Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Báo cáo KH : "NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 81 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------

Công trình dự thi Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng 2010

Tên công trình:
NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU
CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM


Thuộc nhóm ngành : XH1a


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hà Trang
Nam/nữ : Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp:B – CLC Khoá: 46
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - năm thứ : 3/ số năm đào tạo 4
Ngành học : Kinh tế quốc tế

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Tâm
Nam/nữ : Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Anh 8 Khoá: 46
Khoa: Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - năm thứ : 3/ số năm đào tạo 4
Ngành học : Kinh tế đối ngoại


Ngƣời hƣớng dẫn : T.S. Vũ Hoàng Nam


Khoa: Kinh tế quốc tế



Hà Nội – 2010


2

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, các quốc gia chọn cho mình một mô hình
phát triển riêng biệt. Trong những năm vừa qua, mô hình phát triển kinh tế của Việt
Nam là dựa vào xuất khẩu, điều đó thể hiện ở sự tăng trƣởng cao của xuất khẩu với
mức đóng góp vào GDP luôn ở mức trên 60% đã thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế luôn đạt
mức cao, tốc độ tăng trƣởng trong những năm từ 2004 tới 2008 luôn trên mức 8%. Tuy
nhiên, kể từ năm 2008 đến nay, khủng hoảng kinh tế đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam giảm đáng kể. Nếu nhƣ tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu năm 2008
đạt 29% thì sang đến năm 2009 tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu đã sụt giảm mạnh thậm
chí xuống mức âm -8,92%
1
. Điều này đã gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tăng trƣởng kinh
tế, năm 2009 tốc độ tăng trƣởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 5,23%. Do vậy, vấn đề
cấp thiết hiện nay là làm thế nào để có thể thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh trở lại trong
thời gian tới. Có thể thấy kinh tế thể giới đang phục hồi sau khủng hoảng nhƣng điều
đó không đảm bảo chắc chắn một sự phục hồi xuất khẩu nhanh chóng cho Việt Nam
nếu nhƣ chúng ta không có những biện pháp ứng phó đúng đắn. Để có đƣợc những
biện pháp thích hợp, cụ thể và khả thi, chúng ta cần nắm đƣợc rõ các yếu tố ảnh hƣởng
đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những ảnh hƣởng khác nhau của những yếu tố
này đối với từng nhóm hàng xuất khẩu. Chỉ trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể có đƣợc

những định hƣớng đúng đắn, những điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng nắm bắt cơ hội,
tận dụng mọi thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh trở lại. Trƣớc yêu
cầu đó, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài tham dự cuộc thi là: “Những yếu tố tác
động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam.”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu của
Việt Nam và các yếu tố tác động đến nó song những nghiên cứu này chủ yếu đều phân

1
Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê


3

tích bằng phƣơng pháp định tính. Thực ra, cũng đã có một số nghiên cứu định lƣợng về
vấn đề này song những nghiên cứu đó mới chỉ tập trung đánh giá tác động của các
nhân tố tới tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Những nghiên cứu này mới cho những kết
quả rất chung chung đối với xuất khẩu các nhóm hàng mà chƣa có phân tích về mức độ
tác động của các yếu tố tới xuất khẩu của các nhóm hàng khác nhau. Do vậy đề tài này
hi vọng sẽ đƣa ra đƣợc những tác động cụ thể hơn của các nhân tố tới từng nhóm hàng
xuất khẩu của Việt Nam
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các
nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động này trong giai đoạn vừa qua.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài đƣợc giới hạn trong khoảng thời gian ngắn từ
năm 2004 đến 2008 bởi lý do giai đoạn này xuất khẩu của Việt Nam khá ổn đinh, nhƣ
vậy xuất khẩu trong giai đoạn này sẽ không gặp phải những tác nhân gây ảnh hƣởng
đột biến và sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tác động của các nhân tố chính. Bên
cạnh đó, vì lí do nghiên cứu có sử dụng phân tích định lƣợng nên yêu cầu sự sẵn có của
các số liệu là rất cần thiết. Do việc số liệu thu thập chỉ hạn chế cho đến năm 2008 nên

phạm vi nghiên cứu bị giới hạn hẹp lại trong khoảng thời gian này.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tập trung nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hƣởng tới hoạt
động xuất khẩu các nhóm hàng hoá của Việt Nam với các đối tác chính, trên cơ sở đó
sẽ đƣa ra những biện pháp đẩy mạnh tác động tích cực cũng nhƣ hạn chế các tác động
tiêu cực từ các nhân tố đó nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam,
tạo đà phát triển kinh tế theo mô hình đã chọn.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích
định lƣợng với thông tin và số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau
nhƣ sách, báo, internet và các bài nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sử


4

dụng phƣơng pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, luôn đặt đối tƣợng nghiên cứu
trong những mối tƣơng quan tác động nhiều chiều và xem xét đầy đủ các khía cạnh
trong các hoàn cảnh khác nhau.
Ngoài các mục mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục, đề tài đƣợc chia làm ba chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Khái quát về xuất khẩu và mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại
quốc tế
Chƣơng 2: Phân tích tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu các
nhóm hàng của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008
Chƣơng 3: Những giải pháp cho xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam
trong thời gian tới







5


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU VÀ MÔ HÌNH HẤP
DẪN TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
1. Khái niệm xuất khẩu
Trong Giáo trình Kinh tế ngoại thƣơng
2
, khái niệm xuất khẩu (bán) đƣợc đề cập
đến cùng với khái niệm nhập khẩu (mua) là thành hai nhánh của hoạt động ngoại
thƣơng. Thêm nữa, hoạt động ngoại thƣơng lại đƣợc định nghĩa là việc mua, bán hàng
hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia, từ đó, xuất khẩu là việc bán hàng hoá, dịch vụ
cho nƣớc ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hoá, dịch vụ của nƣớc ngoài.
Nhƣ vậy xét về phạm vi thì khác với hoạt động mua bán diễn ra trên thị trƣợng
nội địa, hoạt động xuất khẩu vƣợt ra biên giới quốc gia và diễn ra phức tạp hơn nhiều
bởi thị trƣờng giờ đây vô cùng rộng lớn và khó kiểm soát, việc thanh toán phải tiến
hành bằng ngoại tệ (đối với ít nhất một bên tham gia) và các hoạt động này phải tuân
theo những tập quán và thông lệ quốc gia cũng nhƣ luật pháp của từng địa phƣơng.
Để hiểu sâu hơn bản chất của xuất khẩu, khi đƣa ra khái niệm hoạt động xuất
khẩu cần phải xem xét đến cả vai trò của nó (sẽ đƣợc nói chi tiết hơn ở phần sau) bao
gồm: tạo vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài cho quá
trình sản xuất trong nƣớc; góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc
làm và cải thiện đời sống nhân dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nƣớc;
thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
Nhƣ vậy, xét đầy đủ hơn thì hoạt động xuất khẩu nên đƣợc hiểu là việc bán
hàng hóa và dịch vụ ra nƣớc ngoài nhằm mục đích thu ngoại tệ, tăng tích lũy cho ngân
sách nhà nƣớc, phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác ƣu thế tiềm năng đất nƣớc và

nâng cao đời sống nhân dân.

2
Bùi Xuân Lƣu (2002). "Giáo trình Kinh tế ngoại thương", Hà Nội, NXB. Giáo Dục.


6

2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một
quốc gia
2.1. Tạo vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài cho
quá trình sản xuất trong nƣớc
Về cơ bản thì nhập khẩu mới là mục tiêu chính trong thƣơng mại quốc tế vì các
quốc gia có thể có đƣợc lợi ích thông qua hoạt động nhập khẩu, tuy nhiên nhập khẩu
của một quốc gia chỉ có thể tiến hành khi quốc gia đó có trao đổi lại với các quốc gia
khác. Trên cơ sở đó có thể nói xuất khẩu chính là để tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập
khẩu, xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu và từ nhập khẩu mà thông qua yếu tố vốn và
kỹ thuật lại nâng cao khả năng sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Mặc dù nguồn vốn và kĩ
thuật từ bên ngoài đối với một quốc gia có thể có đƣợc bằng cách này hay cách song
những nguồn vốn này cũng chỉ có thể có đƣợc khi các nhà đầu tƣ nhìn thấy rõ tiềm
năng xuất khẩu – nguồn duy nhất tài trợ cho việc trả những khoản nợ đó.
2.2. Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm,
cải thiện đời sống nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thì trƣờng tiêu thụ hàng hóa ra ngoài biên
giới của một quốc gia. Mặt khác, sản xuất luôn gắn với thị trƣờng, do vậy, khi thị
trƣờng đƣợc mở rộng thì dễ dàng dẫn tới sự mở rộng sản xuất cho các mặt hàng đó.
Sản xuất đƣợc mở rộng cho những ngành hiệu quả sẽ đòi hỏi rất nhiều lao động, từ đó
giải quyết đƣợc vấn đề công ăn việc làm cho ngƣời dân. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn
tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ trực tiếp và đáp ứng
phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Nhƣ vậy nhờ có xuất khẩu mà có thể

ổn định và nâng cao đời sống cho toàn xã hội.
2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Nhƣ những vai trò trên đã nêu, nhờ xuất khẩu mà sản xuất một mặt hàng nào đó
có thể phát triển và nhƣ vậy sự phát triển này có thể kéo theo sự phát triển sản xuất của
một số mặt hàng khác liên quan. Bên cạnh đó, xuất khẩu là tham gia vào thị trƣờng


7

mới đòi hỏi sản xuất trong nƣớc càng phải tích cực cải tiến nhằm cạnh tranh với sản
xuất của các quốc gia khác. Thông qua những tác động này, xuất khẩu đã thúc đẩy
nâng cao sản xuất chung của toàn nền kinh tế. Bên cạnh đó, khi sản xuất phát triển
cùng với việc tạo tiền đề cho sự phát triển của các yếu tố sản xuất thì quốc gia có thể
tích lũy đƣợc các nhân tố tạo nên lợi thế so sánh mới. Chính những lợi thế so sánh mới
này, nhờ vào xuất khẩu, lại đƣa đến chuyên môn hóa vào sản xuất những mặt hàng
mới, lúc này trọng tâm thúc đẩy sản xuất thay đổi và dẫn tới sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Thực tế đã cho thấy rất nhiều quốc gia đã có sự chuyển dịch kinh tế mạnh mẽ
và trở thành các nƣớc công nghiệp mới nhờ vào xuất khẩu, tiêu biểu phải kể đến là
những nền kinh tế mới nổi ở khu vực Đông Á nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,
Singapore…
2.4. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại. Hoạt động xuất
khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác luôn có quan hệ mật thiết gắn bó và phụ
thuộc nhau. Khi xuất khẩu phát triển thì các dịch vụ đi kèm nhƣ quan hệ tín dụng, đầu
tƣ, hợp tác, liên doanh đƣợc mở rộng, từ đó tăng cƣờng quan hệ hợp tác giữa các quốc
gia. Nâng cao vị thế quốc gia trên trƣờng quốc tế và góp phần ổn định về kinh tế, chính
trị, xã hội cho quốc gia đó.
2.5. Khai thác lợi thế kinh tế quốc gia
Nhƣ các vai trò đã kể trên, có thể thấy nhờ xuất nhập khẩu, một quốc gia có thể
phát hiện, khai thác và tự tạo thêm đƣợc các lợi thế so sánh trong thƣơng mại quốc tế.

Xuất nhập khẩu đƣa đến sự phân công lao động hiệu quả giữa các quốc gia, giúp các
quốc gia có thể thông qua đó mà tận dụng đƣợc cả những nguồn lực từ bên ngoài nhƣ
tranh thủ vốn và kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, xuất nhập khẩu đƣa đến sự hợp
tác không chỉ về mặt kinh tế mà trên nhiều lĩnh vực khác. Đồng thời xuất khẩu cũng
hƣớng các nguồn lực kinh tế trong nƣớc phân bổ một cách hợp lý, xuất khẩu kết nối sự
phát triển của quốc gia cùng với sự phát triển quốc tế, giúp nền kinh tế cơ cấu một cách


8

phù hợp với những thay đổi mang tính toàn cầu, linh hoạt và tự tạo ra nhiều tiềm năng
hơn. Có thể thấy xuất khẩu giúp một quốc gia khai thác đầy đủ các lợi thế trong và
ngoài nƣớc. Nhƣ vậy qua hoạt động ngoại thƣơng hay xuất nhập khẩu, một quốc gia có
thể tận dụng mọi nguồn lực, khai thác mọi điểm mạnh, nắm bắt đƣợc càng nhiều cơ
hội, xuất khẩu hƣớng một quốc gia đến phát triển một cách có hiệu quả.
Có thể thấy hoạt động xuất khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển
kinh tế, do vậy các nƣớc đang phát triển với mục tiêu đẩy mạnh tăng trƣởng rất chú
trọng đến hoạt động này. Có thể thấy việc tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến xuất
khẩu hàng hóa, dịch vụ của một quốc gia là hết sức cần thiết. Trên đây đã trình bày
khái niệm về hoạt động thƣơng mại quốc tế cùng với khái niệm về hoạt động xuất khẩu
cũng nhƣ vai trò quan trọng của xuất khẩu. Phần tiếp theo sẽ trình bày cơ chế để hình
thành nên hoạt động thƣơng mại quốc tế, hoạt động xuất khẩu để từ cơ chế đó có thể
đƣa ra đƣợc các yếu tố cơ bản nhất tác động đến xuất khẩu của từng nhóm hàng.
Hoạt động xuất khẩu hay đƣợc chia nhỏ ra gồm hai lĩnh vực: xuất khẩu hàng hóa và
xuất khẩu dịch vụ. Trong giới hạn của đề tài này nghiên cứu về kim ngạch xuất khẩu
các nhóm hàng hóa nên trong tất cả các phần sau đây, khái niệm xuất khẩu sẽ chỉ đƣợc
hiểu là xuất khẩu hàng hóa, không bao gồm các hoạt động xuất khẩu dịch vụ.
II. Mô hình hấp dẫn
1. Mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại
Mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại dựa trên cơ sở mô hình trọng lực hấp dẫn

của Newton lần đầu tiên đƣợc đƣa ra áp dụng trong phân tích kinh tế bởi Timbergen
vào năm 1962 với dạng đơn giản nhƣ sau:

Trong đó:
A: là hệ số hấp dẫn, cản trở
: là kim ngạch trao đổi thƣơng mại giữa hai quốc gia i và j


9

: là quy mô nền kinh tế của nƣớc i
: là quy mô nền kinh tế của nƣớc j
: là “khoảng cách
3
” giữa hai nƣớc
: là hệ số thể hiện mức độ tác động của từng yếu tố trong mô hình
Ban đầu mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại quốc tế bị phê phán bởi nhiều nhà
khoa học do chƣa có căn cứ lý thuyết nền tảng. Tuy nhiên, sau đó đã có rất nhiều
những bài nghiên cứu chứng minh cho cơ sở lý thuyết hàm chứa trong mô hình này.
Theo nghiên cứu của Do Thai Tri (2006) đã tổng hợp, có một vài nghiên cứu chứng
minh cho lý thuyết kinh tế cho mô hình hấp dẫn có thể kể ra nhƣ:
Mở đầu là nghiên cứu của Linneman (1966) chứng minh cho mô hình trên cơ sở
cân bằng tổng giá trị xuất nhập khẩu của toàn nền kinh tế. Thƣơng mại giữa hai nƣớc
chịu tác động của nhóm các yếu tố cung của nƣớc xuất khẩu, nhóm các yếu tố cầu của
nƣớc nhập khẩu, và một số yếu tố mang tính cố hữu ảnh hƣởng đến thƣơng mại giữa
hai nƣớc, sau đó cho các nền kinh tế cân bằng bằng cách cho cung xuất khẩu bằng cầu
và thu đƣợc mô hình hấp dẫn trong thƣơng mại.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Bergstrand (1985) lại sử dụng những lý
thuyết kinh tế vi mô cho từng ngành: cung hàng một ngành của một quốc gia đƣợc cho
là tạo nên bởi hoạt động tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp trong khi cầu hàng

tạo nên đƣợc bởi hoạt động tối đa hóa độ thỏa dụng với giới hạn về ngân sách. Khi nền
kinh tế ở trạng thái cân bằng thì cung bằng cầu và từ đây thu đƣợc mô hình hấp dẫn
trong thƣơng mại.
Ngoài những nghiên cứu kể trên chứng minh mô hình hấp dẫn dựa trên sự cân
bằng của nền kinh tế từ cân bằng cung cầu, có khá nhiều nghiên cứu lại chứng minh
cho mô hình hấp dẫn dựa vào nền tảng là các lý thuyết cơ bản về thƣơng mại quốc tế

3
Khoảng cách ở đây đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả sự xa cách về địa lý và một số yếu tố khác biệt
về mặt kinh tế xã hội.


10

mà phải kể đến trƣớc hết là nghiên cứu của James E. Anderson (1979) và sau đó là một
loạt những nghiên cứu nhƣ của Bergstrand (1985), của Markusen và Wigle (1990), của
Eaton và Kortum (1997), của Deardorff (1998), của Evenett và Keller (1998). Những
nghiên cứu này đã chỉ ra mô hình hấp dẫn có thể giải thích các luồng thƣơng mại dựa
trên sự khác biệt về công nghệ trong mô hình của trƣờng phái Ricardo, dựa trên sự
khác biệt về sự sẵn có của các yếu tố đầu vào sản xuất trong mô hình Heckscher –
Ohlin, và dựa trên sự gia tăng hiệu quả ở mức độ sản xuất doanh nghiệp trong mô hình
tính kinh tế theo quy mô, cạnh tranh độc quyền và sự khác biệt về sản phẩm (theo
nghiên cứu của Helpman và Krugman (1985))
Tổng hợp lại, có thể thấy mô hình hấp dẫn đã đƣợc giải thích rõ ràng để có thể
vận dụng vào trong phân tích các luổng thƣơng mại quốc tế. Với việc xét đến nhiều
yếu tố khác nhau tác động đến luồng thƣơng mại cũng nhƣ việc dễ dàng trong lƣợng
hóa các yếu tố đó để giải thích cho khía cạnh quy mô của các luồng thƣơng mại quốc tế
thì mô hình hấp dẫn càng ngày càng đƣợc sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về
thƣơng mại quốc tế. Do vậy, nghiên cứu này sẽ tiếp cận vấn đề dựa trên nền tảng là mô
hình hấp dẫn trong thƣơng mại quốc tế. Chi tiết về các yếu tố trong mô hình hấp dẫn sẽ

đƣợc trình bày ở phần tiếp theo.
2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của từng nhóm
hàng
Dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình hấp dẫn nhƣ trên đã nói, tựu trung lại, các
yếu tố ảnh hƣởng đến các luồng thƣơng mại quốc tế đƣợc xếp vào 3 nhóm chính: nhóm
các yếu tố ảnh hƣởng đến cung, nhóm các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu và nhóm các yếu
tố hấp dẫn/ cản trở nhƣ Sơ đồ 1.2.2.1


11


2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hƣởng đến cung và nhóm các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu
Cung và cầu hình thành nên luồng thƣơng mại, do đó những yếu tố tác động tới
cung và cầu hàng hóa sẽ là những yếu tố quan trọng trong việc xét tác động tới luồng
xuất khẩu của một quôc gia. Trong nhóm các yếu tố ảnh hƣởng đến cung và nhóm các
yếu tố ảnh hƣởng đến cầu thì có hai yếu tố chính yếu: đó là yếu tố thu nhập (thƣờng
đƣợc đại diện bởi giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân
GNP) và yếu tố dân số của cả nƣớc nhập khẩu và nƣớc xuất khẩu. Tác động của các
yếu tố này nhƣ thế nào sẽ đƣợc trình bày rõ hơn trong phần dƣới đây.
2.1.1. Thu nhập của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
2.1.1.1. GDP của nước xuất khẩu
Biên giới
nước xuất
khẩu
Biên giới
nước nhập
khẩu
Các yếu tố ảnh hưởng đến luồng thương mại quốc tế
Nước xuất

khẩu
Nước nhập
khẩu
Các yếu tố ảnh
hưởng đến cung
Các yếu tố ảnh
hưởng đến cầu
Các yếu tố hấp
dẫn/ cản trở
Năng lực
sản xuất
của nước
xuất khẩu
Chính sách
khuyến
khích/ quản
lý xuất khẩu
Chính sách
khuyến
khích/ quản
lý nhập khẩu
Sức mua của
thị trường
nước nhập
khẩu
“Khoảng
cách”
giữa hai
nước
Đẩ y Hút

Sơ đồ 1.2.2.1: Mô hình trọng lƣợng (hấp dẫn) trong thƣơng mại quốc tế
Nguồn: Đào Ngọc Tiến (2008)



12

Khi xét yếu tố thu nhập của nƣớc xuất khẩu đại diện cho khả năng mua hàng,
có thể xét đến giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở đây, giá trị này sẽ đại diện cho
yếu tố cung hàng xuất khẩu. Về cơ bản, khi tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất
trong lãnh thổ của một nƣớc tăng lên sẽ đồng nghĩa với lƣợng cung hàng của nƣớc đó
tăng lên và nƣớc đó càng có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng của yếu tố giá trị sản xuất xuất khẩu trong các
nến kinh tế là khác nhau: đối với những nền kinh tế lấy xuất khẩu là động lực thì xuất
khẩu và thu nhập quốc dân có mối liên hệ chặt chẽ (bởi các ngành sản xuất chính trong
nền kinh tế phục vụ cho mục đích xuất khẩu nên khi giá trị sản xuất gia tăng sẽ đồng
nghĩa với cung cho xuất khẩu tăng mạnh từ đó thúc đẩy xuất khẩu tăng cao); đối với
những nền kinh tế không hƣớng theo mục tiêu xuất khẩu thì khi giá trị sản xuất gia
tăng lên chƣa hẳn đã ảnh hƣởng nhiều đến giá trị xuất khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, do đặc thù của từng ngành sản xuất nên cơ cấu cũng nhƣ tốc độ
gia tăng trong cung các nhóm hàng hóa trong nền kinh tế là không đều, vì thế, khi giá
trị sản xuất tăng lên sẽ khiến cho cung xuất khẩu của các mặt hàng tăng lên có sự khác
biệt. Hay nói cách khác tác động của yếu tố thu nhập nƣớc xuất khẩu lên xuất khẩu các
nhóm hàng khác nhau là khác nhau.
Ngƣợc lại với trƣờng hợp khả năng sản xuất gia tăng, khi giá trị sản xuất của
một quốc gia giảm xuống thì sẽ có những tác động giảm đối với giá trị xuất khẩu hàng
hóa.
2.1.1.2. GDP của nước nhập khẩu
Xét về nƣớc nhập khẩu, nếu GDP hay chính xác hơn phải nhắc đến GDP bình
quân đầu ngƣời của một nƣớc lớn thì đi kèm với thu nhập của quốc gia đó cao, điều

này đồng nghĩa với việc nƣớc đó có khả năng chi trả nhiều hơn cho hàng hóa của các
nƣớc khác, điều này khiến cho giá trị xuất khẩu vào nƣớc đó tăng lên. Tuy nhiên, GDP
nƣớc nhập khẩu càng lớn thì khả năng sản xuất của nƣớc đó càng cao, nƣớc đó sẽ càng
có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong nƣớc và sản xuất đƣợc hàng hóa thay thế


13

nhập khẩu. Do vậy sẽ càng gây khó khăn cho các mặt hàng của nƣớc xuất khẩu trong
việc xâm nhập thị trƣờng.
Không chỉ có thế, tác động của thu nhập quốc dân tới cầu xuất khẩu còn phụ
thuộc vào từng loại hàng hóa. Các nhóm hàng khác nhau sẽ có độ co giãn theo thu
nhập không giống nhau. Đối với những mặt hàng trở thành hàng hóa thứ cấp khi mức
sống tăng cao do thu nhập thì khi thu nhập tăng sẽ chỉ khiến cầu của những hàng hóa
này giảm. Đối với hàng hóa thông thƣờng cầu sẽ tăng khi thu nhập tăng lên, tuy vậy,
những mặt hàng cần thiết thì thu nhập tăng cao sẽ chỉ đem đến một mức cầu tăng vừa
phải trong khi đối với những hàng hóa xa xỉ thì thu nhập tăng ở mức cao kéo theo cầu
hàng tăng mạnh. Mặc dù vậy, việc hàng hóa nào là xa xỉ, hàng hóa nào là cần thiết hay
thứ cấp còn tùy thuộc vào những đặc điểm riêng, sự phù hợp và khác biệt giữa nƣớc
xuất khẩu và nƣớc nhập khẩu.
Các nghiên cứu thực nghiệm
Nhƣ vậy phần trên đã đƣa ra các suy luận để chứng minh tác động của yếu tố
thu nhập hai nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu tới giá trị xuất khẩu. Xét về nghiên cứu thực
nghiệm, đã có rất nhiều những nghiên cứu chỉ ra tác động cùng chiều của cả hai yếu tố
này tới tổng giá trị xuất khẩu tổng hợp của các nhóm hàng nhƣ: nghiên cứu của Céline
Carrere (2003) cho trƣờng hợp của hơn 130 nƣớc; nghiên cứu của H. Mikael Sandberg
(2004) cho trƣờng hợp các nƣớc thuộc FTAA
4
; nghiên cứu của Tiiu Paas (2000) cho
Estonia và các nƣớc bạn hàng hay nghiên cứu của Inmaculada Martínez-Zarzoso và

Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003) cho trƣờng hợp của các nƣớc EU
5
và các nƣớc
trong khối MECOSUR
6
.... Tuy nhiên, những tác động tìm thấy trong các nghiên cứu
này khi so sánh với nhau lại không đồng đều nên không thể kết luận đƣợc đây là nhân
tố gây tác động mạnh hay yếu tới xuất khẩu. Điều này có thể đƣợc giải thích bởi các
mẫu đƣợc lấy trong nghiên cứu là các nƣớc khác nhau nên ảnh hƣởng của yếu tố đặc

4
Khu thƣơng mại tự do Châu Mỹ
5
Liên minh Châu Âu
6
Khối các nƣớc tham gia vào hiệp định thƣơng mại tự do Mercado Común del Sur bao gồm: Brazil,
Argentina, Uruguay, Paraguay, Venezuela, Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador và Peru.


14

thù từng quốc gia gây ra những khác biệt đó. Đó mới chỉ là những nghiên cứu cho tổng
giá trị hàng hóa, còn khi tách riêng tác động tới giá trị xuất khẩu của các nhóm hàng thì
lại chỉ có rất ít nghiên cứu có thể tìm đƣợc nhƣ nghiên cứu của H. Mikael Sandberg
(2004) xét xuất khẩu hai nhóm hàng: hàng lƣơng thực thực phẩm (food products) và
hàng công nghiệp (manufactured products) hay nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy và
Jean-Louis Arcand (2009) xét trao đổi thƣơng mại của ba nhóm hàng: hàng hóa đồng
nhất (homogeneneous goods), hàng hóa giá tham chiếu (reference price goods) và hàng
hóa khác biệt (heterogeneous goods). Hai nghiên cứu này tuy cách phân loại hàng khác
nhau nhƣng đều chỉ ra mức độ tác động của yếu tố thu nhập tới xuất khẩu của các

nhóm hàng với đặc tính khác nhau là khác nhau, khẳng định thêm những hàng hóa cần
thiết nhƣ hàng lƣơng thực thực phẩm, hàng hóa đồng nhất sẽ chịu tác động từ thu nhập
ít hơn là các hàng hóa còn lại. Nhƣ vậy với trƣờng hợp tổng hợp cho nhiều nƣớc thì
các lý thuyết kinh tế và nghiên cứu thực nghiệm đều tỏ ra thống nhất.
Đối với trƣờng hợp riêng của Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu thực
nghiệm, có thể kể đến các nghiên cứu nhƣ của Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng
(2008), của Do Thai Tri (2006), của Đào Ngọc Tiến (2009)... Cũng nhƣ trên, các
nghiên cứu này đều thể hiện tác động tổng hợp cùng chiều của GDP hai nƣớc tới giá trị
xuất khẩu song phƣơng. Tuy nhiên, những nghiên cứu này lại không hề tách riêng tác
động của yếu tố GDP nƣớc xuất khẩu và yếu tố GDP nƣớc nhập khẩu, do vậy việc
đánh giá tác động của các nhân tố là rất khó khăn, liệu nhân tố nào đóng vai trò quan
trọng hơn? Cũng có một số nghiên cứu tách riêng tác động của hai yếu tố nhƣ nghiên
cứu của K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009) cho Việt Nam và Singapore trong khu
vực ASEAN nhƣng nghiên cứu này lại xét đối tƣợng chịu tác động là tổng giá trị xuất
nhập khẩu thay vì giá trị xuất khẩu của Việt Nam nên không thể đánh giá đƣợc. Bên
cạnh đó, nếu xét về từng nhóm hàng thì dƣờng nhƣ cho Việt Nam, chƣa có nghiên cứu
nào tiếp cận theo hƣớng này đƣợc công bố chính thức nên nhóm tác giả chƣa tổng hợp


15

đƣợc những nghiên cứu đó. Do vậy việc phân tách rõ ràng tác động của các nhân tố tới
xuất khẩu từng nhóm hàng cho Việt Nam là cần thiết.


16

2.1.2. Dân số
Nhƣ đã đề cập, song song với yếu tố thu nhập, yếu tố dân số nƣớc nhập khẩu và
nƣớc xuất khẩu cũng gây ra những tác động lên giá trị xuất khẩu của các quốc gia.

2.1.2.1. Dân số của nước xuất khẩu
Dân số là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới khả năng xuất khẩu của một quốc
gia. Với các kênh tác động khác nhau, yếu tố dân số tác động đến xuất khẩu nhƣ sau:
Với kênh tác động đến nguồn lao động, khi dân số tăng sẽ tăng nguồn lao động,
tăng khả năng sản xuất và tăng cung xuất khẩu. Bên cạnh đó, dân số còn tác động đến
cầu ở thị trƣờng trong nƣớc đối với hàng hóa, mặt khác yếu tố cầu ở thị trƣờng trong
nƣớc cũng gây ảnh hƣởng tới xuất khẩu. Ta có thể thấy đƣợc mối liên hệ: Với số lƣợng
ngƣời mua nhiều sẽ tạo sự đa dạng về nhu cầu và sức ép cạnh tranh giữa họ, nhờ đó mở
rộng thông tin thị trƣờng và thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến kĩ thuật và đa dạng hóa sản
phẩm. Hơn nữa, nhiều ngƣời mua sẽ làm giảm rủi ro khả năng mặc cả của ngƣời mua
quá mạnh, tạo thị trƣờng tiềm năng, khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp tham gia
vào thị trƣờng, tăng cung hàng, từ đó càng tạo đà cho hoạt động xuất khẩu. Những tác
động theo chiều hƣớng này cho thấy dân số và xuất khẩu có mối quan hệ cùng chiều.
Điều này khớp với khá nhiều nghiên cứa thực nghiệm của K. Doanh Nguyen và Yoon
Heo (2009) và của H. Mikael Sandberg (2004) nhƣ đã đề cập.
Theo một kênh tác động khác, một chiều hƣớng khác đƣợc chỉ ra, đó là yếu tố
dân số này có gây ra cả tác động ngƣợc chiều đến xuất khẩu nhƣ nghiên cứu của
Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003), của Jacob A.
Bikker (2009). Dân số nƣớc xuất khẩu đông đại diện cho quy mô thị trƣờng lớn cũng
có thể làm giảm sức ép bán hàng ra thị trƣờng quốc tế và do đó làm giảm tính năng
động của doanh nghiệp trong nƣớc, từ dó kìm hãm xuất khẩu phát triển. Nhƣ vậy trên
cả lý thuyết và thực nghiệm đều cho thấy xu hƣớng tác động của yếu tố dân số tới xuất
khẩu của quốc gia là không rõ ràng.


17

Ngoài ra, yếu tố dân số của một nƣớc với các đặc điểm nhƣ quy mô dân số, tỉ lệ
phân chia dân số theo độ tuổi, giới tính, tỉ lệ lao động, trình độ văn hóa, trình độ
chuyên môn tạo nên cung lao động khác nhau cho các ngành sản xuất. Ngoài ra, với

các đặc điểm nhƣ kể trên, yếu tố dân số cũng tạo ra cầu khác nhau đối với từng nhóm
hàng riêng biệt. Do vậy, tác động của yếu tố dân số nƣớc xuất khẩu lên xuất khẩu các
nhóm hàng cũng không giống nhau. Về thực nghiệm thì chƣa có nhiều nghiên cứu
đánh giá tác động khác nhau của yếu tố này lên xuất khẩu các nhóm hàng hóa.
2.1.2.2. Dân số của nước nhập khẩu
Cũng tƣơng tự nhƣ ảnh hƣởng của yếu tố dân số ở nƣớc xuất khẩu lên cầu hàng
hóa trong nƣớc xuất khẩu, dân số nƣớc nhập khẩu có ảnh hƣởng đến khối lƣợng nhập
khẩu của quốc gia và thông qua đó ảnh hƣởng tới kim ngạch xuất khẩu của quốc gia
đối tác. Cũng giống nhƣ trên, chiều hƣớng của ảnh hƣởng này là không rõ ràng.
Trƣớc hết là yếu tố dân số ảnh hƣởng tới lƣợng cầu. Dân số đông thì lƣợng cầu
hàng hóa nói chung sẽ lớn và do vậy lƣợng cầu hàng hóa nhập khẩu cũng lớn. Nhiều
nghiên cứu khi đánh giá đã gộp chung tác động của nhân tố này cùng nhân tố dân số
của nƣớc nhập khẩu và nhận đƣợc tác động tổng hợp là cùng chiều nên kêt luận chung
là yếu tố dân số nƣớc xuất và nhập khẩu đều tác động tích cực lên xuất khẩu nhƣ các
nghiên cứu của Đào Ngọc Tiến (2009), của Do Thai Tri (2006) cho Việt Nam …
Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu khi tách riêng yếu tố dân số nƣớc xuất
khẩu và dân số nƣớc nhập khẩu đã chỉ ra rằng tác động của yếu tố này lên giá trị xuất
khẩu của nƣớc đối tác là ngƣợc chiều nhƣ của Inmaculada Martínez-Zarzoso và
Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003), của Céline Carrere (2003), của Jacob A. Bikker
(2009)… Điều này đƣợc lý giải bởi yếu tố dân số của nƣớc nhập khẩu cũng đồng thời
là cung lao động của nƣớc đó, cung lao động lớn có thể khiến cho hàng hóa trong nƣớc
rẻ tƣơng đối so với hàng nhập khẩu và do đó lại làm giảm giá trị nhập khẩu.


18

Ngoài ra, cũng nhƣ phân tích ở trên, yếu tố dân số cũng có thể gây những ảnh
hƣởng khác nhau tới xuất khẩu những nhóm hàng khác nhau nhƣng chƣa thấy nghiên
cứu thực nghiệm nào đề cập đến tác động riêng biệt tới các nhóm hàng của Việt Nam.
2.2. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn

2.2.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia
Các chính sách khuyến khích quản lý hoạt động xuất khẩu của một nƣớc và
chính sách khuyến khích/quản lý nhập khẩu của nƣớc đối tác gây tác động mạnh đến
hoạt động xuất nhập khẩu. Những chính sách này có thể tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến xuất nhập khẩu tùy thuộc vào công cụ mà các nƣớc sử dụng: các chính sách
liên quan đến điều chỉnh các rào cản thƣơng mại, chính sách tỷ giá, và các chính sách
khác. Trong giới hạn của bài Nghiên cứu, các tác giả chỉ đề cập đến các yếu tố tác
động trực tiếp đến xuất khẩu: các chính sách liên quan đến điều chỉnh rào cản thƣơng
mại, và chính sách tỷ giá hối đoái.
2.2.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thương mại.
Các rào cản thƣơng mại quốc tế bao gồm những biện pháp thuế quan và phi thuế
quan, những rào cản này gây ảnh hƣởng đến xuất nhập khẩu một cách rõ ràng. Khi các
rào cản thƣơng mại tăng lên nhƣ tăng thuế nhập khẩu hay yêu cầu các tiêu chuẩn đối
với hàng hóa nhập khẩu cao hơn thì sẽ dẫn đến việc hạn chế luồng hàng hóa xuất nhập
khẩu. Ngƣợc lại khi các rào cản này giảm đi (khi quốc gia tham gia vào các khu vực
mậu dịch tự do, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế, giảm thuế, quy định tiêu chuẩn
linh hoạt…) sẽ tạo thuận lợi hơn cho luồng thƣơng mại quốc tế, do vậy sẽ thúc đẩy kim
ngạch xuất nhập khẩu nói chung. Điều này khớp với các nghiên cứu thực nghiệm đều
chỉ ra thuế có tác động ngƣợc chiều đến giá trị xuất khẩu. Với trƣờng hợp của Việt
Nam thì nghiên cứu của Đào Ngọc Tiến (2009) cũng chỉ ra rằng thuế có tác động tiêu
cực tới tổng giá trị xuất khẩu song tác động ấy là không đáng kể so với các rào cản
thƣơng mại khác. Tuy vậy, cũng có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra những tác động trái
chiều nhau của việc giảm rào cản thƣơng mại thông qua tham gia hợp tác kinh tế hay


19

các khu vực mậu dịch tự do. Nhƣ nghiên cứu của Céline Carrere (2003) chỉ ra giá trị
trao đổi thƣơng mại giữa hai quốc gia sẽ chịu tác động có thể cả tích cực và tiêu cực
bởi tham gia vào cùng một khối kinh tế. Theo nhƣ nghiên cứu đó, có khối kinh tế thúc

đẩy xuất khẩu nhƣ NAFTA, ASEAN hay CACM, nhƣng cũng có những khối kinh tế
lại hạn chế xuất khẩu nhƣ MECOSUR.
Nghiên cứu cho trƣờng hợp của Việt Nam thì Từ Thúy Anh và Đào Nguyên
Thắng (2008) đã chỉ ra việc tham gia khối ASEAN +3 với khu mậu dịch tự do AFTA
có tác động tiêu cực đến trao đổi thƣơng mại của Việt Nam với các nƣớc trong khối
này (tuy nhiên tác động này không đáng kể do xác suất ý nghĩa của hệ số tiêu cực tìm
đƣợc là rất thấp) và giải thích tác động đó bởi hiệu quả của việc Việt Nam gia nhập
ASEAN là không lớn. Trong khi đó nghiên cứu của K. Doanh Nguyen và Yoon Heo
(2009) lại chỉ ra tác động của việc tham gia AFTA trong ASEAN tới xuất khẩu của
Việt Nam tới các nƣớc trong khối là tích cực. Nhƣ vậy có thể thấy các nghiên cứu chƣa
thống nhất nhau ở điểm này. Hơn nữa vẫn chƣa có nghiên cứu nào chỉ ra đƣợc tác động
cụ thể của thuế hay các khối kinh tế tới từng nhóm hàng, liệu ở cấp độ nhóm hàng thì
tác động của thuế sẽ khác nhau nhƣ thế nào? các khối kinh tế sẽ thúc đẩy giá trị xuất
khẩu nhóm hàng nào và hạn chế nhóm hàng nào? và nhìn chung thì các chính sách điều
chỉnh rào cản thƣơng mại sẽ có tác động đến nhóm hàng nào nhiều hơn?
2.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả của đồng tiền này tính theo một đồng tiền khác, có rất
nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái song trong phạm vi bài nghiên cứu này, tỷ giá hối
đoái sẽ đƣợc đề cập cùng sức mua của đồng tiền cho các loại hàng hóa, do vậy, tỷ giá
đƣợc nhắc đến sẽ đƣợc hiểu là tỷ giá thực của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ (Er).
Tác động của chính sách tỷ giá hối đoái tới kim ngạch xuất khẩu thực ra chính
là tác động mà những thay đổi trong mức tỷ giá hối đoái gây ra. Tỷ giá hối đoái tác
động trực tiếp đến giá cả hàng xuất khẩu - nhân tố quan trọng trong việc xác định mức
cầu của thị trƣờng. Khi đồng nội tệ của một quốc gia giảm giá so với các ngoại tệ khác


20

sẽ khiến cho giá cả của hàng hóa xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm đi, do vậy sẽ làm
tăng lƣợng cầu, từ đó tăng khối lƣợng xuất khẩu. Ngƣợc lại, nếu đồng nội tệ giảm giá

so với ngoại tệ thì sẽ khiến cho lƣợng xuất khẩu giảm. Tuy nhiên đó mới chỉ là tác
động của tỷ giá tới khối lƣợng xuất khẩu, còn tác động của tỷ giá đến kim ngạch xuất
khẩu nhƣ thế nào thì còn phụ thuộc vào độ co giãn của cầu hàng xuất khẩu đối với giá.
Nếu cầu hàng hóa là co giãn đối với giá thì khi tỷ giá ngoại tệ so với nội tệ tăng lên sẽ
khiến tổng kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ tăng lên. Nếu cầu hàng hóa là ít co
giãn thì khi tỷ giá tăng sẽ khiến kim ngạch xuất khẩu tính theo ngoại tệ giảm đi. Nhƣ
vậy đối với các nhóm hàng khác nhau có mức độ co giãn của cầu theo giá là không
đồng nhất thì chịu tác động khác nhau của tỷ giá hối đoái.
Cùng với việc tác động vào yếu tố cầu thì tỷ giá cũng có tác động khác nhau đến
cung hàng xuất khẩu. Khi tỷ giá thay đổi khiến doanh thu của doanh nghiệp tăng, chi
phí đầu vào giảm thì sẽ thúc đẩy mở rộng sản xuất, càng tăng cung cho xuất khẩu.
Bên cạnh việc tỷ giá tăng hay giảm có những tác động trực tiếp trái chiều nhau
tới kim ngạch xuất khẩu thì biến động tỷ giá của các đồng tiền cũng ảnh hƣởng tới xuất
khẩu hàng hóa của một quốc gia. Theo nhƣ trong nghiên cứu của Frank (1991), tỷ giá
biến động khiến cho nhà xuất khẩu phải tiến hành các biện pháp đề phòng rủi ro và
khiến cho chi phí họ phải bỏ ra cao hơn, từ đó lại làm giảm động lực xuất khẩu. Tuy
nhiên, nếu doanh nghiệp ngừng xuất khẩu do rủi ro tỷ giá thì doanh nghiệp sẽ phải
gánh chịu chi phí rút lui khỏi thị trƣờng. Và Frank đã đƣa ra kết luận hai chiều tác động
này sẽ yêu cầu doanh nghiệp phải tối đa hóa lợi nhuận và lựa chọn tăng hay giảm xuất
khẩu rất khác nhau. Do vậy, có thể nói biến động của tỷ giá gây những tác động không
rõ ràng đến xuất khẩu.
Trƣờng hợp xét về hàng hóa của Việt Nam thì nghiên cứu thực nghiệm của Do
Thai Tri (2006) cho tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn từ 1995 đến 2004 và nghiên
cứu của Nguyễn Thị Quy cùng các cộng sự (2008) cho các mặt hàng chủ lực trong giai
đoạn từ 1989 đến 2006 đã chỉ ra tỷ giá nội tệ so với ngoại tên có tác động ngƣợc chiều


21

đến giá trị xuất khẩu, hay nói cách khác, tỷ giá thực của ngoại tệ so với nội tệ tăng lên

thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam gia tăng. Tuy nhiên lại một lần nữa, các nghiên cứu
này hoặc không tách riêng các nhóm hàng hóa, hoặc không thể xem xét đến nhiều mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam.


22


2.2.2. Khoảng cách giữa các quốc gia
Khoảng cách giữa các quốc gia đƣợc đề cập tới ở đây bao gôm cả khoảng cách
theo nghĩa đen – khoảng cách địa lý và cả “khoảng cách” (sự khác biệt) ở một số điểm
giữa nƣớc xuất khẩu và nƣớc đối tác nhƣ khoảng cách phát triển, khoảng cách về văn
hóa, ngôn ngữ,.. Tác động của những khoảng cách này đến kim ngạch xuất khẩu của
quốc gia sẽ đƣợc trình bày dƣới đây:
2.2.2.1. Khoảng cách địa lý
Khoảng cách địa lý giữa hai quốc ảnh hƣớng tới cƣớc phí vận chuyển, rủi ro
trong qua trình vận chuyển … Khoảng cách càng gần thì cƣớc phí càng nhỏ, rủi ro đối
với hàng hóa trong vận chuyển càng giảm, nhƣ thế càng góp phần thúc đẩy hoạt động
xuất nhập khẩu. Đó là lý do tại sao các nƣớc hay chú trọng đến giao lƣu thƣơng mại
đối với các nƣớc có cùng đƣờng biên giới hay các nƣớc trong cùng khu vực. Khoảng
cách có ảnh hƣởng trực tiếp tới thời gian cũng nhƣ phƣơng thức vận chuyển hàng hóa,
Do vậy, với từng nhóm hàng khác nhau thì yếu tố khoảng cách cũng có thể gây nên
những tác động khác biệt.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm nhƣ của Céline Carrere (2003), của K. Doanh
Nguyen và Yoon Heo (2009), của Tiiu Paas (2000), của Đào Ngọc Tiến (2009) … đã
đồng loạt chỉ ra rằng tác động của yếu tố khoảng cách địa lý giữa các quốc gia luôn là
tác động ngƣợc chiều đến xuất khẩu hơn nữa trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh
Thủy và Jean-Louis Arcand (2009) còn chỉ ra yếu tố khoảng cách có tác động tiêu cực
nhiều hơn tới xuất khẩu nhóm hàng đồng nhất (homogeneous goods). Tuy nhiên cũng
có những nghiên cứu chỉ ra tác động của khoảng cách là dƣơng với mức ý nghĩa không

cao nhƣ trong nghiên cứu của Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) và giải
thích cho mức ý nghĩa thấp này là bởi giá xuất khẩu đƣợc tính theo giá FOB chƣa bao
gồm chi phí vận chuyển, cũng có thể giải thích bởi trong số hàng hóa xuất khẩu có
những mặt hàng không chịu tác động của yếu tố thời gian hay phƣơng thức vận chuyển


23

do khoảng cách gây ra. Vậy khi xem xét đầy đủ với xuất khẩu từng nhóm hàng của
Việt Nam thì tác động của yếu tố khoảng cách địa lý là nhƣ thế nào?
2.2.2.2. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tê
Sự tƣơng đồng về trình độ phát triển kinh tế có thể cản trở hoặc hấp dẫn đối với
thƣơng mại giữa hai nƣớc. Nếu hai nƣớc có cùng trình độ phát triển thì nhu cầu về các
mặt hàng chính, thị hiếu tiêu dùng, yêu cầu chất lƣợng sản phẩm cũng tƣơng đƣơng
nhau, do vậy hàng hóa của nƣớc này dễ dàng đáp ứng các yêu cầu của nƣớc kia và
thuận lợi cho việc thúc đẩy xuất khẩu. Ngƣợc lại, nếu hai nƣớc có sự cách biệt lớn về
trình độ phát triển nhƣ trƣờng hợp các nƣớc kém phát triển, hàng hóa của họ sẽ khó
đáp ứng đƣợc các yêu cầu ngày càng cao của các nƣớc phát triển, do vậy hạn chế khả
năng xuất khẩu.
Tuy nhiên sự cách biệt lớn về kinh tế lại có thể thể hiện cho việc dƣ thừa các
yếu tố sản xuất là khác nhau và theo lý thuyết H – O thì lại tăng luồng trao đổi thƣơng
mại hàng hóa với những mặt hàng có độ thâm dụng các yếu tố đầu vào khác nhau.
Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra tác động dƣơng của sự khác biệt theo chiều
hƣớng này nhƣ có thể thấy trong bảng 1.2. Theo nhƣ bảng này thì các nghiên cứu thực
nghiệm cũng không thể khẳng định đƣợc xu hƣớng tác động của yếu tố khoảng cách
kinh tế.
Bên cạnh hai yếu tố khoảng cách chính nhƣ đã trình bày: khoảng cách địa lý và
khoảng cách kinh tế thì có rất nhiều các yếu tố khác gây ra những ảnh hƣởng gián tiếp
đến trao đổi thƣơng mại giữa các quốc gia nhƣ văn hóa, lịch sử, thể chế chính trị…
những yếu tố này chủ yếu tác động đến xuất khẩu thông qua quan hệ sản xuất làm ảnh

hƣởng tới cung xuất khẩu và thông qua thị hiếu tiêu dùng làm ảnh hƣởng tới cầu xuất
khẩu. Các yếu tố này gây ra những ảnh hƣởng trái chiều nhau không rõ ràng tới xuất
khẩu của một nƣớc và rất khó có thể đƣa ra kết luận đó là tác động tích cực hay tiêu
cực nếu chỉ dựa trên phân tích định tính.


24

Tổng hợp lại các yếu tố đƣợc đƣa vào mô hình hấp dẫn qua nhiều nghiên cứu
gần đây, ta có bảng 1.2 nhƣ trên. Bảng trên đã một lần nữa khẳng định tác động của
nhiều yếu tố tùy thuộc vào đối tƣợng cụ thể đƣợc nghiên cứu bởi mỗi nghiên cứu với
môt mẫu cụ thể lại cho những tác động trái chiều nhau.
Nhƣ vậy chƣơng 1 đã trình bày khá đầy đủ về xuất khẩu, vai trò của xuất khẩu,
và các yếu tố ảnh hƣởng đến kim ngạch xuất khẩu của một nƣớc đƣợc xếp vào ba
nhóm chính: các yếu tố cung, các yếu tố cầu, và các yếu tố cản trở hấp dẫn. Các yếu tố
này tác động không đồng đều đến tất cả các nhóm hàng hóa chủ yếu bởi những đặc thù
riêng của từng nhóm hàng hóa. Trên những cơ sở lý thuyết nhƣ vậy, cùng với việc
nhận thấy những điểm chƣa rõ ràng trong những phân tích thực nghiệm trƣớc đây, đặc
biệt là việc chƣa có nghiên cứu chia tách tác động của từng nhân tố lên từng nhóm
hàng hóa cho trƣờng hợp của Việt Nam, đề tài này trong chƣơng tiếp theo sẽ đi vào
phân tích thực nghiệm ảnh hƣởng của từng yếu tố này tới kim ngạch xuất khẩu các
nhóm hàng hóa của Việt Nam để thấy rõ đƣợc đâu là những nhân tố quan trọng, đâu là
những nhân tố thứ yếu, đâu là những nhân tố nên tập trung tác động, đâu là những nhân
tố không cần thiết phải quan tâm quá mức nhằm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của
nƣớc ta.


25

Yếu tố Xu hƣớng tác

động
Nghiên cứu
Các yếu tố cung và cầu
GDP gộp chung hai nƣớc Cùng chiều Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008), Do Thai Tri (2006), Đào Ngọc
Tiến (2009), Tiiu Paas (2000), Nguyễn Thanh Thủy và Jean-Louis Arcand
(2009)
GDP nƣớc xuất khẩu Cùng chiều Céline Carrere (2003), H. Mikael Sandberg (2004), Inmaculada Martínez-
Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003),
GDP nƣớc nhập khẩu Cùng chiều Céline Carrere (2003), H. Mikael Sandberg (2004), Inmaculada Martínez-
Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003)
Dân số gộp chung hai
nƣớc
Cùng chiều Đào Ngọc Tiến (2009), Do Thai Tri (2006),
Dân số nƣớc xuất khẩu Cùng chiều

Ngƣợc chiều
K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009) và của H. Mikael Sandberg (2004)

Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003), Jacob A.
Bikker (2009)
Dân số nƣớc nhập khẩu Ngƣợc chiều Inmaculada Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003), Céline
Carrere (2003), Jacob A. Bikker (2009)
Các yếu tố hấp dẫn/cản trở
Chính sách khuyến khích/ quản lý xuất nhập khẩu của các nước
Thuế Ngƣợc chiều Đào Ngọc Tiến (2009)
Tham gia các khu mậu
dịch tự do, khối hợp tác
kinh tế
Cùng chiều


Ngƣợc chiều
Céline Carrere (2003) (NAFTA, ASEAN, CACM)

Từ Thúy Anh và Đào Nguyên Thắng (2008) (ASEAN), Céline Carrere (2003)
(MECORSUR)
Tỷ giá Cùng chiều

Do Thai Tri (2006), Nguyễn Thị Quy cùng các cộng sự (2008), Inmaculada
Martínez-Zarzoso và Felicitas Nowak-Lehmann D. (2003)
Khoảng cách
Khoảng cách địa lý Ngƣợc chiều Céline Carrere (2003), K. Doanh Nguyen và Yoon Heo (2009), Tiiu Paas (2000),

×