1
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
Chương trình Hợp tác nông nghiệp và phát triển nông thôn (CARD)
BÁO CÁO TIỀN ĐỘ DỰ ÁN
027/07VIE:
Cải tiến các hệ thống canh tác kết hợp truyền thống
(VAC) – hướng sinh kế mới đối với
nông dân nghèo ven biển.
MS7: Báo cáo đào tạo - tập huấn
Tháng 6, 2010
2
Mục Lục
1.
Thông tin tổ chức thực hiện _____________________________________________ 1
2. Tóm tắt dự án _________________________________________________________ 2
3. Hội thảo/tập huấn _____________________________________________________ 2
4. Họp nhóm____________________________________________________________ 4
5. Tham quan trao đổi chéo________________________________________________ 6
6. Đào tạo 2 cán bộ CEDMA ở Úc __________________________________________ 8
7. Tác động của dự án ___________________________________________________ 10
8. Thăm quan của các cá nhân ____________________________________________ 11
1
1. Thông tin tổ chức thực hiện
Tên dự án Cải tiến các hệ thống canh tác kết hợp truyền
thống (VAC) - hướng sinh kế mới đối với nông
dân nghèo ven biển
Cơ quan đại diện tại Việt Nam
Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc Cảnh báo Môi
trường và Dịch bệnh Thủy sản (CEDMA)
Lãnh đạo dự án
Mr. Mai Văn Tài (Giám đốc)
Mr. Võ Văn Bình (Quản đốc)
Cơ quan phối hợp tại Úc
Viện Nghiên cứu Muresk - Khoa khoa học và Kỹ
thuật – Đại học Công nghệ Curtin (CUT)
Các cá nhân tham gia phía Úc
Tiến sỹ. Ravi Fotedar (Trưởng đại diện)
Tiến sỹ Jane Fewtrell (Chuyên gia môi trường)
Ông Simon Longbottom (Chuyên gia NTTS)
Thời điểm bắt đầu
Ngày 8 tháng năm 2009
Thời điểm kết thúc
Tháng 1 năm 2010
Xét duyệt dự án
Tháng 2 năm 2010
Chu kỳ báo cáo
Định kỳ 6 tháng (Lần thứ 3)
Địa chỉ liên lạc với người có trách nhiệm
Tại Úc: Trường đại diện
Tên:
Tiến sỹ Ravi Fotedar
Điện thoại:
+61 8 92664508
Chức vụ:
Giám đốc chương trình hợp tác
quốc tế, Phó giáo sư
Fax:
+61 8 92664422
Cơ quan:
Viện Nghiên cứu Muresk, CUT
Email:
Tại Úc: Các thủ tục hành chính
Tên: Tiến sỹ Ravi Fotedar Điện thoại: +61 8 92664508
Chức vụ:
Giám đốc chương trình hợp tác
quốc tế, Phó giáo sư
Fax:
+61 8 92664422
Cơ quan:
Viện Nghiên cứu Muresk, CUT
Email:
Tại Việt Nam
Tên:
Võ Văn Bình
Điện thoại:
0983105537
Chức vụ:
Trưởng phòng
Fax:
0241840241
Cơ quan: Trung tâm Quan trắc Cảnh báo
Môi trường và Dịch bệnh Thủy sản
(CEDMA)
Email:
2
2. Tóm tắt dự án
3. Hội thảo/tập huấn
Hội thảo ở Huế
Mục đích của hội thảo là để giới thiệu mô hình VAC cải tiến; bao gồm giới thiệu hệ thống
nuôi kết hợp giun đất nhằm xử lý tất cả các chất thải từ chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp
khác trước khi thả
i chúng trực tiếp xuống hệ thống nuôi thuỷ sản (cụ thể là thải xuống ao) và
bón cho vườn cây; giới thiệu việc nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Việc đưa thêm
nuôi giun vào hệ thống nuôi trồng kết hợp có sẽ làm giảm thiệu ô nhiễm môi trường, từ đó
nâng cao năng suất và tạo ra điều kiện môi trường bền vững.
Thảo luận trong hội thảo chủ yếu t
ập trung vào tính khả thi khi xây dựng một mô hình VAC
cải tiến, trong điều kiện nông thôn có nguồn năng lượng (điện) không liên tục nhất là vào đầu
mùa hè. Tuy nhiên, hội thảo cũng đã xem xét và thấy rằng xây dựng mô hình dựa vào các
điều kiện địa phương và dựa vào VAC truyền thống là rất thiết thực cần phải được tiến hành.
Những chi tiết cần cải biến để có tính khả thi cao cũng được phân tích k
ỹ.
Kết luận của hội thảo: Với nhu cầu cao về sản phẩm thuỷ sản sạch, đáp ứng nhu cầu thị hiếu
trong thời gian tới, cải tiến mô hình VAC truyền thống là rất cần thiết, nhằm tăng hiểu quả
sản xuất cả về số lượng và chất lượng. VAC cải tiến có thể đáp ứng được đòi hỏi sản xu
ất
thực tế và nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản trong tương lai.
Thành phần tham dự hội thảo được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Thành phần tham gia hội thảo giới thiệu VAC cải tiến được tổ chức ở Huế ngày 4
tháng 12 năm 2008
Thành phần Số lượng
Các nông hộ ở các tỉnh tham gia dự án 20
Khuyến ngư viên ở các tỉnh (Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh,
Nghệ An, và Quảng Nam)
7
Chi Cục thú y Huế 1
Cán bộ của Chi cục thuỷ sản (sáu tỉnh dự án) 6
Mong đợi của dự án này là đóng góp vào chiến lược xoá đói giải nghèo và thúc đẩy tăng trưởng
mà chính phủ Việt Nam đặt ra trong khuôn khổ chương trình CARD. Thông qua việc cải thiện mô
hình VAC, áp dụng nuôi các loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao, nhằm nâng cao sản lượng và giá
trị, đồng thời cải thiện hoặc giảm thiệu nguy cơ ô nhiễm môi trường. Kết quả của dự án sẽ hỗ trợ
cho quản lý mô hình VAC truyền thố
ng được tốt hơn; các hoạt động của dự án đã bao gồm:
i) điều tra các dự liệu cơ bản về điều kiện kinh tế của các hộ gian đình có canh tác VAC truyền
thống cho 6 tỉnh nghiên cứu.
ii) Chọn ra 20 hộ gia đình để xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật cải tiến hệ thống VAC truyền
thống, trong số đó đã có 18 hộ đã hoàn thiện và đi vào ho
ạt động. Việc cải tiến các bao gồm nuôi
bán thâm canh với một hệ thống tuần hoàn và dùng những loài địa phương có giá trị kinh tế cao
bao gồn cá Quả, Cá Mú (Song), Éch, cá Nhệch, cá Chình và Ba ba
iii) Kỹ thuật xây dựng và vận hành của hệ thống này sẽ được chuyển giao cho các cán bộ khuyến
ngư địa phương, và các hộ gia đình có hệ thống VAC hoặc mong muốn triển khai hệ thống này.
3
Cán bộ từ Sở Nông Nghiệp 4
Phòng Phát triển thuỷ sản Huế 1
Chuyên gia nước ngoài 2
Từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I 12
Hình 1: Một số hình ảnh về hội thảo giới thiệu dự án ở Huế (4/12/2008).
Hội thảo/tập huấn ở tỉnh Quảng Trị
Đây là hội thảo dành cho các tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị
và Huế. Hội thảo đã tạo ra một môi trường thảo luận sôi nổi cho các đại biểu thao gia, chia sẻ
kinh nghiệm, các kỹ năng trong việc triển khai VAC cải tiến và v
ận hành hệ thống tuấn hoàn
ở từng địa phương với từng điều kiện khác nhau; Việc xây dựng hướng dẫn xây dựng VAC
cải tiến cũng được thảo luận nhằm đưa ra bản hướng dẫn chi tiết nhất, nhưng dễ hiểu và tiếp
cận nhất
Các vấn đề chính trong hội thảo:
i) Thảo luận về việc hình thành VAC cải tiến ở
các địa phượng
ii) Lợi ích của VAC cải tiến đối với hiểu quả kinh tế và việc cải thiện môi trường sản
xuất
iii) Tiếp tục phát huy công nghệ và chuyển giao công nghệ đến người nông dân.
Thành phần thao gia hội thảo gồm cán bộ khuyến ngư, các cán bộ quản lý nông nghiệp cấp
tỉnh, huyện, xã và các nông hộ trong dự án và nông hộ mong muốn phát triển, cải tiến mộ
hình VAC truy
ền thống của mình (Bảng 2)
Kết luận:
Các đại biểu tham gia nhất trí cao về hiệu quả kinh tế và việc cải thiện môi trường khi áp
dụng mô hình VAC cải tiến. Đồng thời mong muốn VAC cải tiến được phát triển như là mô
hình toàn quốc.
Hội thảo đã đáp ứng được mong muốn của các cán bộ làm công tác khuyến ngư về tài liệu và
phương pháp phát triển thuỷ sản nông hộ ở
địa phương.
4
Bảng 2: Thành phần tham dự hội thảo/tập huấn ở Quảng Trị ngày 6 – 8 tháng 4 năm
Thành phần tham dự Số lượng
Nông hộ 12
Khuyến ngư các tỉnh dự án 11
Khuyến ngư các huyện 11
Các bộ thuộc phòng NN &PTNT 2
Phòng NN & PTNT huyện 2
Khuyến ngư xã 2
Chuyên gia đại học Curtin (Úc) 3
Viện thuỷ sản 1 6
Phân Viện thuỷ sản Bắc Trung Bộ 5
UBND xã 2
Hình 2: Ảnh hội thảo và đi tham các mô hình dự án ở Quảng Trị.
4. Họp nhóm
Họp nhóm ở Hà Tĩnh
Ở trong tỉnh này, dự án đã xây dựng 4 mô hình; các loài nuôi bao gồm:
i) Cá Mú chấm nâu (ương các giống),
ii) Ương các nhệch,
iii) Nuôi cá quả trong bể,
iv) Nuôi Ba Ba và cá quả trong bể.
5
Đã có 41 hộ nông dân tham gia vào các cuộc họp nhóm trong khi triển khai các mô hình,
đóng góp ý kiến và kinh nghiệm để hoàn thiển mô hình hiểu quả nhất đồng thời ít rủi ro nhất.
Những cuộc họp nhóm này tạo điều kiện và cơ hội cho các nông dân trực tiếp tiếp cận xây
dựng các mô hình trong từng điều kiện cụ thể theo từng bước trong quá trình xây dựng. Các
cán bộ dự án đã trực tiếp hướng dẫn cách thứ
c tiến hành và những điều cần cân nhắc khi xây
dựng và vận hành để tối ưu hiệu quả và giảm thiểu kinh phí đầu tư
Hình3: Họp nhóm và tập huấn ở Hà Tĩnh
Họp nhóm ở Nghệ An
Dự án đã xây dựng 2 mô hình ở Nghệ An. Một mô hình xây dựng năm 2008 với ý định nuôi
cá Chình, một loài cá có giá trị kinh tế rất cao nhưng thời gian nuôi kéo dài. Do tính khả thi
của việc nuôi cá Chình không cao nên mô hình này đã chuyển nuôi cá Quả. Mô hình còn lại
xây dựng năm 2009 nhăm ương nuôi cá Mú, loài cá có giá trị kinh tế rất cao, nhưng nông dân
luôn thiếu giống để nuôi.
Với tính chất đó, các cuộ
c họp nhóm ở Nghệ An chủ yếu để chỉ cho các nông hộ nhận biết
tính khả thi trong mô hình. Đối tượng được mời họp là người nuôi trực tiếp, các cán bộ lãnh
đảo trong huyện và cán bộ khuyến ngư.
Họp nhóm mang lại những kết quả tích cực bao gồm việc cố gắng cắt giảm những chi phí
không cần thiết để chi phí đầu tư và vận hành là thấp nhất khi xây dựng mô hình VAC cải
ti
ến. Hơn nữa những loài nuôi mặc dù có giá trị kinh tế cao nhưng không phù hợp nuôi trong
bể đối với các hộ nghèo như loài cá Chình sẽ không được khuyến cáo nuôi. Loài cá này đòi
hỏi thời gian nuôi dài (nhiều hơn 24 tháng) nên rủi ro cao.
6
Họp nhóm ở Thanh Hoá
Giống như ở các tỉnh khác, các cuộc họp nhóm được tổ chức ở Thanh Hoá tập trung vào việc
nhân rộng mô hình VAC cải tiến. Các họp nhóm được tổ chức ở các điểm xây dựng mô hình,
nhất là ở nhà ông Thu, một mô hình rất thành công và vì thế công việc nhân rộng khá dễ
dàng; mô hình này bao gồm nuôi giun và nuôi cá Quả trong lồng và trong bể xi măng. Kết
quả là đã có 16 hộ gia đình bắt tay ngay vào việc triển khai nuôi cá Quả
trong mùa vụ năm
tới
Hình 4: Họp nhóm để nhân rộng mô hình được thực hiện ở nhà ông Thu, mô hình tại- Quảng
Xương, Thanh Hoá.
5. Tham quan trao đổi chéo
Tham quan trao đổi chéo được thiết kế cho các hộ gia đình xây dựng mô hình đồng thời
những hộ xung quanh cũng có cơ hội tham gia. Như đã trình bày trong phần điều tra cơ bản,
trình độ của các nông dân ven biển thấp nên cách học tập thông qua tham quan, trao đổi kinh
nghiệm được xem là rất hiệu quả. Việc tham quan cho phép người tham gia trự
c tiếp quan sát
và rút kinh nghiệm từ rất nhiều mô hình khác nhau; mỗi mô hình sẽ có ưu và nhược điểm
nhất định; từ đó họ sẽ có lựa chọn tốt nhất cho mô hình VAC cải tiến của họ.
Dưới sự hướng dẫn của các cán bộ CEDMA, các khuyến ngư viên địa phượng có cơ hội tổ
chức các chuyến tham quan trao đổi chéo. Chi tiết tham quan trao đổi chéo như sau:
9 Trong các tỉnh: Đ
ây là tham quan được thiết kết trong nội tỉnh
• Đã thiết kế 7 chuyến tham quan theo hình thức này, mỗi tỉnh 1 chuyến, riêng
Quảng Trị thiết kế 2 chuyến
• Ở Huế đã có 16 nông hộ tham gia, Quảng Trị 60 nông hộ, Hà tĩnh 30 nông hộ,
Nghệ an 30 nông hộ và thanh Hoá 85 nông hộ
9 Giữa các tỉnh;
• Thiết kế 3 chuyến thăm giữa các tỉnh trong 6 tỉnh dự án
• Mỗi tỉnh gồ
m 16 nông hộ và các khuyến ngư viên được lựa chọn để hình thành
3 chuyến tham quan đến các tỉnh khác nhau để học tập
Tham quan chéo ở Huế
• Mục đích
- Tập huấn kỹ thuật thông qua quan sát thực tế (những người muốn cải tiến VAC
của họ, các khuyến ngư viên)
7
- Gắn kết các nông hộ có cùng phương thức canh tác tổ hợp, từ đó họ có thể trao
đổi, học tập và trao đổi thương mãi với nhau (mua giống và bán sản phẩm).
- Tạo điều kiện cho các khuyến ngư được tổ chức các chuyến tham quan dưới sự
hướng dẫn của các cán bộ dự án và các chuyên gia nước ngoài.
• Địa chỉ tham quan
- Tất cả các điể
m mô hình dự án
- Những điểm có nuôi trồng thuỷ sản phát triển tốt trong vùng, những nơi cung cấp
giống có thể giúp cho sự phải triển VAC cải tiến sau này.
• Thành phần tham gia
- Nông hộ dự án, các hộ có ý định xây dựng VAC cải tiến, mong muốn tiếp cận
công nghệ
- Lãnh đạo Sở Nông Nghiệp, các đoàn thể (Hội nông dân)
- Khuyến ngư viên
- Cán bộ S
ở NN & PTNT.
Figure 5: Các hình ảnh hoạt động tham quan trao đổi chéo ở Huế.
Tham quan chéo ở Quảng Trị
• Mục đính chuyến thăm
- Một trong những thành công của dự án là tạo ra thu nhập cho các hộ gia đình
không có ao trước đây, giờ có thể nuôi cá trong bể (cá Quả) với tiền năng khá lớn.
Vì thế, nhưng người không có ao do địa hình không phù hợp thì giờ có thể nghĩ
đến việc nuôi trồng thuỷ sản
-
Nông dân có thể học hỏi trực tiếp và dễ dàng áp dụng vào điều kiện của họ
• Các điểm tham quan
- Các điểm mô hình dự án
- Các mô hình nuôi Ếch ở Quảng Trị
• Thành phần thao gia
- Các nông hộ dự án và nông hộ muốn xây dựng cải tiến
- Khuyến ngư viên của tỉnh, huyện và xã
- Lãnh đạo một số xã
• Kết qu
ả đạt được:
- Học tập được các bước xây dựng mô hình và những cân nhắc trong khi xây dựng
VAC cải tiến
8
- Tạo ra được môi liên kết chặt chẽ của các hộ có chung cách làm. Vì dụ hộ nuôi cá
Quả sau tham quan đã biêt được ở đâu có giống, thị trường
Hình 6: Các hoạt động tham quan chéo các mô hình ở Quảng Trị
6. Đào tạo 2 cán bộ CEDMA ở Úc
Thời gian: Đào tạo được thực hiện trong thời gian từ 13 tháng 2 đến 7 tháng 3 năm 2010
Địa điểm: Đại học Curtin, Perth, Australia
Mục đích: Tổng hợp số liệu, viết báo cáo dự án. Học tập các phương pháp môi trường thuỷ
sản ở Úc
Cán bộ tham gia: Võ Văn Bình, quản đốc dự án (Trưởng phòng Môi trường, CEDMA) và
Đ
ào Văn Phú, cán bộ thực hiện dự án (nhân viên phòng Môi trường, CEDMA)
Đào tạo đã thành công tốt đẹp, các cán bộ đã học tập được những kỹ năng đề ra. Kết quả này
sẽ được vận dụng xử lý số liệu trong dự án và phục vụ cho các nghiên cứu sau này của
CEDMA. Chi tiết các hoạt động trong thời gian được đào tạo được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Lịch trình, các hoạt động đ
ào tạo ở Úc của hai cán bộ CEDMA.
Ngày Nơi đến Hoạt động Ghi chú
24/2 Thành phố Perth Giới thiệu đại học Curtin Thăm phòng thí nghiệm của
trường
25/2 Đại học Curtin Thảo luận dự án/xử lý số
liệu dự án
26/2 Thăm nuôi thuỷ sản ở
Busselton, Tây Úc
Thăm trại nuôi tôm hùm
đen xuất khẩu đến
Singapore
27/2 Thăm nuôi thuỷ sản ở
Busselton, Tây Úc
Thăm trại nuôi tôm hùm
đen xuất khẩu đến
Singapore
Giới thiệu việc xuất khẩu tôm
sang Singapore
9
28/2 Đến Bridgetown Thăm trang trại ở
Bridgetwon
1/3 Đến Bridgetown Thăm hồ chứa mới hình
thành Hester dam
Đánh giá chất lượng nước và
những tác động các hoạt động
xung quanh đến chất lượng
nước có thể xẩy ra
2/3 Đại học Curtin Thảo luận dự án/xử lý số
liệu dự án
3/3 Đại học Curtin Thực hành phân tích môi
trường nước
Tăng cường kỹ năng phân tích
4/3 Đến thăm CARL Khu sản xuất giống thuỷ
sản CARL
Môi trường, chất lượng nước
trong trại sản xuất giống
5/5 Thăm vườn thú và nông
trang điển hình
Trình diễn nông nghiệp
điện hình ở Úc
Học tập về thâm canh nông
nghiệp
6/6 Thành phố Perth Thăm thành phố, mua sắm
và chuẩn bị về Việt Nam
7/7 Về Việt Nam
Hình 7: Một số hình ảnh thăm quan học tập ở TAFE, Fremantle, Tây Úc về môi trường trong
trại sản xuất giống
10
Hình 8: Thực hành phân tích mẫu ở phòng thí nghiệm, đại học Curtin
7. Tác động của dự án
Trong quá trình thực hiện dự án, đã có rất nhiều các cuộc họp nhóm với các nông hộ trong và
ngoài dự án. Rất nhiều nông hộ mặc dù không nhận được sự giúp đỡ của dự án về tài chính
nhưng đã nhận thấy lợi ích của VAC cải tiến và họ đã học tập và làm theo dự án.
Một ví dụ rất
điện hình là ở nhà ông Thu (Thanh Hoá) đã có rất nhiều người xung quanh đến
họi cách làm của chủ nhà. Vì thế bất kỳ lúc nào cán bộ dự án đến làm việc ở các mô hình thì
đều tổ chức họp nhóm. Kết quả là các hộ đã xây dựng mô hình nuôi cá Quả, bất chấp việc
ảnh hưởng thời tiết trong mùa đông, chứ không chờ đến mùa sản xuất năm sau (2010). Tác
động của dự án đến các nông hộ xung quanh và chính quyền địa ph
ương được trình bày ở
bảng 4.
Bảng 4: Danh sách các hộ đã bắt chước dự án và những cơ quan quan tâm dự án
Tên nông hộ Địa chị Mô hình nuôi
Ở Thanh Hoá
Ông Dũng Quảng Giao, Quảng Xương,
Thanh Hoá
Cá Quả nuôi trong bể và
trong lồng
Ông Hiếu Quảng Giao, Quảng Xương,
Thanh Hoá
Cá Quả nuôi trong bể và
trong lồng
Ông Nam Quảng Giao, Quảng Xương,
Thanh Hoá
Cá Quả nuôi trong bể và
trong lồng
Bà Phượng, khuyến ngư
Thanh Hoá
23 Phan Bội Châu, Thành
phố Thanh Hoá
Hình thành đề cương VAC
cải tiến cho tỉnh
Nghệ an
Ông Tạ Văn Hợp Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu,
Nghệ An
Nuôi Giun và nuôi cá quả
trong bể
Ông Hồ Văn Lượng Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu,
Nghệ An
Nuôi Giun và nuôi cá quả
trong bể
Ông Trương Quang Trật Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu,
Nghệ An
Nuôi Giun và nuôi cá quả
trong bể
Ông Nguyễn Văn Tông Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu,
Nghệ An
Nuôi cá Quả trong bể
11
Ông Nguyễn Đức Hoà Quỳnh Lập, Quỳnh Lưu,
Nghệ An
Nuôi cá Quả trong bể
Ông Nguyễn Sỹ Linh Thanh Cat, Thanh Chương Nuôi giun công nghiệp
Hà Tĩnh
Nguyễn Văn Thượng Thị trấn thạch Hà Nuôi giun và cá Quả trong bể
Bà Nguyễn Thị Diêu Khuyên Ngư Thạch Hà Viết đề cương phát triển
VAC cỉa tiến (đã được chấp
nhận)
Ông Nguyễn Viết Nhật
(Phòng công thương Thạch
Hà)
Thị trấn Thạch Hà Sử dụng mô hình ông Huy để
làm Video
Quảng Bình
Báo Nông Nghiệp Quảng Bình Sử dụng mô hình của ông
Tuân để viết bài nông nghiệp
điển hình
Quảng Trị
Ông Tùng (PGD trung tâm
khuyến ngư
Trung tâm khuyến ngư tỉnh Sử dụng mô hình ông Thiệu
và ông Sinh làm cơ sở tham
quan cho các tập huấn
khuyến ngư ở tỉnh
Huế
Đài truyền hình Huế Kết hợp với Chi Cục thuỷ
sản Huế
Sự dụng mô hinh VAC cải
tiến để là công tác khuyến
ngư của tỉnh
8. Thăm quan của các cá nhân
Dự án luôn kích lệ, động viên các cá nhân mong muốn cải tiến VAC truyền thống của họ đến
thăm các những nơi đã thành công và một số cơ sở áp dụng công nghệ cao trong sản xuất.
Điện hình là một số cơ sở chuyên nghiệp nuôi giun ở Đông Anh – Hà Nồi và Viện Nghiên
cứu nuôi trồng thuỷ sản I . Các chuyến thăm này thiết kế cho những mục đích cụ th
ể, áp dụng
cho điều kiện địa phương trong việc xây dựng VAC cải tiến.
• Anh Tuân (Lệ Thuỷ Quảng Bình) đã đến thăm Viện I và các cơ sở giun ở Đông Anh.
Từ đó anh đã xây dựng một trại sản xuất giống áp dụng hệ tuần hoàn của dự án.
• Anh Dũng Quảng Bình đã ra Viện thuỷ sản I để học tập ương nuôi giố
ng. Chuyến đi
được hỗ trợ của dự.
Hình 9: Một số hình hoạt động thảo luận của cá nhân tham gia dự án với nhóm dự án. Xây
dựng cơ sở sản xuất giống