Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Rèn nền nếp cho học sinh lớp 1 phát triển năng lực tự chủ, tự học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 15 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

I. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn biện pháp

1

2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

1

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2

5. Phương pháp nghiên cứu

2

II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


2

1. Cơ sở lý luận

2

2. Cơ sở thực tiễn

3

3. Các biện pháp

4

3.1. Biện pháp 1: Xây dựng và thực hiện tốt chương trình
“02 tuần 0”
3.2. Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh hỗ
trợ học sinh rèn nền nếp nâng cao năng lực tự chủ, tự học
3.3. Biện pháp 3: Quan tâm tới đối tượng học sinh có hồn
cảnh khó khăn, hồn cảnh đặc biệt.

4
7
8

3.4. Biện pháp 4. Nêu gương – Khen thưởng

11

III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG


12

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

13


1
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn biện pháp
Như chúng ta đã biết, nền nếp là những việc làm, những thói quen tốt
trong học tập, sinh hoạt, ... của bản thân mỗi học sinh. Là khởi đầu của hành vi
đạo đức thông qua việc chấp hành những nội quy của lớp, nội quy của trường, ...
nó là nền tảng để tạo nên chất lượng dạy và học. Một lớp học muốn đạt chất
lượng cao về mọi mặt thì khơng thể không coi trọng việc xây dựng nền nếp cho
học sinh.
Trong giai đoạn hiện nay, mỗi chúng ta đều biết rằng con người làm chủ
tương lai trong sự hòa nhập với cộng đồng thế giới, không thể là con người thụ
động, rập khn máy móc mà phải là con người biết làm chủ bản thân, ... Để có
được thế hệ tương lai như vậy, chúng ta cần tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện
tính tự chủ và tự học ngay từ khi các em bước vào lớp 1. Thiếu năng lực tự chủ,
tự học trẻ sẽ lười biếng, thụ động, chậm chạp khi tham gia vào các hoạt động cá
nhân cũng như các hoạt động tập thể. Vì thế, việc rèn nền nếp cho học sinh lớp 1
phát triển năng lực tự chủ, tự học là rất quan trọng.
Bởi vậy, tôi đã lựa chọn biện pháp “Rèn nền nếp cho học sinh lớp 1 phát
triển năng lực tự chủ, tự học.”
2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp HS có nền nếp trong học tập và rèn luyện, chủ động, tích cực tham
gia các hoạt động ở lớp, ở trường cũng như ở nhà. Từ đó giúp các em phát triển

năng lực tự chủ, tự học.
- Giúp GV đa dạng các biện pháp rèn nền nếp cho học sinh 1 phát triển
năng lực tự chủ, tự học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng trong cơng tác chủ nhiệm từ đó đưa ra biện pháp rèn
nền nếp cho học sinh lớp 1 phát triển năng lực tự chủ, tự học.


2
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp rèn nền nếp cho học sinh lớp 1 phát
triển năng lực tự chủ, tự học.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực nghiệm tại lớp 1A, trường tôi đang công tác.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận (đọc tài liệu)
Đọc và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến việc rèn nền nếp cho học sinh
lớp 1 phát triển năng lực tự chủ, tự học.
5.2. Phương pháp điều tra
Tiến hành thực nghiệm, thống kê, phân tích và tổng hợp đánh giá học
sinh qua từng giai đoạn để kiểm chứng các hình thức nghiên cứu đã phù hợp
chưa và có mang lại hiệu quả tốt khơng.
5. 3. Phương pháp đàm thoại
Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp để tìm ra các biện
pháp rèn nền nếp cho học sinh lớp 1 phát triển năng lực tự chủ, tự học sao cho
phù hợp và đạt hiệu quả.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lí luận
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã quy định các năng lực để hình
thành và phát triển ở học sinh đó là: Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực giao
tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Ngồi ra, cịn có các

năng lực chun mơn được hình thành qua các mơn học như: Năng lực ngơn
ngữ; Năng lực tính tốn; Năng lực khoa học; Năng lực thẩm mĩ; Năng lực thể
chất.
Các năng lực đều rất quan trọng đối với học sinh, đặc biệt là học sinh
lớp 1, dần hình thành và phát triển cho các em nhưng năng lực cần thiết để
tạo tiền đề phát triển hơn nữa cho các khối lớp sau này. Trong đó "Tự chủ và
tự học" được xếp vị trí hàng đầu trong nhóm các năng lực chung. Cụ thể:


3
+ Tự lực: Tự làm được những việc của mình ở nhà và ở trường theo sự
phân công, hướng dẫn.
+ Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng: Có ý thức về
quyền và mong muốn của bản thân; bước đầu biết cách trình bày và thực hiện
một số quyền lợi và nhu cầu chính đáng.
+ Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình: Nhận biết và bày tỏ
được tình cảm, cảm xúc của bản thân với người khác, hồ nhã với mọi người;
khơng nói hoặc làm điều xúc phạm người khác, thực hiện đúng kế hoạch học
tập, lao động; không mải chơi, làm ảnh hưởng đến việc học và các việc khác.
+ Thích nghi với cuộc sống: Tìm được những cách giải quyết khác nhau
cho cùng một vấn đề, thực hiện được các nhiệm vụ khác nhau với những yêu
cầu khác nhau.
+ Định hướng nghề nghiệp: Bộc lộ được sở thích, khả năng của bản thân,
biết tên, hoạt động chính và vai trị của một số nghề nghiệp; liên hệ được
những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.
+ Tự học, tự hồn thiện: Có ý thức tổng kết và trình bày được những
điều đã học, nhận ra và sửa chữa sai sót, có ý thức tự học hỏi thầy cô, bạn bè
và người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết, có ý thức học tập và làm theo
những gương người tốt.
Vì vậy, để giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự chủ, tự học

thì người giáo viên cần xây dựng hệ thống nội dung học tập và rèn luyện
logic, chặt chẽ và hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh nội dung đó bằng các việc
làm cụ thể.
2. Cơ sở thực tiễn
Năm học 2022 - 2023, tôi được BGH nhà trường phân công chủ nhiệm
và trực tiếp giảng dạy lớp 1A, lớp có tổng số học sinh là 33 em, trong đó có
17 em nam và 16 em nữ; 100% HS có cùng độ tuổi sinh năm 2016, đều là con
em trong xã; 5 em thuộc gia đình có hồn cảnh khó khăn (hộ nghèo, cận
nghèo); 2 em mồ côi mẹ; 4 em bố mẹ li hôn ở với ông bà.


4
2.1. Thuận lợi
- Cở sở vật chất nhà trường được xây dựng khang trang, sạch đẹp.
- Giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp 1 nhiều năm, thân thiện, gần gũi
và luôn quan tâm tới học sinh.
- 100% học sinh cùng độ tuổi, là con em trong xã. Nhiều em ngoan
ngỗn, lễ phép, nghe lời thầy cơ giáo.
2.2. Khó khăn và nguyên nhân
- Học sinh bước vào lớp 1 còn nhiều bỡ ngỡ, rụt rè, lúng túng do các em
mới từ mẫu giáo lên, bị thay đổi hoàn toàn cả về mơi trường cũng như hình thức
học tập. Nhiều em chưa có ý thức tự chủ, tự học do cịn quen với việc tự do vui
chơi.
- Nhiều em chưa có thói quen tự phục vụ được bản thân, đơi khi cịn có
biểu hiện ỷ lại do các em cịn nhỏ, cha mẹ nng chiều hoặc khơng kiên trì
hướng dẫn con làm, làm hết việc của con.
- Một số em thiếu thốn về vật chất, tình cảm, tinh thần và sự chăm sóc do
các em có hồn cảnh khó khăn, mồ côi mẹ hoặc bố mẹ li hôn.
3. Các biện pháp
3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt chương trình

02 tuần 0"
"
Việc cho học sinh lớp 1 làm quen trước năm học mới giúp các em nhanh
chóng thích nghi với mơi trường, điều kiện học tập, phương pháp giáo dục
trong trường tiểu học; rèn luyện nền nếp, kỹ năng cần thiết; đồng thời tạo
niềm vui và sự tự tin cho các em đối với trường, lớp, thầy cô và bạn bè mới.
Bởi vậy, đầu các năm học nói chung và năm học 2022 – 2023 nói riêng Phòng
Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các đơn vị, trường học chuẩn bị tốt ngày
tựu trường và khai giảng năm học mới, trong đó có chương trình "02 tuần 0"
đối với học sinh lớp Một.
Khi xây dựng kế hoạch "02 tuần 0" tôi căn cứ vào chỉ đạo của nhà trường,
của tổ chun mơn. Từ đó xây dựng kế hoạch sát với thực tế của lớp.


5

Kế hoạch "02 tuần 0"lớp 1A – Năm học 2022 – 2023
Khi đã xây dựng được kế hoạch chi tiết, tơi thực hiện kế hoạch theo
từng buổi.
Ví dụ: Hoạt động hướng dẫn học sinh đi vệ sinh.


6
Bước 1: Dẫn và giới thiệu cho HS biết khu vệ sinh của các em gần khu
vực lớp mình nhất.
Bước 2: Vào phòng vệ sinh, thực hiện đúng nội quy nhà vệ sinh (không
đùa nghịch trong nhà vệ sinh; đi vệ sinh đúng chỗ, thả giấy vệ sinh đúng nơi
quy định; xả hoặc giội nước sau khi đi vệ sinh).
Bước 3: Rửa tay thật sạch với xà phòng sau khi đi vệ sinh.
Ở hoạt động này HS lớp tôi đã biết và thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân.


Sau mỗi ngày thực hiện, tôi tự đánh giá lại những việc mình đã thực hiện
theo kế hoạch, những gì chưa phù hợp, cần bổ sung tôi ghi lại để rút kinh
nghiệm cho những buổi tiếp theo và những năm học sau.
Sau đây là một số minh chứng trong quá trình thực hiện chương trình "02
tuần 0":

HĐ thăm quan, giới
thiệu nhà trường

HĐ rèn nền nếp
xếp hàng

HĐ trang trí
lớp học

HĐ hướng dẫn vệ sinh
cá nhân

HS làm quen với SGK và
đồ dùng học tập

HS rèn kĩ năng
nghe – nói


7
Qua biện pháp này, các em học sinh bước đầu đã làm quen được với môi
trường học tập mới, các em khơng cịn bỡ ngỡ, rụt rè, lúng túng mà đã mạnh
dạn, tự tin hơn. Bước đầu hình thành một số nền nếp ở lớp 1 để bước tiếp một

chặng đường 9 tháng của năm học mới.
3.2. Biện pháp 2: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh hỗ trợ học sinh
rèn nền nếp phát triển năng lực tự chủ, tự học
Tham gia vào quá trình hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự
học khơng chỉ có nhà trường mà cịn có gia đình. Đặc biệt, đối với học sinh
lớp 1, việc phối hợp với phụ huynh là rất cần thiết và vơ cùng quan trọng. Vì
vậy trong suốt quá trình rèn luyện nền nếp cho học sinh, tơi đã có sự liên hệ
chặt chẽ với phụ huynh để cùng hỗ trợ học sinh thực hiện.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi với phụ huynh một số
quy định về việc rèn nền nếp cho học sinh. Tôi đặc biệt nhấn mạnh năng lực
tự chủ, tự học của học sinh và nhờ phụ huynh hướng dẫn các em tự làm một
số việc khi ở nhà như:
+ Tự giác hoàn thành nhiệm vụ học tập ở nhà.
+ Tự soạn sách vở, dọn dẹp bàn học - phịng riêng của mình.
+ Ngủ dậy tự gấp chăn màn, tự gấp quần áo, tự vệ sinh cá nhân, chọn
trang phục và mặc quần áo.
+ Tự hồn thành cơng việc được giao.

Ngồi ra, tơi lập nhóm zalo của lớp để thơng báo tình hình của học
sinh, của lớp với phụ huynh để phụ huynh hỗ trợ kịp thời . Hỗ trợ phụ
huynh trong cách hướng dẫn con tự học ở nhà.
Thống nhất với phụ huynh cách hướng dẫn, các kĩ thuật (cách chỉ để
học sinh đánh vần, đọc trơn, cách sử dụng thuật ngữ khi dạy học sinh đọc,
viết,...) khi dạy con để có sự thống nhất giữa mẹ và cô giúp học sinh dễ dàng
trong việc học tập.


8
Phụ huynh quay các video tự học của con rồi gửi vào zalo để tôi sử
dụng tư liệu tuyên dương, khen ngợi hay nhắc nhở học sinh kịp thời.

Tôi thường động viên phụ huynh kiên trì trong việc dạy con.

HS tự gấp chăn

HS tự học

Trao đổi giữa PH và GV

Những trao đổi kịp thời, những chỉ dẫn tỉ mỉ của cô đã cung cấp thông
tin, giúp phụ huynh hỗ trợ học sinh hình thành nền nếp phát triển năng lực tự
chủ, tự học. Qua đây giáo viên cũng nhận được nhiều phản hồi, là những trao
đổi về cách hướng dẫn con của phụ huynh, là tính cách riêng của từng bạn,...
Từ đó điều chỉnh việc hướng dẫn học sinh, tạo hiệu quả tích cực cho học sinh
trong q trình học tập và rèn luyện.
3.3. Biện pháp 3. Quan tâm tới đối tượng học sinh có hồn cảnh khó
khăn, hồn cảnh đặc biệt.
Trong hơn 10 năm giảng dạy thì năm học 2022 – 2023 là lần đầu tiên
trong công tác chủ nhiệm tơi được nhận lớp có nhiều học sinh khó khăn, học
sinh mồ côi mẹ và bố mẹ li hôn nhiều đến vậy. 5 học sinh thuộc hộ nghèo,
cận nghèo (Phương Anh, Ánh, Tú, Cường, Tuấn); 2 học sinh mồ côi mẹ
(Dương, Khánh); 04 học sinh bố mẹ li hôn ở với ông bà (Tuấn, Phương Anh,
Cường, Long). Các em thiếu thốn về vật chất, tình cảm, tinh thần và cả sự
chăm sóc. Các em tự ti, nhút nhát, rụt rè, chưa tự giác, tích cực tham gia vào
các hoạt động.


9
Ở lớp, ngoài việc quan tâm tới tất cả các em học sinh tơi cịn dành thời
gian quan tâm hơn đến các em có hồn cảnh khó khăn, hồn cảnh đặc biệt.
Thường xun trị chuyện, động viên, khích lệ các em. Chia sẻ hoàn cảnh của

các em với các bạn học sinh trong lớp, giáo dục các em đồng cảm, quan tâm,
giúp đỡ, cùng chơi, cùng học, cùng tham gia các hoạt động với các bạn.
Ví dụ: Em Phương Anh lớp tôi là học sinh thuộc hộ nghèo, bố mẹ li hôn
ở với mẹ và ông bà ngoại, mẹ đi lấy chồng, ơng ngoại bị bệnh hiểm nghèo, bà
ngoại ngồi 70 tuổi. Hồn cảnh gia đình rất khó khăn, em thiếu thốn đủ thứ về
vật chất, tinh thần,…Vì thế em rất nhút nhát, tự ti, khơng hồ đồng với bạn
bè, khơng tích cực tham gia các hoạt động và thường xun khơng hồn thành
nhiệm vụ học tập. Khi đến lớp tơi thường xun dành thời gian để trị chuyện
với em, tạo cơ hội cho em tham gia vào các hoạt động cùng với các bạn như
cùng đọc bài, cùng trang trí lớp học, cùng chơi,…Mỗi khi em chưa hồn
thành nhiệm vụ học tập, tôi hướng dẫn riêng em vào giờ ra chơi hoặc cuối
buổi để em hồn thành ln trong buổi hơm đó. Tơi thường xun động viên,
khích lệ em dù chỉ tiến bộ một chút. Cứ như vậy, em ngày một tiến bộ hơn
trong học tập, mạnh dạn hơn, hồ đồng hơn với các bạn, tích cực tham gia vào
các hoạt động của lớp, của trường.

HS cùng học, cùng chơi
Ở nhà, thi thoảng tôi sắp xếp thời gian đến nhà các em hướng dẫn và
cùng các em học bài, sắp xếp góc học tập, làm việc nhà,... Trị chuyện cùng


10
người thân của các em để hiểu các em hơn. Qua đó, các em cảm nhận được
tình thương u, sự gần gũi của cô, giúp các em bớt đi được phần nào những
khó khăn, thiệt thịi của các em.

GV đến thăm gia đình HS
Ngồi ra, tơi chia sẻ với các bậc phụ huynh trong lớp về hoàn cảnh của
các em, vận động các bậc phụ huynh hỗ trợ các em về vật chất, tinh thần như:
sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, đưa đón,…

Ví dụ: Trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi cùng các bậc phụ huynh
đã quyên góp được 2.500.000đ (Hai triệu năm trăm nghìn đồng) tiền mặt để
hỗ trợ cho gia đình em Phương Anh, Ánh, Tú, Cường, Tuấn (mỗi em
500.000đ). Ngoài ra, một số phụ huynh còn ủng sách giáo khoa, đồ dùng học
tập, quần áo, đồ ăn,… cho các em.


11

Giáo viên cùng phụ huynh tặng quà cho học sinh có hồn cảnh khó khăn
Từ những sự quan tâm đó, các em có đủ sách vở, đồ dùng học tập, quần
áo, … Các em đã mạnh dạn, tự giác, tích cực tham gia vào các hoạt động,
khơng cịn tự ti, rụt rè như trước.
3.4. Biện pháp 4 : Nêu gương – Khen thưởng.
Học sinh mới từ mẫu giáo lên còn quen với việc tự do vui chơi, các em
chưa có ý thức tự chủ, tự học. Nhưng tâm lí trẻ rất thích được khen. Vì vậy,
để rèn tốt năng lực tự chủ, tự học cho học sinh tôi đã sử dụng biện pháp nêu
gương và khen thưởng học sinh.
Nêu gương, khen thưởng: Đối với học sinh chăm ngoan, hăng hái làm
nhiều việc tốt, học tập đạt kết quả cao, có tiến bộ trong học tập, trong sửa
chữa những nhược điểm, thiếu sót về hành vi, nếp sống.


12
Khen với nhiều hình thức: khen trước lớp, khen về gia đình, lưu tên học
sinh được khen vào biểu khen của lớp. Sau mỗi đợt thi đua học sinh được khen
nhận thưởng. Phần thưởng như cái bút,cục tẩy, thước hoặc quyển vở để khích
lệ học sinh trong học tập và rèn luyện. Sự tiến bộ, được khen kịp thời, các trò
vui ra mặt, phấn khởi cùng nỗ lực học tập và rèn luyện.


HS được nêu gương, khen thưởng
Cứ như vậy, sau mỗi tuần tơi đều thấy có vài em tiến bộ và đến giữa
học kỳ một, tôi thấy hầu hết các em đã tự giác học bài và tự hoàn thành việc
của mình.
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả
Sau khi áp dụng các biện pháp trên, học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã tiến
bộ rõ rệt về nền nếp học tập cũng như chất lượng học tập, đặc biệt là năng lực
tự chủ, tự học của các em. Dưới đây là bảng kết quả đánh giá năng lực tự chủ,
tự học và những thành tích nổi bật của lớp 1A, cuối năm học 2022 – 2023:
Mức độ đạt được
TSHS
Tốt
Đạt
Cần cố gắng
Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %
33
26
78,8
7
21,2
0
0
- Các em mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
- Thường xuyên được tuyên dương trước buổi chào cờ đầu tuần là lớp có
nền nếp tốt.


13
- 2 em đạt Huy chương Đồng VioEdu cấp tỉnh.

- 3 em tham gia thi ‘Giai điệu tuổi hồng” cấp huyện, đạt giải Ba.
- 1 em đạt giải Nhất, 1 em giải Nhì mơn cờ vua cấp trường.
- 2 em đạt giải Nhất môn cầu lông cấp trường.
- Thi văn nghệ chào mừng 20/11 xếp 1/20 lớp.
- Xếp thứ 1/20 lớp về chấm VSCĐ cấp trường.
- 100% học sinh hoàn thành chương trình lớp học.
- 25/33 em được nhà trường tặng giấy khen (13 em đạt danh hiệu “Học
sinh Xuất sắc”; 12 em đạt danh hiệu “Học sinh Tiêu biểu hoàn thành tốt các
nhiệm vụ học tập và rèn luyện”).
- Cuối năm học 2022 – 2023 lớp 1A được Liên đội nhà trường xếp loại
thi đua đứng thứ 1/20 lớp. Đạt lớp Tiên tiến Xuất sắc.
2. Ứng dụng
- Biện pháp có thể áp dụng đối với các lớp trong khối 1 của trường Tiểu
học nơi tôi đang công tác.
- Biện pháp được chia sẻ và được đồng nghiệp áp dụng ở khối 1 của các
trường Tiểu học khác trong huyện.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Sự nghiệp trồng người là một sự nghiệp cao cả mà không phải ai cũng
làm được. Nó địi hỏi người thực hiện phải có “Cái tâm yêu nghề, mến trẻ,
luôn học hỏi, nâng cao tay nghề, ln có sự đầu tư, sáng tạo” trong suốt
q trình giảng dạy lâu dài. Để thực hiện điều đó, tuy có vất vả nhưng những
thành tích học tập tốt của học sinh chính là phần thưởng to lớn của mỗi giáo
viên và nó cịn là nguồn động lực giúp chúng ta vượt qua khó khăn để hồn
thành sự nghiệp trồng người.
Trên đây là biên pháp tôi đã áp dụng trong công tác chủ
nhiệm lớp nhằm rèn nền nếp cho học sinh lớp 1 phát triển
năng lực tự chủ, tự học. Tơi hy vọng biện pháp của mình sẽ


14

được nhân rộng, giúp các em có nền nếp tốt trong học tập và
rèn luyện, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động ở lớp, ở
trường cũng như ở nhà.
Bản thân tơi sẽ khơng ngừng học hỏi để có thêm nhiều kinh nghiệm
hơn nữa trong công tác giảng dạy của mình. Tơi rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của Hội đồng khoa học để tôi rút kinh nghiệm và tiếp tục áp dụng
biện pháp vào thực tế ngày một hiệu quả hơn.
Xin chân thành cảm ơn !



×