Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường kĩ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam " MS2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.46 KB, 24 trang )


1

Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

Chương trình CARD


027/06VIE

Tăng cường kĩ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng
xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam


MS2: BÁO CÁO 6 THÁNG THỨ NHẤT










10/2007

1
Mục lục

1. Thông tin về tổ chức 2


2. Tóm tắt dự án 3
3. Tóm tắt xây dựng và thực dự án 3
4. Đặt vấn đề và tổng quan 4
5. Quá trình thực hiện tới thời điểm hiện tại 14
5.1 Các điểm nổi bật trong quá trình thực hiện _________________________________ 14
5.2 Lợi ích của các bên tham gia _____________________________________________ 14
5.3 Đào tạo nguồn nhân lực _________________________________________________ 14
5.4 Các ấn phẩm ___________________________________________________________ 14
5.5 Quản lý dự án __________________________________________________________ 14
6. Báo cáo về các tác động 14
6.1 Ảnh hưởng tới môi trường _______________________________________________ 14
6.2 Vấn đề xã hội và giới____________________________________________________ 14
7. Thực hiện dự án và tính bền vững 15
7.1 Các vấn đề và rào cản ___________________________________________________ 15
7.2 Các lựa chọn ___________________________________________________________ 15
7.3 Tính bền vững__________________________________________________________ 15
8. Các bước tiếp theo 15
9. Kết luận 15
10. Báo cáo về nguồn nhân lực và thiết bị
Error! Bookmark not defined.



2
1. Thông tin về tổ chức
Tên dự án
Tăng cường kĩ năng và cải tiến công
nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ
vùng nông thôn Việt Nam
Tên tổ chức ở Việt nam

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Giám đốc dự án phía Việt nam
Đoàn Văn Thu
Tổ chức phía Australia
Đại học Melbourne, Trung tâm chế
biến gỗ công nghệ cao, Australia.
Giám đốc dự án phía Australia Giáo sư Peter Vinden
Thời gian thực hiện dự án
23/5/2007
Thời gian kết thúc dự án (ban đầu)
3/2009
Thời gian kết thúc dự án (điều chỉnh)
3/ 2009
Báo cáo


Đầu mối liên hệ
Phía Australia: Trưởng nhóm
Họ tên:
Peter Vinden
Telephone:
03 8344 5238
03 5321 4113
Mobile: 0407 554 11
Chức vụ:
Chủ tịch Công nghiệp gỗ, và
Giám đốc Trung tâm Chế
biến gỗ công nghệ cao
Fax:
+61 (3) 9349 4172

Tổ chức
Đại học Melbourne, Trung
tâm chế biến gỗ công nghệ
cao, Australia.
Email:


Phía Australia: đầu mối liên hệ
Họ tên:
Philip Blackwell
Telephone:
0353451011
0419551532
Chức vụ:
Nghiên cứu viên
Fax:
0353451594
Tổ chức
Đại học Melbourne, Trung tâm
chế biến gỗ công nghệ cao,
Australia.
Email:


Phía Việt Nam
Họ và tên:
Đoàn Văn Thu
Telephone:
84-4-8 362 232
Chức vụ:

Phó Viện trưởng
Fax:
84-4-8 389 722
Tổ chức
Viện Khoa học Lâm nghiệp
Việt Nam
Email:
;




3
2. Tóm tắt dự án
Hiện nay rừng trồng các loài cây mọc nhanh mà phần lớn là các loài Keo và Bạch đàn
từ Úc đã có thể thay thế cho một lượng lớn gỗ khai thác từ rừng tự nhiên. Sự gia tăng
các xưởng cưa quy mô nhỏ với nguyên liệu là các loại gỗ rừng trồng tại địa phương
đã đáp ứng nhu cầu về gỗ xây dựng , đồ nội thất hoặc sản phẩm dăm phục vụ cho
công nghiệp giấy và bột giấy. Tuy nhiên thiết bị của các xưởng cưa này không thích
hợp với loại nguyên liệu gỗ từ cây rừng trồng mọc nhanh, đường kính nhỏ hiện nay,
vì thế mà tính hiệu quả trong sử dụng gỗ không cao, hơn nữa hầu hết “công nhân”
trong các xưởng cưa này không được đào tạo, vì thế chất lượng sản phẩm thấp và an
toàn lao động không đảm bảo. Hiện nay có một vài cơ s
ở đào tạo công nhân, các cán
bộ quản lí xưởng cưa, giới thiệu các công nghệ mới. Mặc dù còn nhiều tồn tại, các
xưởng cưa quy mô nhỏ đã và đang có đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế nông
thôn. Mục đích của dự án này là nâng cao tính hiệu quả và khả năng sản xuất của các
xưởng cưa quy mô nhỏ, nhằm góp phần phát triển nông thôn và xoá đói, giảm nghèo.
Điều này sẽ đạt được thông qua các chươ
ng trình đào tạo và phát triển công nghệ cho

các xưởng cưa quy mô nhỏ khu vực miền Trung Việt Nam.
3. Tóm tắt xây dựng và thực hiện dự án
Mục tiêu của dự án là cải hiện năng suất và hiệu quả của các xưởng cưa vùng nông
thôn Việt Nam góp phần phát triển nông thôn và giảm nghèo. Các bên liên quan được
mời tới tham dự Hội thảo khởi động dự án để thảo luận, góp ý kiến cho việc xây dựng
kế hoạch triển khai dự án. Trong bước đầu tiên này, một mạng lưới các bên liên quan
sẽ được thiết lập để góp ý kiến cho việc hoàn thành các mục tiêu c
ủa dự án. Thách
thức của dự án là việc chuyển tải một các thích hợp các kỹ năng, kiến thức và công
nghệ của các nhà nghiên cứu Việt Nam và Australia tới các xưởng cưa vùng nông
thôn. Nó đòi hỏi 3 dạng đào tạo, đào tạo ở Australia với các kỹ năng chuyên sâu (hàn
lâm) về cưa xẻ vùng nông thôn cho một số học viên Việt Nam, đào tạo nâng cấp kỹ
năng đào tạo nghề về c
ưa xẻ vùng nông thôn ở Việt Nam, và đào tạo thực hành cho
các xưởng cưa thông qua hệ thống đào tạo và dạy nghề. Khoá đào tạo 6 tuần cho các
học viên Việt Nam tổ chức tại Trung tâm chế biến gỗ công nghệ cao, đại học
Melbourne đã được hoàn thành. Kế hoạch đào tạo ở Việt Nam đang được tiến hành
trên cơ sở kết hợp với các cơ sở đào tạ
o để cải thiện hiệu quả kiến thức và kỹ năng
vận hành của các xưởng cưa nhỏ vùng nông thôn.

Các nhà nghiên cứu Australia đã thăm Việt Nam 2 lần kể từ khi bắt đầu dự án. Lần
đầu vào tháng 5/2007, và cuối đợt là tổ chức thành công Hội thảo khởi động dự án và
đã có báo cáo. Lần thăm Việt Nam thứ 2 tập trung vào việc hoàn thành khảo sát hiện
trạng các xưởng cưa nhỏ vùng nông thôn Vi
ệt Nam. Sau 6 tháng vận hành, dự án đã
đạt được các kết quả như đã đề ra ở Hợp đồng đã ký. Hội thảo khởi động dự án góp
mặt của 23 đại diện của các bên liên quan, từ công nghiệp, đào tạo, nghiên cứu, chính
phủ, các dự án và các tổ chức tài trợ đã động ý mục tiêu của chương trình và xác định
các yêu cầu chính và tiêu chí của bản câu hỏi phỏng vấn các xưởng cưa nh

ỏ. Khảo sát
hiện trường được hoàn thành vào 7/10/2007. Số liệu và thông tin được xử lý và được
hoàn thành vào 15/11/2007. Đào tạo kiến thức chuyên sâu (hàn lâm) cho 7 cán bộ
Việt Nam được tổ chức tại Australia từ 22/9/2007-5/11/2007. Tất cả các mục tiêu đặt
ra cho chương trình đào tạo đã được hoàn thành với chất lượng tốt. Kế hoạch chi tiết
sẽ được trình bày ở báo cáo 6 tháng tới.

4

4. Đặt vấn đề và tổng quan
Chế biến lâm sản là một ngành công nghiệp quan trọng ở Việt Nam. Hàng năm,
khoảng 4 triệu m
3
gỗ nguyên liệu được chế biến, tạo ra 2,2 triệu m
3
gỗ xẻ và 210 000
m
3
ván nhân tạo. Nguồn thu từ xuất khẩu lâm sản tăng lên đáng kể trong vòng 5 năm
qua (2001-2005) và giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 133 triệu AuD năm 2003 tăng lên
2,0 tỉ AuD năm 2005. Trong số 1200 cơ sở chế biến gỗ quy mô trung bình trở lên, có
trên 300 cơ sở chuyên sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra còn có hàng trăm xưởng cưa
nhỏ “di động” và các cơ sở nghề mộc đang hoạt động tại các vùng nông thôn, miền
núi, thu hút khoả
ng 0,5 triệu lao động địa phương và hàng chục ngàn các lao động
dịch vụ khác phục vụ cho các cơ sở chế biến này. Lợi nhuận hiện nay tuy còn thấp,
nhưng các cơ sở này đang đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho thị trường nội địa, các nhu
cầu về gỗ xẻ và chất đốt cho vùng nông thôn.
Rừng tự nhiên ở Việt Nam đã bị suy giảm đáng kể trong giai đoạn sau chi
ến tranh từ

1976 đến 1990 (FAO 2001). Độ che phủ rừng toàn quốc bị suy giảm từ 43% (14,3
triệu ha) năm 1943 xuống còn 33,8% (11,2 triệu ha) vào năm 1976 và 28% (10,7 triệu
ha) vào năm 1995. Chất lượng rừng cũng bị suy giảm nghiêm trọng. Nghị quyết Quốc
hội số 08/1997/QH10 ngày 5 tháng 12 năm 1997 đã phê chuẩn chương trình trồng
mới 5 triệu ha rừng nhằm phục hồi độ che phủ rừng toàn quốc đạt 43% vào năm 2010,
trong đó có 3 triệ
u ha rừng sản xuất. Một chỉ thị của thủ tướng Chính phủ (số
19/2004/CT-TTg về phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và đồ gỗ xuất khẩu)
cũng đã nêu rõ tình trạng lạc hậu về công nghệ, thiết bị và hạn chế về trình độ tay
nghề trong lĩnh vực chế biến lâm sản hiện nay. Chỉ thị này cũng đã giao trách nhiệm
cho Bộ Lao động và Th
ương binh- xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Uỷ ban nhân dân các tỉnh cùng phối hợp thực hiện đào tạo công nhân kĩ thuật, thợ
lành nghề, nâng cấp các cơ sở đào tạo và thành lập các cơ sở dạy nghề nhằm đáp ứng
nhu cầu của ngành. Mục tiêu tăng cường năng lực của Chính phủ là nhằm nâng cao
giá trị sản phẩm gỗ rừng trồng, tạo việc làm, tă
ng thu nhập cho người dân địa
phương và góp phần phát triển bền vững rừng trồng, giảm áp lực khai thác rừng tự
nhiên.
Dự án này hoàn toàn phù hợp với chương trình CARD bằng việc ứng dụng trực tiếp
các kết quả nghiên cứu, kĩ năng công nghệ và thực tế quản lí. Dự án đặt mục tiêu vào
chiến lược phát triển nông thôn (nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của sản phẩm
nông nghiệp, kể c
ả côngnghệ sau thu hoạch). Trong khi dự án nhằm vào nhóm đối
tượng là các chủ xưởng cưa nhỏ vùng nông thôn và công nhân của họ thì những người
trồng rừng cũng được chia sẻ lợi ích từ việc bán gỗ tròn với giá cao hơn cho sản sản
xuất gỗ xẻ. Hiện nay giá gỗ tròn làm gỗ xẻ cao hơn từ 2-4 lần so với gỗ tròn làm
nguyên liệu băm dăm.
Nhu cầu phát triển công nghiệp chế biến g
ỗ đã được FAO nêu ra, trong đó các ưu tiên

nghiên cứu về Lâm nghiệp ở Việt Nam bao gồm các nghiên cứu về sản phẩm rừng là :
• Các biện pháp nâng cao năng suất và chất lượng lâm sản trong đó có gỗ củi
cho nhu cầu tiêu dùng địa phương
• Phát triển kĩ thuật chế biến
• Nghiên cứu và đề ra các chính sách, biện pháp khuyến khích những người làm
nghề rừng.

5
• Nghiên cứu , phát triển thị trường
• Chế biến và bảo quản lâm sản: Phát triển các công nghệ, quy trình chế biến
lâm sản hiệu quả cao; thiết kế, chế tạo các máy chế biến lâm sản; đề xuất kĩ
thuật chế biến gỗ rừng trồng thay thế gỗ rừng tự nhiên và xác định các quy
trình, các hoá chất phù hợp nhất cho chế biến lâm sản.
Lâm nghiệp Việ
t Nam trong thập kỉ qua đã đạt được tiến bộ vượt bậc trong phát triển
rừng trồng các loài cây mọc nhanh mà phần lớn là các loài Keo và Bạch đàn có nguồn
gốc từ Úc. Với việc hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và nhiều xưởng xẻ quy mô lớn
của Nhà nước phải đóng cửa hoặc phải chuyển đổi hoạt động kinh doanh thì đã hình
thành rất nhiều xưởng xẻ tư nhân quy mô nh
ỏ vùng nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu
gia tăng về các sản phẩm cho xây dựng, nội thất và công nghiệp dăm và giấy. Những
xưởng xẻ này sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm rừng trồng. Tuy nhiên công
nghệ chế biến sản phẩm sau thu hoạch bị tụt hậu rất nhiều so với công nghệ tạo rừng.
Không kể các công ty liện doanh tại các thành phố lớn, công nghiệp chế biến gỗ
xẻ tại
các cơ sở nhỏ vùng nông thôn đang sử dụng các thiết bị lỗi thời, không phù hợp với
các loài gỗ rừng trồng kích thước nhỏ. Những người vận hành thiết bị phần lớn là
nông dân không được đào tạo. Những xưởng cưa này không những làm việc không
hiệu quả, tạo ra sản phẩm chất lượng thấp mà môi trường làm việc không an toàn cho
người vận hành. Hiện nay đ

ang có một số hình thức đào tạo cho các công nhân và
những người quản lí, thử nghiệm và giới thiệu các công nghệ phù hợp, nhưng chưa
thể đáp ứng nhu cầu cho tất cả các xưởng xẻ tư nhân trên cả nước.
Mặc dù còn nhiều bất cập, nhưng các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn đang
đóng góp một phần quan trọng cho phát triển kinh tế nông thôn ở nhiều vùng, tạo cơ
hội việc làm lúc nông nhàn. Chúng c
ũng tạo ra thị trường mới cho những người trồng
rừng, thay vì đang phải chịu bán sản phẩm với giá thấp cho sản xuất giấy và dăm.
Chúng đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất gỗ xây dựng, gỗ nội thất
và đáp ứng nhu cầu lớn cho cải tạo nhà cửa trên phạm vi cả nước. Đồ gỗ đang là một
trong các mặt hàng xuấ
t khẩu hàng đầu của Việt Nam hiện nay, giá trị đồ mộc xuất
khẩu năm 2005 là 2 tỉ AuD nhưng hầu như ngành côngnghiệp này đang phụ thuộc vào
nguồn gỗ nhập khẩu ước tính 0,8 tỉ AuD.

2.1.2 Các dự án liên quan
Đã có một số dự án nghiên cứu về công nghiệp chế biến gỗ nhỏ ở nông thôn Việt
Nam thông qua những chính sách kêu gọi sự cải thiện một cách có hiệu quả. Việ
n
Khoa học Lâm nghiệp Việt nam đã thực hiện một số nghiên cứu cho những loài cây
rừng trồng, bao gồm các loại gỗ nguyên liệu và công nghệ thích hợp để chế biến và
bảo tồn. Đây là việc làm cần thiết được phát triển và mở rộng trong khuôn khổ phù
hợp với công nghiệp chế biến gỗ ở nông thôn Việt nam. Hiện tại, Chương trình hợp
tác kỹ thuật Đức (GTZ) đ
ã thực hiện một dự án về chế biến, thương mại và marketing
cho các sản phẩm lâm sản bản địa ở một số vùng được lựa chọn tại Việt Nam. Và với
dự án CARD này được thiết kế để hoạt động phụ trợ thêm cho các hoạt động của
GTZ. ACIAR đang hỗ trợ một dự án nghiên cứu cải thiện công nghệ chế biến gỗ bạch
đ
àn, trong khi một dự án CARD đang triển khai một số mô hình lâm sinh trồng rừng

Keo gỗ lớn và một dự án khác của ACIAR đang nghiên cứu cải thiện gen và chiến
lược lâm sinh cho trồng rừng Bạch đàn sản xuất gỗ lớn. Một dự án trước đó của
CARD (2002) liên quan đến nhu cầu tương lai về các sản phẩm lâm sản ở Việt Nam,
nhưng đã không đáp ứng được những vấn
đề cụ thể của công nghiệp nhỏ chế biến gỗ.

6
Chính Phủ Hà Lan đang hỗ trợ một dự án đào tạo nghề cho lĩnh vực Nông - Lâm
nghiệp do đó sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với một số dự án tiếp tục được thực thi.
• Dự án Viện KHLN Việt Nam: Nghiên cứu về gỗ nguyên liệu của một số loài
cây rừng trồng – 2001.
• Dự án Viện KHLN Việt Nam: Sát nhập quy mô chế biến nhỏ c
ủa rừng trồng
gỗ lớn – 2003.
• Dự án CARD 02/11: Nhu cầu tương lai của công nghiệp chế biến các sản
phẩm lâm sản ở Việt nam
• Dự án CARD 032/05VIE: Biện pháp lâm sinh cho trồng rừng Keo sản xuất gỗ
lớn.
• Dự án ACIAR - FST 2001/021: Chế biến gỗ xẻ của các loài cây Bạch đàn.
• Dự án ACIAR - FST 1999/095: Biện pháp lâm sinh và di truyền học về các
loài cây gỗ lớn bạch đàn.

Dự án GTZ: Chương trình thúc đẩy sử dụng bền vững và quản lý rừng tự
nhiên và thị trường các loại sản phẩm lâm sản quan trọng.
• Dự án Hà Lan BNN-HH-04-047: Cải thiện chất lượng và tăng cường theo
hướng đào tạo và giáo dục hệ thống công nhân và kỹ thuật viên Nông Lâm
Kết Hợp (Chương trình VocTech).
Dự án này nhằm đáp ứng 2 thiếu sót chủ yếu trong năng lực chế biến g
ỗ ở Việt Nam
là thiếu các kỹ năng và kinh nghiệm của những người hoạt động gỗ xẻ trong phần lớn

các khía cạnh về chế biến gỗ, quản lý cơ sở chế biến gỗ xẻ và sự hạn chế về công
nghệ để đáp ứng những tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường. Các công tác viên người
Úc có bề dày kinh nghiệm trong việc phát triển công nghiệp gỗ
xẻ ở Úc đã được lựa
chọn và họ có trách nhiệm chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực này.
Như một dự án nhỏ và ngắn hạn thì điều cần thiết là tập trung cho những vấn đề cụ
thể và xác định rõ giới hạn phạm vi của dự án. Dự án này chỉ tập trung cho công
nghiệp chế biến gỗ xẻ là những loài cây Keo và Bạch
đàn, những loài mà người Úc là
những chuyên gia hang đầu. Đây là vấn đề quan trọng để phát triển ngành công
nghiệp chế biến gỗ xẻ mà không được đề cập đến trong dự án lớn của GTZ, một dự án
quan tâm nhiều đến lĩnh vực chế biến gỗ rừng tự nhiên.

2.2 Phân tích đối tượng hưởng lợi/các bên tham gia
Một nhóm nghiên cứu gồm: Ông Nguyễn Quang Trung, Bùi Chí Kiên và John Fryer
của Viện Khoa học Lâm nghiệp Vi
ệt Nam, và Ông Peter Vinden Đại học tổng hợp
Melbourne đã tới thăm 15 cơ sở chế biến gỗ xẻ trong tháng 8 năm 2006 để đánh giá
và tư liệu hóa hiện trạng phát triển của ngành công nghiệp này. Các địa bàn nghiên
cứu là Huyện Từ Liêm - ngoại thành Hà nội và huyện Đan Phượng tỉnh Hà Tây.
Kết quả điều tra khảo sát:
• Ngành công nghiệp này là một nhóm kinh doanh đồng ngành nghề. Hiện tại,
có khoảng 400 cơ
sở chế biến gỗ xẻ trong huỵện Từ, đã tăng thêm 50 cơ sở so
với năm trước.
• Công nghệ được ứng dụng trong 15 cơ sở là tương đối giống nhau. Phần lớn
các cơ sở chế biến gỗ xẻ (75%) đã sử dụng cắt khúc bằng tay.

7
• Gỗ xẻ rất ngắn, phần lớn có đường kính nhỏ và cong queo, bị hư hại nhiều do

nấm, mốc.
• Phần lớn gỗ trong các xưởng xẻ là gỗ keo, một số loài bạch đàn, một số thông
và không nhiều gỗ cây bản địa. Tất cả gỗ thông đều bị giảm chất lượng do bị
chảy nhựa.
• Bãi gỗ không được lư
u, xuất theo hình thức gỗ tới trước sẽ được xẻ trước. Gỗ
mới nhập về được chất lên đống gỗ cũ, do vậy làm giảm chất lượng gỗ lưu ở
bãi thời gian dài.
• Một số xưởng xẻ mở rộng chế biến gỗ ngoài xẻ. Khoảng 10% xưởng xẻ có lò
sấy. Các lò sấy này do Việt Nam thiết kế sử dụng gỗ ph
ế thải để đốt lò. Tuy
nhiên, việc sấy gỗ keo chưa có kinh nghiệm. Tuy chưa có nhiều nghiên cứu về
sấy các loài cây này ở Australia, nhưng có thể rút ra được là các loài keo rất
khó sấy, lịch trình sấy phải cẩn thận và từ từ ở giai đoạn đầu để tránh nứt.
Kiến thức sơ đẳng này rút ra khi tiếp xúc và thảo luận với những người vận
hành lò sấy. Tuy nhiên, những vấn đề này
đang được nghiên cứu và thử
nghiệm.
• Khoảng 10% cơ sở chế biến gỗ xẻ thường xuyên đầu tư dưới nhiều hình thức
khác nhau để tăng thêm giá trị cho các sản phẩm. The same sawmills (10%)
usually invested in various forms of timber thicknessing / planing / machining
and were adding value in terms of selling products. The pine was being used
for wooden cable drums and employed some child labour. Other products
included boxes, doors, windows, trusses and beams, joinery and furniture. The
bulk of production was wooden blanks. The short blanks were then on-sold
elsewhere for further manufacture, some of it for finger-jointed blockboard.
• Sấy bằng lò gặp nhiều khó khăn do kích thước không đồng đều của gỗ sau xẻ.
Các lò thường sử dụng mộ tấm bê tông nặng đặt lên trên lò để chố
ng biến
dạng gỗ khi sấy. Tuy nhiên, độ dày của ván gỗ khác nhau ở các lớp đầu tiên có

thể bị biến dạng làm gỗ sấy bị thải loại.
• Một khối lượng lớn gỗ phế phẩm được tạo ra, bao gồm: Vỏ, mùn cưa và bìa
bắp gỗ. Có một thực tế rõ ràng là nhu cầu sử dụng gỗ chế biến phế thải là gỗ
củi và đượ
c bán và vận chuyển tới các hộ gia đình và doanh nghiệp chế biến
gỗ khác chủ yếu bằng xe đạp của các nữ công nhân.
• Lực lựơng lao động nữ chiếm khoảng 20% và thực hiện nhiệm vụ như những
người giúp việc, nhưng một vài trong số họ có trách nhiệm làm những công
việc về sổ sách, vận hành cưa và máy móc thiết bi.
• Sức khoẻ công nhân và an toàn lao động không được chú trọ
ng. Nơi làm việc
không an toàn. Không được trang bị an toàn lao động khi làm việc với máy
móc thiết bị (không hướng dẫn an toàn, không dao chống xé cho cho cưa vòng
(đề phòng gỗ bị bật lại), không có bảo hộ an toàn lao động (cho mắt, tai, phổi
và chân tay). Máy móc tạo ra tiếng ồn rấ lớn, rất bẩn và nguy hiểm. Điều kiện
làm việccủa ngươi công nhân chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi hiện
tại có một hiện trạng nghèo nàn, ngành công nghiệp này có th
ể có những bước
tiến vượt bậc. Một số xưởng cưa ở những khu tập trung công nghiệp đã được
tăng cường về năng lực như các công nghệ mới đã được ứng dụng. Điều này
đã được thể hiện rõ ở một số công ty, xý nghiệp. Đã có một cơ chế khoán ở

8
các xí nghiệp nhưng nhìn chung kỹ thuật và công nghệ hiện đại vẫn chưa được
áp dụng để tạo ra năng suất và hiệu quả cao hơn.
Một chuyến khảo sát Tổng công ty Lâm nghiệp và một nhà máy trực thuộc ở Hà nội
(Công ty chế biến gỗ Hà nội) đã xác định được các vấn đề tương tự về thay đổi nguồn
nguyên liệu thô. Họ muốn thay đổi bằng vi
ệc sử dụng các xưởng cưa nhỏ và chế biến
tại rừng thay cho việc vận chuyển hơn 200 km tới các cơ sở lớn. Vấn đề kỹ thuật cũng

được xác định tương tự như trên. Vấn đề chính là thiếu vắng sự tư vấn về kỹ thuật. Ví
dụ như nhũng tấm ván ngăn (có độ dài bằng nhau) được mang về nhà máy và được
ghép lại v
ới nhau. Mục tiêu của nó là tạo ra những tấm ván có độ dài thích hợp, lược
bỏ bớt những nhược điểm và đảm bảo đủ độ dài thích hợp của sản phẩm cho gỗ ván
sàn nhà. Trong trường hợp ở Việt nam, việc nối ghép này là để khắc phục những
nhược điểm của chế biến gỗ xẻ. Tuy nhiên, việc khắc phục những nhược điểm này
chưa được tốt như việc các mối nối vẫn còn quá sơ sài. Trên phương diện kỹ thuật thì
việc nối ghép này rất phức tạp, phải sử dụng cơ khí chính xác và công nghệ cáo về
keo. Việc chỉ ra những vấn đề cơ bản của công nghiệp gỗ xẻ sẽ song hành với việc cải
thiện công nghệ sấy, thiết bị, kỹ thuật ghép nối và chế biế
n sản phẩm. Những sự phát
triển như thế này sẽ giúp cho Việt nam giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu khẩu
gỗ đắt đỏ để sản xuất đồ gia dụng.
Phân tích nội nghiệp về thị trường gỗ ở Việt nam đã chỉ ra ở biểu 3 là tập trung lớn
cho đồ gia dụng.
Biểu 1. Nguồn nguyên liệu gỗ tròn (x000 m
3
)
Nguồn khai thác 2003 2004 2005
Rừng tự nhiên 500 300 150
Rừng trồng - 1 500 2 000*
Nhập khẩu 900 2 550
* Dự báo
Biểu 2. Các loài gỗ nhập khảu ( Đơn vị: x000 m
3
)
Loài 2003 2004
Các loài Bạch đàn 405 637.5
Keo lá Tràm 27 127

Cây Mỡ và Sao đen 90 331
Thông 72 204
Cây họ dầu 135 637
Gỗ Tếch 27 102
Khác 144 510
Tổng số 900 2550
Biểu 3. Sử dụng cuối cùng cho các sản phẩm gỗ
Loại sản phẩm Tỷ lệ %
Gỗ xẻ 11

9
Đồ gia dụng và ván 63
Sản phẩm mỹ nghệ 13
Dăm mảng 0.4
Sản phẩm mây, tre đan 4.2
Khác 8.4

Xuất khẩu sản phẩm lâm sản đã tăng theo cấp số nhân trong vòng 6 năm vừa qua, giá
trị xuất khẩu ước tính khoảng 133 triệu đô la Úc năm 1998 thì năm 2004 khoảng 1,3
tỷ và năm 2005 là 3 tỷ đô la Úc. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là đồ nội thất ngoài
trời và trong nhà, dăm mảnh, đồ thủ công mỹ nghệ và lâm sản ngoài gỗ. Có một sự
phân biệt rõ ràng rằng gỗ
rừng tự nhiên khai thác trong nước và nhập khẩu được sử
dụng để sản xuất đồ nội thất chất lượng cao. Còn gỗ rừng trồng được sử dụng một
phần nhỏ chế biến đồ nội thất ngoài trời, phần lớn cho nguyên liệu dăm mảnh, gỗ ván,
cột chống lò và gỗ xây dựng.
Những số liệu thống kê trở nên có ý nghĩa khi sự t
ương phản thị trường gỗ của Úc
cho thấy: Gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ gia dụng chỉ chiếm 5 %, gỗ bao bì 5%, còn
gỗ xây dựng là 70%. Điều này có nghĩa là nhu cầu tiềm năng cao cho gỗ xây dựng ở

Việt nam. Thực sự, có một sự thiếu vắng dự báo nhu cầu gỗ xây dựng nhà ở đô thị
như: Dàn giáo, cột chống và cốp pha đổ bê tông. Bởi vậy, gỗ
rừng trồng có cơ hội để
hình thành thị trường mới phục vụ ngành công nghiệp xây dựng.
Thật khó mường tượng lợi ích thu được từ sự cải tiến công nghiệp gỗ xẻ ở địa
phương. Tuy nhiên sẽ thấy một điều là lợi ích sẽ cao và tất cả mọi người đều được
hưởng lợi và những rủi ro tiềm năng là nhỏ. Một phân tích các tác nhân có liên quan
được tóm tắt ở bảng 4.

Biểu 4. Phân tích tác nhân có liên quan
Người trồng
rừng
Người trồng rừng nhận được lợi ích cao hơn từ 2 đến 4 lần nếu là
gỗ xẻ so sánh với gỗ dăm mảnh. Một sự lựa chọn thị trường gỗ lớn
cũng cung cấp sự ổn định tốt hơn sự thay đổi nhu cầu đối với dăm
mảnh. Thị trường dăm mả
nh xuất khẩu có mức độ cạnh tranh ngày
càng cao.
Người trồng
rừng quy mô
nhỏ
Người trồng rừng quy mô nhỏ nhận được lợi ích từ giá cao hơn
và đang có đầu tư cho cây đứng mà sẽ tiếp tục để đảm bảo giá trị
bởi gỗ lớn. Điều này đảm bảo cung cấp độ an toàn chống lại những
năm khó khăn và sản phẩm không đủ tiêu chuẩn. Nó cũng cung cấp
tính đa dạng và công nghiệ
p nông thôn mới tới sự phát triển cao của
cộng đồng địa phương.
Chủ xưởng
xẻ gỗ

Chủ xưởng xẻ sẽ giành được năng suất cao hơn, tỷ lệ gỗ phế
phẩm ít hơn, có khả năng canh tranh hơn với các sản phẩm khác,
đặc biệt với sắt và bê tông từ đó mở ra một thị trường mới và tạo
thêm nhu cầu đối với gỗ xẻ là gỗ rừng trồng.
Công nhân
xẻ gỗ
Công nhân xưởng xẻ sẽ nhận được lợi ích từ kỹ năng được nâng
cao và bảo hộ lao động được tốt hơn từ điều kiện làm việc tồi. Công
nhân nên đòi hỏi mức lương tốt hơn khi quy mô sản xuất của xưởng

10
xẻ được mở rộng.
Nền kinh tế
nông thôn
Nền kinh tế nhận được lợi ích từ cơ sở hạ tầng tốt hơn, kỹ năng
làm việc, tạo thêm việc làm và tạo thu nhập bằng tiền mặt trong nền
kinh tế. Nền kinh tế nhận được lợi ích từ việc sử dụng tài nguyên tốt
hơn, cơ sở hạ tầng, thêm nhiều việc làm và giảm bớt áp lực cho dịch
vụ y tế.

Mở rộng nhanh chóng loại hình công nghiệp này ở nông thôn, nhu cầu cấp bách về
thông tin và những giải pháp cho các vấn đề kỹ thuật đã được trải nghiệm bởi những
cơ sở chế biến gỗ xẻ. Những lợi ích tiềm năng của chương trình CARD nên mở rộng
nhanh chóng. Những điều tra nghiên cứu ban đầu về cơ sở dữ liệu của các xưởng chế
biế
n gỗ xẻ ở nông thôn đã rất hạn chế và không sẵn có bởi vì sự thay đổi đã xuất hiện
từ 4 đến 5 năm trước. Có một cuộc điều tra khác đã và đang được thực hiện bởi GTZ
nhưng sẽ chỉ tập trung cho công nghiệp chế biến gỗ rừng tự nhiên ở mức lớn hơn của
Việt nam. Mục tiêu của nghiên cứu này là để cung cấ
p những thông tin thị trường chi

tiết về những ngành công nghiệp sử dụng sản phẩm chủ yếu cuối cùng, như ngành
công nghiệp xây dựng và đồ nội thất. Điều này nằm ngoài mục tiêu của dự án CARD
nhưng thông tin sẽ rất có giá trị cho ngành chế biến gỗ xẻ quy mô nhỏ bởi vì nó cố
gắng mở rộng thị trường của ngành công nghiệp này. Cố vấn trưởng dự án GTZ, ông
Heiko Woerner đã được giới thiệu đầy đủ và ngắn gọn đề án của CARD nên đã rất
ủng hộ cho sự triển khai thêm các hoạt động cho ngành công nghiệp này. Ông đã
đồng ý chia xẻ thông tin giữa 2 dự án và là thành viên của Hội Đồng Tư vấn.

2.3. Cách tiếp cận và Phương pháp thực hiện

Cách tiếp cận và chiến lược thực thi
Mục tiêu của Dự án là nâng cao hiệu quả và lợi nhuận của các xưởng x
ẻ nhỏ ở nông
thôn Việt Nam và sự đóng góp của nó cho phát triển của nông thôn và xoá đói, giảm
nghèo. Với một phạm vi rộng, nhóm những người hưởng lợi và những người quan
tâm sẽ được bàn bạc, tham khảo ý kiến trong hội thảo khởi động dự án. Trong hội
thảo này, những người tham dự sẽ được cung cấp các thông tin về dự án và sẽ cùng
tìm ra các thông tin đầu vào về các nhu cầu và những tồn tại c
ủa công nghiệp cưa xẻ
gỗ, những thông tin này sẽ được sử dụng cho thiết kế chi tiết và thực hiện dự án. Cuộc
họp này sẽ là bước đầu tiên trong việc phát triển mạng lưới điện tử cho những người
hưởng lợi, nó có thể được cập nhật thường xuyên và được sử dụng để duy trì tiếp
nhận các bình luận và khuyến cáo trong suốt tiến trình thực hiệ
n dự án. Hội thảo này
cũng sẽ đề cử một Ban tư vấn để giám sát toàn bộ tiến trình dự án và hoạt động như là
một kênh tư vấn và góp ý trực tiếp cho dự án.
Thách thức của dự án là việc chuyển giao các kỹ năng và kiến thức ở mức độ mang
tính học thuật của Úc và Việt Nam thành các dạng phù hợp với các công nhân xẻ ở
nông thôn Việt Nam. Điều này sẽ
yêu cầu 3 cấp độ đào tạo, bao gồm đào tạo tại úc

các kĩ năng đặc biệt về các kiến thức cơ bản cho các xưởng xẻ, đào tạo tại Việt Nam
để nâng cao các kĩ năng dạy nghề cho các xưởng xẻ và tập huấn kĩ năng thực hành
cho các thợ cưa thông qua hệ thống dạy nghề. Việc đào tạo ở Việt Nam sẽ được th
ực
hiện thông qua Trung tâm đào tạo nghề ở miền Trung nhằm đảm bảo rằng dự án giữ
nguyên mục tiêu của họ về đào tạo kĩ năng tay nghề và nâng cao kiến thức.

11
Để hỗ trợ cho các hoạt động này, điều cần thiết là phải có thông tin đầy đủ về thực
trạng và nhu cầu của các chủ xưởng cưa vùng nông thôn. Điều này sẽ đạt được thông
qua việc khảo sát có hệ thống các xưởng cưa đại diện ở Việt Nam. Nó cũng sẽ cung
cấp một dữ liệu cơ bản để đối chứng cho sự cải thi
ện nền công nghiệp chế biến gỗ có
thể được đánh giá trong tương lai.
Với các hoạt động này, nhóm dự án sẽ biết rõ hơn nhu cầu cho việc thay đổi công
nghệ hơn với nhu cầu về sự thay đổi công nghệ cho công nghiệp cưa xẻ gỗ. Tiêu
chí cho sự lựa chọn hoặc điều chỉnh cho phù hợp công nghệ mới sẽ được phát triển và
việc thay thế công nghệ c
ủa nước ngoài hay của Việt Nam sẽ được xem xét định kỳ
và chỉ được quyết định nếu nó phù hợp với loại hình thực tế ở Việt Nam.
Đến giai đoạn cuối của dự án, các thành viện nhóm dự án sẽ nhận biết được khả
năng tương lai của nền công nghiệp chế biến gỗ xẻ . Kinh nghiệm này sẽ được sử
dụng để đưa ra nh
ững đề xuất cho Bộ NN & PTNT về phương hướng cho tương lai
lâu dài của các xưởng xẻ vùng nông thôn và cho khuyến nghị cho các nhà lập chính
sách đối với phát triển công nghiệp chế biến gỗ.
Có một số thông tin về phát triển công nghiệp từ các hoạt động đã qua đã được hỗ trợ
thêm cho Dự án CARD. Từ năm 2001. “Chương trình phát triển công nghiệp chế biến
lâm sản ở Việt Nam đến năm 2010” đã
được chính phủ đề ra nhưng hiện nay vẫn

chưa được ban hành. Năm 2002, Dự án CARD 02/11 (Nhu cầu tương lai ngành công
nghiệp chế biến lâm sản ở Việt Nam: Tăng cường năng lực chuyên môn và nâng cao
nhận thức cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học) đã kết luận rằng:
công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam hiện đang trong tình trạng “Thiết bị cũ , công
nghệ lạc hậu, năng suất th
ấp và giá thành sản xuất cao”’ nhưng không đề cập các
khuyến cáo cụ thể về các xưởng xẻ.
Tính rủi ro của dự án
Những rủi ro có thể xảy ra với dự án sẽ được nêu ra cụ thể trong hội thảo khởi động
dự án, và bất kỳ những rủi ro nghiêm trọng nào sẽ được làm sáng tỏ và làm rõ trong
kế hoạch thực hiện dự án cùng với phương án dự phòng đối phó cho từng r
ủi ro. Ban
tư vấn sẽ sẽ tìm giải pháp khắc phục khi cần thiết.
Tính bền vững của dự án phụ thuộc rất nhiều vào sự cam kết của các đối tác dự án
phía Việt Nam. Điều này có thể được củng cố thêm bởi sự thừa nhận của các tổ chức
tham gia về nâng cao kĩ năng cho các nhân viên của họ thông qua việc đánh giá kết
quả thực hiện nhi
ệm vụ, do vậy mà hiệu quả của dự án tiếp tục được duy trì. Những
đánh giá tích cực về tác động của dự án đối với công nghiệp chế biến gỗ xẻ cũng sẽ có
tác dụng thúc đẩy các thành viên tiếp tục áp dụng các kinh nghiệm, kĩ năng tích lỹ
được trong quá trình thực hiện dự án.
Một rủi ro nghiêm trọng có thể xảy ra với dự án này là việc mối liên kết giữ
a các
Trường đại học của úc, Việt Nam với các cơ sở đào tạo nghề ở Việt Nam khó có thể
duy trì lâu dài nhằm thực hiện việc chuyển giao có hiệu quả các kĩ năng và công nghệ.
Mối liên kết này cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình thực hiện dự án. Mọi nỗ
lực sẽ được thực hiện nhằm lôi cuốn sự tham gia của các cán bộ dạy nghề trong từng
bước thực hiện dự án, nhằm giúp họ nhận thức được họ chính là thành viên và là chủ
dự án điều này sẽ tiếp tục duy trì khi dự án kết thúc.
Phương pháp thực hiện

Mục tiêu của dự án là cải thiện năng suất và hiệu quả của các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở
vùng nông thôn Việt nam, góp phần phát triển nông thôn miền núi và giảm nghèo. Dự

12
án bắt đầu bằng hội thảo khởi động dự án với sự góp mặt của rất nhiều bên liên quan
để thành lập ban tư vấn để xem xét, rà xoát, giám sát và đánh giá định kỳ quá trình
vận hành dự án. Ban tư vấn gồm đại diện công nghiệp chế biến gỗ, người trồng rừng,
các dự án liên quan, và cơ quan chính phủ liên quan. Hội thảo cũng đã thiết lập trách
nhiệm của các bên liên quan tham gia dự
án.
Mục tiêu dự án
Dự án có các mục tiêu:
1 Xác định các vấn đề/hạn chế của công nghiệp chế biến, xác định nhu cầu và cơ
hội thông qua các khảo sát các xưởng cưa nhỏ vùng nông thôn Việt nam.
2 Thiết lập điều kiện cần thiết cho đào tạo và phát triển công nghệ.
3 Xây dựng chương trình đào tạo và cải thiện kỹ năng vận hành cho các tiểu
giáo viên và cho ngườ
i vận hành các xưởng xẻ.
4 Phát hiện, trình diễn và khuyến cáo các công nghệ thích hợp để cải thiện năng
suất và hiệu quả vận hành các xưởng cưa.
5 Xây dựng chiến lược lâu dài cho phát triển công nghiệp chế biến.

Để đạt được các mục tiêu đề ra:
Một đợt khảo sát do nhóm chuyên gia Australia và Việt nam tiến hành tại một số tỉnh
tiêu biểu, với sự hợp tác của các Sở nông nghi
ệp và Phát triển nông thôn của tỉnh.
Khảo sát sử dụng phưong pháp đánh giá nhanh (PRA). Nhóm chuyên gia tới thăm các
xưởng xẻ đơn lẻ và phỏng vấn các chủ xưởng về: lượng gỗ tròn mua về, lượng gỗ xẻ
và cấp độ, giá cả, thị trường, máy móc thiết bị, lao động, các vấn đề hạn chế, thách
thức, các nhu cầu và cơ hội phát triển của xưởng và của ngành. Đợt khảo sát cũ

ng bao
gồm người trồng rừng để đánh giá quan điểm của họ về thị trường, giá cả, và người sử
dụng gỗ xẻ để xem xét đánh giá của họ về gỗ sau xẻ. Kết quả đang được phân tích và
báo cáo với sự tham gia của các nhà kinh tế, và được sử dụng để định hướng cho đào
tạo và điều chỉnh lại mục tiêu và phương pháp th
ực hiện dự án.
Các điều kiện đặc biệt để phát triển chế biến gỗ được thiết lập tại Trường cao đẳng
đào tạo nghề tại tỉnh Bình Định (hoặc có thể thay đổi theo tư vấn của ban tư vấn).
Việc này rất hữ ích cho việc vận hành dự án vì đây tập trung rất nhiều các xưởng cưa
nhỏ hộ gia đình. Cơ s
ở phát triển này sẽ là điểm để đào tạo, trình diễn các công nghệ
mới. Nó lý tưởng để thiết lập mạng lưới để quảng bá thông tin giữa các đối tác của dự
án và đào tạo công nghệ và kỹ năng. Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin với các xưởng
xẻ hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào các văn bản, tài liệu.
Dựa vào kết quả khảo sát, một chương trình đào tạ
o được xây dựng trong đó mô hình
chương trình đào tạo của Đại học Melbourne được áp dụng với những điều chỉnh
thích hợp với điều kiện Việt Nam. Một số chủ xưởng cưa sẽ được tham gia vào
chương trình đào tạo. Chương trình cũng nên bao gồm các vấn đề cơ bản về quản lý,
phương pháp xẻ, bảo dưỡng sửa chữa thiết b
ị, lắp đặt, căng và mài cưa, sấy và bảo
quản, thị trường và an toàn lao động. Chương trình đào tạo sẽ thực hiện ở 2 mức độ,
(a) chuẩn bị cho đào tạo tiểu giáo viên là cán bộ của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam (FSIV), Trường đại học Lâm nghiệp, và các Trường dạy nghề của MARD, và
các khuyến lâm viên huyện và tỉnh, những người sau đó sẽ chuyển tải kiế
n thức tới
những người vận hành xưởng cưa, và (b) đào tạo cho các chủ xưởng cưa và công nhân
vận hành. Chương trình cơ bản dựa vào chương trình đào tạo tại đại học Melbourne,

13

Australia, sau đó được rà xoát và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt nam. Tất
cả các khoá học sẽ được đánh giá bằng các phiếu đánh giá của các học viên, và cac
chủ xưởng cưa và công nhân sẽ có khoảng thời gian dài hơn (sau 6 tháng) để đánh giá
hiệu quả và lợi ích.
Công nghệ xẻ do dự án nghiên cứu và đánh giá nếu có tiềm năng sẽ được thử nghiệm
ở các x
ưởng xẻ. Các nhà sản xuất thiết bị sản xuất tại Việt Nam và nước ngoài sẽ
được mời trình diễn sản phẩm (và giá cả) và các chủ xưởng cưa cũng tham gia việc
đánh giá các sản phẩm này. Các chỉ số sẽ được xây dựng để đánh giá một cách hệ
thống các sản phẩm này. Thiết bị sẽ được đánh giá về mặt phù hợp với điều kiện
địa
phương, dễ sử dụng, bảo dưỡng, chất lượng sản phẩm đảm bảo, hiệu quả, an toàn, và
giá cả. Các nhà sản xuất Australia cũng được kỳ vọng sẽ tham gia. Tiềm năng về sự
cải tiến các thiết bị cũ cũng được kiểm tra, xem xét cùng với các sự lựa chọn việc sử
dụng gỗ như gỗ dán, lạng cũng được đề
cập.

Chiến lược lâu dài cho phát triển công nghiệp chế biến được nghiên cứu, xây dựng
trong thời gian thực hiện dự án, và sẽ được đệ trình các khuyến nghị lên chính phủ
thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kết quả đầu ra của dự án sẽ gồm:
• Kết quả khảo sát các xưởng cưa xẻ vùng nông thôn cung cấp những thông tin
quan trọng về những hạn chế/rào cản của ngành cũ
ng như các nhu cầu về đào
tạo, cải tiến công nghệ và là cơ sở để giám sát sự thay đổi và mức độ cải thiện
của các xưởng xẻ vùng nông thôn theo thời gian. Việc rà soát này cũng rất có
giá trị cho các nhà hoạch định chính sách phát triển nông thôn.
• Chương trình và tài liệu hướng dẫn đào tạo tiểu giáo viên, cho chủ xưởng và
người vận hành cưa xẻ. Sau khi dự án kết thúc sẽ có một nhóm cán bộ đ
ào tạo

(tiểu giáo viên) kinh nghiệm và các nội dung đào tạo vận hành cưa xẻ sẽ được tổ
chức và đánh gia.
• Mạng lưới các nhóm liên quan sẽ tư vấn thiết lập dự án, xây dựng các
chưong trình và tài liệu đào tạo và quảng bá các kết quả.
• Một cuộc họp với các cơ quan của chính phủ được tổ chức để xem xét,
khuyến nghị các chính sách cần thay đổi để xây dựng chiến lược phát triển
ngành.

Dự án được kỳ vọng làm tăng năng suất và hiệu quả của các xưởng cưa nhỏ vùng
nông thôn và góp phần phát triển cộng đồng. Lợi ích của dự án sẽ ổn định bởi sự tham
gia của các trung tâm đào tạo nghề và khuyến lâm, Đại học Lâm nghiệp và Viện Khoa
học Lâm nghiệp Việt Nam tiếp tục chuyển giao kỹ năng và công nghệ mới tới các chủ
xưởng cưa và công nhân các x
ưởng cưa nhỏ vùng nông thôn Việt Nam.

Dự án hợp tác chặt chẽ với Trường cao đẳng nghề thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ở Quy Nhon, Binh Đinh. Bình Định có các trung tâm cưa xẻ rất phát
triển, và sẽ là một trong những nơi hưởng lợi từ các hoạt động của dự án. Các điều
kiện và chương trình đào tạo sẽ theo mô hình của Australia “Trung tâm chế biến gỗ
công nghệ cao” và thực hiệ
n đào tạo kết hợp chặt chẽ với các trung tâm đào tạo.


14
5. Quá trinh thực hiện dự án
5.1 Các điểm nổi bật đã thực hiện được
5.2 Lợi ích của các chủ xưởng
5.3 Đào tạo nguồn nhân lực
5.4 Các ấn phẩm
5.5 Quản lý dự án

6. Báo cáo về các tác động
6.1 Ảnh hưởng tới môi trường
Các xưởng nhỏ ở Việt Nam có ảnh hưởng nhỏ tới môi trường do các phế thải được
bán làm củi đun không ô nhiễm bằng than. Một số phế thải như mùn cưa có thể được
giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường bằng cách làm thành các ván ép. Tiếng ồn có thể
là vấn đề ảnh hưởng khi nó được đặt ở trong các khu làng nhỏ. Lắp đặt và b
ảo dưỡng
tốt máy móc có thể giảm được tiếng ồn, và điều này sẽ được chi tiết hoá ở báo cáo rà
soát công nghệ. Dự án sẽ hỗ trợ việc sử dụng rộng rãi gỗ xẻ, nguồn tài nguyên có thể
tái tạo không gây ô nhiễm như vật dụng bằng kim loại và nilon.

Dự án sẽ xem xét các ảnh hưởng độc hại của các xưởng xẻ tới môi trường, sau đó các
khuyến nghị
sẽ được chuyển tải tới các cơ quan hữu quan để xử lý.
6.2 Vấn đề xã hội và giới
Quảng bá kết quả sẽ được thực hiện nhanh tróng thông qua các khoá đào tạo và mạng
lưới điện tử. Mức độ quảng bá rộng hơn sẽ thông qua các cơ sở đào tạo của Bộ Nông
nghiệp & PTNT và hệ thống khuyến lâm tại các tỉnh và huyện để cung cấp
đầy đủ
thông tin và chương trình đào tạo và sự trợ giúp về việc xây dựng chương trình đào
tạo cho vùng. Các kết quả được quảng bá bao gồm kết quả của đợt khảo sát các xưởng
cưa ở các vùng dự án, báo cáo đánh giá trình độ công nghệ, đánh giá của ban tư vấn,
khuyến nghị về chính sách phát triển ngành trong tương lai và báo cáo kết thúc dự án,
bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

Đối tượng hưở
ng lợi sẽ là người trồng rừng, các chủ xưởng xẻ và người vận hành, và
gián tiếp là những người liên quan tới xưởng cưa như người làm nhiệm vụ vận
chuyển, thợ cơ khí và các nhà kinh doanh. Cộng đồng sẽ được hưởng lợi là công
nghiệp địa phương phát triển với kỹ năng tốt hơn, công cho người lao động cao hơn,

và các ngành công nghiệp nối tiếp như nghề mộc và s
ản xuất đồ mộc sẽ được hưởng
lợi rất lớn từ sự cung cấp ổn định gỗ xẻ chất lượng cao.

Về lĩnh vực thể chế dự án sẽ đóng góp tích cực cho các trung tâm đào tạo nghề,
trường đại học, hệ thống khuyến lâm, các trường kỹ thuật bằng cách giới thiệu các kỹ
năng mới về chế biế
n gỗ và các phương pháp đào tạo.

Phần đào tạo tiểu giáo viên có thể được tổ chức tại Trường cao đẳng nghề Quy Nhơn
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Phần đào tạo sau đó sẽ chủ yếu cho

15
các chủ xưởng xẻ và công nhân vận hành của vùng. Chương trình đào tạo sẽ được kết
hợp với thực hành, trình diễn công nghệ mới, và thảo luận nhóm.

Nên xây dựng các ‘cụm’ chế biến như đã được thiết lập ở Bang Victoria, Australia, ở
Châu Âu hoặc hội các xưởng cưa xẻ nông thôn, do có thể cung cấp các sản phẩm
cùng chủng loại cho các mục tiêu thông dụng. Lợi ích của cụm chế
biến là việc liên
kết các chủ xưởng với những người xử dụng gỗ sau xẻ. Mối liên kết giữa các ngành
này còn lỏng lẻo, chưa được phát triển.
Khuyến nghị cho chính phủ về chiến lược phát triển công nghiệp chế biến sẽ được đệ
trình Bộ bằng báo cáo về kết quả thực hiện dự án cùng với hiện trạng và tiềm năng
ngành công nghiệp.

Phụ nữ giữ vai trò quan quan trọng trong công nghiệp chế biến nhưng họ thường thiếu
kỹ năng và kiến thức. Trong dự án này phụ nữ sẽ có cơ hội ngang với nam giới khi
được lựa chọn đào tạo.


7. Thực hiện dự án và tính bền vững
7.1 Các vấn đề và rào cản
7.2 Các lựa chọn
7.3 Tính bền vững
8. Bước tiếp theo
Các bước tiếp theo bao gồm:

(1) Phân tích số liệu khảo sát (Hoàn thành 15/11/ 2007)
(2) Ba chương trình đào tạo sẽ được thực hiện tháng 4 năm 2008, bao gồm: “Sản
xuất gỗ cho đồ mộc và xuất khẩu” - (được xác định từ Hội thảo khởi động và
kết quả của đợt khảo sát). Nơi tổ chức đào tạo có thể là Miền Bắc và một ở
Miền Nam. Các thành viên tham gia s
ẽ bao gồm các cán bộ đã dự đào tạo tại
Australia. Khoá đào tào thứ 3 là đào tạo tiểu giáo viên, xây dựng tài liệu giảng
dạy kết hợp với trình diễn. Tất cả các tài liệu sẽ được dịch sang tiếng Việt.
(3) Chương trình đào tạo các chủ xưởng cưa vùng nông thôn
9. Kết luận
Hội thảo khởi động dự án có sự góp mặt của các bên liên quan quan tâm tới sự phát
triển của chế biến gỗ vùng nông thôn. Hội thảo rất có giá trị với tất cả các thành viên
tham gia, và đã thảo luận kế hoạch và các thông tin cần thiết để thực hiện đợt khảo sát
thành công. Hội thảo cũng góp phần xây dựng bản câu hỏi rất tỷ mỷ và chi tiết, sẽ là
cơ sở
để xây dựng chiến lược phát triển ngành và cũng là cơ sở để các bên hưởng lợi
có thể được đánh giá mức lợi ích thu được.

Khoá đào tạo 6 tuần ở Australia rất thành công. Trong các ngày trong tuần, học viên
tham gia các bài giảng, bài thực hành và thăm thực địa. Các hội thảo nhỏ được tổ
chức để hiểu biết thêm về chương trình CARD, xác định các vấn đề, nhu cầu đào tạo

16

cho công nghiệp cưa xẻ ở vùng nông thôn trong tương lai. Các ngày nghỉ học viên
được tổ chức đi tham quan những di tích văn hoá và thắng cảnh đẹp của Australia, và
cũng là cơ hội để các thành viên phía Australia và Việt Nam tăng cường và phát triển
hợp tác và thảo luận các mục tiêu và dự án CARD đề ra.

Các công việc tiếp theo là phân tích số liệu của đợt khảo sát. Công việc này sẽ được
hoàn thành vào 15/11/2007, sau đó kế hoạch đào tạo sẽ
được xây dựng ở Việt Nam.


17

Tài liệu đính kèm
Biên bản Hội thảo khởi động dự án
HỘI THẢO KHỞI ĐẦU DỰ ÁN
(Card project 027/06/VIE)

TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG
XẺ QUY MÔ NHỎ VÙNG NÔNG THÔNG VIỆT NAM


Địa điểm: Phòng Hội thảo, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, Vietnam.
Thời gian: Ngày 17/05/2007.
Thời gian khai mạc Hội thảo: 8.30 sáng.

Chủ toạ: Ông Đoàn Văn Thu
(Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Giám đốc dự án phía Việt
Nam).


Thư ký: TS. Phạm Đức Chiến,
(Phó trưởng Phòng Kế hoạch Khoa học, Phụ trách Hợp tác Quốc t
ế, Viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam; Điều phối viên Dự án)


Khai mạc Hội thảo


Ông Đoàn Văn Thu (Phó Viện Trưởng, Giám đốc dự án phía Việt Nam) khai mạc
Hội thảo khởi đầu dự án. Ông Thu tóm tắt trình bày lý do, mục tiêu của dự án và của
Hội thảo, chương trình làm việc của Hội thảo và chào mừng tất cả các đại biểu đã tới
tham dự.

Ông Philip Blackwell (Đại học Melbourne) và cộng sự trình bày báo cáo:
• Một số hoạt động của các xưởng xẻ và ch
ế biến gỗ ở Australia;
• Mục tiêu của dự án và phương pháp thực hiện;
• Dự thảo cách thức thực hiện dự án: tiến hành khảo điều tra, khảo sát,
đào tạo, thảo luận chiến lược phát triển dài hạn các xưởng xẻ, viết các
báo cáo thường kỳ và báo cáo tổng kết.

Ông Nguyễn Quang Trung (Phụ trách Trung tâm nghiên cứu Công nghiệp rừng,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và c
ộng sự trình bày báo cáo: “Tổng quan
công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam” (power point).
- Sau bài trình bày, ôngTrung nói chi tiết hơn về sự cần thiết tiến hành dự án. VN hiện
tại có rất nhiều các xưởng xẻ quy mô nhỏ, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, nhưng
phần lớn các xưởng này sử dụng máy móc, công nghệ lạc hậu, sản xuất không hiệu
quả, và không an toàn… Phần lớn công nhân đứng máy không được đào tạo hoặc

không đượ
c đào tạo tốt. Mặc dù vậy, các xưởng xẻ này rất quan trọng trọng công

18
nghiệp chế biến gỗ ở các địa phương và góp phần không nhỏ vào cải thiện điều kiện
sống cho người dân địa phương. Ông Trung cũng nói thêm về mục tiêu và nội dung
của dự án. Ông Trung cũng đề nghị các đại biểu góp ý kiến bổ sung, xây dựng kế
hoạch, phương pháp để thực hiện dự án, tiến hành điều tra, khảo sát và đào tạo.

Kế hoạch điều tra, khảo sát và thảo luận

TS. John Fryer (Tình nguyện viên của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) và
cộng sự trình bày một số phương án thực hiện điều tra, khảo sát (by power point), và
đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến.
- Theo ông, công tác điều tra, khảo sát có thể tiến hành ở 4 tỉnh: Bình Định, Phú Thọ,
Đồng Nai và nếu có thể thì thêm Quảng Trị. Đây đều là những nơi tập trung công
nghiệp chế biến của đất nước,
đặc biệt là các xưởng chế biến nhỏ. Cán bộ dự án nên
liên hệ với các ban ngành, cơ quan của địa phương để thực hiện đợt khảo. Ví dụ, Sở
Công nghiệp Bình Đình, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện, Xây dựng, Nông, Lâm
nghiệp Trung Bộ có thể hợp tác trong công tác điều tra, khảo sát. Cũng rất quan trọng
nếu có một thông tin về hệ thống xưởng cưa nhỏ và hiệ
n trạng ở các tỉnh khác.
- Ông John cũng nêu rat câu hỏi là cần khảo sat bao nhiêu xưởng xẻ là thích hợp.
Theo ông thì cuộc khảo sát nên tiến hành từ 3-4 xưởng xẻ ở một khu vực, và khoảng
90-120 xưởng cưa cho toàn bộ cuộc khảo sát. Cũng nên chọn một số khu vực điển
hình để điều tra. Về lĩnh vực này nên tham khảo các sở Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn, Sở Công nghiệp, các trường… để có những thông tin phù hợ
p. John và
nhóm đưa ra bảng câu hỏi cho đợt điều tra và đề nghị mọi người đóng góp ý kiến

(Power point).

Philip Blackwell gợi ý là cần có thêm các thông tin về thiết bị máy móc, nguồn gỗ,
hiện trạng công nhân, hiện trạng và xu thế phát triển của xưởng cũng nên đưa vào
bảng câu hỏi.

TS. Nguyễn Phan Thiết (Giáo viên Đại học Lâm nghiệp Việt Nam)
Nên nhấn mạnh hơn về mục tiêu của cuộc khảo sát. Tiêu chí l
ựa chọn các xưởng xẻ,
tiêu chí cho bảng câu hỏi và khu vực nên tiến hành điều tra.

TS. John Fryer (trả lời):
- Đợt khảo sát rất quan trọng vì dựa vào kết quả khảo sát chúng ta có thể xây dựng kế
hoạch đào tạo phù hợp, điều chỉnh và cải thiện các phương pháp thực hiện dự án.
- Chúng ta cần phải hiểu được hiện trạng các xưởng xẻ như thế nào thì mới bi
ết được
họ đang thiếu nhất những gì, và tìm ra cách đào tạo để mang lại hiệu quả nhất.
- Mặt khác, VN cũng cần có các thông tin về chế biến gỗ, đặc biệt là các xưởng xẻ
quy mô nhỏ vùng nông thôn. Mặc dù rất nhiều người biết nhưng câu trả lời chính xác
về tầm quan trọng của các xưởng xẻ đối với đời sống người dân và sự đóng góp của

đối với nền kinh tế quốc dân vẫn con chưa rõ ràng.
- Một số thông tin thu thập được từ dự án GTZ là rất quan trọng và có thể được gửi tới
các nhà làm luật ở cả trung ương và địa phương.

TS. Lê Thanh Chiến (Trưởng Phòng nghiên cứu chế biến gỗ, FSIV).
- Thiếu các thông tin về đánh giá tính hiệu quả của công nghệ, đặc tính của nguyên
liệu (nên chú ý rằng gỗ ở VN khác rất nhiều so với
ở Australia và Châu Âu).
- Cần thêm các thông tin như đặc tính của nguyên liệu, tỷ lệ sử dụng của gỗ thành

phẩm, chất lượng gỗ xẻ, công nghệ và thiết bị đang sử dụng. Cũng rất quan trọng nếu

19
chúng ta có thể tìm hiểu thêm một số thông tin về trước và sau xẻ như nguồn gỗ, thời
gian lưu bãi, các xử lý sau xẻ như sấy, bảo quản
- Các tỉnh chọn để khảo sát nên là những khu vực có nhiều rừng trồng các loài keo và
bạch đàn và cũng tập trung nhiều các xưởng xẻ quy mô nhỏ như mục tiêu đề ra trong
dự án. Đơt khảo sát cũng nên tìm hiểu thông tin ở một số xưởng x
ẻ quy mô lớn hơn
(nhỏ hơn 30%) để có bức tranh tổng thể về các xưởng cưa xẻ Việt Nam.
- Không cần thiết phải có rất nhiều các mẫu nhưng các mẫu nên điển hình cho các
vùng. Thông tin ban đầu có thể thu thập ở các sở của tỉnh như Sở NN & PTNT, Sở
Công nghiệp, Sở Khoa học công nghệ…

Ông Nguyễn Quang Trung:
- Khảo sát nên bao gồm các thông tin về các loại thiết bị, máy móc mà xưởng xẻ sử

dụng, nhưng không cần chú trọng tới các hoạt động trước và sau sẻ, nếu có thì chỉ cần
những thông tin chung.
- Như tiêu đề và mục tiêu rất rõ ràng, dự án chỉ tập trung vào các xưởng xẻ quy mô
nhỏ vùng nông thôn nên đề nghị các đại biểu cho ý kiến phát biểu trọng tâm vào vấn
đề.

Ông Nguyễn Hồng Việt (Dự án GTZ):
- GTZ đã thực hiện dự án ở 4 tỉnh ở VN. Do mỗi tỉnh có các điề
u kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội khác nhau nên các xưởng xẻ ở các tỉnh cung có thể khác nhau. Do vậy, nếu
có thể thì điều chỉnh bảng câu hỏi cho thích hợp với mỗi vùng. Trong trường hợp một
bảng câu hỏi chung mà có thể áp dụng được cho các vùng thì là tốt nhất, vì sẽ tiện so
sánh hơn.

- Dự thảo bảng câu hỏi (do nhóm dự án thực hiện) nên chú ý hơn tới nguồn nhân lực,
đầu vào, đầu ra của các xưở
ng xẻ… Cũng rất quan trọng nếu có thêm thông tin về tiêu
chuẩn của các loại gỗ (Hiện tại các loại gỗ được phân loại không còn phù hợp nhiều
với bảng phân loại đang dùng).
- GTZ cũng đã có một số hoạt động để phân loại lại một số loài gỗ, tuy nhiên mới chỉ
hạn chế ở một số loài.

TS. Nguyễn Phan Thiết
- Mục tiêu của dự án r
ất rõ ràng và dự án được thực hiện là rất có ý nghĩa đối với các
xưởng xẻ và người dân địa phương vùng nông thôn.
- Ông Thiết đề nghị nên khảo sát các xưởng xẻ ở Phú Thọ và Hà Tây (Miền Bắc) vì cả
hai tỉnh đều có rất nhiều rừng trồng và các xưởng chế biến. Ở Miền Trung thì nên
khảo sát Bình Định và ở Miền Nam thì nên khảo sát ở Đồng Nai, và nếu có thể thì cả
Bình Phước. Tuy nhiên, ban thực hi
ện dự án cần xem xét, quyết định cho phù hợp với
tình hình và kinh phí thực hiện.
- Thông tin có thể được thu thập tại các chi cục thuế hoặc các Phòng thống kê của các
tỉnh.
- Đợt khảo sát nên tập trung vào các xưởng xẻ, nhưng cũng nên có thông tin ở một số
xưởng lớn để có thể so sánh.
- Khảo sát nên tập trung và thu thập các thông tin theo nhóm như: Tên, đầu vào, đầu
ra, công nghệ, thiết bị, máy móc, mức độ an toàn, nguồn lao động, tính hiệu qu
ả của
sản xuất, thị trường…
- Trong đề xuất bản câu hỏi vẫn còn thiếu khả năng sử dụng và sửa chữa thiết bị, máy
móc, nên bổ sung vào bản câu hỏi. Cuối cùng, ông Thiết đề nghị là do dự án nhỏ, nên
không thể giải quyết được tất cả các vấn đề mà nên tập trung vào một số vấn đề chính,
như mục tiêu đã đề ra.


20

Ông Nguyễn Hữu Thành (Cục Chế biến Nông lâm sản và nghề muối, Bộ NN &
PTNT). Dự án rất có ý nghĩa, mục tiêu và nội dung thực hiện rất rõ ràng.
- Ông Thành không chắc chắn với ý kiến của Ông Thiết la các Phòng Thống kê và
Chi cục Thuế của cán tỉnh có các thông tin về các xưởng chế biến, nếu có thì chỉ là
thu nhập của họ chứ không liên quan tới vấn đề kỹ thuật. Các xưởng xẻ quy mô nhỏ

các tỉnh do Sở Nông nghiệp & PTNT hoặc Sở Công nghiệp quản lý. Cục Chế biến
nông lâm sản và nghề muối cũng có một số thông tin chung về chế biến gỗ của các
tỉnh nhưng cũng không chú trọng tới các xưởng xẻ nhỏ. Cục dự định tiến hành các đợt
thống kê cho các tỉnh thành, nhưng do tổ chức trên diện rộng nên thông tin sẽ rất bao
quát mà không chi tiết, cụ thể cho từng vùng.
- Khảo sát nên chọn các mẫu chứ không thể đi hết các xưởng xẻ được. Cũng nên chú
ý là công nghiệp chế biến của VN cũng như nguồn cung cấp gỗ rất khác với Australia.
- Cục đã tiến hành một số đợt điều tra dán tiếp bằng cách gửi phiếu điều tra tới các đối
tượng, thu thập và phân tích. Tuy nhiên, các thông tin thu thập đươcj không chi tiết,
nên qua dự án này sẽ biết thêm được nhiều thông tin v
ề công nghiệp chế biến mà đặc
biệt là các xưởng cưa quy mô nhỏ ở VN.

TS. Nguyễn Tôn Quyền (Phó chủ tịch, tổng thư ký Hiệp hội gỗ và Lâm sản VN):
- Mục tiêu của dự án rất rõ ràng: tăng cường năng lực và cải tiến công nghệ cho các
xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn VN. Do dự án nhỏ, các đại biểu nên thảo luận
tập trung vào các mục tiêu như đã được nêu rất rõ ràng và như
ở tên của dự án.
- Dự án rất cần thiết và quan trọng cho khu vực nông thôn vì nó sẽ góp phần cải thiện
kinh tế và đời sống của người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo cho khu
vực.

- Các khu vực khảo sát nên chọn là nơi có cả rừng trồng và các xương xẻ, Phú Thọ,
Bình Định và Đồng Nai là hợp lý vì ở các tỉnh này vừa tập trung nhiều rừng trồng và
công nghiệp chế biến gỗ
cũng phát triển. Nếu kinh phí cho phép, có thể mở rộng ra
các vùng khác.
- Nội dung và tiêu chí của bảng câu hỏi nên rõ ràng, đơn giản, và nên bao gồm các
thông tin:
• Thông tin chung về các xưởng xẻ (tên, vị trí, loại hình…);
• Thông tin về nguồn nguyên liệu (inputs): loài cây, đường kính, nội địa hay
nhập nội;
• Thông tin về đầu ra, mục đích sử dụng…;
• Công nghệ và thiết bị: đồ cầm tay, máy móc hay kết hợp, các loại máy móc
thiết bị
, tuổi…,;
• Thị trường (thị trường nguồn nguyên liệu và đầu ra);
• Nguồn lao động: kỹ năng, mức độ đào tạo của công nhân, kỹ thuật (không cần
quá chi tiết về lĩnh vực này).

TS. Nguyễn Văn Đức (Phó Phòng nghiên cứu bảo quản lâm sản):
Dự án rất quan trọng và cần thiết cho công nghiệp gỗ xẻ ở các vùng nông thôn mà
điều kiện sống còn rấ
t thấp so với thành phố. Dự án cũng rất quan trọng vì thông qua
nó, cán bộ VN được tiếp xúc, học hỏi công nghệ, kinh nghiệm từ Úc. – Khảo sát nên
gồm một số thông tin về mức độ an toàn của xưởng cưa, một số thông tin về hiện
trạng bảo quản gỗ trước và sau xẻ.
- Nếu có thể, dự án nên xây dựng một mô hình trình diễn, tạo điều kiện cho nhiêu
người có thể đế
n tham quan, học tập



21
Kế hoạch đào tạo và thảo luận


TS. John Fryer (và cộng sự): trình bày dự thảo kế hoạch về đào tạo cho dự án.
- Lựa chọn người cho khoá đào tạo tại Australia (tiểu giáo viên): Có kinh nghiệm về
lĩnh vực cưa xẻ, có thể tiếp tục công việc về cưa xẻ sau khi được đào tạo, người được
chọn đi đào tạo cũng cần có một số khả năng tiếng Anh (nhưng ch
ỉ tiêu này không
quá quan trọng so với các chỉ tiêu khác).
- Người được chọn đi đào tạo ở Australia gồm 6 người, nên được lựa chọn từ Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường đào tạo nghề thuộc Bộ, Trường đại học Lâm
nghiệp. Những người này sẽ được gửi sang Australia để học tập trong thời gian 1,5
tháng, sau đó trở về VN để cùng biên soạn chương trình giảng dạy cho các khoá h
ọc
dự tính tổ chức tại VN.
- Nên suy nghĩ về việc lựa chọn các ứng viên thích hợp đi đào tạo tại Úc, cũng nên
suy nghĩ về cách thức chiêu sinh cho các khoá tập huấn được tổ chức tại VN.
- Vì kinh phí tổ chức các khóa tập huấn khá nhỏ nên cũng phải suy nghĩ làm sao tổ
chức được các khoá tập huấn hiệu quả, có hay không có thể tranh thủ sự giúp đỡ của
các nguồn khác?
- Tiêu chí cho các
ứng viên đi đào tạo ở Úc nên có trình độ nhất định, không già quá,
có một số khả năng tiếng Anh?
- Kỹ năng nên tập trung vào:
• Đánh giá nguồn nguyên liệu và sản phẩm (đầu vào và đầu ra)
• Thiết kế mạch xẻ
• Kỹ thuật xẻ
• Kỹ thuật sửa chữa thiết bị


TS. Lê Thanh Chiến
- Đào tạo là công việc rất quan trọng vì nó là chìa khoá
để nâng cao số lượng và chất
lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người làm việc ở các xưởng cưa. Do vậy,
dự án chú trọng tới vấn đề đào tạo là rất có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.
- Nên chú ý tới tính hiệu quả của đào tạo tức là mức độ sử dụng kiến thức đã học sau
đào tạo. Những người được đào tạo (ti
ểu giáo viên) không những có thể áp dụng kiến
thức đã học vào công việc của mình mà còn có thể tham gia tổ chức các lớp đào tạo
khác. Do vậy, ứng viên cho đào tạo có thể lựa chọn từ Viện Khoa học Lâm nghiệp,
các cơ sở đào tạo, các trung tâm khuyến công, khuyến lâm, trường đại học, trung cấp
lâm nghiệp…
- Do kinh phí cho đào tạo không nhiều, chúng ta nên suy nghĩ tìm các đối tác và
nguồn tài trợ khác để có thể tổ
chức hiệu quả các đợt tập huấn. Cũng nên có suy nghĩ
về xây dựng các mô hình trình diễn và việc đánh giá hiệu quả của dự án sau khi kết
thúc.

Philip Blackwell
- Gợi ý người dân địa phương có thể dùng các phương tiện truyền thông (rất rẻ và sẵn
có) như sử dụng các loại đĩa CD hoặc VDO để tìm hiểu, học hỏi kiến thức và công
nghệ mới.

TS. Nguyễn Tôn Quyền
- Đào tạo rất quan trọng đối với mọi ngành, mọi nghề.
- Nên học tập kinh nghiệm từ dự án GTZ về kiểu, loại hình và chia sẻ trách nhiệm
trong đào tạo. Các xưởng xẻ tự chuẩn bị các cơ sở cho đào tạo (như lớp học, thiết bị,
máy móc…), và dự án GTZ có trách nhiệm về giảng dạy, tài liệu…

22

- Chính phủ rất quan tâm tới công tác đào tạo (thông qua Tổng cục dạy nghề). Chúng
ta nên liên hệ với họ để xem xét có thể nhận được sự hỗ trợ hay hợp tác của họ.
- Một đợt tập huấn hiệu quả nên bao gồm cả phần lý thuyết và thực tiễn (đặc biệt là
việc sử dụng các thiết bị, máy móc…).

Ông Nguyễn Việt Hồng (GTZ)
- Sẽ rất lãng phí n
ếu các tiểu giáo viên được đào tạo ở Australia không áp dụng được
kiến thức đã học vào công việc và đào tạo ở Việt Nam.
- Các xưởng cưa nhỏ có tính bền vững thấp vì bị tác động bởi rất nhiều điều kiện
ngoại cảnh. Do vây, cam kết của các xưởng này với dự án (nếu có) cũng có tính bền
vững thấp.
- Các xưởng lớn hơn có mức độ
ổn đinh hơn.
- Do vậy, chúng ta cũng có thể lựa chọn và gửi các ứng viên từ một số các cơ sở lớn
đi đào tạo ở Australia.

Thành lập ban tư vấn


Ông Đoàn Văn Thu
- Ông Thu nêu câu hỏi có nên lập ra ban tư vấn không. Các đại biểu có ý kiến là có
ban tư vấn cũng có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, do dự án nhỏ, ban tư vấn có
thể gồm các thành viên sau:

1. Ông Đoàn Văn Thu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
2. Ông Nguyễn Quang Trung, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
3. TS. Nguyễn Tôn Quyền, Hiệp hội gỗ và Lâm sản Viẹt Nam
4. TS. Phạm V
ăn Chương, Trường đại học Lâm nghiệp

5. Ông Nguyễn Ngọc Thuỵ, Bộ NN&PTNT
6. TS. Phạm Đức Chiến, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Hoạt động của ban tư vấn là tự nguyện và theo yêu cầu của ban thực hiện dự án.

Ông Đoàn Văn Thu (Kết luận và bế mạc Hội thảo)

Ông Thu đánh giá cao sự có mặt và các ý kiến góp ý của các đại biểu ở
Hội thảo. Ông
Thu cũng thay mặt ban tổ chức tóm tắt các nội dung chính đã thao luận:

1. Kế hoạch khảo sát:
- Khảo sát nên tiến hành ở 3 tỉnh ở 3 miền của đất nước: Phú Thọ (Miền Bắc), Bình
Định (Miền Trung), và Đồng Nai (Miền Nam).
- Tuỳ vào điều kiện cụ thể sau khảo sát, thông tin bổ sung có thể được thu thập ở một
số tỉnh lân cận (như Quảng Tr
ị, Hà Tây…)
- Một số thông tin về công nghiệp chế biến nói chung và các xưởng xẻ nói riêng có
thể thu thập ở Bộ NN&PTNT, các sở ở các tỉnh, các trường, trung tâm khuyến công,
khuyến lâm và các dự án có liên quan.
- Nên thu thập khoảng 30 mẫu (cơ sở) cho một tỉnh.
- Các thông tin quan trọng cần thu thập:
• Thông tin chung về xưởng xẻ;
• Thực trạng đầu tư: bao nhiêu, tự trang trải hay đi vay…

23
• Kế hoạch sản xuất: sản xuất liên tục hay không liên tục, có kế hoạch mở rộng
sản xuất không, như thế nào?
• Thiết bị: tên, chủng loại, số lượng, chất lượng, tuổi, nơi sản xuất…
• Nguồn nguyên liệu: nơi cung cấp, chất lượn, có đủ cho sản xuất hay không, có

gặp khó khăn trong bảo quản không?
• Phân loại gỗ
, loài, số lượng, chất lượng….
• Đầu ra: các sản phẩm và mục tiêu sử dụng, số lượng, chất lượng, tỷ trọng của
các loại sản phẩm
• Phế thải: tỷ trọng và mức độ tận dụng
• Công nhân: được đào tạo hay không, làm việc liên tục hay không liên tục,
tuổi đời…
• Mức độ an toàn: điều kiện làm việc, các tai nạn đ
ã xảy ra…
• Quan tâm: có mong muốn tham gia các khoá đào tạo không, có sẵn lòng chia
sẻ thông tin, kinh nghiệm, có kế hoạch đào tạo công nhân không?
• Một số kiến nghị khác

2. Đào tạo
- Gửi 6 ứng viên (FSIV, VFU, MARD, VTC) đi đào tạo ở Australia.
- Hợp tác với các tổ chức và trường để tổ chức đào tạo (tuỳ điều kiện cụ thể).

3. Thành lập ban tư vấn
Ban tư
vấn gồm 6 người (nêu trên), làm việc tự nguyện và theo yêu cầu của ban thực
hiện dự án.

Thay mặt ban thực hiện dự án và lãnh đạo Viện Khoa học lâm nghiệp VN, ông Thu
cảm ơn tất cả các đại biểu tới dự và bế mạc Hội Thảo.








×