Ministry of Agriculture & Rural Development
CARD project
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
025/06VIE
Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất
lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất
rau lai của Việt Nam
MS2: Báo cáo 6 tháng lần thứ nhất
Ngày 10 tháng 10 năm 2007
1
1. Thông tin chung
Tên dự án
Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao
chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành
sản xuất rau lai của Việt Nam
Đối tác phía Việt Nam
Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm
Chủ trì dự án phía Việt Nam PGS.TS. Trần Khắc Thi
Tổ chức phía Australia
Trung tâm khoa học cây trồng và Thực phẩm – Đại học
Tây Sydney
Chủ trì dự án phía Australian
Robert Spooner-Hart; Oleg Nicetic
Tony Haigh ; Peter Hanson (AVRDC)
Thời gian bắt đầu
Tháng 3 năm 2007
Thời gian kết thúc (ban đầu)
Tháng 2 năm 2010
Thời gian kết thúc (đề nghị)
Báo cáo giai đoạn
Tháng 9 năm 2007
Các quan chức liên quan
Phía Australia: trưởng nhóm
Tên:
Robert Spooner-Hart
Điện thoại
0245 701429
Chức vụ
PGS. Trưởng bộ môn Hệ thống
sản xuất
Fax:
0245 701103
Cơ quan
Trung tâm khoa học cây trồng
và Thực phẩm – Đại học Tây
Sydney
Email:
r.spooner-
Phía Australia: Hành chính tổ chức
Tên:
Mr Gar Jones
Telephone:
0247360631
Chức vụ:
Giám đốc cơ quan dịch vụ
nghiên cứu
Fax:
024736 0905
Cơ quan
Đại học Tây Sydney
Email:
Phía Việt Nam
Tên:
Trần Khắc Thi
Telephone:
84 4 8276316
Chức vụ:
PGS. TS. Phó Viện trưởng
Fax:
84 4 8276148
Cơ quan
Viện Nghiên cứu Rau quả
Email:
2
2. Tóm tắt dự án
Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho 3 cơ quan nghiên cứu của Việt
Nam là Viện Nghiên cứu Rau quả, Trường Đại học Nông lâm Huế và Trung tâm
Khoa tây, Rau và Hoa Đà Lạt về đánh giá và sử dụng các giống rau lai kháng bệnh
như là một phần của quy trình GAP trong sản xuất rau. Các giống cà chua lai kháng
tốt bệnh do geminivirus từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á cũng như
các giống rau họ bầu bí kháng bệnh sương mai và phấn trắ
ng do Viện Nghiên cứu rau
quả chọn tạo và đánh giá ở miền Bắc sẽ được đánh giá tính thích ứng ở miền Bắc,
duyên hải miền Trung và cao nguyên Trung bộ trong 2 mùa vụ. Các giống tốt sẽ được
sử dụng trong các thử nghiệm trình diễn tại 5 điểm của mỗi vùng, kết hợp với các biện
pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPDM sử dụng dầu khoáng và ghi chép lưu giữ s
ố
liệu. Nông dân sẽ tham gia đánh giá thử nghiệm trình diễn, với sự hỗ trợ của các hoạt
động tập huấn FFS do PPD tiến hành. Dự án này còn có sự tham gia của các công ty
thương mại chính, những công ty này cũng sẽ tham gia vào xây dựng quy trình GAP
cho sản xuất hạt giống và cây giống rau. Tập huấn bao gồm cả chuyến thăm quan học
tập của cán bộ Việt Nam tại Úc và các hội thảo. Nguồn gen tốt được tuyể
n chọn sẽ
được chuyển giao cho các công ty giống để sản xuất và phân phối cho nông dân. Dự
án sẽ giảm bớt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau, tăng mức độ an
toàn sản phẩm rau cũng như thu nhập cho người dân. Dự án cũng sẽ giúp Việt Nam
tiết kiệm được một lượng ngoại tệ cho việc nhập khẩu hạt giống rau từ
nước ngoài.
3. Tóm tắt các nội dung thực hiện
Báo cáo tiến độ dựa trên những thành tựu đã đạt được. Đã tiến hành thành công hội
nghị các đơn vị tham gia dự án vào tháng 2 năm 2007 tại Vện Nghiên cứu Rau quả,
Hà Nội, tiếp theo là chuyến thăm 3 vùng sẽ tiến hành thí nghiệm đánh giá giống.
Những giống rau được lựa chọn từ tất cả các cơ quan tham gia dự án (giống địa
phương, giống lai F1), giống cà chua được cung cấp bởi Dr. Peter Hanson, AVRDC.
Vụ
đánh giá giống đầu tiên được tiến hành tại Hà Nội và Lâm Đồng. Ở Huế sẽ bắt
đầu vào tháng 11 năm 2007. Thăm và phỏng vấn để tiến hành điều tra các hộ sản xuất
cây giống và hạt giống rau ở đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung và Lâm
Đồng/ thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng tiến hành ở chợ rau Hà Nội trong
tháng 7 năm 2007 có sự kết hợp giữa cán bộ Vi
ện Nghiên cứu Rau quả với Robert
Spooner-Hart và Oleg Nicetic. Phỏng vấn nhân viên của siêu thị Metro sẽ được tiến
hành vào tháng 12. Hội thảo về GAP sẽ được tiến hành vào đầu tháng 12 tại Hà Nội.
Chương trình hội thảo và thành phần tham dự đã được hoàn thiện. Kế hoạch của dự án
với PPD và NIPP về tập huấn TOT và FFS trong năm 2008 đã được thảo luận
4. Nguồn gốc dự án và các vấn đề liên quan
Trong thập kỷ qua, sản xuất rau của Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao
khoảng 30% với diện tích canh tác năm 2005 là 614.500 ha . Năng suất trung bình
năm 2004 là 14,8 tấn/ha với tổng sản lượng vượt 9 triệu tấn. Với khối lượng này, sản
lượng cao hơn làm tăng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng như
xuất khẩu một số loại rau chủ lực. Sản phảm rau
đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất
khẩu rau hoa quả và cây cảnh trung bình trong 5 năm (2000-2004) là 224,4 triệu USD
và mục tiêu đến 2010 sẽ đạt 690 triệu USD. Cà chua, dưa chuột và cây họ bầu bí khác
3
là những sản phẩm rau xuất khẩu ổn định nhất. Cà chua có thể được trồng 9 tháng
trong năm và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa (30 triệu đồng/ha với
trồng cà chua và 15 triệu đồng cho trồng lúa), qua đó đưa sản xuất cà chua thành sự
lựa chọn phổ biến nhất của nông dân. Mặc dù sản xuất rau của Việt Nam có những
thành công lớn và liên tục trong những năm qua, nhưng s
ản xuất rau vẫn còn đang
phải đổi mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là sản xuất hạt giống, cây giống và rau an toàn
có chất lượng. Mỗi năm ở Việt Nam sử dụng hết khoảng 8000 tấn hạt giống rau .
Hơn một nửa trong số này được nhập khẩu, 41% do người dân tự sản xuất và chỉ có
7% là do các công ty giống trong nước cung cấp. Hạt giống do ngườ
i dân tự sản xuất
nói chung có chất lượng kém, do vậy cho năng suất thấp, còn hạt giống nhập khẩu
làm tổn thất cho nền kinh tế của Việt Nam hàng triệu đô la. Cây giống sản xuất trong
vườn ươm hoặc do người dân tự sản xuất sử dụng công nghệ rất đơn giản với chi phí
lao động cao, điều này càng làm cho năng suất và hiệu quả sản xuất thấp h
ơn. Với nhu
cầu sản xuất rau tăng nhanh, thì những lo ngại về sự an toàn của sản phẩm rau cũng
ngày càng tăng, đặc biệt là việc sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật (10 -12
lần/ vụ trồng) và phân bón cho một diện tích trồng rau nhỏ, đặc biệt là ở vùng ngoại ô,
nơi đang có gắng để thúc đẩy sản xuất tăng sản lượ
ng rau. Việc thiếu các giống kháng
sâu bệnh đã làm cho vấn đề này càng đáng lo ngại . Những nghiên cứu gần đây cho
thấy ở Hà Nội 9% các mẫu rau vượt quá ngưỡng cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật 5-10 lần và 7% mẫu rau phân tích có dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật cấm
sử dụng. Và kết quả là hàng năm có hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm do
ăn phải rau
có dư luợng thuốc bảo vệ thực vật cao (MALICA, 2003). Bên cạnh đó, việc sử dụng
quá mức thuốc bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân làm gia tăng sâu bệnh hại vì nó
làm hủy diệt nguồn thiên địch tự nhiên và phát triển những loài có khả năng kháng
thuốc.
Quy trình nông nghiệp tiên tiến (GAP), cùng với kết quả của một số dự án quốc tế mà
đặc biệt là dự án CARD 004/04VIE “ Nghiên c
ứu xây dựng mô hinh sản xuất rau an
toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau
thu hoạch cho ngành sản xuất rau của Việt Nam", dự án ACIAR CS2/1998/078 “
Phòng trừ bọ phấn – một loài côn trùng – một vecto truyền bệnh Virus ở châu Á (pha
2) và pha III của dự án phòng trừ tổng hợp bọ phấn vùng nhiệt đới được điều phối bở
trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) t
ại Columbia, cung cấp những cơ sở
vững chắc để sản xuất hạt giống, cây giống sẽ tăng cường năng lực sản xuất rau an
toàn chất lượng cao. Mục đích của dự án là sẽ sử dụng những kết quả của dự án trước
để phát triển những mô hình sản xuất hạt giống và cây giống cà chua, dưa chuột, có
sử dụng những giống cà chua kháng t
ốt với bệnh xoăn vàng lá do Virus mà nguồn gen
được cung cấp từ trung tâm Rau Thế giới (AVRDC) và giống dưa chuột kháng bệnh
sương mai, phấn trắng được cung cấp từ Viện Nghiên cứu rau quả (FAVRI). Dự án
này cũng sẽ xây dựng quy trình nông nghiệp tiên tiến (GAP) cho sản xuất cà chua và
dưa chuột và tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ Cục Bảo vệ thực vật về sản xuất rau an
toàn. Dự án này cũng sẽ
cung cấp các địa chỉ liên hệ cho lãnh đạo dự án phía Việt
Nam và Úc các công ty sản xuất hạt giống và cây giống cũng như các thiết bị sản xuất
công nghệ cao đến Việt Nam.
5. Các tiến độ đã thực hiện đến nay
5.1. Các nội dung đã thực hiện
Cuộc họp với các cơ quan tham gia dự án được tiến hành tại Viện Nghiên cứu
Rau quả - Hà Nội ngày 1 tháng 3 năm 2007 với 20 đại biểu (xem trong phụ lục 1).
4
Sau cuộc họp, Robert Spooner-Hart, Oleg Nicetic, Peter Hanson, Phạm Mỹ Linh và
Lê Thị Hà (FAVRI) đã đi đến Đại học Huế và Lâm Đồng, Viện Khoa học Nông
nghiệp Miền Nam để gặp gỡ các cán bộ nghiên cứu và kiểm tra các trang thiết bị cho
các thí nghiệm đánh giá giống đồng thời cũng đi thăm các trang trại sản xuất cà chua,
dưa chuột và các rau khác của nông dân.
Tháng 6-7 năm 2007 Robert Spooner-Hart và Oleg Nicetic cùng với các cán
bộ của Viện Nghiên cứu Rau quả đã ti
ến hành điều tra các nhà sản xuất hạt giống và
cây giống cà chua và dưa chuột, thảo luận với các cán bộ của Sở NN&PTNT ở vùng
đồng bằng sông Hồng (Hưng Yên, Vĩnh Phúc), duyên hải miền Trung (Đà Nẵng,
Quảng Nam) và Cao nguyên Nam Trung bộ (Lâm Đồng) và thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình phỏng vấn điều tra cũng được tiến hành với các nông dân của tất cả các địa
phương thuộc tỉnh trên. Nhóm công tác cũng đã thă
m một số hợp tác xã sản xuất rau
an toàn, ặc dù chỉ có rau ăn lá an toàn mà không có cà chua, dưa chuột an toàn ở Việt
Nam. Trong nội dung điều tra có thăm chợ rau ở Hà Nội, Siêu thị Metro để nghiên
cứu chất lượng, nguồn cung cấp, giá cả của cà chua, dưa chuột.
Lựa chọn giống cà chua, dưa chuột để gửi cho tất cả các vùng của dự án đã
hoàn thành, đã cùng nhau xây dựng đề cương các thí nghiệm đ
ánh giá giống. Các
giống cà chua được chuyển về từ AVRDC cho các đối tác dự án, vụ thí nghiệm đầu
tiên đang được tiến hành tại FAVRI và PVFC
Oleg Nicetic thăm FAVRI vào ngày 24 tháng 9 năm 2007 để chuẩn bị cho
chương trình hội thảo GAP sẽ được tiến hành vào đầu tháng 12 năm 2007
5.2. Các đối tượng được hưởng lợi
Dự án mới bắt đầu nên còn quá sớm để đánh giá được những lợi ích mà các đối tượng
được hưởng. Tuy nhiên, nhóm thực hiện dự án sẽ xác định vấn đề này trong chuyến
thăm vào tháng 3 và tháng 6-7 năm 2008.
5.3. Tăng cường năng lực
FAVRI đóng vai trò chính trong việc điều phối dự án cũng như tiến hành các hoạt
động của dự an thông qua việc phối hợp chặt chẽ giữa chủ trì dự án phía Việt Nam và
Úc. Đồng thời, UWS cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ sản
xuất hạt giống, cây giống và sản xuất rau đến những vùng của Việt Nam
5.4. Các ấn phẩm
UWS xuất bản ấn phẩm cho dự án, Giải quyết GAP cho sản xuất Rau ở Việt Nam
tháng 6 năm 2007 (xem phụ lục 2).
5.5. Quản lý dự án
Quản lý dự án rất tốt mặc dù Robert Spooner-Hart đã trải qua một số vấn
đề về sức khỏe và việc gia đình trong thời gian vừa qua. Nhóm thực hiện
dự án rất tốt. Các nôi dung của dự án đều hoàn thành đúng tiến độ. Nhóm
thực hiện dự án phía Việt Nam đã thể hiện rất tốt trình độ và kỹ năng
quản lý và thực hiện dự án. Họ d
ịch các các câu hỏi điều tra sang tiếng
5
Việt và phiên dịch tốt các câu trả lời sang tiếng Anh trong quá trình điều
tra. Tổ chức các cuộc họp các cơ quan tham gia dự án, các cuộc điều tra
rất tốt. Nhờ đó mà các cán bộ của Úc đã tiết kiệm được thời gian so với
thời gian đề ra lúc đầu, mặc dù Robert Spooner-Hart gặp khó khăn về gia
đình đó là cái chết của con gái và mẹ vợ vào tháng 5 và tháng 7. Cũng
cần phải biết là khi Robert Spooner-Hart phải trở v
ề Úc để làm tang lễ thì
các cán bộ của FAVRI trợ giúp để hoàn thành việc điều tra.
6. Báo cáo các vấn đề phát sinh
6.1. Môi trường
Mặc dù dự án mới được bắt đầu, nhưng cũng giống như rau ăn lá “an toàn” việc sản
xuất dưa chuột cà chua an toàn cũng đã được xác định.
Thực tế cho thấy mùa khô hạn ảnh hưởng tới sản xuất rau ở Lâm Đồng từ tháng 3
năm 2007 (trước đó cũng có một giai đoạn ngắn có nước) và ở Quảng Nam bắt đầu từ
tháng 7 năm 2007. Vấn
đề còn tiếp tục với giai đoạn có nước ngắn và ít nhất có 1 thời
gian khô hạn trong năm, như vậy nhất thiết phải có điều tra về hiệu quả sử dụng nước
cho sản xuất rau hiệu quả và bền vững.
Thêm vào đó, Lâm Đồng còn là một tỉnh sử dụng nhiều cà chua ghép để chống bệnh
héo xanh do vi khuẩn, nhưng công nghệ này rất hiếm ở các tỉnh khác, mặ
c dù có một
hội thảo đã được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI). Dù vậy chúng tôi
vẫn xác định rằng ghép cà chua sẽ là một công nghệ cần giới thiệu cho các tỉnh khác,
nó như một phần của GAP
6.2. Vấn đề về giới và xã hội
Nhóm thực hiện dự án đã lựa chọn rất cân bằng về giới với 4 cán bộ nữ là nhà chọn
tạo giống chính. Và cũng rất cân bằng với các nhà sản xuất và phân phối hạt
giống/cây giống. Cụ thể sẽ được báo cáo trong phần báo cáo kết quả điều tra.
7. Tiến hành và các vấn đề giải quyết
7.1. Vấn đề và khó khăn
Một khó khăn quan trọng của dự án là giới hạn về nguồn tài chính để các nhà khoa
học, các nghiên cứu viên đặc biệt là ở FAVRI đi công tác ở các địa phương. Đây là
vấn đề quan trọng của rất nhiều dự án trong đó có dự án VIE025/06. Để khắc phục
điều này, UWS đã trợ giúp thêm kinh phí cho việc đi lại. Hiện tại việc tăng giá Đô la
Úc cũng phần nào trợ giúp được cho hoạ
t động này.
7.2. Lựa chọn
Thời gian các cán bộ Việt Nam đi tham quan học tập tại Úc, theo kế hoạch thì tháng 7
năm 2008 sẽ tiến hành. Nhưng thực tế tổ chức vào tháng 7 là không phù hợp, thời
6
gian này ở Úc không có cà chua và dưa chuột để tham quan. Chúng tôi đã quyết định
chuyển nội dung này sang tháng 10 năm 2008
7.3. Vấn đề cần giải quyết
Cho đến nay chưa có vấn đề gì.
8. Những nội dung kế tiếp
Những nghiên cứu điều tra thăm dò về sản xuất hạt giống và cây giống ở chợ Hà Nội
với cà chua và dưa chuột sẽ được hoàn thành trong tháng 12 năm 2007 bởi Robert
Spooner-Hart và Oleg Nicetic. Công việc này sẽ được tiến hành phỏng vấn cán bộ của
Metro và các điều tra khác trên thị trường Hà Nội để xác định nguồn cung cấp, chất
lượng và giá của cà chua, dưa chuột, phần này sẽ được bổ sung vào phần
điều tra
trong mùa hè. Metro sẽ được trợ giúp thông qua việc hợp tác với các cán bộ của dự án
VIE 021/06 và chúng tôi sẽ chứng tỏ cho họ thấy được những lợi ích của việc kinh
doanh cà chua dưa chuột được sản xuất theo GAP
Hội thảo GAP sẽ được tiến hành tại Hà Nội vào ngày 3-5 tháng 12 năm 2007. Nhóm
dự án đã quyết định chuyển địa điểm hội thảo từ Huế vì Đại họ
c Huế không thể tổ
chức được hội thảo tại trường, giá khách sạn ở Huế rất cao, chi phí cho đi lại bằng
máy bay (đặc biệt là các đại biểu Việt Nam) rất cao, kinh phí của dự án không đủ để
chi trả. Tổng số đại biểu tham dự hội thảo xấp xỉ 30 người. Thêm vào đó là 2 người
Việt Nam và 2 người Úc từ dự án 021/06VIE cũng sẽ tham dự hội thảo, m
ột thỏa
thuận cũng đã được họp bàn giữa Gordon Rogers, Robert Spooner-Hart và Oleg
Nicetic vào tháng 8 năm 2007 .
Peter Hanson sẽ thăm các điểm khảo nghiệm giống tại FAVRI, HUAF và PVFC/Lâm
Đồng vào tháng 12 năm 2007 để đánh giá kết quả vụ khảo nghiệm đầu tiên. Vụ thứ 2
sẽ được tiến hành vào 6 tháng đầu của năm 2008. Nhóm thực hiện dự án sẽ tiến hành
đánh giá mức độ thành công (và cả những hạn chế) của vụ
đánh giá thứ nhất, lúc đầu
dự án dự định đánh giá hội thảo GAP và sau đó sẽ hoàn thiện tất cả các thí nghiệm và
tháng 2-3 năm 2008, và sẽ chỉnh sửa đề cương cho thí nghiệm thứ 2.
9. Kết luận
Nhóm thực hiện dự án đã có sự phối hợp thực hiện rất tốt cùng với sự nhiệt tình rất
cao để hoàn thành các nội dung của dự án, kế hoạch có hiệu quả và mọi thông tin liên
lạc luôn được duy trì liên tục giữa những người thực hienẹ dự án và mọi việc của dự
án đều hoàn thiện đúng thời gian. Cuộc họp đánh giá dự án và kế hoạch thực hiệ
n các
công việc tiếp theo sẽ được tiến hành ngay sau khi hội thảo GAP kết thúc, cung cấp
những ý kiến có ích từ các đại biểu và có thể mở ra cho một số dự án khác nữa.
7