Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tạo hứng thú cho học sinh l,2,3, phát triển năng khiếu tư duy nghệ thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 11 trang )

MỤC LỤC

Nội dung
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài/tên biện pháp
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Thực trạng
2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Về phía học sinh
2.1.2. Về phía phụ huynh
3. Các biện pháp
3.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
3.2. Tạo hứng thú học tập
3.3. Dạy học theo chủ đề
3.4. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả thực hiện
2. Phạm vi ứng dụng:
IV. KẾT LUẬN
1. Nêu ý nghĩa của biện pháp
2. Bài học kinh nghiệm

Trang
3
3


3
3
4
4
5
5
5
5
5
5
7
7
7
8
8
9
10
10
11
12
12
12


2
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Mĩ thuật là một mơn học có tính chất năng khiếu nghệ thuật, nhằm
giáo dục đức tính thẩm mĩ cho học sinh và hình thành một số những yếu tố
cơ bản của giáo dục thẩm mĩ để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

toàn diện.
Là một giáo viên giảng dạy Mĩ thuật tiểu học, tơi nhận thấy được vai
trị, trách nhiệm của mình trong việc giáo dục học sinh, để các em có được
cách nhìn nhận sự vật, sự việc xung quanh một cách đúng đắn, tư duy tốt.
Tuy nhiên việc hình thành và phát triển được tốt những năng lực và tư duy
trên không hẳn là một việc đơn giản và nhanh chóng, khi mà các em vẫn
cịn thụ động chưa hứng thú trong quá trình học tập, dẫn đến kết quả đạt
được về năng lực, phẩm chất chưa rõ ràng. Mặt khác, theo định hướng đổi
mới giáo dục phổ thơng 2018, chương trình giáo dục mơn Mĩ thuật chuyển
từ mơ hình giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang giúp cho học sinh
hình thành và phát triển tồn diện phẩm chất năng lực thông qua các hoạt
động trải nghiệm; biết thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng về thế giới xung
quanh, từ đó hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và
sáng tạo; bước đầu làm quen, tìm hiểu và cảm nhận vẻ đẹp của sản phẩm,
tác phẩm nghệ thuật, hình thành năng lực tự chủ và tự học,tư duy nghệ
thuật mảng miếng, màu sắc góp phần hình thành các phẩm chất u nước,
nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Xác định được rõ mục tiêu trên
tôi mạnh dạn đưa ra biên pháp: Tạo hứng thú cho học sinh l,2,3, phát
triển năng khiếu tư duy nghệ thuật
2. Mục đích nghiên cứu
Học sinh có được cách nhìn nhận sự vật, sự việc xung quanh một
cách đúng đắn, có được tư duy tốt; giáo viên lựa chọn cách dạy, phương
pháp dạy học phù hợp nhằm kích thích hứng thú, tạo cho các em có được
sự tự giác học tập, phát huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng để học tốt bộ
mơn Mĩ thuật nói chung và nội dung tạo hình - ứng dụng cũng như các kỹ
năng vẽ, xé dán, trang trí, làm sản phẩm từ vật liệu tái sử dụng nói riêng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Qua gần 4 năm giảng dạy theo chương trình giáo dục phổ thơng
2018, tơi nhận thấy việc học sinh làm được gì sau bài học, hoặc sau một
chủ đề trong chương trình chính là mục tiêu chủ yếu và sau cùng của mơn

học: Ví dụ ở chủ đề 4 của lớp 1:Sáng tạo từ những hình cơ bản: Sau chủ


3
đề học sinh có thói quen quan sát sự vật xung quanh, xác định được hình
khối, và biết tận dụng những hình khối có sẵn để tái chế thành sản phẩm
trong học tập vui chơi, hay ở chủ đề 7 lớp 3:Cảnh vật quanh em: Đây là
chủ đề trong phân môn vẽ tranh hoặc xé dán. Đối với các em học sinh vẽ
tranh là một phân môn giúp các em nhận biết được mọi sự vật hiện tượng
xảy ra xung quanh, thấy được vẻ đẹp, đặc điểm của mọi vật từ hoa, lá, quả,
cây... cho đến các loài vật, con người bằng đường nét, hình khối, màu sắc.
Từ đó sẽ tạo cho các em biết yêu quý thiên nhiên, biết yêu thương con
người, cuộc sống, biếtpsp bảo vệ, giữ gìn và trân trọng những giá trị mà
cuộc sống mang lại. Học sinh học tốt phân môn vẽ tranh sẽ bổ trợ cho các
em học tốt các phân môn Mĩ thuật khác.
Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú trong học tập, từ đó kích thích
sự hào hứng học tập, tạo cho các em có được sự tự giác học tập hơn và phát
huy tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng để học tốt bộ mơn Mĩ thuật nói chung
và nội dung tạo hình - ứng dụng cũng như các kỹ năng vẽ, xé dán, trang trí,
làm sản phẩm từ vật liệu tái sử dụng. Chính là nhiệm vụ chủ yếu tôi cần
nghiên cứu.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 1 + 2 + 3
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phân loại năng lực của tất cả học sinh
- Tìm hiểu thái độ học tập của học sinh
- Tìm hiểu việc giảng dạy mĩ thuật ở trường
- Kết quả hoạt động của một số năm
5. Phương pháp nghiên cứu.

a. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu phân tích những điểm mới trong chương trình giáo dục
phổ thơng 2018 nói chung và đối với mơn mĩ thuật nói riêng
b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Điều tra phỏng vấn tình hình học sinh
- Dự giờ chuyên đề, trao đổi rút kinh nghiệm về phương pháp phù hợp
trong giảng dạy bộ môn mĩ thuật.
- Thực hành giảng dạy theo phương pháp mới
- Tìm giải pháp rút kinh nghiệm
- Cho học sinh hoạt động ngoài trời, tham quan, tọa đàm


4
- Thực nghiệm dạy thí điểm ở một số khối lớp.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1. Cơ sở lý luận
Mĩ thuật là một trong những môn học không nhằm tạo ra họa sĩ tương
lai hay những người chuyên làm về công tác mĩ thuật mà nhằm trang bị cho
học sinh hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ nghệ thuật, biểu hiện của
năng lực thẩm mĩ trong lĩnh vực mĩ thuật, đồng thời góp phần cùng các
mơn học và hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các
phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là giáo dục ý thức kế thừa,
phát huy văn hoá nghệ thuật dân tộc phù hợp với sự phát triển của thời đại.
Chương trình mơn Mĩ thuật được xây dựng theo cấu trúc tuyến tính và
đồng tâm với hai mạch nội dung Mĩ thuật tạo hình và Mĩ thuật ứng dụng;
tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và vận dụng mĩ thuật vào đời
sống; giúp học sinh nhận thức được mối liên hệ giữa mĩ thuật với văn hố,
xã hội, kết nối mĩ thuật với các mơn học và hoạt động giáo dục khác, làm
tiền đề cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cũng như chủ
động tham gia các hoạt động văn hoá nghệ thuật và đời sống xã hội.

2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Thực trạng
Từ năm học 2020-2021, các trường tiểu học triển khai dạy học Mĩ
thuật theo bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống đối với khối 1,2,3. Theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ban giám hiệu nhà trường cử cán
bộ giáo viên tham gia các đợt tập huấn do ngành tổ chức về thực hiện lựa
chọn và thực hiện sách giáo khoa mới, chương trình bộ sách được các em
học sinh đón nhận tốt. Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên linh hoạt
sắp sếp tiết dạy để chủ động cho việc dạy theo các chủ đề, bố trí phịng
học với đầy đủ thiết bị đáp ứng việc học mĩ thuật như bục, bảng trưng bày
sản phẩm, ti vi... Đồ dùng cấp theo bộ sách cũng khá đầy đủ. Học sinh có
niềm u thích với mơn học. Phụ huynh quan tâm đến việc học của con em.
2.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Về phía học sinh
Tuy nhiên trong việc học tập của học sinh vẫn còn một số tồn tại như:
Chương trình sách Kết nối tri thức với cuộc sống được nâng cao theo
từng chủ đề cung cấp các kiến thức cơ bản cho học sinh từ hiểu biết ban
đầu về mĩ thuật trong nhà trường, đến nét, hình, mầu sắc.... Qua q trình
học tập tơi nhận thấy nhiều em vẽ nét còn chưa mạnh dạn, do sợ vẽ sai, sợ


5
vẽ khơng đẹp. Nhiều em vẽ hình cịn nhỏ so với trang giấy, một số em vẽ
hình lệch bố cục, chưa biết nhân vật nào là chính, tư duy theo lối an tồn
chỉ vẽ cây vẽ nhà, khơng phân biệt hình ảnh chính cần làm đẹp nhất trong
tranh do các em chưa nhớ được các kiến thức mà tôi đã hướng dẫn.


6
- Khi vẽ màu tranh tôi nhận thấy nhiều học sinh có màu sáp tốt nên

tranh có màu tươi sáng, bên cạnh đó cịn nhiều em dùng màu chì, màu sáp
cứng nên tranh chưa hiệu quả, cách vẽ màu chưa đúng nên hình cịn lem,
vẽ chưa kín giấy, nhạt màu.
- Các em cịn thụ động trong việc học, khơng hứng thú, vẽ theo lối
mịn, khơng có sự sáng tạo và đột phá mới
- Trước khi áp dụng biện pháp tôi khảo sát tại các khối lớp 1,2,3 và đã
thu được kết quả như sau:
Số hs
Số hs
Số hs
Khố TSH
chưa hoàn
hoàn thành tốt
hồn thành
i
S
thành
Tổng
Tổng
Tổng
(%)
(%)
(%)
số
số
số
1

116


14

12,1

72

62,0

30

25,9

2

131

25

19,1

80

61,1

26

19,8

3


135

30

22,2

77

57,0

28

20,7

Số liệu trên cho thấy chỉ có 14/116 học sinh lớp 1; 25/131 học sinh
lớp 2; 30/15 học sinh lớp 3 hồn thành tốt nhiệm vụ có sự sáng tạo về hình,
màu sắc, Bố cục cân đối. Trong khi số học sinh chưa hoàn thành lần lượt là
30,26,28 chưa hồn thành hết hoặc hình ảnh chính khơng thể hiện rõ nội
dung, hình ảnh chủ yếu là cây và nhà, bố cục rời rạc chưa chặt chẽ, màu
chua có mảng chính mảng phụ chưa có đậm có nhạt.
2.1.2. Về phía phụ huynh
Ngay những ngày đầu năm học mới các bậc phụ huynh cũng có chuẩn
bị đồ dùng học tập cho các em, tuy nhiên một số phụ huynh nhận thức vai
trị của mơn Mĩ thuật trong trường học chưa cao, chưa hiểu được vai trò
của Mĩ thuật trong đời sống con người cũng như trong học tập của con em,
nên phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học Mĩ thuật của các em.
Khi đến trường các em còn thiếu đồ dùng học tập môn Mĩ thuật như màu
vẽ, bút chì, giấy vẽ…
3. Biện pháp
3.1. Chuẩn bị đồ dùng dạy học



7
Dạy học mỹ thuật là dạy bằng trực quan. Kiến thức của Mĩ thuật từ
đường nét, hình dáng, đậm nhạt, bố cục đều hiện diện ở trên đồ dùng dạy
học một cách rõ ràng, học sinh cần được nhìn ngắm và cảm thụ. Do vậy tơi
ln có ý thức sưu tầm đồ dùng dạy học, nhất là tranh ảnh đẹp để xây dựng
ngân hàng hình ảnh, tơi phân loại đồ dùng dạy học theo trọng tâm bài dạy
như, theo chủ đề, và sản phẩm ứng dụng minh họa sau chủ đề để các em
phát triển tư duy:
Đưa những ý tưởng táo bạo như trong những bộ phim để gợi ý tưởng
bứt phá cho học sinh như ở chủ đề 2 lớp 2 Sáng tạo từ những chấm màu.
Ví dụ với chủ đề vẽ tranh:
- Tranh vẽ về các chủ đề của đề tài để các em có thể nhận ra khái
niệm, cách thể hiện đề tài định vẽ, định xé dán.
- Tranh minh hoạ về các đề tài sẽ vẽ, cần có 2,3 tranh khác nhau về
bố cục, hình tượng màu sắc để các em học tập cách vẽ hợp lý.
- Tranh minh hoạ các bước tiến hành vẽ tranh, bố cục mảng, vẽ phác
hình tượng, vẽ màu để hình thành ở các em lối vẽ theo các bước khoa học.
- Tranh của các hoạ sỹ hay học sinh năm trước để động viên khích lệ
và nâng cao năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho các em.
3.2. Tạo hứng thú học tập
Bất cứ một tiết học nào muốn có kết quả tốt phụ thuộc rất lớn vào sự
hứng thú học tập của học sinh. Chính vì vậy ngay trong tiết học tôi luôn
chủ động tạo cho lớp học một bầu khơng khí vui tươi, thoải mái, bằng các
hình thức như:
- Thu hút sự chú ý bằng cách đặt câu hỏi hoặc tổ chức trò chơi nhỏ
- Dẫn dắt nội dung bằng câu chuyện và hình ảnh minh họa cho bài
giảng
- Trưng bày sản phẩm học tập của học sinh

- Tăng độ tương tác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh
- Giảng bài một cách hài hước
- Tạo hoạt động tập thể, nhóm
- Chuẩn bị giáo án kỹ lưỡng
- Trở thành hình mẫu cho học sinh
- Vẽ thị phạm trực tiếp trên bảng
- Luôn động viên học sinh đột phá ý tưởng và khen ngợi kịp thời ngay
khi ý tưởng của các em mới hình thành đồng thời cổ vũ các em


8
mạnh dạn thể hiện, phát triển ý tưởng thành hình ảnh chính trong
tranh.
3.3. Dạy học theo chủ đề
- Dạy học theo chủ đề được thống nhất trong nội dung và yêu cầu cần
đạt của chương trình mới ở cấp tiểu học. Dạy học theo chủ đề là sự
kết hợp giữa mơ hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo
viên khơng dạy học chỉ bằng cách truyền thụ kiến thức mà cịn
hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào
giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn.
Trong q trình thực hiện, học sinh được nghiên cứu sâu các chủ đề
dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các em được giao bài tập làm việc cá
nhân hoặc làm việc theo từng nhóm với từng nội dung cụ thể. Việc thảo
luận và hợp tác tìm ra giải pháp cho vấn đề chủ đề đặt ra giúp học sinh phát
triển khả năng học
độc lập và các năng lực chung và năng lực đặc thù của mơn mĩ thuật. Qua
q trình tự khám phá và thực hành, học sinh hiểu biết vấn đề sâu hơn là
chỉ nghe giảng và làm bài.
Khi dạy học theo chủ đề:
- Các nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh và các em chủ động

tìm hướng giải quyết vấn đề
- Kiến thức không bị dạy riêng lẻ mà được tổ chức lại theo một hệ
thống. Vì vậy, kiến thức các em tiếp thu được là những khái niệm trong
một mạng lưới quan hệ chặt chẽ
- Mức độ hiểu biết của học sinh sau phần học không chỉ là hiểu, biết,
vận dụng mà cịn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Kiến thức không chỉ là kiến thức mà còn liên quan đến những lĩnh
vực và trong cuộc sống.
Với cách tiếp cận dạy học theo chủ đề, học sinh khơng những được
tăng cường tích hợp các vấn đề cuộc sống, thời sự vào bài giảng mà còn
tăng cường sự vận dụng kiến thức của học sinh sau quá trình học vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn, rèn luyện các kỹ năng sống vốn rất cần cho trẻ
hiện nay.
3.4. Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh
- Ngay từ đầu năm học tôi trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để tuyên
truyền và có hướng dẫn cách chọn đồ dùng học tập mĩ thuật phù hợp cho
học sinh như màu vẽ, tôi hướng học sinh sử dụng sáp dầu để dễ vẽ, chất


9
lượng màu đẹp. Tôi đã tuyên truyền và được sự ủng hộ của phụ huynh
đóng góp kinh phí để chuẩn bị sẵn 1 bộ đồ dùng học tập tại lớp phòng khi
các em quên đồ dùng.
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả thực hiện
Sau 1 năm tiến hành áp dụng các biện pháp trên cho các em khối lớp
1,2,3 từ đầu năm học 2022-20223, đến cuối năm 2022-2023 sau khi khảo
sát học sinh, kết quả tôi thu được như sau:

Khối TSHS


Số hs hoàn
thành tốt

Số hs hoàn
thành

Tổng số

(%)

Tổng số

(%)

Số HS chưa hồn
thành
Tổng
(%)
số

1

116

85

73,3

29


25,0

2

1,7

2

131

95

72,5

33

25,2

3

2,3

3

135

98

72,6


34

25,2

3

2,2

Kết quả trên cho thấy số nhóm chưa hồn thành bài vẽ tranh đã
khơng cịn chỉ cịn là con số rất nhỏ. Và đặc biết số học sinh hoàn thành tốt
tức là những sản phẩm đẹp, thể hiện sự sáng tạo tăng hơn so với trước khi
đề ra các biện pháp rất nhiều.
Ngồi ra các em u thích mơn học Mĩ thuật, các em tạo được tính
khoa học và kỷ luật trong học tập. Đồng thời các em cũng hào hứng trải
nghiệm tham gia ứng dụng vào Ngày trải nghiệm Tết trung thu, tết Nguyên
đán, làm bưu thiếp chúc mừng thầy cơ, trang trí lớp học.... có nhiều sản
phẩm. Điều đó khẳng định các biện pháp tiến hành đã có kết quả tiến triển
tốt.
Một số hình ảnh sản phẩm của học sinh sau khi tôi áp dụng biện pháp.
Tôi rất vui vì thơng điệp các em mang đến đã rất mới mẻ, màu sắc đã có
sự cải biến mạnh mẽ, phóng khống mở ra được tư duy ln mới táo bạo
trong sáng tác và thoải mái thể hiện cái mở cái độc quyền bên trong tiềm
thức của các em ở lứa tuổi 6,7,8 tuổi. Tuy nét vẽ của các em còn dại nhưng
đây đã khởi sắc và tạo sự phấn khởi cho tôi khi vào lớp và say mê học tập
cùng các em.


10


2. Phạm vi ứng dụng:
Biện pháp có thể áp dụng được với tất cả các khối lớp.
Biện pháp có thể áp dụng linh hoạt với nhiều môn học khác


11
IV. KẾT LUẬN
1. Kết luận
Ý nghĩa của biện pháp:
Biện pháp giúp học sinh có hứng thú trong học tập, có tính sáng tạo
trong khi làm bài; Chủ động tích cực trong các hoạt động tập thể, hoạt động
nhóm; Biết chia sẻ vận dụng kiến thức, kĩ năng làm bài phát triển tư duy ;
Làm được các sản phẩm theo ý thích và sáng tạo riêng. Tạo ra những ý
tưởng táo bạo, mạnh dạn đưa thông điệp cuộc sống vào những bức tranh
ngộ nghĩnh của các em. Phát triển được năng khiếu nghệ thuật khơi dạy
niềm đam mê vẽ tranh từ ngay khi các em bước vào lớp 1.
Thay đổi lối mòn của các em cứ vẽ tranh hoặc xé dán là cây và nhà
làm hình ảnh chính
Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp: Tạo hứng thú cho học sinh lớp
1,2,3, phát triển năng khiếu tư duy nghệ thuật, đòi hỏi đảm bảo điều
kiện về cơ sở vật chất, môi trường học tập tốt .
Giáo viên: Xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh một cách chủ
động, tự nhiên, phát huy tối đa tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
Tìm ra hạn chế của từng nhóm đối tượng học sinh và giúp đỡ các em
khắc phục kịp thời
Ln thay đổi hình thức học tập theo hướng vừa học vừa chơi để các
em vừa thoải mái sôi nổi trong học tập vừa tiếp thu kiến thức một cách
chủ động
Tăng cường khuyến khích động viên các em để các em thấy mình

được quan tâm chú ý từ đó tích cực học tập hơn. Để nâng cao chất lượng
và hiệu quả dạy học, đòi hỏi người giáo viên phải biết cách tổ chức và sử
dụng các phương pháp dạy học, có khả năng phát huy tính tích cực, chủ
động của học sinh. Mỗi thầy cơ phải thực sự tâm huyết với nghề, luôn học
hỏi bồi dưỡng nâng cao kiến thức và trình độ chun mơn nghiệp vụ cho
bản thân. Làm được như vậy tôi tin rằng chất lượng giảng dạy của chúng ta
ngày càng tốt hơn.



×