Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo rèn nền nếp thói quen cho trẻ 24 36 tháng tuổi trong trường mầm non quang kim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.93 KB, 13 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo rèn nền nếp thói quen cho trẻ
24-36 tháng tuổi trong trường mầm non Quang Kim”
Mã số: …………………………. (do thường trực HĐSK tỉnh ghi)
1.Tình trạng giải pháp đã biết:
1. Tình trạng sáng kiến đã biết:
- Mô tả sáng kiến:
Trường Mầm non Quang Kim là đơn vị trường thuộc vùng thuận lợi của
huyện Bát xát song vẫn còn gặp không ít khó khăn. Toàn trường có 75% học sinh
là con em dân tộc. Đa số nhân dân trong xã làm nông nghiệp, trình độ dân trí của
một số người dân vẫn còn hạn chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban
giám hiệu nhà trường nên công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ là rất được quan
tâm. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo và triển khai vào một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của năm học cho từng độ tuổi nhằm thực hiện tốt
chương trình giáo dục mầm non mới. Nhà trường thường xuyên chỉ đạo sát sao tới
các tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo tới toàn thể giáo viên làm tốt công tác rèn
nền nếp thói quen cho trẻ. Giáo viên có vai trò tổ chức điều khiển, điều chỉnh quá
trình rèn nền nếp thói quen cho trẻ, làm cho việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ đạt
hiệu quả cao.
* Ưu điểm:
Với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn và dinh
dưỡng trong nhà trường. Qua nắm bắt thực tế tình hình thực tế của đơn vị trường,
qua kiểm tra, quan sát những hành vi thói quen của trẻ tại các nhóm lớp, tôi nhận
thấy:
Đối với trẻ chuẩn bị đến trường mầm non thì Gia đình chính là môi trường
giáo dục đầu tiên của trẻ. Trẻ được chăm sóc, giáo dục và rèn luyện ngay chính tại
gia đình của mình. Đối với những gia đình có thói quen sinh hoạt tốt, thường


xuyên quan tâm chăm sóc dạy dỗ trẻ sẽ là những bài học đầu tiên làm cho trẻ
nhận thức nhanh và có thói quen tốt, ngược lại những gia đình không chú trọng
đến thói quen sinh hoạt tốt thì đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn đến những thói quen,
hành vi không tốt, trẻ có những hành vi lệch lạc. Từ kinh nghiệm thực tế nhiều
năm làm công tác giảng dạy và quản lý trực tiếp ở trường mầm non tôi đã tìm
hiểu hoàn cảnh thực tế của từng gia đình trẻ đặc biệt là dựa trên đặc điểm tâm sinh
lý của trẻ tôi đã nghiêm túc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ ở
trường mầm non đồng thời làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh về việc giáo
dục nền nếp thói quen cho trẻ. Qua việc quan sát thực tế, để kịp thời nắm bắt
1


những thói quen tốt hay chưa tốt của mỗi trẻ để uốn nắn cho trẻ những nền nếp
thói quen tốt cho trẻ. Những hành vi văn hóa ứng sử trong giao tiếp của trẻ phản
ánh khá rõ nét về những thói quen, tập tục của mỗi gia đình.
* Khuyết điểm:
Đội ngũ giáo viên nhà trường đa số mới từ vùng cao chuyển và không
chuyên về công tác giáo dục lứa tuổi nhà trẻ về nên kinh nghiệm chăm sóc giáo
dục trẻ 24-36 tháng còn gặp rất nhiều hạn chế. Nội dung hoạt động một ngày của
trẻ tuy nhà trường đã triển khai song việc áp dụng còn lúng túng, chưa linh hoạt,
một số giáo viên chỉ quan tâm đến cá nhân trẻ mà chưa quan tâm đến hoạt động
theo nhóm nên ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác giáo dục trẻ
Đối với trẻ nhà trẻ lần đầu tiên xa môi trường giáo dục của gia đình, những
ngày đầu đến lớp trẻ còn chưa có nề nếp thói quen tốt, trẻ còn quấy khóc nhiều cô
giáo rất vất vả làm ảnh hưởng đến việc cung cấp kiến thức cho trẻ.
Trình độ nhận thức của một bộ phận phụ huynh còn hạn chế. Có phụ huynh
cho rằng: “Cho trẻ đi học nhà trẻ là chỉ là chỉ để cô giáo trông và dạy hát vài bài,
còn trẻ nhỏ thì biết gì là học”. Vì vậy rất cần có sự thống nhất về phương pháp
giáo dục của nhà trường và gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
nhân cách của trẻ Từ những thực trạng trên tôi đưa ra một số biện pháp nhằm làm

tốt hơn công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ trong trường mầm non.
- Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả tại trường mầm non Quang Kim và
được Hội đồng sáng kiến nhà trường đánh giá xếp loại xuất sắc.
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non cô giáo
mầm non phải biết hướng mọi hoạt động, mọi nội dung, biện pháp, phương pháp
chăm sóc giáo dục trẻ vào thực hiện mục tiêu của ngành học, sao cho trẻ luôn
được khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng yêu thương, thông
minh, ham hiểu biết, đặc biệt là trẻ có nền nếp thói quen tốt trong sinh hoạt.Vì vậy
việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nền nếp chuyên môn giờ nào việc nấy, trước
khi đến lớp phải có kế hoạch như vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt
hiệu quả cao, trẻ có nền nếp thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt. Việc rèn nền
nếp thói quen cho trẻ cũng cần phải tuân theo nguyên tắc: Phải đảm bảo tính mục
đích, giáo viên cần thực hiện đảm bảo cân đối giữa chăm sóc và giáo dục trẻ; Biết
tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi. Đảm bảo các tác động
đồng bộ đến nhân cách của trẻ; Việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ cũng cần đảm
bảo tính liên tục trong quá trình giáo dục trẻ. Giáo viên phải giữ vai trò chủ đạo
muốn trẻ có nền nếp học tập và có những thói quen tốt đòi hỏi cô giáo cần nắm
vững một số kinh nghiệm sau:
2.1. Giải pháp 1. Chỉ đạo việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua
chế độ sinh hoạt trong trƣờng mầm non.

2


a) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen thông qua việc tổ chức
ăn uống cho trẻ.
Ăn uống là nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hằng
ngày cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước. Tùy từng độ
tuổi mà chế độ ăn uống phù hợp và lựa chọn chế biến thức ăn phù hợp với khả

năng tiêu hóa của trẻ. Cần hướng dẫn cho giáo viên cho trẻ ăn uống hợp lý, ăn
đúng giờ, đảm bảo vệ sinh và tạo bầu không khí thoải mái vui vẻ khi trẻ ăn sẽ tạo
cho trẻ có cảm giáo ăn ngon miệng và muốn được ăn khi đến bữa. Đồng thời tập
cho trẻ có thói quen ăn thức ăn đa dạng về khẩu vị và chất dinh dưỡng nhằm tăng
cường sức khỏe cho trẻ. Rèn cho trẻ có thói quen rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
mặc dù trẻ nhỏ chưa biết tự rửa tay, rửa mặt. Sau khi trẻ ăn xong cô rèn cho trẻ có
thói quen lấy khăn lau miệng và uống nước.
b) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ
chức giấc ngủ cho trẻ.
Giấc ngủ rất cần thiết cho mọi người. Nó là điều kiện để hồi phục khả năng
làm việc của các tế bào thần kinh sau những hoạt động của con người trước đó.
Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh còn yếu, vì thế trẻ chóng bị mệt mỏi, nên giấc ngủ là
rất cần thiết để trẻ lớn lên và phát triển.
c) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ
chức vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Việc tập cho trẻ 24 - 36 tháng biết vệ sinh cá nhân là rất cần thiết, nhằm
góp phần giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho trẻ và là cơ sở đề hình thành nếp sống cá
văn hóa vệ sinh, hình thành những nét tính cách tốt sau này.
Giáo viên cần tập cho trẻ 24 - 36 tháng có những kỹ năng và thói quen vệ
sinh ban đầu thích hợp như dạy trẻ biết giữ sạch sẽ tay chân, quần áo, rèn cho trẻ
có thói quen vệ sinh rửa tay, dùng khăn, thói quen ngăn nắp gọn gàng.
d) Hƣớng dẫn giáo viên làm tốt công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ
thông qua việc tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ.
Trong việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày cho trẻ giáo viên cần tổ
chức cho trẻ được rèn luyện cơ thể để trẻ dễ dàng thích nghi với điều kiện sống.
Rèn luyện là sử dụng hệ thống những biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng, sức
chịu đựng của cơ thể trước những tác động của môi trường bên ngoài.
e) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua giờ
đón trẻ:
Trong giờ đón trẻ giáo viên cần thể hiện thái độ vui vẻ niềm nở, gần gũi âu

yếm trẻ tạo cho trẻ có cảm giác an toàn. Cô giáo tập cho trẻ có thói quen chào cô
giáo, chào các bạn trước khi vào lớp và biết chào bố mẹ, ông bà, người thân khi
đưa bé đến lớp. Cô giáo cần hướng dẫn trẻ tự mình để dép, giày đúng nơi quy
định. Trong giờ đón trẻ cô nên trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức
khỏe của trẻ, về những thói quen tốt, chưa tốt của trẻ mới đến nhà trẻ để cùng
3


phối hợp rèn nền nếp thói quen cho trẻ, kịp thời khen khích lệ trẻ khi trẻ có thói
quen tốt hoặc thông báo những điều cần thiết và nhắc nhở những quy định chung
của nhà trẻ.
f) Rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua chơi tự do với đồ vật ở các
góc.
Đối với việc tổ chức cho trẻ chơi tự do ở các góc. Cô giáo cần rèn cho trẻ
có thói quen lấy và cất đồ chơi đúng quy định, tạo cho trẻ có thói quen chơi đoàn
kết với bạn, không tranh dành đồ chơi của bạn. Tuy nhiên đối với trẻ nhà trẻ mục
đích chơi của trẻ là trẻ chơi cạnh nhau nên thường hay xảy ra tình trạng trẻ dành
đồ chơi của bạn, cắn bạn…. Vì thế cô giáo cần quan tâm chơi cùng trẻ tạo không
khí cho trẻ chơi an toàn tự nhiên, hứng thú. Trong khi trẻ chơi cô gần gũi trò
truyện với trẻ để dạy trẻ có những thói quen tốt trong khi chơi. Trong những hoạt
động nối tiếp cô nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mang tính chất giáo dục:
g) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua hoạt
động trả trẻ :
Trước khi ra về, cô tập cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, quần áo, đầu
tóc trẻ gọn gàng, sạch sẽ. Trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón cô cho trẻ chơi
trò chơi mang tính giáo dục nền nếp thói quen để trẻ khắc sâu những thói quen tốt
ở trường Mầm non, tạo cho trẻ những ấn tượng tốt với nhóm lớp, với cô giáo để
ngày hôm sau trẻ lại thích đến lớp.
Khi gặp bố mẹ trẻ, cô cấn hướng dẫn trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo, chào
các bạn khi ra về và trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết trong ngày

về cá nhân trẻ cũng như một số thói quen trẻ thực hiện chưa tốt trong ngày để cha
mẹ trẻ nắm được cùng phối hợp với cô giáo rèn cho trẻ có những thói quen tốt
không chỉ ở trong gia đình mà có những thói quen tốt ở nhà trường, lớp học.
h) Rèn nền nếp thói quen trong giờ chơi - tập có chủ định.
Trong hoạt động chơi tập có chủ định được tiến hành vào thời điểm buổi
sáng. Cô nên sắp xếp trong một tuần để trẻ có thể tạo cho trẻ thói quen được tham
gia chơi, tập có chủ định với các nội dung hoạt động khác nhau, các hoạt động
bao gồm: Phát triển vận động, hoạt động nhận biết tập nói, luyện các giác quan;
xem tranh truyện; Nghe kể truyện, đọc thơ; tập hát và nghe hát, tập vẽ, tô...
2.2. Giải pháp 2. Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc đội ngũ giáo viên
giáo dục các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ trong trƣờng
mầm non.
Đây là một nội dung quan trọng trong việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở
trường mầm non. Cho nên cô giáo cần rèn cho trẻ những kỹ năng, thói quen sau
+ Thói quen vệ sinh thân thể đó là thói quen giữ cho thân thể sạch sẽ như
rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ, biết xúc miệng, biết dùng khăn mùi xoa, biết dùng
nhà vệ sinh…

4


+ Thói quen gữ vệ sinh quần áo Biết giữ cho quần áo sạch sẽ thơm tho,
không quỳ lê la xuống đất bẩn.
+ Tạo cho trẻ có thói quen ăn uống: Biết rửa tay trước khi ăn, nhai kỹ,
không bốc ăn bằng tay, không làm rơi vãi thức ăn, không bỏ thừa thức ăn. Ăn
xong biết rửa tay, lau miệng, xúc miệng.
+ Vệ sinh môi trường: Trẻ biết đi vệ sinh đúng chỗ, không vứt rác bừa bãi,
không làm bẩn môi trường.
2.3. Giải pháp 3. Chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ
huynh về việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở gia đình.

Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ
thiết thực của từng nhóm, lớp và trường mầm non, góp phần thực hiện tốt mục
tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa trường, lớp
mầm non và cha mẹ trẻ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình rèn nền nếp thói quen cho trẻ. Đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của trẻ về
mọi mặt.
Quá trình kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ có
tác dụng: tạo sự thống nhất giữa gia đình và trường, lớp mầm non về việc rèn nền
nếp thói quen cho trẻ, không làm đảo lộn việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, lớp
và ở gia đình, nhất là đối với những trẻ mới ra lớp. Tạo sự thống nhất về nội dung,
phương pháp, cách thức rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở lớp cũng như ở gia đình,
Tránh được những mâu thuẫn về phương pháp rèn nền nếp cho trẻ. Tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hình thành thói quen và phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ, góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Áp dụng hiệu quả tại trường mầm non Quang Kim và có khả năng áp dụng
rộng rãi tại các cơ sở giáo dục mầm non.
4. Hiệu quả, lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng
giải pháp:
Sau khi sáng kiến này được đưa ra triển khai áp dụng vào thực tế được các
cấp, các ngành ủng hộ, đặc biệt là cấp ủy chính quyền địa phương và nhân dân tin
tưởng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
Áp dụng sáng kiến đã góp phần có hiệu quả vào công tác vận động và duy
trì tỷ lệ học sinh ra lớp, tạo cho các cháu hứng thú tới trường, tới lớp, để các cháu
mạnh dạn, tự tin trong mọi lĩnh vực góp phần phát triển toàn diện về: Thể chất,
nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội.
Sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả cao, được các bậc phụ huynh ủng hộ,
hiểu thêm kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ, nhận thức được vai trò trách nhiệm
của người làm cha, làm mẹ đối với các con, trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối


5


với trẻ em, hiểu ra quyền của trẻ em là được sinh ra, được chăm sóc nuôi dưỡng,
được vui chơi học hành…
5. Những ngƣời tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu:
Số
TT
1

Họ và tên
Nguyễn Thị Thức

Ngày tháng
năm sinh

Nơi
công
tác

Chức
danh

01/ 06 /1970 MNQK GV

Trình độ
chuyên
môn


TCSP

Nội dung công
việc hỗ trợ
Hỗ trợ giảng dạy
trực tiếp

Quang Kim, ngày 16 tháng 5 năm 2014
Ngƣời báo cáo

Đinh Thị Hồng Thu

6


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
I. Phần mở đầu
1 . Lý do chọn đề tài.
Giáo dục học mầm non là một chuyên ngành của giáo dục học với tư cách
là khoa học giáo dục con người trước tuổi đến trường phổ thông. Đối tượng của
giáo dục học mầm non là quá trình giáo dục trẻ từ 0 đến 6 tuổi, được tổ chức và
thực hiện có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, nhằm hình thành những cơ sở ban
đầu của nhân cách. Mục tiêu của giáo dục học mầm non là mô hình nhân cách
phát triển mà trẻ em Việt nam trước 6 tuổi cần đạt được bằng sự giáo dục của gia
đình, nhà trường và xã hội. Đó cũng chính là yêu cầu, là đòi hỏi của xã hội đối với
việc giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non. Dựa theo chương trình giáo dục mầm non
của Bộ GD&ĐT đã ban hành là cơ sở, để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục

trẻ một cách có hệ thống, khoa học để trẻ phát triển một cách toàn diện. Việc chỉ
đạo thực hiện chế độ sinh hoạt ngày cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô
cùng cần thiết, giúp cho đội ngũ giáo viên mầm non chủ động về thời gian biết
cách phân bố về thời gian và các hoạt động trong ngày của trẻ hợp lý nhằm đáp
ứng nhu cầu phát triển về tâm sinh lí của trẻ, qua đó giáo dục những hành vi đạo
đức cho trẻ trong trường mầm non.
Trường Mầm non Quang Kim là đơn vị trường thuộc vùng thuận lợi của
huyện Bát xát song vẫn còn gặp không ít khó khăn. Toàn trường có 75% học sinh
là con em dân tộc. Đa số nhân dân trong xã làm nông nghiệp, trình độ dân trí của
một số người dân vẫn còn hạn chế nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
chăm sóc và giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Ban
giám hiệu nhà trường nên công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ là rất được quan
tâm. Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo và triển khai vào một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của năm học cho từng độ tuổi nhằm thực hiện tốt
chương trình giáo dục mầm non mới. Nhà trường thường xuyên chỉ đạo sát sao tới
các tổ chuyên môn quan tâm chỉ đạo tới toàn thể giáo viên làm tốt công tác rèn
nền nếp thói quen cho trẻ. Giáo viên có vai trò tổ chức điều khiển, điều chỉnh quá
trình rèn nền nếp thói quen cho trẻ, làm cho việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ đạt
hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tế của nhà trường, công tác tham mưu, phối hợp nhịp
nhàng giữa Cán bộ quản lý và các tổ chuyên môn, giáo viên trong đơn vị. Nhà
trường đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện. bản thân tôi với cương vị là Phó hiệu
trưởng nhà trường tôi không tránh khỏi những băn khoăn lo lắng về một bộ phận
nhỏ giáo viên trẻ mới ra trường chưa có kinh nghiệm trong công tác rèn nền nếp
thói quen cho trẻ, Trẻ mầm non rất hiếu động, tinh nghịch đặc biệt là đối với trẻ

7


nhà trẻ môi trường lớp học còn rất bỡ ngỡ trẻ được đến trường lớp mầm non rời

xa vòng tay của cha mẹ và bắt đầu làm quen với môi trường học tập do vậy, trẻ
chưa có nền nếp thói quen khi đến với môi trường mới. Vậy giáo viên phải làm gì
để trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo có nền nếp thói quen tốt khi đến trường. Đây là vấn
đề cần có biện pháp để giúp cho đội ngũ giáo viên đưa trẻ vào nền nếp và hình
thành những thói quen tốt cho trẻ ở trưởng mầm non. Qua kinh nghiệm nhiều năm
trực tiếp làm công tác giảng dạy tại trường mầm non và sự tích cực của bản thân
không ngừng học hỏi đồng nghiệp và những kiến thức học được ở trường sư
phạm tôi đã tích lũy và mạnh dạn lựa chọn kinh nghiệm “Một số biện chỉ đạo
rèn nền nếp thói quen cho trẻ 24-36 tháng tuổi trong trƣờng mầm non trong
trƣờng mầm non Quang Kim” để chia sẻ cùng đồng nghiệp làm tốt công tác
chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ tại các đơn vị trường mầm non trong toàn huyện.
II. Phần nội dung
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Với cương vị là phó hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn và dinh
dưỡng trong nhà trường. Qua nắm bắt thực tế tình hình thực tế của đơn vị trường,
qua kiểm tra, quan sát những hành vi thói quen của trẻ tại các nhóm lớp, tôi nhận
thấy
Đối với trẻ chuẩn bị đến trường mầm non thì Gia đình chính là môi trường
giáo dục đầu tiên của trẻ. Trẻ được chăm sóc, giáo dục và rèn luyện ngay chính tại
gia đình của mình. Đối với những gia đình có thói quen sinh hoạt tốt, thường
xuyên quan tâm chăm sóc dạy dỗ trẻ sẽ là những bài học đầu tiên làm cho trẻ
nhận thức nhanh và có thói quen tốt, ngược lại những gia đình không chú trọng
đến thói quen sinh hoạt tốt thì đứa trẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn đến những thói quen,
hành vi không tốt, trẻ có những hành vi lệch lạc
Đối với trẻ mầm non lần đầu tiên xa môi trường giáo dục của gia đình rất
cần có sự quan tâm của cô giáo hình thành cho trẻ những nền nếp thói quen mới ở
trường mầm non. Những ngày đầu đến lớp trẻ còn chưa có nề nếp thói quen tốt,
trẻ còn quấy khóc nhiều cô giáo rất vất vả làm ảnh hưởng đến việc cung cấp kiến
thức cho trẻ.
Đặc biệt đội ngũ giáo viên nhà trường đa số mới từ vùng cao chuyển và

không chuyên về công tác giáo dục lứa tuổi nhà trẻ về nên kinh nghiệm chăm sóc
giáo dục trẻ 24-36 tháng còn gặp rất nhiều hạn chế. Nội dung hoạt động một ngày
của trẻ tuy nhà trường đã triển khai song việc áp dụng còn lúng túng, chưa linh
hoạt, một số giáo viên chỉ quan tâm đến cá nhân trẻ mà chưa quan tâm đến hoạt
động theo nhóm nên ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác giáo dục trẻ
Trẻ nhà trẻ còn quá nhỏ chưa có nền nếp thói quen, chưa biết tham gia vào
các hoạt động trong lớp do ảnh hưởng môi trường giáo dục tại gia đình.
Trình độ nhận thức của một bộ phận phụ huynh còn hạn chế. Có phụ huynh
cho rằng: “Cho trẻ đi học nhà trẻ là chỉ là chỉ để cô giáo trông và dạy hát vài bài,
8


còn trẻ nhỏ thì biết gì là học”. Vì vậy rất cần có sự thống nhất về phương pháp
giáo dục của nhà trường và gia đình sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
nhân cách của trẻ Từ những thực trạng trên tôi đưa ra một số biện pháp nhằm làm
tốt hơn công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ trong trường mầm non.
2. Các giải pháp thực hiện:
Trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ ở trường mầm non cô giáo
mầm non phải biết hướng mọi hoạt động, mọi nội dung, biện pháp, phương pháp
chăm sóc giáo dục trẻ vào thực hiện mục tiêu của ngành học, sao cho trẻ luôn
được khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng yêu thương, thông
minh, ham hiểu biết, đặc biệt là trẻ có nền nếp thói quen tốt trong sinh hoạt.Vì vậy
việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt nền nếp chuyên môn giờ nào việc nấy, trước
khi đến lớp phải có kế hoạch như vậy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đạt
hiệu quả cao, trẻ có nền nếp thói quen tốt trong học tập và sinh hoạt. Việc rèn nền
nếp thói quen cho trẻ cũng cần phải tuân theo nguyên tắc: Phải đảm bảo tính mục
đích, giáo viên cần thực hiện đảm bảo cân đối giữa chăm sóc và giáo dục trẻ; Biết
tổ chức cuộc sống và hoạt động phù hợp với từng lứa tuổi. Đảm bảo các tác động
đồng bộ đến nhân cách của trẻ; Việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ cũng cần đảm
bảo tính liên tục trong quá trình giáo dục trẻ. Giáo viên phải giữ vai trò chủ đạo

muốn trẻ có nền nếp học tập và có những thói quen tốt đòi hỏi cô giáo cần nắm
vững một số kinh nghiệm sau:
2.1. Biện pháp 1. Chỉ đạo việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua
chế độ sinh hoạt trong trƣờng mầm non.
a) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen thông qua việc tổ chức
ăn uống cho trẻ.
Ăn uống là nhu cầu cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Hằng
ngày cần đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng và uống đủ nước. Tùy từng độ
tuổi mà chế độ ăn uống phù hợp và lựa chọn chế biến thức ăn phù hợp với khả
năng tiêu hóa của trẻ. Cần hướng dẫn cho giáo viên cho trẻ ăn uống hợp lý, ăn
đúng giờ, đảm bảo vệ sinh và tạo bầu không khí thoải mái vui vẻ khi trẻ ăn sẽ tạo
cho trẻ có cảm giáo ăn ngon miệng và muốn được ăn khi đến bữa. Đồng thời tập
cho trẻ có thói quen ăn thức ăn đa dạng về khẩu vị và chất dinh dưỡng nhằm tăng
cường sức khỏe cho trẻ. Rèn cho trẻ có thói quen rửa tay, rửa mặt trước khi ăn
mặc dù trẻ nhỏ chưa biết tự rửa tay, rửa mặt. Song cô giáo cần tập cho trẻ sớm có
thói quen tự xúc cơm trong khi ăn, Cô nên cho trẻ làm quen với tên gọi của các
món ăn, các loại thực phẩm (Thịt, cá, trứng, sữa, đậu, rau…) bằng cách nói
chuyện về thức ăn mà trẻ đang ăn như: Con ăn món gì? Thức ăn gì? Có thích thức
ăn này không? Thức ăn đó có lợi gì cho sức khỏe? Đồng thời chú ý dạy trẻ biết
dạy trẻ mời cô, mời bạn trước khi ăn, xin cô, biết cảm ơn cô khi cô lấy cơm cho
trẻ, biết phép cơm cô sau khi ăn xong và trong khi ăn không để rơi, vãi thức ăn,
biết thưa cô để xin cơm và rèn cho trẻ thói quen khi ăn không cười đùa, nói
9


truyện, nhai kỹ trước khi nuốt; Khi trẻ muốn đi vệ sinh cô cần rèn cho trẻ thói
quen biết xin phép cô cho đi vệ sinh cô cần làm mẫu cho trẻ học nói theo cô. Sau
khi trẻ ăn xong cô rèn cho trẻ có thói quen lấy khăn lau miệng và uống nước.
b) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ
chức giấc ngủ cho trẻ.

Giấc ngủ rất cần thiết cho mọi người. Nó là điều kiện để hồi phục khả năng
làm việc của các tế bào thần kinh sau những hoạt động của con người trước đó.
Đối với trẻ nhỏ, hệ thần kinh còn yếu, vì thế trẻ chóng bị mệt mỏi, nên giấc ngủ là
rất cần thiết để trẻ lớn lên và phát triển.
c) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua việc tổ
chức vệ sinh cá nhân cho trẻ.
Việc tập cho trẻ 24 - 36 tháng biết vệ sinh cá nhân là rất cần thiết, nhằm
góp phần giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho trẻ và là cơ sở đề hình thành nếp sống cá
văn hóa vệ sinh, hình thành những nét tính cách tốt sau này.
Giáo viên cần tập cho trẻ 24 - 36 tháng có những kỹ năng và thói quen vệ
sinh ban đầu thích hợp như dạy trẻ biết giữ sạch sẽ tay chân, quần áo, rèn cho trẻ
có thói quen vệ sinh rửa tay, dùng khăn, thói quen ngăn nắp gọn gàng.
d) Hƣớng dẫn giáo viên làm tốt công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ
thông qua việc tổ chức rèn luyện cơ thể cho trẻ.
Trong việc thực hiện chế độ sinh hoạt trong ngày cho trẻ giáo viên cần tổ
chức cho trẻ được rèn luyện cơ thể để trẻ dễ dàng thích nghi với điều kiện sống.
Rèn luyện là sử dụng hệ thống những biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng, sức
chịu đựng của cơ thể trước những tác động của môi trường bên ngoài.
e) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua giờ
đón trẻ:
Trong giờ đón trẻ giáo viên cần thể hiện thái độ vui vẻ niềm nở, gần gũi âu
yếm trẻ tạo cho trẻ có cảm giác an toàn. Cô giáo tập cho trẻ có thói quen chào cô
giáo, chào các bạn trước khi vào lớp và biết chào bố mẹ, ông bà, người thân khi
đưa bé đến lớp. Cô giáo cần hướng dẫn trẻ tự mình để dép, giày đúng nơi quy
định. Trong giờ đón trẻ cô nên trao đổi nhanh với phụ huynh về tình hình sức
khỏe của trẻ, về những thói quen tốt, chưa tốt của trẻ mới đến nhà trẻ để cùng
phối hợp rèn nền nếp thói quen cho trẻ, kịp thời khen khích lệ trẻ khi trẻ có thói
quen tốt hoặc thông báo những điều cần thiết và nhắc nhở những quy định chung
của nhà trẻ.
f) Rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua chơi tự do với đồ vật ở các

góc.
Đối với việc tổ chức cho trẻ chơi tự do ở các góc. Cô giáo cần rèn cho trẻ
có thói quen lấy và cất đồ chơi đúng quy định, tạo cho trẻ có thói quen chơi đoàn
kết với bạn, không tranh dành đồ chơi của bạn. Tuy nhiên đối với trẻ nhà trẻ mục
đích chơi của trẻ là trẻ chơi cạnh nhau nên thường hay xảy ra tình trạng trẻ dành
10


đồ chơi của bạn, cắn bạn…. Vì thế cô giáo cần quan tâm chơi cùng trẻ tạo không
khí cho trẻ chơi an toàn tự nhiên, hứng thú. Trong khi trẻ chơi cô gần gũi trò
truyện với trẻ để dạy trẻ có những thói quen tốt trong khi chơi. Trong những hoạt
động nối tiếp cô nên tổ chức cho trẻ chơi trò chơi mang tính chất giáo dục:
g) Hƣớng dẫn giáo viên rèn nền nếp thói quen cho trẻ thông qua hoạt
động trả trẻ :
Trước khi ra về, cô tập cho trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, quần áo, đầu
tóc trẻ gọn gàng, sạch sẽ. Trong thời gian chờ đợi bố mẹ đến đón cô cho trẻ chơi
trò chơi mang tính giáo dục nền nếp thói quen để trẻ khắc sâu những thói quen tốt
ở trường Mầm non, tạo cho trẻ những ấn tượng tốt với nhóm lớp, với cô giáo để
ngày hôm sau trẻ lại thích đến lớp.
Khi gặp bố mẹ trẻ, cô cấn hướng dẫn trẻ chào bố mẹ, chào cô giáo, chào
các bạn khi ra về và trao đổi với phụ huynh một số thông tin cần thiết trong ngày
về cá nhân trẻ cũng như một số thói quen trẻ thực hiện chưa tốt trong ngày để cha
mẹ trẻ nắm được cùng phối hợp với cô giáo rèn cho trẻ có những thói quen tốt
không chỉ ở trong gia đình mà có những thói quen tốt ở nhà trường, lớp học.
h) Rèn nền nếp thói quen trong giờ chơi - tập có chủ định.
Trong hoạt động chơi tập có chủ định được tiến hành vào thời điểm buổi
sáng. Cô nên sắp xếp trong một tuần để trẻ có thể tạo cho trẻ thói quen được tham
gia chơi, tập có chủ định với các nội dung hoạt động khác nhau, các hoạt động
bao gồm: Phát triển vận động, hoạt động nhận biết tập nói, luyện các giác quan;
xem tranh truyện; Nghe kể truyện, đọc thơ; tập hát và nghe hát, tập vẽ, tô...

2.2. Biện pháp 2. Làm tốt công tác kiểm tra đôn đốc đội ngũ giáo viên
giáo dục các kỹ năng, kỹ xảo, thói quen văn hóa vệ sinh cho trẻ trong trƣờng
mầm non.
Đây là một nội dung quan trọng trong việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở
trường mầm non. Cho nên cô giáo cần rèn cho trẻ những kỹ năng, thói quen sau
+ Thói quen vệ sinh thân thể đó là thói quen giữ cho thân thể sạch sẽ như
rửa mặt, rửa tay chân sạch sẽ, biết xúc miệng, biết dùng khăn mùi xoa, biết dùng
nhà vệ sinh…
+ Thói quen gữ vệ sinh quần áo Biết giữ cho quần áo sạch sẽ thơm tho,
không quỳ lê la xuống đất bẩn.
+ Tạo cho trẻ có thói quen ăn uống: Biết rửa tay trước khi ăn, nhai kỹ,
không bốc ăn bằng tay, không làm rơi vãi thức ăn, không bỏ thừa thức ăn. Ăn
xong biết rửa tay, lau miệng, xúc miệng.
+ Vệ sinh môi trường: Trẻ biết đi vệ sinh đúng chỗ, không vứt rác bừa bãi,
không làm bẩn môi trường.
3.3. Biện pháp 3. Chỉ đạo làm tốt công tác phối hợp với các bậc phụ
huynh về việc rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở gia đình.

11


Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ
thiết thực của từng nhóm, lớp và trường mầm non, góp phần thực hiện tốt mục
tiêu chăm sóc giáo dục trẻ.
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường tạo nên sự liên kết giữa trường, lớp
mầm non và cha mẹ trẻ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình rèn nền nếp thói quen cho trẻ. Đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của trẻ về
mọi mặt.
Quá trình kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc giáo dục trẻ có
tác dụng: tạo sự thống nhất giữa gia đình và trường, lớp mầm non về việc rèn nền

nếp thói quen cho trẻ, không làm đảo lộn việc chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, lớp
và ở gia đình, nhất là đối với những trẻ mới ra lớp. Tạo sự thống nhất về nội dung,
phương pháp, cách thức rèn nền nếp thói quen cho trẻ ở lớp cũng như ở gia đình,
Tránh được những mâu thuẫn về phương pháp rèn nền nếp cho trẻ. Tạo điều kiện
thuận lợi cho việc hình thành thói quen và phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ, góp
phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ.
Cô giáo kết hợp với cha mẹ trẻ sẽ tạo nguồn lực vật chất tinh thần, góp
phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Thông qua việc phối hợp với cha
mẹ trẻ để tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học chăm sóc giáo dục trẻ cho
các bậc phụ huynh và cộng đồng. Thông qua việc phối hợp với cha mẹ giúp cha
mẹ trẻ hiểu được công việc của cô giáo mầm non ở nhóm, lớp; qua đó, giáo viên
mầm non cũng hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình.
Trong quá trình giáo dục trẻ, cô giáo phải sử dụng phối hợp các hình thức,
kết hợp giữa giáo dục nhà trường và gia đình nhằm thống nhất với gia đình về
cách nuôi dạy trẻ theo khoa học. Vì giáo dục mầm non mang tính chất giáo dục
gia đình - Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ, người mẹ là cô giáo
đầu tiên của trẻ thơ nên không thể coi nhẹ giáo dục trẻ ở gia đình mà phó mặc
việc giáo dục trẻ cho nhà trường.
III. Phần kết luận
Công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ trong trường mầm non nói chung và
việc chú trọng rèn nền nếp thói quen cho trẻ 24 - 36 tháng nói riêng cần có sự
quan tâm đặc biệt của nhà trường - Gia đình. Muốn trẻ có nền nếp thói quen tốt ở
gia đình thì người thân, cha mẹ trẻ là những tấm gương tốt để dạy trẻ; Ở trường
mầm non cô giáo cần tỷ mỉ, yêu thương trẻ, thực hiện tốt chương trình kế hoạch
giáo dục trẻ, Thực hiện tốt chế độ sinh hoạt ngày của trẻ. Công tác rèn nền nếp,
thói quen cho trẻ cần thực hiện liên tục thường xuyên để tạo thói quen tốt cho trẻ
nhằm hình thành nhân cách cho trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Trong quá trình chỉ đạo công tác chuyên môn của nhà trường. Tôi luôn xác
định mục đích của công tác chăm sóc giáo dục trẻ là nâng cao chất lượng giáo dục
trẻ từng độ tuổi, đồng thời cần làm tốt công tác chỉ đạo chuyên môn cho giáo viên

dạy trẻ từng độ tuổi để xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục cao.
12


2. Đề xuất:
Đối với Nhà trường: Làm tốt công tác chỉ đạo lên kế hoạch giáo dục trẻ và
chỉ đạo sát sao công tác rèn nền nếp thói quen cho trẻ nhà trẻ trong nhà trường. Tổ
chức bồi dưỡng chuyên môn, xây dựng các chuyên đề có tích hợp các nội dung
giáo dục như: Rèn nền nếp thói quen cho trẻ tại các nhóm lớp trong trường mầm
non.
Với ngành Giáo dục: Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên công
tác chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ. Tổ chức cho giáo viên được giao lưu, trao đổi
kinh nghiệm tại các trường lớn trong và ngoài tỉnh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tâm lý học lứa tuổi - NXB GD năm 2001
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN năm 2008 - tác giả TS. Lê Thu
Hương - PGS. TS. Lê Thị ánh Tuyết.
3. Tạp chí Giáo dục mầm non - Số 20 năm 2008
4. Tài liệu bồi dưỡng hè Chu kỳ 2004 - 2007( Quyển 2) - Vụ GDMN xuất
bản năm 2005.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viênnhà xuất bản giáo dục Việt Nam năm 2013.
THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ

NGƢỜI VIẾT SÁNG KIẾN

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên)


13



×