Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam " MS3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.48 KB, 29 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development



BÁO CÁO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN CARD

025/06VIE
Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất
lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản
xuất rau lai của Việt Nam



MS3: ĐIỀU TRA CƠ BẢN


















Tháng 5/2010

2
Mở đầu

Kết quả điều tra này được chia thành 2 hợp phần chính, nó được bắt đầu từ tháng
6 năm 2007 và kết thúc tháng 6 năm 2008. Ngày 18/6 đến 8/7 năm 2007, Spooner-Hart
và Nicetic cùng với cán bộ Viện nghiên cứu Rau quả tiến hành điều tra về sản xuất hạt
giống và cây giống tại đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền trung, Lâm Đồng và
thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng tiến hành điều tra cơ bản thông qua các cán bộ
Bảo v
ệ thực vật để lựa chọn các tỉnh tham gia dự án. Chúng tôi đã điều tra chợ rau Hà
Nội và Metro cùng phối hợp với các cán bộ của dự án CARD 06/028. Hơn thế nữa, điều
tra xác định điểm triển khai tập huấn nông dân (FFS) của dự án vào tháng 12 năm 2007
và tháng 6 năm 2008. Thảo luận, điều tra các học viên người sản xuất cây giống tại
Lâm Đồng thông qua hội thảo tháng 6 năm 2008. Đ
iều tra tại Metro về quan điểm của
họ với GAP và cà chua, dưa chuột “an toàn”, và đã hoàn thành vào tháng 4 năm 2008.
Sự chậm trễ này cũng đã được trình bày từ báo cáo tiến độ lần trước.
Tháng 6 năm 2007 Spooner-Hart và Nicetic cùng với cán bộ FAVRI tiến hành điều tra
cơ bản về tình hình sản xuất hạt giống và cây giống, cán bộ chi cục Bảo vệ thực vật của
3 vùng ở Việt Nam: Đồng b
ằng sông Hồng (Hưng Yên, Vĩnh Phúc), duyên hải miền
Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng) và Lâm Đồng. Mỗi tỉnh, phiếu câu hỏi được tập trung
các thông tin từ những người sản xuất cà chua, dưa chuột, sản xuất cây giống có sử
dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người nông dân
(PRA). Số liệu được thu thập bao gồm những giống cây trồng hiện đang sử dụng,
những sâu bệnh hại chính, n
ăng suất, chất lượng, giá cả và hiệu quả. Thêm vào đó, kiến

thức, kỹ năng, thái độ và thực hành nhắm tới thực hành nông nghiệp tốt (GAP) đối với
sản xuất rau cũng đã được đánh giá. Phiếu đánh giá tình hình sản xuất cây giống được
trình bày ở phụ lục 1.

Điều tra cơ bản cũng được tiến hành tại các chợ đầu mối, chợ bán buôn cà chua, dư
a
chuột tại Hà Nội, cũng tại Hà Nội chúng tôi đã thăm chợ Long Biên, siêu thị Metro.
Phối hợp với các cán bộ của dự án CARD 028/06 chúng tôi thăm Metro được dễ dàng
hơn.

Kết quả
Dự án CARD025/06 đánh giá vùng sản xuất cà chua, dưa chuột tại các tỉnh được trình
bày trong phụ lục 3.

Cà chua
Kết quả điều tra cho thấy có sự khác nhau rõ rệt giữa các vùng về sản xuất cây giống và
sản xuất thương phẩm.
Ở vùng duyên hải miền Nam Trung bộ (Quảng Nam, Đà Nẵng), hạt giống và cây giống
được người nông dân tự sản xuất hoàn toàn với quy mô nhỏ để đáp ứng yêu cầ
u sản
xuất của chính họ cho.

3
Điều đó có nghĩa là sản xuất cây con khoảng xung quanh 500-700 nghìn cây. Sản xuất
không có nhà lưới, cây giống không được ghép mặc dù héo xanhvi khuẩn là bệnh hại
nghiêm trọng. Có 2 vụ, chính vụ từ tháng 12-tháng 3 và từ tháng 4 đến tháng 9, vụ thu
hoạch kéo dài 2,5 tháng. Nhìn chung hầu hết cây dưa chuột sử dụng giống thuần của địa
phương là giống BOM. Hạt giống được nông dân tự để giống từ vụ trước. Một ruộng cà
chua có diện tích trung bình 360-720 m
2

. Sâu bệnh hại chính là héo xanh vi khuẩn và
sâu đục quả và xoăn vàng lá do virus, mưa bão vụ thu cũng là nguyên nhan gây mất
mùa thường xuyên. Đáng chú ý nhất là nông dân/người sản xuất không có hiểu biết gì
về mối liên hệ giữa bệnh xoăn vàng lá do virus (TYLCV) với bọ phấn Bemesi tabaci –
1 vecto truyền bệnh. ở một vài huyện ở Quảng Nam (ví dụ như phường Trường Xuân –
Tam Kỳ) một địa điểm được chọn làm nơi tổ ch
ức tập huấn nông dân (FFS), hầu hết
nông dân đã phải ngừng sản xuất cà chua vì bệnh héo xanh vi khuẩn.
Năng suất trung bình chỉ đạt 20 tấn/ha. Cà chua được bán tại các chợ địa phương (ở Đà
Nẵng thỉnh thoảng bán cho siêu thị) với giá bán trung bình 4000-5000 đồng/kg.
Ở Quảng Nam, giá cà chua nhìn chung thấp chỉ khoảng 2000-3000 đồng/kg, theo đánh
giá của cán bộ chi cục bảo vệ thực vật thì nông dân trồng cà chua có thể thu được
khoảng 300.000
đồng/60m
2
tức là khoảng 50 triệu đồng/ha. Có nhiều cơ hội mở rộng
thị trường trong tương lai do việc phát triển khu kinh tế Hòn Lá của tỉnh Quảng Ngãi
cũng như khu công nghiệp Dung Quất và khu kinh tế mở ở Quảng Nam. Ở Đà Nẵng, đa
số nông dân sản xuất cà chua, dưa chuột là phụ nữ (có lẽ là do đàn ông có thể tìm được
việc ở thành phố), trái lại ở Quảng Nam, tỷ l
ệ đàn ông tham gia sản xuất cao hơn.
Ở đồng bằng sông Hồng (RRD), ở tại 3 tỉnh điều tra sản xuất cây giống với quy mô
trung bình (Văn Lâm – Hưng Yên, Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc). Ở đây, người sản xuất
cây giống sản xuất khoảng vài trăm ngàn đến vài triệu cây giống, những cây giống này
còn được cung cấp cho các tỉnh lân cận. Sản xuất trong nhà lưới hoặc nhà có mái che
nhưng đều sả
n xuất ở trong đất, ghép cây không được thực hiện. Tuy nhiên, rất ít nông
dân mua cây cà chua ghép của Viện Nghiên cứu Rau quả (FAVRI) (thông qua công ty
CIDHOP). Việc sử dụng giống cà chua ở RRD rất đa dạng. Hơn 90% nông dân mua hạt
giống lai F1 từ các đại lý, những người mà bình thường vẫn bán cả thuốc bảo vệ thực

vật. Những đại lý đó thỉnh thoảng cung cấp cho nông dân những lời khuyên về giống
cây trồng và thuốc BVTV. Giống phổ
biến bao gồm giống Perfect 89 (trồng vào tháng
8) của công ty Syngenta, giống P375 (tháng 11) công ty Know you seed, VL642,
VL2003, VL2004 và VL2910 (Lotus Seed Co.), và Savior (Syngenta). Chỉ một vài
nông dân ở đồng bằng sông Hồng (xấp xỉ 2%) sản xuất hạt giống cà chua để tự sử dụng.
Có một vài nơi ở Hà Nam, Vĩnh Phúc sản xuất cà chua quả nhỏ phục vụ cho chế biến.
Quy mô cà chua thông thường 350-1000 m
2
. Có 2 vụ cà chua/năm ở hầu hết các tỉnh
đồng bằng sông Hồng. Vụ chính cà chua thường bắt đầu vào tháng 9 tháng 10 và kết
thúc tháng 12-tháng 1. Trái vụ được trồng tháng 2 – tháng 3 và thu hoạch tháng 5 -
tháng 6. Sâu bệnh hại chính như sương mai, xoăn vàng lá do virus, héo xanh vi khuẩn
và sâu đục quả là vấn đề rất nghiêm trọng tại một số huyện. Mưa to và ngập lụt với sâu
đục quả cũng ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất củ
a một số tỉnh gần Hà Nội. Năng suất

4
khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương, mùa vụ. Năng suất trung bình khoảng 30
tấn/ha mặc dù năng suất cao nhất có thể đạt 40-80 tấn/ha ở một vài huyện ở Hà Nam và
Vĩnh Phúc. Quả thường được bán tại chợ địa phương, nhưng cũng được bán cho chợ ở
Hà Nội. Giá quả cà chua dao động từ giá thấp 1500 đồng/kg vì nguồn cung cấp quá
nhiều nhưng giá trung bình khoảng 3000 đồng/kg. Giá cà chua thường hay thay đổi, và
phụ thuộc vào mùa vụ, thời tiết (bao gồm cả ngập lụt), trong vụ sớm hoặc trái vụ
thường phải nhập cà chua từ Trung Quốc hay Lâm Đồng. Ở Hà Nam, nông dân trong
những năm được mùa có thể thu được 120 triệu đồng/ha. Giá của sản xuất cà chua
không ghép được cán bộ bảo vệ thực vật đánh giá là lãi khoảng 40% bao gồm cả công
lao động. Ở Hà Nội và Hải Phòng, nông dân sản xuất cà chua và dưa chuột h
ầu hết là
phụ nữ, đàn ông đã tìm được việc khác ở thành phố.

Lâm Đồng là trung tâm của các tỉnh cao nguyên, là vùng sản xuất cà chua lớn nhất tại
Việt Nam. Ở đây, cà chua được sản xuất chuyên nghiệp với quy mô rất lớn. Có hơn 40
trang trại sản xuất cây giống tại Lâm Đồng. Họ thường sản xuất khoảng vài triệu cho
tới 12 triệu cây giống/năm với cả sản xu
ất thương phẩm và sản xuất cây giống. Tất cả
những người sản xuất đều có nhà lưới rất lớn và sản xuất cây giống bằng khay. Thông
thường hơn 40% cây giống cà chua đều được ghép lên cà chua để chống bệnh héo xanh
vi khuẩn. Cây giống được bán chủ yếu ở Lâm Đồng nhưng khi có yêu cầu họ cũng sẽ
bán cho các tỉnh khác. Giống chủ yếu trồng ở Lâm Đồng là giống Anna (Seminis), vì
n
ăng suất cao, kích cỡ quả phù hợp, độ đồng đều cao màu đỏ đẹp. Quy mô sản xuất cà
chua ở Lâm Đồng lớn hơn ở các nơi khác, bình thường 1 ruộng cà chua có diện tích vài
nghìn mét vuông. Hầu hết các cây trồng đều được trồng ngoài trời, nhưng để tăng năng
suất và chất lượng họ trồng trong nhà lưới. Cây cà chua có thể sinh trưởng quanh năm,
nhưng vụ chính là vụ xuân hè được trồng từ tháng 2-3 và thu hoạch tháng 6-7. Vụ
thu
đông được trồng vào tháng 8 và thu hoạch tháng 12. Vấn đề chính là bệnh héo xanh vi
khuẩn, sương mai trong mùa mưa, bệnh xoăn vàng lá do virus, và bệnh TSWV. Năng
suất trung bình khoảng 60-80 tấn/ha nhưng có thể thu được năng suất hơn 120 tấn/ha
nếu quản lý tốt. Cà chua thông thường được bán cho người thu gom, sau đó được bán đi
khắp các tỉnh trong cả nước nhưng chủ yếu vẫn là bán cho thành phố Hồ Chí Minh.
Thỉnh thoảng có xuất khẩu cho Cam Pu Chia. Giá cả
rất khác nhau nhưng thông thường
ở mức 3000-4000 đồng/kg.

Dưa chuột
Kết quả điều tra cho thấy rằng có sự khác nhau rất rõ rệt về nhiều khía cạnh trong sản
xuất dưa chuột giữa các vùng. Ở tất cả các vùng, mặc dù dưa chuột nhìn chung là gieo
thẳng hạt và không trồng cây giống. Thời gian cho thu quả đầu là 35 ngày sau gieo và
thu hoạch trong 8 tuần, mặc dù vậy nhưng có sự khác nhau giữa các giống, mùa vụ và

vùng mi
ền. Mặc dù có sự khác nhau giữa các giống dưa chuột phục vụ cho ăn tươi ở
các vùng miền thậm chí là các tỉnh. Nguyên nhân chính của sự khác nhau này là do đặc
điểm giống dưa chuột và thị hiếu cũng như yếu tố nông học, khả năng chống hciuj
bệnh. Chỉ tiêu quan trọng nhất đối với dưa chuột là màu sắc vỏ quả nhưng kích thước
quả và hình dạng quả c
ũng rất quan trọng.

5
Ở vùng duyên hải miền trung, một ruộng dưa chuột rộng khoảng 200-500m
2
. Có rất
nhiều giống dưa chuột, tất cả các giống lai F1 bao gồm giống Trang Nông, đặc biệt là
Trang Nông 133, Happy 14 (Công ty giống cây trồng miền Nam); ở Quảng Nam chủ
yếu sử dụng giống Chaiyo 578 công ty Đại Địa, Chia Tai) và Amata 765 (công ty Chia
Tai). Các sâu bệnh hại chính bao gồm bọ trĩ, bọ phấn, sương mai và phấn trắng. Nông
dân thường phun 5-6 lần thuốc chủ yếu là trừ bệnh sương mai. Quả khi thu hoạch có
màu xanh đậm, chiều dài 18,5 - 20 cm, đườ
ng kính quả xấp xỉ 4,5 cm và khối lượng
quả 250-300 g. Năng suất rất khác nhau, nhưng trung bình 25-30 tấn/ha đối với dưa
chuột lai F1. Trước đây, những giống dưa chuột thụ phấn tự do thường cho năng suất
thấp xung quanh 15-20 tấn/ha. Dưa chuột được bán với giá thấp hơn so với cà chua,
khoảng 2000-2500 đồng/kg tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, ở Quảng Nam, trong chính vụ
nông dân chỉ bán được 1000 đồng/kg như
ng trong trái vụ thì cao hơn. Theo đánh giá thì
nông dân có thể thu được 15 triệu đồng/ha tùy từng điều kiện. Ở Quảng Nam và Đà
Nẵng dưa chuột có thể được trồng 3 vụ/năm, từ tháng 12-tháng 2, từ tháng 3 – tháng 6,
từ tháng 6-tháng 9 thời kỳ “giáp vụ” dưa chuột thường vào tháng 8-9.
Ở đồng bằng sông Hồng, hầu hết dưa chuột được trồng phục vụ cho ăn tươi nhưng có
sự khác nhau đáng k

ể giữa các giống phục vụ chế biến (dưa bao tử) ở Hưng Yên (đặc
biệt ở xã Phú Thịnh huyện Kim Động), Hà Nam, Vĩnh Phúc. Sản xuất dưa chuột phục
vụ chế biến để cung cấp cho nhà máy chế biến, các nhà máy cung cấp hạt giống, yêu
cầu về tiêu chuẩn quả khi thu hoạch. Lợi nhuận thu được thấp hơn so với sản xuất dưa
chuột ă
n tươi nhưng ổn định hơn. Dưa chuột chế biến được xuất khẩu sang Nga và các
nước cộng hòa thuộc Liên xô trước đây. Để sản xuất dưa chuột ăn tươi, các giống chính
được sử dụng là giống lai F1 Ninja 179, Amata 765 (Chia Tai Co), Trang Nông 20,
Hưng Thịnh (công ty Trang Nông). Nông dân mua hạt giống từ các cửa hàng bán thuốc
BVTV. Dưa chuột ăn tươi có thể trồng quanh năm nhưng vụ chính từ tháng 2- tháng 5,
tháng 8/9 – tháng 12/1. Ở
Hà Nam, có thể trồng được 3 vụ/năm: Đông xuân, xuân hè và
hè thu. Tỉnh này cũng có trồng giống dưa chuột của dự án CARD. Năng suất trung bình
30-35 tấn/ha nhưng có thể đạt 40 tấn/ha. Sâu bệnh hại chính là phấn trắng, sương mai,
chảy mủ thân, virus và bọ trĩ. Dưa chuột được bán tại chợ địa phương hoặc bán cho các
thương lái thu mua mang bán cho thị trường Hà Nội. Giá bán là 2500-3500 đồng/kg.
Cán bộ bảo vệ thực vậ
t đánh giá nông dân được lãi 35-40% (bao gồm cả công lao
động). Ở Lâm Đồng, không sản xuất dưa chuột. Dưa chuột ở thành phố Hồ Chí Minh
được cung cấp bởi các vùng lân cận như Củ Chi. Trong khi đó thành phố Hồ Chí Minh
không phải là đối tác của dự án, chúng tôi đã gặp Dr. Ngô Quang Vinh của Viện Khoa
học Nông nghiệp miền Nam IAS tại thành phố Hồ Chí Minh để thảo luận về việc đánh
giá giống dưa chuột ở
Củ Chi. Các thí nghiệm đánh giá giống đã được thực hiện tại
miền Bắc và miền Trung và cũng sẽ được thực hiện tại miền Nam của Việt Nam.


Kỹ năng sản xuất và phân phối hạt giống của công ty giống cây trồng miền Nam
Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty
được thành lập từ năm 1975 với một quyết tâm rất táo bạo và được cổ phần hóa năm

2005. Ngoài cơ quan chính ở thành phố Hồ Chí Minh thì công ty cũng có các chi nhánh

6
tại Hà Nội, Phnompenh. Công ty cổ phần giống cây trồng miền Nam có 6 nhà máy sản
xuất và chế biến hạt giống với hơn 300 người. Các hoạt động chính là nghiên cứu, phát
triển, sản xuất, nghiên cứu thị trường và phân phối hạt giống đặc biệt là giống lúa, ngô
và rau. Hạt giống của công ty được sản xuất chủ yếu tại Việt Nam nhưng cũng nhập
khẩu một phần và đóng gói l
ại từ Mỹ, Thái Lan và Ấn Độ. Công ty có phòng thí
nghiệm kiểm tra chất lượng hạt giống, kiểm tra từng lô hạt giống trong suốt quá trình
lưu kho cũng như trước khi đưa đi phân phối.
Công ty có 3 khu thí nghiệm ở các tỉnh của Việt Nam và còn rất nhiều các mô hình
đánh giá và trình diễn tại các ruộng của nông dân.
Trang trại lớn nhất của SSC là ở huyện Phú Giáo tỉnh Bình Dương. Với 80ha và chủ
yếu là sản xuất h
ạt giống rau với loại cây trồng chính là dưa chuột, ngô, bí ngô, đậu
đũa, mướp, mướp đắng, dưa hấu và ớt. Diện tích sản xuất dưa chuột lai F1 chiếm phần
lớn: 1 ha có thể sản xuất được 200 kg hạt giống. Luân canh cây trồng được thực hiện
nghiêm ngặt nên hạn chế được rất nhiều bệnh hại. Tưới nhỏ giọt được thực hiện cho
một số lo
ại cây như mướp, dưa hấu, mướp đắng, đậu đũa. Cây lấy hạt được trồng xen
vào giữa các mùa vụ để hạn chế sâu bệnh hại.
Khu sản xuất và đánh giá giống cà chua lai được đặt tại Lâm Hà – Lâm Đồng. Vùng
này phù hợp cho sản xuất cà chua. Hạt giống lai được sản xuất trong điều kiện trái vụ.
Hơn thế nữa, thí nghiệm đánh giá giống cà chua được tiến hành ở
các tỉnh miền Nam
bao gồm: Long An, Bến Tre và Tiền Giang, ở các tỉnh miền Bắc bao gồm Thanh Trì –
Hà Nội. Hạt giống được bán tại Việt Nam và cũng bán rất tốt ở Campuchia và Lào.
Những cán bộ chuyên trách của công ty được hỏi về khả năng sản xuất hạt giống lai F1
ngay lập tức trả lời một cách rõ ràng về kiến thức và kinh nghiệm thành thạo trong sản

xuất hạt giống rau lai. Hiện tạ
i công ty đang sản xuất hạt giống dưa chuột lai F1 và cà
chua lai F1 cũng như dưa hấu lai và ngô lai. Do vậy mà chúng tôi được thuyết phục
ngay rằng họ có thể sản xuất hạt giống hạt lai F1 theo yêu cầu của dự án CARD 025/06.
Họ cũng trả lời để cho thấy họ rất có kiến thức và quan tâm đến GAP. Các nhân viên
cho thấy họ có kiến thức rất tốt về nguyên tắc cũng như thực hành GAP. H
ọ có hệ
thống quản lý chất lượng tại chỗ đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn Ngành về chất lượng
hạt giống và luôn duy trì chính sách tốt cho khách hàng. Công ty này có tầm nhìn rất xa.
SSC là thành viên của hiệp hội hạt giống châu Á Thái Bình Dương và có liên kết với
các công ty hạt giống của nước ngoài bao gồm cả Úc. Họ được xem là thành viên đặc
biệt trong cả việc đánh giá giống chống chịu bệnh từ AVRDC cũng nh
ư sản xuất hạt
giống lai cho Việt Nam

Thái độ, thực hành và kinh nghiệm của người sản xuất cây giống

Không có người sản xuất cây giống dưa chuột, vì dưa chuột được gieo thẳng từ hạt mọc
trong đất. Do vậy mà trong phần này sẽ chỉ cho người sản xuất cây giống cà chua.

7
Tại vùng duyên hải miền Trung (Quảng Nam, Đà Nẵng), nông dân tự sản xuất hạt
giống và cây giống với quy mô nhỏ để tự giải quyết nhu cầu của mình. Với quy mô như
vậy nên lượng cây giống họ sản xuất hàng năm khoảng 500 nghìn cây. Sản xuất cây
giống không thực hiện trong nhà lưới, cây giống không được ghép mặc dù bệnh héo
xanh vi khuẩn được xem là rất nghiêm trọng. Do vậy mà người sản xuất cây gi
ống có
những trình độ, kỹ năng cũng như kiến thức hạn chế so với nông dân ở các vùng khác.
Tại đồng bằng sông Hồng (RRD), tất cả các tỉnh qua điều tra kết quả cho thấy sản xuất
cây giống ở quy mô trung bình (ví dụ như Văn Lâm- Hưng Yên, Vĩnh Tường – Vĩnh

phúc). Tại đây, người sản xuất cây giống sản xuất khoảng vài trăm nghìn đến vài triệu
cây gi
ống cà chua chủ yếu để cung cấp cho nông dân sản xuất cà chua trong tỉnh. Một
số người sản xuất cây giống cà chua nhưng họ không làm theo cách này. Sản xuất được
thực hiện trong nhà có mái che, nhưng gieo hạt xuống nền đất. Ghép cây không được
thực hiện ở bất cứ cơ sở nào trừ Viện Nghiên cứu Rau quả. Có một số ít nông dân mua
cây cà chua ghép từ Viên Nghiên cứu Rau quả thông qua công ty Tư vấn đầu tư phát
triển Rau hoa Qu
ả (CIDHOP)
Với công ty CIDHOP, ngoài một số cán bộ của công ty thì hầu hết họ là nhân viên của
Viên Nghiên cứu Rau quả. Người sản xuất thuộc các tỉnh của đồng bằng sông Hồng bị
hạn chế về trình độ quản lý dịch hại và rất ít kiến thức trong việc lựa chọn thuốc BVTV
an toàn ví dụ như sử dụng dầu khoáng PSO, mặc dù rất nhiều chương trình tập huấn
IPM để giúp h
ọ có được kiến thức và kinh nghiệm đối với các cây trồng khác. Họ
không có kiến thức về GAP, không lưu giữ những ghi chép đáp ứng yêu cầu của
VietGAP. Hơn nửa số người được hỏi có lưu giữ những ghi chép về số lượng cây giống
bán ra.
Tại Lâm Đồng, một tỉnh thuộc cao nguyên Trung bộ là vùng sản xuất cà chua nổi tiếng
và lớn nhất Việt Nam. Kết quả đi
ều tra cho thấy, sản xuất cây giống tại đây rất chuyên
nghiệp với quy mô lớn. Có ít nhất 40 trang trại sản xuất cây giống tại Lâm Đồng. Họ
sản xuất khoảng vài triệu đến 12 triệu cây cà chua giống mỗi năm cũng với các loại cây
giống khác nữa. Các trang trại đều có nhà lưới lớn, cây giống được sản xuất trong khay.
Thông thường, có khoảng hơn 40% cây giống cà chua được ghép để chống bệ
nh héo
xanh vi khuẩn. Cây giống được bán chủ yếu ở Lâm Đồng, nhưng khi có hợp đồng họ có
thể chở đi bán tại các tỉnh ngoài. Hơn thế nữa, có rất nhiều biến động về chất lượng cây
giống do trình độ của người chủ trang trại, kỹ năng cũng như vấn đề vệ sinh trang trại.
Trang trại sản xuất cây giống tốt nhất ở Lâm Đồng theo

đánh giá là gia đình anh
Nguyễn Hồng Phong ở huyện Đức Trọng. Anh Phong đã được tập huấn tại nước ngoài,
trang trại nhà anh Phong từng bước được cải thiện đáp ứng tiêu chuẩn ở mức cao thậm
chí là tiêu chuẩn quốc tế. Kiến thức, kỹ năng cũng như lưu giữ sổ sách ghi chép của anh
Phong cùng một nhân viên chuyên nghiệp của anh – vợ của anh Phong đạt ở mức cao
do vậy mà anh Phong
được mời với tư cách là một đối tác của dự án. Chúng tôi rất vui
vì anh ấy đã đồng ý. Các chủ trang trại khác có trình độ và kỹ năng thấp hơn. Trong hầu
hết các ghi chép, họ không ghi chép việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV, công nhân
không được tập huấn và huấn luyện an toàn. Hầu hết các trang trại tại Lâm Đồng đều

8
biết đến GAP, nhưng đều không đảm bảo được là những thực hành đó có thể lấy được
chứng chỉ GAP.


9
Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nông dân

Ở Quảng Nam, hầu hết nông dân không có kiến thức về phương pháp thực hành tốt cho
sản xuất cà chua và dưa chuột. Theo kết quả điều tra cho thấy nông dân không được tập
huấn IPM cho sản xuất rau đặc biệt cho cà chua và dưa chuột cũng như sản xuất rau an
toàn nói chung. Bởi thế cho nên họ có rất ít kiến thức về quản lý cũng như phát hi
ện sâu
bệnh hại (ví dụ, họ không hiểu được mối quan hệ giữa các vecto truyền bệnh với bệnh
virus, họ cũng không biết được có những giống rau có thể chống chịu cao với một số
loại bệnh) và họ cũng không có kiến thức về ghép cà chua. Ở Hội An, mặc dù một vài
xã có được tập huấn về sản xuất rau ăn lá an toàn và cũng đã có sổ sách ghi chép trong
một vài n
ăm trước đây nhưng khi chúng tôi đến thì không ai còn giữ được những sổ

sách đó nữa, mặc dù chính họ đã xác nhận là đã sản xuất rau “an toàn”. Huyện này
không thuộc địa bàn của dự án.Ở một xã thuộc huyện Tam Kỳ (Quảng Nam) được chọn
để triển khai lớp huấn luyện nông dân (FFS), cà chua không được sản xuất trong một
vài năm do bệnh héo xanh vi khuẩn nặng. Nông dân cũng có hiểu biết về IPM, chủ y
ếu
là tập huấn IPM trên lúa nhưng không có kiến thức về GAP. Nông dân không lưu giữ sổ
sách.
Ở đồng bằng sông Hồng, nông dân có kiến thức tốt về sâu bệnh hại trên cà chua và dưa
chuột nhưng lại ít kiến thức về sử dụng thuốc trừ sâu an toàn ví dụ như dầu khoáng
PSO. Hầu hết nông dân được nghe đến cà chua ghép nhưng chỉ số ít người biết về hiệu
quả của ghép cũng nh
ư mua cây cà chua ghép để trồng. Họ không biết gì về GAP,
không ai lưu giữ sổ sách. Hầu hết nông dân cho rằng chứng chỉ GAP là rất tốt nhưng
khi hỏi vì sao lại nghĩ như vậy thì họ lại không trả lời được.
Ở Lâm Đồng nông dân có trình độ rất tốt về sản xuất cà chua. Mặc dù ở tỉnh này không
sản xuất dưa chuột. Hầu hết nông dân có thể nhận biết được sâu bệnh h
ại và họ nhận
thức được việc sản xuất rau an toàn và IPM, sử dụng các thuốc BVTV an toàn, họ
không lưu giữ sổ sách về sử dụng thuốc BVTV.
Chúng tôi đã thăm một số trang trại sản xuất cà chua trong nhà lưới, trồng rau trong nhà
lưới với mục đích chính là giảm sâu bệnh hại. Trong khi nhà lưới giúp làm giảm sâu
đục quả và giảm tác động của bệnh đặc biệt là bệnh virus, nhưng một vài sâu hạ
i khác
lại gia tăng ví dụ như bọ phấn. Nông dân có trình độ khác nhau về lưu giữ sổ sách
nhưng nói chung là không đủ để được nhận chứng chỉ VietGAP.

Kiến thức, kỹ năng và thái độ của cán bộ BVTV

Cán bộ BVTV của tất cả các tỉnh mà chúng tôi đến thăm đều rất thích được tham gia dự
án CARD. Không là những huấn luyện viên chuyên nghiệp nhưng họ đã huấn luyện

nông dân sản xuấ
t cà chua/dưa chuột rất tốt đặc biệt là Lâm Đồng. Điều đó cho thấy họ
là những người có kiến thức rất tốt về nguyên tắc và thực hành IPM, sâu bệnh hại chính
cho cà chua và dưa chuột, nhưng họ bị hạn chế về thực hành nông nghiệp tốt cho sản
xuất cà chua và dưa chuột như tỉa nhánh, ghép cây cũng như sử dụng giống chống chịu

10
bệnh hại. Tất cả cho thấy rõ ràng là cần thiết phải tập huấn thực hành nông nghiệp tốt
cho sản xuất cà chua và dưa chuột cũng như sử dụng dầu khoáng, giống cà chua, dưa
chuột chống chịu sâu bệnh. Tất cả những nội dung này được trợ giúp của Dr. Ngô Tiến
Dũng – điều phối viên chương trình IPM – Hà Nội.
Họ không có khái niệm về truy nguyên nguồn gốc sản ph
ẩm và lưu giữ sổ sách như một
khái niệm mấu chốt của GAP. Hầu hết những người được hỏi đều trả lời rằng thực hiện
thực hành nông nghiệp tốt rất phức tạp nó bao gồm cả IPM. Có điều đáng lưu ý rằng,
khi chúng tôi tiến hành cuộc điều tra này thì Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa có quyết
định về VietGAP mà mới chỉ có Global GAP trước đây là EurepGAP và ASEANGAP.
Chúng tôi cũng đã thảo luận với các cán bộ của các chi cục BVTV về trình độ của nông
dân tuân theo các yêu cầu của GAP. Theo đánh giá cho thấy nông dân tuân thủ tốt việc
sử dụng thuốc BVTV trong danh mục cho phép và đảm bảo thời gian cách ly. Tuy
nhiên, ngay chính các cán bộ BVTV cũng không hiểu 1 cách đầy đủ về các yêu cầu của
GAP để sản phẩm được chứng nhận. GAP yêu cầu thuốc BVTV phải là những thuốc
được đăng ký chuyên cho những cây trồng c
ụ thể ví dụ như cho cà chua, dưa chuột
trong khi các cán bộ BVTV lại diễn tả rằng sản phẩm được đăng ký cũng như một loại
thuốc BVTV được đăng ký cho tất cả các loại cây trồng ở Việt Nam, nó không có một
vị trí rõ ràng nào trong danh mục các thuốc BVTV. Vì thế mà, nếu nó không có hướng
dẫn về thời gian cách ly cho riêng cà chua và dưa chuột (vì sản phẩm này không đăng
ký riêng cho loại rau này) thì nó cũng không thể đáp ứ
ng được yêu cầu. Đáp ứng được

yêu cầu về thời gian cách ly là rất quan trọng vì quá trình thu hoạch được thực hiện
thường xuyên qua nhiều năm. Đáp ứng được yêu cầu về thời gian cách ly được tập huấn
trong bài sử dụng thuốc BVTV cho các cây trông khác đặc biệt là lúa gạo nhưng đáp
ứng đươc yêu cầu cho sử dụng an toàn cũng như mức độ sử dụng các thuốc an toàn còn
rất thấp. Không có t
ồn dư thuốc BVTV hoặc tồn dư dưới ngưỡng cho phép được kiểm
tra thông qua các trang thiết bị hoặc qua quy trình sản xuất. Tuy nhiên, chúng tôi thấy
được rằng số lượng thuốc BVTV được nông dân giữ để phục vụ cho sản xuất rau với
lượng rất ít nhưng lại có rất nhiều vỏ, bao bì thuốc BVTV ở nhà cũng như ở ngoài
đồng. Kho hoặc nơi cất giữ thuốc BVTV cũng cần đượ
c xem xét theo hướng GAP vì
những cửa hàng thuốc BVTV ở những làng nhỏ cũng là những “kho” cất thuốc BVTV
mà nông dân địa phương rất cần.

Những chợ đầu mối, chợ địa phương và siêu thị

1. CHỢ BÁN BUÔN Ở LONG BIÊN

Chúng tôi đến chợ Long Biên – Hà Nội tháng 6 năm 2007. Phỏng vấn 4 người bán dưa
chuột và 3 người bán cà chua. Câu hỏi phỏng vấn và những câu trả lời của họ được
trình bày ở phụ lục 3.
Dưa chuột


11
Dưa chuột được mang đến từ các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng đặc biệt là Hưng
Yên, Vĩnh Phúc và Bắc Giang. Họ mua trực tiếp từ người nông dân. Dưa chuột có
quanh năm nhưng chính vụ từ tháng 4 và tháng 11, 12 vì thời gian chính vụ của dưa
chuột ngắn và tại những thời điểm khác trong năm dưa chuột đắt hơn.
Người mua buôn dưa chuột quan tâm đến 6 đặc đi

ểm của dưa chuột nhưng có 2 đặc
điểm quan trọng nhất đó là giống và mẫu mã bên ngoài của dưa chuột tiếp theo là vùng
trồng, cảm quan và thời gian bảo quản. Kém quan trọng nhất là nhãn mác (Như sản
xuất an toàn). Người mua buôn cũng tin rằng (màu sắc, kích thước, hình dạng) là đặc
điểm quan trọng nhất khi người mua lựa chọn hàng của họ. Giá bán buôn dưa chuột vào
tháng 6 xung quanh ở mức 2000-2500 đồng/kg.

Cà chua

Cà chua chính vụ được đưa đến từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng ví dụ như Bắc Ninh,
Hải Phòng nhưng trái vụ thì phải nhập từ Trung Quốc và Lâm Đồng. Trong khi một
lượng ít cà chua có thể mua trực tiếp từ nông dân, một số khác phải mua qua đại lý, đặc
biệt từ các vùng khác của Việt Nam hay Trung Quốc.
Với 6 đặc điểm mà những người thu gom quan tâm đến trong việc lựa chọn cà chua,
các chỉ tiêu l
ựa chọn có khác so với dưa chuột, cà chua cần có thời gian bảo quản dài,
nguồn gốc và đặc điểm bên ngoài sau đó mới đến cảm quan về vị và giống. Cũng như
dưa chuột, đặc điểm ít quan tâm nhất đó là mức độ vệ sinh an toàn của sản phẩm. Giá
bán sỉ cà chua trong tháng 6 là 4.500-5000 đồng/kg. Từ tháng 6 đến tháng 8 là thời gian
giá cà chua đắt nhất. Cà chua từ Trung Quốc tại thời điể
m này được bán với giá trên
10.000 đông/kg.
Tổng hơp
Tất cả những người buôn bán đều lưu giữ những ghi chép về những cái mà mình đã
buôn, bán nhưng không hề lưu giữ một cách rõ ràng về việc họ nhận được những sản
phẩm quả kém chất lượng.
Nhìn chung, GAP không được ưu tiên cao, không có kiến thức, cũng không quan tâm
đến GAP. Họ cũng không biết được nơi cấp chứng chỉ an toàn hoặc nh
ững đơn vị sản
xuất dưa chuột an toàn để có được giá bán cao hơn tại chợ đầu mối.


2. SIÊU THỊ BÁN BUÔN - METRO
Cuộc điều tra được nhóm cán bộ dự án CARD 06/031 tiến hành vào tháng 4 năm 2008.
Các câu hỏi đặt ra cũng giống như tại chợ Long Biên hồi tháng 12 năm 2007 chúng tôi
đã gửi cho Dr Gordon Rogers. Điều tra phỏng vấn được tiến hành với ông Thăng Long
– Quản lý quầy hàng tươi sống của siêu thị
Metro Cash & Carry trung tâm bán buôn –
Cổ Nhuế - Từ Liên – Hà Nội. Phiếu câu hỏi phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 4.

12
Dưa chuột có nguồn gốc từ các địa phương không được mua trực tiếp từ nông dân mà
phải qua trung gian thu gom. Dưa chuột có quanh năm, chất lượng đáp ứng được yêu
cầu. Chỉ tiêu quan trọng nhất với người thu gom là giá cả, các giống tại đồng bằng sông
Hồng nhìn chung là giống nhau về đặc điểm bên ngoài cũng như chất lượng.
Cà chua được mua từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng đặc bi
ệt là Vĩnh Phúc, Hưng Yên
và Hà Nội nhưng cũng có cả từ Lâm Đồng. Hầu hết cà chua được mang đến từ người
thu gom nhưng đôi khi cũng từ những chủ trang trại lớn. Cà chua của Lâm Đồng có
chất lượng tốt nhất nhưng giá cả cũng cao hơn. Bởi thế nên Metro lựa chọn cả 2: giá cả
và chất lượng và bán cả 2 loại cà chua. Cà chua chất lượng kém chủ yếu trong mùa hè.
Metro có những l
ựa chọn đặc biệt cho cà chua. Đầu tiên phải là kích cỡ quả (ít nhất là
70 gam) sau đó là độ tươi của quả, cùng lắm là sau thu hoạch 2-3 ngày. Hình thức và
bảo quản được lâu là chỉ tiêu cũng rất quan trọng. Về chỉ tiêu vị của quả cà chua - ở
miền Nam của Việt Nam, cà chua được sử dụng để ăn sống như 1 dạng salat do vậy mà
phẩm vị rất quan trọng. Ở miền Bắ
c Việt Nam, cà chua thường được nấu chín do vậy
mà màu sắc lại được coi trọng hơn so với phẩm vị.
Metro tin rằng trong khi khách hàng có những lựa chọn với những đặc điểm tương đối
giống nhau, nhưng trước hết họ quan tâm đến giá cả. Metro không thảo luận về giá

mua, giá bán sản phẩm của họ. Họ cũng lưu giữ nhiều các ghi chép chi tiết nhưng họ
giữ bí mậ
t vì nguyên tắc trong kinh doanh. Với những chú ý về rau an toàn và GAP,
hiện tại Metro bán hàng rau ăn lá với chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Metro tin
rằng rau an toàn thì cần phải bán với giá cao nhưng họ đã không bán được giá cao như
họ nghĩ. Nhóm cán bộ dự án FAVRI/UWS thừa nhận rằng rau ăn lá an toàn không bán
giá cao mà chỉ bán với giá bình thường.

Xác định những cơ hội cho dự án trong việc phát triển kinh tế xã hội và môi
trường canh tác
Có một vài cơ hội cho sự
thống nhất trong dự án được xác định. Kết quả của những
điều tra cơ bản.
Thứ nhất, sự khác nhau rất lớn về thực hành trên đồng ruộng đặc biệt là sản xuất cà
chua giữa các vùng cho thấy rằng những công nghệ tiên tiến được áp dụng tại Lâm
Đồng và mở rộng ra ở một vài huyện thuộc các tỉnh đồng bằng sông Hồng, có thể chia
sẻ gi
ữa các học viên cuối cùng là huấn luyện nông dân qua lớp FFS. Do vậy mà cần
thiết phải có 2 lớp tập huấn đào tạo tiểu giáo viên tại Hà Nội/ FAVRI và Đà Lạt/PVFC
Trong suốt thời gian hội thảo, các tiểu giáo viên được thăm những nơi sản xuất cà chua,
dưa chuột áp dụng thực hành nông nghiệp tốt với mức độ áp dụng công nghệ tại Việt
Nam ở mức vừa phải.
Th
ứ 2, Công nghệ ghép cà chua để sản xuất cà chua ghép được công nhận là rất quan
trọng trong sản xuất cà chua an toàn và kinh tế. Trong khi công nghệ này tại Lâm Đồng
ngày càng được mở rộng thì ở RRD thì đang rất hạn chế và không có ở duyên hải miền
Trung. Điều đó cho thấy rằng bài giảng về sử dụng cà chua ghép trong sản xuất cà chua
được xem như một chuyên đề của hội thảo đào tạo tiểu giáo viên, hơn thế
nữa, cây


13
giống cà chua ghép đã được cung cấp cho tất cả các mô hình tập huấn nông dân ở tất cả
các vùng của dự án.
Thứ 3, sự quan tâm của công ty giống cây trồng miền Nam về nguồn gen cà chua cũng
như khả năng đánh giá giống lai, họ cũng đã mời chúng tôi tới thăm các khu thí nghiệm
đánh giá giống cà chua. Như vậy là có 4 chứ không phải 3 cơ quan đánh giá giống cà
chua.
Thứ 4, theo kết luận củ
a Dr. Ngô Quang Vinh của viện Khoa học Nông nghiệp miền
Nam, chúng tôi nghĩ rằng thành phố Hồ Chí Minh là nơi đánh giá giống dưa chuột rất
tốt. Chúng tôi đã hỏi Dr. Vinh về thí nghiệm đánh giá giống, các giống do viện Nghiên
cứu Rau quả cung cấp để thực hiện thí nghiệm. Chúng tôi cũng đã dành một khoản kinh
phí ngoài dự án CARD cho việc này và nó trở thành một hoạt động rất có hiệu quả cho
dự án.


Kết luận
Những thông tin rõ ràng thu thập được từ cuộc điều tra, phỏng vấn và quan sát đã cho
thấy sự khác nhau giữa việc sử dụng công nghệ trong sản xuất cà chua và dưa chuột tại
các vùng như đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Cao nguyên Nam Trung
bộ (Lâm Đồng) và rõ ràng nhất là đối với cà chua. Nông dân Lâm Đồng có trình độ, kỹ
năng và kinh nghiệm tốt nhất. Công nghệ sản xuất cũng tiên tiến nhất trong đó bao gồm
cả công nghệ sản xuất cây giống. Do vậy mà năng suất của họ đạt cao nhất. Ở RRD, có
sự khác nhau về trình độ và khả năng của nông dân giữa các huyện trong cùng một tỉnh.
Về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng cây giống không được tốt như ở Lâm Đồng. Tuy
nhiên, sản xuất dưa chuột thì tốt. Ở vùng duyên hải miền Trung, nông dân sản xuất cà
chua không có k
ỹ năng, kiến thức và cũng không được tập huấn về sản xuất cho cả hai
loại cây trồng cà chua và dưa chuột.
Về dưa chuột, hầu hết các phương pháp sản xuất đều cho thấy rất tốt ở RRD. Có thể nói

như vậy là vì dưa chuột được trồng rất nhiều ở đây, có các trang thiết bị phục vụ cho
chế biến và thành lập hiệp hộ
i nông dân sản xuất dưa chuột, hiệp hội này được tập huấn
và FAVRI đóng vai trò quan trong trong việc phát triển vùng dưa chuột.
Nông dân cần có kiến thức hơn nữa về phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại và có những
hiểu biết về mối quan hệ giữa bệnh với vecto truyền bệnh. Việc sử dụng bình phun
thuốc là không định lượng đúng và như thế thì liều lượng xử lý sâu bệnh h
ại không
chính xác.
Đây cũng là một thực tế làm cho người nông dân cũng như những người sản xuất cây
giống không đáp ứng được yêu cầu của GAP. Trong khi đó, hầu hết nông dân bán sản
phẩm cho chợ địa phương. Có 1 lượng không nhỏ cà chua từ Lâm Đồng và một vài
huyện của các tỉnh RRD ví dụ như Hải Phòng, dưa chuột từ đồng bằng sông Hồng được
bán cho các siêu thị. Trước thực t
ế đó cho thấy nông dân sẽ phải tăng cường năng lực
nhằm hoàn thiện các yêu cầu của GAP, trước mắt là VietGAP hoặc là yêu cầu nào đó
của siêu thị

14
PHỤ LỤC 1
Điều tra 2007: người sản xuất/phân phối cây giống


1. Phiếu điều tra: Nhà sản xuất/phân phối cây con

Tên người trả lời ___________________________ Ngày phỏng vấn_______ __-
Tỉnh_____________________________________ Người phỏng vấn _________
Huyện/Xã ______________________________________



Thông tin chung
1. Giới tính: ______ 1) Nam
______ 2) Nữ
2. Tuổi? ___________
3. Trình độ học vấn?________________________
4. Chức vụ nơi làm việc_________________
5. Giải thích tóm tắt công việ
c anh/chị làm tại địa phương?_________
6. Anh/chị đã làm công việc này được bao nhiều năm rồi?___________
7. Trong cơ quan, ai làm những công việc sau?
Công việc Quyết định Thực thi
Sản xuất cây con
Chọn giống cho sản xuất
Quản lý đất và giá thể
Lựa chọn và mua phân bón
Tưới tiêu
Kiểm tra sâu bệnh hại
Lựa chọn và mua thuốc BVTV
Phun thuốc BVTV
Marketing
Lựa chọn và mua thiết bị


15
8. Anh/chị sản xuất loại giống cây trồng nào?
Sản lượng

Tên
giống
Số

lượng
cây con
Anh/chị có sản xuất
trong nhà lưới
Cà chua

Với cây con cà chua, anh/chị có
ghép không? (Có/Không)


Dưa chuột
Mướp đắng
Với cây con dưa chuột, anh/chị có
ghép không? (Có/Không)


9. Anh/chị lấy nguồn giống ở đâu (hãy đánh dấu vào ô thích hợp)?

Nguồn Tất cả Hầu hết Một số
Từ các công ty giống của Việt Nam
Từ các công ty giống nước ngoài
Từ chính trang trại của anh/chị
Từ nông dân khác
Nguồn khác
10. Anh/chị sử dụng loại phân bón nào?
Số lần bón phân/năm
Phân chuồng
Phân hỗn hợp
Ure
Phân khoáng khác

Phân bón lá
11. Những loại sâu bệnh hại dưới đây quan trọng như thế nào đối với sản xuất của
anh/chị (đánh dấu vào ô thích hợp)?
Sâu/bệnh hại Rất quan
trọng
Quan trọng Không quan
trọng
Không biết
Rệp
Sâu xanh
Sâu đục quả
Bọ phấn
Nhện

16
Sâu vẽ bùa
Bọ trĩ
Ốc và ốc sên
Tuyến trùng
Héo xanh vi khuẩn
Đốm vi khuẩn
Virus
Lở cổ rễ
Các loại sâu hại khác
Các loại bệnh hại khác

12. Anh/chị có cảm thấy tự tin về khả năng của anh chị để:

Kỹ năng Không
thể làm

Có thể tự làm
nhưng cần
người giúp đỡ
Tự mình có
thể làm tốt
Chọn lọc giống tốt nhất để sản xuất
Bón phân vào thời điểm thích hợp và
liều lượng thích hợp

Phân biệt được giữa triệu chứng do
bệnh và triệu chứng do sâu hại

Nhận biết chính xác tác hại của các
loại sâu bệnh hại chủ yếu

Lựa chọn loại thuốc BVTV tốt nhất để
phòng trừ sâu bệnh hại chính

Chuẩn bị các dung dịch thuốc BVTV
với nồng độ cụ thể ghi trên nhãn bao


Xác định và sử dụng các kỹ thuật
OH&S thích hợp ở cơ quan của
anh/chị

Cất giữ thuốc BVTV theo chỉ dẫn của
nhà sản xuất

Ghi chép chính xác về các công việc

của mình trên đồng ruộng

Tính toán lãi thuần
Chuẩn bị vốn cho vụ sản xuất tới
Áp dụng nguyên tắc GAP



17
13.Thái độ của cơ quan anh/chị với GAP là gì?
a Biết ít về nó, không thể đánh giá
b Biết về GAP nhưng không thấy lợi ích
c Không quan tâm đến GAP
d Quan tâm đến việc áp dụng GAP, nhưng cần thêm sự hỗ trợ/giúp đỡ
e Hiện đang áp dụng GAP

14. Lý do cơ quan anh/chị tiếp nhận GAP là gì?
__________________________________________________________________

15 a. Anh chị cất giữ thuốc BVTV ở đâu?_____________________________
b. Tại sao lại cất giữ ở đó?____________________________

16 a Ai là người chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn ở cơ quan anh/chị?
_____________________________________________________________

b. Anh/chị có viết các quy trình an toàn không?_________________

17 Những thiết bị an toàn thuốc BVTV nào sau đây được cơ quan anh/chị sử dụng

Luôn luôn Thỉnh thoảng Không bao giờ

Mặt nạ bảo vệ
Khăn che miệng và mũi
Áo sơ mi dài tay và quần dài
Quần áo chống thấm nước
Ủng cao su
Găng tay không thấm nước

18. Anh/chị có đồng ý với những ý kiến sau đây không?
Đồng ý Không
đồng
ý
Không
biêt
Nông dân tuân theo quy trình GAP không thể đeo bình
phun mà phải sử dụng máy phun thuốc BVTV

Nông dân được chứng nhận tuân theo nguyên tắc GAP sẽ
thu được lợi nhuận cao hơn từ sản phẩm của họ

Với nguyên tắc GAP, bảo quản thuốc BVTV ở đâu không
quan trọng vì nó không ảnh hưởng đến tồn dư thuốc
BVTV trên rau

Chỉ những nông dân giàu có mới có thể áp dụng được
nguyên tắc GAP

Nông dân không thể sử dụng thuốc BVTV nếu họ muốn
được cấp chứng chỉ GAP



18
Nông dân sẽ dễ dàng có được chứng chỉ GAP hơn nhiều
nếu họ được tổ chức theo hợp tác xã

Nông dân có thể sử dụng phân khoáng như một phần của
GAP nhưng họ phải giữ lại những ghi chép về việc sử
dụng phân khoáng của họ .

Để đáp ứng các yêu cầu GAP nông dân phải sử dụng
giống từ nguồn tin cậy/có nguồn gốc

Tôi không thể lấy được chứng nhận GAP nếu tôi không có
máy tính để lưu giữ ghi chép đồng ruộng

Yêu cầu quan trọng nhất của nguyên tắc GAP là giữ được
các ghi chép về các kỹ thuật đồng ruộng

Để thu được lợi ích kinh tế từ GAP, nông dân cần bán sản
phẩm của họ cho các nhà bán buôn có chứng chỉ GAP



19. Anh/chị có lưu giữ các ghi chép về
sản xuất? ________________
sử dụng thuốc BVTV?_______________
sử dụng phân bón? ________________

20. a Năm ngoái, anh/chị đã sản xuất được bao nhiêu cây con giống ?____
b Anh/chị yêu cầu bao nhiêu thời gian để nhân đôi số lượng đó ?_____
21. a Anh/chị kiểm tra chất lượng sản phẩm như thế nào? ____________

b Anh/chị có bảo hành sản phẩm của anh/chị cho nông dân không ? __
22. Nếu anh/chị cần
được tư vấn về sản xuất cây con giống, anh/chị lấy nó ở đâu?
____________
23. Anh/chị thường tiếp xúc với các phương tiện truyền thông nào sau đây?

_____ 1) Đài phát thanh

_____ 2) TV
_____ 3) Băng video
_____ 4 Báo chí
_____ 5) Tạp chí
_____ 6) Khác (nêu rõ) ___________________________________

24. Cách tốt nhất để học về sản xuất cây con giống là gì?
1) Tranh áp phích _____ 6) TV
_____ 2) Tờ rơi _____ 7) Báo chí
_____ 3) Dự báo của đài phát thanh _____ 8) Tập huấn đồng ruộng
_____ 4) Thông cáo, yết thị _____9) Các cuộ
c gặp của nông dân
_____ 5) Các mô hình trình diễn _____10) Khác (nêu rõ)

19
PHỤ LỤC 2

Đánh giá diện tích trồng cà chua và dưa chuột tại một số tỉnh chính tham gia dự
án CARD 06/025

Tỉnh Huyện Diện tích cà chua* Diện tích dưa chuột*
THAI BÌNH Thái Thụy 150 370

Tiền Hải 45 30
Kiến Xương 120 300
Đông Hưng 40 50
Hưng Hà 215 170
Quỳnh Phụ 450 300
Vũ Thư 150 250
TP Thái Bình 20 35
Tổng số 1190 1505
HẢI PHÒNG Đồ Sơn Chủ yếu
Kiến Thụy Chủ yếu
Tiên Lãng Mộ
t ít 60
Vĩnh Bảo
Một ít

Một ít
An Dương
Một ít

55
An Lão
Một ít

5
Thủy Nguyên Chủ yếu
Tổng số 1800 420
VĨNH PHÚC Mê Linh 350
Yên Lạc 100
Vĩnh Tườg 200 120
Tam Dương 500

Tam Đảo 50
TP Vĩnh Yên 10
Tổng số 610 670
HÀ NAM Lý Nhân 120 3900
Kim Bảng 100 3000
Duy Tiên 75 1800
Thanh Liêm 56 1800
Bình Lục 20 800
TX Phủ Lý 13 80
Tổng số 384 11380
HUNG YEN Phủ Cừ 70 150
Tiên Lữ 115 135
Kim Động 20 10
Khoái Châu 35 25
Văn Giang 154 80
Văn Lâm 130 40

20
Yên Mỹ 60 30
TX Hưng
Yên
30 40
Tổng số 614 510
HA NOI Long Biên 45 18
Thanh Trì 255
Đông Anh 70 75
Sóc Sơn 19
Gia Lâm 30 190
Tổng số 400 302
QUẢNG

NAM
Tam Kỳ, Phù Ninh,
Núi Thành, Thăng
Bình, Quế Sơn, Duy
Xuyên, Hội An, Điện
Bàn, Đại Lộc
Tam Kỳ, Phù Ninh, Núi
Thành, Thăng Bình, Quế
Sơn, Duy Xuyên, Hội An,
Điện Bàn, Đại Lộc
Tổng số 220 280

* Tổng số diện tích cây trồng ở các vụ/năm.


21
PHỤ LỤC 3

Điều tra các chợ chính và các chợ đầu mối cung cấp cho các chợ địa phương (Chợ
Long Biên – Hà Nội)

Dưa chuột 1 Tên người bán: Phạm Văn Toàn

1. Nguồn gốc các sản phẩm của anh/chị:
• Những sản phẩm đó được sản xuất ở đâu? Đồng Than – Yên Mỹ - Hưng
Yên
• Anh/chị mua những sản phẩ
m từ ai: nông dân
2. Anh/chị thích những sản phẩm đó (dưa chuột) sản xuất ở đâu?
Hưng Yên, Băc Giang, Vĩnh Phúc

3. Thời gian nào trong năm anh/chị có được rau tươi và rau tươi đó từ đâu?
Tháng 4, tháng 11 và tháng 12
4. Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những vấn đề quan trọng nhất khi anh/chị lựa chọn
rau:
• Giống 3
• Nguồn gốc (vùng sả
n xuất) 2
• Hình thức bên ngoài 1
• Mùi vị 5
• Nhãn mác: sản phẩm an toàn 6
• Khả năng bảo quản 4
• Những vấn đề khác
5. Những tiêu chuẩn nào trên đây là quan trọng nhất với khách hàng của anh/chị?
Hình thức bên ngoài
6. Giá mua dưa chuột là bao nhiêu? 2000 đ/kg
Giá của dưa chuột ở các thời điểm khác nhau trong năm có khác nhau không?
Tháng 3 và tháng 9 là đắt nhất
7. Anh/chị làm gì khi nhậ
n được sản phẩm mà không được đảm bảo về chất lượng?
Không biết
8. Anh/chị có giữ lại những ghi chép về việc kinh doanh rau của mình không? Có
9. Những hiểu biết của anh/chị về EurepGAP và ASEANGAP. Không biết tí gì.
10. Hãy mô tả thái độ của anh/chị về GAP?
a Biết ít về nó, không thể đánh giá
b Biết về GAP nhưng không thấy lợi ích
c Không quan tâm đến GAP
d Quan tâm đến việc áp dụ
ng GAP, nhưng cần thêm sự hỗ trợ/giúp đỡ
e Hiện đang áp dụng GAP.
11. Anh/chị có tin là rau an toàn hay chứng nhận rau sản xuất theo GAP sẽ bán được

giá cao hơn rau không có chứng nhận? Nếu đúng, giá cáo hơn bao nhiêu? Tại sao có và
tại sao không?
Không biết

22

Dưa chuột 2 Tên người bán: Nguyễn Thị Bé Bán cho siêu thị
1. Nguồn gốc các sản phẩm của anh/chị:
a. Những sản phẩm đó được sản xuất ở đâu? Đồi Ngô – Lục Nam – Bắc
Giang
b. Anh/chị mua những sản phẩm từ ai: nông dân
2. Anh/chị thích những sản phẩm đó (dưa chuột) sản xuất ở đâu?
B
ăc Giang
3. Thời gian nào trong năm anh/chị có được rau tươi và rau tươi đó từ đâu?
Tháng 4, tháng 12
4. Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những vấn đề quan trọng nhất khi anh/chị lựa chọn
rau:
a. Giống 2
b. Nguồn gốc (vùng sản xuất) 3
c. Hình thức bên ngoài 1
d. Mùi vị 4
e. Nhãn mác: sản phẩm an toàn 6
f. Khả năng bảo quản 5
g. Nh
ững vấn đề khác
5. Những tiêu chuẩn nào trên đây là quan trọng nhất với khách hàng của anh/chị?
Hình thức bên ngoài
6. Giá mua dưa chuột là bao nhiêu? 2000 đ/kg
Giá của dưa chuột ở các thời điểm khác nhau trong năm có khác nhau không?

Tháng 3 và tháng 9 là đắt nhất
7. Anh/chị làm gì khi nhận được sản phẩm mà không được đảm bảo về chất lượng?
Không biết
8. Anh/chị có giữ lại những ghi chép về
việc kinh doanh rau của mình không? Có
9. Những hiểu biết của anh/chị về EurepGAP và ASEANGAP. Không biết tí gì.
10. Hãy mô tả thái độ của anh/chị về GAP?
a Biết ít về nó, không thể đánh giá
b Biết về GAP nhưng không thấy lợi ích
c Không quan tâm đến GAP
d Quan tâm đến việc áp dụng GAP, nhưng cần thêm sự hỗ trợ/giúp đỡ
e Hiện đang áp dụng GAP.
11. Anh/chị có tin là rau an toàn hay chứng nhận rau sản xuất theo GAP sẽ bán
được
giá cao hơn rau không có chứng nhận? Nếu đúng, giá cáo hơn bao nhiêu? Tại sao có và
tại sao không?
Không biết



23
Dưa chuột 3 Tên người bán: Đặng văn Sâm
1. Nguồn gốc các sản phẩm của anh/chị:
a. Những sản phẩm đó được sản xuất ở đâu? Buộm – Yên Mỹ - Hưng Yên
b. Anh/chị mua những sản phẩm từ ai: nông dân
2. Anh/chị thích những sản phẩm đó (dưa chuột) sản xuất ở đâu?
Hưng Yên
3. Th
ời gian nào trong năm anh/chị có được rau tươi và rau tươi đó từ đâu?
Quanh năm

4. Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những vấn đề quan trọng nhất khi anh/chị lựa chọn
rau:
a. Giống 1
b. Nguồn gốc (vùng sản xuất) 2
c. Hình thức bên ngoài 3
d. Mùi vị 4
e. Nhãn mác: sản phẩm an toàn 5
f. Khả năng bảo quản 6
g. Những vấ
n đề khác
5. Những tiêu chuẩn nào trên đây là quan trọng nhất với khách hàng của anh/chị?
Giống
6. Giá mua dưa chuột là bao nhiêu? 2000 - 2500 đ/kg
Giá của dưa chuột ở các thời điểm khác nhau trong năm có khác nhau không?
Tháng 8 là đắt nhất
7. Anh/chị làm gì khi nhận được sản phẩm mà không được đảm bảo về chất lượng?
Không biết
8. Anh/chị có giữ lại những ghi chép về việc kinh doanh rau c
ủa mình không? Có
9. Những hiểu biết của anh/chị về EurepGAP và ASEANGAP. Không biết tí gì.
10. Hãy mô tả thái độ của anh/chị về GAP?
a Biết ít về nó, không thể đánh giá
b Biết về GAP nhưng không thấy lợi ích
c Không quan tâm đến GAP
d Quan tâm đến việc áp dụng GAP, nhưng cần thêm sự hỗ trợ/giúp đỡ
e Hiện đang áp dụng GAP.
11. Anh/chị có tin là rau an toàn hay chứng nhận rau sản xuất theo GAP sẽ bán được
giá cao hơn rau không có chứng nhận? Nếu đúng, giá cáo hơn bao nhiêu? Tại sao có và
tại sao không?
Rau an toàn không bán được giá cao vì không ai tin đó là rau an toàn




24
Dưa chuột 4 Người bán: Lê Văn Mùi

1. Nguồn gốc các sản phẩm của anh/chị:
a. Những sản phẩm đó được sản xuất ở đâu? Đồi Ngô – Lục Nam – Bắc
Giang
b. Anh/chị mua những sản phẩm từ ai: nông dân
2. Anh/chị thích những sản phẩm đó (dưa chuột) sản xuất ở đâu?
Băc Giang
3.
Thời gian nào trong năm anh/chị có được rau tươi và rau tươi đó từ đâu?
Quanh năm
4. Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những vấn đề quan trọng nhất khi anh/chị lựa chọn
rau:
a. Giống 1
b. Nguồn gốc (vùng sản xuất) 4
c. Hình thức bên ngoài 2
d. Mùi vị 3
e. Nhãn mác: sản phẩm an toàn 6
f. Khả năng bảo quản 5
g. Những v
ấn đề khác
5. Những tiêu chuẩn nào trên đây là quan trọng nhất với khách hàng của anh/chị?
Giống
6. Giá mua dưa chuột là bao nhiêu? 2000 – 2500 đ/kg
Giá của dưa chuột ở các thời điểm khác nhau trong năm có khác nhau không?
Tháng 8 là đắt nhất

7. Anh/chị làm gì khi nhận được sản phẩm mà không được đảm bảo về chất lượng?
Không biết
8. Anh/chị có giữ lại những ghi chép về việ
c kinh doanh rau của mình không? Có
9. Những hiểu biết của anh/chị về EurepGAP và ASEANGAP. Không biết tí gì.
10. Hãy mô tả thái độ của anh/chị về GAP?
a Biết ít về nó, không thể đánh giá
b Biết về GAP nhưng không thấy lợi ích
c Không quan tâm đến GAP
d Quan tâm đến việc áp dụng GAP, nhưng cần thêm sự hỗ trợ/giúp đỡ
e Hiện đang áp dụng GAP.
11. Anh/chị có tin là rau an toàn hay chứng nhận rau sản xuất theo GAP sẽ bán được
giá cao hơn rau không có chứng nhận? Nếu đúng, giá cáo hơn bao nhiêu? Tại sao có và
tại sao không?
Không biết


25
Cà chua 1. Tên người bán: Nguyễn Thị Hoa

1. Nguồn gốc các sản phẩm của anh/chị:
a. Những sản phẩm đó được sản xuất ở đâu? Hòa Đình – Võ Cường – Bắc
Ninh
b. Anh/chị mua những sản phẩm từ ai: nông dân
2. Anh/chị thích những sản phẩm đó (dưa chuột) sản xuất ở đâu?
Băc Ninh
3. Thờ
i gian nào trong năm anh/chị có được rau tươi và rau tươi đó từ đâu?
Quanh năm trái vụ lấy từ Đà Lạt, Trung Quốc
4. Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên những vấn đề quan trọng nhất khi anh/chị lựa chọn

rau:
a. Giống 5
b. Nguồn gốc (vùng sản xuất) 3
c. Hình thức bên ngoài 2
d. Mùi vị 4
e. Nhãn mác: sản phẩm an toàn 6
f. Khả nă
ng bảo quản 1
g. Những vấn đề khác
5. Những tiêu chuẩn nào trên đây là quan trọng nhất với khách hàng của anh/chị?
Giống
6. Giá mua dưa chuột là bao nhiêu? 4.500 – 5000 đ/kg
Giá của dưa chuột ở các thời điểm khác nhau trong năm có khác nhau không?
Tháng 6-8 là đắt nhất
7. Anh/chị làm gì khi nhận được sản phẩm mà không được đảm bảo về chất lượng?
Không biết
8. Anh/chị
có giữ lại những ghi chép về việc kinh doanh rau của mình không? Có
9. Những hiểu biết của anh/chị về EurepGAP và ASEANGAP. Không biết tí gì.
10. Hãy mô tả thái độ của anh/chị về GAP?
a Biết ít về nó, không thể đánh giá
b Biết về GAP nhưng không thấy lợi ích
c Không quan tâm đến GAP
d Quan tâm đến việc áp dụng GAP, nhưng cần thêm sự hỗ trợ/giúp đỡ
e Hiện đang áp dụng GAP.
11. Anh/chị có tin là rau an toàn hay chứng nh
ận rau sản xuất theo GAP sẽ bán được
giá cao hơn rau không có chứng nhận? Nếu đúng, giá cáo hơn bao nhiêu? Tại sao có và
tại sao không?
Không biết


×