Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam - MS8 " pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.5 KB, 7 trang )


1

Ministry of Agriculture & Rural Development



MS8: BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN THỨ 5

025/06 VIE
Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt
giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt
Nam










Tháng 3 năm 2009

2
Mục lục
TT Nội dung Trang
1 Thông tin về các cơ quan tham gia dự án 3
2 Tóm tắt dự án 4
3 Tóm tắt các nội dung thực hiện 4


4 Giới thiệu và tổng quan 4
5 Tiến độ thực hiện 5
5.1 Các việc chính 5
5.2 Lợi nhuận của nông dân 6
5.3 Tăng cường năng lực 6
5.4 Các ấn phẩm 6
5.5 Quản lý dự án 6
6 Báo cáo các vấn đề khác có liên quan 7
6.1 Môi trường 7
6.2 Giới và xã hội 7
7 Công việc và các bước tiến hành 7
7.1. Vấn đề và khó khăn 7
7.2
Lựa chọn
7
7.3
Vấn đề cần giải quyết
7
8 Các bước tiếp theo của dự án 8
9 Kết luận 8
10 Các xác nhận 9
Phụ lục 10


3
1. Các đối tác

Tên dự án
Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để
nâng cao chất lượng hạt giống và cây

giống rau cho ngành sản xuất rau lai của
Việt Nam
Đối tác phía Việt Nam
Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm
Chủ trì dự án phía Việt Nam PGS.TS. Trần Khắc Thi
Tổ chức phía Australia
Trung tâm khoa học cây trồng và Thực phẩm – Đại học
Tây Sydney
Chủ trì dự án phía Australian
Robert Spooner-Hart
Oleg Nicetic
Tony Haigh
Peter Hanson (AVRDC)
Thời gian bắt đầu
Tháng 3 năm 2007
Thời gian kết thúc (ban đầu)
Tháng 2 năm 2010
Báo cáo giai đoạn
Tháng 9 năm 2007

Các quan chức liên quan
Phía Australia: trưởng nhóm
Tên:
Robert Spooner-Hart
Điện thoại
0245 701429
Chức vụ
PGS. Trưởng bộ môn Hệ thống
sản xuất
Fax:

0245 701103
Cơ quan
Trung tâm khoa học cây trồng
và Thực phẩm – Đại học Tây
Sydney
Email:
r.spooner-


Phía Australia: Hành chính tổ chức
Tên:
Mr Gar Jones
Telephone:
0247360631
Chức vụ:
Giám đốc cơ quan dịch vụ
nghiên cứu

Fax:
024736 0905
Cơ quan
Đại học Tây Sydney
Email:


Phía Việt Nam
Tên: Trần Khắc Thi Telephone: 84 4 8276316
Chức vụ:
PGS. TS. Phó Viện trưởng
Fax:

84 4 8276148
Cơ quan
Viện Nghiên cứu Rau quả
Email:


4
2. Tóm tắt dự án
Mục đích của dự án là tăng cường năng lực cho 3 cơ quan nghiên cứu của Việt
Nam là Viện Nghiên cứu Rau quả, Trường Đại học Nông lâm Huế và Trung tâm
Khoa tây, Rau và Hoa Đà Lạt về đánh giá và sử dụng các giống rau lai kháng bệnh
như là một phần của quy trình GAP trong sản xuất rau. Các giống cà chua lai kháng
tốt bệnh do geminivirus từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Rau châu Á cũng như
các giống rau họ bầu bí kháng bệnh sương mai và phấn trắ
ng do Viện Nghiên cứu rau
quả chọn tạo và đánh giá ở miền Bắc sẽ được đánh giá tính thích ứng ở miền Bắc,
duyên hải miền Trung và cao nguyên Trung bộ trong 2 mùa vụ. Các giống tốt sẽ được
sử dụng trong các thử nghiệm trình diễn tại 5 điểm của mỗi vùng, kết hợp với các biện
pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPDM sử dụng dầu khoáng và ghi chép lưu giữ s

liệu. Nông dân sẽ tham gia đánh giá thử nghiệm trình diễn, với sự hỗ trợ của các hoạt
động tập huấn FFS do PPD tiến hành. Dự án này còn có sự tham gia của các công ty
thương mại chính, những công ty này cũng sẽ tham gia vào xây dựng quy trình GAP
cho sản xuất hạt giống và cây giống rau. Tập huấn bao gồm cả chuyến thăm quan học
tập của cán bộ Việt Nam tại Úc và các hội thảo. Nguồn gen tốt được tuyể
n chọn sẽ
được chuyển giao cho các công ty giống để sản xuất và phân phối cho nông dân. Dự
án sẽ giảm bớt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau, tăng mức độ an
toàn sản phẩm rau cũng như thu nhập cho người dân. Dự án cũng sẽ giúp Việt Nam
tiết kiệm được một lượng ngoại tệ cho việc nhập khẩu hạt giống rau từ

nước ngoài.
3. Tóm tắt hoạt động
Cho đến nay dự án đã thực hiện được hầu hết các nội dung của mình. Đã tổ chức
thành công hội thảo về thực hành nông nghiệp tốt(GAP) táng 12 năm 2008 tại Hà Nội.
Việc khảo nghiệm giống cà chua và dưa chuột được triển khai năm 2007 tại 3 điểm đã
xác định: Đồng bằng sông Hồng(FAVRI), Duyên hải miền Trung (HUAF) và Cao
nguyên Lâm Đồng (PVFC), tuy nhiên mưa lớn đã phá hỏng các thí nghiệm so sánh
gi
ống tại Huế và Lâm Đồng.Báo cáo này còn thiếu các số liệu trên cho đén khi được
bổ sung mới. Đợt thí nghiệm thứ 2 đã tiến hành ngay ở vụ kế tiếp cũng tại 3 điểm trên
đồng thời bổ sung thêm thí nghiệm so sánh dưa chuột tại Củ Chi (TP HCM) do IAS
thực hiện. Vụ thứ 2 cho kết quả tốt, trừ ở Lâm Đồng do mưa lớn và bệnh gây hại
nặng. Một số gi
ống cà chua chống bệnh của AVRDC và dưa chuột mới của FAVRI
cho kết quả tốt tại một số điểm trình diễn.Báo cáo chuyên đề về các kết quả khảo
nghiệm giống sẽ được đính kèm trong tài liệu này. Lớp đào tạo tiểu giáo viên(TOT)
đầu tiên tại Đồng bằng sông Hồng và miền Trung thực hiện tháng 4/2008 và kết quả
rất tốt được ghi nhận ở Lâm Đồng tháng 6/ 2008. Cũng c
ần bổ sung thêm kết quả khả
quan về các hội thảo kỹ thuật sản xuất tại Đồng bằng sông Hồng và Lâm Đồng cũng
như đợt tham quan, học tập của các cán bộ Việt Nam tại Australia tháng 9-10/2008.

4. Nguồn gốc dự án và các vấn đề liên quan
Trong thập kỷ qua, sản xuất rau của Việt Nam có mức tăng trưởng khá cao
khoảng 30% với diện tích canh tác năm 2005 là 614.500 ha . Năng suất trung bình
năm 2004 là 14,8 tấn/ha với tổng sản lượng vượt 9 triệu tấn. Với khối lượng này, sản
lượng cao hơn làm tăng mức tiêu thụ bình quân đầu người của Việt Nam cũng như
xuất khẩu một số loại rau chủ lực. Sản phảm rau
đóng góp 60% tổng kim ngạch xuất
khẩu rau hoa quả và cây cảnh trung bình trong 5 năm (2000-2004) là 224,4 triệu USD


5
và mục tiêu đến 2010 sẽ đạt 690 triệu USD. Cà chua, dưa chuột và cây họ bầu bí khác
là những sản phẩm rau xuất khẩu ổn định nhất. Cà chua có thể được trồng 9 tháng
trong năm và mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với trồng lúa (30 triệu đồng/ha với
trồng cà chua và 15 triệu đồng cho trồng lúa), qua đó đưa sản xuất cà chua thành sự
lựa chọn phổ biến nhất của nông dân. Mặc dù s
ản xuất rau của Việt Nam có những
thành công lớn và liên tục trong những năm qua, nhưng sản xuất rau vẫn còn đang
phải đổi mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là sản xuất hạt giống, cây giống và rau an toàn
có chất lượng. Mỗi năm ở Việt Nam sử dụng hết khoảng 8000 tấn hạt giống rau .
Hơn một nửa trong số này được nhập khẩu, 41% do ngườ
i dân tự sản xuất và chỉ có
7% là do các công ty giống trong nước cung cấp. Hạt giống do người dân tự sản xuất
nói chung có chất lượng kém, do vậy cho năng suất thấp, còn hạt giống nhập khẩu
làm tổn thất cho nền kinh tế của Việt Nam hàng triệu đô la. Cây giống sản xuất trong
vườn ươm hoặc do người dân tự sản xuất sử dụng công nghệ rất đơn giản với chi phí
lao động cao, điều này càng làm cho năng suất và hiệu quả sản xuất thấp hơn. Với nhu
cầu sản xuất rau tăng nhanh, thì những lo ngại về sự an toàn của sản phẩm rau cũng
ngày càng tăng, đặc biệt là việc sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật (10 -12
lần/ vụ trồng) và phân bón cho một diện tích trồng rau nhỏ, đặc biệt là ở vùng ngoạ
i ô,
nơi đang có gắng để thúc đẩy sản xuất tăng sản lượng rau. Việc thiếu các giống kháng
sâu bệnh đã làm cho vấn đề này càng đáng lo ngại . Những nghiên cứu gần đây cho
thấy ở Hà Nội 9% các mẫu rau vượt quá ngưỡng cho phép về dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật 5-10 lần và 7% mẫu rau phân tích có dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật cấm
sử dụng. Và kết quả là hàng năm có hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau
có dư luợng thuốc bảo vệ thực vật cao (MALICA, 2003). Bên cạnh đó, việc sử dụng
quá mức thuốc bảo vệ thực vật cũng là nguyên nhân làm gia tăng sâu bệnh hại vì nó
làm hủy diệt nguồn thiên địch tự nhiên và phát triển những loài có khả năng kháng

thuốc.
Quy trình nông nghiệp tiên tiến (GAP), cùng với kế
t quả của một số dự án quốc tế mà
đặc biệt là dự án CARD 004/04VIE “ Nghiên cứu xây dựng mô hinh sản xuất rau an
toàn dạng công nghệ cao và tăng cường năng lực về kiểm tra chất lượng, quản lý sau
thu hoạch cho ngành sản xuất rau của Việt Nam", dự án ACIAR CS2/1998/078 “
Phòng trừ bọ phấn – một loài côn trùng – một vecto truyền bệnh Virus ở châu Á (pha
2) và pha III của dự án phòng trừ tổng hợp bọ phấn vùng nhiệt đới
được điều phối bở
trung tâm nông nghiệp nhiệt đới quốc tế (CIAT) tại Columbia, cung cấp những cơ sở
vững chắc để sản xuất hạt giống, cây giống sẽ tăng cường năng lực sản xuất rau an
toàn chất lượng cao. Mục đích của dự án là sẽ sử dụng những kết quả của dự án trước
để phát triển những mô hình sản xu
ất hạt giống và cây giống cà chua, dưa chuột, có sử
dụng những giống cà chua kháng tốt với bệnh xoăn vàng lá do Virus mà nguồn gen
được cung cấp từ trung tâm Rau Thế giới (AVRDC) và giống dưa chuột kháng bệnh
sương mai, phấn trắng được cung cấp từ Viện Nghiên cứu rau quả (FAVRI). Dự án
này cũng sẽ xây dựng quy trình nông nghiệp tiên tiến (GAP) cho sản xuất cà chua và
dưa chuột và tập huấn kỹ thuật cho các cán bộ Cụ
c Bảo vệ thực vật về sản xuất rau an
toàn. Dự án này cũng sẽ cung cấp các địa chỉ liên hệ cho lãnh đạo dự án phía Việt
Nam và Úc các công ty sản xuất hạt giống và cây giống cũng như các thiết bị sản xuất
công nghệ cao đến Việt Nam.

5. Các kết quả đã đạt
5.1 Các kết quả nổi bật


6
Tập huấn

Vụ FFS thứ 2 được tiến hành trong giai đoạn này. Theo kế hoạch có 18 lớp FFS
được tổ chức. Các lớp FFS đã hoàn thành gồm: Thái Bình (1 cà chua, 1 dưa
chuột,xong) Hải Phòng (1 cà chua, 1 dưa chuột, xong ), Hà Nam (1 dưa chuôt, 1 cà
chua, xong), Hà Nội (1 cà chua, 1 dưa chuột, xong ) Vĩnh Phúc (1 cà chua, 1 dưa
chuột, xong) Hưng Yên (1 cà chua, 1 dưa chuột, xong tháng 1/2010) Quảng Nam (2
cà chua, xong) Lâm Đồng (2 cà chua, xong) và Đà Nẵng (2 cà chua xong tháng
1/2010). FAVRI sả
n xuất và cung cấp cây con cà chua gép và hạt dưa chuột cho tất cả
các điểm FFS tại Đồng bằng sông Hồng. Trang trại cây con Phong Thúy ở Lâm Đồng
cung cấp cây giống cà chua gép cho miền Trung và Tây Nguyên. Hạt giống cho nông
dân xây dựng mô hình do FAVRI cung ứng.

Sản xuất hạt lai.
Hạt F1 các giống lai cà chua WVCT2 và WVCT8 được sản xuất tại FAVRI trên
cơ sở các dòng bố mẹ do TS Perter Hanson, công tác viên của dự án làm việc tại
Trung tâm rau thế giới (AVRDC) tại Đài Loan cung cấp.
D
ự án CARD 025 đã hỗ trợ FAVRI sản xuất hạt lai giống dưa chuột CV 25
được trồng tại đồng bằng sông Hồng ( tuy vậy, giống này không phù hợp trồng ở các
tỉnh phía Nam)

Hoạt động của tổ dự án
Trong giai đoạn này, Oleg Nicetic đã 2 lần đến làm việc tại FAVRI vào tháng 6
và tháng 9 . Tại đây ông đã thảo luận với nhóm nghiên cứu về việc hoàn chỉnh sổ tay
hướng dẫn GAP và các hoạt
động FFS

5.2 Lợi ích của người sản xuất
Những nông dân tham gia hợp phần FFS rất hào hứng tiếp nhận và sử dụng cây
con cà chua gép. Tuy nhiên , đôi lúc họ vẫn cho rằng giá giống cao. Họ thảo luận với

dự án giúp họ tự sản xuất lấy cây giống gép. Tuy nhiên việc này đòi hỏi kỹ thuật cao
và cần các thiết bị chuyên dụng như nhà che tối, ống nối cao su cũng như hạt g
ốc gép
(hạt cà tím chống bệnh héo xanh vi khuẩn)

5.3 Tăng cường năng lực
Trong giai đoạn thực hiện báo cáo này các cán bộ chuyên môn của FAVRI đã
tập huấn cho các giáo viên các chi cục BVTV trong khuôn khổ các nội dung của dự
án CARD-25. Tháng 7/2009 có 12 cán bộ của 6 tỉnh Đồng bằng sông Hồng đã đén
FAVRI học về kỹ thuật gép cà chua.

5.4 Tuyên truyền, quảng bá
Một phần kết quả hoạt động của dự án đ
ã được trình bày trong hội thảo khuyến
nông “ Sản xuất rau an toàn tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng” tổ chức tại Hải Phòng
ngày 30 tháng 9/2009.

5.5 Quản lý dự án
Một trong số cán bộ chủ chốt của dự án phía Việt Nam Ths. Phạm Mỹ Linh đã
hoàn thành luận án tiến sỹ của mình, một phần trong đó đã sử dụng số liệu của dự án
này. Hiện bản luận án đang chờ
bảo vệ trước Hội đồng cấp Nhà nước.
Trong khi các báo cáo nộp bị muộn, các hoạt động của dự án vẫn được hoàn
thành đúng tiến độ. Tuy nhiên, có vấn đề cần phải đề cập đó là sự thay đổi về thời tiết
khí hậu nên các lớp FFS của các tỉnh như Đà Nẵng, Hưng Yên đã phải hoãn lại đến

7
tháng 12 năm 2009 hoặc tháng 1 năm 2010. Điều đó sẽ làm cho dự án không hoàn
thành được trước tháng 3 hay tháng 4 năm 2010.
6. Báo cáo các vấn đề phát sinh

6.1. Môi trường
Không có vấn đề gì phát sinh cho đến thời điểm báo cáo. Một số lớp huấn luyện nông
dân FFS ở một số tỉnh bị hoãn lại do vấn đề thời tiết khí hậu đã được trình bày ở phần
quản lý dự án mục 5.6
6.2. Vấn đề về giới và xã hội
Không có gì thay đổi trong giai đoạn này.
7. Tiến hành và các vấn đề giải quyết
7.1. Vấn đề và khó khăn
Chúng tôi sẽ nộp báo cáo này sớm hơn nếu không bị chậm các lớp huấn luyện nông
dân ở Đà Nẵng và Hưng Yên. Tuy nhiên, tất cả các lớp FFS đã được hoàn thành vào
cuối năm 2009 do vậy mà sự chậm trễ của các lớp FFS không ảnh hưởng đáng kể đến
dự án. Báo cáo tổng kết dự án sẽ không phải đợi tất cả các lớp FFS hoàn thành.
7.2. Lựa chọn
7.3. Vấn đề cần giải quyết
Cho đến nay chưa có vấn đề gì.
8. Những nội dung kế tiếp
Tổ chức các hội nghị đầu bờ bao gồm các nông dân không tham gia trong lớp FFS.
Kết quả hoạt động của dự án và của các lớp FFS sẽ được thảo luận trong thời gian tới.
Hội nghị đầu bờ sẽ được tiến hành trước khi kết thúc lớp FFS 2 tuần, kết quả hội nghị
này sẽ được báo cáo trong kết quả thực hiện mô hình, nông dân có thể thăm, và tận
mắt thấy
được kết quả. Hoạt động này sẽ được tiến hành tất cả vào cuối năm 2009 khi
hầu hết các lớp FFS được hoàn thành.
9. Kết luận
Dự án tiến triển tốt, các hoạt động được hoàn thành đúng tiến độ. Các lớp FFS được
tiến hành tại 7 tỉnh ngoại trừ 2 trong số 9 tỉnh thực hiện đó là hưng Yên và Đà Nẵng
do điều kiện thời tiết khí hậu.

×