Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính - MS6 " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.67 KB, 19 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development

Báo cáo tiến độ dự án


MS6: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ TƯ

Dự án số 029/05VIE
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều
ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính



Renkang Peng, Keith Christian và Lã Phạm Lân





28 tháng 2 năm 2008

1
Mục lục

1. Thông tin cơ quan _______________________________Error! Bookmark not defined.
2. Tóm lược dự án _________________________________Error! Bookmark not defined.
3. Tóm tắt việc đã thực hiện _________________________Error! Bookmark not defined.
4. Mở đầu và cơ sở _________________________________Error! Bookmark not defined.
5. Tiến độ thực hiện ________________________________Error! Bookmark not defined.
5.1 Các nét chính của hoạt động _______________________ Error! Bookmark not defined.


5.2 Đối tường hưởng lợi _____________________________________________________ 1
5.3 Tăng cường năng lực _____________________________ Error! Bookmark not defined.
5.4 Công khai ______________________________________ Error! Bookmark not defined.
5.5 Quản lý dự án __________________________________________________________ 7
6. Báo cáo về những vấn đề giao thoa _________________Error! Bookmark not defined.
6.1 Môi trường _____________________________________ Error! Bookmark not defined.
6.2 Vấn đề giới tính và xã hội _________________________ Error! Bookmark not defined.
7. Vấn đề triển khai và sự bền vững ___________________Error! Bookmark not defined.
7.1 Vấn đề và những giới hạn _________________________ Error! Bookmark not defined.
7.2 Những lựa chọn __________________________________ Error! Bookmark not defined.
7.3 Sự bền vững _____________________________________ Error! Bookmark not defined.
8. Các bước quan trọng kế tiếp _______________________Error! Bookmark not defined.
9. Kết luận _____________________________________________________________ 8
10. Công bố pháp lý _____________________________________________________ 8
11. Bảng, phụ lục _________________________________________________________13

1
1. Thông tin cơ quan tham gia
Tên dự án
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại
trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là
nhân tố chính
Cơ quan Việt Nam
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

Chủ nhiệm phía Việt Nam
Lã Phạm Lân
Cơ quan Úc
Trường Đại học Charles Darwin
Chủ nhiệm phía Úc

Dr Keith Christian and Dr Renkang Peng
Thời gian bắt đầu
Tháng 2, 2006
Thời gian hoàn thành (dự kiến)
Tháng 1, 2009
Thời gian hoàn thành (thực tế)

Giai đoạn báo cáo
Tháng 9, 2007 – Tháng 2, 2008

Đầu mối liên hệ
Úc: Chủ nhiệm
Họ và tên
Keith Christian
Điện thoại:
61 8 89466706
Chứ́c vụ
Phó Giáo sư
Fax:
61 8 89466847
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:


Úc: Quản lý
Họ và tên
Jenny Carter
Điện thoại:
61 08 89466708

Chứ́c vụ
Trưởng Phòng, Phòng Quản lý
Nghiên cứu
Fax:
61 8 89467199
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:


Việt Nam
Họ và tên
Lã Phạm Lân
Điện thoại:
84 0913829560
Chứ́c vụ
TP, Phòng Nghiên cứu Bảo v

Thực vật
Fax:
84 8 8297650
Cơ quan
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam
Email:




1

2. Tóm tắt dự án
















Cây điều là một cây trồng quan trọng ở Việt Nam, và sự phát triển cây điều được Nhà
nước xem là một chương trình trọng điểm quốc gia. Từ năm 2002 sản lượng điều có gia
tăng nhưng việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học cũng đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe
của nông dân, gia súc, môi trường. Chương trình IPM trên cây điều có sử dụng kiến
vàng là thành ph
ần chính do trường Đại học Charles Darwin (CDU) triển khai không sử
dụng thuốc hóa học độc hại sẽ cho kết quả tốt về năng suất. Dự án ứng dụng và triển
khai chương trình IPM này trong điều kiện của Việt Nam. Những hoạt động dự kiến
cho giai đoạn 6 tháng qua đã hoàn thành. Lớp huấn luyện giảng viên (TOT) năm thứ
hai tại hai trung tâm đang tiến hành tốt. Ngoài hai vườn trình diễn đ
ã thực hiện, vườn
trình diễn thứ ba được thiết lập tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp
Hưng Lộc thuộc IAS, tại tỉnh Đồng Nai. Việc thu thập dữ liệu và quản lý vườn đang tiến

triển tốt. Đã có 27 lớp FFS đã được triển khai với 675 nông dân tham dự ở 7 tỉnh có
trồng điều. Bản thảo quy trình IPM cây điều sẽ hoàn thành trong tháng 4/2008. Theo đề
nghị
của giảng viên sổ tay hướng dẫn có hình ảnh về IPM cây điều sẽ được thực hiện
thay vì các áp-phích. Bản thảo quyển sổ tay hướng dẫn sẽ hoàn thành trong tháng 6
năm 2008.
3. Tóm tắt việc đã thực hiện
Những hoạt động đề xuất trong 6 tháng lần thứ tư đã hoàn thành.
Lớp TOT năm thứ hai đang tiến triển tốt. Lớp được triển khai từ 20-23/12/2007 tại
Đồng Nai, và từ 22-25/12/2007 tại Bình Phước. Lớp tập huấn tập trung về 3 chủ đề: sinh học
và sinh thái học của kiến vàng, phương pháp sử dụng kiến vàng trong vườn điều, sâu hại
chính trên cây điều và thiên địch của chúng. Trong mỗ
i chủ đề, giảng viên đã dành nhiều thời
gian cho lớp học thảo luận, và thực hành trên đồng ruộng. Các học viên được thuyết phục về
hiệu quả của chương trình IPM qua những quan sát trực tiếp của họ trên đồng về đặc tính
sinh học của kiến vàng, hiệu quả kiểm soát cao của thiên địch đối với rầy mềm, rệp sáp giả.
Các học viên hài lòng với phương pháp huấn luy
ện.
Ngoài 2 vườn trình diễn đã thực hiện tại Bình Phước và Đồng Nai, vườn trình diễn
thứ ba được thiết lập trong tháng 10/2007 tại Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông
nghiệp Hưng Lộc thuộc Viện, ở Đồng Nai. Việc thu thập dữ liệu và việc quản lý vườn đang
tiến triển tốt. Đối với việc quản lý đàn kiến vàng, kết quả gần nhất trong tháng 1/2008 cho
thấy s
ự phong phú của vài đàn kiến vàng thấp tại điểm Bình Phước, và kiến vàng khó khăn
trong thu thập thức ăn ở điểm Đồng Nai. Tại điểm Bình Phước, sự phong phú của vài đàn
kiến giảm thấp do sự đánh nhau giữa các đàn kiến này, tại điểm Đồng Nai kiến vàng không
thu thập thức ăn được là do sự cạnh tranh giữa kiến vàng và kiến ma. Vấn đề
đánh nhau giữa
các đàn kiến đã được giải quyết, và 2 đàn mới đã được thả vào thay thế đàn cũ. Việc kiểm
soát kiến ma ở điểm Đồng Nai đang tiến hành. Kết quả thu thập gần đây ở điểm mới tại

Hưng Lộc cho thấy quần thể kiến cao và ổn định trong lô IPM, kiến vàng rất hoạt động và
thu thập thứ
c ăn trên các bông hoa.
Học viên của lớp TOT năm thứ nhất đã triển khai 27 lớp FFS trên 8 tỉnh từ tháng
9/2007 với tổng số 675 nông dân đã tham dự. Mỗi lớp FFS được tổ chức tại nhà của nông
dân, và một phần vườn của chủ hộ được sử dụng làm vườn trình diễn. Ở mỗi lần tập trung,
chúng tôi chú trọng vào các hoạt động trên đồng ruộng, để nông dân thực tập dưới s
ự hướng
dẫn của các giảng viên. Theo báo cáo của các giảng viên, nông dân lớp FFS thích thú với

2
hoạt động kiểm soát của kiến vàng đối với bọ cánh cứng đục nõn, và bọ xít muỗi. Họ cũng
rất quan tâm đến lớp tập huấn.
Việc soạn thảo qui trình IPM cây điều và các áp-phích tiến triển thuận lợi. Bản thảo
tiếng Anh của quy trình gần hoàn tất, và sẽ được gởi đến IAS để dịch sang tiếng Việt trong
tháng 4/2008. Theo kinh nghiệm của các giảng viên TOT và của các học viên TOT, chúng tôi
đề nghị các áp-phích được chuyển thành sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa. Quyển sổ
tay này sẽ có các hình ảnh được chú giải, các sơ đồ, biểu đồ, nhấn mạnh các điểm lưu ý về
quản lý vườn điều, sâu hại điều và thiên địch của chúng, như vậy, người nông dân sẽ dễ dàng
tiếp thu. Công việc chọn lựa hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ cho quyển s
ổ tay đang tiến hành, bản
thảo sẽ hoàn thành trong tháng 6/2008.
Với mục tiêu bảo tồn động vật quý hiếm, chúng tôi đã huấn luyện cho 2 người công
tác cho Chương trình Bảo tồn Tê tê Châu Á, Vườn Quốc gia Cúc Phương về kỹ thuật sử
dụng kiến vàng.
Sự chi tiêu của dự án đối với vườn trình diễn, lớp TOT, và lớp FFS trong năm 2007
đã vượt quá kinh phí đề xuất vì ảnh hưởng của sự trượt giá
ở Việt Nam. Để đáp ứng với kinh
phí thực của dự án, chúng tôi đề nghị Văn phòng Quản lý CARD quan tâm đến và hỗ trợ
thêm 35.416 A$ cho phía Việt Nam (Bảng 3).

4. Mở đầu và Cơ sở
Mục đích của dự án là gia tăng năng suất điều và cải thiện chất lượng của hạt điều, và
cải thiện môi trường qua việc áp dụng kiến vàng và thuốc trừ sâu không độc hại.
Mục tiêu cụ thể của dự án gồm có (1) Tổ chức lớp huấn luyện TOT IPM trên cây
điều cho các học viên sẽ thực hiện lớp FFS tại địa phương, (2) Xây dựng quy trình IPM trên
cây điều và sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa để sử dụng trong điều kiện của Việt Nam
trên cơ sở quy trình đã có được thực hiện ở Úc, và (3) Đánh giá hiệu quả của mô hình FFS về
gia tăng kiến thức nông dân và giảm sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất điều.
Dự án kỳ vọng đạt được 120 giảng viên TOT từ 8 tỉnh trồng đ
iều và 3750 nông dân
được học tập qua các lớp FFS. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật IPM cây điều, và sổ tay hướng
dẫn có hình ảnh minh họa sẽ được hoàn thành. Hiệu quả của lớp FFS về tăng cường kiến
thức người nông dân trong canh tác điều sẽ được đánh giá.
Dự án sẽ tập trung về (1) Ứng dụng phương pháp nông dân cùng tham gia thí nghiệm,
có liên quan đến lớp TOT và FFS, và (2) Xây dựng quy trình IPM cây điều, sổ tay h
ướng dẫn
có hình ảnh minh họa thông qua những kết quả đồng ruộng, thí nghiệm thực hiện bởi thí
nghiệm viên, học viên TOT, và học viên của lớp FFS.
Phương pháp triển khai bao gồm thiết lập vườn trình diễn cho lớp TOT, lớp huấn
luyện TOT và FFS, xây dựng tài liệu kỹ thuật về quy trình và sổ tay hướng dẫn IPM, điều tra
cơ bản. Vùng dự án là 6 tỉnh trồng điều chính, có diện tích cây đi
ều 300.700 ha, chiếm
khoảng 86% diện tích điều cả nước.
5. Tiến độ thực hiện
Theo khung dự án, bản báo cáo trình bày các hoạt động I (Tổ chức lớp TOT về IPM
cây điều), II (Học viên TOT tổ chức lớp FFS tại địa phương), III (Xây dựng quy trình IPM
cây điều) và IV (Xây dựng sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa) của bản dự án đề nghị.
Phần sau là tiến độ của mỗi hoạt động.

3

5.1 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động 1)
Hoạt động I bao gồm 3 khía cạnh: (i) Xác định khu vực dự án thuộc 6 tỉnh có tham
gia dự án, (ii) Lựa chọn giảng viên IPM ở mỗi vùng dự án để thực hiện lớp tập huấn TOT về
IPM cây điều, và (iii) Thực hiện lớp tập huấn TOT về IPM cây điều.
I (i) Xác định khu vực dự án thuộc 6 tỉnh có tham gia dự án

Đã xác định đượ
c 30 điểm, mỗi điểm gồm vài xã thuộc 8 tỉnh có trồng điều (thêm 2
tỉnh so với dự kiến ban đầu) để mở lớp tập huấn nông dân (FFS). Thông tin chi tiết được báo
cáo 6 tháng lần thứ nhất.
I (ii) Chọn lựa giảng viên IPM từ các tỉnh dự án tham gia lớp TOT IPM cây điều

Lớp tập huấn TOT năm thứ nhất, chúng tôi đã chọn được 56 giảng viên IPM từ 8 chi
cục b
ảo vệ thực vật (báo cáo 6 tháng lần thứ nhất). Lớp tập huấn TOT năm thứ hai, chúng tôi
cũng đã chọn 56 giảng viên IPM từ 9 tỉnh có trồng điều để tham gia lớp TOT (tăng thêm 3
tỉnh so với dự kiến ban đầu). Theo yêu cầu của Chi cục Bảo vệ Thực vật hai tỉnh Trà Vinh và
Tây Ninh, lớp TOT năm thứ hai đã có vài giảng viên IPM từ các tỉnh này tham dự lớp tập
huấn (báo cáo 6 tháng lầ
n thứ ba).
I (iii) Tổ chức lớp TOT về IPM cây điều
Trong khoảng thời gian báo cáo từ tháng 9/2007 đến tháng 2/2008, chúng tôi đã tổ
chức đợt tập huấn thứ hai của lớp TOT năm thứ hai theo kế hoạch.
Đợt tập huấn lần hai được tổ chức từ 20-23/12/2007 tại Đồng Nai và từ 22-
25/12/2007 tại Bình Phước. Đợt tập huấn này tập trung vào 3 chủ đề: sinh học và sinh thái
học của kiến vàng, phươ
ng pháp sử dụng kiến vàng trong vườn điều, sâu hại chính trên cây
điều và thiên địch của chúng (Bảng 1, Phụ lục 1). Trong mỗi chủ đề, các giảng viên đã dành
nhiều thời gian để học viên thảo luận và thực hành trong vườn điều. Các học viên hoàn toàn
được thuyết phục về hiệu quả của chương trình IPM qua những quan sát trên đồng ruộng của

họ về sinh học của kiến vàng trong vườn trình diền. D
ưới sự hướng dẫn của giảng viên, học
viên đã có đủ thời gian để xác định các đàn kiến ở những khu vực kế cận vườn trình diễn, và
thu thập về thả trong vườn. Vì kiến vàng có đặc tính nuôi rệp sáp giả và rầy mềm để thu
hoạch mật đường, các học viên đã quan tâm đến những sâu hại thứ yếu này có trở thành dịch
hại chủ yếu vì kiến vàng hay không. Để
trả lời câu hỏi này, giảng viên đã trình bày cho họ
biết những loài thiên địch của chúng và hiệu quả kiểm soát đối với những sâu hại này. Các
học viên cũng được thuyết phục bởi những dữ liệu thu thập trong vườn trình diễn và trong
những vườn điều khác, thấy rằng mặc dù kiến vàng có sự cộng sinh với rệp sáp giả và rầy
mềm, nhưng chúng không gây ảnh hưởng nghịch
đối với các loài thiên địch. Cũng vậy, các
thiên địch duy trì mật độ rệp sáp giả và rầy mềm ở dưới mức gây hại. Các học viên cũng hài
lòng với phương pháp giảng dạy của chúng tôi.
Quản lý vườn điều
Ở Bình Phước, sau khi các đàn kiến được thả vào cuối tháng 11/2006, việc theo dõi
sự phát triển của đàn kiến trong lô IPM và lô do nông dân tự quản lý tiến triển thuận lợi.
Theo kết quả
thu nhận gần đây, như là vào giữa tháng 1/2008, thấy rằng sự phong phú của
kiến vàng trong lô IPM của một số đàn là thấp và số đường đi của kiến cũng thấp. Nguyên
nhân chủ yếu là do sự đánh nhau của kiến. Để giải quyết, hai đàn mới đã được thả vào để
thay thế hai đàn cũ vào cuối tháng 1/2008. Một đàn mới thả vào đã được tiếp sứ
c sức bằng số
lượng tổ kiến còn sót lại ở nơi đã thu thập. Với việc thả này, quần thể kiến sẽ phát triển tốt để
kiểm soát sâu hại trong giai đoạn kết hạt.

4
Ở điểm trình diễn Đồng Nai, sau khi chúng tôi ký hợp đồng mới với cùng người nông
dân vào năm ngoái, các đàn kiến đã được thả vào lô IPM vào cuối tháng 11/2007. Việc thu
thập dữ liệu và quan sát định kỳ tiến triển tốt. Theo sự quan sát của Dr Peng, kiến vàng ở

điểm trình diễn này phải đối đầu với sự canh tranh của kiến ma là loài làm tổ dưới đất. Kiến
ma có kích thước rất nhỏ khoả
ng 1,5 mm và rất phổ biến trong vườn. Một số biện pháp đã
được thử nghiệm (đặt bẫy ở gốc cây, tưới dầu nhớt ở gốc cây) nhưng các biện pháp này chỉ
có tác dụng tạm thời. Nguyên nhân chính là do các loại cỏ dại mọc trong vườn giữ vai trò là
nguồn cung cấp thức ăn và nơi cư trú cho kiến ma đã bị người nông dân làm sạch vào đầu
tháng 1/2008. Vì thiếu nguồn thức ăn, kiế
n ma bắt buộc phải tìm kiếm thức ăn trên cây điều
(nguồn thức ăn duy nhất còn sót lại trong vườn điều), và kết quả là sự đánh nhau giữa kiến
vàng và kiến ma ở gốc cây điều hoặc ở các cành điều. Vì vậy, kiến vàng không thể thu thập
thức ăn ở các chùm hoa mà tập trung vào sự kháng cự hoặc đánh nhau. Vào cuối tháng
1/2008, các chùm hoa bị gây hại đáng kể.
Để giải quyết vấn đề, Chúng tôi đã thực hiện một
nghiên cứu tức thời về sinh học của kiến ma (hành vi, cấu trúc của tổ kiến, hoạt động trong
ngày và hành vi thu thập thức ăn) vào tháng 2/2008. Chúng tôi đã thử nghiệm một loạt các
phương pháp bẫy, và thấy rằng cá tươi xay nhuyễn trộn với thuốc Regent dạng bột (một bao
0,8 g trộn với 80 kg mồi) có hiệu quả trừ đượ
c kiến ma. Với kết quả này chúng tôi hy vọng
quần thể kiến ma sẽ giảm xuống.
Điểm trình diễn thứ ba được thiết lập tại Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai, trực thuộc
IAS, vào tháng 10/2007. Lý do chúng tôi chọn điểm này là vì (1) nơi này gần với nơi tổ chức
lớp TOT, và thuận tiện cho học viên quan sát về thiên địch, sâu hại, và các hành vi của kiến
vàng, và (2) điểm này cũng là điểm nghiên cứu c
ủa ông Bình (đề tài nghiên cứu của ông
Bình gắn liền với hoạt động của dự án – xem thêm báo cáo lần thứ hai). Vườn điều này có
diện tích 1,2 ha và được chia làm 2 phần như hai điểm trình diễn cũ là một nửa vườn có thả
kiến (lô IPM ) và nửa vườn còn lại được quản lý theo kiểu nông dân (lô nông dân). Việc thu
thập dữ liệu được triển khai từ tháng 11/2007. Vào giữa tháng 1/2008 dữ liệu thu thập cho
thấy (1) quần th
ể kiến vàng trong lô IPM cao và ổn định, kiến vàng rất hoạt động hiện diện

nhiều ở các chùm hoa, và (2) có rất ít chùm hoa bị sâu hại tấn công, mức độ thiệt hại tương tự
cho đến tốt hơn lô nông dân. Chúng tôi nhận thấy có điều lý thú là trong điểm trình diễn này
kiến ma rất phổ biến, nhất trong lô IPM, nhưng không ghi nhận được sự đánh nhau giữa kiến
vàng và kiến ma. Những quan sát chi tiết cho thấy rằ
ng thảm thực vật trong vườn gồm cỏ dại
các loại và chồi non cây điều rất phong phú, và kiến ma đã rất hoạt động thu thập thức ăn
trên thảm thực vật này, và kiến ma đã không hiện diện trên những cây điều có nhiều kiến
vàng. Điều này cho thấy thức ăn giữ vai trò khá quan trọng để quản lý sự canh tranh giữa các
loài kiến. Chúng tôi sẽ kiểm chứng phát hiện này trong n
ăm 2008.
5.2 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động II)
Đây là hoạt động tổ chức lớp FFS của các học viên đã tốt nghiệp lớp TOT năm thứ
nhất. 56 học viên tốt nghiệp lớp TOT năm thứ nhất đã tổ chức 27 lớp FFS ở 8 tỉnh, với 675
nông dân tham gia (Bảng 2). Tùy theo điều kiện canh tác địa phương, mỗi lớp FFS tổ chức
làm 4-8 lần trong năm (1-3 lần vào giai đ
oạn cây ngủ nghỉ, và 3-5 lần vào giai đoạn trước ra
hoa đến thu hoạch. Mỗi lần tập trung kéo dài 2 ngày. Lớp FFS được tổ chức tại nhà của
người nông dân trồng điều, và vườn trình diễn được đặt tại vườn của ông ta, vườn này cũng
được chia làm 2 phần. Một phần do người chủ vườn tự quản lý, còn nửa vườn còn lại do
giảng viên đã tốt nghiệp lớp TOT quả
n lý theo chương trình IPM. Những vườn có sẵn quần
thể kiến vàng tự nhiên cư ngụ được ưu tiên chọn để làm nơi trình diễn và thực tập. Ở mỗi lần
tập trung, chúng tôi chú trọng đến hoạt động đồng ruộng, để cho người nông dân tự thực hiện
công việc dưới sự hướng dẫn của giảng viên IPM. Vào đầu tháng 2/2008, các lô IPM đều đã
có kiến vàng và lớp FFS tiến triển tốt. Theo báo cáo c
ủa các giảng viên, nông dân thích thú

5
về hiệu quả kiểm soát cao của kiến vàng đối với bọ đục nõn, và bọ xít muỗi trong lô IPM.
Người nông dân cũng rất hài lòng với lớp tập huấn.

5.2 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động III)
Hoạt động III là soạn thảo quy trình IPM. Bản thảo quy trình IPM bằng tiếng Anh gần
hoàn chỉnh, và sẽ được chuyển đến IAS trong tháng 4/2008 để dịch sang tiếng Việt trước khi
được gởi đi để nh
ận sự góp ý, đề nghị. Quy trình IPM này chủ yếu sử dụng những dữ liệu thu
thập định kỳ trong lô IPM và lô do nông dân quản lý ở các giai đoạn phát triển của cây điều.
Trong đó, cũng bao gồm những dữ liệu quan sát trong phòng và ngoài đồng. Ngoài ra, các
khuyến cáo về quản lý vườn và kinh nghiệm của người nông dân cũng được đề cập.
5.2 Các nét chính của hoạt động (Hoạt động IV)
Hoạt động IV là thực hi
ện các áp-phích. Theo kinh nghiệm của các giảng viên lớp
TOT, và các học viên, chúng tôi sẽ chuẩn bị các áp-phích này dưới dạng sổ tay hướng dẫn
IPM cây điều có hình ảnh minh họa. Quyển sổ tay sẽ có các hình ảnh được chú thích, sơ đồ,
biểu đồ nhấn mạnh các kỹ năng quản lý vườn điều (gồm cả quản lý các đàn kiến), các loài
sâu hại và thiên địch. Quyển sổ tay hướng dẫn này được soạn cho ngườ
i nông dân dễ sử
dụng. Đối với quyển sổ này, chúng tôi đã thu thập đủ các hình ảnh cần thiết, sơ đồ, và biểu
đồ từ các chuyến dã ngoại, theo dõi định kỳ ngoài đồng, dữ liệu trong phòng thí nghiệm vào
các giai đoạn ra lá non, trước ra hoa, ra hoa, và thu hoạch.
Trong giai đoạn báo cáo (8/2007-2/2008), chúng tôi đã thu thập thêm 85 hình ảnh cho
quyển số tay hướng dẫn này. Công việc tuyển lựa chi tiết đang tiến triển, và bản thảo s
ẽ hoàn
thành trong tháng 6/2008.
Đối tượng hưởng lợi
Theo báo cáo của các giảng viên IPM, nông dân tham dự lớp FFS rất thích thú vì họ
đã thấy tận mắt hiệu quả kiểm soát của kiến vàng đối với các sâu hại chính trên cây điều
(nhất là bọ đục nõn và bọ xít muỗi) mà không sử dụng thuốc trừ sâu. Người nông dân cũng
hài lòng về hạt điều có sắc sáng hơn trong lô IPM so với lô sử dụng thuốc trừ sâu. Với tiế
n
độ thực hiện của các lớp FFS, báo cáo về lợi ích của người trồng điều sẽ được trình bày trong

báo cáo 6 tháng tới.
Tăng cường năng lực
Trong giai đoạn của báo cáo, TS Peng đã đến Việt Nam trong tháng 1/2008 để kiểm
tra vườn trình diễn. Tại điểm trình diễn ở Đồng Nai, kiến ma được xác định là yếu tố giới hạn
quan trọng nhất đến sự ổn đị
nh quần thể kiến vàng và hoạt động thu lượm thức ăn của kiến
vàng. TS Peng đã làm việc kỹ lưỡng với cán bộ nghiên cứu của IAS và thấy rằng sự tồn tại
của thảm cỏ trong vườn điều có thể giới hạn hiện tượng đánh nhau giữa kiến vàng và kiến
ma. Công việc này sẽ được cán bộ nghiên cứu thuộc IAS kiểm nghiệm trong vài tháng tới.
Trước m
ắt, để giải quyết vấn đề này, qua nhiều thử nghiệm và sai số, TS Peng và cán bộ
nghiên cứu thuộc IAS đã tìm được loại bẫy và phương pháp bẫy thích hợp để giảm quần thể
kiến ma.
Sau khi kiểm tra vườn trình diễn ở Bình Phước, TS Peng thấy rằng sự đánh nhau giữa
các đàn kiến trong vườn là yếu tố chính làm giảm quần thể kiến vàng trong vườn. Vài điểm
đánh nhau đ
ã được xác định. Cán bộ của IAS đã đồng ý với sự giải thích của Peng là cần
kiểm soát ranh giới giữa các đàn để đàn kiến có thể đạt được hiệu quả kiểm soát cao.

6
Tiến độ của các lớp FFS và lớp TOT năm thứ hai được báo cáo cho phương tiện
truyển thông địa phương và báo nông nghiệp. Biểu tượng của AusAID và Bộ NN&PTNT
luôn được trưng bày trong các hoạt động.
Quản lý dự án
Chủ nhiệm dự án, ông Lân, chịu trách nhiệm quản lý nhân sự và kinh phí dự án phía
Việt Nam. Ông ta quản lý hai trung tâm huấn luyện và điểm trình diễn với sự giúp đỡ của 2
thí nghiệm viên. GS Keith Christian và TS Renkang Peng có nhiệm vụ
điều phối chung dự
án và sẽ họp lại báo cáo những nhu cầu đòi hỏi với sự đóng góp từ phía Việt Nam khi cần
thiết. TS Peng hiện đang theo dõi các hoạt động, và ông ta cũng có nhiệm vụ đối với sự triển

khai của dự án, một phần lớp huấn luyện TOT, giải quyết vần đề phát sinh từ hai điểm trình
diễn và phân tích dữ liệu.
6. Báo cáo về những vấn đề giao thoa
Môi trường
Theo kết quả điều tra cơ bản, thuốc trừ sâu đã có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người
nông dân, gia súc và môi trường. Chương trình IPM trên cây điều sẽ cải thiện đáng kể môi
trường và sức khỏe người nông dân vì chương trình IPM trên cây điều sử dụng kiến vàng là
thành phần chính và không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại. Thí dụ, sau khi vườn đã được thả
kiến vàng thuốc trừ sâu không được sử dụng trong giai đoạn cây điều ra hoa và kết quả. Hạt
điều trong lô IPM sáng và sạch hơn so với hạt trong lô do nông dân quản lý. Nông dân tham
gia lớp FFS tin tưởng rằng chương trình IPM trên cây điều chắc chắn sẽ cải thiện sức khỏe
của họ và môi trường canh tác.
Vấn đề giới tính và xã hội
Theo kết quả điều tra cơ bản, vào khoảng 40% lao động ph
ụ nữ đã tham gia các khâu
quản lý vườn điều, như làm cỏ, xén tỉa, bón phân, thu hoạch, v.v. Vì chương trình IPM cây
điều không đòi hỏi nhiều về sức lực, và không liên quan đến sử dụng thuốc trừ sâu độc hại,
sự chấp nhận chương trình này sẽ thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong ngành trồng điều
sản xuất nhỏ. Trong lớp FFS, phụ nữ và dân tộc ít người được
động viên tham gia. Ngoài ra,
chúng tôi cũng kêu gọi người dân tộc tham gia quản lý vườn điều.
Lớp học chúng tôi đã huấn luyện thêm cho hai người, ông Nguyễn Văn Thái và cộng
sự, công tác tại Trung tâm Bảo tồn Tê tê Châu Á, Vườn Quốc gia Cúc Phương. Sau khi nhận
thấy rằng kiến vàng là thức ăn tốt nhất để nuôi dưỡng con tê tê, họ đã liên hệ với chúng tôi để
tham dự lớp huấn luyện về kiến vàng với mục tiêu là thi
ết lập kế hoạch sử dụng kiến vàng để
nuôi con tê tê. Để giúp đỡ chương trình bảo tồn động vật quý hiếm, chúng tôi đã nhiệt tình
ủng hộ và đồng ý ông Thái và cộng sự tham dự lớp huấn luyện.
7. Vấn đề triển khai và sự bền vững
7.1 Vấn đề và những giới hạn

Chi tiêu của dự án cho vườn trình diễn, lớp huấn luyện TOT, và các lớp FFS trong
2006 và 2007 đã vượt quá nguồn kinh phí. Điều này xảy ra bởi vì kinh phí của dự án được dự
trù theo chi phí nhân lực và vật giá trong năm 2005, và chúng tôi đã không quan tâm đến sự
lạm phát ở Việt Nam vì chúng tôi không biết những dữ liệu tại thời điểm của ngân sách (xem

7
bảng kinh phí của dự án đề nghị). Dự án đã bắt đầu từ tháng 2/2006. Theo số liệu thống kê
được công bố, tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam là 8% năm 2006, 12,03% năm 2007, và 8,04%
trong tháng 2/2008. Vào mỗi lần được cấp kinh phí (xem phụ lục 1 của thời biểu 2 của hợp
đồng), 46,28% kinh phí sẽ được chuyển cho phía Việt Nam. Theo tỷ lệ lạm phát nêu ở trên,
bảng 3 trình bày sự thâm hụt cho mỗi lần được c
ấp. Tính trên toàn dự án, sự thâm hụt là
35.416 AD về phía Việt Nam do sự lạm phát. Vì vậy, chúng tôi đề nghị văn phòng CARD
quan tâm để cấp thêm 35.416 AD (bảng 3) cho phía Việt Nam để đáp ứng giá trị thực của dự
án có lưu tâm đến sự lam phát. Kinh phí về phía Úc không cần có sự điều chỉnh.
7.2 Những lựa chọn
Không có trong báo cáo này.
7.3 Sự bền vững
Sự bền vững của ngành sản xuất điều ở Vi
ệt Nam là trọng tâm của dự án. Tất cả các
mục tiêu, giải pháp, phương pháp thực thi và chương trình huấn luyện đều liên kết với vấn đề
này. Trong thời gian báo cáo từ tháng 9/2007-2/2008, với kết quả từ dã ngoại, vườn trình
diễn chúng tôi hài lòng về lớp huấn luyện TOT, và lớp FFS mà sử dụng kiến vàng là thành
phần chính để kiểm soát sâu hại quan trọng trên cây điều là có hiệu quả. Đây là một bước có
ý nghĩa h
ướng tới sự bền vững của ngành trồng điều trong tương lai.
8. Các bước quan trọng kế tiếp
Sau đây là các hoạt động quan trọng kế tiếp trong 6 tháng tới:
1. Hoàn thành lớp tập huấn TOT năm thứ hai,
2. Quản lý vườn trình diễn,

3. Tiếp tục lớp huấn luyện FFS năm thứ nhất ở 8 tỉnh trồng điều,
4. Hoàn thành quy trình IPM cây điều,
5. Tiếp tục soạn thảo sổ tay hướng dẫn có hình ảnh minh họa.
9. Kết luận
Những hoạt động dự kiến của dự án cho giai đoạn 6-tháng lần thứ tư đã hoàn thành.
Hoạt động I, lớp huấn luyện TOT
Lớp huấn luyện TOT năm thứ hai tiến triển tốt. Việc huấn luyện tập trung vào 3 chủ
đề: sinh học và sinh thái học của kiến vàng, phương pháp sử dụng kiến vàng trong vườn điều,
và sâu hại quan trọng và thiên địch của chúng. Ở mỗ
i chủ đề, giảng viên đã dành nhiều thời
gain cho việc thảo luận trong lớp, và thực tập trong vườn trình diễn. Học viên hoàn toàn
thuyết phục bởi hiệu quả của chương trình IPM qua những quan sát do họ tự thực hiện về
sinh học của kiến vàng, và hiệu quả kiểm soát cao của thiên địch trên rệp sáp giả và rầy mềm.
Các học viên cũng hài lòng với phương pháp giảng của chúng tôi. Báo cáo của lớp TOT trình
bày trong Phụ lục 1.
Quản lý vườn trình diễn
Việc thu thập dữ liệu và quản lý vườn đều ở 3 điểm trình diễn tiến triển tốt. Về quản
lý kiến vàng, theo kết quả gần đây trong tháng 1/2008, sự phong phú của đàn kiến thấp ở
Bình Phước là do sự đánh nhau giữa các đàn kiến, và kiến vàng khó khăn thu thập thức ăn ở
phác hoa ở Đồng Nai do có sự canh tranh vớ
i kiến ma. Việc đánh nhau giữa các đàn kiến đã
được giải quyết và 2 đàn kiến đã được thả thêm vào vườn ở Bình Phước. Việc kiểm soát kiến

8
ma ở Đồng Nai đang tiến hành. Dữ liệu gần đây ở điểm Hưng Lộc cho thấy quần thể kiến
vàng cao và ổn định trong lô IPM, và kiến vàng rất hoạt động thu thập thức ăn ở phác hoa.
Hoạt động II, lớp tập huấn nông dân FFS
Các học viên lớp TOT sau khi tốt nghiệp đã tổ chức được 27 lớp FFS tại 8 tỉnh từ
tháng 9/2007, với 675 nông dân tham dự. Lớp FFS
được tổ chức tại nhà nông dân, và một

phần vườn của chủ nhà được dùng làm vườn trình diễn. Trong mỗi lần tập trung, chúng tôi
chú trọng đến hoạt động trên đồng ruộng, người nông dân tham dự lớp tự thực hiện các công
việc dưới sự hướng dẫn của các giảng viên. Theo báo cáo của các giảng viên, nông dân dự
lớp thích thú về hoạt động của kiến vàng đã kiểm soát hiệu quả bọ đụ
c nõn và bọ xít muỗi.
Người nông dân hài lòng về lớp tập huấn.
Hoạt động III và IV, soạn thảo quy trình IPM cây điều, và các áp-phích
Việc soạn thảo quy trình IPM cây điều và các áp-phích đang tiến triển tốt. Bản thảo
quy trình bằng tiếng Anh gần hoàn thành, và sẽ được gởi đến IAS để chuyển sang tiếng Việt
trong tháng 4/2008. Theo kinh nghiệm của các giảng viên lớp TOT, và các học viên TOT,
chúgn tôi đề nghị sẽ thực hiện quyển sổ tay h
ướng dẫn có hình ảnh minh họa thay vì các áp-
phích. Quyển sổ tay này có hình ảnh được chú thích, các sơ đồ, biểu đồ nhấn mạnh các kỹ
năng trong quản lý vườn điều, sâu hại và thiên địch của chúng, như vậy người nông dân dễ
dàng sử dụng hơn. Việc chọn lựa kỹ lưỡng các hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ đã tiến hành, và bản
nháp tiếng Anh sẽ hoàn thành trong tháng 6/2008.
Vấn đề khác
Về
lợi ích cho người sản xuất nhỏ, nông dân tham dự lớp FFS hài lòng khi nhìn thấy
hạt điều trong lô IPM sạch hơn so với lô có sử dụng thuốc trừ sâu. Trong chuyến công tác tại
Việt Nam tháng 1/2008, TS Peng đã xác định những yếu tố gây nên sự suy giảm quần thể và
tập tính thu thập thức ăn của kiến vàng, ông ta cùng làm việc với cán bộ của IAS để giải
quyết vấn đề. Nhìn chung, dự án tiến triển t
ốt.
Những nông dân tham dự lớp FFS tin rằng chương trình IPM cây điều sẽ cải thiện
một cách chắc chắn tình trạng sức khỏe của họ, và môi trường canh tác. Để giúp đỡ chương
trình bảo tồn động vật quý hiếm, chúng tôi đã hướng dẫn 2 người của Trung tâm Bảo tồn Tê
tê Châu Á về kỹ thuật nuôi kiến vàng.
Chi phí của dự án về vườn trình diễn, lớp TOT, lớp FFS trong năm 2007 đã v
ượt quá

kinh phí dự kiến do tỷ lệ lạm phát cao ở Việt Nam. Để đáp ứng kinh phí thực của dự án,
chúng tôi đề nghị Văn phòng CARD quan tâm cung cấp thêm là 35.416 AD cho phía Việt
Nam.




9
10. Bảng và Phụ lục

Bảng 1. Bài giảng và giảng viên trong lớp tập huấn TOT năm thứ hai

Bài giảng Giảng viên
Sinh thái học và sinh học của kiến vàng Nguyễn Thị Thu Cúc
Phương pháp sử dụng kiến vàng Lã Phạm Lân, Nguyễn Thanh Bình
Sâu hại điều và thiên địch trong giai đoạn
điều ra hoa
Lã Phạm Lân, Nguyễn Thanh Bình

Bảng 2. Số lượng lớp FFS và số nông dân tham dự.
Tỉnh Số lớp FFS Ngày khai giảng Số nông dân
Bình Dương 5 14/9/2007 125
Dak Nông 2 5 và 8/11/ 2007 50
Đồng Nai 5 24-30/1/2008 125
Bình Thuận 2 11/2007 50
Bình Phước 4 17/1/2008 100
Bà Rịa - Vũng Tàu 5 1/2008 125
Ninh Thuận 1 11/2007 25
Dak Lak 3 11/2007 75
Tổng cộng 27 675



Bảng 3. Bảng tính về sự lạm phát ở Việt Nam đến chi phí của dự án dựa theo Phụ lục 1 Lịch
trình 2 của bản hợp đồng.
Lần cấp Tháng cấp dự
kiến/năm
Số tiền
(A$)
Kinh phí
chuyển đến
Việt Nam
(A$)
Tỷ lệ lạm
phát ở Việt
Nam*
Kinh phí giảm do
lạm phát
(A$)
1 2/2006 48,700 22,538 8% 1,803
2 6/2006 26,300 12,171 8% 938
3 8/2006 26,300 12,171 8% 938
4 2/2007 26,300 12,171 20.3% 2,471
5 8/2007 26,300 12,171 20.3% 2,471
6 2/2008 26,300 12,171 28.07% 3,417
7 6/2008 26,300 12,171 28.07% 3,417
8 8/2008 26,300 12,171 28.07% 3,417
9 9/2008 26,300 12,171 28.07% 3,417
10 10/008 26,300 12,171 28.07% 3,417
11 12/2008 26,300 12,171 28.07% 3,417
12 2/2009 48,445 22,420 28.07% 6,293

Tổng
cộng
360,145 166,668 35,416
*, Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là 8% năm 2006, 12.03% năm 2007 và 8.04% trong tháng
2/2008 theo số liệu thống kê được công bố.

10
Phụ lục 1
Báo cáo tập huấn đợt 2 của lớp TOT năm thứ hai
(tháng 1/2007)

Lần tập huấn đợt 2 của lớp TOT năm thứ hai được tổ chức từ 20-23/12/2007 tại Đồng
Nai, và từ 22-25/12/2007 ở Bình Phước. Các học viên rất thích thú với phần bài giảng và
thực hành, họ hài lòng về phương pháp tập huấn.
Thời điểm tập huấn vào giai đoạn điều trước ra hoa, rất quan trọng
để thả kiến vàng.
Vì vậy, lớp tập huấn tập trung vào 3 chủ đề: sinh học và sinh thái học của kiến vàng, phương
pháp sử dụng kiến vàng trong vườn điều, các sâu hại quan trọng và thiên địch (Bảng 1).
Chủ đề 1, Sinh học và sinh thái học kiến vàng
Chủ đề này bao gồm lý thuyết và thực hành được hướng dẫn bởi TS Cúc, ông Lân và
ông Bình. Mục tiêu của chủ đề là:
(1) Biết về sự phân bố củ
a kiến vàng ở Việt Nam,
(2) Nhận dạng các giai đoạn phát triển của kiến vàng,
(3) Biết về sự hình thành của một đàn kiến vàng, và cấu trúc của đàn kiến,
(4) Biết về biến động quần thể của kiến vàng theo mùa và theo cây trồng ở Việt Nam,
(5) Giới thiệu kiểu sinh sản của kiến vàng ở điều kiện địa phương.
Chủ đề bao gồm phầ
n lý thuyết trong lớp học, và một loạt các thực hành trên đồng.
Về lý thuyết, giảng viên dành cho các học viên TOT nhiều thời gian đặt câu hỏi, và thảo luận

theo nhóm về những tình huống liên quan. Các học viên rất thích thú về lớp học và họ tích
cực tham gia qua những câu hỏi và thảo luận.
Dưới sự hướng dẫn của ông Lân và ông Bình, các học viên đã tự quan sát các dạng
hình của kiến vàng, cấu trúc đàn, tập tính thu lượm thức ă
n, và ảnh hưởng qua lại giữa các
đàn kiến. Các học viên TOT rất hài lòng với những gì họ đã nhìn thấy trên đồng ruộng đối
với điều giảng viên đã truyền đạt.
Chủ đề 2, Phương pháp sử dụng kiến vàng trong vườn điều
Chủ đề này do ông Lân và ông Bình hướng dẫn, chủ yếu là những hoạt động trên
đồng ruộng. Mục tiêu của chủ đề là:
(1) Hiểu bi
ết về sự cạnh tranh giữa kiến vàng và các loài kiến khác hiện diện trong
vườn điều, và giữa các đàn kiến vàng khác nhau,
(2) Học về phương pháp xác định phạm vi các đàn kiến vàng,
(3) Làm quan với quy trình thả kiến vàng vào vườn, và
(4) Quản lý lâu dài các đàn kiến vàng trong vườn điều.
Dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, các học viên TOT đã làm việc theo nhóm
trong 3 ngày trong vườn điều. Kiến vàng được sử dụ
ng và quản lý theo đàn. Học viên đã có
thời gian nghiên cứu về hành vi giữa các đàn, xác định phạm vi giữa các đàn kiến, phương
pháp thu thập từng đàn kiến, thả kiến vào vườn điều, và quản lý lâu dài các đàn kiến trong
vườn. Học viên rất thích thú với các nội dung tập huấn, và phần lớn họ đã tin tưởng có khả
năng truyền đạt kiến thức và phương pháp cho người nông dân.
Trong khóa huấ
n luyện, chúng tôi đã nhận hai người công tác tại Trung tâm Bảo tồn
Tê tê Châu Á, Vườn Quốc gia Cúc Phương, ông Nguyễn Văn Thái và cộng sự, tham gia lớp

11

12

huấn luyện. Ông Thái nhận thấy rằng con tê tê ưa thích ăn kiến vàng và có thể sống mạnh
khỏe, và không bị chết. Kết quả này tốt hơn là nuôi tê tê bằng thịt động vật. Vì vậy, Trung
tâm Bảo tồn Tê tê Châu Á muốn nuôi kiến vàng để có nguồn cung cấp thức ăn liên tục thay
vì thu lượm kiến từ những cây bụi mọc gần Trung tâm (nguồn cung cấp bị giới hạn và không
ổn định). Ông Thái đ
ã liên hệ với chúng tôi và mong muốn tham gia lớp huấn luyện. Chúng
tôi hoàn toàn ủng hộ và đồng ý ông Thái và cộng sự tham gia chương trình nhằm giúp đỡ
Chương trình bảo tồn động vật quý hiếm. Trong khóa học, ông Thái và cộng sự cộng tác rất
chặt chẽ với các giảng viên và học viên TOT, và rất vui về những kiến thức và kỹ năng nuôi
kiến vàng. Đây là một lợi ích thêm của dự án.

Chủ đề 3, Sâu hại quan trọng c
ủa cây điều và thiên địch
Chủ đề gồm có phần thực tập do ông Bình và ông Lân hướng dẫn. Mục tiêu của chủ
đề là:
(1) Hiểu biết về sự kiện các sâu hại thứ yếu như rệp sáp giả, rầy mềm có trở thành sâu
hại chính hay không khi sử dụng kiến vàng trong vườn điều, và
(2) Giúp các học viên nhận biết sự hiện diện và vai trò của thiên địch rệp sáp giả và
rầy m
ềm.
Chủ đề bao gồm một loạt các hoạt động bao gồm quan sát rệp sáp giả và rầy mềm
trong lô IPM, nhận biết các thiên địch của chúng, thu thập dữ liệu đồng ruộng về hiệu quả
của thiên địch đối với rệp sáp giả và rầy mềm. Các học viên đã xác định các thiên địch của
rệp sáp giả, rầy mềm với sự giúp đỡ của các giảng viên, gồm các loài như
bọ rùa, ruồi ăn rệp,
và ong ký sinh. Học viên hoàn toàn thuyết phục bởi số liệu thau thập trong vườn trình diễn
và quan sát đồng ruộng, đã cho thấy mặc dù kiến vàng sống cộng sinh với rệp sáp giả và rầy
mềm, nhưng chúng không gây hiệu quả nghịch đối với thiên địch của hai loài sâu hại này.
Thiên địch đã kềm hãm quần thể của hai loài này xuống dưới mức gây hại. Vì vậy, trong lô
IPM, rệp sáp giả

và rầy mềm thường xuyên hiện diện và thiên địch cũng hiện diện, kết quả là
có ít hoa và lá non bị hại. Hình ảnh này được thấy rất rõ trong vườn trình diễn ở Hưng Lộc.
Đối với phần lớn học viên, đây là lần đầu họ có cơ hội nhận biết về thiên địch của sâu hại
trong vườn điều.
Tên dự án: Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính
Cơ quan triển khai phía Việt Nam:
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam

ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
Narrative Thông tin cần có Thước đo thực hiện Giả định Thông tin cần có
MỤC TIÊU

I. Tổ chức lớp tập huấn TOT
IPM cây điều


II. Học viên TOT tổ chức lớp
FFS tại địa phương



III. Soạn thảo quy trình IPM
cây điều








IV. Thực hiện một loạt các
áp-phích về IPM cây điều có
minh họa




V. Đánh giá hiệu quả của lớp
FFS về IPM cây điều


I. Các gi
ảng viên IPM tham dự chương
trình huấn luyện TOT về IPM cây
điều.

II. Nông dân từ các nhóm chủ thể (phụ
nữ, dân tộc ít người ) trong vùng dự án
tham gia lớp FFS về IPM cây điều.


III. Quy trình IPM cây điều bao gồm
đặc tính thực vật cây điều, sự sinh sản,
kỹ thuật canh tác, bệnh hại và phòng
trừ, sâu hại và sự gây hại, thiên địch,
biện pháp tổng hợp, vai trò của kiến
vàng, duy trì kiế
n vàng, thu hoạch, và
bảng liệt kê các biện pháp ở từng thời
kỳ sinh trưởng cây


IV. Các áp phích được đề nghị là sổ
tay hướng dẫn có hình ảnh bao gồm sự
sinh sản của cây, phương pháp canh
tác, bệnh hại chính, sâu hại, thiên địch,
biện pháp tổng hợp, vai trò của kiến
vàng, và kỹ thuật duy trì kiến vàng

V. Phỏng vấn nông dân từ các nhóm
chủ thể trong vùng dự án
Những rủi ro là ít xảy ra vì các thành viên
phía Việ
t Nam từ Cục BVTV và 8 chi
cục BVTV tỉnh có kỹ năng cao trong tổ
chức TOT và FFS với những báo cáo
chứng minh, các thành viên IAS có nhiều
kỹ năng trong canh tác cây điều, các
thành viên CDU có kỹ năng xây dựng
quy trình IPM cây điều và các áp-phích,
triển khai kỹ thuật sử dụng kiến vàng, và
các thành viên SOFRI có nhiều kinh
nghiệm về quản lý các đàn kiến. Thành
viên dự án sẽ sử dụng kỹ năng của họ và
cùng làm việc để bảo đả
m về sự phát
triển quy trình, đào tạo các giảng viên
IPM, và việc trao quyền thực sự cho
người nông dân. Trong chuyến dã ngoại,
đã thấy có sự quan tâm cao của các cán
bộ chi cục BVTV và người trồng điều.

Việc thoe dõi định kỳ, kỹ thuật đánh giá,
và thí nghiệm đã được sử dụng trên
những cây trồng khác ở Việt Nam, và các
giảng viên chính cũng đã có nhận thức về
giới tính và các vấ
n đề xã hội khác.

I. Lớp huấn luyện TOT năm thứ hai đang tiến hành
(xem hoạt động chi tiết).


II. Lớp FFS đã thực hiện từ tháng 9/2007.




III. Việc soạn thảo quy trình đang tiến hành(xem
hoạt động chi tiết).







IV. Đang thực hiện các áp-phích (xem hoạt động
chi tiiết).






V. Điều tra cơ bản trước khi tiến hành d
ự án đã
hoàn thành (xem báo cáo điều tra).
ĐẦU RA
I. 120 học viên TOT có trình
độ
I. Các học viên TOT tổ chức thành
công các lớp FFS trong năm 2 và 3.
Những rủi ro là rất thấp bởi vì chương
trình tập huấn có nông dân tham gia, và
I. Chỉ tiêu này sẽ được hoàn thành.


13
ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
Narrative Thông tin cần có Thước đo thực hiện Giả định Thông tin cần có

II. 3750 nông dân với năng
lực thí nghiệm được nâng
cao về IPM cây điều

III. Xuất bản quy trình IPM
cây điều “Hướng dẫn kỹ
thuật IPM cây điều”

IV. Xuất bản các áp-phích
IPM cây điều



V. Lượng giá thông tin về
người hưởng lợi ích từ dự án,
và hiệu quả của FFS về nâng
cao kiến thức nông dân trong
IPM cây điều

II. Nông dân tốt nghiệp từ các l
ớp FFS.



III. Bản thảo Quy trình IPM cây điều
xuất bản trong năm thứ 2, và xuất bản
chính thức trong năm thứ 3.

IV. Bản thảo áp-phích xuất bản trong
năm thứ 2, xuất bản chính thức năm
thứ 3.

V. Báo cáo những phát hiện về người
được hưởng lợi từ dự án, và hiệu quả
của FFS về nâng cao kiến thức nông
dân về IPM cây điều.
sự phát triển chương trình IPM đã được
phổ biến rộng rãi và thành công trên cây
lúa, rau cải, bông, trà, đậu tương, lạc, và
khoai lang ở Việt Nam. Những phương
pháp về việc điều tra định kỳ, kỹ thuật
đánh giá sử dụng đã được công bố trên

quốc tế.


II. Chỉ tiêu này sẽ được hoàn thành.



III. Chỉ tiêu này sẽ được hoàn thành



IV. Chỉ tiêu này sẽ được hoàn thành.



V. Chỉ tiêu này sẽ được hoàn thành.
HOẠT ĐÔNG
I (i) Xác định vùng dự án
trong 6 tỉnh


I (ii) Chọn các giảng viên
IPM của mỗi vùng dự án để
tham dự các lớp tập huấn
TOT về IPM cây điều.

I (iii) Tập huấn giảng viên
TOT về IPM cây điều.

II (i) Chọn lựa đại diện theo

tỷ lệ của nông dân thuộc các
nhóm chủ thể trong vùng dự
án, mời tham dự lớp FFS.

II (ii) Tiến hành lớp FFS

I(i) Chúng tôi đã xác định 30 vùng trồng điều, mỗi
vùng bao gồm vài xã trong 8 tỉnh trồng điều để tiến
hành lớp FFS.

I(ii) Tổng số 56 giảng viên IPM được chọn lọc từ 8
tỉnh tham dự lớp TOT năm thứ hai ở hai trung tâm.



I(iii) Lớp huấn luyện TOT được thực hiện từ tháng
6/2006, và đang tiến hành.

II (i). Hoạt động này đã chấm dứt cho lớp FFS năm
2007



II (ii) Lớp FFS năm 2007 đã bắt đầu từ tháng
9/2007, và đang tiến hành.

14
ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
Narrative Thông tin cần có Thước đo thực hiện Giả định Thông tin cần có


III (i) Thu thập số liệu từ
điều tra ngoài đồng, điều tra
định kỳ, những quan sát và
thí nghiệm thực hiện trong
vườn huấn luyện TOT vào
giai đoạn đâm chồi. Phân
tích số liệu và viết báo cáo.

III (ii) Thu thập số liệu từ
điều tra ngoài đồng, điều tra
định kỳ, những quan sát và
thí nghiệm thực hiện trong
vườn huấn luyện TOT vào
giai đoạn tr
ước ra hoa, hình
thành hạt. Phân tích số liệu
và viết báo cáo.

III (iii) Thu thập số liệu từ
điều tra ngoài đồng, theo dõi
định kỳ, những quan sát và
thí nghiệm thực hiện trong
vườn huấn luyện TOT vào
giai đoạn thu hoạch. Phân
tích số liệu và viết báo cáo.

IV (i) Hình ảnh, sơ đồ, biểu
đồ của các điều tra ngoài
đồng, điều tra định kỳ,
những quan sát và thí

nghiệm thực hiện trong vườ
n
huấn luyện TOT vào giai
đoạn đâm chồi.


IV(ii) Hình ảnh, sơ đồ, biểu
đồ của các điều tra ngoài

III (i) Dữ liệu được thu thập từ những quan sát
đồng ruộng, điều tra ngoài đồng, thí nghiệm trong
phòng cho những phần của quy trình IPM vào giai
đoạn điều ra chồi non: quản lý vườn điều bao gồm
làm cỏ, bón phân, xén tỉa, ghép cành, sâu bệnh hại
quan trọng, và thiên địch. Phân tích dữ
liệu đã hoàn
thành.

III (ii) Trong giai đoạn điều trước ra hoa, tạo hạt,
dữ liệu được thu thập từ những quan sát đồng
ruộng, điều tra định kỳ, nuôi sâu trong phòng cho
các phần của quy trình IPM: quản lý vườn điều
gồm bón phân, sâu hại quan trọng, và thiên địch
thường gặp. Dữ liệu đang phân tích.



III (iii) Hoạt động này đã hoàn tất một phần, nhiều
dữ
liệu sẽ được thu thập trong mùa tới.







IV (i) Đã thu thập thêm 33 hình ảnh để soạn thảo
quyển sổ tay IPM cây điều cho giai đoạn đoạn chồi
non.






IV (ii) Hoạt động này gần hoàn thành, đã thu thập
được 85 hình ảnh vào giai đoạn điều ra hoa, quả.

15
ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
Narrative Thông tin cần có Thước đo thực hiện Giả định Thông tin cần có
đồng, điều tra định kỳ,
những quan sát và thí
nghiệm thực hiện trong vườn
huấn luyện TOT vào giai
đoạn trước ra hoa, hình thành
hạt.


IV (iii) Hình ảnh, sơ đồ, biểu

đồ của điều tra ngoài đồng,
điều tra định kỳ, những quan
sát và thí nghiệm thực hiện
trong vườn huấn luyện TOT
vào giai đoạn thu hoạch.


V (i) Phỏng vấn ngẫu nhiên
các nhóm nhỏ nông dân để
đánh giá kiến thức thu nhận
trước dự án.


V (ii) Phỏng vấn ngẫu nhiên
các nhóm nhỏ nông dân để
đánh giá kiến thức thu nhận
sau dự án.


V (iii) Phân tích dữ liệu về
người hưởng lợi và kiến
thức.


V (iv) Viết báo cáo chi tiết
những phát hiện về người
hưởng lợi trong dự án, và
hiệu quả của FFS về IPM
cây điều.










IV (iii) Hoạt động này đã hoàn thành một phần, và
sẽ có những dữ liệu cho mùa thu hoạch tới.





V (i) Đã phỏng vấn 212 nông dân ở 8 tỉnh trồng
điều với phiếu câu hỏi soạn sẵn (xem báo cáo điều
tra) .


V (ii) Hoạt động này sẽ được thực hiện và báo cáo
năm 2008.



V (iii) Hoạt động này sẽ thực hiện năm 2008.



V (iv) Hoạt động này sẽ thực hiện năm 2008 như

dự kiến.
ĐẦU RA
Hạng mục đầu vào được
trình bày trong kế hoạch lịch
Đầu vào của dự án được giữ song hành với kế
hoạch dự án như dự kiến.

16
ĐỀ NGHỊ BÁO CÁO TIẾN ĐỘ
Narrative Thông tin cần có Thước đo thực hiện Giả định Thông tin cần có
trình của dự án


17

×