Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc Trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới, nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào tạo trọng tâm cho nông dân - MS8 " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.61 KB, 8 trang )




Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn


Báo cáo tiến độ dự án




021/06VIE
Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng
suất, chất lượng và tiêu thụ sản phẩm rau vùng
Bắc Trung bộ của Việt Nam nhờ giống mới,
nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt và đào
tạo trọng tâm cho nông dân


MS8: Báo cáo định kỳ 6 tháng lần 4








Mục lục



1. Thông tin về cơ quan tham gia 3
2.Tóm tắt dự án 4
3. Tóm tắt công việc 4
4. Giới thiệu và tổng quan 5
5. Tiến độ đạt được đến nay 6
6. Vấn đề về thực hiện và tính bền vững 7
7. Các bước quan trọng tiếp theo 8
8. Kết luận 8
9. Kê khai theo luật định Error! Bookmark not defined.


1. Thông tin về cơ quan tham gia
Tên dự án
Giảm dư lượng thuốc trừ sâu, nâng cao năng suất, chất lượng và
tiêu thụ sản phẩm rau vùng Bắc trung bộ của Việt Nam nhờ
giống mới, áp dụng nguyên tắc thực hành nông nghiêp tốt và đào
tạo trọng tâm cho nông dân.
Cơ quan phía Việt Nam
Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ. (ASINCV).
Nghi Kim, Thành phố Vinh,Tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Chủ nhiệm nhóm dự án phía VN
PGS. TS. Phạm Văn Chương
Tổ chức phía Úc
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn (AHR) ACN 073
642 510, Suite 352 Biomedical 1 Central Ave, Everleigh NSW
2015 Australia
Đội ngũ phía Úc
Prof. Gordon Rogers
Ngày khởi đầu
Tháng 3/ 2007

Ngày hoàn thành (Chính thức)
Tháng 12/ 2009
Ngày hoàn thành (Sửa lại)
Tháng 3/ 2009
Chu kỳ báo cáo
Điểm mốc hoàn thành vào tháng 12 năm 2008

Địa chỉ liên hệ của cán bộ liên quan
Tại Úc: Chủ nhiệm dự án
Tên:
Prof. Gordon Rogers
Điện thoại:
+61 2 8627 1040
Chức vụ:
Chủ nhiệm dự án
Fax:
+61 2 9544 3782
Cơ quan
AHR, Nghiên cứu Ứng dụng
nghề vườn
Suite 352 Biomedical Xây dựng
1 Central Ave
Everleigh NSW 2015 Australia
Email:


Tại Úc: Người liên hệ hành chính
Tên: Lynn Christie Điện thoại: +61 2 9527 0826
Chức vụ:
Quản trị

Fax:
+61 2 9544 3782
Cơ quan
AHR, Nghiên cứu Ứng dụng nghề vườn;
PO Box 3114
Bundeena NSW 2230
Australia
Email:


Tại Việt Nam:
Tên: PGS. TS. Phạm Văn Chương Điện thoại: +84 (903) 221 612

Chức vụ:
Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam
Fax:

+84(0) 38 851 981
Cơ quan
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc
Trung Bộ. (ASINCV)
Nghi Kim, Thành phố Vinh,
Tỉnh Nghệ An, Việt Nam
Email:
chuong.phamvan@gmai
l.com
2.Tóm tắt dự án

Canh tác cây rau ở Việt Nam mỗi năm có thể mang lại nguồn thu nhập hấp dẫn khoảng 20-30
triệu đồng mỗi năm, chiếm khoảng 80-90% thu nhập bình quân từ nông nghiệp của một hộ

gia đình. Tiềm năng để nâng cao nguồn thu nhập này cho người trồng rau đó là nhờ vào việc
phát huy tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm rau của họ trồng. Dự án này nhằm cải thiện
thu nhập của các hộ sản xuất nhỏ bằng việc tạo điều kiện cho họ tham gia thực hiện sản xuất
sạch và bền vững. Dự án này bao gồm việc tạo ra năng suất cao; cung cấp các giống dưa hấu
và cải bắp chống bệnh; cung cấp thông tin và đào tạo về thực hành nông nghiệp tốt (GAP).
Việc giới thiệu các giống mới và thực hành nông nghiệp tốt - GAP sẽ được ghi dấu trong việc
sử dụng phương pháp cùng tham gia thông qua các ngày thực hành trên đồng ruộng nông dân
và tổ chức các hội thảo hướng dẫn bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành của Úc. Điểm
nổi bật trong báo cáo định kỳ lần này là sản xuất cải bắp chất lượng cao theo nguyên tắc
G.A.P. tại các xã Quỳnh Lương và hợp tác xã Hưng Đông và sự nhiệt tình của siêu thị Metro
Cash and Carry để bán những sản phẩm này tại kho hàng ở Hà Nội. Đây là một bước tích cực
để phát triển một chuỗi cung ứng đáng tin cậy và có lợi hơn thay thế cho chuỗi cung ứng cũ
mà nông dân đã tham gia cung cấp trước đây. Việc áp dụng IPM và các sổ tay ghi chép nông
nghiệp cũng là một bước đầu quan trọng để tiếp cận hệ thống bảo đảm chất lượng của người
trồng rau.

3. Tóm tắt công việc
Dự án này sử dụng một phương pháp tiếp cận có sự tham gia để khuyến khích sự tiếp thu
nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thông qua sự hợp tác với các Viện nghiên cứu
của Việt Nam và các bên liên quan (nông dân, cán bộ khuyến nông và các đối tác thương
mại). Dự án bao gồm một số sáng kiến về đào tạo, chẳng hạn như việc thành lập nhiều mô
hình trình diễn giống và thử nghiệm GAP vốn được d
ựa trên các buổi thực hành trên ruộng
đồng của nông dân, nghiên cứu sau thu hoạch, điều tra quản lý nhiệt độ và đóng gói trong
chuỗi cung ứng và phát triển thị trường.

Dự án đang hoạt động tốt và trong thời gian này báo cáo tập trung vào việc điểm lại các đóng
góp từ ông Titley (vào Việt Nam hồi tháng 6/2008) về những vấn đề với mùa vụ dưa hấu
trước đó và xác định mùa vụ cho các cây trồng tiếp theo sau. Kết quả là xác định một nơi sản
xuất dưa hấu mới

tại xã Diễn Phong, Diễn Châu, Nghệ An. Vụ dưa hấu được cung cấp thành
công cho siêu thị Metro Cash
& Carry tại Hà Nội, là sự tiếp nối sau sự thành công của vụ thu
hoạch bắp cải trước đó. Các hệ thống bán hàng truyền thống và siêu thị đối với dưa hấu và
bắp cải đã được nghiên cứu.

Tập huấn dựa trên hình thức trường học trên ruộng đồng của nông dân về lĩnh vực nông học,
cung cấp hàng và tiếp thị sản phẩm rau cải bắp đã được tiến hành để chuẩn bị cho vụ Đông
sắp tới.

Các công cụ lập kế hoạch cung cấp hàng được phát triển dùng để hỗ trợ nông dân trong việc
xây dựng lịch trình gieo trồng rau quả đáp ứng đơn đặt hàng bán lẻ và cũng để theo dõi sự
phát triển của cây trồng. Điều này đã giúp cho việc mở rộng số lượng cây trồng đang được
cung cấp cho Metro từ Quỳnh Lương từ 2 loại lên 5 loại rau quả bao gồm cà rốt, cà chua và
cải th
ảo. Có hai chuyến thăm của chuyên gia Úc đến Việt Nam trong thời gian này.



4. Giới thiệu và tổng quan
Trồng rau ở Việt Nam là nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước, chiếm khoảng 9% tổng thu
nhập là từ cây trồng bao gồm cả lúa.

Có tiềm năng để tăng thu nhập cho người trồng rau nhờ tăng tối đa năng suất và chất lượng
sản phẩm do họ làm ra. Tuy nhiên, còn nhiều khía cạnh khiến cho ngành rau quả ở Việt Nam
gần đây bị hạn chế, khó mở rộng và đ
ã ảnh hưởng đến phát triển của ngành rau nói chung
cũng như thu nhập của nông dân nói riêng, như:

• Dư lượng thuốc trừ sâu và hàm lượng nitrosamine cao trong sản phẩm rau

• Quản lý nhiệt độ sau thu họach và công nghệ thu hoạch còn hạn chế làm ảnh hưởng
đến chất lượng rau tiêu thụ.
• Phương thức canh tác truyền thống mà người trồng rau đã sử dụng có thể hạn chế đến
ti
ềm năng năng suất và từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân
• Cách tiếp thị truyền thống có thể làm giảm thu nhập

Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự cùng tham gia của người dân để khích lệ sự tiếp thu về
thực hành nông nghiệp tốt (GAP) thông qua sự hợp tác với các viện và các bên tham gia
(Nông dân, khuyến nông viên và những đối tác thương mại) của Việt Nam. Dự án bao gồm
một số lớp tập huấn khởi đầu. Việc hình thành các mô hình trình diễn về giống và các thí
nghiệm thực hành nông nghiệp tốt sẽ tạo nền tảng cho các buổi thực hành trên đồng ruộng
của nông dân, quản lý nhiệt độ, điều tra nghiên cứu sau thu hoạch và đóng gói hàng hóa trong
toàn bộ dây chuyền cung ứng, đào tạo chuyên sâu cho các chuyên gia làm vườn Việt Nam tại
Úc và tổ chức một hội nghị mở rộng trước khi d
ự án kết thúc để công bố rộng rãi tới đông đảo
người quan tâm.
Một mục tiêu quan trọng khác của dự án là phát triển một thị trường mới và đáng tin cậy cho
những người trồng rau bằng việc thiết lập những mối liên kết cung ứng rau liên hoàn cho hệ
thống siêu thị Metro. Việc làm này sẽ khiến giảm bớt một số khâu trong chuỗi cung ứng và
sản phẩm sẽ đến
được với người tiêu dùng sau cùng nhanh hơn, kết quả là sản phẩm tươi
hơn, đáp ứng yêu cầu đang gia tăng và bán được nhiều hơn. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là
nông dân sẽ được lợi thông qua lượng hàng rau bán được nhiều, thị trường đáng tin cậy hơn,
thông tin giao tiếp tốt hơn với những người mua sản phẩm và thu nhập tốt hơn. Những người
bán lẻ được lợi thông qua những hệ thống cung cấp đáng tin cậy về sản phẩm sạch, vừa ổn
định lại vừa đáp ứng những chỉ tiêu yêu cầu kỹ thuật và như vậy cải thiện việc bán hàng và
tăng được lợi nhuận của họ.

Dự án được tập trung vào những phương pháp ngoài đồng ruộng phù hợp để nông dân áp

dụng sản xuất rau s
ạch chất lượng cao, bao gồm:
o Các giống mới.
o Thực hành Nông nghiệp tốt (GAP)
o Sự huấn luyện có sự tham gia của nông dân
o Nghiên cứu và huấn luyện sau thu hoạch
o Phát triển mối liên kết trong chuỗi cung ứng






5. Tiến độ đạt được đến nay
5.1 Những kết quả nổi bật đạt được
Các hoạt động chính thực hiện kể từ lần báo cáo 6 tháng trước (mốc 6) bao gồm:

(i) Điểm lại đóng góp từ ông Titley (đến Vinh tháng 6 năm 2008) về xác định
các vấn đề với các thời vụ trồng dưa hấu trước đó và xác định các thời vụ trồng
tiếp theo sau.


(ii) Tìm một nơi sản xuất dưa hấu mới cho mùa tới để thay thế cho điểm trồng
dưa hấu tại Hưng Đông, nơi mà cấu trúc đất tầng canh tác quá nông, tầng đế cày
quá chặt. Nơi mới này là tại xã Diễn Phong, có loại đất cát nhẹ với cơ sở hạ tầng
dành cho rau trồng khá phát triển.


(iii) Thành công của việc cung cấp dưa hấu cho siêu thị Metro Cash & Carry tại
Hà Nội, nối tiếp của sự thành công của sản phẩm rau bắp cải trước đó. Có một số

vấn đề phát sinh về bệnh ở gốc, đặc biệt là bệnh do loài Fusarium sp. và điều này
dẫn đến việc giao hàng cho Metro sẽ ít hơn kế hoạch dự kiến. Kế hoạch là sẽ giao
100 tấn, nhưng chỉ có khoảng 70% số này đã được chuyển đi do s
ản lượng bị
giảm từ hợp tác xã Đông Hưng, Thành phố Vinh.


(iv) Nghiên cứu về hệ thống tiêu thụ truyền thống của dưa hấu và cải bắp được
thực hiện và so sánh với chuỗi cung ứng cho các siêu thị. Báo cáo về vấn đề này
sẽ được cung cấp với báo cáo điểm mốc 7.


(v) Tiến hành đào tạo về nông học, cung cấp hàng và tiếp thị sản phẩm cải bắp
để chuẩn bị cho vụ Đông sắp tới dựa trên hình thức lớp học trên ruộng đồng của
nông dân. Một báo cáo về các hoạt động đào tạo bao gồm trong báo cáo điểm
mốc này được đính kèm.


(vi) Các công cụ lập kế hoạch cung cấp hàng rau quả được phát triển dùng để hỗ
trợ nông dân trong việc xây dựng lịch mùa vụ trồng trọt để đáp ứng đơn đặt hàng
bán lẻ và cũng để theo dõi sự phát triển của cây trồng. Công cụ lập kế hoạch
trồng trọt theo mùa vụ và cung cấp hàng đã được phát triển dưới dạng bảng tính
Excel ®. Các công cụ được phát triển cho bắp cải, d
ưa hấu, cải thảo, cà chua và
cà rốt. Điểm khởi đầu để tính toán là số lượng và thời gian mỗi lô hàng được yêu
cầu bởi các nhà bán lẻ. Ví dụ, 5 tấn bắp cải mỗi tuần từ tháng Giêng đến tháng
Ba. Sau đó, chương trình sẽ xác định ngày trồng, số lượng hạt giống hoặc cây con
yêu cầu, diện tích của thời vụ trồng cần thiết trong mỗi tuần để sản xuấ
t đủ số
lượng đã được đặt hàng.



(vii) Mở rộng số lượng và chủng loại rau sản xuất tại Quỳnh Lương đang được
cung cấp cho Metro từ 2 loại (Cải bắp và dưa hấu) lên 5 loại bao gồm cà rốt, cà
chua và cải thảo.


(viii) Có hai chuyến thăm của chuyên gia Úc đến Việt Nam trong thời gian này.

Thời gian
Tên chuyên gia Mục tiêu của chưyến đi Hoạt động

Từ 22/9 đến
3/10/2008
Gordon Rogers
Jenny Jobling
Xem xét kế hoạch cho mùa cải
bắp tiếp theo. Tìm nơi mới để
trồng dưa hấu. Đào tạo thực
hành canh tác đối với bắp cải
Thăm các điểm Quỳnh
Lương và Diễn Phong,
tập huấn FFS tại Quỳnh
Lương và Hưng Đông

Từ ngày
10/12/2008
đến
17/12/2008
Gordon Rogers

John Baker
Lập kế hoạch cung cấp hàng rau
quả.

Lập kế hoạch cung cấp các loại rau
khác, cụ thể là sản xuất rau ở
Quỳnh Lương
Lập kế hoạch về lịch trình
cung cấp

Xem xét các thời vụ cải bắp
đang có và các cây trồng
khác


5.2
Xây dựng năng lực
Các kỹ năng đã được xây dựng thông qua tập huấn đặc biệt là trong việc xác định và quản lý
các bệnh ở rễ dưa hấu. Kỹ năng cũng được hỗ trợ thông qua sự phát triển của các công cụ
cung cấp hàng rau quả dựa trên máy tính làm đơn giản hóa quá trình thiết lập một lượng sản
phẩm cung cấp thường xuyên để đáp ứng các yêu cầu siêu thị. Việc đào tạo về
việc sử dụng
các công cụ này đã tiến hành để chuyển giao cho nông dân, cán bộ ASINCV và nhân viên
siêu thị Metro.


5.3
Đăng tải thông tin
Không có hoạt động cụ thể nào để báo cáo.


5.4
Quản lý dự án
Các hoạt động dự án đã và đang tiến triển theo lịch trình trong khung logic của Dự án. Việc
nộp báo cáo điểm mốc bị chậm trể đã ảnh hưởng tới dòng tiền dung để tài trợ cho các hoạt
động của dự án. Việc phía Cơ quan Nghiên cứu ứng dụng nghề vườn đã thực hiện thanh toán
cho ASINCV trước khi nhận thanh toán từ CARD
đã giúp cho mọi công việc theo kế hoạch
vẫn tiếp diển và thu được thành công. Kế hoạch hiện tại là
phải hoàn thiện và nộp tất cả các
báo cáo điểm mốc chưa hoàn thành vào cuối tháng 3 năm 2010.

5.5
Môi trường
Những nông dân tham gia vào dự án đã nhận được thông tin phản hồi về trường hợp một lần,
dư lượng thuốc trừ sâu cao đã được tìm thấy trong sản phẩm của họ (báo cáo điểm mốc 4).
Vấn đề này đã được giải quyết và sau đó không xảy ra trường hợp nào khác có dư lượng
thuốc trừ sâu cao trong sản phẩm nữa.

5.6
Các vấn đề về giới và xã hội
Dự án này sẽ tiếp tục đề cập đến các vấn đề về giới tính và xã hội nhờ việc cố gắng để cải
thiện thu nhập của nông dân địa phương bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho mối liên kết
giữa người trồng rau và siêu thị Metro Cash & Carry.


6. Vấn đề về thực hiện và tính bền vững
6.1 Các vấn đề và sự ràng buộc
Không có vấn đề lớn nào ảnh hưởng đến các hoạt động của Dự án.
6.2 Các tùy chọn
Không có

6.3
Tính bền vững
Không có vấn đề về tính bền vững.

7. Các bước quan trọng tiếp theo
Tiếp tục với việc đào tạo và phát triển kỹ năng cho nông dân. Cung cấp thành công sản phẩm
rau cải bắp cho Metro vụ kế tiếp và giới thiệu các giống rau mới. Tiếp tục cải thiện kỹ năng
trong việc
xử lý sau thu hoạch và quản lý IPM (phát hiện vấn đề và các lựa chọn trong quản
lý). Nâng cao hiểu biết của nông dân về
vai trò của các yêu cầu của thị trường trong việc lập
kế hoạch sản xuất, chất lượng sản phẩm và xử lý sau thu hoạch.


8. Kết luận
Sẽ được diễn tả trong báo cáo cuối cùng của dự án.











Các tài liệu kèm theo

Báo cáo đào tạo và tiếp thị

Công cụ tính toán việc cung cấp rau quả (Excel)

×