Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bí quyết làm bài thi môn năng khiếu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.51 KB, 3 trang )

Bí quyết làm bài thi môn năng khiếu
Các môn năng khiếu sẽ được tổ chức thi riêng theo đặc trưng của từng lĩnh vực.
Có một số lưu ý để thí sinh (TS) đạt điểm cao các môn này.

Thi môn vẽ trang trí tại trường CĐ Văn hóa - Nghệ thuật TP. HCM - Ảnh: Đào Ngọc
Thạch
Cảm xúc chân thật
Đạo diễn Võ Văn Thênh - Giám đốc xưởng phim Lê Quý Đôn (thuộc trường ĐH
Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM) chia sẻ: “Để có thể đạt điểm cao ở các môn thi
năng khiếu, TS cần phải biết rõ yêu cầu của từng môn thi”. Đạo diễn Thênh ví dụ,
TS dự thi ngành diễn viên rất hay nhầm lẫn giữa yêu cầu về khả năng diễn xuất
hay với tình huống chuyện hay. Với diễn viên, điều cần nhất là cảm xúc chân thực.
Muốn vậy, TS nên chọn những vai diễn và tiểu phẩm gần gũi mà mình từng trải
nghiệm, không nên chọn các vai quá khác so với độ tuổi và phong cách của mình.
TS thi ngành đạo diễn
sân khấu nên sưu tầm
và nghiên cứu thêm
những câu ca dao,
thành ngữ, tục ngữ để
mượn nó làm chủ đề
cho bài thi. TS cũng
chú ý về cách tổ chức
hành động và đạo cụ,
tập phối hợp 3 vật với
nhau thành một câu
chuyện để nêu lên chủ
đề. TS thi vào ngành này thường phạm lỗi là sử dụng những tình huống chuyện
quá lớn trong khi thời lượng thể hiện chỉ có 5 - 7 phút, kết quả là không chuyển tải
hết được nội dung. Do vậy, theo đạo diễn Thênh, TS chỉ nên sử dụng những câu
chuyện đơn giản, gọn gàng mà thể hiện được ý nghĩa.
Với môn thi đọc diễn cảm thơ hoặc truyện, yêu cầu trước hết với TS là phải có


chất giọng chuẩn, qua đó thể hiện được cảm xúc và nêu bật được ý tưởng, chủ đề
của tác phẩm mình trình bày. “TS cũng không nên quá phân tâm vì giọng địa
phương của mình. Nhiều khi, nếu biết khai thác lại là một thế mạnh”, đạo diễn
Thênh nói thêm.
Để tạo được sự chú ý của các giám khảo, TS cần chuẩn bị sẵn sàng những tình
huống “ngược” hoặc bất ngờ với tình huống chọn lựa ban đầu của giám khảo đưa
ra.
Chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết
Với môn vẽ, thạc sĩ Ninh Quang Thăng - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Kiến
trúc TP.HCM lưu ý: “TS cần mang theo đầy đủ các vật dụng cần thiết, gồm: bảng
vẽ kích thước phù hợp với khổ giấy 30 cm x 40 cm, bút mực, bút chì đen, gôm,
“Mẹo” làm bài thi trắc nghiệm
- Đen mực, đỏ chì (các nội dung in màu đỏ trên phiếu trả
lời phải được tô đầy đủ và cẩn thận bằng bút chì 2B nhất
số báo danh và mã đề thi).
- Dễ làm, khó bỏ (không mất thì giờ với câu khó nhưng
đến cuối giờ nhớ làm đầy đủ các câu hỏi theo quy định).
- Tô kín, gôm sạch (khi thay đổi câu trả lời cần tẩy xóa
cẩn thận không để lại những vết mờ vì máy tính có thể
nhận dạng chọn cả 2 đáp án thì câu đó không được tính
điểm).
kẹp giấy. Riêng môn vẽ trang trí màu của khối H, cần mang thêm cọ vẽ, thước kẻ,
com-pa, băng keo, màu nước hoặc bột màu, bảng pha màu, ống đựng nước rửa cọ,
keo pha màu. TS cũng có thể mang theo giấy can không có hình vào phòng thi,
ghế nhỏ hoặc ghế xếp để ngồi vẽ. TS không được mang tài liệu, hình vẽ, hình chụp,
bản photocopy vào phòng thi”.
Ông Thăng cho biết năm nay trường có TS người Hàn Quốc dự thi vào ngành kiến
trúc. Theo quy chế tuyển sinh, các đối tượng TS là người nước ngoài sẽ được miễn
kỳ thi “3 chung”. Tuy nhiên, Hội đồng tuyển sinh của trường vẫn quyết định cho
TS này thi môn vẽ mỹ thuật. Nếu đạt, TS này sẽ được yêu cầu làm bài kiểm tra

tiếng Việt.
Những ghi nhớ khi thi môn sinh học
- Sắp xếp thứ tự tất cả các bài thi thử (bài ôn tập, bài kiểm tra) đã làm. Xem lại các câu
đã làm sai, đọc lại kỹ câu hỏi và các đáp án gợi ý.
- Nhận dạng các kiểu câu hỏi, các dạng bài tập để có thể xử lý nhanh và chọn được đáp
án chính xác.
- Về câu hỏi giáo khoa, cần chú ý các câu hỏi có ý nghĩa phủ định thường gặp dưới
dạng “không đúng”, “chưa đúng” Trong loại câu hỏi này, TS thường có xu hướng
chọn một đáp án mình chưa biết (về kiến thức). Cần chú ý rằng ở đây có đến 3 câu gợi ý
trả lời đều đúng, chỉ có một câu sai nên TS cần tự hỏi ý chính của câu hỏi là gì, phát biểu
đó sai ở ý nào, từ nào?
- Về bài tập, TS cần có kỹ năng nhận dạng đúng và giải nhanh các bài tập có tính toán,
có áp dụng một số công thức, kể cả một số bài tập áp dụng các phương pháp suy luận về
xác suất, tổ hợp hoặc di truyền quần thể.

×