện để GD HS
- Yêu cầu:GV phải thực hiện các biện pháp để xây dựng tập thể học sinh
vững mạnh.
4, Tôn trọng nhân cách HS và đề ra yêu cầu hợp lý.
- QTGD phải tôn trọng NC HS, tin tưởng HS, kích thích sự vươn lên
của HS.

- Đưa ra các yêu cầu hợp lý
+ Đáp ứng các đòi hỏi của mục tiêu GD
+ Vừa sức đối với HS, phù hợp hoàn cảnh
+ Kích thích tính tự giác, tích cực của HS
+ Có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao.
- Yêu cầu:
+ Gv đưa ra yêu cầu hợp lý, tôn trọng HS
+ Kịp thời động viên, kích thích học sinh phấn đấu vươn lên, nghiêm
khắc và kiên quyết với những nhược điểm, sai lầm của HS để Hs sửa
đổi.
+ Tránh: khắt khe, thô bạo hay nuông chiều quá mức, dễ dãi…
+ Hướng dẫn HS tự đề ra yêu cầu cho mình.

×