Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường kĩ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.87 KB, 17 trang )





MinistryofAgriculture&RuralDevelopment

CARDProjectReport

027/06VIE

Tăng cường kĩ năng và cải tiến công nghệ cho các
xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam




CHÍNH SÁCH: BẢO QUẢN GỖ Ở VIỆT NAM


Peter Vinden, Gerry Harris, Philip Blackwell, and P.D. Chien 








Tháng9,2009

2


MỤC LỤC



1.0 TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ

1.1 Nghiên cứu

1.2 Giáo dục và đào tạo về bảo quản gỗ tròn và gỗ xẻ

1.3 Tiêu chuẩn về bảo quản gỗ

1.4 Xử lý gỗ

1.5 Bảo quản

1.6 Xử lý gỗ phế thải

1.7 Phân tích lợi ích chi phí



2.0 GIỚI THIỆU

2.1 Tiêu chuẩn xử lý

2.2 Công nghệ xử lý

2.3 Ứng dụng bảo quản


2.4 Đào tạo


3.0 KẾT LUẬN



4.0 PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Xử lý cong vênh và sử dụng

Appendix 2 Loài khó xử lý

Appendix 3 Tiêu chuẩn Úc AS 1604.



3
1.0 TÓM TẮT VÀ KHUYẾN NGHỊ

Ngành công nghiệp bảo quản gỗ ở Việt Nam khá nhỏ và không có nhiều nghiên cứu
sâu cũng như được tăng cường nguồn nhân lực cho ngành. Do điều kiện khí hậu ở
Việt Nam, các sản phẩm gỗ bị giảm chất lượng rất nhanh nên cần có những chính
sách cấp quốc gia để thiết lập các quy trình, quy phạm nhằm làm tăng tuổi thọ của các
sả
n phẩm gỗ. Việc này rất cần thiết bởi vì:
• Đầu tư quốc gia rất lớn về cơ sở hạ tầng cấp quốc gia và rất cần thiết phải bảo
vệ.
• Quá trình phân huỷ gỗ sẽ giải phóng một lượng khí các bon ra ngoài không
khí. Làm tăng tuổi thọ của các sản phẩm gỗ sẽ làm tăng việc lưu giữ các bon,

và do đó có giá trị rất l
ớn trong việc hạn chế biến đổi khí hậu, vấn đề đang
được cả thế giới quan tâm.
• Kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm gỗ ở các cộng đồng miền núi (nơi mà
gỗ xẻ được xử dụng chủ yếu) có tác động rất lớn tới đời sống của người dân
địa phương, vì họ không phải mua mới, thay thế hay sửa chữa các sả
n phẩm
gỗ đã bị xuống cấp. Một ví dụ là việc sử dụng thân tre làm ống dẫn nước.
Thân tre không được xử lý liên tục phải thay thế, sửa chữa, trong khi thân tre
được xử lý có thể kéo dài tuổi thọ tới 15 năm mới đòi hỏi sửa chữa, bảo
dưỡng.

Các khuyến nghị:

1. 1 Về nghiên cứu:

Chìa khoá cho việc phát triển chiến lược quốc gia cho bảo quản gỗ và các sản
phẩm gỗ là một nhóm nghiên cứu hiệu quả tập trung vào tất cả các lĩnh vực của
bảo quản gỗ. Nhóm nghiên cứu (có thể là một trung tâm nghiên cứu kết hợp giữa
nhóm nghiên cứu về bảo quản gỗ ở Hà Nội 2 trường đại học lâm nghiệp chính ở
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) nên không chỉ chú trọ
ng vào nghiên cứu mà
còn thực hiện việc triển khai có hệ thống để đảm bảo rằng ngành bảo quản gỗ
được thiết lập để tăng cường chất lượng của gỗ và các sản phẩm gỗ. Nhóm nghiên
cứu cần kết hợp giữa 2 nhóm chuyên môn (một chú trọng vào sự biến màu của gỗ,
kiểm soát nấm mốc, và kéo dài tuổi thọ của gỗ) và nhóm thứ hai tập trung vào
đánh giá mụ
c gỗ ở điều kiện tự nhiên và hình thành các giải pháp chống mục
mới), một nhà côn trùng học, ngâm tẩm bề mặt, chuyên gia về xử lý gỗ và (khoa
học gỗ) và các kỹ thuật viên lành nghề để thực hiện các công việc. Nhóm trưởng

nghiên cứu nên có hiểu biết về thương mại trong nghiên cứu, và có kinh nghiệm
khi làm việc với Chính phủ và các cục, vụ quản lý hoặc liên quan tới quản lý việc
bảo quả
n gỗ quốc gia. Nhóm nghiên cứu cần có mối quan hệ chặt chẽ với nhóm
nghiên cứu sấy gỗ và các nhóm nghiên cứu khác tập trung vào giải tích gỗ, phân
tích chu kỳ sống, lâm nghiệp, kinh tế và phân tích thống kê.

Chương trình nghiên cứu cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
• Tiêu chuẩn quốc gia về bảo quản gỗ
• Thị trường cho gỗ được xử lý bảo quản
• Công nghệ xử lý gỗ chân không

Xử lý gỗ các loài khó xử lý
• Xử lý bằng phương pháp khuyếch tán và khuyếch tán kép.
• Điều kiện gỗ (bao gồm điều kiện gỗ trong lò microwave) và sấy gỗ

4
• Phòng chống biến màu ở gỗ và và thử nghiệm ở xưởng xẻ loại thuốc và
phương pháp chông biến màu ở gỗ.
• Đánh giá tuổi thọ của gỗ được bảo quản và thơig gian sử dụng ở môi
trường tự nhiên
• Sử dụng hoá chất tạo mặt gỗ
• Tạo mặt gỗ bền đẹp
• Phế thả
i và sử dụng lại thuốc bảo quản
• Vấn đề OH&S liên quan tới bảo quản gỗ
• Đánh giá mục gỗ trong phòng thí nghiệm và xây dựng các phương pháp
bảo quản mới.
• Các hoạt động sản xuất đồ gỗ.


1.2. Giáo dục và đào tạo về xử lý bảo quản gỗ

Báo cáo về giáo dục và đào tạo về xử lý bảo quản gỗ sẽ được trình bày kỹ ở các báo
cáo riêng. Tuy nhiên, thực chất, bảo quản gỗ (bảo vệ gỗ) có thể do các nhóm nghiên
cứu ở trên giảng dạy với các lĩnh vực chủ yếu như sau:

• Xử lý gỗ bao gồm cả kỹ thuật chống biến màu gỗ
• Nguyên nhân gỗ giảm chất lượng
• Nguyên tắc và các hoạt động bảo quản gỗ
• Các chất bảo quản
• Các phương pháp bảo quản
• Độ bền tự nhiên

• Xử lý phế liệu
• Xử lý dung môi hữu cơ hoà tan nhẹ
• Xử lý gỗ không dùng thuốc bảo quản
• Yêu cầu xử lý gỗ lõi
• Quản lý chất lượng .

• Sự ổn
định của các chiều gỗ
• Quản lý môi trường
• Sử dụng Microwave
• Xử lý bảo quản

Trong khi các cấp độ đào tạo khác nhau trong bảo quản gỗ được xác định, thực chất
thông tin cần thiết nhất cho những nhà bảo quản gỗ, cơ quan quản lý của Chính phủ,
chính quyền địa phương, công nghiệp, giáo viên giản dạy cho cộng đồng miền núi vv
là các mức độ
4-6 trong khung từ 1-8, (cấp độ 1 kỹ năng cơ bản hoạt động xử lý gỗ,

cấp độ 8. đào tạo tiến sĩ). Mức độ 1-3 là phù hợp nhất với công nghiệp, hoặc trong
trường hợp tập huấn được tổ chức bởi các cơ quan khuyến lâm trong khi cấp độ 7 và 8
được nghiên cứu bởi các sinh viên đại học và sau đại học ở các trường đại học. Cũng
cầ
n nhấn mạnh ở đây là các tài liệu giảng dạy ở trên cần phân phát tới người học ít
nhất là 1 tuần trước khoa học. Số người cần đào tạo ở mức độ 4-6 ở trên là khoảng
20-30 người cho 1 năm. Tuy nhiên, hội thảo 1 ngày cần được tổ chức để giúp xác
định các vấn đề như kiểm soát sự biến màu ở gỗ mà có thể có tới 50 -100 người tham
dự. Chìa khoá để
tổ chức các khoá đào tạo mức độ 4-6 với các học viên cớ trình độ cơ
bản khác nhau là thiết kế các tài liệu giảng dạy cho các học viên tự học và được hoàn
thành trước khoá học và học viên có thể dễ dàng có được bằng internet trước mỗi

5
khoá học. Tài liệu giảng dạy nên do các nhóm nghiên cứu đã đề cập bên trên phối hợp
với các tác giả của báo cáo này xây dựng.

1.3 Tiêu chuẩn bảo quản gỗ

Cách tiếp cận cho tiêu chuẩn bảo quản gỗ ở Việt Nam đã được đề xuất. Cách tiếp cận
mở đầu với khái niệm “Các nhóm rủi ro”. Các tiêu chuẩn này ban đầu được giới thiệu
ở New Zealand và Australia những năm đầu thập kỷ 1980’s và sau đó được chấp nhận
ở nhiều nước trên thế giới trong vòng 30 năm qua. Ở Việt Nam, tiêu chuẩn này được
giảm từ 6 nhóm sử dụng ở
Australia và New Zealand xuống còn 2 nhóm:
(i) Gỗ tiếp xúc với mặt đất và
(ii) Gỗ không tiếp xúc với mặt đất

Việc phân nhóm này xuất phát từ việc khả năng các loại gỗ bị mục rất cao ở Việt
Nam, và hình thành một số giải pháp bảo vệ. Tuy nhiên, một điều cần được ghi nhớ là

sự bền vững của một số loài gỗ được lựa chọn sản xuất
độ mộc là kết quả của việc xử
lý bằng thuôc bảo quản độc hại. Vấn đề này được thảo luận kỹ ở báo cáo khác.

1.4 Xử lý gỗ

Một cách tiếp cận cơ bản về các phương pháp xử lý bảo quản gỗ ở Việt Nam cũng
được đề xuất. Vấn đề OH&E đòi hỏi áp dụng phương pháp bảo quản gỗ. Ở rất nhiều
nước gỗ các loài cây phổ biến rất khó cho xử lý bảo quản với công nghệ thẩm thấu.
Gỗ dác của tất cả các loài cây gỗ đều dễ bị
hư hại nên cần phải được xử lý bảo quản.
Gỗ lõi của một số loài cây có sức bền cao thì không cần phải xử lý bảo quản. Phân
loại các loài cây và chọn phương pháp bảo quản là điều kiện tiên quyết.

Gỗ lõi của keo khá bền do đó xử lý bảo quản cho các mục đích chủ yếu như đóng đồ
mộc, ván ghép thanh, ván sàn, và đóng thung (các đồ sản phẩm đồ
mộc cuối cùng) thì
hầu như không cần thiết. Tuy nhiên, gỗ keo có đường kính khá nhỏ nên gỗ dác khá
mỏng, do đó xử lý bảo quản gỗ dác của keo là cần thiết. Các nghiên cứu tiếp theo là
cần thiết để tìm ra một số phương pháp xử lý gỗ dac ở keo và so sánh với gỗ không
xử lý. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chưa được tiến hành để xử lý gỗ dác keo, và
vấn đề này cần được ưu tiên nghiên cứu. Nế
u gỗ dác dễ bị hư hại do ví dụ do tyloses
(bị đóng ở các ống mạch của gỗ), thì xử lý khuyếch tán là cần thiết để thẩm thấu thuố
bảo quản. Các xử lý này đã thành công khi áp dụng với gỗ mơi xẻ, và nên được xử lý
ở gỗ xẻ để tránh làm gỗ phế thải được xử lý tăng lên.

Xử lý khuyếch tán để bảo quản gỗ th
ường được áp dụng truyền thống với phương
pháp ngâm nhanh. Khuyếch tán đơn là lý tưởng cho việc aqps dụng xử lý khuyếch tán

để bảo quản lâm sản. Thời gian cho xử lý khuyếch tán đơn thường nhanh hơn phương
pháp ngâm nhanh để đảm bảo rằng không có công nhân nào tiếp xúc với chất bảo
quản trong suốt quá trình bảo quản. Ngâm nhanh thường bị lãnh phí thuốc bảo quản,
và khoảng 50% lượng thuốc bảo quản có thể bị
mất vì quá trình này do nhỏ giọt.
Khuyếch tán kép thường được áp dụng với gỗ tròn hoặc gỗ xẻ được sử dụng có tiếp
xúc với mặt đất. Phương pháp áp dụng khuyếch tán kép không nằm trong báo cáo
này. Một lần nữa, trên thế giới có rất ít các nghiên cứu về phương pháp xử lý bảo
quản lâm sản này. Và cần phải có những nghiên cứu quy mô tiếp theo để tìm ra các kỹ
thuật tốt nhất. Phương pháp này rấ
t lý tưởng cho sử dụng gỗ ở nông thôn, miền núi
cũng như cho sản xuất công nghiệp.


6
Một phương pháp nữa rất tiềm năng cho vùng nông thôn là sử dụng băng quấn.
Phương pháp này rất có ý nghĩa cho bảo vệ sản phẩm gỗ ở vùng nông thôn như bảo
vệ cột điện, hàng rào, cột gỗ ở các công trình. Phương pháp này được đề cập ở Phụ
lục 1 của báo cáo đang được phát triển ở Đức. Phương pháp này nên được áp dụng
vào điều kiện Vi
ệt Nam. Muốn có được điều này đòi hỏi các nhà khoa học của địa
phương tiến hành các nghiên cứu và chuyển giao công nghệ về vùng nông thôn.

Khuyếch tán kép có thể được áp dụng bằng cách sử dụng quá trình xử lý đơn. Do đó,
các lò xử lý đơn có thể được thiết kế để có thể áp dụng nhiều phương pháp xử lý bảo
quản. Cưa vòng nằm được sử dụng rất rộng rãi ở Vi
ệt Nam, và là công cụ để chế biến
bước đầu gỗ từ gỗ tròn. Xử lý đơn được được áp dụng ở Việt Nam đáp ứng đòi hỏi
ngày càng cao về bảo quản của gỗ chế biến. Yêu cầu đầu tiên để phát triển quá trình
này là thiết lập năng lực nghiên cứu để tối ưu hoá các chỉ số và đặc tính của xử lý

đơn.

1.5 Bảo quả
n
Nghiên cứu bảo quản gỗ ở Việt Nam nên chú trọng tới việc xử dụng các chất bảo
quản không độc hại. Rất may là chất bảo quản PCP không còn được sử dụng ở Việt
Nam và hiện tại có rất nhiều loài thuốc bảo quản ít gây tổn hại tới con người và môi
trường. Trong khi nguyên nhân gây tổn hại tới các sản phẩm gỗ không tiếp xúc với
mặt đất là bao gồ
m sự phá hại của côn trùng, cần lưu ý rằng nấm mốc cũng là một
nguyên nhân rất lớn, nên cần pha trộn thuốc trừ nấm vào thuốc bảo quản để xử lý
phần gỗ không tiếp xúc với đất. Axit Boric/borax hiện có sẵn ở thị trường Việt Nam.
Boron là loại thuốc bảo quản rất tốt vì nó không gây độc cho người và môi trường
(ghi nhớ rằng loại chất này vẫn gây độc cho cá), và có th
ể phòng chống cả côn trùng
và nấm mốc. Thực tế, boron rất thành công trong việc phòng chống côn trùng và nấm
làm mục gỗ khi nó được ngâm tẩm vào gỗ. Nên ghi nhớ là boron sử dụng cho bảo
quản lâm sản không có tác dụng đối với nấm mốc hoặc nấm làm biến màu gỗ, nhưng
thường được pha chế với một số loại thuốc diệt trừ nấm khác. Ví dụ, việc sử dụng
thuốc b
ảo quản benzalkonium chloride (AAC) kết hợp với boron sẽ khá hiệu quả
trong việc phòng chống nấm làm biến màu gỗ. Các thuốc bảo quản chống nấm mốc
làm biến màu gỗ thường không độc hại và rẻ hơn so với nhiều loại thuốc sử dụng
trong xử lý bảo quản lâm sản. Năng lực nghiên cứu cần được nâng cao trong lĩnh vực
này để thiết lập và tiến hành nghiên cứu ở
các xưởng xẻ để phát triển giải pháp phòng
chống nấm. Cũng rất cần thiết phải giám sát và đánh giá thuốc và các phương pháp
bảo quản được nghiên cứu và thực hiện.

Thuốc phòng trừ côn trùng có thể được pha chế với boron hoặc fluoride để tăng

cường hiệu quả phòng chống côn trùng. Thuốc phòng trừ côn trùng có thành phần
chính là pyrethroids hoặc fipronil là thích hợp nhưng rất cần thiết phải hoà tan chúng
trong các dụng môi cần thích hợ
p. Các hợp chất bảo quản cũng là một lĩnh vực cần
đầu tư nghiên cứu. Nên nhớ rằng các chất hữu cơ có khả năng thẩm thấu vào gỗ kém,
chất bảo quản emulsified có thể thẩm thấu vào gỗ nếu sử dụng phương pháp khuyếch
tán. Thuốc phòng trừ côn trùng có thể bị mất tác dụng với thời gian, đặc biệt khi để nó
tiếp xúc với đất. Chấ
t Fipronil có một số lợi điểm là cần một mức độ rất nhỏ
ingredient để có tác động. Sự suy giảm chất lượng của sản phẩm Fripronil được cho là
do tính chất kết tủa cảu thuốc phòng trừ côn trùng xâm hại.

Thuốc bảo quản thích hợp cho xử lý khuyếch tán kép có không nhiều. Copper
sulphate (Sunfat đồng) và sodium fluoride được khuyến nghị trong báo cáo này vì

7
hàm lượng độc tố của chất không lớn. Tuy nhiên, tính hiệu quả khi sử dụng loại thuốc
này vẫn chưa được kiểm chứng và cần phải đầu tư nghiên cứu thêm.

Trên thế giới đang rất quan tâm tới nghiên cứu các chất bảo quản gỗ và chất phủ bề
mặt gỗ để nâng cao thời gian sử dụng của sản phẩm gỗ, đặc biệt
đối với các sản phẩm
gỗ sử dụng ở ngoài trời. Công nghệ tạo mặt gỗ có thể tìm thấy qua internet, ví dụ từ
trang Website của Cooperative Research Centre Wood Innovations, Australia (Úc).
Có khá ít các nghiên cứu làm bền vững bề mặt bằng các hoá chất. Về mặt nguyên lý,
chất hoá học tạo ra lớp phủ các tế bào mạch và các lỗ thông nhau của các tế bào gỗ
như cellulose, do đó nứt vỡ hoặc vặn xoắn được giảm đi
đáng kể. Quá trình vặn xoắn
và cong vệnh do nồng độ ẩm trong gỗ không đều thường tạo ra áp lực tác động lên bề
mặt gỗ làm bề mặt gỗ bị nứt, vỡ, cong vênh. Một vấn đề vấn chưa được hiểu rõ là độ

sâu của thuốc bảo quản cần thẩm thấu vào gỗ để đảm bảo tính bền vững của mặt gỗ
vẫn còn chư
a rõ. Do đó, cần thiết phải tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực này ở các địa
điểm thích hợp.

1.6 Gỗ xử lý phế thải

Xã hội quan tâm tới phần phế thải của gỗ được xử lý. Trong quá khứ, các phế thải
được chất thành đống. Điều này hiện tại trở lên đắt đỏ và không được chấp nhận với
công chúng cũng như đối với sức khoẻ cộng đồng và việc quản lý bảo vệ môi trường.
Trong chiến lược phát triển xử lý gỗ, cần phải trả lời câu hỏ
i gỗ phế thải từ gỗ xử lý
sẽ được tái sử dụng như thế nào, hoặc bằng cách nào đề quản lý, chuyển chúng sang
dạng ít có hại tới môi trường hơn. Vấn đề này đòi hỏi một chiến lược quốc gia bởi vì
sự liên quan tới các ngành khác và chi phí lớn. Trong khuân khổ báo cáo này, sẽ rất
khó để trình bày chi tiết khuyến nghị mà chỉ đề cập tới một số vấn
đề quan trọng.

1.7 Phân tích chi phí lợi ích

Một số nghiên cứu quốc tế xác định chi phí/lợi ích của việc xử lý bảo quản, bảo vệ gỗ
nhìn chung đều đưa ra kết quả với tỷ lệ lợi ích lớn. Lĩnh vực nghiên cứu về bảo quản
gỗ được lựa chọn vì chi phí cho loại nghiên cứu này không khó để có tài trợ và kết
quả và lợi ích có thể dễ dàng kiểm chứng bằng cả trực ti
ếp và gián tiếp. Các hoạt
động nghiên cứu này rất có lợi ích vì chúng có tác động tích cực tới cả kinh tế và xã
hội. Các nghiên cứu cũng chứng tỏ chất lượng của một nghiên cứu chắc chắn sẽ được
cải thiện nếu cải thiện được chất lượng của đầu vào qua việc xác định mục tiêu, đầu ra
và thành quả của nghiên cứu. Trong tương lai, một điều có thể đoán tr
ước là nghiên

cứu sẽ được gắn kết với phân tích của cả luân kỳ, do đó hậu quả đối với môi trường
khi sử dụng một công nghệ sẽ được giám sát, đánh giá trong nhiều giai đoạn sử dụng
sản phẩm, thành phẩm, vận chuyển, sử dụng cuối cùng, phế thải, tái sử dung. Các
đánh giá sẽ tập trung vào đầu vào của mỗi giai đoạn (năng lượng, nguyên li
ệu thô,
nước và chất hoá học) và đầu ra là các sản phẩm và phế liệu và chất ô nhiễm môi
trường.

8
2.0 GIỚI THIỆU

Khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam (nhiệt độ cao, mưa nhiều và độ ẩm cao) tác
động trực tiếp tới điều kiện môi trường rất thích hợp cho sự phát triển của mốc, nấm
biến màu gỗ, nấm mục phát triển trong gỗ và các sản phẩm làm từ gỗ. Các loại gỗ rất
khác nhau về khả năng chống chịu với n
ấm mốc và biến màu, biến động từ rất dễ
nhiễm như gỗ cao su có thể bị biến màu chỉ trong vài ngày sau khi khai thác tới gỗ
keo có thể bị biến màu tỏng vài tuần hoặc vài tháng hoặc gỗ thông bị biến màu ở mức
độ trùng bình so với 2 loài trên. Chuyến thăm và làm việc với các xưởng xẻ ở vùng
nông thôn Miền băc, Miền trung và Miền Nam Việt nam cho thây biến màu xanh
(fairly chronic blue stain) xảy ra với gỗ cao su và gỗ thông. Sự
biến màu làm giảm giá
trị của gỗ đóng đồ mộc và sản xuất ván, và ở tình trạng xấu hơn là bị mục gỗ. Rất
nhiều đồ gỗ ở thị trường vùng nông thôn sử dụng sơn hoặc vecni sẫm màu để quét bề
mặt sản phẩm gỗ để xoá sự biến màu của gỗ.

Như một nguyên lý, cây sau khi bị chặt hạ sẽ ngay lập tứ
c dễ bị tổn thương vì quá
trình sinh học hoặc là hậu quả của sự xâm nhập của nấm mốc hay nấm mục. Côn
trùng là vật mang nấm bệnh và cần được kiểm soát và phòng trừ cùng với thời gian

phòng trừ nấm bệnh. Trước mỗi kỳ khai thác, chủ rừng cần lập kế hoạch kỹ lưỡng về
vận chuyển và chế biến gỗ để chắc chắn là th
ời gian lưu gỗ ở bãi không dài, mà gỗ
được chặt hạ sẽ được vận chuyển luôn tới nơi chế biến. Gỗ rất dễ bị lây nhiễm nấm
biến màu cho tới khi gỗ được sấy khô tới nồng độ bão hoà (emc) và độ ẩm gỗ thường
là dưới 18%. Những năm trước, pentachlorophenol rất được ưa chuộng cho việc xử lý
biến màu và sẵn có ở thị trường Vi
ệt Nam hiện nay. Rất may, các xử lý này diễn ra
không liên tục. Các xử lý này tiềm tàng rất độc hại cho con người. Các tạp chất này
được biết là một trong các chất gây ung thư ở người. Trong khi PCP pha trộn với
borax rất hiệu quả trong việc phòng chống nấm biến màu gỗ và mục gỗ, nó không
được đề xuất sử dụng vì có tác hại tới môi trườn và vấn đề OH&S.

Một vấn đề nảy sinh khi thay thế thuố
c bảo quản PCP là thuốc mới kém hiệu quả vì
nó bị kháng thuốc. Điều này đòi hỏi các nghiên cứu tiếp tục, chuyển giao công nghệ,
giáo dục và đào tạo để thay thế các loài thuốc bảo quản phòng trừ nấm để giải quyết
vấn đề hiện tại. Sự kháng thuốc ở nấm sẽ được nghiên cứu, giám sát qua việc nghiên
cứu và sử dụng ở một số x
ưởng xẻ. Điều này bao gồm việc kiểm tra các loại thuốc
phòng trừ nấm tại xưởng cưa để xác định chủng thuốc tốt nhất đưa vào sản xuất đại
trà. Hiệu quả và nồng độ của thuốc phòng trừ nấm biến màu gỗ sẽ thay đổi theo mùa
và làng xóm, và cần được giám sát sự kháng thuốc bảo quản.

Axit Boric và borax được sử dụng rộng rãi trong bảo quản lâm s
ản ở Việt Nam. Tuy
nhiên, trong khi công tác bảo quản được thực hiện rất tốt với việc phòng chống cho gỗ
không bị nấm mục và côn trùng phá hại, tính hiệu quả của các loại thuốc này để
phòng chống lại nấm mốc biến màu gỗ rất hạn chế. Các thuốc bảo quản cần được làm
mạnh hơn bằng cách kết hợp với thuốc chống biến màu gỗ. Sử

dụng hỗn hợp borax và
alkyl ammonium chloride (AAC) có thể là những bước đầu tiên. Các chất này ít có
hại tới con người (nhưng có hại cho cá) và khá rẻ. Vì chất này có hại cho cá, các
phương pháp và vận hành bảo quản với loại thuốc này phải rất cẩn thận. Khuyến nghị
ở đây là nên sử dụng hệ thống xử lý khép kín, ví dụ bằng quá trình xử lý đơn, người
vận hành sẽ không phải tiếp xúc với hoá chất độc h
ại và môi trường cũng không bị
tổn hại vì không phải dùng phương pháp nhỏ giọt hoặc phun.


9
Có rất nhiều loại gỗ bản địa sẵn có ở Việt Nam. Tuy nhiên, các loài gỗ này đang trở
nên hiếm dần và không phải lúc nào gỗ có chất lượng có thể chống chịu được nấm
bệnh cũng sẵn có. Việt Nam cũng có nhiều loại gỗ khác. Tuy nhiên, phần lớn các loài
gỗ này kém bền và rất khó áp dụng bảo quản chân không đối với các loài gỗ này.

Có nhà máy sản xuất thiết bị bả
o quản chân không như ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Giá bán của các thiết bị này rất cao nên không thể áp dụng được ở phần lớn các vùng
sâu, vùng xa của Việt Nam. Ngay cả khi một nhóm các xưởng xẻ được quy tụ gần
nhau để có đủ nguyên liệu, năng lực cho xử lý bảo quản thì cũng không chắc chắn là
các các chủ cơ sở có trả được số tiền đầu tư trừ khi xử lý cho các mục tiêu có giá trị
cao cho các thị trường riêng biệt, ví dụ xử lý gỗ cao su để xuất khẩu sang Đài Loan.

Có rất nhiều loại gỗ sẵn có ở Việt Nam cần được xử lý bảo quản. Tuy nhiên, rất nhiều
trong số này rất khó xử lý làm thẩm thấu thuốc bảo quản, các công nghệ xử lý bằng áp
lực/chân không được đánh giá cao. Không may là không có kỹ thuật xử lý áp lực/chân
không nào là đơn giản, rẻ tiền và hiệu quả
làm cho gỗ bền và đáp ứng được các yêu
cầu của sản phẩm gỗ cuối cùng hoặc có thể sử lý tất cả các loại gỗ. Tuy nhiên, có thể

sử dụng cách khác. Thiết bị xử lý đơn (Unitreat)
được phát triển ở Úc (Australia) có
thể sử dụng cho cả xử lý nấm mốc biến màu và xử lý khuyếch tán bề mặt. Thiết bị
cũng có thể được sử dụng cho xử lý chân không, áp lực. Chi tiết của xử lý khuyếch
tán được trình bày chi tiết ở các phần khác (phụ lục 1), và chi tiết của thiết bị xử lý
đơn được trình bày ở phụ lục 2.

2.1 Tiêu chuẩn xử lý
Hệ thố
ng nhóm rủi ro được xây dựng ở Australia (AS 1604) và New Zealand có 6
nóm (phụ lục 3). Hệ thống các nhóm rủi ro hiện tại được sử dụng rộng rãi trên thế
giới. Hệ thống này được Fiji chấp nhận từ rất nhiều năm trước, và hiện tại được sủ
dụng ở Papua New Guinea. Một sự thay đổi nhỏ với hệ thống được áp dụng ở Nam
Mỹ. Ở Châu Âu, tiêu chuẩn xử lý được xây d
ựng là hệ thống 5 nhóm rủi ro, chứ
không phải là hệ thống 6 nhóm rủi ro như được xây dựng ở Australia.

Sản phẩm gỗ sử dụng cuối cùng chủ yếu từ gỗ được xử lý ở vùng nông thôn Việt Nam
bao gồm:

(1) Tương ứng với nhóm 4 và 5 ở hệ thống của Úc (cột, cột thư, cột chống lò, ông
nước và tà vẹt đường tàu) và gỗ đóng tàu thuyền.

Thị tr
ường cho gỗ đã qua xử lý ở Australia được phân ra làm 6 nhóm rủi ro. Thị
trường lớn nhất là nhóm thứ 3 (H3), bao gồm gỗ sử dụngở ngoài trời, ví dụ sàn tàu
thuyền, ván ngoài trời, ván ghép thanh sử dụng ở ngoài trời, nhà kính. Tiếp theo là thị
trường H2, gỗ được sử dụng cho đóng các khung và xây dựng nơi mà mối là nguy cơ
tiềm ẩn lớn nhất.










10
Bảng 1. Nhóm tiêu chuẩn rủi ro Australia tương đương với thì trường gỗ
xử lý chủ yếu ở Việt Nam.

Các nhóm tiêu chuẩn Australia Đề xuất yêu cầu đối với gỗ xử lý tương
đươc ở Việt Nam
Rủi ro thấp
H1 và H2 mối và côn trùng tấn công, trên
mặt đất được bảo vệ khỏi sự phá huỷ của
thời tiết.
Đồ gỗ bao gồm viếc sử dụng song mây
và tre trúc. Phòng chống mọt, mối nhưng
bao gồm sự cần thiết phòng chống mốc
biến màu và nấm mục.

Rủi ro cao
H3 ở trên mặt đất nhưng không được bảo
vệ chống lại sự phá huỷ của thời tiết
Gỗ tròn, gỗ xẻ và tre trúc sử dụng cho
xây dựng nhà cửa ở miền núi
H4 và H5 gố tiếp xúc với mặt đất
H6 Gỗ tiếp xúc với nước biển .

Cột thư, cột, cột chống lò, cột nhà sàn
(gốc của công trình), tà vẹt tàu, gỗ làm
cầu, và gỗ đóng thuyền

Trong khi hệ thống tiêu chuẩn Australia được áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới,
có một số giá trị được áp dụng theo điều kiện Việt Nam hoặc nhớm 2 hoặc 3 như
được trình bày ở Bảng 1. Trong khi thuốc trừ nấm (chống nấm mục) không cần thiết
áp dụng cho đồ gỗ nội thất, thuốc bảo quản boron kết hợp với hoặc không kết hợ
p với
thuốc bảo quản fluoride rất sẵn có và rẻ ở Việt Nam, và có hàm lượng độc tố thấp nên
thường được lựa chọn là thuốc trừ côn trùng thích hợp cho gỗ, tre trúc và song mây.
Thêm vào đó, thuốc bảo quản có boron là yếu tố chính có tác dụng chống lại rất nhiều
loại nấm mục. Hai nhóm tiêu chuẩn khác được xác định phù hợp với điều kiện Việt
Nam bao gồm H3, sau đó tới H4, H5 và H6. H3 không đượ
c sử dụng rộng rãi và
nhóm này cần sử dụng cả thuốc phòng trừ côn trùng và nấm mốc. Thương đương với
xử lý H3 (gỗ sử dụng ở ngoài trời và ở trên mặt đất) hiện tại chiếm vị trí khá nhỏ trên
thị trường Việt Nam, nhưng rất có tiềm năng phát triển. Sự kém phát triển của thị
trường này ở Việt nam là rất có thể do sự thiếu vắng k
ỹ thuật xử lý thích hợp và sự
sẵn có gỗ có độ bền tự nhiên cao.

Như vậy ở Việt Nam, miền nông thôn miền núi chủ yếu sử dụng gỗ để đóng đồ gỗ nội
thất nơi mà nấm mốc biến màu gây nhiều tác hại nhất. Sự tấn công của côn trùng lên
đồ mộc của một số loài gây ra một số tổn hại. Mục không phải là vấ
n đề như đang
trong quá trình chế biến gỗ nếu gỗ được cất trữ ẩm trong một thời gian. Loại rủi ro
này tương đương với loại Rủi ro thấp ở Bảng 1. Thị trường quan trọng tiếp theo ở
miền nông thôn Việt Nam là các sản phẩm có áp dụng kỹ thuật cơ khí như gỗ làm
cầu, cột nhà sàn, và gỗ đóng tàu thuyền. Nó được khuyến nghị là các nhóm rủi ro H3,

H4, H5 và H6 nênd được tổng hợp lại thành rủi ro mục gỗ đơn (Rủi ro cao). Trong
khi nhóm rủi ro H3 có thể được xử lý quá mức với mức độ đơn giản, thị trường của
loại này hiện tại rất nhỏ, và phần lớn các loài sẵn có ở Việt Nam cho thị trường này
thì lại rất khó để thẩm thấu chất bảo quản.


2.2 Công nghệ xử lý
Công nghệ xử lý áp lực truy
ển thống và chế độ xử lý sẵn có cho xử lý bảo quản không
được sử dụng nhiều trong khi các loại gỗ đang được xử lý rất khó áp dụng với thẩm
thấu áp lực. Công nghệ xử lý khác bao gồm khuyếch tán khi mà bề mặt được bảo
quản bằng thuốc phòng trừ côn trùng/nấm mốc được áp dụng với mặt gỗ tươi và thời

11
gian để thuốc thẩm thấu vào gỗ là khoảng vài tuần (ví dụ là 3 tuần) trước khi gỗ được
sấy. Trong khi về mặt lý thuyết bất cứ loại gỗ nào cũng có thể xử lý được bằng
phương pháp này, nhưng thưc tế các loài khác nhau rất nhiều về khả năng khuyếch
tán chất bảo quản. Yêu cầu xử lý cũng khác nhau giữa các loài tuỳ theo độ bền tự
nhiên của các loài. Do v
ậy, một xử lý bảo quản tốt hơn có thể thu được khi xử dụng
công nghệ khuyếch tán khi mà gỗ của loài khó bị thẩm thấu thuốc bảo quản.

Công nghệ bảo quản sẵn có cho xử lý bề mặt của gỗ xẻ hoặc gỗ tròn trước khi xử lý
khuyếch tán. Về mặt truyền thống, các công nghệ bao gồm nhỏ giọt, phun, và ngâm
tẩm. Việc sử dụng các ph
ương pháp này dựa vào tiêu chí về môi trường và sức khoẻ
con người vì người vận hành sẽ phải tiếp xúc với hoá chất trong khi bảo quản hoặc
thuốc bảo quản sẽ ảnh hưởng tới môi trường nếu sử dụng phương pháp nhỏ giọt.
Bảo quản bằng cách ngâm tẩm nhanh có thể mất tới 50% lượng thuốc bảo quản do
nhỏ giọt. Vận chuyển bằng tay gỗ đượ

c bảo quản (ví dụ giá xếp) say khi xử lý nhanh
luôn tiềm ẩn các vấn đề với công nhân ngay cả khi hoá chất ít độc hại. Một công nghệ
mới do Đại học tổng hợp Melbourne (xử lý đơn) thiết lập và được Timtech Chemicals
PTY Ltd phổ biến tới những nơi mà giải pháp bảo quản có thể áp dụng cho mặt gỗ ở
các đống gỗ.

Thiết bị xử lý đơn bao gồm 2 bồn li
ền nhau. Cách khác là một bồn có thể chia làm
hai phần. Các bồn có thể hình vuông hoặc tròn. Bồn vuông có thể sử dụng hiệ quả
hơn bồn tròn, nhưng bồn tròn lại rẻ hơn. Bồn thấp hơn làm bồn chứa thuốc bảo quản
và không có bồn nào thấp hơn mức thuốc bảo quản ở trong bồn. Điều này giúp tránh
cho việc tràn thuốc bảo quản ra ngoài. Bồn cao hơn được sử dụ
ng để xử lý gỗ làm nhà
hoặc gỗ tròn. Một cửa kéo lết đơn gian ngăn cách các bồn. Về mặt thương mại, thiết
bị tự động có cửa kéo lết tự động đóng lại. Một dạng có công nghệ thấp hơn là sử
dụng vận hành bằng sức người kéo cửa lết để đóng bồn lại. Cửa có lớp cao su gắn ở
cạnh nên ngăn không cho thu
ốc bảo quản chảy từ bên nọ sang bên kia. Thiết bị được
đặt trên một khay lớn bằng thép, do đó thuốc bảo quản chảy ra khỏi bồn sẽ được giữ
lại khay. Khay có chiều cao khoảng 300mm, được tính toán để có thể chứa được gỗ
xử lý ở trong bồn. Hệ thống này an toàn cho môi trường trong trường hợp thuốc bảo
quản bị chảy ra khỏi bồn xử lý hoặc khi c
ửa kéo lết gặp vấn để khi vận hành để thuốc
bảo quản bị chảy ra.

Không có bơm nào được sử dụng ở thiết bị sử lý đơn. Thực tế thuốc bảo quản được
vận chuyển từ dưới đáy lên mặt sử dụng áp lực khí từ trục lăn. Khi mặt đầy và thuốc
bảo quản thấm hết mặt gỗ, mặ
t và đáy của trục lăn tạo ra áp lực và thuốc bảo quản rơi
từ bồn xử lý sang bồn chứa. Phụ thuộc vào đường kính của ống nối giữa hai bồn, việc

vận chuyển chất bảo quản có thể được thực hiện rất nhanh, và quá trình xử lý diễn ra
rất nhanh như đối với phương pháp xử lý nhanh. Ưu điểm của phương pháp này công
nhân không phải làm tr
ực tiếp với thuốc bảo quản và không làm tổn hại tới môi
trường.


2.3 Ứng dụng bảo quản
Xử lý bảo quản gỗ tròn và gỗ xẻ bằng khuyếch tán có nhiều ưu điểm hơn xử lý bảo
quản bằng áp lực khi mà gỗ được cho là khó khăn trong việc ngâm tẩm và quá trình
thẩm thấu chất bảo quản vào gỗ là khó khăn khi sử dụng phương pháp chân không/áp
l
ực. Phương pháp này cũng có rất nhiều ưu điểm khi xử lý gỗ xẻ tươi. Sấy gỗ tròn
hoặc gỗ xẻ thường là điều kiện tiên quyết cho thẩm thấu sử dụng áp lực, và sấy gỗ

12
thường rất đắt đỏ về cả phương diện năng lượng và thời gian. Do vậy, có một số ngoại
trừ khi gỗ xẻ hoặc gỗ tròn có thể được thẩm thấu bằng áp lực trong điều kiện nửa
tươi. Các xử lý này áp dụng với các loài đã biết và đòi hỏi các nghiên cứu ở điều kiện
địa phương và có chuyên gia về lĩnh vực này tham gia.

Rất ít các được thực hiện liên quan tới việc vận hành xử lý bằng khuyếch tán kép.
Một báo cáo tóm tắt trình bày hiện trạng về xử lý khuyếch tán kép được thể hiện ở
phụ lục 1. Theo truyền thống, xử lý khuyếch tán kép được thực hiện bằng cách sử
dụng công nghệ ngâm tẩm. Tuy nhiên, thuốc bảo quản có thể được sử dụng bằng cách
sử dụng xử lý đơn để
duy trì thuốc bảo quản (chức năng thuốc bảo quản chuyển từ
dưới lên trên và nồng độ thuốc bảo quản).

Dung dịch cô đặc hỗn hợp hoặc lỏng có thể được chuẩn bị để giúp cho việc vận

chuyển từ dưới lên trên mặt một cách dễ dàng, ngay cả được áp dụng với thể rắn như
dùng băng cuốn. Công nghệ này là lý tưởng cho việc áp dụ
ng ở miền núi cho gỗ phải
tiếp xúc với mặt đất, gỗ tròn hoặc gỗ xẻ vuông. Hệ thống sở hữu rất sẵn có ở Úc và
Đức. Tuy nhiên, một điều được khuyến nghị là hệ thống mới được phát triển ở Việt
Nam để phù hợp với điều kiện nông thôn miền núi.

2.4 Giáo dục
Mục tiêu của các khoá đào tạo bảo quản lâm sả
n là làm cho sinh viên, học sinh hiểu
biết các khái niệm về các công nghệ, kỹ thuật bảo quản gỗ và các sản phẩm làm cho
chúng có thể sử dụng lâu bền hơn. Rất nhiều khái niệm được trình bày một cách vắn
tắt nên đòi hỏi sinh viên phải có một kiến thức nhất nhất định, ví dụ kĩ năng về toán
học, đọc và viết thành thạo. Học sinh, sinh viên cũng cần phải làm quen với các lĩnh
vực sau:

• Các khái niệm về khả năng bị mục, độ bền, và các tác nhân gây nên sự xuống
cấp/hư hại của gỗ và các giải pháp, kỹ thuật phòng chống.

• Các giải pháp xử lý bảo quản, nội dung và cách áp dụng với việc xử lý gỗ.

• Tính toán các thông số về xử lý để đảm bảo hoạt động xử lý có chất lượng
cao, bao gồm độ b
ền của gỗ, hàm lượng độ ẩm của gỗ, và tỷ trọng của gỗ.

• Kỹ thuật xử lý: thuốc bảo quản được chuyển từ dưới lên trên, duy trì và thẩm
thấu thuốc bảo quản.

• Các nguyên lý, nguyên tắc của các hoạt động của các loại thuốc bảo quản: mặt
mạnh, mặt yếu cảu các loại thuốc bảo quản gỗ

.

• Hoạt động của các thiết bị xử lý bảo quản bao gồm cách thức sử dụng công cụ
để tính toán cách sử dụng thuốc bảo quản, thời gian xử lý và phân tích nông
độ thuốc bảo quản

• Tiêu chuẩn và việc chuẩn bị gỗ cho xử lý bảo quản, bao gồm sấy và tính toán
thời gian, kỹ thuật sử dụng hơi nước cho việc sấy gỗ.


13
• Các xử lý cho các loài gỗ khác nhau và cách lựa chọn các phương pháp xử lý;
yếu tố ảnh hưởng tới tính thấm của gỗ và ccs đặc điểm liên quan tới tính thấm
chất bảo quản của gỗ

• Trách nhiệm của người vận hành để xử lý gỗ bảo đảm tiêu chuẩn cao

• Phát triển dài hạn về bảo quản gỗ và tầm quan trọng của x
ử lý gỗ trên thị
trường gỗ và các sản phẩm gỗ.

• Kiến thức về di gen di truyền liên quan tới kinh tế công nghiệp, thống kê kinh
tế và thiết kế thí nghiệm, vv

Kiến thức này rất chuyên sâu nhưng không quá phức tạp. Yêu cầu đối với những hoc
sinh, sinh viên được lựa chọn cần có kiến thức và kỹ năng toán đáp ứng nhu cầu, hiểu
biêt các khái niệm, định nghĩa và có thể
độc lập xử lý các vấn để dựa vào các kiến
thức của các chủ đề đã học.



3.0 KẾT LUẬN

Xí nghiệp sản xuất thiết bị xử lý bảo quản ở VIệt Nam (ở Thành phố Hồ Chí Minh)
rất hiện đại với chất lượng đạt tiêu chuẩn thế giới. Nhung không chắc chắn là các
xưởng xẻ vùng nông thôn có khả năng mua và sử dụng được các thi
ết bị này, trừ khi
các xưởng xẻ này có một lượng gỗ đủ lớn có yêu cầu xử lý bảo quản cho mục tiêu
xuất khẩu. Chi phí đề mua các thiết bị này quá cao đối với các xưởng xẻ, ngay cả
trong điều kiện một số xưởng xẻ liên kết lại cũng rất khó duy trì hoạt động của các
thiết bị này, trừ khi gỗ nguyên liệu, gỗ thành phẩm, và thành phẩm đáp ứ
ng được đầu
vào của các thiết bị này.

Hiện tại, nhu cầu xử lý bảo quản lâm sản ở nông thôn miền núi lớn hơn nhiều so với ở
các thành phố lớn, đặc biệt đối với các đồ gỗ xử dụng trong xây dựng nhà cửa, mặc
dù thị trường cho gỗ keo chủ yếu là đồ gỗ nội thất, đồ gỗ, ván sàn, đóng thùng, những
sản phẩm mà phòng ch
ống sự biến màu gỗ là quan trọng hơn. Trong khi có một số
phương pháp xử lý công nghệ thấp đang được xử dụng tại vùng nông thông, báo cáo
này không khuyến nghị nên sử dụng các phương pháp này, chủ yếu là vì bản chất độc
hại của các loại thuốc sử dụng cho xử lý bảo quản. Một điều được khuyến nghị là một
nhóm nghiên cứu cấp quốc gia nên được thành lập để
phát triển và ứng dụng công
nghệ xử lý đơn cho các cộng đồng vùng nông thôn, miền núi. Công nghệ xử lý đơn có
thể đáp ứng được yêu cầu giảm thiểu sự ảnh hưởng của các chất bảo quản độc hại tới
môi trường và con người. Tuy nhiên, việc đầu tư để có thiết bị xủ lý bảo quản này là
khá lớn, và do vậy công nghệ này chỉ có thể được áp dụng cho một nhóm x
ưởng xẻ
hoặc một cộng đồng dân cư ở vùng nông thôn, miền núi.


Khuyến nghị cần tăng cường cho giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực xử lý bảo quản
lâm sản. Kiến thức về lĩnh vực này có thể được bao gồm trong tài liêu giảng dạy có
mức độ từ loại 4-6. Điều này có nghĩa là các sinh viên tiềm năng sẽ cần phải hoàn
thành chương trình phổ thông trung họ
c để có khả năng hiểu được các kiến thức và
khái niệm trong khoá đào tạo về xử lý bảo quản gỗ. Đào tạo cho những người vận
hành các thiết bị xử lý bảo quản kể cả ở vùng nông thôn cũng đòi hỏi phải có trình độ
đọc và viết thành thạo để có thể hiểu biết các khái niệm cũng như những kiến thức

14
được trang bị của khoá học. Do đó, các khoá đào tạo, tập huấn ở cấp trung ương về
lĩnh vực bảo quản lâm sản cần phải có các nhóm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực
này tham gia. Khoá đào tạo có thể kéo dài 1 tuần liên tục và chuyên sâu, và tài liệu
tập huấn cần được phát tới tay người học trước khi tổ chức khoá học.

Một câu hỏi được nêu ra là có hay không việc thiết lập m
ột nhóm nghiên cứu quốc gia
có từ 12-14 nhà khoa học và kỹ thuật viên để triển khai nghiên cứu, giáo dục, đào tạo
và phát triển chiến lược quốc gia về bảo vệ gỗ và lâm sản Việt Nam. Trong bối cảnh
cần phải bảo vệ những đầu tư rất lớn của cơ sở hạ tầng; kéo dài tuổi thọ của gỗ và các
sản phẩm từ gỗ, tăng cườ
ng tích tụ các bon; cải thiện chất lượng cuôc sống của người
dân nông thôn, miền núi, và tiến thành đánh giá lợi ích của các nghiên cứu thông qua
việc phân tích lợi ích và chi phí nhưng cũng đánh giá đánh giá các giai đoạn trong
suốt quá trình sự dụng gỗ và sản phẩm từ gỗ, các đầu từ cho nghiên cứu, giáo dục và
đào tạo ở lĩnh vực bảo quản gỗ và lâm sản sẽ rất có ý nghĩa.

15



4.0 Phụ lục


Phụ lục 1 Xử lý khuyếch tán kép và sử dụng băn cuốn

Phụ lục 2 Thiết bị sử lý đơn

Phụ lục 3 Các lớp rủi ro Australia dựa vào tiêu chuẩn AS 1604.

Công nghệ và nhu cầu cưa xẻ ở Việt Nam
Ngành chế biến gỗ vùng nông thôn đã phát triển rất nhanh từ thập kỷ trước cùng với
sự thành thục của các rừng tr
ồng keo. Các kết quả khảo sát khá giống nhau ở các
Miền Bắc, Miền Trung, và Miền Nam. Nhiều cơ sở mở rộng sản xuất, và là kết quả
của chính sách thị trường mở, lao động rẻ, nguyên liệu rẻ, thiết bị rẻ, đã giải quyết
vấn đề xẻ gỗ rừng trồng có đường kính nhỏ, và các các xưởng xẻ vùng nông thôn đã
vận hành khá thành công công việc kinh doanh, tạo ra nhiều lợ
i ích cho cộng đồng địa
phương.
Câu hỏi đầu tiên được nêu lên là liệu các thiết bị hiện tại có hoàn thành được các mục
tiêu đề ra, và nên hay không mua các thiết bị mới tốt hơn. Cho một giai đoạn ngắn và
trung bình, câu trả lời là không. Hiệu suất của xưởng xẻ (tỷ lệ từ gỗ tròn sang gỗ xẻ)
rất cao, chứng minh một điều là chất lượng gỗ tròn khá tốt đối vớ
i các xưởng xẻ. Một
điều chắc chắn là năng suất sẽ được tăng lên nếu thiết bị được cải thiện. Câu hỏi thứ
hai là rất nhiều các xưởng xẻ không sử dụng hết công suất của mình. Thiết bị hỏng
không phải là nguyên nhân lớn dẫn tới việc xưởng cưa làm việc dưới công suất;
nhưng nguồn cung cấp nguyên liệu và thị trường không ổ
n định là nguyên nhân

chính. Xưởng cưa có đầu tư cao sẽ làm trầm trọng thêm nguyên nhân này. Tiền đầu tư
thiết lập một cưa vòng nằm ở Việt Nam là khá thấp, khoảng 3-4.000 đô la. Thực tế là
các xưởng cưa không hoạt động hết công suất nhưng khấu hao thiết bị vô hình không
quan trọng, trong khi việc đầu tư các thiết bị hiện đại vẫn tiếp tuc. Điều này thay đổi
bản chấ
t kinh doanh từ đầu tư thấp, vùng nông thôn, không liên tục, mùa vụ, và mềm
dẻo tới hoạt động liên tục, lý tưởng là 3 ca. Giá vận chuyển gỗ tròn tới các xưởng cưa
lớn hơn sẽ tăng thêm. Rất nhiều các xưởng cưa nhỏ ở địa phương rất khó mở rộng sản
xuất vì họ không thể mở rộng thêm mặt bằng hoặc xưởng cưa nằm ở gần khu đ
ông
dân cư.
Khảo sát một số cở sở chế biến gỗ tổng hợp ở Miền Trung và Miền Nam thành lập
được 2-3 năm về trước sản xuất đồ mộc cao cấp cho xuất khẩu, một số điểm thú vị
cần chú ý.
Đầu tiên, có một mức độ cao về an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho công nhân.
Điều này được miêu tả trong một báo cáo khác.
Thứ hai, g
ỗ tròn của một số loài (sồi, beach ) chất lượng rất cao từ Đức, Nga, Hồ đào
và Thông từ Mỹ, Teck từ Philipin, và gỗ rừng tự nhiên lá rộng từ Nam Mỹ được
nhập vào Việt Nam làm nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc cao cấp.

16
Thứ ba, một số hệ thống máy tính hiện đại kiểm soát thiết bị sản xuất (trong một cơ
sở có giá trị khoảng 80 triệu đô la Úc) đã được nhập khẩu vào để sản xuất đồ mộc cho
xuất khẩu. Tuy nhiên, xưởng xẻ có các cưa vòng nằm Việt Nam (trong 1 trường hợp,
20 cưa vòng nằm được lắp đặt trên một dãy) phục vụ việc xẻ gỗ
tròn có chất lượng
cao thành gỗ xẻ có chất lượng cao phục vụ việc sản xuất đồ mộc. Rõ ràng là có thể
xây dựng được cơ sở chế biến trị giá 2-5 triệu đô la Mỹ và lắp đặt hệ thống này. Các
quyết định như vậy cần được cân nhắc vì chưa đề cập tới giá trị của 21 cưa vòng nằm

cùng chi phí lắp đặt, cùng tiền thuê nhân công địa phương. Vi
ệc cải thiện có thể được
thực hiện được với các loại cưa Việt Nam và điều này được trình bày ở một báo cáo
khác.
Thứ tư, sấy cưỡng bức, xử lý gỗ, và kỹ thuật sấy không khí đã được thiết lập. Một báo
cáo khác sẽ trình bày vấn đề này.
Chính phủ không có trợ cấp về tài chính để làm giảm chi phí cho việc thiết lập một
xưởng xẻ. Chi phí cho việ
c thiết lập một xưởng cưa là khá thấp và tốt hơn là nên để
theo thị trường. Tuy nhiên, cùng với thời gian cuộc khảo sát được tiến hành, khảo
sát các lò sấy cũng được thực hiện. Rất nhiều các lò sấy được nhập nội với chất lượng
rất cao. Thêm vào đó, các lò sấy sản xuất tại Việt Nam từ các lò được thiết kế tốt đáp
ứng các yêu cầu của sấ
y keo và bạch đàn, tới các lò sấy có chất lượng thấp. Tuy
nhiên, sự vận hành của các lò sấy này chưa được hiệu quả do chưa làm đúng các
nguyên tắc cơ bản của sấy gỗ, và không sử dụng thiết bị giám sát chuẩn (ví dụ sử
dụng nhiệt kế ẩm) để đảm bảo quá trình sấy gỗ diễn ra đúng theo lịch trình. Nói một
cách khác, sấy cưỡng bức sử dụng m
ột lò “hộp nóng” hơn là sử dụng thiết bị kiểm
soát chuẩn. Điều này sẽ dẫn tới việc sấy hỏng, độ ẩm gỗ không đều/sấy quá. Đây là
vấn đề cần được đào tạo do phần lớn các lò sấy được phỏng vấn đề có thiết bị kiểm
tra độ ẩm qua nhiệt kế ẩm nhưng vẫn không làm việc hiệu quả. Ph
ần lớn các lò sấy
đều dùng sai vách ngăn. Điều này dẫn tới việc sử dụng năng lượng không hiệu quả, và
độ ẩm gỗ sẽ không đều trong các tấm ván và giữa các tấm ván khi kết thúc quá trình
sấy. Thêm vào đó, các lò sấy đều không có chế độ sấy riêng cho từng loài. Có hay
không các lò sấy tốt nhất đang được sử dụng ở điều kiện Việt Nam cũng là một vấn
đề cầ
n thảo luận (vấn đề nghiên cứu và chuyển giao công nghệ). Trong khi rất nhiều
các chủ xưởng cưa khi được hỏi cho rằng sấy gỗ có rất nhiều cơ hội, nhưng có một

thực tế là không phải xưỏng cưa nào cũng có thể tự xây dựng và vận hành được một
lò sấy. Sấy không khí đòi hỏi kỹ thuật tốt, nhưng cũng rất ngạc nhiên ở đây là không
có nhi
ều các xưởng cưa ứng dụng sấy không khí. Mặt bằng hạn chế là một vấn đề khi
các xưởng xẻ muốn sấy bằng không khí. Cũng có một câu hỏi là làm giảm độ ẩm gỗ
bằng phương pháp sấy không khí tối đa được bao nhiêu. Có thể độ ẩm này bằng hoặc
thấp hơn điểm độ ẩm bão hoà một chút (fsp).
Việc sử dụng công nghệ sấy dùng năng lượng mặt trời là sự lựa chọn có tính khả thi
và kinh tế. Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiết kiệm năng lượng ở các lò sấy
này là rất lớn. Các vấn đề này cùng các khuyến nghị sẽ được trình bày ở một báo cáo
khác để cải thiện ngành sấy gỗ. Ch
ất lượng sấy là điều kiện tiên quyết để sản xuất đồ
mộc chất lượng cao. Rất nhiều các xưởng xẻ nhỏ vùng nông thôn có kế hoạch mở
rộng sản xuất bằng cách sản xuất đồ mộc, và như vậy nhu cầu về sấy gỗ ngày càng
tăng lên.
Biến màu, mục, và côn trùng phá hại gỗ là các vấn đề rất quan trọng ở Việt Nam do
điề
u kiện thời tiết nóng ẩm, mư nhiều. Ngay sau khi cây được hạ, nó trở thành đối

17
tượng của các tác nhân phá hại. Bài học ở đây là cây chỉ nên được chặt khi đã có kế
hoạch tiêu thụ phù hợp với thời gian lưu bãi hợp lỹ. Cả khảo sát và đánh giá chất
lượng gỗ lưu bãi chất lượng sản phẩm cuối cùng chỉ ra nhiều vấn đề. Biến màu xảy ra
phổ biến ở gỗ tròn. Thông và cao su là hai loại gỗ đặc biệt hay bị biến màu hơ
n các
loại gỗ keo và bạch đàn. Nhưng biến màu vẫn là một vấn đề với các loài này. Ngòai
việc lưu gỗ ở bãi gỗ chờ vận chuyển, các xưởng xẻ cũng lưu gỗ ở cơ sở của mình; nhu
cầu trong một số trường hợp đặc biệt cần phải xử lý gỗ để loại bỏ sự biến màu và
mục gỗ. Một khối l
ượng lớn gỗ keo được sử dụng để đống đồ mộc, và kết quả khảo

sát cho thấy thị trường này vẫn đang phát triển và thay thế cho việc sử dụng gỗ keo
sản xuất các sản phẩm có giá trị thấp như bao bì, hộp, crates vv. Rất nhiều độ gỗ nội
địa sử dụng sơn sẫm cho sản phẩm của mình. Đây là một phương pháp giải quyế
t sự
biến màu của gỗ. Tuy nhiên, khi thị trường mở rộng, xu thế thị trường muốn giá trị
của các loài gỗ được bộc lộ. Đây là trường hợp sợi gỗ ngắn cao su được xuất khẩu.
Thị trường yêu cầu có màu nhạt. Xuất khẩu gỗ cao su chắc chắn phải xử lý bảo quản
để loại trừ biến màu gỗ. Mười năm về trướ
c, điều này xử lý này sử dụng PCP nồng độ
cao (Pentachlorophenol – (5%) mixed with borax- (1.5%). Hiện này, PCP không còn
được sử dụng, xử lý hiện tại chú trọng tới việc sử dụng axit cộng borax, các chất
không làm hại tới con người và môi trường, mặc dù chất này cũng khá có hại cho cá.
Khi mà sử dụng gỗ keo cho sản xuất đồ mộc, xử lý bảo quản không phải là vấn đề
quan tâm nhất đối với các xưởng xẻ.
Chuyế
n thăm một cơ sở xử lý gỗ ở Miền Nam cho thấy cơ sở xử lý gỗ rất tinh vi.
Nguời chủ rất quan tâm tới tiềm năng của thị trường. Một báo cáo riêng sẽ trình bày
nhu cầu về nghiên cứu và đào tạo, cơ hội của thị trường tiềm năng cho gỗ xử lý, gỗ
tròn cho xây dựng, nhưng cũng có thiết kế của một cở sở
sử lý gỗ đơn giản mà các
chủ xưởng cưa có thể sử dụng được mà không làm tổn hại tới con người và môi
trường.
An toàn lao động là vấn đề vô cùng quan trọng ở các xưởng cưa. Rất may, đợt khảo
sát không thấy nhiều tai nạn xảy ra với các xưởng cưa. Các vấn đề an toàn lao động
đã được đánh giá, báo cáo, và đề xuất để cải thiện điều kiện làm việc. Trong khi an
toàn lao động liên quan tới việc sử dụng cưa được chú ý, các vấn đề về bụi và tiếng
ồn lại không được chú trọng ở các xưởng cưa. Vấn đề sức khoẻ lâu dài (mũi, phổi, tai,
mắt) nên được quan tâm. Chế tài của Việt Nam liên quan tới OH&S cần được các chủ
cưa thực hiện nghiêm chỉnh. Tập huấn OH&S rõ ràng là một chiến lược cần thiết để
tạo ra sự thay đổ

i về điều kiện làm việc ở các xưởng cưa. Nhu cầu đào tạo và nghiên
cứu sẽ được trình bày trong một báo cáo riêng rẽ, nhưng cũng là kết quả của đợt khảo
sát. Rõ ràng là từ nhân tố cơ sở của đào tạo về chế biến gỗ, đợt khảo sát đã xác định
được nhu cầu về đào tạo về kinh doanh, kế toán, thị trường và quản lý.
Đợt kh
ảo sát đã cung cấp mộit số thông tin rất có giá trị về nhu cầu cơ bản của các
xưởng xẻ vùng nông thôn Việt Nam. Đợt khảo sát cũng đề xuất cần có thêm khảo sát
để thu thập thêm thông tin về nguồn cung cấp gỗ tròn. Đây là vấn đề cần được thảo
luận bởi các tổ chức lâm nghiệp Việt Nam. Thư hai, nhu cầu thị trường phù hợp cho
các xưởng xẻ cũng cần
được phân tích, thúc đẩy. Điều này cần cách tiếp cận cục bộ
hoặc toàn ngành để thu thập thông tin cần thiết, và cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển
của các cấu thành của công nghiệp chế biến là sấy gỗ và sản xuất đồ mộc.

×