Phụ lục 4
Tại sao chúng ta sử
dụng chế phẩm vi
khuẩn nốt sần cho
cây lạc !
Sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần cho
cây họ đậu là cách tốt bổ sung phân đạm
cho cây lạc bởi vì:
• Chế phẩm này rẻ hơn mua phân bón
N hoá học (urea) và
• Bảo vệ môi trường
Lạc thuộc nhóm cây họ
đậu. Các cây họ đậu có
một khả năng đặc biệt là
sản xuất ra nitơ cho
chính bản thân nó thông
qua mối quan hệ cộng sinh
với một số vi sinh vật đất hay là vi khuẩn
nốt sần. Vi khuẩn này thông thừng được
gọi là rhizobium tấn công vào rễ và hình
thành nên các nốt sần. Các vi khuẩn này
được cây nuôi sống và cố định hay là biến
đổi khí nitơ tự do trong bầu khí quyển
thành hợp chất nitơ mà cây có thể sử
dụng được cho tăng trưởng và tạo hạt.
Chúng ta có thể quan sát nốt rễ sau 2-3
tuần
Tạ
i Việt nam hiện có các vi khuẩn nốt sần
này ở dạng chế phẩm trên nền chất mang
than bùn. Bạn có thể mua và áp dụng chế
phẩm này vào hạt lạc của bạn ngay khi
gieo và hưởng lợi ích từ nguồn nitơ rẻ tiền
này.
Sử dụng chế phẩm vi khuẩn nốt sần trên
hạt bạn sẽ:
• Không cần thêm phân đạm hoá học
mà cây của bạn vẫn phát triể
n xanh
tốt
• Thu được năng suất cao
• Cung cấp nitơ cho cây trồng sau
cây lạc như lúa vì cây họ đậu để lại
nitơ mà nó cố định trong đất.
• Tiết kiệm tiền bạc vì sử dụng cố
định đạm sinh học thay vì phân đạm
hoá học.
• Đóng góp vào nền nông nghiệp sạch
và xanh tại Việt nam.
Để biết thêm chi ti
ết, liên lạc:
Trần Yên Thảo
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, Quận
1, Tp HỒ CHÍ MINH
Điện thoại : 84 8 9143024
Phụ lục 4
Bạn dùng chế phẩm
vi khuẩn nốt sần
cho cây lạc
như thế nào?
Rất quan trọng khi bạn áp dụng đúng loại
chế phẩm cho cây lạc của bạn.
Có các chế phẩm vi khuẩn khác nhau cho
mỗi loại cây họ đậu. Chế phẩm là từ than
bùn có chứa một số lượng lớn các tế bào
rhizobium. Các vi khuẩn này là các sinh
vật sống và chúng nhậy cảm với nhiệt độ
cao và ánh sáng mặt trời. Vì vậy cần bảo
quản chúng để tránh chế phẩm bị
khô đi.
Các chủng rhizobium dùng cho mỗi loại
chế phẩm đã được lựa chọn kỹ lưỡng bởi
các nhà khoa học để chắc chắn rằng cây
của bạn hình thành nhiều nốt sần và có
hiệu quả cố định đạm cao. Vi khuẩn nốt sần
có thể cố định một lượng N cao 100
kgN/ha cho cây.
Nhiễm vào hạt
o Chọn đúng chế phẩm cho cây lạc và
tính toán trọng lượng chế phẩm cần
dùng cho số lượng hạt cần gieo
(khoảng 2 kg/100 kg hạt).
o Đặt lượng chế phẩm (1 kg) trong một
xô hay chậu và bỏ từ từ vào đấy 4 lít
nước sạch. Quậy cho đến khi nhận được
một dung dịch đều.
o Thêm một ít nước vào hạt sao cho
nước thấm trên b
ề mặt của hạt và sau
đó đổ hạt đã làm ướt này vào xô có
chứa dịch chế phẩm đã chuẩn bị ở trên.
o Giữ xô giống đã trộn chế phẩm khỏi ánh
sáng trực tiếp củaq mặt trời, trộn nhẹ
tay cho đều cho đến khi hạt được bao
đều với chế phẩm
o Hạt sau khi nhiễm chế phẩm cầ
n gieo
ngay trong vòng 5 giờ đồng hồ vào
trong đất ẩm.
o Kiểm tra nốt sần sau khoảng 4 tuần
o Nốt sần hữu hiệu là các nốt sần có màu
hồng đỏ bên trong. Điều này cho thấy
sự cố định nitơ đã xảy ra.
Để biết thêm chi tiết, liên lạc:
Trần Yên Thảo
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, Quận
1, Tp HỒ CHÍ MINH
Điện tho
ại : 84 8 9143024
Phụ lục 5
Thăm quan Công ty Liên doanh Phân bón Hóa sinh Củ chi 27/02/2008
Đây là chuyến thăm đầu tiên trong hai chuyến
thăm các công ty bởi cán bộ khoa học từ NSW
DPI (Elizabeth Hartley and Greg Gemell), Dr Roz
Deaker of Sydney University và Trần Yên Thảo
thuộc Viện Nghiên cứu Dầu và cây có dầu (Chủ
nhiệm dự án phía Việt nam). Vị trí của công ty
này nằm chỉ cách TpHCm khoảng 1 giờ đi xe hơi.
Chúng tôi đã gặp gỡ Phó Giá đốc của công ty
trong khoảng 1 giờ để thảo luân về mục tiêu thăm
viếng của chúng tôi, chuyể
n giao công nghệ và
tiềm năng về sự hợp tác để sản xuất chế phẩm cố
định đạm rhizobium cho cây họ đậu tại Việt nam.
Chúng tôi đã thảo luận về việc cán bộ của dự án
sẽ cung cấp chế phẩm và tài kiệu khuyến nông
cho nông dân thông qua mạng lưới cung cấp sản
phẩm của công ty sau khi tính toán vùng trồng
cây họ đậu là bao nhiêu. Thông tin tổng quát sẽ
được cung cấp trước chi tiế
t hơn sau đó. Công ty
này phân phối phân bón khoáng vô cơ (N, P và K)
trộn theo tỷ lệ tùy theo đòi hỏi của cây ở các giai
đoạn sinh trưởng khác nhau và họ sản xuất phân
bón hữu cơ vi sinh sử dụng 3 chủng thuộc
Azotobacter, Trichoderma và một loại vi sinh vật
khác. Phân bón sinh học này được trộn với NPK.
Phân ón hóa học thì được nhập khẩu như từ Israel
và Trung Quốc.
Công ty phân phối sản phẩm của họ rộng khắp
nhiều vùng
ở Đồng bằng song Cửu long, Đông
Nam bộ cho tới vùng cao Tây Nguyên. Công ty
này dễ dàng đáp ứng đòi hỏi cung cấp than bùn
của họ để sản xuất chế phẩm cố định đạm hơn
100 tấn. Tùy thuộc vào sự phản hồi của nông dân
và lợi nhuận thu được của công ty tong qua sản phẩm mới này mà công ty sẽ đầu tư vào sản
xuất hay không. Ở giai đoãn này công ty muốn tham gia phân phói sản phẩm cho nông dân
kèm theo v
ới sự cumg cấp phân bón hóa học và phân ón sinh học của họ. Nếu nông dân nhận
được phản hồi tốt từ nông dân họ sẽ thích thú đầu tư hơn. Có khó khăn để nhận được phản hồi
từ phía nông dân là tất cả hông thể liên lạc bằng điện thoại và không dễ gì để liên lạc.
Nếu không nhìn tận mắt hạ tầng cơ sở và thiết bị của công ty thì đã tưởng t
ượng rằng cn bộ
của dự án sẽ chuẩn bị giống vi sinh starter cho
việc nhân sinh khối trong fermentor ở công ty
và dùng để trộn lẫn với than bùn trong các
túi.Than bùn này là loại được dùng cho sản
xuất phân bón sinh học tại công ty. Chúng thì
có hàm lượng S cao và đòi hỏi phải trung hòa
chúng vì chúng gây độc đối với cây, pH ở
khoảng 3 và độc đối với vi sinh vật. Than bùn
Phụ lục 5
được xay khoảng 3mm, chất thành đống (tấn) sau đó dung dịch ammonium sulphate, vôi và rỉ
đường pha trong nước được bổ sung vào than bùn. Vi sinh vật (Azotobacter, Trichoderma và
một chủng khác) cũng được thêm và ở giai đoạn này. Đống than bùn được ủ trong vòng 12
ngày và trong thời gian này thì nhiệt độ
tăng cao (khoảng 45º) khi nó lên men. Sản
phẩm cuối cùng có pH khoảng 6.5 – 7.0.
các giống vi sinh vật thì được nhân sinh
khối trong các thùng betong lớn và hở trong
đó có chứa dung dịch acid humic (ly trích
từ than bùn). Sản phẩm sau đó được đóng
gói để bán. Lúc đầu ẩm độ của than bùn
khoảng 30-40% nhưng sau quá trình lên
men nó giảm xuống khoảng 25%. Tùy theo
đòi hỏi của công ty, mẫu được lấy một cách
ngẫu nhiên và gởi tới cơ quan quản lý chất
lượng kiểm tra.
Chúng tôi nhận thấy sau khi thăm quan sự
lên men vi sinh vật và cách sản xuất sản
phẩm vi sinh tại công ty rằng công ty này
không phù hợp cho sản xuất chế phẩm
rhizobium cố định đạm. Tu nhiên, công ty
này đượ
c sử dụng như là nguồn phân phối
chế phẩm cho nông dân ở miền nam.
Hình ảnh:
Trang trước:
• Than bùn được chất đống
Từ trên xuống
• Than bùn được rây và đổ thành đống
• Vi sinh vật được nhân sinh khối trong
hồ bê tong hở
• Dịch sinh khối cùng với các thành phần
khác được bổ sung thong qua đường
dây nhựa vào đống than bùn và lên
men trong 12 ngày
• Tạo hạt sản phẩm
• Phân bón hữu cơ vi sinh và các thành
phần khác được đóng bao và bán
Thăm quan công ty Phân bón Hữu cơ Thiên Sinh - KOMIX 28/2/2008
Thăm quan này đã được sắp đặt trước bởi Trần Yên
Thảo (chủ nhiệm dự án phía Việt nam) thông qua một
thư giới thiệu của OPI. Cuộc họp này bắt đầu với việc
giải thích mục tiêu của dự án, mục đích của cuộc viếng
thăm và các vấn đề iên quan đến công nghiệp sản xuất
chế phẩm rhizobium tại Việt nam. Bu
ổi họp được chia
làm hai phần:
1. Giới thiệu về một sản phẩm mới: Nông dân Việt nam thường sử dụng phân bón
hữu cơ và phân bón hoá học, đây là cách tốt nhất để giới thiệu sản phẩm vi sinh cố
định đạm mới áp dụng cho cây lạc và đậu tương. Cách nào là tốt nhất để mà thúc
đẩy và thu được các phản hồi về sự sử dụng chế phẩ
m? Chúng tôi thảo luận về các
câu hỏi cơ bản đặt ra. Liên quan đến chất mang trong sản xuất, rhizobium có thể
tồn tại trong than bùn không khử trùng không? Thuận lợi khi sử dụng than bùn
khử trùng là cho phép các rhizobium có đặc tính sinh trưởng chậm phát triển
không cạnh tranh với các vi sinh vật khác. Duy trì sự tồn tại cao trong than bùn
làm cho chế phẩm có số lượng tế bào rhizobium cao để áp dụng trên hạt cây họ
đậu với số lượng nhỏ khi gieo. Nếu than bùn không khử trùng được sử
dụng liều
lượng áp dụng cần phải xác định. Hiện nay nông dân bón phân hữu cơ vi sinh
ở.liều lượng cao lên đến 3 tấn/ha, do đó áp dụng liều lượng chỉ từ 250g đến 1kg/ha
thì tiết kiệm được nguồn tài nguyên than bùn. Chúng tôi cũng đã thảo luận về khả
năng trộn chế phẩm rhizobium với phân bón hữu cơ hiện hành.Chúng tôi giả định
rằng nếu có tác nhân kháng lại nấm gây hại trong phân bón hữ
u cơ thì có thể
rhizobium có thể tồn tại nhưng cho đến nay chúng tôi đồng ý rằng làm việc với
rhizobia như là một chủng giống riêng biệt là cách tốt nhất để biểu lộ các thuận lợi
của nhiễm và cố định đạm sinh học, điều sẽ gỉam cần thiết buy phân N hoá học
của nông dân. Lợi ích của N tồn dư trong đất như thế nào? Khi nông dân áp dụng
nhiễm chế phẩ
m cho cây họ đậu, kết quả sau cùng là họ giảm phụ thuộc vào phân
N cho sự tăng trưởng của cây.
2. Kế hoạch hợp tác với OPI: Chúng tôi thảo luận về
cách tốt nhất làm việc cùng nhau để thúc đẩy sử
dụng sản phẩm, thu thập các phản hồi của nông dân
về chế phẩm thông qua các điểm trình diễn đồng
ruộng. Bộ phận khuyến nông của Komix sẽ thu thậ
p
dữ liệu về sự quan tânm của nông dân đối với chế
phẩm và cuối cùng sẽ có phương pháp phân phối.
KOMIX đã có hệ thống phân phối sản phẩm phân
bón hữu cơ của họ tại Việt nam (xem bản đồ). Rất
dễ để phân phối các mẫu chế phẩm rhizobium cùng
với phân hữu cơ. KOMIX sẽ sắp xếp chọn lựa các
hộ nông dân để trả lời cho các câu hỏ
i về ấn tượng
của họ đối với lợi ích của việc nhiễm chế phẩm và
sự sẵn sàng sử dụng chế phẩm để thay thế phân N
hoá học trong tương lai.
Có thể có một chương trình sản xuất thử chế phẩm ngay bây giờ?
Chúng tôi thảo luận rằng nên có hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 – trình diễn và phản hồi của nông dân cho tiểm năng của một sản phẩm
mới.
OPI sẽ sản xuất và cung cấp các mẻ chế phẩm của đậu tương và lạc cho KOMIX phân
phối. OPI trong chương trình ngắn hạn sẽ sử dụng than bùn khử trùng của Úc như là chất
mang cho sản xuất. Sử dụng các chế phẩm này, KOMIX sẽ sắp xếp các điểm trình diễn để
mà thu thập phản hồi của nông dân ở một số vùng chọn lọc tại Việt nam (khoảng 5 vùng x
4 điểm trình diễn = 20 điểm).
Giai đoạn 2 – chuyển giao công nghệ. Cán bộ của OPI sẽ mang công nghệ sản xuất đến
KOMIX. Cán bộ của OPI sẽ chuẩn bị chế phẩm tại KOMIX sử dụng cơ sở và thiết bị tại
đây. KOMIX se gởi các mẫu chế phẩ
m này về OPI để kiểm tra chất lượng sản phẩm tại
đây sau đó các chế phẩm sẽ được phân phối lần thứ hai cho nông dân để lấy phản hồi hơn
nữa về lợi ích sử dụng chế phẩm. Cơ bản của phản hồi là sự so sánh Áp dụng của nông
dân (i.e phân bón hữu cơ + phân bón hoá học N, P và K) với nhiễm chế phẩm (i.e chế
phẩm + phân bón hữu cơ + phân bón vô cơ
P và K). Một khi chi phí sản xuất được tính
toán, tính hiện thực sản xuất chế phẩm bới KOMIX và sự tiết kiệm phân bón hoá học N sẽ
được xác định.
Trong thời điểm này thì R&D ở tại 3 viện nghiên cứu (IAS, OPI và SFI) sẽ tiếp tục xác
định nguồn than bùn phù hợp cho sản xuất tại Việt nam (ví dụ 3 loại được cho là có thể
dùng như chất mang tại KOMIX).
Sau cuộc họp chúng tôi thăm quan cơ sở
s
ản xuất giống của công ty. KOMIX có
phòng chuẩn bị môi trường, phòng cấy,
thiết bị khử trùng và phòng thí nghiệm
đáp ứng sản xuất chế phẩm rhizobium.
Hình ảnh. Từ trái qua phải: Trưởng phòng
Khuyến nông của KOMIX – KS Phạm Văn
Hai; AusAID CARD Project Leader Vietnam
– Trần Yên Thảo; Phó phòng công nghệ
KOMIX – Cô Diệp; Trưởng phòng công
nghệ Cô Nguyễn Thị Minh Hương; Cố vấn
công nghệ của KOMIX – Nguyễn Hữu Tá
và cán bộ NSW DPI ALIRU - Elizabeth
Hartley.
Từ trái qua:
1. Autoclave để khử trùng môi
trường nuôi cấy
2. Hương, Yên Thảo và
Elizabeth Hartley thảo luận về
khả năng sản xuất chế phẩm
trong phòng lên men.
3. Đo ẩm độ than bùn bằng
thiết bị xác định ẩm độ.
4. Khảo sát các mẫu than bùn
như là chất mang cho sản
xuất chế phẩm rhizobium.
Phụ lục 6
PHÂN BÓN NITƠ RẺ TIỀN cho cây đậu tương và cây lạc
Chẳng bao lâu nữa nông dân Việt nam sẽ tiết kiệm được hàng tỷ đồng nhờ có phân bón
Nitơ rẻ tiền cho cây đậu tương và lạc. Hai cây họ đậu này có khả năng sản xuất nitơ cho
sự sinh trưởng và phát triển của chúng nhờ cộng sinh với vi khuẩn nốt sần gọi là
rhizobium.
Các vi khuẩn nốt sần hình thành trên rễ cây họ đậu các nốt sần mà từ đây nitơ tự do từ
không khí sẽ được biến đổi thành nitơ cung cấp cho cây sinh trưởng. Tuy nhiên, cần phải
lựa chọn các loại vi khuẩn nốt sần có hiệu quả cho mỗi loại cây họ đậu để mà sản xuất ra
nitơ này. Các cán bộ nghiên cứu thực hiện dự án CARD tài trợ bởi AUSAid (Úc) hiện
nay đang phát triển công nghệ sản xuất chế phẩm rhizobium cố định đạm phù hợp với
điều kiện Việt nam. Khi công nghệ này áp dụng thành công, nông dân Việt nam sẽ thu
được lợi nhuận từ lợi ích của vi khuẩn nốt sần.
Ước tính rằng chế phẩm rhizobium cố định đạm sẽ tiết kiệm được một khoảng tiền lớn
cho nông dân Việt nam, khoảng 750-900 tỷ đồng Việt nam (50-60 triệu đô la Úc) mỗi
năm bởi vì chế phẩm này có thể thay thế toàn bộ lượng phân bón đạm hoá học mà nông
dân đang sử dụng cho sản xuất cây họ đậu.
Các công ty tư nhân được mời tham gia sản xuất thương mại sản phẩm mới này để đáp
ứng nhu cầu cao hiện nay của nông dân.
Để biết thêm thông tin, liên lạc Trần Yên Thảo, Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu –
171-175 Hàm Nghi, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh.
Email address:
Nốt sần được tạo thành trê rễ cây đậu tương
Phụ lục 6
Nông dân đang đánh giá nốt sần và sinh trưởng của đậu tương
tại một điểm trình diễn tại tỉnh DakLak