Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Thay thế phân bón hoá học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường - MS5 " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 51 trang )


1

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn



Báo cáo tiến độ

013/06VIE

Thay thế phân bón hoá học N bằng chế phẩm
vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng
thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường




MS5
: Báo cáo sáu tháng lần thứ 3








11/2008
Mục lục


1. Thông tin cơ quan thực hiện_____________________________________________ 1
2. Tóm tắt dự án _________________________________________________________ 2

3. Tóm tắt thực hiện dự án ________________________________________________ 2
4. Giới thiệu và nền tảng dự án_____________________________________________ 4

5. Tiến độ ______________________________________________________________ 6
5.1 Các điểm thực hiện nổi bật _________________________________________ 6
5.2 Lợi ích đối với nông hộ ___________________________________________ 10

5.3 Xây dựng năng lực _______________________________________________ 10
5.4 Xuất bản________________________________________________________ 11
5.5 Quản lý dự án ___________________________________________________ 11
6. Báo cáo về các vấn đề liên quan môi trường, giới và xã hội
6.1 Môi trường______________________________________________________ 11

6.2 Giới và các vấn đề xã hội __________________________________________ 11

7. Các vấn đề thực hiện và tính ổn định ____________________________________ 11
7.1 Các khó khăn, tồn tại _____________________________________________ 11
7.2 Lựa chọn giải pháp _______________________________________________ 12
7.3 Tính ổn định ____________________________________________________ 12
8. Các bước thực hiện tiếp theo____________________________________________ 12
9. Kết luận ____________________________________________________________ 12
10. Công bố______________________________________Error! Bookmark not defined.

11. Tiến độ dự án so với mục tiêu ban đầu 15

10. Phụ lục ___________________________________________________________ 22
1. Thông tin các cơ quan tham gia dự án

Tên dự án:
Thay thế phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi
sinh cố định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để
tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện môi
trường
Cơ quan Việt nam chủ trì dự án
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (OPI)
Chủ nhiệm dự án Việt nam
Ths. Trần Yên Thảo
Cơ quan Úc
NSW Department of Primary Industries
Đại học Sydney
Nhân sự phía Úc
Dr David Herridge
Dr Roz Deaker
Bà Elizabeth Hartley
Ông Greg Gemell
Thời gian bắt đầu
Tháng 3/2007
Thời gian hòan tất (đầu tiên)
Tháng 3/2009
Thời gian hòan tất (sửa đổi)
Như trên
Giai đoạn
9/2007 – 3/2008

Cán bộ liên lạc
Tại Úc: trưởng nhóm
Tên:
Dr David Herridge

Telephone:
02 67631143
Chức vụ:
Nhà Khoa học cao cấp
Fax:
02 67631222
Cơ quan
Sở các nghành Công nghiệp
cơ bản NSW
Email:


Tại Úc: cán bộ quản lý
Tên:
Mr Graham Denney
Telephone:
02 63913219
Chức vụ:
Quản lý Tài chính
Fax:
02 63913327
Cơ quan
Sở các nghành Công
nghiệp cơ bản NSW
Email:


Tại Việt nam
Tên:
Ths. Trần Yên Thảo

Telephone:
08 9143024 –
8297336
Chúc vụ:
Cán bộ nghiên cứu
Fax:
08 8243528
Cơ quan
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có
dầu (OPI)
Email:








2


2. Tóm tắt dự án























3. Tóm tắt thực hiện dự án
Tăng sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm chất lượng cao và quản lý chất
lượng sản phẩm
Dự án tiếp tục đánh giá các chủng rhizobium sản xuất chế phẩm cho cây đậu tương và lạc
trên đồng ruộng. Hai chủng thương mại của Úc – CB1809 (đậu tương) và NC92 (lạc) đạt
hiệu quả cao hơn so với các chủng địa phương Việt nam ở hầu hết t
ất cả 32 thí nghiệm. Do
đó khi cây được nhiễm với CB1809 và NC92, trọng lượng nốt sần, năng suất sinh khối, năng
suất hạt tăng so với các chủng địa phương ở 90%, 94% và 94% số điểm thí nghiệm đồng
ruộng, theo thứ tự. Tuy nhiên, mức độ tăng thì phụ thuộc vào các điểm khác nhau và các
chủng địa phương khác nhau. Hai chủng của Úc làm tăng nốt sần, năng suất sinh khối và
năng suất hạt của đậu tương và lạc trung bình là 54%, 32% và 30%, so với các lô đôi chứng
không nhiễm và 22%, 11% và 13% so với lô nhiễm với các chủng Việt nam.

R&D về công nghệ sản xuất chủ yếu là các chất thêm vào than bùn, khả năng tồn tại trên than

bùn và ảnh hưởng của pH và nhiệt độ đến tăng trưởng và tồn tại của rhizobium

Các vấn đề về cấy chuyền, ẩm độ của chất mang và b
ảo quản các chủng sản xuát đã được
thảo luận tại Hội thảo Sơ kết lần 2 vào tháng 11 năm 2008. Đào tạo về công nghệ sản xuất
chế phẩm Rhizobium cố định đạm đã được tổ chức tại Trường Đại học Công nghệ Suranaree,
Thái lan vào tháng 10 năm 2008 cho tất cả các cơ quan tham gia dự án. Vào thời điểm viết
báo cáo này thí một cán bộ khoa học Việt nam đ
ang được đào tạo tại Trường Đại học Sydney
và ALIRU về sự nhận diện của các chủng rhizobium và quản lý chất lượng sản phẩm.
Nông dân Việt nam hiện nay bón phân đạm cho cây họ đậu như đậu tương và lạc mà
không nhiễm chế phẩm vi sinh cố định đạm rhizobia. Thay thế phân đạm hoá học bằng
chế phẩm vi sinh sẽ tiết kiệm cho nông dân Việt nam khoảng 50-60 triệu đô la Úc/năm
dùng vào đầu tư phân N hoá học, và cùng lúc, thúc đẩy mở rộng diện tích sản xuất cây
họ đậu. Cũng có các lợi ích về môi trường khi sử dụng chế phẩm này. D
ự án này có mục
tiêu là tăng sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm rhizobium thông qua tăng cường năng
lực sản xuất, thực hiện chương trình bảo đảm chất lượng sản phẩm ở mức độ quốc gia
(QA) và tăng cường nghiên cứu và phát triển R&D. Tham gia trong dự án này là Viện
Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (OPI), Viện Khoa học Nông nghiệp Miền nam (IAS) và
Viện Quốc gia Nông hoá Thổ nhưỡng (NISF; hiện nay đổi tên là Vi
ện Nông hoá Thổ
nhưỡng (SFI)). Cơ quan Úc tham gia trong dự án là Sở Các nghành Công nghiệp cơ bản
NSW và Trường Đại học Sydney. Sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm bởi nông dân
sẽ tăng lên thông qua sự phát triển và thực hiện một chương trình khuyến nông hiệu quả
và chương trình đào tạo ho cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông của MARD và nông
dân. Lợi ích của chế phẩm và cố định đạm sinh học sẽ
được trình diễn trên đồng ruộng
và thảo luận trong các hội thảo, hội nghị đầu bờ và các ấn bản khuyến nông. Để chắc
chắn tính ổn định của sản xuất và sử dụng, dự án này có sự tham gia của các công ty tư

nhân trong việc marketing và “sản xuất thử” với mục đích là các công ty này sẽ mở rộng
sản xuất và việc cung cấp chế phẩm sẽ tăng dần lên cùng lúc khi công nghệ
và thị trường
phát triển.

3


Khuyên nông và đào tạo nông dân và cán bộ khuyến nông
Công tác khuyến nông và đàp tạo nông dân, cán bộ khuyến nông là một nội dung trọng tâm
của dự án và như là mọt cách thúc đẩy sử dụng chế phảm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu
tại Việt nam. Chương trình Khuyến nông-Đào tạo được xây dựng đơn giản, dựa trên các thí
nghiệm đồng ruộng tại nhiều điểm tại các vùng sản xu
ất cây họ đậu trên toàn quốc. Các thí
nghiệm này có sự tham gia của nông dân và cán bộ khuyến nông trong tất cả các giai đoạn ,
từ gieo hạt, lấy mẫu, thu hoạch và đọc kết quả. Các Trung tâm Khuyến nông đã đóng vai trò
quan trọng trong hoạt động khuyến nông này. Các kết quả của thí nghiệm trình diễn sẽ sử
dụng để đề xuất mô hình cho sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh tại Việt nam. Hơn nữ
a
các khoá đào tạo sẽ được tổ chức cho nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ nghiên cứu về
sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm, hiệu quả kinh tế cũng như lợi ích môi trường mà nó
mang lại.

Tổng số đã có 35 điểm trình diễn tại 10 tỉnh. Các trình diễn này có hai nghiệm thức chủ yếu
là nhiễm hạt với chế phẩm và nghiệm thức đối chứ
ng là áp dụng của nông dân (có bón phân
N). Kết quả thu nhận là thu nhập của nông dân trồng đậu tương và lạc tăng trung bình
4.300.000đ. Lợi nhuận này thay đổi phụ thuộc vào các điểm khác nhau.

Nông dân được mời đến các điểm trình diễn đồng ruộng ít nhất là một lần. Ở nhiễu điểm thí

nghiệm như ở DakLak và DakNong, nông dân đã đến điểm thí nghiệm 2-3 lần. Tại các thời
điểm thu ho
ạch nốt sần, sinh khối và năng suất. Ở mỗi điểm có ít nhất 20 nông dân, cán bộ
khuyến nông, cán bộ nông nghiệp đã đến thăm và đánh giá kết quả (có từ 700-1050 đợt
người viếng thăm). Tại các điểm trình diễn họ quan sát sự phát triển của đậu tương và lạc và
so sánh sự tăng trưởng giữa hai nghiệm thức có nhiễm chế phẩm và đối chứng bón phân N.
Họ
đã lấy mẫu nốt sần, quan sát và học cách phân biệt nốt sần có hiệu quả cố định đạm khi
có màu hồng bên trong và nốt sần không có khả năng cố định đạm khi có màu trắng bên
trong. Họ đã tự đánh giá hiệu quả cố định đạm bằng cách lấy mẫu cây, cân trọng lượng sinh
khối và cân trọng lượng hạt thu được. Họ cũng được cung cấp tài liệu khuyến nông. Tạ
i các
điểm trình diễn cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông giải thích hoạt động cố định đạm
của rhizobium và điều kiện đaể áp dụng thành công. Nông dân rất thích thú học về cố định
đạm sinh học.

Các câu hỏi thường được nông dân đặt ra trong các hội thảo đồng ruộng :
- Giá chế phẩm là bao nhiêu?
- Liều lượng chế phẩm dùng cho 1000m
2
hoặc 1ha?
- Mua chế phẩm ở đâu?
- Chế phẩm có các lợi ích khác bên cạnh thay thế cho phân bón urea?
- Có thể sử dụng chung chế phẩm với thuốc bảo vệ thực vật?
- Có thể dùng chế phẩm cho cây trồng khác?
- Có phải chế phẩm bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu như là mưa lớn, thời tiết nóng bức khi
nhiễm vào h
ạt và trong suốt thời gian tămng trưởng của cây?
- Chế phẩm có thể dùng chung với urea (phân bón N)?


Và các đề nghị chính:
- Cung cấp chế phẩm cho nông dân để thử nghiệm trên chính đồng ruộng của họ
- Trợ giúp kỹ thuật sử dụng
Sự tham gia của các công ty tư nhân trong sản xuất, phân phối và marketing

4


Công ty tư nhân tham gia trong dự án bằng sự phân phói chế phẩm cho nông dân (ISF) và
bằng sự thực hiện thí nghiệm đồng ruộng và hoạt động khuyến nông (IOOP). Có thoả thuận
ban đầu là các viện nghiên cứu sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất chế phẩm cho các công ty
tư nhân khi được thử nghiệm thành công.
4. Giới thiệu và nền tảng dự án
Mục tiêu dự án và các kết quả dự kiến
Nhà nước Việt nam (Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã có kế
hoạch thực hiện tăng diện tích trồng các cây họ đậu từ diện tích hiện tại là 780.000 ha lên đến
hơn 1.000.000 ha vào năm 2010, đặc biệt đối với cây đậu tương và cây lạc tại vùng Đồng
bằng sông Cửu long, Duyên hải miền Trung và các vùng đất cao Bắc, Trung và Nam. Cây họ
đậu sử d
ụng làm thực phẩm, dầu ăn và bánh dầu cho gia súc, và trồng luân canh với lúa (ở
Đồng bằng sông Cửu long), xen canh với sắn, mía, cao su, cây ăn quả và bắp trên các vùng
đất cao, trồng như cây phủ đất trên đất cát ven biển. Dự án nhỏ ACIAR LWR2/98/27 (Tăng
năng suất và cố định đạm của đậu tương, lạc và đậu xanh thông qua sử dụng chế phẩm vi
sinh Rhizobium) đã chỉ ra rằng sản xuất cây họ đậu tạ
i Việt nam hiện tại phụ thuộc vào phân
N hóa học đắt tiền mà không áp dụng chế phẩm vi sinh rẻ tiền. Thay thế phân N hóa học
bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm, nông dân Việt nam sẽ tiết kiệm được khoảng 50-60 triêu
đô la Úc hàng năm, và cùng lúc sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất cây họ đậu. Hơn nữa, còn có
lợi cho môi trường khi thay thế phân đạm khoáng bằng N được tạo ra bởi chính cây họ đậ
u.

Hiệu quả kinh tế đã được tổng kết chi tiết trong báo cáo kết thúc dự án LWR2/98/27. Trong
23 thí nghiệm ở Miền nam, lợi ích kinh tế mang lại là tăng lợi nhuận lên đến 760 đô la Úc/ha
(trung bình tăng hơn 100 đô la Úc/ha) do tăng năng suất và giảm sử dụng phân bón N hóa
học. Chế phẩm vi sinh này đã tăng năng suất hạt lạc trồng trên đất acid Đồng bằng sông Cửu
long trung bình là 42% so với không bón phân N và 28% so với bón phân N. Đối vớ
i 13 thí
nghiệm của đậu tương năng suất tăng trung bình là 19% so với không bón phân, và năng suất
tăng 40-50% trong một số thí nghiệm. Năng suất của các lô thí nghiệm sử dụng chế phẩm vi
sinh và bón phân N hầu như không khác biệt. Mức độ lợi ích kinh tế thì thay đổi phụ thuộc
vào loại cây, vùng đất và lịch sử trồng. Không có trường hợp nào giảm năng suất khi thay
phân đạm khoáng N bằng chế phẩm vi sinh cố đị
nh đạm.
Các nhà khoa học và quản lý đã kết luận trong hội nghị tổng kết dự án LWR2/98/27 rằng
nông dân Việt nam nên thay thế phân đạm khoáng bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm. Tuy
nhiên, để điều này trở thành hiện thực thì sản phẩm vi sinh này cần phải có sẵn trên thị
trường. Năng lực sản xuất hiện tại chỉ nhỏ hơn 5000 túi/năm, và cần phải tăng lên khoảng
500.000 túi/năm để đáp ứng nhu cầu. Hơn nữa chế phẩm hiện tại có chất lượng kém (dự án
LWR2/98/27) và cần thiết phải cải thiện. Thời gian bảo quản, phân phối và marketing là các
vấn đề cũng cần quan tâm. Ngoài ra, sự hiểu biết của nông dân và ngay cả cán bộ khuyến
nông về lợi ích của chế phẩm cũng như cách sử dụng rất giới hạn.
Giới hạn v
ề năng lực thì thấy rất rõ ở cả mức độ quốc gia và cơ quan nghiên cứu. Thiếu hụt
chính ở cấp độ quốc gia là thiếu một chương trình hợp tác, tập trung. Ở mức độ cơ quan thì
không đủ năng lực để sản xuất chế phẩm này ở qui mô trung bình, bảo đảm chất lượng (QA)
kém cũng như cần tăng cường năng lực R&D và đào tạo. D
ự án này mong muốn được chú
trọng vào các vấn đề sản xuất, chất lượng, phân phối, marketing và đào tạo nông dân. Sự
tham gia phối hợp của công ty tư nhân trong dự án về cả sản xuất và marketing sẽ bảo đảm
sự áp dụng công nghệ sản xuất vào thực tế. Mục tiêu của dự án là để:
1. Tăng cường sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm chất lượng cao cho đậ

u tương, lạc và
các cây họ đậu khác tại Việt nam thông qua tăng cường năng lực sản xuất (con người và

5


trang thiết bị) ở các viện nghiên cứu tham gia dự án, thực hiện bảo đảm chất lượng sản phẩm
(QA), và tăng cường R&D.
2. Tăng sự quan tâm và sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm của nông dân thông qua việc
phát triển và thực hiện một chương trình khuyến nông và đào tạo hiệu quả về chế phẩm cho
cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông của MARD và nông dân bằng vi
ệc thực hiện thí
nghiệm trình diễn đồng ruộng, tập huấn, hội nghị đầu bờ và xuất bản, phân phối tài liệu
khuyến nông.
3. Bảo đảm tính ứng dụng thực tế của dự án bằng sự phối hợp tham gia vào hoạt động dự án
của các doanh nghiệp tư nhân trong ‘sản xuất pilot” các chế phẩm vi sinh cố định đạm, với
mục tiêu là các công ty này sẽ mở rộng s
ản xuất cùng lúc khi công nghệ và thị trường phát
triển.
Dự án này phù hợp với Mục tiêu chiến lược 2 “Cải thiện năng suất và kết nối với thị trường
cho vùng nông thôn nghèo ở Đồng bằng sông Cửu long và vùng Duyên hải miền Trung”, phù
hợp với Mục tiêu 2.1 “Tăng năng suất ở nông thôn”, và sử dụng Chiến lược 1 “Tăng năng
suất và cạnh tranh của các hệ thống nông nghiệp”
Cách tiếp cận và phương pháp thực hiện
Chiến lược của dụ án là để tăng cường sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ
đậu, quản lý chất lượng, phân phối, tiếp cận thị trường và đào tạo nông dân thông qua họat
động hợp tác của các cơ quan. Nó liên quan đến cả hai, các viện nghiên cứu của nhà nước –
Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu (OPI), Viện Khoa học Nông nghiệp Mi
ền nam (IAS) và
Viện Nghiên cứu Nông hóa Thổ nhưỡng (ISF) – cũng như các công ty tư nhân (Công ty Cổ

phần Phân bón Fitohoocmon, Công ty Cổ phần Phân bón Sinh hóa Củ Chi và Công ty Phân
bón Humix). Các công ty tư nhân sẽ bước đầu tham gia trong việc tiếp cận thị trường và phân
phối sản phẩm và được hướng dẫn về kỹ thuật và cho lời khuyên để mà cải thiện và mở rộng
khả năng sản xuất của họ. Dự tính rằng đơn vị tư nhân s
ẽ đảm nhận việc sản xuất và công
việc QA sẽ do các cơ quan nhà nước đảm nhận. Sự tham gia của bộ phận tư nhân trong cả
sản xuất và marketing sẽ bảo đảm tính hiện thực của ý tưởng này.
Tăng cường sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm có chất lượng cao và QA
Các chủng giống cho sản xuất tại Việt nam: chọn lựa từ bộ gi
ống hiện tại của Việt nam
và/hoặc từ bộ giống của ALIRU (Úc), Niftal (Đại học Hawai), Đại học Suranaree (Thái lan).
Sẽ thảo luận để lựa chọn các giống pjù hợp nhất cho sản xuất chế phẩm thông qua một
chương trình nghiên cứu và phát triển.
Bảo quản giống cho sản xuất: phát triển và thực hiện phương pháp duy trì hoạt tính lâu dài
và nhận diện các chủng sản xuất để
bảo đảm tính ổn định chất lượng của chế phẩm. Trong
quá trình thực hiện dự án sẽ quyết định cơ quan/các cơ quan sẽ chịu trách nhiệm duy trì và
bảo đảm hoạt tính của bộ giống phục vụ cho sản xuất chế phẩm. Cơ quan này sẽ được trang
bị thêm các vật liệu, hóa chất cần thiết để tiếp tục cung cấp giống gốc cho sản xuấ
t sau này.
Công nghệ sản xuất: phát triển công nghệ sản xuất ở qui mô trung bình tại Việt nam dựa
trên kinh nghiệm sản xuất tại Thái Lan và Úc, về:
• Cải tiến công thức môi trường lên men, thực hiện các thí nghiệm để duy trì tính vô
trùng và kỹ thuật chiết dịch nuôi cấy vào chất mang.
• Thử nghiệm các dạng chế phẩm thích hợp (than bùn, hạt, dịch thể) để đáp ứng tiêu
chuẩn chất lượ
ng, dễ dàng sử dụng, thuận lợi cho cung cấp và vận chuyển. Hiệu quả
kinh tế sẽ được xác định bằng cách xác định hiệu quả của chúng trong phòng thí
nghiệm và đồng ruộng.


6


• Lựa chọn các chủng cho sản xuất: các chủng rhizobia khác nhau sẽ được thử nghiệm
về khả năng tồn tại của các chủng trong chế phẩm và trong suốt quá trình bảo quản,
vận chuyển cho tới khi ứng dụng nhiễm vào cây.
Bảo đảm chất lượng sản phẩm (QA): Phương pháp bảo đảm chất lượng sản phẩm của Úc
sẽ được áp d
ụng trong thời gian ban đầu như một mô hình. Trên cơ sở này, các bước tiến
hành QA, đào tạo và soạn tài liệu phù hơp với điều kiện sản xuất tại Việt nam sẽ được tiến
hành bởi các nhà khoa học Úc và Việt nam tham gia trong dự án. Một cơ quan tham gia dự
án được trang bị sẽ chịu trách nhiệm thực hiện tiếp tục việc đảm bảo chất lượng các chế
phâm sản xuấ
t tại Việt nam sau khi dự án kết thúc.
Đào tạo về sản xuất và bảo đảm chất lượng sản phẩm: Các cán bộ nghiên cứu của Việt
nam sẽ được đào tạo tại Việt nam bởi các chuyên gia Úc và được đào tạo tại trường Đại học
Công nghệ Suranaree (Thái lan) về sản xuất, QA và cách quản lý cũng như R&D về
Rhizobium.
Khuyến nông và đào tạo nông dân và cán bộ khuyến nông
Chương trình khuy
ến nông và đào tạo cho nông dân và cán bộ khuyến nông sẽ được thực
hiện trên cơ sở các thí nghiệm đồng ruộng đơn giản (về các nghiệm thức thí nghiệm), trên
các vùng sản xuất khác nhau (Đồng bằng sông Cửu long, Duyên hải miền trung, các vùng đất
cao Bắc bộ, Trung bộ và Đông Nam bộ). Nông dân sẽ tham gia ở mọi góc độ, từ lựa chọn
nghiệm thức thí nghiệm đến gieo trồng, lấy mầu, thu hoạch và đọ
c kết quả. Hy vọng rằng
Trung tâm Khuyên nông Quốc gia sẽ đóng góp vai trò lớn trong các hoạt động khuyến nông
của dự án này. Trung tâm và OPI đang thảo luận để tiến tới một thoả thuận hợp tác. Các số
liệu thu được từ các thí nghiệm trình diễn đồng ruộng sẽ dùng để xây dựng một mô hình kinh
tế về sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu t

ại Việt nam. Bên
cạnh đó, các tập huấn sẽ được tổ chức cho nông dân, cán bộ khuyến nông và cán bộ nghiên
cứu về phương pháp sử dụng, hiệu quả kinh tế và hiệu quả đối với môi trường của việc sử
dụng chế phẩm. Chương trình khuyến nông – đào tạo này sẽ được thực hiện bởi các cán bộ
Việt nam trong sự kết hợp với đối tác phía Úc. Các chuyên gia Úc sẽ
trợ giúp để tập hợp,
chọn lọc, soạn thảo các tài liệu khuyến nông và chuyển giao cho Việt nam.

Sự tham gia của đơn vị tư nhân vào sản xuất, phân phối và tiếp cận thị trường
Hai (có thể là 3) công ty Việt nam chuyên sản xuất và kinh doanh phân bón sẽ tham gia
trong dự án, đó là Công ty Cổ phần Phân bón Fitohoocmon và Công ty Cổ phần Phân bón Củ
Chi (và Humix). Chúng tôi dự đoán rằng thị trường chế phẩm sẽ lớn dần lên trong suốt quá
trình thực hiện dự án so với khởi điểm thấp hiện nay. Doanh nghiệp tư nhân sẽ từng bước
tham gia sản xuất cùng lúc khi công nghệ phát triển và thị trường mở rộng. Các công ty này
sẽ tham gia marketing và phân phối sản phẩm. Đào tạo cũng sẽ mở ra cho các cán bộ của
công ty.

5. Tiến độ thực hiện
5.1 Các điểm mấu chốt
5.1.1 Tăng sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm chất lượng cao và quản
lý chất lượng sản phẩm

7


Dự án chú trọng đến các chủng rhizobium và bảo quản, công nghệ sản xuất (lên men), QA
trong quá trình sản xuất và sản phẩm, và đào tạo cán bộ nghiên cứu về công nghệ sản xuất và
QA.
5.1.1.1 Các chủng rhizobium
Thí nghiệm đồng ruộng tiếp tục thực hiện trong suốt năm 2008 để đánh giá hiệu quả cố định

đạm và ảnh hưởng của nhiễm chế phẩm đến nốt s
ần, sinh khối và năng suất. Cho tới nay đã
có 32 thí nghiệm đồng ruộng đã thực hiện trên 10 tỉnh. Tại mỗi tỉnh thí nghiệm đồng ruộng
thực hiện với ít nhất là 3 chủng rhizobium (CB1809 hoặc là NC92 và 2 chủng địa phương).
Các nghiệm thức đối chứng là không bón phân N hoá học, không nhiễm; bón phân N hoá
học, không nhiễm. Nghiệm thức thí nghiệm là nhiễm với chủng CB1809 (đậu tương) hoặc
NC92 (lạc), nhiễm với các ch
ủng địa phương. Tổng kết các kết quả thí nghiệm đồng ruộng
trong giai đoạn 2007-2008 và ảnh hưởng của các chủng CB1809 và NC92 đối với nốt sần,
sinh khối và năng suất hạt được trình bày trong Phụ lục 1. Ở đây đánh giá dựa vào 5 tăng so
với đối chúng: <20% là hiệu quả nhỏ, 20-40% là trung bình và >40% là cao. Trung bình
nhiễm chế phẩm cho cây đậu tương và lạc bằng Cb1809 hoặc NC92 thì nốt sần tăng 54%,
sinh kh
ối tăng 32% và năng suất tăng 30%.
Hai chủng của Úc, CB1809 và NC92, tăng nốt sần cho cây đậu tương và lạc trung bình 22%
so với các chủng địa phương (Việt nam). Năng suất sinh khối tăng cao hơn 11% và năng suất
hạt tăng 13% so với chủng địa phương.

Đối với mỗi chỉ tiêu thì có sự khác biệt lớn phụ thuộc vào điểm thí nghiệm. Sự tăng về nốt
sần từ
0-70%, sinh khối từ 0-30% và năng suất hạt 0-48%
5.1.1.2 Duy trì các chủng sản xuất
Các chủng dùng cho sản xuất thì cần thiết phải được duy trì về tính chính thống của chủng,
không tạp nhiễm mà các chủng này có chung nguồn gốc và hiệu quả cố định N.

Như đã thống nhất trong Hội thảo Tiến độ dự án vào tháng 2 năm 2008, giống gốc được
chuyển từ ALIRU đến IOOP, là cơ quan được lự
a chọn để quản lý các chủng dùng trong sản
xuất thương mại chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu. Cán bộ IOOP sẽ kiểm tra độ
thuần chủng của các chủng bằng cách cấy trên môi trường YMA và CRYMA và gởi các

phiên bản đến ISF và IAS. Các viện này sau đó gởi các phiên bản cấy chuyền của mình sau
nhiều lần cấy chuyền tới IOOP để kiểm tra tính thuần chủng trên YMA và CRYMA và đánh
giá sự hình thành nố
t sần bằng phương pháp trồng cây trong điều kiện kiểm soát. Thực hành
này cho thấy cần thiết phải đào tạo hơn nữa về nhận diện và duy trì tính thuần chủng của các
chủng rhizobium. Tạp nhiễm của một số mẫu khi gởi trở lại IOOP có thể phản ánh kết quả
của chế phẩm không đạt chất lượng.

Một số hình chụp về khuẩn l
ạc và hình dạng tế bào của các chủng CB1809 và NC92 từ các
viện nghiên cứu sẽ được đánh giá bởi ALIRU.
5.1.1.3 I Công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm – thí nghiệm
Các thí nghiệm về sản xuất được thực hiện ở tất cả các viện nghiên cứu – SFI, IAS và IOOP.
Mỗi viện chuẩn bị chế phẩm từ các nguồn than bùn khác nhau và xác định sự tồn tại của
rhizobium theo thời gian. Tại IAS xác
định số lượng rhizobium theo thời gian trên nền chất
mang than bùn trộn với phân trùn, mùn bã mía và bụi xơ dừa do đó cải thiện khả năng giữ

8


nước của than bùn. Chế phẩm chất lượng không cao làm bởi IAS có thể do tạp nhiễm từ chất
mang cũng như tạp nhiễm từ quá trình lên men. Thêm vào đó số lượng thấp rhizobium trong
chế phẩm có thể do ẩm độ thấp của chất mang. Khoảng ẩm độ thích hợp cho các thí nghiệm
này cần thiết trong khoảng 40-50% và vấn đề khử trùng than bùn cần được chú ý.

Cải thiện chất l
ượng chất mang thực hiện tại ISF bằng cách phối trộn than bùn với rỉ đường,
chất hiếm, phân trùn và bụi xơ dừa. Hỗn hợp than bùn, chất hiếm và rỉ đường; hỗn hợp than
bùn, phân trùn và bụi xơ dừa tốt hơn so với chỉ dùng than bùn và số tế bào đạt 10

9
trong 1
gam chế phẩm sau 4 tuần. Chất lượng của than bùn thì phụ thuộc theo vùng và do đó ảnh
hưởng đến chất lượng chế phẩm. Mẫu than bùn tại Sơn La có hàm lượng chất hữu cơ cao
(52%) dự đoán là than bùn tốt cho sản xuất chế phẩm nhưng thử nghiệm khả năng tồn tại trên
nguồn than bùn mới có vẻ là nguồn than bùn tốt cho sản xuất chế phẩm nhưng thử nghi
ệm sự
tồn tại của Rhizobium trên than bùn này thì cần thiết. Để làm giảm chi phí sản xuất và giảm
đòi hỏi về thiết bị cho thể tích lên men lớn trong các nồi lên men thì kỹ thuật lên men solid
nghĩa là nhiễm dịch giống đã pha loãng vào than bùn và cho phép sự nhân sinh khối lên đến
số lượng lớn trong than bùn theo thời gian ủ, đang được khảo sát tại IOOP. Chất lượng của
chế phẩm phụ thuộc vào nguồn than bùn và dị
ch pha loãng 1:10 là tốt nhất có thể đạt được tại
IOOP.

5.1.1.5 Chương trình Quản lý Chất lượng sản phẩm
Kết quả này được nêu ra chi tiết trong báo cáo sáu tháng lần thứ nhất, đệ trình vào tháng 5
năm 2008. Trong thời gian báo cáo này thì chế phẩm tiếp tục được gởi đến IOOP để kiểm tra
chất lượng sản phẩm. Các kết quả QA này sẽ làm nền tảng cho một tiêu chuẩn quốc gia về
chất lượng chế
phẩm vi sinh cố định đạm tại Việt nam. Cho đến nay, số lượng rhizobium tại
ISF và IOOP thay đởi từ 2x10
7
to 4x10
9
cells/g, và số lượng tạp nhiễm từ <10
-4
cells/g đến
7x10
6

cells/g. Chất lượng chế phẩm sản xuất bởi IAS không tốt. Trong mẻ sản xuất thứ nhất
thì rhizobium đã không phát hiện được ngay cả theo phương pháp đếm trên đĩa với môi
trường CRYMA và xác định nốt sần trên cây. Mẫu này đã bị nhiễm nấm mốc năng nề. Mẻ
sản xuất thư hai không phát hiện được tế bào rhizobium trong cơ chất do cơ chất quá khô
(khoảng 20% ẩm độ).
5.1.1.6 Đ
ào tạo về sản xuất và QA
Đã tổ chức một khoá đào tạo thứ hai cho 4 cán bộ nghiên cứu Việt nam của các viện nghiên
cứu tham gia trong dự án về công nghệ sản xuất và QA tại trường Đại học Công nghệ
Suranaree (Thái Lan), từ 5-19 tháng 10 năm 2008. Báo cáo về đợt thực tập này được trình
bày trong phụ lục 4. Mục tiêu của khoá đào tạo này là để cải thiện kỹ năng của các cán bộ
nghiên cứu c
ủa Việt nam về công nghệ sản xuất chế phẩm và về quản lý chất lượng sản
phẩm. Khoá đào tạo này chú trọng về thực tập hơn là về lý thuyết và bao gồm sự nhận diện
các chủng rhizobium, sản xuất chế phẩm ở mức độ nhỏ và lớn và kiểm tra chất lượng. Các
thành viên đến từ các viện khác nhau tập trung học về các vấn đề mà họ
đang gặp khó khăn
trong thực tế sản xuất. Nhận diện các chủng rhizobium là vấn đề quan tâm của tất cả các
viện. Sự thuần chủng của giống, trên môi trường agar và trong dịch thể, có thể được xác định
bởi hình thái khuẩn lạc, hình thái tế bào và kỹ thuật FA. Tuy nhiên, kỹ năng về vi sinh vật
của người thực hiện các thử nghiệm này thì rất cần quan tâm. Hầu hết các thành viên cần
đượ
c đào tạo hơn nữa và cần tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân họ. Hiện tại có một đào tạo
cho một cán bộ của Việt nam tại trường Đại học Sydney và ALIRU, từ 20 tháng 11 năm
2008 đến 19 tháng 12 năm 2008. Mục tiêu của đào tạo này là để thực hiện các nghiên cứu

9


liên quan đến nhận diện, sự tồn tại và hiệu quả của các chủng rhizobium của Việt nam và úc,

tham gia tổng hợp công nghiệp sản xuất chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu và hệ
thống quản lý chất lượng tại Úc, và jhoàn tất tài liệu cho sản xuất chế phẩm và kiểm tra chất
lượng để áp dụng tại Việt nam.

5.1.2 Chương trình khuyến nông và đ
ào tạo cho nông dân và cán bộ
khuyến nông
Chương trình đào ta-khuyến nông cho nông dân và cho cán bộ khuyến nông đã được xây
dựng là các thí nghiệm đa vùng, đơn giản, tại các vùng chính sản xuất cây họ đậu (Đồng
bằng Sông Cửu long, Duyên hải miền Trung, vùng đất cao Miền bắc, Tây nguyên và Đông
Nam bộ). Nông dân và cán bộ khuyến nông tham gia trong mọi khâu, từ thiết kế thí nghiệm
cho đến gieo trồng, lấy mẫu, thu hoạch và đọc kết quả. Các trung tâm Khuyến nông của
MARD đóng góp vai trò quan trọng trong các hoạt động khuyến nôn. Các số liệu từ các thí
nghiệm đồng ruộng sẽ dùng để xây dựng mô hình kinh tế cho sản xuất và sử dụng chế phẩm
tại Việt nam. Thêm vào đó, các khoá đào tạo sẽ được tổ chức cho nông dân và cán bộ khuyến
nông và cán bộ nghiên cứu về phương pháp sử dụng chế phẩm, lợi ích về kinh tế cũng như
môi trường. Đào tạo này s
ẽ được thực hiện bởi cán bộ Việt nam trong sự kết hợp với các
chuyên gia Úc để trợ giúp về tài liệu khuyến nông.
5.1.2.1 Điều tra nông dân về hiểu biết và thái độ đối với sử dụng chế phẩm vi
sinh cố định đạm
Các cuộc điều tra đã được thực hiện trong suốt tháng 4 – 8/2007 và tiếp tục tháng 11 – 2 năm
2008 để xác định mức độ hiểu biết v
ề chế phẩm, sử dụng chế phẩm bởi nông dân và cán bộ
khuyến nông và thái độ của họ về việc sử dụng trong tương lai và cuối cùng là hiện thực sản
xuất và QA tại Việt nam. Các kết quả đã được báo cáo toàn bộ trong Báo cáo Thông tin ban
đầu đệ trình vào tháng 5 năm 2008. Chúng tôi có kế hoạch làm các điều tra cuối cùng (sau
khi thực hiện các thí nghiệm, trình diễn đồng ruộng, tập huấn cho nông dân) vào tháng 12
năm 2008 đến tháng 2 nă
m 2009. Bộ câu hỏi điều tra thì giống với điều tra ban đầu, và nông

dân tham gia là các nông dân đã được điều tra lần trước và các nông dân và cán bộ khuyến
nông đã tham gia vào các thí nghiệm, trình diễn vừa qua Sẽ tiến hành điều tra trên 10 tỉnh.
5.1.2.2 Chương trình Khuyến nông - ảnh hưởng kinh tế và sinh học của việc
nhiễm chế phẩm
Đã có 35 điểm trình diễn đồng ruộng sử dụng chế phẩm trên 10 tỉnh. Các thí nghi
ệm trình
diễn này có hai nghiệm thức: nhiễm với chế phẩm + không sử dụng hoặc sử dụng một lượng
nhỏ phân hoá học N và nghiệm thức của nông dân là không nhiễm chế phẩm + sử dụng phân
bón N. Các kết quả được trình bày trong Phụ lục 3

Tổng quát, kết quả cho thấy, sử dụng chế phẩm cho cây đậu tương và cây lạc đã làm tăng lợi
nhuận cho nông dân, trung bình là 4.300.000đ/ha. Mức độ
lợi nhuận thì khác nhau tuỳ thuộc
vào các điểm thử nghiệm khác nhau. Lợi nhuận tăng 500.000đ/ha đối với cây lạc tại Bầu
Đồn, Tây Ninh nhưng tăng tới 14.200.000đ/ha tại Châu Thành, Trà Vinh. Tương tự như vậy,
đối với cây đậu nành, lợi nhuận tăng hơn 9.100.000đ/ha tại Cưjut, DakNong so với đối chứng
sử dụng phân N hoá học.

Nông dân đã được mời đến các đi
ểm trình diễn ít nhất là một lần. Ở nhiều diểm nông dân
đến lấy mẫu nốt sần, sinh khối cũng như năng suất hạt. Có khoảng 700-1050 nông dân đã

10


đến tham gia trong các điểm trình diễn. Họ đượ cung cấp tài liệu khuyến nông (xem Phụ lục
5). Cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông giải thích cho nông dân về hoạt động của
rhizobium và các điều kiện cho việc sử dụng chế phẩm thành công. Nông dân tỏ ra rất thích
thú tìm hiểu về cố định đạm sinh học.


5.1.3 Tham gia của các công ty tư nhân vào sản xuất, phân phối và
marketing sản phẩm
Khi dự án này bắt
đầu thực hiện, chúng tôi dự kiến là sẽ có 2-3 công ty tư nhân tham gia vào
dự án. Chúng tôi cũng dự kiến rằng thị trường của sản phẩm sẽ tăng dần lên trong suốt thời
gian thực hiện dự án từ một mức rất thấp ban đầu và rằng bộ phận tư nhân sẽ từng bước tham
gia một khi công nghệ phát triển cùng lúc với thị trường mở rộng. Các công ty này đầu tiên
sẽ tham gia vào trong dự
án bằng việc marketing và phân phối sản phẩm hơn là sản xuất. Đào
tạo cũng mở cửa cho đối tượng này. Các cán bộ nghiên cứu của các viện tham gia trong dự
án sẽ cung cấp công nghệ cho các công ty thông qua dự án này.

Công ty Komix hiện đang tham gia trong dự án bằng các thử nghiệm đồng ruộng đối với đậu
tương và lạc. Chế phẩm được sản xuất bởi IOOP và được đánh giá trong các thử nghiệm này
thông qua các ch
ỉ số sinh học và hiệu quả kinh tế. IOOP cũng chuyển giao cho Komix kỹ
thuật nhiễm chế phẩm vào hạt và tài liệu khuyến nông. Komix cũng đã phân phối chế phẩm
cho nông dân thử nghiệm tại Tây Ninh. Komix thu thập feedback từ nông dân về sử dụng và
lợi nhuận. IOOP đã mời Komix đến thăm đồng ruộng trình diễn và các hội thảo được tổ chức
tại Bình Định, Duyên Hải Nam Trung bộ. vào vụ Đ
ông Xuân 2009.

Chúng tôi thống nhất rằng SFI sẽ phối hợp với một công ty tư nhân ở miền Bắc về việc xúc
đẩy sản xuất chế phẩm. SFI sẽ sản xuất dịch sinh khối lỏng sau đó chuyển cho công ty để tạo
sản phẩm trên nền chất mang than bùn đã khử trùng. SFI sẽ kiểm tra chất lượng sản phẩm
trong suốt quá trình sản xuất. SFI cũng sẽ gởi mẫu ch
ế phẩm cho IOOP để kiểm tra chất
lượng độc lập. Ở thời điểm này SFI dự định phát triển mối quan hệ với công ty Sơn La tại
tỉnh Sơn La. Điều này hợp lý bởi vì đang tập trung vào tỉnh Sơn La về việc khuyến nông và
R&D. Vấn đề là Sơn La cách Hà nội 300 km nơi SFI đặt phòng thí nghiệm của mình và như

vậy sẽ có khó khăn trong việc vận chuyển giố
ng ở dạng dịch với số lượng lớn. Vấn đề này
cần được giải quyết.

5.2 Lợi nhuận cho nông hộ nhỏ
Tiềm năng lợi nhuận có giá trị là 100-200 triệu đô la Úc/năm thông qua sự tăng năng suất và
giảm thiểu sử dụng phân bón hoá học N. Lợi nhuận cho các nông hộ nhỏ này cần được bắt
đầu nhân rộng ra thông qua công nghệ sản xuất chế phẩ
m được thu hút hơn sau năm thư hai
của dự án.

5.3 Xây dựng năng lực
Xây dựng năng lực đã bắt đầu với sự tham gia của 17 cán bộ nghiên cứu/kỹ thuật viên tại Hội
thảo Chất lượng sản phẩm tại Tp HCM vào tháng 2-3/2007 và Đào tạo về Công nghệ sản
xuất chế phẩm tại Thái lan vào tháng 6/2007 và tháng 10/2008, và đầu tư mua sắm vật liệu,
hóa chất và thiết bị
cho R&D và sản xuất. Một đào tạo về R&D rhizobium tại Úc đã bắt đầu
vào 20/11/2008. Mua sắm thêm thiết bị đã được lên kế hoạch cho đầu năm 2009.


11


5.4 Xuất bản
Một bài báo đã được gới đến văn phòng CARD để được xuất bản. Nó đã được hiệu chỉnh bởi
văn phòng CARD và sẽ xuất bản khoảng đầu năm 2009 trong CARD Newsletter số 5 (xem
Phụ lục 6 của Báo cáo 6 tháng lần thứ 2 và Phụ lục 5 trong báo cáo này). Một bài báo khác
cũng đã được xuất bản trong proceedings của Hội Nghị Nông nghiệp Úc lần thứ 14.
Herridge, David, John Ba Maw, Maung Maung Thein, Om Parkash Rupela, Nantakorn
Boonkerd, Tran Yen Thao, Rosalind Deaker, Elizabeth Hartley and Greg Gemell (2008)

Expanding production and use of legume inoculants in Myanmar and Vietnam. In. "Global
Issues, Paddock Action". Proceedings of the 14th Australian Agronomy Conference, 21-25
September 2008, Adelaide, South Australia. Australian Society of Agronomy (xem bài báo
trong Appendix 6).

5.5 Quản lý dự án
Dự án đang hoạt động trơn tru mặc dù Trường Đại học Cần thơ, được xác định ngay từ ban
đầu là một cơ quan cộng tác, đã rút lui khỏi dự án ngay sau khi hoàn tất Hội thảo Giới thiệu
Dự án và Đào tạo QA tại TpHCM. Vị trí này đã được thay thế bởi Viện Nông lâm nghiệp
Tây Nguyên (IAF) và Viện Khoa học Nông nghiệp Duyên hải miền Trung (ASISCV). Cũng
vậy, Fitohoocmon, m
ột trong những công ty tư nhân xác định tham gia trong dự án nhưng
công ty này không tham gia trong dự án nữa bởi vì mục tiêu của công ty này là sản xuất phân
bón hữu cơ mà không sản xuất chế phẩm rhizobium chất lượng cao. Komix đã tham gia trong
dự án và đã có kế hoạch chi tiết làm việc với cán bộ của dự án để mà thúc đẩy sản xuất và sử
dụng chế phẩm tại việt nam (xem Phụ lục 5 của báo cáo 6 tháng lần thứ 2).
6. Các vấn đề về môi trường và xã hội
6.1 Môi trường
Dự án này hy vọng mang lại lợi ích môi trường thong qua việc tăng sản xuất các cây họ đậu
sự thay thế sản xuất công nghiệp phân đạm hóa học bằng đạm được tạo ra bằng con đường
sinh học. Cương trình khuyến nông sẽ tăng hiểu biết tổng quát về đất và quản lý phân bón do
đó cải thiện việc quản lý đất đai. Giảm sử dụng phân N hóa học đặc iệ
t là trong hệ thống cây
trồng với lúa tại Đồng bằng sông Cửu long sẽ mang lại lợi ích về chất lượng nước và nuôi
trồng thủy sản. Cũng hy vọng rằng sự xói mòn đất ở các vùng đất cao sẽ giảm đi thong qua
các hệ thống cây trồng với cây họ đậu.

6.2 Vấn đề về giới và xã hội
Vấn đề giới được trông đợi là trung lập. Dự án ảnh h
ưởng tốt đến xã hội vì ảnh hưởng kinh tế

tốt của dự án đã bắt đầu lan tỏa.
7. Thực thi và các vấn đề về tính ổn định
7.1 Các vấn đề và trở ngại
Như đã báo cáo chi tiết ở trên trong phần Quản lý Dự án, đã có vấn đề nẩy sinh trong quản lý
của dự án liên quan đến các cơ quan hợp tác trong dự án, mà đã được giải quyết ngay lập tức
sau Hội thảo Giới thiệu dự án tại TpHCM 2007. Tóm tắt là Trường Đại học Cần thơ đã rút
lui khỏi dự án và các trách nhiệm của nó đã được trao cho Viện nghiên c
ứu Nông Lâm
nghiệp Tây nguyên (IAF) và Viện Khoa học Nông nghiệp Duyên hải miền Trung (ASISCV).

12



7.2 Cách giải quyết
Như đã trình bày ở trên
7.3 Tính ổn định
Cho đến giai đoạn này dự án ổn định.
8. Kế hoạch
Các công việc sẽ tiến hành tiếp theo trong 6 tháng:
• Tiếp tục chương trình thí nghiệm đồng ruộng tại Duyên hải Nam Trung bộ (Bình
Định) và Đông Nam bộ (Tây Ninh)
• Tiếp tục áp dụng kỹ thuật mới sản xuất chế phẩm và QA tại các viện chính tại Việt
nam - IOOP, IAS và SFI
• Tiếp tục chương trình R&D về các vấn đề liên quan đến sản xuất chế phẩm tại Việt
nam, ví dụ lự
a chọn chất mang, công thức chế phẩm và bao gói.
• Tiếp tục trang bị cho các phòng thí nghiệm chính tại Việt nam (OOP, IAS và SFI)
thông qua việc mua sắm thiết bị và nguyên vật liệu
• Hoàn tất tài liệu khuyến nông và hội thảo và tổ chức các hội thảo cho nông dân.

• Thực hiện hậu điều tra về sử dụng chế phẩm, lợi ích của nó và thái độ của nông dân
đối với việc sử dụng ch
ế phẩm
• Tập trung làm việc với 2 công ty tư nhân (Komix và Sơn La) về vấn đề mở rộng, đào
tạo và marketing chế phẩm. Nếu có thể làm việc với Komix và Sơn La để bắt đầu sản
xuất chế phẩm.
9. Kết luận
Tại thời điểm này, dự án đáp ứng các mục tiêu đề ra

13




14


Tiến độ của dự án so với các Mục tiêu ban đầu, các Kết quả, Họat động và Đầu vào

Tên dự án: Thay thế phân bón N hóa học bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu tại Việt nam để tăng thu nhập cho nông dân và cải thiện
môi trường
Cơ quan chủ trì Việt nam: Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu (OPI)
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
Mô tả Chi tiết của Mục tiêu, Đầu ra
và Họat động
Sự đo lường Giả định Diễn giải và Chi tiết tiến độ thực hiện
MỤC TIÊU

1. Tăng sản xuất chế phẩm
vi sinh cố định đạm chất

lượng cao tại Việt nam
thông qua tăng cường năng
lực sản xuất, thực hiện QA
và R&D.

Tăng sản xuất và sử
dụng chế phẩm vi sinh
cố định đạm chất lượng
cao

- Khả năng cao cho
sản xuất chế phẩm vi
sinh cố định đạm
- Hiệu quả lan rộng
của việc nhiễn
rhizobium
- Nông dân quan tâm
- Tiếp tục có kinh phí
và nhân sự có năng
lực cho chương trình
rhizobium
Vẫn còn thích hợp - không cần thay đổi

2. Phát triển và thực hiện
một chương trình khuyến
nông và đào tạo về chế
phẩm vi sinh cố định đạm
và cố định đạm sinh học
cho nông dân, cán bộ
khuyến nông và cán bộ

nghiên cứu.
Tăng hiểu biết về hiệu
quả của chế phẩm vi
sinh cố định đạm cho
cây họ đậu và nông dân
biết về chế phẩm này
nhiều hơn.
- Thông qua chươ
ng
trình khuyến nông và
đào tạo hiệu quả,
hiểu biết của nông
dân về chế phẩm vi
sinh cố định đạm, cố
định đạm sinh học ở
cây họ đậu và lợi ích
Vẫn còn thích hợp - không cần thay đổi

15


kinh tế cũng như môi
trường của cây họ
đậu sẽ tăng cường
và sử dụng chế
phẩm cũng tăng lên.
3. Sự tham gia của các
doanh nghiệp tư nhân trong
sản xuất chế phẩm và
marketing cho muc tiêu bền

vững của dự án
.
Sử dụng mạng lưới
phân phối của các cơ sở
tư nhân để tiếp cận thị
trường và phân phối chế
phẩm vi sinh cố định
đạm cho cây họ đậu.
Sản xuất lớn chế phẩm
bởi cơ sở tư nhân.

- Sự tham gia của cơ
sở tư nhân sẽ bảo
đảm sự chắc chắn
lâu dài sản xuất chế
phẩm này tại Việt
nam.
Vẫn còn thích hợp - không cần thay đổi
KẾT QUẢ

1.1. Các chủng rhizobium
có hoạt tính cao được xác
định cho sản xuất.
Lựa chọn các chủng
hiệu quả cho sản xuất
chế phẩm vi sinh cố định
đạm tại Việt nam.
Giả định có thể lựa
chọn chủng có hiệu
quả cố định đạm cho

các quốc gia/nhiều
vùng đất/lọai đất


1.2. Kỹ thuật phù hợp để
duy trì, ổn định hoạt tính và
chất lượng của các chủng vi
sinh phục vụ sản xuất ở qui
mô lớn.
Cán bộ nghiên cứu và
các phòng thí nghiệm
được trang bị để thực
hiện nhận diện, duy trì
và đánh giá chất lượng
của các sản phẩm vi
sinh cố định đạm.
Tiến trình kỹ thuật
QA và các tiêu
chuẩn đang được sử
d
ụng tại Úc có thể
cần thiết được cải
biến cho phù hợp với
điều kiện của Việt
nam.


1.3. Sản xuất và phân phối
chế phẩm vi sinh cố định
đạm chất lượng cao tại Việt

Cán bộ nghiên cứu và
các phòng thí nghiệm tại
ISF và CTU được trang
Giả định rằng năng
lực sản xuất tăng lên
về số lượng, về chất


16


nam.
bị để sản xuất chế phẩm
chất lượng cao, đáp ứng
đủ về số lượng cho các
thử nghiệm đồng ruộng
diện rộng và đáp ứng
đòi hỏi số lượng nhỏ của
nông dân hiện nay.
lượng và tăng ảnh
hưởng của chế phẩm
đối với nông dân
trong thời gian thực
hiện dự án.

2.1. Trình diễn đồng ruộng
kết hợp với hội thảo đầu bờ
và hội thảo tập huấn về sử
dụng chế phẩm, đánh giá
hiệu quả cố định đạm và lợi

ích của chế phẩm.
Sử dụng các trình diễn
đồng ruộng tại nông hộ
và hội thảo tập huấn tại
các vùng hoạt động của
d
ự án để giáo dục nông
dân và cán bộ khuyến
nông về sử dụng và hiệu
quả của chế phẩm
Các lô đất trên ruộng
nông dân đại diện
cho các nghiệm thức
của các thí nghiệm
trình diễn đồng ruộng
sẽ biểu diễn một
cách hiệu quả lợi ích
của chế phẩm. Sự
quan tâm của cán bộ
khuyến nông và nông
dân về công nghệ
nhiễm chế phẩm vi
sinh cố định đạm ở
cây họ đậu.


2.2. Tài liệu khuyến nông về
phương pháp sử dụng chế
phẩm, ảnh hưởng của chế
phẩm đến năng suất, lợi

nhuận và lợi ích đối với môi
trường được viết, xuất bản
và phấn phối thông qua hội
nghị đầu bờ và hôi thảo tập
huấn cho nông dân, cán bộ
Thông tin được chấp
nhận về phương pháp
và lợi ích của sử d
ụng
chế phẩm bởi cán bộ
khuyến nông và nông
dân
Tài liệu khuyến nông
gần gũi với các đối
tượng của dự án.


17


khuyến nông và cán bộ
nghiên cứu.

3.1. Doanh nghiệp tư nhân
bắt đầu tham gia vào
marketing sản phẩm
Các thông về lợi ích, sử
dụng và sự hiện diện
của chế phẩm được biết
đến một cách rộng rãi.

Thị trường lớn và
doanh nghiệp tư nhân
quan tâm đến sản xuất
chế phẩm này.


3.2. Tăng sự tham gia trong
sản xuất chế phẩm khi
công nghệ phát triển và thị
trường mở rộng
Tăng năng lực sản xuất Sản xuất thương mại
chế phẩm tồn tại
được cho doanh
nghiệp tư nhân.

Hoạt động

1.1.1. Thu nhận và thử
nghiệm các chủng trong các
hệ thống sản xuất chế
phẩm
Các chủng lựa chọn
đảm bảo đưa vào sản
xuất có chất lượng cao
và thời gian bảo quản
dài.
Hoàn tất-Các chủng rhizobium thương mại
có hoạt tính cao CB1809 và NC92 cung
cấp từ Úc tháng 3/2007 cho sản xuất chế
phẩm cho cây đậu tương và lạc


1.2.1. Đào tạo cho tất cả
cán bộ nghiên cứu về
QA/kỹ thuật thực hiện QC
Hoàn tất đào tạo. Có
báo cáo đánh giá các
học viên
Hoàn tất- Hội thảo đào tạo QA thực hiện
tại Việt nam tháng 2-3/2007 cho 17 cán bộ
khoa học và kỹ thuật viên

1.2.2. Mua các thiết bị và
vật liệu, hóa chất phục vụ
cho duy trì hoạt tính của các
chủng và cho chương trình
QA
Phòng thí nghiệm được
trang bị để thực hiện duy
trì hoạt tính của các
chủng và bảo đảm chất
lượng sản phẩm. Thiết
bị và hóa chất, vật liệu
được liệt kê và thực hiện
việc bảo trì.
Tiếp tục. Tủ lạnh, vortex mixer, đèn cấy
gas, máy tính xách tay, mirowave,
MasterFlex (đầu bơm thiết bị pha
loãng),các dụng cụ thuỷ tinh: erlen, ống
nghiệm, ống đong, becher, và khác.
Phòng nuôi cây đã dược xây dựng tại OPI

cho kiểm tra chất lượng sản phẩm.


1.2.3. Tiêu chuẩn hóa QA
và kết quả tại IAS và OPI
Thống nhất giữa các
phòng thí nghiệm về
quản lý chất lượng sản
Hoàn tất – đồng ý rằng OPI sẽ thực hiện
công tác QA

18


phẩm. Các kết quả được
báo cáo đi kèm với kế
hoạch chương trình bảo
đảm chất lượng liên tục

1.2.4. Phân tích/tổng hợp
về chương trình QA tại Việt
nam và chuẩn bị thực hiện
nội dung của QA
Quyết định chương trình
QA (OPI sẽ tiếp tục với
chương trình QA quốc
gia). Các nội dung của
chương trình QA được
chuẩn bị.
Hoàn tất – (xem báo cáochi tiết Hội thảo

QA trong báo cáo 6 tháng đầu tiên)

1.2.5. Đánh giá thường
xuyên chất lượng và thời
gian bảo quản chế phẩm.
Chế phẩm có chất lượng
cao, có sẵn để tiếp cận
thị trường. Chương trình
kiểm tra và báo cáo
Bắt đầu với kiểm tra chất lượng chế phẩm
dùng cho các thí nghiệm đồng ruộng và thí
nghiệm. Kiểm tra chất lượng cho sản xuất
lớn sẽ bắt đầu khi sản xuấ
t bắt đầu.

1.3.1. Đào tạo tất cả cán bộ
nghiên cứu về sản xuất chế
phẩm chất lượng cao
Hoàn tất đào tạo. Có
báo cáo đánh giá các
học viên
Tiếp tục- đào tạo về công nghệ sản xuất
chế phẩm thực hiện tại Thái Lan vào tháng
3/2007 cho 3 cán bộ nghiên cứu Việt nam
(xem báo cáo chi tiết Sáu tháng đầu tiên).
Đợt đào tạo thứ hai đã đươc thực hiện t

5-19/10/2008 cho 4 cán bộ nghiên cứu
của Việt nam tại Thái lan (xem Phụ lục 4)


1.3.2. Mua sắm thiết bị,
hóa chất, vật liệu tại ISF và
CTU để sản xuất chế phẩm
chất lượng cao.
Phòng thí nghiệm ISF và
CTU được trang bị phục
vụ sản xuất. Thiết bị,
hóa chất, vật liệu được
liệt kê và có kế hoạch
bảo trì
Đang tiếp tục. Tại IAS và SFI hoá chất và
các nguyên vật liệu đã được mua để phục
vụ
cho nghiên cứu và cho sản xuất chế
phẩm. Ghi chú rằng Đại học Cần Thơ
không còn tham gia trong dự án nữa.

1.3.3. Đánh giá thị trường
các chế phẩm vi sinh cố
Phát triển mô hình sản
xuất trong đó chỉ ra năng
Điều tra đã hoàn tất. kết quả đã được trình
bày trong Báo cáo Thông tin Ban đầu

19


định đạm tại Việt nam và
năng lực sản xuất của các
Viện tham gia trong dự án.

lực sản xuất cao nhất.
Báo cáo về nhu cầu hiện
tại và dự đoán nhu cầu
tương lai của chế phẩm
tại Việt nam và năng lực
sản xuất của các Viện.
tháng 4/2008.

1.3.4. Phát triển kỹ thuật
sản xuất ở tất cả các Viện
tham gia trong dự án mà
công nghệ này có hiệu quả
cao, phù hợp với điều kiện
Việt nam.
Kỹ thuật mới/thích ứng
mà tạo sản phẩm chất
lượng cao, năng suất
cao. Báo cáo khoa học.
Bắt đầu và đang tiếp tục – công nghệ sản
xuất tại OPI (tpHCM), IAS (tpHCM) và SFI
(Hà nội), xây dựng hội thả
o QA tại tp HCM
tháng 3/2007, đào tạo công nghệ sản xuất
tại Thái Lan tháng 6/2007 và Hội thảo Tiến
độ dự án 2/2008. Đào tạo về các chủng
rhizobium đang tiến hành tại Trường Đại
học Sydney và ALIRU


1.3.5. Đánh giá tính hiệu

quả của các dạng chế phẩm
và áp dụng đồng ruộng.
Các khuyến cáo sử
dụng các dạng chế
phẩm khác nhau tại Việt
nam. Báo cáo, các trình
diễn trên đồng ruộng
Các thí nghiệm đồng ruộng thực hiện
trong suốt giai đoạn 2007/2008 cho thấy
khi nhiễm đậu tương và lạc với các chủng
có hoạt tính cao CB1809 và NC92 của úc
tăng nốt sần, năng suất sinh khối và n
ăng
suất hạt trung bình là 54%, 32% and 30%,
so với đối chứng không nhiễm và 22%, 11
% and 13% so với các chủng của Việt
nam.

1.3.6. Phát triển một
chương trình phân phối chế
phẩm thông qua doanh
nghiệp tư nhân và khuyến
nông tại Việt nam.
Sư phân phối hiệu quả
các chế phẩm cho nông
dân. Nông dân có khả
năng có được chế
phẩm.
Komix và Sơn La phân phối chế phẩm.
Các viện nghiên cứu sẽ sản xuất chế

phẩm (IAS, SFI, IOOP), sản phẩm sẽ
được kiểm tra chất lượng (bởi IOOP) và
sau đó gởi
đến các công ty ở khoảng giai
đoạn chuẩn bị gieo, Các công ty sẽ phân

20


phối cho nông dân ở các vùng trọng điểm.
Cũng theo cách này, các Trung tâm
khuyến nông của tỉnh sẽ phân phói chế
phẩm cho nông dân (Đồng Tháp, vào vụ
Xuân/Hè 2009, Trà Vinh và Bình Định vụ
Đông Xuân 2008/2009.
Thông tin phản hồi từ nông dân sẽ là:
- Có bao nhiêu nông dân sử dụng chế
phẩm trên ruộng của họ?
- Năng suất so với áp dụng phân bón N
của nông dân hiện tại?
- Nông dân có muốn dùng sản phẩm
trong vụ kế tiếp không?
Bất c
ứ góp ý gì cho chế phẩm như là có
dễ dàng sử dụng?
Trong tương lai, Komix và Sơn La có khả
năng sẽ sản xuất chế phẩm (xem Phụ lục
5 trong Báo cáo lần 2)



1.3.7. Phân tích/Tổng hợp
về sản phẩm và kỹ thuật
sản xuất
Phân tích kinh tế/khả
năng áp dụng của kỹ
thuật sản xuất, chế
phẩm và phân phối sản
phẩm. Báo cáo và
khuyến cáo về sản xuất
chế phẩm và phân phối
tại Việt nam.
Điều tra và đào tạo năm đầu tiên đã hoàn
tất – tóm tắt và phân tích sản xuất chế

phẩm đã chuẩn bị trong Báo cáo Thông tin
ban đầu (cũng xem Phần 5.1.3 và Phụ lục
5 trong báo cáo này)

2.1.1. Thiết lập các thử
nghiệm đồng ruộng trong
Thử nghiệm đồng ruộng
được thiết lập và được
Có 35 điểm trình diễn đã được thực hiện
trong 10 tỉnh. Nói chung, sử dụng chế

21


các vùng hoạt động của dự
án để trình diễn hiệu quả

của sử dụng chế phẩm khi
so sánh với sử dụng phân
đạm hóa học.
quan sát phẩm cho đậu tương và lạc đã tăng thu
nhập cho nông dân, trung bình khoảng
4.3000.000VNĐ/ha. Lợi nhuận thay đổi tuỳ
thuộc vào vùng

2.1.2. Sử dụng các lô thí
nghiệm để trình diễn ảnh
hưởng của chế phẩm cho
cán bộ khuyến nông và
nông dân, thông qua các
hội thảo đầu bờ
Trình diễn được thực
hiện ở các ruộng nông
dân. Thực hiện các hoạt
động khuyến nông
Nông dân đã được mời đến điểm trình
diễn ít nhất 1 lần . Ở nhiềi điểm nông dân
đã đến điểm trình diễm 2-3 l
ần như ở
DakLak và DakNong, họ đến ở thời điểm
quan sát nốt sần, thu hoạch sinh khối cũng
như thu hoạch hạt. Ở mỗi điểm trình diễn
có ít nhất 20 nông dâ, cán bộ khuyến nông
và cán bộ nông nghiệp đến thăm quan và
đánh giá (700–1050 người). Họ quan sát
sự phát triễn của đậu tương và lạc, so
sánh sức khoẻ và tăng trưởng của cây ở

các lô nhiễm và không nhiễm. Họ
nhận
các tài liệu khuyến nông. Cán bộ nghiên
cứu và cán bộ khuyến nông giải thích
rhizobium hoạt động như thế nào và các
điều kiện tốt cho chúng phát huy tác dụng.

2.1.3. Đánh giá hiểu biết
của nông dân và thái độ sử
dụng chế phẩm
Điều tra được thực hiện
thông qua khuyến nông
và doanh nghiệp tư
nhân. Báo cáo về số liệu
điều tra.
Điều tra đã hoàn tất – kết quả đã trình bày
trong Báo cáo Thông tin ban đầu

2.1.4. Thiết lập các thử
nghiệm để trình diển áp
dụng kỹ thuật và hiệu quả
của các sản phẩm vi sinh cố
Các thử nghiệm được
thiết lập và các kỹ thuật
áp dụng được trình diễn
cho nông dân và cán bộ


22



định đạm khác khuyến nông. Báo cáo
khoa học về các chế
phẩm hiệu quả
nhất/thích hợp nhất và
kỹ thuật phân phối sản
phẩm.

2.2.1. Chuẩn bị các bài viết
từ tài liệu và từ các thí
nghiệm đồng ruộng về lợi
ích của việc nhiễm chế
phẩm vi sinh cố định đạm
cho cây.
Báo viết được chuẩn bị
và phân phối cho cán bộ
nghiên cứu, cán bộ
khuyến nông và nông
dân
Đã bắt đầu (Xem phụ lục 4 và 6 của báo
cáo lần 2) và đang tiếp tục

2.2.2. Chuẩn bị sổ tay
hướng dẫn sử dụng chế
phẩm.
Sổ tay hướng dẫn được
chuẩn bị, phân phối cho
nông dân, cán bộ
khuyến nông và cán bộ
nghiên cứu

Tiếp tục

3.1.1. Chuẩn bị tài liệu
marketing cho chế phẩm vi
sinh cố định đạm
Tài liệu marketing được
xuất bản và phân phối
bởi các doanh nghiệp tư
nhân.
Đã bắt đầu (Xem phụ lục 4 và 6 của báo
cáo lần 2) và đang tiếp tục

3.1.2. Thực hiện đào tạo
cho doanh nghiệp tư nhân
về lợi ích của nhiễm chế
phẩm vi sinh cố định đạm
cho cây.
Đào tạo được hoàn
thành. Học viên được
đánh giá/công nhận.
Đang tiếp tục – thông qua các thí nghiệm
đồng ruộng và các trình diễn đồng ruộng
của các viện (IOOP, SFI) và công ty tư
nhân (Komix) và phân phối chế phẩm tại
SFI cho công ty Sơn La cho nông dân thử
nghiệm. Son La

3.2.1. Đánh giá thị trường
đối với chế phẩm vi sinh cố
Phát triển một mô hình

sản xuất trong đó chỉ ra
Bắt đầu (xem báo cáo Thông tin ban đầu
và phần 5.1.3 của báo cáo thứ 2 ) và tiếp

23


định đạm ở Việt nam và
năng lực sản xuất của các
viện nghiên cứu/doanh
nghiệp
các thiếu hụt năng lực
hiện tại và nhu cầu của
doanh nghiệp tư nhân.
Báo cáo về mô hình sản
xuất và kế hoạch kinh
doanh cho sản xuất tiếp
theo tại Việt nam.
tục thực hiện trong thời gian còn lại của
dự án.

3.2.2. Đào tạo doanh
nghiệp tư nhân về sản xuất
chế phẩm vi sinh cố định
đạm chất lượng cao và
quản lý chất lượng sản
phẩm
Tăng năng lực sản xuất
và tăng số lượng sản
phẩm

Bắt đầu và tiếp tục – đào tạo QA tháng 2-
3/2007 cho cán bộ và kỹ thuật viên từ
Fitohoocmon (2), Humix (2) và Củ Chi (1).

3.2.3. Phân tích/tổng hợp
về sản phẩm vi sinh cố định
đạm và kỹ thuật sản xuất
của các doanh nghiệp tư
nhân
Phân tích hiệu quả kinh
tế/khả năng ứng dụng
các kỹ thuật sản xuất,
sản phẩm và phân phối
sản phẩm. Báo cáo và
khuyến cáo cho sản xuất
chế phẩm và phân phối
tại Việt nam.
Bắt đầu (xem Phụ lục 5 củ
a báo cáo này)
và tiếp tục trong thời gian còn lại của dự
án.




ĐẦU VÀO
Năm 2
Kế họach (3/2008 –
3/2009)
Hiện thực (3/2008 –

11/2008)
Diễn giải

Nhân sự phía Việt nam
IOOP
MOI
IAS
ISF

540 ngày
45 ngày
308 ngày
300 ngày

564 ngày
7 ngày
275 ngày
280 ngày

Ngay sau khi tham dự hội thảo kế họach
dự án và đào tạo về QA tại Tp HCM trong
tháng 2 -3/2007, trường Đại học Cần Thơ
không tiếp tục tham gia trong dự án. Hai

×