Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính - MS7 " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.93 KB, 24 trang )


1

Ministry of Agriculture & Rural Development

Báo cáo tiến độ dự án



MS7: Báo cáo Nghiên cứu / Kỹ thuật



029/05VIE
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại trên cây điều
ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng là nhân tố chính







Renkang Peng, Keith Christian, Lã Phạm Lân và Nguyễn Thanh Bình












31 tháng 7 năm 2008
1. Thông tin cơ quan tham gia
Tên dự án
Triển khai chương trình quản lý tổng hợp dịch hại
trên cây điều ở Việt Nam với ứng dụng kiến vàng
là nhân tố chính
Cơ quan Việt Nam
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
Chủ nhiệm phía Việt Nam
Lã Phạm Lân
Cơ quan Úc
Trường Đại học Charles Darwin
Chủ nhiệm phía Úc
Dr Keith Christian and Dr Renkang Peng
Thời gian bắt đầu
Tháng 2, 2006
Thời gian hoàn thành (dự kiến)
Tháng 1, 2009
Thời gian hoàn thành (thực tế)

Giai đoạn báo cáo Tháng 7, 2008
Đầu mối liên hệ
Phía Úc: Chủ nhiệm
Họ và tên
Keith Christian
Điện thoại:

61 8 89466706
Chứ́c vụ
Giáo sư
Fax:
61 8 89466847
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:


Phía Úc: Quản lý
Họ và tên
Jenny Carter
Điện thoại:
61 08 89466708
Chứ́c vụ
Trưởng Phòng, Phòng Quản lý
Nghiên cứu
Fax:
61 8 89467199
Cơ quan
Đại học Charles Darwin
Email:


Phía Việt Nam
Họ và tên
Lã Phạm Lân
Điện thoại:
84 0913829560

Chứ́c vụ
Trưởng phòng, Phòng Nghiên
cứ
u Bảo vệ Thực vật
Fax:
84 8 8297650
Cơ quan
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp miền Nam
Email:




3
Tóm lược

Để hỗ trợ chương trình huấn luyện lớp TOT về IPM trên cây điều, một số các thí nghiệm
đồng ruộng, điều tra dã ngoại bổ sung, thí nghiệm và nuôi sâu trong phòng đã được thực
hiện tại các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, và Dak Lak , trong thời gian từ tháng 7/2006 –
tháng 3/2008.
Dữ liệu thu thập được cho thấy:
• Những loài côn trùng gây hại trên đọt non, trái và hạt điều là bọ xít muỗi, bọ cánh
cứng đục nõn, sâu cuố
n lá, sâu đục lòn lá, rầy mềm, và rệp sáp giả, trong đó, bọ xít
muỗi, bọ cánh cứng đục nõn, sâu cuốn lá và sâu đục trái và hạt điều là những loài
gây hại chính trong giai đoạn cây điều ra hoa và kết trái. Sâu đục cành và sâu đục
than và rễ là sâu hại quan trọng trên cành và thân cây điều.
• Kiến vàng kiểm soát có hiệu quả nhiều loại côn trùng như bọ xít muỗi, bọ cánh
cứng đục nõn, sâu đục hạt, sâu cuốn lá, và sâu đục lòn lá, tươ

ng tự như việc sử
dụng thuốc trừ sâu.
• Năng suất điều hạt tương đương giữa hai lô IPM và lô nông dân, nhưng chất lượng
hạt điều tốt hơn trong lô IPM do tác động thu thập thức ăn của kiến vàng.
• Rệp sáp giả và rầy mềm được đánh giá là côn trùng gây hại thứ yếu, không có khả
năng trở thành những loài gây hại quan trọng vì chúng bị kiể
m soát bởi kiến vàng.
Đã xác định được 12 loài thiên địch của rầy mềm và 9 loài thiên địch của rệp sáp
giả. Những loài thiên địch này được tìm thấy với tần suất cao hơn trong lô IPM,
cho thấy rằng khi kiến vàng hiện diện, đồng thời với sự xuất hiện của rệp giả và rầy
mềm, nhưng các loài bắt mồi ăn thịt và ký sinh cũng hiện hiện, vì vậy, sự thiệt hạ
i
cho cây điều là rất thấp.
• Vấn đề then chốt để quản lý thành công lô IPM là duy trì quần thể kiến vàng cao và
ổn định. Sự tranh chấp vùng ranh giới giữa các đàn kiến, sự canh tranh giữa kiến
vàng và các loài kiến khác được xác định là rất quan trọng đối với sự suy giảm
quần thể kiến vàng. Những giải pháp về sự canh tranh này đã được đề nghị và thảo
luận.

Kế
t quả thu thập từ những quan sát đồng ruộng, thí nghiệm trong phòng, và nuôi nhân cho
thấy
• Thuốc ít độc (Abamectin) kiểm soát hữu hiệu bọ trĩ, ít ảnh hưởng đến kiến vàng, và
không độc hại đối với kiến vàng.
• Đặc điểm sinh thái và sinh học của sâu đục cành và sâu đục than và rễ điều đang
được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Căn cứ vào hành vi đẻ trứng, triệu chứng gây
h
ại ban đầu và vòng đời của sâu, kế hoạch quản lý đối với mỗi loài đã được khuyến
cáo, bao gồm những việc như kiểm tra thường xuyên, loại bỏ các ấu trùng dựa vào
triệu chứng gây hại ban đầu, và tiêm thuốc trừ sâu vào lỗ đục.

• Những giải pháp kiểm soát đối với bọ trĩ, sâu đục cành và sâu đục thân-rễ tương
thích với những giải pháp khác của chương trình IPM cây đ
iều.

Dựa vào những kết quả nêu trên và kỹ thuật canh tác cây điều, quy trình IPM cây
điều phù hợp với điều kiện canh tác điều ở Việt Nam đã được soạn thảo, và mô tả trong
phụ lục 1.

4
Mở đầu
Để hỗ trợ cho chương trình huấn luyện lớp TOT về IPM trên cây điều, những thí
nghiệm đồng ruộng, điều tra đồng ruộng bổ sung, thí nghiệm trong phòng, và nuôi sâu
được thực hiện tại Bình Phước, Đồng Nai, và Dak Lak (3 tỉnh có diện tích trồng điều lớn)
trong thời gian 7/2006 – 3/2008. Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện ở 3 vườn trình
diễn, mỗi vườn được chia làm 2 phần: một phần do người nông dân ch
ủ vườn quản lý có
phun thuốc trừ sâu, phần còn lại là lô IPM có thả kiến vàng (Oecophylla smaragdina).
Điều tra ngoài đồng cũng được thực hiện trên 3 vườn ở các giai đoạn phát triển của cây
điều. Ở mỗi vườn, sự phá hại của các loài sâu hại quan trọng được đánh giá trên 3 nhóm
cây: cây có kiến vàng, cây có các loài kiến khác, và cây không có kiến vàng. Mục đích của
quan sát này là:
(1) Để cho học viên TOT quan sát và đánh giá về sâu và bệnh hại quan trọng trên
cây
điều (hình dạng, triệu chứng hại, vòng đời), và thiên địch của chúng ở các giai đoạn
phát triển của cây điều, và so sánh giữa lô nông dân và lô IPM.
(2) Để cho học viên TOT đánh giá hiệu quả kiểm soát những sâu hại chính của tác
nhân phòng trừ sinh học – kiến vàng.
(3) Trình diễn cách sử dụng các đàn kiến vàng trong vườn điều một cách thích hợp.
(4) Trình diễn cách áp dụng kỹ thuật canh tác ở các giai đoạn khác nhau trong năm
để cây phát tri

ển mạnh khỏe, và
(5) Thu thập dữ liệu kỹ thuật để soạn thảo chương trình IPM cây điều và sổ tay
hướng dẫn.
Bản báo cáo này tóm tắt về hiệu quả kiểm soát sâu hại chính trên cây điều của kiến
vàng, bao gồm các dữ liệu về sự thiệt hại trên các đọt non, trái và hạt, tác động của kiến
vàng đến năng suất điều và chất lượng hạt
điều, trong đó có so sánh giữa lô do nông dân
quản lý và lô IPM có thả kiến vàng, và giữa các cây có kiến và lô không có kiến vàng.
Một số vấn đề đã được xác định trong giai đoạn này của dự án:
(1) Sâu đục cành (Rhytidodera integra) và sâu đục thân (Plocaederus obesus) đã
đục vào trong cành và thân cây, triệu chứng thường thấy là các cành bị khô chết hoặc cây
bị chết. Kết quả quan sát cho thấy rằng mặc dù kiến vàng có khả năng săn bắt hoặc xua
đ
uổi con trưởng thành nhưng chúng không có khả năng kiểm soát trùng một khi đã đục vào
trong cành hoặc thân cây điều. Để đề xuất được biện pháp quản lý sâu đục thân mà không
ảnh hưởng xấu đến kiến vàng, cần có được những dữ liệu về sinh học và sinh thái học của
hai loài này, tuy nhiên, thông tin này hiện không có đủ.
(2) Bọ trĩ (Rhynchothrips sp. and Scirtothrips dorsalis) gây hại trên hoa, trái và hạt
điều không phải là sâu hại chính trong lô có xử lý thuốc trừ sâu bở
i vì thuốc trừ sâu đuợc
sử dụng để kiểm soát bọ xít muỗi (Helopeltis antonii và H. theivora), bọ đục nõn
(Alcidodes sp.), và sâu ăn hoa, cũng có thể kiểm soát được bọ trĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng
kiến vàng lại không tương thích với việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại. Bọ trĩ gây hại trên
trái và hạt điều đang gia tăng ở vài nơi trồng đ
iều. Kiến vàng có thể làm giảm quần thể của
bọ trĩ nhưng không thể làm giảm sự gây hại của bọ trĩ xuống ngưỡng thiệt hại kinh tế. Vì
vậy, cần thiết phải tìm được loại thuốc trừ sâu ít độc có khả năng kiểm soát được bọ trĩ
nhưng không gây hại cho kiến vàng.
(3) Kiến vàng có mối quan hệ hỗ tương với rầy mềm (
Toxoptera sp. và Aphis

gossypii), và rệp sáp giả (Dysmicoccus brevipes và Ferrisia virgata), nhiều nông dân trồng
điều quan tâm đến những dịch hại thứ yếu này có trở thành loài gây hại chính hay không

5
khi sử dụng kiến vàng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở những vùng trồng điều khác
nhau cho thấy rầy mềm và rệp sáp giả không có khả năng trở thành dịch hại chính. Quần
thể của chúng có thể giảm xuống tự nhiên do tác động của các loài thiên địch khác mà kiến
vàng không có khả năng hạn chế. Để chứng minh mối liên hệ này cho học viên TOT và
nông dân trồng điều, ngoài những quan sát định k
ỳ về những loài sâu hại này trong lô do
nông dân quản lý và lô IPM, việc xác định những loài thiên địch của rầy mềm và rệp sáp
trong vườn điều là quan trọng. Công việc này hiện đang thực hiện.
Những quan sát đồng ruộng, thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, nuôi sâu hơn được
thực hiện tại Trung tâm Hưng Lộc để tìm hiểu hành vi và chu kỳ sống của sâu đục cành và
sâu đục thân, để chọn lọc loại thuốc có sẵn ở VN
để phòng trừ bọ trĩ, và để xác định các
loài thiên địch của rầy mềm và rệp sáp giả. Kết quả công việc sẽ được trình bày trong bản
báo cáo cùng với những thảo luận về các phương pháp đề nghị nhằm kiểm soát các dịch
hại phù hợp với chương trình IPM trên cây điều, mà trong đó kiến vàng là hợp phần chính.

Vật liệu và phương pháp
Thí nghiệm đồng ruộng
Thí nghiệm dài hạn được thực hiện tại 3 vườn trình diễn: vườn của ông Tỷ (Đồng
Xoài, Bình Phước), Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc, vườn
của ông Bi (Trảng Bom, Đồng Nai).
Vườn điều của ông Tỷ
Đây là vườn điều được trồng từ hạt, rộng 2 ha. Vườn được chia làm 2 phần bằng
nhau theo độ dốc của thửa đất, để giả
m bớt sự chênh lệch về độ phì nhiêu của đất giữa hai
lô, một phần do nông dân quản lý (70 cây), và phần còn lại áp dụng quy trình IPM (70

cây). Xung quanh lô IPM có một hàng cây bảo vệ. Để kiểm soát côn trùng, thuốc trừ sâu
được sử dụng trong lô do nông dân quản lý, và được phun theo kinh nghiệm của nông dân.
Lô IPM, có thả kiến vàng, và do cán bộ kỹ thuật quản lý. Những kỹ thuật canh tác thông
thường khác như làm cỏ, xén tỉa, bón phân, và phun thuốc trừ nấm bệnh được thực hiện
giống nhau trong cả 2 lô, và do người chủ vườn thực hiện.
Vườn điều có lịch sử là đã sử dụng thuốc trừ sâu, nên trong vườn không có kiến
vàng trước khi vườn được dùng làm thí điểm. Để thiết lập và quản lý các đàn kiến trong
vườn, công việc được thực hiện qua 5 bước:
(1) Xác định loài kiến chiếm ưu thế trên từng cây trong vườn: hầu hết các cây trong
vườn đề
u bị chiếm ngự bởi loài kiến điên (Anoplolepis gracilipes), là loài kiến cạnh
tranh với kiến vàng;
(2) Để giảm quần thể của kiến điên, thuốc tiếp xúc (Motox
®
) được phun vào dưới gốc
cây, các lá khô được cào ra xa gốc để lộ ra các tổ kiến;
(3) Một tuần sau đó, các cây trong vườn được chia thành nhóm 5-10 cây và được nối
liền với nhau bằng dây nếu các cành điều không giao tán với nhau, để chuẩn bị tiếp
nhận các đàn kiến. Để tránh sự đánh nhau giữa các đàn kiến, mỗi nhóm cây chỉ tiếp
nhận một đàn kiến;
(4) Tổng số 10
đàn kiến vàng đã được thả trong vườn với mật độ từ 4-5 tổ/cây trong
tháng 11/2006; và
(5) Cá tươi xay nhuyễn được cung cấp cho các đàn kiến trong thời gian cây ngủ nghỉ.

6
Kể từ 2 tuần sau khi thả kiến, sự hoạt động của các đàn kiến được quan sát định kỳ.
Sự hoạt động của kiến vàng được diễn tả bằng tỷ lệ (%) số cành chính có kiến vàng di
chuyển ((số cành chính có kiến vàng di chuyển / tổng số cành chính của cây) x 100). Đàn
kiến vàng trên cây được đánh giá là “Phong phú” nếu có trên 50% số cành có đường đi của

kiến.
Sự gây hại củ
a sâu hại chính trong 2 lô được quan sát định kỳ. Triệu chứng thiệt hại
đối với mỗi loại sâu hại trên chồi non, hoa và trái dễ dàng quan sát và phân biệt trên đồng
ruộng, được thực hiện bởi cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn về kỹ năng điều tra quan sát
trên đồng ruộng. Các cây trong vườn được đánh số thứ tự để phân biệt từng cây, và quan
sát theo trình tự cho mỗi kỳ. Trong mỗ
i lô, các cây mang số lẻ được quan sát trong tuần có
số lẻ, và cây mang số chẵn được quan sát trong tuần chẵn, vì vậy, những chồi mới bị hại sẽ
không được quan sát lập lại lần thứ hai (vì các chồi non sẽ trở nên cứng hơn trong kỳ quan
sát kế tiếp). Những quan sát ban đầu cho thấy rằng các loài sâu hại chính hoạt động mạnh
ở phần dưới hơn là ở phần trên cao của tán lá. Vì vậy, việc quan sát đị
nh kỳ được tập trung
ở phần dưới của tán lá. Trên mỗi cây, tổng số các chồi non, hoa không bị hại và bị hại được
ghi chép đối với từng loại sâu hại, và tính ra tỷ lệ thiệt hại cho mỗi loài sâu hại.
Năng suất được đo lường trong mỗi lô vào 1 tuần trước khi thu hoạch theo công
thức: (Tổng số hạt đếm được trên một nửa tán lá của các cây ở cùng một phía
× chỉ số tán
lá). Chỉ số tán lá (1, 1,33, 2, và 4) được sử dụng căn cứ vào độ lớn và dày đặc của mỗi cây:
“1”, 100% (tán lá lớn nhất và dày đặc nhất); “1,33”, 75% độ dày đặc; “2”, 50% độ dày đặc;
“4”, 25% độ dày đặc. Chất lượng hạt được đánh giá bằng mắt về độ sáng và sạch của lớp
vỏ hạt.
Trung tâm Hưng Lộc
Vườn điều nằm ở gần lớp h
ọc, rất thuận tiện cho sự thực tập của học viên. Trong
vườn có 10 giống đang trồng, mỗi giống điều là một hàng, mỗi hàng được chia làm 2 phần
(một phần quản lý theo nông dân, và phần còn lại áp dụng quy trình IPM). Phần vườn quản
lý theo nông dân có 67 cây, phần áp dụng quy trình IPM có 71 cây. Hiện tại vườn đã có 14
đàn đang hoạt động. Trong phần lô nông dân, kiến vàng được chuyển đến các cây không
có kiến trong phần lô IPM, và thuốc trừ

sâu được phun để bảo đảm kiến vàng không còn
hiện diện trong lô nông dân. Trong lô IPM, sau khi các đàn kiến có sẵn gia nhập đàn cùng
với những tổ kiến được chuyển đến từ các cây có kiến trong lô nông dân, thì tất cả các cây
đều có kiến vàng. Ngoài kiến vàng, các loài kiến khác như kiến ma (Tapinoma
melanocephalum
), kiến crematogaster nhỏ (Crematogaster sp), và một loài kiến đen (chưa
xác định tên) cũng có trong vườn, nhưng chúng không bị loại bỏ vì không cạnh tranh với
với kiến vàng. Thí nghiệm bắt đầu trong tháng 9/2007. Các kỹ thuật canh tác, theo dõi đàn
kiến, điều tra định kỳ, đánh giá năng suất và chất lượng hạt được thực hiện tương tự như
vườn của ông Tỷ.
Vườn ông Bi
Vườn của ông Bi g
ồm 2 khu nằm gần nhau, mỗi khu rộng khoảng 1 ha. Khu 1 được
thực hiện trong thời gian từ tháng 9/2006- tháng 7/2007, vì sự trở ngại gây ra bởi chủ vườn
nên khu 2 được sử dụng từ tháng 9/2007 đến tháng 5/2008. Trong mỗi khu, 120 cây điều
cùng giống và cùng kích cỡ được chọn và chia làm 2 lô (lô nông dân, 60 cây, và lô IPM, 60
cây). Vườn đã được xử lý thuốc trừ sâu thường xuyên nên các cây trong vườn không có
kiến vàng cư ngụ, mà chỉ có kiến crematogaster làm tổ bằng đất, kiến ma, và kiến đen
(chưa xác định tên) chiếm cứ.
Trong năm 2006, để thiết lập đàn kiến vàng trong lô IPM, những loài kiến này được
bẫy với cá xay nhuyễn trộn với thuốc Regent
®
. Một tuần sau khi đặt bẫy, quần thể các loài

7
kiến này giảm xuống rõ rệt, và kiến vàng được thả vào lô IPM vào đầu tháng 12/2006.
Việc thiết kế đồng ruộng, quản lý đồng ruộng, theo dõi đàn kiến, điều tra định kỳ, đánh giá
năng suất và chất lượng hạt được thực hiện tương tự như vườn của ông Tỷ.
Kết quả bất ngờ thu thập được từ tháng 12/2006-7/2007 cho thấy năng suất hạ
t và

chất lượng hạt thấp hơn, và các chồi non bị thiệt hại nặng hơn trong lô IPM, so với lô nông
dân. Qua đánh giá chi tiết trong tháng 4/2007, những hiện tượng đã được ghi nhận sau đây:
(i) Kiến vàng đánh nhau ở vùng giáp ranh giữa các đàn, và kiến vàng tập trung nhiều ở
vùng giáp ranh mà hậu quả là 30% số cây trong vườn IPM không có kiến vàng, và 30% số
cây có rất ít kiến vàng (chỉ số hoạt động <30%). Những cây này bị chiếm cứ mộ
t phần
hoặc hoàn toàn cây bởi kiến ma, và bị tấn công nặng nề bởi bọ xít muỗi, bọ đục nõn, và sâu
đục trái.
(ii) Trên 40% cây còn lại, kiến vàng tập trung nhiều ở thân cây và các cành chính, mà
không thu thập thức ăn ở các chồi lá và chồi hoa, kết quả là sự thiệt hại nặng trên các chồi
non, hoa, và trái non do bọ xít muỗi, bọ đục nõn, và sâu đục trái.
Hiện tượng thứ nhất là do cán bộ kỹ thuật thiếu kinh nghiệm quả
n lý đàn kiến vàng,
nghĩ rằng kiến ma có kích thước rất nhỏ (# 1,1 mm), và không phải là loài cạnh tranh với
kiến vàng. Đối với hiện tượng thứ hai, 7 cuộc điều tra bổ sung được thực hiện trên nhiều
vườn điều khác nhau có hiện diện của kiến vàng, đồng thời, người nông dân chủ vườn
được phỏng vấn về kỹ thuật canh tác của họ. Qua so sánh có thể rằng do lô IPM đã đượ
c
phun phân bón lá 3 lần trong thời gian từ 12/2006 – 1/2007, đã ngăn cản hoặc làm thay đổi
sự tiết mật của chồi non, nên đã không thu hút kiến vàng.
Trong năm 2007, vì vậy, phân bón lá đã không được sử dụng trong lô IPM. Những
biện pháp canh tác khác như bẫy diệt các loài kiến khác, thả thêm kiến, kiểm tra định kỳ sự
hoạt động của kiến vàng, điều tra sâu hại, đánh giá năng suất được thực hiện như nă
m thứ
nhất.
Điều tra dã ngoại bổ sung

Đã thực hiện 6 cuộc điều tra dã ngoại tại 3 vườn: vườn ông Quang ở thị xã Đồng
Xoài, Bình Phước, vườn ông Bé và ông Sáu ở Trảng Bom, Đồng Nai.
Vườn ông Quang

Vườn có 60 cây trồng từ hạt (14 cây có tuổi trên 10 năm, và 46 cây khoảng 3 năm
tuổi). Vườn được bao quanh bằng 2 hàng cây vú sữa, và khoai mỳ. Vườn không sử dụng
thuốc trừ sâu, trong vườn kiến vàng có nhiều trên các cây điều lớn và cây mahogany, và
phân tán đến các cây điề
u nhỏ hơn khi chúng tôi đến điều tra trong tháng 7/2006. Vì những
cây điều lớn quá cao để có thể đánh giá đúng sự phá hại của sâu, cuộc điều tra chỉ tập trung
vào 46 cây điều có 3 năm tuổi. Ở mỗi cuộc điều tra, tất cả 46 cây đều được quan sát, chúng
tôi ghi nhận loài kiến ưu thế trên từng cây, tổng số đọt non, phác hoa, số đọt non / phát hoa
bị hại, và tính tỷ lệ thi
ệt hại. Đã thực hiện 3 cuộc điều tra: 7/2006, 12/2006, và 4/2007.
Vườn ông Be
Hai cuộc điều tra đã được thực hiện ở vài phần trong vườn. Cuộc điều tra lần 1 thực
hiện trong tháng 7/2006 trên diện tích 3 ha. Các cây trong diện tích này có tuổi 20 năm,
một số cây trong vườn khoảng 3 năm tuổi (18 cây) phân bố rải rác trong vườn nhằm thay
thế các các đã chết. Thuốc trừ sâu được sử dụng không thường xuyên (kho
ảng 1 hoặc 2 lần
trong năm), vì vậy, trong vườn có kiến vàng cư ngụ trên các cây lớn và đã phát tán đến một
số cây nhỏ. Bởi vì các cây lớn quá cao để đánh giá sự thiệt hại của sâu, cuộc điều tra thực
hiện trên 18 cây nhỏ.

8
Cuộc điều tra thứ 2, vào tháng 8/2007, được thực hiện trên một phần vườn khác có
kết hợp với nội dung thực tập đồng ruộng của lớp TOT. Phần vườn này rộng 1 ha, các cây
vào khoảng 4 năm tuổi. Vườn được bao quanh bởi các cây lớn hơn khoảng 10 năm tuổi.
Trong vườn có một số đàn cư ngụ trên các cây lớn và đã phát tán sang các cây nhỏ. Tổng
số cây 50 cây đã được quan sát.
Phương pháp quan sát tương tự như phương pháp đã thực hiện trên vườn ông
Quang.
Vườn ông Sáu
Đây là vườn bị bỏ hoang, có vào khoảng 53 cây không biết tuổi cây. Trong vườn có

3 đàn: một đàn trên các cây điều, hai đàn còn lại sống trên các cây bạch đàn trồng quanh
vườn, các đàn này phát tán có sang một số cây điều. Điều tra thực hiện vào tháng 7/2006.
Phương pháp quan sát tương tự như phương pháp đã thực hiện trên vườ
n ông
Quang.
Quan sát đồng ruộng và nuôi sâu trong phòng thí nghiệm

Quan sát đồng ruộng và nuôi sâu trong phòng thí nghiệm được thực hiện tại Trung
tâm Hưng Lộc, vườn ông Sáu, và một số vườn điều ở Dak Lak. Quan sát đồng ruộng tập
trung vào đặc tính sinh học và sinh thái của sâu đục cành và sâu đục thân và rễ, về tập tính
của sâu non, vòng đời. Các cành thân ở các giai đoạn sinh trưởng của cây điều được chẻ ra
để theo dõi ấu trùng bên trong. Sự vũ hoá của trưởng thành, hoạt động, và đẻ trứng
được
quan sát vào buổi tối.
Nuôi sâu trong phòng chủ yếu là quan sát thiên địch của rầy mềm và rập sáp giả, bọ
đục nõn.
Để tìm loại thuốc hóa học ít độc nhưng trừ được bọ trĩ vào giai đoạn tạo hạt, nhưng
không độc cho kiến vàng, thí nghiệm trong phòng được thực hiện với 3 loại thuốc ít độc có
sẵn trên thị trường: Applaud, DC Tron Oil, Abamectin, ở trên hạt và trên trái.
Phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập của mỗi kỳ quan sát được so sánh giữa hai lô (nông dân, và IPM),
theo tỷ lệ thiệt hại của mỗi loại sâu hại. Dữ liệu được phân theo các giai đoạn ra hoa, tạo
trái, ngủ nghỉ của cây và so sánh biến thiên 2 chiều Friedman, sử dụng phần mềm
SYSTAT. Dữ liệu về năng suất, và điều tra dã ngoại được phân tích theo Kruskal-Wallis,
để trắc nghiệm sự khác biệt giữa các lô, và giữa các cây có và không có kiến vàng.

Kết quả
Thí nghiệm đồng ruộng
Vườn ông Tỷ

Quần thể kiến vàng trong lô IPM cao và ổn định trong thời gian 12/2006-7/2007,
độ phong phú trung bình đạt trên 80% (Hình 1). Tuy nhiên, từ tháng 8/2007-1/2008, độ
phong phú của quần thể đàn kiến giảm từ 70% xuống 28% (Hình 1), là do sự cạnh tranh
giữa các đàn kiến.

9
0
20
40
60
80
100
120
140
23
Jan
31
Jan
7
Feb
23
Feb
7
Mar
23
Mar
1
Apr
7
Apr

23
Apr
7
May
23
May
7
Jun
23
Jun
7 Jul 14
Nov
24
Dec
4
Jan
12
Jan
% Weaver ant abundance

| 2007 | 2008 |
Hình 1. Sự hoạt động của kiến vàng trong lô IPM ở Bình Phước. Việt Nam.

Mặc dù số lượng chồi non của lô IPM cao hơn lô nông dân nhưng sự khác biệt này
là tương đương giữa hai lô qua phân tích thống kê (P > 0.05; Bảng 1).

Bảng 1. Số chồi non trung bình trên cây giữa hai lô nông dân và IPM trong giai đoạn trước
ra hoa và tạo hạt (tháng 11 – tháng 3), Bình Phước, Việt Nam.
Lô Số chồi non trung bình/cây +
SD Xếp hạng

Nông dân 86.6 + 28.3 12.0
IPM 102.3 + 39.7 18.0
Biến thiên 2 chiều Friedman X
r
2
=3.600; df = 1; P = 0.058

Theo dữ liệu điều tra, những côn trùng hại chính được ghi nhận trong lô IPM và lô
nông dân là bọ xít muỗi, bọ đục nõn, sâu đục lòn lá (Acrocercops syngramma), rầy mềm,
sâu đục trái (Nephopteryx sp.), sâu cuốn lá và sâu đục cành. Biến động quần thể của bọ xít
muỗi, bọ đục nõn, sâu đục lòn lá, và rầy mềm được trình bày trên các hình 2, 3, 4, và 5,
theo thứ tự.
0
10
20
30
40
22
Dec
23
Jan
31
Jan
7
Feb
23
Feb
7
Mar
23

Mar
1
Apr
7
Apr
23
Apr
7
May
23
May
7
Jun
23
Jun
7 Jul 24
Dec
4
Jan
12
Jan
% shoots damaged by tea
mosquito bugs
Farmer
IPM

| 06 | 2007 | 08 |

Hình 2. Tỷ lệ chồi non và phác hoa bị hại do bọ xít muỗi trong lô nông dân và lô IPM ở
Bình Phước. Việt Nam.




10
0
5
10
15
20
25
22
Dec
23
Jan
31
Jan
7
Feb
23
Feb
7
Mar
23
Mar
1
Apr
7
Apr
23
Apr

7
May
23
May
7
Jun
23
Jun
7 Jul 24
Dec
4
Jan
12
Jan
% shoots damaged by shoot
borer
Farmer
IPM

|-06-| 2007 |-2008 |

Hình 3. Tỷ lệ chồi non bị hại do bọ đục nõn trong lô nông dân và lô IPM ở Bình Phước.
Việt Nam.













|-06-| 2007 |-2008-|

Hình 4. Tỷ lệ chồi non bị hại do sâu đục lòn lá trong lô nông dân và lô IPM ở Bình Phước.
Việt Nam.



0
5
10
15
20
25
30
22
Dec
23
Jan
31
Jan
7
Feb
23
Feb
7

Mar
23
Mar
1
Apr
7
Apr
23
Apr
7
May
23
May
7
Jun
23
Jun
7 Jul 24
Dec
4
Jan
12
Jan
% shoots with aphids
Farmer
IPM

|-06-| 2007 | 2008 |
Hình 5. Tỷ lệ chồi non bị hại do rầy mềm trong lô nông dân và lô IPM ở Bình Phước. Việt
Nam.


Trong giai đoạn từ trước ra hoa đến hình thành hạt (tháng 11 đến tháng 3), mức độ
thiệt hại của các chồi non, phác hoa, hạt non do bọ xít muỗi, bọ đục nõn, sâu đục lòn lá, rầy
mềm và sâu cuốn lá tương đương nhau giữa hai lô nông dân và IPM (P > 0.05; Hình 2-5;
Bảng 2). Tuy nhiên, số hạt bị hại do sâu đục trái và hạt trong lô IPM thấp hơn so v
ới lô
nông dân (P = 0,018; Bảng 2)
0
1
2
3
4
5
22
Dec
23
Jan
31
Jan
7
Feb
23
Feb
7
Mar
23
Mar
1
Apr
7

Apr
23
Apr
7
May
23
May
7
Jun
23
Jun
7
Jul
24
Dec
4
Jan
12
Jan
% shoots damaged by lea
f
miners
Farmer
IPM

11

Bảng 2. Tỷ lệ chồi non bị hại do một số loại côn trùng hại trong lô nông dân và lô IPM
trong vườn trình diễn ở tỉnh Bình Phước. Việt Nam.
Biến thiên 2 chiều Friedman

Loài sâu hại Nghiệm thức Tỷ lệ chồi non bị hại
(trung bình/cây +
SD)
Xếp hạng Thống kê
Nông dân 6,5 + 3,8 14,0 Bọ xít muỗi
IPM 6,7 +
3,2 16,0
X
r
2
= 0,400;
df = 1; P = 0,527
Nông dân 8,3 + 7,0 14,0 Bọ đục nõn
IPM 7,9 +
5,1 16,0
X
r
2
= 0,400;
df = 1; P = 0,527
Nông dân 1,8 + 1,6 15,5 Sâu đục lòn lá
IPM 1,8 +
1,5 14,5
X
r
2
= 0,111;
df = 1; P = 0,739
Nông dân 11,5 + 11,9 14,5 Rầy mềm
IPM 12,4 +

11,8 15,5
X
r
2
= 0,111;
df = 1; P = 0,739
Nông dân 0,11 + 0,69 57608,0 Sâu đục trái và
hạt *
IPM 0,01 +
0,15 56395,0
U = 29405,0;
df = 1; P = 0,018
Nông dân 0,4 + 1,2 56575,5 Sâu cuốn lá *
IPM 0,7 +
3,4 57427,5
U = 28372,5;
df = 1; P = 0,933
*: phép thử U Mann-Whitney

Trong giai đoạn cây điều ngủ nghỉ hoặc ra lá non (tháng 4-7), số chồi non bị hại do
bọ xít muỗi, bọ đục nõn, và sâu đục lòn lá trong lô IPM thấp hơn có ý nghĩa so với lô nông
dân (Hình 2-4; Bảng 3). Tuy nhiên, chồi non bị hại do rầy mềm trong lô IPM cao hơn trong
lô nông dân (Hình 5; Bảng 3).

Bảng 3. Tỷ lệ chồi non bị hại do một số loại côn trùng hại trong lô nông dân và lô IPM
giai đoạn cây ngủ nghỉ hoặc ra tược non, Bình Phước. Việt Nam.
Biế
n thiên 2 chiều Friedman Loài sâu hại Nghiệm thức Tỷ lệ chồi non bị hại
(trung bình/cây +
SD)

Xếp hạng Thống kê
Nông dân 6,5 + 11,2 16,0 Bọ xít muỗi
IPM 2,4 +
4,3 8,0
X
r
2
= 8,000;
df = 1; P = 0,005
Nông dân 5,0 + 2,0 16,0 Bọ đục nõn
IPM 2,4 +
0,9 8,0
X
r
2
= 8,000;
df = 1; P = 0,005
Nông dân 1,2 + 1,0 15,0 Sâu đục lòn lá
IPM 0,5 +
0,3 9,0
X
r
2
= 4,500;
df = 1; P = 0,034
Nông dân 9,0 + 5,9 8,0 Rầy mềm
IPM 13,3 +
9,6 16,0
X
r

2
= 8,000;
df = 1; P = 0,005

Trong năm 2007, chúng tôi lỡ cơ hội đánh giá sản lượng trên tán cây trước khi thu
hoạch. Tuy nhiên, sau khi thu hoạch, chủ vườn đã báo rằng hạt điều trong lô IPM có màu
sắc sạch sẽ và sáng hơn là hạt điều trong lô nông dân.
Trong năm 2008, việc đánh giá sản lượng điều được thực hiện một tuần trước khi
thu hoạch, cho thấy lượng hạt trên cây trong lô nông dân cao hơn lô IPM có ý nghĩa thống
kê (Bảng 4). Theo kết quả
điều tra định kỳ, chúng tôi thấy rằng quần thể kiến vàng trong lô
IPM thấp, từ 48% trong tháng 12/2007 đến 28% trong tháng 1/2008 (Hình 1), và những
cây có ít kiến vàng bị hại nặng do bọ xít muỗi và bọ đục nõn trong thời gian ra hoa và kết

12
trái. Tuy nhiên, 20 cây có mức độ kiến vàng vừa phải (độ phong phú > 35%) đã ít bị bọ xít
muỗi và bọ đục nõn gây hại hơn. Khi so sánh 20 cây này trong lô IPM với 70 cây trong lô
nông dân, thì sự khác biệt sản lượng hạt không có ý nghĩa thống kê (Bảng 5).

Bảng 4. Sản lượng điều hạt trên một nửa tán cây trong lô nông dân và lô IPM. Bình Phước.
Việt Nam.
Lô (Nghiệm thức) Lượng hạt
(trung bình/cây +
SD)
Số cây Xếp hạng
Nông dân (sử dụng thuốc trừ sâu) 558,3 + 380,3 70 5482,5
IPM (sử dụng kiến vàng) 431,5 + 336,3 70 4387,5
Phép thử U Mann-Whitney U = 2997,5; df = 1; P = 0,022

Bảng 5. Sản lượng điều hạt trên một nửa tán cây trong lô nông dân và lô IPM (những cây

có kiến vàng) của điểm trình diễn Bình Phước. Việt Nam.
Lô (Nghiệm thức) Lượng hạt
(trung bình/cây +
SD)
Số cây Xếp hạng
Nông dân (sử dụng thuốc trừ sâu) 558.3 + 380.3 70 3200
IPM (sử dụng kiến vàng) 526.9 + 332.3 20 894
Phép thử U Mann-Whitney U = 7150500; df = 1; P = 0.880

Vườn điều Trung tâm Hưng Lộc

Hình 6 cho thấy chỉ số hoạt động của kiến vàng khoảng >60%, và quần thể kiến
phát triển ổn định trong giai đoạn ra hoa và kết trái (tháng 12/2007 – 2/2008).


Hình 6. Diễn biến chỉ số hoạt
động của kiến vàng trong lô
IPM ở Trung tâm Hưng Lộc,
Đồng Nai, Việt Nam.





Số chồi non của lô IPM nhiều hơn so với lô nông dân, nhưng sự khác biệ
t không có
ý nghĩa thống kê (Bảng 6).

Bảng 6. Số chồi non trên cây của lô nông dân và lô IPM tại điểm trình diễn ở Trung tâm
Hưng Lộc, Đồng Nai, Việt Nam.

Lô (Nghiệm thức) Số chồi non
(trung bình / cây +
SD)
Xếp hạng
Nông dân (sử dụng thuốc trừ sâu) 29,9 + 10,2 6
IPM (sử dụng kiến vàng) 36,4 + 15,4 9
Bảng biến thiên 2 chiều Friedman X
r
2
= 3,000; df = 1; P = 0,083

0
20
40
60
80
100
120
22 Dec 07 5 Jan 08 19 Jan 08 2 Feb 08 16 Feb 08
% weaverv ant abundance

13
Theo kết quả điều tra định kỳ, sâu hại chính trong vườn gồm có bọ xít muỗi, sâu
cuốn lá, sâu đục lòn lá, rầy mềm, và sâu đục cành. Sâu hại thứ yếu gồm có bọ đục nõn, và
rệp sáp giả. Mức độ thiệt hại trên hoa và trái non do những loài sâu hại này tương đương
nhau giữa hai lô nông dân và IPM (Bảng 7). Trong một quan sát bổ sung, trưởng thành sâu
đục cành đã bị kiến vàng săn đuổi ở chồi bánh tẻ (sâu đụ
c cành ưa đẻ trứng ở vị trí này).

Bảng 7. Tỷ lệ chồi non bị gây hại bởi một số sâu hại trong lô nông dân và lô IPM trong lô

nông dân và lô IPM của điểm trình diễn ở Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai, Việt Nam.
Biến thiên 2 chiều Friedman
Loài dịch hại Nghiệm thức Tỷ lệ chồi bị hại
(trung bình/cây +
SD)
Xếp hạng Thống kê
Nông dân 1,25 + 2,64 6 Bọ xít muỗi
IPM 2,49 +
3,40 9
X
r
2
= 3,000;
df = 1; P = 0,083
Nông dân 0,64 +
1,79 5273,5 Bọ đục nõn *
IPM 0,26 +
1,06 5166,5
U = 2788,5;
df = 1; P = 0,135
Nông dân 3,13 +
3,85 7 Sâu cuốn lá
IPM 3,42 +
3,93 8
X
r
2
= 0,333;
df = 1; P = 0,564
Nông dân 2,75 +

3,83 7 Sâu đục lòn lá
IPM 2,65 +
4,49 5
X
r
2
= 2,000;
df = 1; P = 0,157
Nông dân 0,69 +
2,03 4780,5 Rệp sáp giả *
IPM 1,96 +
5,49 5659,5
U = 2295,5;
df = 1; P = 0,088
Nông dân 0,75 +
2,47 6,5 Rầy mềm
IPM 1,96 +
4,33 8,5
X
r
2
= 1,000;
df = 1; P = 0,317
*,
Mann-Whitney U test is used.

Số hạt trung bình trên cây tương đương nhau giữa lô nông dân và lô IPM (P =
0,206; Bảng 8). Các hạt của lô IPM có màu sắc sạch hơn và sáng hơn so với lô nông dân.

Bảng 8. Số lượng hạt điều trên một nửa tán cây của các cây trong lô nông dân và lô IPM

của vườn trình diễn ở Trung tâm Hưng Lộc, Đồng Nai. Việt Nam.
Lô (Nghiệm thức) Số lượng hạt
(trung bình/cây +
SD)
Xếp hạng
Nông dân (sử dụng thuốc trừ sâu) 179,2 + 104,7 17
IPM (sử dụng kiến vàng) 177,9 + 143,9 13
Biến thiên 2 chiều Friedman X
r
2
= 1,600; df = 1; P = 0,206


Vườn điều ông Bi
Kết quả điều tra định kỳ cho thấy sâu hại thường gặp trong vườn gồm có bọ xít
muỗi, bọ đục nõn, sâu đục lòn lá, sâu cuốn lá, bọ trĩ, rầy mềm, sâu đục trái và sâu đục
cành. Về kỹ thuật canh tác, vườn được quản lý rất tốt; cỏ dại được phòng trừ tốt trong hai
lô nông dân và IPM (phun thuốc trừ cỏ hai lần, và làm cỏ tay một lần), thu
ốc trừ sâu được
phun 6 lần trong lô nông dân trong giai đoạn cây điều trước ra hoa, và hình thành hạt (cuối
tháng 10 – đầu tháng 3). Kết quả trong giai đoạn từ tháng 11/2006-tháng 7/2007 được tóm
tắt như sau:

14
(1) Mức độ hoạt động của đàn kiến trong lô IPM là thấp, < 40%,
(2) Trong giai đoạn trước ra hoa đến hình thành hạt (tháng 12 – 3), mức độ các chồi
non bị thiệt hại do các loài sâu hại chính trong lô IPM cao hơn so với lô nông dân;
(3) Năng suất và chất lượng hạt của lô IPM thấp hơn lô nông dân có ý nghĩa thống kê.

Vào cuối tháng 1/2008, kết quả về kiểm tra sâu hại định kỳ, quản lý đàn kiến, cùng

v
ới quan sát bổ sung, thấy rằng:
(1) Nhìn chung, các đàn kiến được quản lý tốt, mức độ hoạt động trung bình của các
đàn kiến là > 50%,
(2) Mặc dù các cây không được phun thuốc phân bón lá, kiến vàng vẫn còn tập trung
nhiều ở thân cây và các cành chính, và kiến vàng ít thấy tập trung ở các chồi non
không có rầy mềm hiện diện, và các phác hoa non như đã được quan sát trong năm
ngoái. Vì vậy, khoảng >50% các chồi non, phác hoa, và hạt non đã bị bọ xít muỗi,
bọ
đục nõn, sâu cuốn lá, và sâu đục trái và hạt trong lô IPM.
(3) Gõ nhẹ vào gốc cây sẽ nhận thấy phản ứng hung dữ bất thường của kiến vàng,
(4) Đã quan sát được sự cạnh tranh về thức ăn giữa kiến vàng và kiến ma. Loài kiến ma
có kích thước quá nhỏ (1,1 mm) để có thể cạnh tranh với kiến vàng. Thực ra, loài
kiến ma chỉ thu thập mật cây tiết ra từ các chồi non, phát hoa, và hạt non. Tổ của
chúng nằm d
ưới mặt đất là một hệ thống phức tạp, với một số lượng kiến khổng lồ.
Kiến ma rất năng động, chúng thu thập thức ăn tại các chồi non cây điều. Mật hoa
là thức ăn ưa thích của kiến vàng. Trong một quan sát, chúng tôi thấy rằng khi kiến
vàng thu thập thức ăn tại các chồi bánh tẻ mà nơi đó có sẵn kiến ma, ngay lập tức
kiế
n vàng sẽ bị kiến ma tấn công bằng cách cắn vào chân, râu, và xúc biện hàm của
kiến vang, và kéo căng ra. Hai phút sau đó, chân và râu của kiến vàng bị đứt lìa
khỏi thân, và chết sau đó. Kiến ma không ăn, hoặc đem xác chết của kiến vàng về
tổ, mà bỏ xác kiến vàng rơi trên mặt đất. Chúng tôi thấy trên mặt đất có rất ít xác
kiến vàng. Trong những cuộc chạm trán như vậy, một số kiến vàng rất hoạt động,
thoát khỏi sự tấn công của kiến ma, nhưng chúng sợ hãi các chồi non, hoa và trái
non, mà tập trung nhiều ở trên thân và cành trong tư thế rất hung hăng.
(5) Chúng tôi cũng thấy rằng nhiều kiến ma di chuyển lên xuống ở cành và thân cây
điều nơi có nhiều kiến vàng đang hiện diện, nhưng chúng không chủ động tấn công
kiến vàng.


Để xác định sự cạnh tranh này, chúng tôi đã thực hiện hai việc; (1) phun dầu nhớt
quanh gố
c cây để ngăn cản kiến ma bò lên cây, (2) Bẫy kiến ma bằng cá xay nhuyễn trộn
với thuốc Regent
®
. Dầu nhớt chỉ có tác dụng trong khoảng 12 giờ. Bẫy cá xay nhuyễn rất
thu hút kiến ma, quần thể kiến ma giảm xuống đáng kể trong 3-4 ngày đầu. Tuy nhiên, bẫy
cũng thu hút rất nhiều ruồi, ruỗi ăn bẫy sẽ chết sau đó và rơi xuống đất hoặc trên các lá
cây. Vì quần thể kiến ma giảm xuống, kiến vàng bắt đầu hoạt động mạnh lên và thu thập
thức ăn ở các hoa và lá bánh t
ẻ. Chúng tôi thấy rằng nhiều xác ruồi chết được kiến vàng
mang về tổ. Hậu quả là quần thể kiến vàng giảm xuống nghiêm trọng trong 2 ngày sau đó,
và nhiều kiến vàng đã chết trong tổ vì nhiễm độc từ xác chết của ruồi. Độ phong phú của
đàn kiến đã giảm từ 65% đến dưới 15% trong vòng 2 tuần. Vì vậy, mức độ thiệt hại của
các chồi non trong lô IPM cao hơn nhiều so v
ới lô nông dân, năng suất và chất lượng hạt
trong năm 2008 của lô IPM thấp nhiều so với lô nông dân.



15

Điều tra dã ngoại bổ sung

Vườn điều của ông Quang
Ba cuộc điều tra quan sát được thực hiện trong năm 2006 và 2007 cho thấy bọ đục
nõn, bọ xít muỗi, sâu cuốn lá và sâu đục trái và hạt là những loại sâu hại phổ biến (Bảng
9). Mức độ thiệt hại trung bình do những loại sâu hại này khoảng 0,8 – 8,6% trên cây có
kiến, và khoảng 3,4 – 36,0% trên những cây không có kiến. Mức độ thiệt hại đối với mỗi

loại sâu hại chênh lệch nhau có ý ngh
ĩa thống kê ở mỗi lần điều tra (Bảng 9).

Bảng 9. Tỷ lệ chồi non / hạt non bị hại do sâu hại chính trên những cây điều có kiến vàng,
và cây không có kiến vàng tại vườn của ông Truong Thiem Quang, Đồng Xoài, Bình
Phươc. Việt Nam.
Phép thử U Mann-Whitney
Lần
điều tra
Loại dịch
hại
Kiến
vàng
trên cây
Số cây Tỷ lệ thiệt hại
(trung
bình/cây+
SD)
Xếp hạng Thống kê
Không 29 36,0 + 20,3 890,5 Bọ đục
nõn
Có 17 4,6 +
8,9 190,5
U = 455,5;
df = 1; P < 0,001
Không 29 8,0 + 7,6 813,0
Tháng
7/2006
Bọ xít
muỗi

Có 17 2,2 +
3,7 268,0
U = 378,0;
df = 1; P = 0,002
Không 12 6,5 + 7,0 358,5 Bọ đục
nõn
Có 33 2,3 +
3,4 676,5
U = 280,5;
df = 1; P = 0,025
Không 12 3,4 + 4,2 375,5
Tháng
12/2006
Bọ xít
muỗi
Có 33 0,3 +
1,1 659,5
U = 297,5;
df = 1; P = 0,001
Không 19 18,2 + 15,7 532,0 Bọ đục
nõn
Có 25 8,6 +
12,0 458,0
U = 342,0;
df = 1; P = 0,013
Không 19 17,0 + 21,6 522,0 Bọ xít
muỗi
Có 25 2,5 +
6,8 468,0
U = 332,0;

df = 1; P = 0,008
Không 19 16,5 + 18,6 527,0 Sâu cuốn

Có 25 5,3 +
8,7 463,0
U = 337,0;
df = 1; P = 0,014
Không 9 16,4 + 20,6 145,0
Tháng
4/2007
Sâu đục
trái và hạt
Có 15 0,8 +
2,6 155,0
U = 100,0;
df = 1; P = 0,016



Vườn điều của ông Be
Sâu hại phổ biến trong vườn là bọ đục nõn, bọ xít muỗi, và bọ xít mép. Mức độ các
chồi non bị thiệt hại trên những cây có kiến rất thấp, <5%), so với những cây không có
kiến vàng hoặc có những loài kiến khác, >19% (Bảng 10).






16

Bảng 10. tỷ lệ chồi non bị gây hại do các loài côn trùng chính trên những cây có kiến vàng
và không có kiến vàng trong vườn ông Be, Đồng Nai. Việt Nam.
Mann-Whitney U test
Lần điều
tra
Loài
dịch
hại
Cây có loại
kiến
1

Số
cây
Tỷ lệ thiệt
hại
(%)
Rank sum Statistic
Không 10 26,2 + 14,0 134,0 Bọ đục
nõn
Kiến vàng 8 0,9 +
1,4 37,0
U = 79,0;
df = 1; P < 0,001
Không 10 24,3 + 17,2 129,0
Tháng
7/2006
Bọ xít
muỗi
Kiến vàng 8 1,4 +

2,6 42,0
U = 74,0;
df = 1; P = 0,002
Kiến vàng 15 4,3 + 4,0 154,0
Kiến ma 10 25,7 + 13,2 332,0
Không 13 23,3 + 10,0 410,0
Kiến Cremat 4 19,6 + 8,3 107,0
Tháng
8/2007
Bọ xít
mép
2

Kiến đen 8 26,0 +
13,2 272,0
H = 24,175;
df = 4; P < 0,001

1
, Cremat = Crematogaster sp.
2
, Phép thử Kruskal-Wallis


Vườn điều ông Sáu

Mức độ thiệt hại trung bình trên các chồi non do bọ đục nõn và bọ xít muỗi là 2,4%
và 1,4%, theo thứ tự, trên những cây có kiến vàng, và những thiệt hại này thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với những cây không có kiến vàng (Bảng 11).


Bảng 11. Tỷ lệ chồi non bị hại do những sâu hại chính trên những cây có kiến vàng và cây
không có kiến vàng ở vườn điều của ông Sau, Đồng Nai. Việt Nam.
Phép th
ử Mann-Whitney U Lần
điều tra
Loài dịch
hại
Cây có
kiến
Số
cây
Tỷ lệ thiệt hại
(%)

Xếp hạng Thống kê
Không 45 8,3 + 8,2 1321,0 Bọ đục
nõn
Kiến vàng 8 2,4 +
3,8 110,0
U = 286,0;
df = 1; P = 0,008
Không 45 5,5 + 4,7 1337,0
Tháng
7/2006
Bọ xít
muỗi
Kiến vàng 8 1,4 +
2,8 94,0
U = 302,0;
df = 1; P = 0,002


Quan sát ngoài đồng và nuôi sâu

Sâu đục cành
Quan sát ngoài đồng cho thấy, sâu đục cành sống quanh năm trên cây điều. Trưởng
thành đẻ trứng chủ yếu vào phía đầu của các chồi bánh tẻ. Sau khi nở, ấu trùng bắt đầu đục
vào và ăn phía trong chồi. Theo trình tự này, ấu trùng đục dần xuống đến các cành nhỏ và
cành lớn, và tạo ra một đường hầm ở giữa cành. Ấu trùng tạo ra những lỗ dọc theo cành ở
những khoảng cách đều nhau
để đùn chất thải ra ngoài (Hình 7). Sâu đục cành chỉ có một
thế hệ trong năm. Trưởng thành có thời gian sống khoảng 20 +
5 ngày, vũ hóa trong
khoảng giữa tháng 3 đến đầu tháng 6, và rất hoạt động vào lúc chập tối. Trứng sâu đục
cành nở vào khoảng 25 +
5 ngày sau đẻ, trong khoảng tháng 4 – 6. Triệu chứng gây hại
ban đầu do ấu trùng gây ra là chất thải màu nâu đậm dính chặt vào lớp vỏ cây của chồi đã
già, nằm ở vị trí 10 – 15 cm từ đầu cành (Hình 7), những chồi bị hại này thường gặp nhiều
trong tháng 7 và 8. Giai đoạn từ ấu trùng tuổi 2 đến nhộng (ngưng ăn) là 270 +
10 ngày,

17
vào khoảng tháng 4 đến tháng 1 năm sau. Giai đoạn nhộng nằm trong cành bị đục kéo dài
45 +
5 ngày, từ tháng 2 – 3. Vòng đời của sâu đục cành trong năm được tóm tắt trong bảng
12.

Hình 7. Những lỗ tiết chất thải (7 lỗ đục được
khoanh tròn) của sâu đục cành, và triệu
chứng gây hại ban đầu.
Lỗ đục của sâu

đục cành sau khi
được cạo bỏ lớp
chất thải







Bảng 12. Vòng đời của sâu đục cành.
Tháng
Giai
đoạn
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trưởng
thành
| |
Trứng | |
Sâu
non
| |
Nhộng | |

Trong cuộc điều tra bổ sung ở vườn điều của ông Sáu (Đồng Nai), tất cả các cây
đều bị sâu đục cành tấn công, nhưng những cây có kiến vàng cư ngụ bị thiệt hại nhẹ hơn là
những cây không có kiến vàng. Quan sát vào buổi chiều tối, chúng tôi thấy kiến vàng đã
săn đuổi trưởng thành cái từ những chồi còn tươi cho đến chồi đã khô.

Sâu đục thân và rễ

Quan sát ngoài
đồng thấy rằng sâu đục thân và rễ sống quanh năm trên cây điều, và
có 1 thế hệ trong năm. Trưởng thành vũ hóa trong khoảng giữa tháng 1 đến tháng 5, rất
hoạt động vào buổi tối để bắt cặp và đẻ trứng. Trưởng thành cái ưa đẻ trứng:
• Trên những cây lớn (> 5 năm tuổi) có vỏ dày, và nhiều kẽ nứt,
• Trên những cây bị thương tổn do sâu đục thân trong mùa trước, hoặc do tác độ
ng
cơ học như xén tỉa.
• Trong những kẽ nứt ở phần tiếp giáp của thân và cành chính, và phần bị thương
tổn, và đa số trứng được tìm thấy ở phần thân trong khoảng 1m từ mặt đất


18
Trứng sâu đục thân và rễ có màu vàng nhạt, hình bầu dục (4,1 x 1,4 mm). Sau khi
nở, ấu trùng đục vào trong vỏ cây, ăn vào phần libe, tạo thành những vết chất thải màu nâu
đỏ lẫn với phân trong khoảng từ gốc cây đến chiều cao 1m từ mặt đất (Hình 8). Ấu trùng
mới nở có kích thước khoảng 3,5 mm, có thể bắt được dễ dàng (Hình 8), và lớn đến 58
mm. Vào khoảng cuối năm (tháng 11 – 12), ấu trùng đẫy sức đục vào giữa thân cây, mỗ
i
con đào một đường hầm và làm thành buồng nhộng được tạo thành từ chất thải của sâu
non. Giai đoạn nhộng thường xảy ra vào cuối năm. Nhộng có kích thước 35mm, màu kem,
to, và được bảo vệ bằng một kén màu xám. Trưởng thành nằm trong kén cho đến tháng 1.
Chu kỳ của sâu đục thân cành được tóm tắt trong Bảng 13.





Hình 8. triệu chứng gây hại của sâu đục thân cành
ở trên thân cây.



Cây điều có tuổi trên 10 n
ăm bị hại nhiều hơn những cây nhỏ hơn. Trong quan sát
của chúng tôi, nhộng sâu đục thân và rễ bị ký sinh bởi một loài nấm.

Bảng 13. Chu kỳ sinh hoạt của sâu đục thân – cành ở các tỉnh phía Nam.
Tháng
Giai
đoạn
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trưởng
thành
| |
Trứng | |
Sâu
non
| |
nhộng | |


Chọn lựa thuốc hóa học kiểm soát bọ trĩ
Hai thí nghiệm diện hẹp được thực hiện cho thấy Abamectine phòng trừ hữu hiệu
bọ trĩ hơn hai loại Applaud và dầu DC Tron, và không gây hại cho kiến vàng vào 2 tuần
sau khi xử lý.


19
Thiên địch của rầy mềm và rệp sáp giả
Trong thí nghiệm nuôi, đã xác định được tổng số 12 loài thiên địch của rầy mềm và

9 loài thiên địch của rệp sáp giả (Bảng 14). Những loài thiên địch này thường được gặp
trên lô IPM hơn là trong lô nông dân ở vườn điều Hưng Lộc.

Bảng 14. Số lượng các loài thiên địch thu nhận được từ nuôi rầy mếm và rệp sáp giả.
Trung tâm Hưng Lộ
c. Đồng Nai. Việt Nam.
Rầy mềm Rệp sáp giả
Loài thiên địch Số loài Loài thiên địch Số loài
Bọ rùa 4 Bọ rùa 2
Ruồi ăn rệp (Syrphidae) 4 Muỗi 1
Lacewing ăn rệp 2 Bướm 1
Ong ký sinh 1 Ong ký sinh 5
Ruồi ăn sâu (Asilidae) 1


Thảo luận
Trong vườn điều, những loài sâu bệnh thường gặp tấn công chồi non, trái và hạt
điều là các loại bọ xít muỗi, bọ đục nõn, bọ xít mép, sâu đục trái – hạt, sâu cuốn lá, sâu đục
lòn lá, rầy mềm, và rệp sáp giả (Bảng 2, 3, 7, 9, 10 và 11; Hình 2-5). Những loài sâu hại
chính trong giai đoạn điều ra hoa, hình thành trái là bọ xít muỗi, bọ đục nõn, sâu cuốn lá,
và sâu đục trái. Côn trùng thường gặp tấn công cành và thân cây điều là sâu đục cành và
sâu đục thân.
Kiến vàng kiể
m soát hiệu quả nhiều loại sâu hại. Từ những thí nghiệm trong vườn
trình diễn, kiến vàng có hiệu quả tương đương với thuốc trừ sâu để kiểm soát bọ xít muỗi,
bọ đục nõn, sâu đục trái và hạt, sâu cuốn lá, sâu đục lòn lá, và rầy mềm trong giai đoạn
điều ra hoa và hình thành trái (Bảng 2, và 7; Hình 2-5). Trong chuyến điều tra bổ sung, ở
nhiều loại vườn khác nhau, những cây điều có kiến vàng cư ngụ
có tỷ lệ chồi non hoặc hạt
điều bị hại do bọ xít muỗi, bọ đục nõn, sâu cuốn lá, sâu đục trái-hạt, và bọ xít mép ít hơn

so với những cây điều không có kiến vàng cư ngụ (Bảng 9 – 11). Sâu đục cành là một dịch
hại chính trong vườn trình diễn, tác hại của sâu trong vườn không được đánh giá, vì chúng
tôi chú trọng quan sát các chồi non, đọt non, trong khi đó, loài sâu hại này đục vào những
cành già. Tuy nhiên, điều tra bổ sung ở v
ườn điều của ông Sáu cho thấy rằng triệu chứng
thiệt hại thấp trên những cây có kiến vàng cư ngụ. Cũng vậy, theo quan sát vào buổi chiều
tối, chúng tôi thấy rằng kiến vàng săn bắt trưởng thành cái của sâu đục cành từ những chồi
bánh tẻ cho đến những chồi khô. Điều này cho thấy kiến vàng có thể săn bắt hoặc ngăn cản
trưởng thành sâu đục cành. Căn cứ
vào tập tính gây hại của ấu trùng, và sự đẻ trứng của
trưởng thành, để kiểm soát loài sâu hại này, một số biện pháp sẽ được áp dụng, ngoài kiến
vàng (xem bên dưới).
Kiến vàng làm cho hạt tốt hơn, và năng suất hạt tương đương với việc sử dụng
thuốc trừ sâu. Với sự kiểm soát hữu hiệu của kiến vàng đối với những sâu hại này, những
cây đượ
c kiến vàng bảo vệ có nhiều chồi hơn hoặc tương đương với những cây được bảo
vệ bằng thuốc trừ sâu (Bảng 1 và 6). Với sự phong phú của kiến vàng, năng suất hạt của lô
IPM tương đương với lô nông dân (Bảng 5 và 8), nhưng chất lượng hạt của lô IPM cao hơn
chất lượng hạt của lô nông dân. Các hạt điều của lô IPM sạch hơn, và sáng màu hơn so với
các h
ạt từ lô nông dân. Vào giai đoạn hình thành hạt, các hạt non liên tục tiết ra chất mật

20
đường, nhất là ở phần rốn của hạt, là thức ăn ưa thích của kiến vàng. Mật đường này được
kiến vàng tiêu thụ, vì vậy cây trong lô IPM đã cho ra những sản phẩm hạt sạch và sáng.
Trong lô sử dụng thuốc trừ sâu, chất mật đường tích tụ tại rốn hạt, tạo điều kiện cho nấm
tạp phát triển tạo nên các vết đen trên hạt, nên hạt đi
ều trong lô nông dân có nhiều muội
đen, và sắc đục. Mặc dù chúng tôi đã không đo lường sự tồn dư của thuốc trừ sâu trên hạt,
mức độ tồn dư của thuốc trừ sâu trên hạt của lô IPM chắc chắn sẽ thấp hơn lô nông dân vì

thuốc trừ sâu không được sử dụng trong lô IPM.
Việc duy trì quần thể kiến vàng cao và ổn định là chìa khóa thành công để kiểm
soát sâu hại, và đạt được năng suấ
t và chất lượng hạt cao. Trong nghiên cứu này, hai yếu tố
chính góp phần làm giảm quần thể kiến vàng là sự chiến đấu giữa các đàn kiến và sự canh
tranh giữa kiến vàng và các loài kiến khác. Vì sự chiến đấu ở vùng giáp ranh của các đàn
kiến, sự phong phú của kiến vàng giảm xuống đột ngột từ 80% trong tháng 7/2007 đến
28% trong tháng 1/2008 ở vườn điều ông Tỷ (Hình 1), và kết quả là năng suất giảm trong
lô IPM (Bả
ng 4). Tuy nhiên, trong lô IPM, 20 cây điều với độ phong phú của kiến vàng
>35%, đã có năng suất tương đương với những cây trong lô nông dân (Bảng 5).
Ở Trung tâm Hưng Lộc, quần thể kiến vàng cao (từ 60-80%), và ổn định (Hình 6),
kết quả là lô IPM cho năng suất tương đương với lô nông dân (Bảng 8). Ngược lại, ở vườn
của ông Bi năm 2007, vì kiến vàng đánh nhau ở vùng giáp ranh giữa các đàn cho nên độ
phong phú của đàn kiến rất thấp vào kho
ảng <40% trong lô IPM. Mức độ gây hại trung
bình của mỗi loài dịch hại trong lô IPM lớn hơn lô nông dân, kết quả là năng suất và chất
lượng hạt thấp hơn lô nông dân có ý nghĩa thống kê. Năm 2008 ở cùng một vườn, vì tác
dụng phụ của loại bẫy diệt kiến ma, độ phong phú của kiến vàng giảm từ 65% trong đầu
tháng giêng đến 15% vào cuối tháng 1/2008. Kết quả sự thiệt hại do dịch hại chính của lô
IPM cao h
ơn so với lô nông dân, và năng suất lô IPM cũng thấp hơn lô nông dân.
Sự thất bại về kiểm soát sâu hại của kiến vàng trong vườn ông Bi là do sự đánh
nhau ở vùng giáp ranh giữa các đàn kiến, và sự cạnh tranh gay gắt giữa kiến vàng và kiến
ma trong năm 2007 – 2008. Theo hướng dẫn chi tiết của quy trình IPM cây điều cùng với
thực tập đồng ruộng, vấn đề đánh nhau tại vùng giáp ranh các đàn kiến đã được giả
i quyết,
thí nghiệm viên đã thành công quản lý các đàn kiến trong lô vườn thứ 2 của ông Bi năm
2007 – 2008. Về sự cạnh tranh giữa kiến vàng và kiến ma, chúng tôi thấy rằng, cỏ hòa bản
giữ vai trò quan trọng trong vườn. Tại vườn của ông Bi, do người chủ vườn đã làm sạch

cỏ, nhất là vào giai đoạn cây điều ra hoa và tạo hạt, nên không có loại cây nào khác cho
kiến ma sinh sống, ngoài cây điều. Để tồn tại, kiế
n ma buộc phải tìm thức ăn trên cây điều,
mà hậu quả là chiến tranh nghiêm trọng về thức ăn với kiến vàng đã xảy ra. Tuy nhiên, tại
Trung tâm Hưng Lộc, cách đó 25km, kiến ma hiện diện nhiều trong lô IPM nhưng không
cạnh tranh với kiến vàng. Kiến vàng đã rất hoạt động và bình yên thu thập thức ăn ở phác
hoa và hạt non. Kiến ma hầu như không hiện diện trên cây điều có kiến vàng, nhưng r
ất
hoạt động thu lượm thức ăn cỏ dại, cỏ hòa bản, và các chồi non của các gốc điều đã xén tỉa
có độ cao khoảng 30 – 40 cm, ở giữa các hàng cây. Điều này cho thấy cỏ dại là nguồn cung
cấp thức ăn tạm thời cho kiến ma. Vì vậy, để sử dụng kiến vàng trong vườn điều, nhất là ở
những nơi có nhiều kiến ma, cỏ dạ
i trong vườn cần được giữ khoảng 30 – 40 cm chiều cao,
và được quản lý bằng cách cắt ngắn thay vì dùng thuốc trừ cỏ tiêu diệt.
Dịch hại thứ yếu là rầy mềm và rệp sáp giả không thể trở thành dịch hại chính trong
vườn có sử dụng kiến vàng. Kiến vàng được biết là có mối quan hệ hỗ tương với vài loài
dịch hại thuộc bộ Cánh đều, như rệp sáp giả, rầy m
ềm và rệp sáp. Vì chất thải của những
loài thường có chứa chất đường, và là thức ăn ưa thích của kiến vàng. Để có được dung
dịch chứa nhiều chất đường, kiến vàng đã nuôi các loại côn trùng này. Vì vậy, vấn đề các
loài rệp sáp giả, rầy mềm, mà hiện tại là côn trùng thứ yếu, sẽ có thể hoặc không trở thành

21
côn trùng gây hại chính sau khi các loại côn trùng hại chính đã bị kiến vàng kiểm soát là
một điều đáng quan tâm. Quan sát định kỳ của chúng tôi thấy rằng, mức độ các chồi non bị
tấn công bởi rầy mềm hoặc rệp sáp giả tương đương nhau giữa hai lô IPM và nông dân tại
vườn điều của ông Tỷ và vườn điều Trung tâm Hưng Lộc trong giai đoạn cây điều ra hoa
và kết trái (Bảng 2 và 7). Thí nghi
ệm trong phòng và nuôi sâu, cho thấy đã có ít nhất 20
loài thiên địch bắt mồi và ký sinh của rầy mềm và rệp sáp giả được phát hiện (Bảng 14).

Điều này cho thấy khi có sự hiện diện của kiến vàng, côn trùng gây hại thứ yếu như rầy
mềm và rệp sáp giả cũng hiện hiện, đồng thời, thiên địch bắt mồi và ký sinh của hai loài
này cũng hiện diện, nên cây điều cũng ít bị thiệt hại.
Điều đáng quan tâm là trong thời gian
mùa mưa (giai đoạn cây điều ngủ nghỉ hoặc ra lá non), mức độ chồi non bị hại do rầy
mềm, trong lô IPM cao hơn là lô nông dân (Bảng 3). Vào thời kỳ này trong năm, cây điều
có rất ít chồi non mà phần lớn được kiểm soát bởi kiến vàng, nhất là các chồi non có rầy
mềm, vì vậy, sự hoạt động của thiên địch cũng giảm xuống. Mặt khác, trong thờ
i gian mùa
mưa, rầy mềm không thể gây thiệt hại và cũng không gây ảnh hưởng đến năng suất sau
này. Thay vào đó, chúng cũng cung cấp thức ăn cho kiến vàng để duy trì quần thể kiến
vàng ổn định.
Chiến lược kiểm soát bọ trĩ, sâu đục cành, và sâu đục thân và rễ tương thích tốt với
quy trình IPM cây điều. Hợp phần chính của quy trình IPM là kiến vàng. Kiến vàng rất
mẫn cảm với nhiều lo
ại hóa chất trừ sâu độc hại, như trichlorfon, dimethoate, carbaryl, v.v.
vì vậy, khi kiến vàng được sử dụng trong vườn điều, thuốc trừ sâu không độc hại mới được
sử dụng. Mặc dù kiến vàng có thể kiểm soát nhiều loại côn trùng, nhưng khả năng kiểm
soát bọ trĩ trên hạt, trái điều, và ấu trùng của sâu đục cành, và sâu đục thân và rễ lại bị hạn
chế. Do đó, biện pháp để
kiểm soát các loại côn trùng hại này phải không gây bất lợi cho
kiến vàng.
Để kiểm soát bọ trĩ, thuốc abamectine tỏ ra hữu hiệu và không gây hại đối với kiến
vàng ở thí nghiệm trong phòng. Theo kế hoạch, thuốc abamectine sẽ được thử nghiệm vào
cuối năm 2008 trước khi khuyến cáo cho người nông dân.
Đối với sâu đục cành, triệu chứng gây hại ban đầu do ấu trùng dễ dàng nhận biết ở
các chồi bánh tẻ (Hình 7) trong tháng 7 và 8, cây đi
ều đang trong giai đoạn ngủ nghỉ, là
thời điểm tốt nhất cho công việc xén tỉa vườn điều. Vì vậy, tháng 7 là thời điểm tốt để bắt
đầu kiểm tra triệu chứng hại và kiểm soát sâu hại này. Đối với cây điều giai đoạn kiến thiết

cơ bản (2-3 năm tuổi) những chồi mới bị hại (Hình 7) có thể cắt bỏ
, công việc này kết hợp
với việc xén tỉa thường kỳ. Những cành đã xén tỉa cần được đem ra khỏi vườn để làm phân
xanh hoặc chôn sâu trong đất. Đối với cây điều giai đoạn kinh doanh, thường xuyên bị tái
nhiễm sâu đục cành, ngoài việc xén tỉa các chồi bị hại, những cành bị nặng cũng cần được
loại bỏ. Đối với những cành có xuất hiện những v
ết nhựa chảy màu nâu đậm ở những
khoảng cách đều nhau dọc theo cành chính (Hình 7), cần định vị những vết nhựa tiết ra ở
phía dưới thấp, cạo bỏ lớp nhựa, và bơm thuốc BT hoặc loại thuốc trừ sâu tiếp xúc vào lỗ
đục trong cành, và bịt lỗ đục bằng miếng bông có tẩm với cùng loại thuốc đã bơm vào lỗ.
Phương pháp này đã được áp dụng trong vườn ông Bi.
Tháng 7 là thời điểm tốt nhất để kiểm soát sâu đục thân và rễ. Căn cứ vào hành vi
đẻ trứng của trưởng thành, triệu chứng ban đầu (Hình 8) có thể xác định dễ dàng trên thân
cây trong khoảng từ gốc cây đến 1 m chiều cao, ấu trùng có thể tìm thấy dể dàng và giết
bằng dao nhỏ (Hình 8). Đây là biện pháp hữu hiệu bảo vệ cây non đối với sâu đục thân và
rễ. Đối với vườn điều già hơ
n (> 10 năm tuổi), vì trưởng thành của sâu đục thân và rễ ưa
thích đẻ trứng trên cây đã nhiễm, những cây đã bị nhiễm nặng hoặc cành chính bị nhiễm
nặng cần được cắt bỏ đem ra khỏi vườn để giảm hành động đẻ trứng của trưởng thành. Khi
các cành đã khô vửa đủ, cần đốt đi để giết chết các trứng và ấu trùng còn lại trong cành.

22
Sơn trắng gốc cây khoảng 1m chiều cao cũng làm giảm sự đẻ trứng của trưởnng thành.
Điều rõ ràng là những cây bị nhiễm trung bình hoặc nặng là không thể cứu chữa được, vì
vậy, việc kiểm soát vào giai đoạn đầu của sự xâm nhiễm là thời điểm mang tính quyết
định. Những cây bị tái nhiễm từ 2-3 năm phải được tiêm BT hoặc loại thuốc tiếp xúc vào
l
ỗ đục, sau khi đã loại bỏ phần vỏ cây cùng với dịch nhựa cây tiết ra trong quá trình cây bị
đục. Lỗ đục được bịt lại bằng bông gòn có tẩm carbon disulfide, naphthalene và creosote.
Cuối cùng, vết thương có thể được trám lại bằng đất sét hoặc phân trâu bò.

Tóm lại, việc kiểm soát sâu đục cành, sâu đục thân và rễ có quan hệ đến việc kiểm
tra thường kỳ, sự loại bỏ ấu trùng, và tiêm thuốc trừ sâu. Chiến lược ki
ểm soát này phải
không có ảnh hưởng nghịch đến kiến vàng và tương thích với quy trình IPM cây điều.
Căn cứ vào những kết quả, và kỹ thuật canh tác thông thường từ vườn IPM, quy
trình IPM cây điều thích hợp với điều kiện tanh tác cây điều ở Việt Nam đã được soạn thảo
và trình bày tóm tắt trong Phụ lục 1.

23
Phụ lục 1

Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp cho người trồng điều ở Việt Nam
Căn cứ vào đặc điểm của cây điều ở Việt Nam, một năm được chia làm 4 thời kỳ:
(1) Giai đoạn ngủ nghỉ, hoặc ra lá non, trong mùa mưa (tháng 6 – tháng 9);
(2) Giai đoạn trước ra hoa, vào đầu mùa khô (tháng 9 – giữa tháng 10);
(3) Giai đoạn ra hoa, tạo trái và hạt, trong mùa khô (tháng 11 – đầu tháng 2); và
(4) Giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch: cuối mùa khô và đầu mùa mưa (tháng 2- 4).
Trong mỗi thời kỳ, Bảng 1 đã liệ
t kê một số những hoạt động được chú thích trong
ngoặc của quyển Sổ tay, để cho nông dân dễ hiểu và thực hiện. Một ô trống nhỏ được đặt ở
trước mỗi hoạt động (Bảng 1). Đánh dấu vào ô này khi đã hoàn thành công việc đã mô tả.
Những công việc này được soạn thảo cho cây điều trưởng thành, đối với cây điều non hơn
hoặc già hơn, quy trình có thể s
ủa đổi đôi chút cho phù hợp.
Bảng 1. Những hoạt động đồng ruộng trong mỗi giai đoạn sinh trường của cây điều.
Giai đoạn sinh
trưởng
Tháng Hoạt động
Giai đoạn ngủ
nghỉ hoặc ra lá

non (trong mùa
mưa)
Tháng 6
– tháng
9
□ Theo dõi và kiểm tra đàn kiến cho hoạt động tốt (xem chi tiết phần
7.2.1.5);

□ Kiểm soát sâu đục cành và sâu đục thân (4.9, 4.10);
□ Xén tỉa (3.5.1.1);
□ Bón phân (3.5.1.2);

Làm cỏ (3.5.1.3);
□ Làm phân xanh hoặc che phủ đất
(3.3.2 và 3.5.1.3);

□ Xen canh (3.5.1.3
)
;
□ Trồng dặm cây nhỏ, nếu cần (3.5.1.5); và

Nhân giống, nếu cần
.
Giai đoạn trước
ra hoa (bắt đầu
mùa khô)
Tháng 9
– giữa
tháng 10
□ Quản lý đàn kiến vàng để kiểm soát tốt sâu hại;

□ Kiểm tra định kỳ sâu bệnh hại trong vườn (phần 4 và phần 5);
□ Bón phân đa lượng, hoặc bón thêm phân vi lượng; và
□ Tránh đốt lá trong vườn (3.5.2).

Giai đoạn ra
hoa, tạo hạt,
trái (trong mùa
khô)
Tháng
11 –
tháng 1
năm sau
□ Quản lý đàn kiến vàng trong vườn để kiểm soát tốt sâu hại;
□ Kiểm tra định kỳ sâu bệnh hại trong vườn;
□ Phun thuốc ít độc kiểm soát bọ trĩ, nếu cần (4.7);
□ Phun thuốc trừ bệnh hại, nếu cần (5.2);
□ Tưới nước, nếu có thể được (3.5.3);
□ Bón phân vi lượng, nếu cần (3.5.1.2)
Thu hoạch và
sau thu hoạch
(Cuối mùa khô,
đầu mùa mưa)
Tháng 2
– tháng
4
□ Quản lý đàn kiến vàng để kiểm soát tốt sâu hại;
□ Làm sạch cỏ, lá rụng ở quanh gốc vào 1 hoặc 2 tuần trước thu hoạch;
□ Thu lượm hạt;
□ Phơi khô và tồn trữ (3.5.4);


24

×