Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao ở Tỉnh Bắc Kạn " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.21 KB, 21 trang )


1
Bộ NN và PTNT


Báo cáo Tiến độ Dự án CARD





017/06 VIE
Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào
cộng đồng ở một số vùng tỷ lệ đói nghèo cao ở
Tỉnh Bắc Kạn


MỐC KẾ HOẠCH 9: Báo cáo 6 tháng lần 5




Báo cáo được thực hiện bởi:


Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Tổ chức CSIRO Plant Industry


11/2009




2
1 Tóm tắt
Báo cáo tiến độ mốc thứ 9 cập nhật tình hình thực hiện việc quản lý rừng cộng đồng (CFM)
đến tháng 10 năm 2009. Báo cáo bao gồm mục đích và và những minh chứng sinh động
trong 4 thôn điểm đó là:
Số lượng và tỷ lệ số hộ tham gia vào hoạt động dự án liên quan đến vấn đề giới và những
thông tin đa dạng
Tình hình thực hiện bao gồm cả việc thành lập và hoạt động của các nhóm sử dụng rừng và
các Ban quản lý rừng cộng đồng
Tài liệu hóa những can thiệp được địa phương tiếp nhận (thực hiện trong thời gian tới)
Phân tích hiệu quả kinh tế
Sử dụng và tăng qui mô quỹ quản lý rừng cộng đồng
Các quan điểm về tính bền vững trong xây dựng kế hoạch và triển khai quản lý rừng cộng
đồng.
Năng lực của các thôn điểm và các cơ chế cho việc mở rộng các hoạt động và mô hình của
Dự án
Từ khi dự án bắt đầu vào tháng 3 năm 2007 đến tháng 10 năm 2009, các hoạt động quan
trọng đã được cán bộ của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các cơ quan của tỉnh và các hộ
dân cư ở 4 thôn thực hiện. Dự án đã khởi động với việc xây dựng và triển khai điểu tra cơ
bản tại 4 thôn để từ đó các định hướng về QLRCĐ (QLRCĐ), LUP/LA được soạn thảo, xem
xét và chấp nhận bởi các thôn. Cuối năm 2007, công việc này hoàn tất; tiếp theo đó những
người tham gia dự án tiến hành triển khai các kế hoạch.

Điểm nổi bật trong quá trình thực hiện là tỷ lệ tham gia rất cao của các hộ gia đình, trong đó
có những thôn mà tỷ lệ tham gia của các hộ gia đình là 100%. Việc giao đất rừng cộ
ng đồng
cho các thôn thông qua việc cấp “Sổ đỏ” có tầm đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo cho
người dân của thôn về quyền sở hữu của họ đối với rừng. Kết quả là các biện pháp bảo vệ

rừng do các thôn đưa ra được hỗ trợ bởi một loạt các quy định. Việc trồng cây sử dụng cây
giống ở các vườm ươm do thôn thiết lập và quản lý đã nhận được ủng hộ mạnh mẽ như là
một cơ hội có thêm nguồn thu cho người dân. Mô hình nông lâm kết hợp đã giúp người dân
tăng cường tính bền vững của đất đồng thời tạo điều kiện cho họ trồng hoa màu kết hợp với
cây rừng. Trong khi mô hình kết hợp này vẫn đang tiếp tục được tiến hành và người dân ủng
hộ các ý tưởng đáp ứ
ng được nhu cầu của họ thì không chỉ các thôn tham gia dự án mà cả

3
một cộng đồng rộng lớn hơn - những cộng đồng hoặc trực tiếp hay gián tiếp tiếp xúc thông
qua các cuộc họp và các hình thức giao tiếp khác – cũng rất ủng hộ dự án.
1. Sự tham gia của các hộ dân
Bảng số 1 tóm tắt danh sách các hộ dân tham gia vào QLRCĐ trong khuôn khổ dự án bao
gồm cả vấn đề giới. Ngoại trừ thôn To Đoóc, các con số cho thấy tất cả các hộ dân cư ở 3
thôn khác đều tham gia vào QLRCĐ trong khuôn khổ dự án. Đối với To Đoóc, ban đầu có
19 trong số 26 hộ muốn được tham gia. Con số này giảm xuống còn 11 vào năm 2009. Bảng
này thể hiện tỷ lệ tham gia rất cao của người dân ở 4 thôn. Có sự khá cân b
ằng về mặt giới
tính như mong đợi khi các hộ dân cư chứ không phải là các cá nhân tham giao vào dự án.
Bảng 1: Một số tình hình của 4 thôn tham gia dự án
4 thôn QLRCĐ
trong khuôn khổ
dự án
Tổng số
hộ dân
trong
thôn
Tổng số
nam giới
trong

thôn
Tổng số
nữ giới
trong
thôn
Tổng số hộ
dân tham
gia CF
Tổng số
nam giới
tham gia
CF
Tổng số
nữ giới
tham gia
CF
Nà Mực
23 54 52 23 54 52
Khuổi Liềng
35 81 72 35 81 72
To Đoóc
26 64 69 19 30 32
Bản Sảng
69 157 145 69 157 145
Tổng cộng 153 356 338 146 322 301

2. Việc triển khai QLRCĐ
Như đã đề cập trong Báo cáo mốc kế hoạch 4, theo các kế hoạch và định hướng quản lí rừng
cộng đồng (QLRCĐ), định hướng QLRCĐ cho dự án CARD do một nhóm cán bộ của Đại
học Thái Nguyên đề xuất cùng với sự tham gia của người dân 4 thôn Nà Mực, Khuổi Liềng,

To Đoóc và Bản Sảng. Quy chế QLRCĐ dựa trên quy chế chung được MARD chấp thuận.
Định hướng MARD bao gồm 5 giai đoạn và 13 bước liên hoàn đã được đề cập trong MS4.
Để phù hợp hơn nữa với điều kiện của địa phương, dự án đã chỉnh sửa định hướng MARD
thành 5 giai đoạn và 11 bước dưới đây.
Giai đoạn I: Xác định quyền sử dụng đất
Bước 1 – Xem xét và thực hiện việc giao đất cho cộng đồng

4
Bước 2 - Lập ra Ban QLRCĐ
Giai đoạn II: Xây dựng kế hoạch 5 năm
Bước 3 – Đánh giá tài nguyên rừng
Bước 4 – Đánh giá nhu cầu lâm sản
Bước 5 – Xây dựng kế hoạch QLRCĐ 5 năm
Bước 6 – Phê duyệt kế hoạch 5 năm
Giai đoạn III: Xây dựng quy chế quản lý rừng
Bước 7 - Đề ra và thực hiện quy chế
Bước 8 - Lập quỹ phát triển rừng
Giai đoạn IV: Triển khai QLRCĐ
Bước 9 - Lập kế hoạch QLRCĐ hàng năm
Bước 10 - Triển khai kế hoạch QLRCĐ
Giai đoạn V: Giám sát và đánh giá
Bước 11 – Giám sát và đánh giá việc QLRCĐ
Hầu hết các bước trên đây đã được hoàn thành và báo cáo. Tuy nhiên, để đảm bảo
tính hoàn chỉnh và rõ ràng, dưới đây là bản trình bày ngắn gọn về việc triển khai các bước
trên đây.
Bước 1 – Xem xét và thực hiện việc giao đất cho cộng đồng
Việc lập quy hoạch đất và giao đất trong 05 tháng đầu tiên của dự án đã được hoàn thành từ
tháng 7 đến tháng 12 năm 2007 như báo cáo tại MS5 (báo cáo 6 tháng lần 2). Việc cấp “Sổ
đỏ” là một phần của các hoạt động này. Điều này cho phép các thôn có quyền sử dụng lâu dài
đối với đất rừng cộng đồng, do đó tạo sự đảm bảo lớn hơn trong quá trình sử dụng. Việc cấp

“Sổ đỏ” vào ngày 31 tháng 12 năm 2007 được đánh giá rất cao và đòi hỏi nỗ lực và sự ủng
hộ to lớn của Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cán bộ nhân viên tỉnh Bắc Kạn và người
đứng đầu cộng đồng. Một số lượng lớn các thôn lân cận cũng rất quan tâm đến hoạt động này
để từ đó họ có sự đảm bảo lớn hơn trong quá trình sử dụng rừng cộng đồng.
Bước 2 – Lập Ban QLRCĐ
Theo như báo cáo trong MS 4, Ban QLRCĐ bao gồm 05 thành viên được dân các thôn bầu
lên
Bước 3 – Đánh giá tài nguyên rừng

5
Các thông tin trong MS3 là một phần của Báo cáo Quy hoạch đất cho 4 thôn đã được chuẩn
bị vào tháng 6 năm 2007.
Bước 4 – Đánh giá nhu cầu về lâm sản
Các thông tin trong MS3 là một phần của Báo cáo Quy hoạch đất cho 4 thôn đã được chuẩn
bị vào tháng 6 năm 2007.
Bước 5 – Xây dựng kế hoạch QLRCĐ 5 năm
Kế hoạch QLRCĐ 5 năm (2007 – 2012) là một phần của MS4, bao gồm cả kế hoạch
QLRCĐ tổng thể và kế hoạch hàng năm cho từng thôn.
Bước 6 – Phê duyệt kế hoạch 5 năm
Theo báo cáo trong MS4, các kế hoạch QLRCĐ được các hội đồng thôn thông qua và sau đó
được Ủy ban Nhân dân các xã Lạng San và Văn Minh phê duyệt. Sau khi được phê duyệt,
các kế hoạch QLRCĐ đã được triển khai (theo báo cáo MS).
Bước 7 – Đề ra và thực hiện các quy chế
Các quy chế, một phần của việc xây dựng các định hướng QLRCĐ, đã được đề ra và bao
gồm 2 yếu tố, (1) là các quy chế tạo ra cơ sở pháp lý cho người dân thôn thực hiện kế hoạch
QLRCĐ ở cấp thôn và (2) là kế hoạch QLRCĐ, trong đó mô tả và liệt kê các hoạt động sẽ
tiến hành. Các thông tin này có mặt trong MS4.
Bước 8 – Xây dựng quỹ phát triển rừng
Sau rất nhiều các cuộc họp của thôn, tháng 1 năm 2008, quỹ này đã được thành lập. Dự án
cấp 1.000 đô la Úc cho mỗi một quỹ.

Bước 9 – Xây dựng kế hoạch QLRCĐ hàng năm
Kế hoạch hàng năm được lập ra như là một phần của bước 5
Bước 10 – Triển khai kế hoạch QLRCĐ
Tất cả các kế hoạch QLRCĐ đã được triển khai đúng như các chi tiết tại báo cáo 4-8 MS
Bước 11 – Giám sát và đánh giá QLRCĐ
Việc giám sát và đánh giá đang được và sẽ được tiến hành và được báo cáo trong MS này .

6
Bảng 2. Tổng hợp các thành quả đạt được theo kế hoạch QLRCĐ
Thôn Nà Mực Khuổi Liềng To Đoóc Bản Sảng
Hoạt động Kế
hoạch
Kết quả Kế
hoạch
Kết
quả
Kế
hoạch
Kết
quả
Kế
hoạch
Kết
quả
Khu trồng mới theo
QLRCĐ (ha) 1800 spha
20 1.3 25 5.5 20 2 80 11.3
Tổng số cây giống được
trồng tại tất cả các vườn
ươm cây giống

15 000 100 000 15 000 70 000 15 000 60
000
25 000 75
000
Mô hình nông lâm kết
hợp
1 1 1 1 1 1 1 1
Chăm sóc và bảo vệ
130 130 60 60 40 40 100 100
Lập nhóm tuần tra rừng
1 1 1 1 1 1 1 1
Chăm sóc và bảo vệ khu
mới trồng (ha)
20 25 20 80
Lập quỹ rừng cộng đồng
1 1 1 1 1 1 1 1
Thu hoạch lâm sản (đã
trồng) nếu có
0 0 0 0
Đào tạo kỹ thuật / chuyến
tham quan học tập
7 7 7 7 7 7 7 7

Quá trình QLRCĐ ở mỗi thôn bao gồm 2 yếu tố: (1) các quy định tạo khung pháp lý cho dân
thôn triển khai kế hoạch QLRCĐ tại thôn và (2) kế hoạch QLRCĐ, miêu tả và liệt kê các
hoạt động sẽ tiến hành. Bảng 2 tóm tắt các hoạt động đã được thực hiện theo như kế hoạch
QLRCĐ tổng thể cho từng thôn.
Việc trồng cây giống kết hợp việc thành lập các vườn ươm cây giống và sản xu
ất nông
nghiệp theo mô hình nông lâm kết hợp đã đạt được các thành tựu nổi bật theo kế hoạch. Với

ý thức cao về công tác bảo vệ rừng, người dân ở thôn thông báo đã có sự suy giảm đáng kể
trong các hoạt động khai thác rừng phi pháp và thực tế cho thấy, việc chặt cây trong rừng
cộng đồng đã gần như chấm dứt hẳn. Điều này có được là do ý thức ngày càng cao của người
dân về trách nhiệm bảo vệ rừng của họ cùng với những thành quả tiềm năng thu được từ
rừng. “Qũy rừng cộng đồng” dùng để trả công cho những người dân thôn chịu trách nhiệm đi

7
tuần tra rừng. Những chuyến tuần tra này cho thấy gần như không còn tình trạng khai thác
trái phép gỗ từ các khu rừng cộng đồng. Điều này trái ngược hoàn toàn với các báo cáo tiền
dự án rằng tình trạng khai thác trái phép diễn ra tràn lan và không hề có sự kiểm soát.
2.1. Các nhóm sử dụng rừng
Những nhóm sử dụng rừng được thành lập tại các thôn tham gia dự án trong 4 cuộc họp riêng
rẽ tại các thôn từ 11 đến 15 tháng 5 năm 2007. Các chi tiết được thể hiện trong Phụ lục 8 của
MS 4. Những người tham gia bao gồm đại diện của tất cả các hộ gia đình ở các thôn, cán bộ
xã và kiểm lâm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ. Bước đầu tiên trong mỗi cuộc họp là
tìm hiểu nhu cầu của dân thôn và các hộ gia đình. Bước tiếp theo là thành lập các nhóm sử
dụng rừng.
Các quy định về tổ chức họp (thời gian biểu, quy định đối với người tham dự), việc hỗ trợ tài
chính cho các hoạt động và kế hoạch làm việc của nhóm sử dụng rừng đã được thảo luận.
Các nhóm sử dụng rừng và những người đứng đẩu nhóm của họ (đều là nam) tại các thôn bao
gồm:
1. Thôn Nà Mực. Có đại diện của 23 hộ gia đình (100% thành viên). Trưởng nhóm là
Lục Văn Hoài, Phó nhóm là Lục Văn Cao và quản lý tài chính là Lục Văn Luyện.
2. Thôn Khuổi Liềng. Có đại diện của 35 hộ dân (100% thành viên). Trưởng nhóm Dam
Van Tien, Phó nhóm Nguyễn Văn Trỗ và quản lý tài chính Đàm Chí Cường.
3. Thôn Tơ Đoóc. Có đại diện của 11 hộ dân (42% thành viên). Trưởng nhóm Hoang
Van Dinh, Phó nhóm Trần Văn Chung và quản lý tài chính Trần Văn Nam.
4.
Thôn Bản Sảng. Có đại diện của 69 hộ dân (100% thành viên). Trưởng nhóm Hoàng
Văn Vị, Phó nhóm Đàm Văn Sơn và quản lý tài chính Hoàng Văn Hương.

2.2. Ban QLRCĐ
Ban QLRCĐ (QLRCĐ) bao gồm 3 người đứng đẩu của nhóm sử dụng rừng của từng thôn.
Ban Lâm nghiệp cộng đồng sẽ hợp tác với Ban QLRCĐ trong các hoạt động giữa các thôn,
giúp xác định các vấn đề chung, chia sẻ kinh nghiệm QLRCĐ và so sánh các bài học thu
được.
Mạng lưới QLRCĐ ở các thôn
Họ đã xác định thành viên của mạng lưới, bầu chọn nhóm trưởng, xác định mục tiêu, các
hoạt động, lợi ích và trách nhiệm của các thành viên, qui chế hoạt động và vấn đề kinh phí

8
cho các hoạt động. Mục tiêu chiến lược là tạo ra sự liên kết giữa các tổ chức, nhóm bên trong
và bên ngoài dự án nhằm nâng cao năng lực, chất lượng và hiệu quả QLRCĐ.
Mạng lưới đã được thành lập tại hội thảo ngày 27 tháng 5 năm 2007 với sự tham dự của
người dân ở 4 thôn điểm. Họ đã xác định thành viên của mạng lưới, bầu lãnh đạo, đề ra mục
tiêu và các hoạt động chính của mạng lưới và cụ thể hóa quyền lợi, trách nhiệm của các thành
viên mạng lưới, quy trình thực hiện các hoạt động, và ngân sách cho hoạt động. Mục tiêu
chiến lược là tạo ra mối liên kết giữa các thành viên trong và ngoài dự án nhằm nâng cao
năng lực, chất lượng và hiệu quả của công tác QLRCĐ. Trưởng mạng lưới là ông Lục Văn
Luyện (thôn Nà Mực), Phó là Trần Văn Nam (thôn Tơ Đoóc) và 2 kế toán là Hoàng Văn Vị
và Đàm Văn Tiến.
Nhóm hành động tại các thôn điểm
Ở giai đoạn này, vẫn chưa có nhóm Hành động nào chính thức được thành lập. Các nhóm
hành động được lập ra tùy lúc để hoàn thành một số công việc trước mắt như lập vườn ươm,
và sẽ tự giải thể sau khi công việc hoàn tất.

3. Các vấn đề đan chéo đã được nhận biết
Khi dự án được thực hiện đến năm thứ 3 là lúc thích hợp để phản ảnh các vấn đề đan chéo đã
được nhận biết. 6 – 9 tháng đầu tiên đều tập trung vào vấn đề xây dựng và triển khai kế
hoạch QLRCĐ. Đến tháng 10 năm 2007, 4 kế hoạch chiến lược QLRCĐ đã được hoàn thành
và chờ thực hiện. Tiếp theo là một loạt các hoạt động tập huấn và tham quan thực tế ch

ủ yếu
diễn ra trong năm 2008 nhằm phát triển kỹ năng triển khai các kế hoạch QLRCĐ ở cấp thôn
bản, huyện và tỉnh. Ví dụ, đào tạo về vườn ươm được thực hiện vào đầu năm 2008 với kết
quả là sau đó các vườn ươm cộng đồng đã được thành lập tại 4 thôn. Tiếp đến, vào giữa năm
là các hoạt động tập huấn, thành lập mô hình nông lâm trên đất rừng cộng đồng của các thôn
và trồng cây giống ở các vườn ươm. Giống cho việc trồng trọt theo mô hình nông lâm là đỗ
tương và keo có nguồn gốc gen chất lượng cao. LUPLA tạo thuận lợi cho việc nhà nước giao
quyền sở hữu rừng cộng đồng cho cộng đồng thông qua hoạt động cấp “Sổ đỏ”. Các vấn đề
đan chéo cơ bản đã được nhận biết bao gồm LUPLA của rừng cộng đồng, tăng cường năng
lực cho các thôn để trồng cây giống của chính họ, đánh giá lợi ích của chất lượng gen, thành
lập hệ thống nông lâm. Các vấn đề đan chéo này bao gồm:

9
Giao đất và quy hoạch đất
Là một phần của LUP và LA, diện tích rừng cộng đồng được giao cho 4 thôn thông qua việc
cấp “Sổ đỏ”. Việc giao “Sổ đỏ” đã tạo ra sự đảm bảo lớn hơn cho các cộng đồng thôn bản
đối với tương lai rừng cộng đồng của họ và do đó mở đường cho các cam kết mạnh mẽ hơn
trong việc bảo vệ và quản lý nguồn lợi nhuận tương lai của họ. Theo báo cáo, lợi ích cơ bản
nhất của công tác QLRCĐ chính là việc gần như không còn tình trạng khai thác gỗ trái phép,
kết quả của việc tăng cường bảo vệ rừng. Nguồn chi trả cho dân làng tham gia tuần tra rừng
được lấy từ các quỹ CFDF. Bất kỳ ai khai thác gỗ trái phép sẽ chịu các hình thức và quy
định xử phạt nghiêm ngặt.
Vườn ươm
Người dân các thôn thực hiện rất thành công việc ươm giống nhờ áp dụng công nghệ. Ban
đầu, 4 vườm ươm cộng đồng được thành lập tại 4 thôn. Đến năm 2008 đã có 183 000 vườm
ươm đựoc thành lập và 153 000 cây giống được trồng phục vụ cho năm 2009.
Vào năm 2009, có thay đổi quan trọng trong tổ chức hoạt động của các vườn ươm. 4 vườm
ươm cộng đồng ban đầu vẫn tiếp tục hoạt động trong khi 3 hộ gia đình ở Bản Sảng lập vườn
ươm riêng, và mười vườn ươm hộ gia đình khác được thành lập, trong đó 6 ở Bản Sảng và 4
ở Khuổi Liềng. Cây giống ươm ở các vườm ươm hộ gia đình này được dùng để trồng trên

đất của các hộ gia đình đó. Căn cứ vào số hạt giống cung cấp cho các vườm ươm để gieo
vào cuối năm 2009 và trồng cây vào 2010, có khoảng trên 260 000 cây giống sẽ được trồng.
Việc quản lý các vườm có nhiều tiến bộ đáng kể từ năm 2008 đến 2009, đặc biệt là khi các
hộ gia đình tự quản lý vườm ươm của họ. Nhóm các nhà quản lý người Úc nhận định chất
lượng của các vườm ươm này đạt chất lượng rất cao. Hai bản mới ở Na Rì cũng được cung
cấp hạt giống để ươm khoảng 30 000 cây giống. Rất nhiều các thôn bản khác cũng xin được
cung cấp hạt giống nhưng dự án không có đủ nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của họ. Thôn Tơ
Đoóc cho biết họ đã bán được 18 500 cây giống trong năm 2009.
Một vấn đề đan chéo khác mang tính tích cực là việc chất lượng hạt giống, cả về yếu tố di
truyền và đặc điểm hình thái, nhìn chung đều được đánh giá cao. Giờ đây người dân trong
thôn kiên quyết chỉ sử dụng hạt giống chất lượng cao. Tuy vậy có sự chênh lệch rất lớn về
giá cả của hạt giống keo địa phương, khoảng 30 000 đồng/ kg, với hạt giống keo chất lượng
cao (cải tiến) khoảng 4 triệu đồng mua từ RCFTI. Sẽ rất thú vị là liệu người dân ở thôn bản
có khả năng và sẵn lòng mua loạ
i hạt giống được cải tiến không sau khi dự án kết thúc và

10
không còn các nguồn hỗ trợ tài chính từ bên ngoài. Cần lưu ý là một phần trong số tiền mà
các cá nhân vay từ quỹ hạt giống được dùng để mua “hạt giống ngô” đối với thôn Tơ Đooc
và “cây nông nghiệp” đối với thôn Khuổi Liềng.
Hệ thống nông lâm trên đất rừng cộng đồng
Các khu đất theo mô hình nông lâm kết hợp được thành lập trên đất rừng cộng đồng của 4
thôn theo như Bản kế hoạch các mốc 4 và báo cáo trong Báo cáo 6 tháng lần 4 cho Bản kế
hoạch các dấu mốc quan trọng 7. Các mô hình nông lâm kết hợp này phản ánh đầu vào của
người dân thôn bản về mặt thiết kế và vụ mùa. Cả 4 mô hình này bao gồm việc trồng theo
hàng keo tai tượng, keo lai từ cành giâm, mỡ, xoan chủ yếu được trồng lại từ cây trong tự
nhiên, kết hợp với việc trồng cây Keo dầu, cỏ ghi nê (Panicum maximum) , Desmodium
congesta và cỏ voi. Cây nông nghiệp bao gồm đỗ tương, sắn, khoai sọ và ngô. Việc trồng
cây diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2008 và trồng lại vào cùng thời gian của năm 2009.
Các số liệu về thu hoạch từ cây nông nghiệp ở 4 thôn trong năm 2008 và 2009 được thể hiện

trong bảng 3.
Việc trồng cây ban đầu mang tính thử nghiệm đã diễn ra theo đúng kế
hoạch. Trong các
cuộc thảo luận của các đợt tập huấn về nông lâm nghiệp, người dân các thôn mong muốn có
nhiều diện tích hơn nữa dành cho trồng cây so với hoa màu. Do đó mô hình đã được chỉnh
sửa để đáp ứng yêu cầu này. Việc trồng cây ban đầu và tỷ lệ sống sót đối với tất cả các loại
cây là rất đáng khích lệ. Tuy vậy, trong suốt mùa khô (tháng 1 đến tháng 3), trâu bò đã gây
thiệt hại nặ
ng nề đối với các loại cây dẫn đến việc gần như mất trắng cây trồng thử nghiệm,
đặc biệt là ở Tơ Đoóc và Bản Sảng. Vào mùa trồng cây năm 209 (tháng 7) một phần trong số
các cây thử nghiệm đã được trồng lại nhưng khó có thể đảm bảo là chúng thoát khỏi sự tàn
phá của những con trâu bò được thả rông. Việc trồng cây thử nghiệm ở xa khu dân cư làm
cho ngườ
i dân khó có thể bảo vệ chúng khỏi trâu bò thả rông. Theo báo cáo, vào mùa mưa,
trâu bò làm việc trên đồng ruộng và ở gần làng. Nhưng vào mùa khô, khi thiếu thức ăn, theo
truyền thống chúng thường được thả rông trong rừng cộng đồng. Vào thời điểm này theo
người dân việc rào cây vẫn chưa phải là một giải pháp.
Theo các số liệu trong Bảng 3, 19,8 hecta cây được trồng trên cơ sở của 1,800 thân cây trên
một hecta. Tuy vậy, con số này không thể hiện được số cây trồng lại trên các diện tích theo
mô hình nông lâm năm 2009. Dựa trên các con số này có thể dự đoán rằng khoảng 10 hecta
khu đất trồng nằm trong diện tích đất rừng cộng đồng bên cạnh các cây trồng theo mô hình

11
nông lâm kết hợp. Tình huống này xảy ra chủ yếu ở Bản Sảng, không có thêm bất kỳ cây
theo mô hình nông lâm được trồng trên đất rừng cộng đồng.
Trồng cây trên đất hộ gia đình
Theo các con số trong Bảng 3, khoảng 122 ha được trồng trên đất hộ gia đình, trong đó có
50 hecta ở Bản Sảng trồng vào năm 2008 và 2009. 160 hecta nữa sẽ được trồng vào năm
2010 theo kế hoạch dựa trên các cây giống được trồng ở các vườn ươm bao gồm cả vườn
ươm của 2 làng mới nhận được hạt giống từ dự án CARD để trồng 30 000 cây giống.

Các hộ gia đình ưa chuộng trồng trên đất có sẵn của gia đình hơn là sử dụng đất rừng cộng
đồng. Nguyên do của vấn đề này, thứ nhất là vấn đề sở hữu (hoàn trả đầy đủ), thứ hai là do
đất hộ gia đình gần nơi sinh sống của người dân nên họ dễ quản lý hơn. Sẽ rất thú vị nếu biết
các hộ dân có bao nhiêu đất để từ đó xác định bao nhiêu đất có thể dành cho trồng cây. Vấn
đề thiệt hại do trâu bò thả rông gây ra không phải là trở ngại nếu sử dụng đất hộ gia đình do
có thể trông nom cây sát sao hơn.
Bảng 3. Tóm tắt dữ liệu về nguồn vào của 4 thôn thuộc dự án CARD
Cây giống Nà Mực Khuổi
Liềng
To Đoóc Bản Sảng Tổng
Số lượng vườm ươm năm 2007 1 1 1 1 4
Số lượng vườm ươm năm 2008 1 1 1 1 4
Vườn ươm hộ gia đình cá thể 2009 0 0 0 2 2
Vườn ươm nhóm hộ gia đình 2009 0 4 0 6 10
Vườn ươm thôn bản 2009 1 1 1 1 4
Số lượng vườn ươm 2009 (theo khu
vực đơn lẻ)
1 5 1 9 16
Số lượng cây giống được trồng 2007 0 0 0 0 0
Số lượng cây giống được trồng 2008 43 000 50 000 30 000 60 000 183 000
Số lượng cây giống được trồng 2009 50 000 25 000 28 000 50 000 153 000
Số lượng cây giống dự kiến 2010
(ha)
50 000 140 000 30 000 40 000 260 000
(144 ha)
2 làng mới 2010 30 000 (16)
Trồng tại rừng cộng đồng Nà Mực Khuổi
Liềng
To Đoóc Bản Sảng
Số lượng cây giống được trồng 2007 0 0 0 0 0


12
Số lượng cây giống được trồng 2008 500 10 000 2 000 14 400 26900
Số lượng cây giống được trồng 2009 1 800 0 1 500 5 880 9180
Số hecta trồng 2008-9 (1800 spha) 1.3 5.5 2 11 19.8 ha
Trồng tại đất hộ gia đình
Số lượng cây giống được trồng 2007 0 0 0 0 0
Số lượng cây giống được trồng 2008 18 750 39600 15 000 45600 118 950
Số lượng cây giống được trồng 2009 48 200 2 500 8 000 44 000 102 700
Số hecta trồng 2007-9 37 23 12 50 122 ha
Số lượng cây giống bán 2007 0 0 0 0 0
Số lượng cây giống bán 2008 0 400 0 0 400
Số lượng cây giống bán 2009 (ha) 0 0 18 500 0 18 500 (10) ha

Trồng cây nông
nghiệp trên đất rừng
cộng đồng (mô hình
nông lâm kết hợp )
Nà Mực Khuổi Liềng To Đoóc Bản Sảng Tổng
Cây trồng/ m
2
2007 0 0 0 0
Cây trồng/ m
2
2008 Đỗ
tương
8000
Đỗ tương -500
Khoai sọ 3000
Sắn 450

Đỗ tương
5000
Đỗ tương
6000
Đỗ tương 19 500
Khoai sọ: 3 000
Sắn 450
Diện tích và loại cây
2009
Ngô
8000
Đỗ tương 3200
Ngô 4800
Ngô 5000 Ngô 5000 Đỗ tương 3 200
Khoai sọ : 0
Sắn : 0
Ngô 22 800
Sản lượng 2007 (kg) 0 0 0 0
Sản lượng 2008 (kg) –
đỗ tương bị mất mùa do
mưa vào mùa thu hoạch
Var. DT96
Đỗ
tương
400
Đỗ tương 30,
Khoai sọ 300
Sắn:3250
Đỗ tương
650

Đỗ tương
700
Đỗ tương 1780
Khoai sọ 300
Sắn: 3250
Sản lượng 2009 (kg)
varDT22
Ngô
4500
Đỗ tương 1400
Ngô 1000
Ngô 2200 Ngô 2000 Đỗ tương 1 400
Ngô 9 700

4. Phân tích tài chính về chi phí và lợi nhuận
Theo như thông báo và thỏa thuận với Ông Keith Milligan, Cố vấn kỹ thuật của CARD,
phần này sẽ được trình bày trong một báo cáo riêng rẽ.
5. Quỹ Phát triển rừng cộng đồng
Quỹ Phát triển rừng cộng động cho 4 thôn điểm được thành lập với sự tham gia của tất cả
người dân cùng với chính quyền xã Văn Minh và Lạng San. Các quy chế đưa ra được tất cả

13
người dân ủng hộ trong các cuộc họp của thôn. Các quy chế liên quan đến Quỹ này được
trình bày tại Phụ lục 1 của Milestone 5. Các quy chế được Ủy ban Nhân dân xã Văn Minh và
Lạng San thông qua trước khi quỹ giống trị giá 13 triệu đồng VN (1000 đô la Úc) được rải
ngân đến các thôn.
Nội dung của Quỹ Phát triển rừng cộng đồng ở 4 thôn nhìn chung là giống nhau. Tuy vậy,
mỗi thôn lại tập trung cụ thể vào việc sử dụng và phát triển quỹ như thế nào. Căn cứ vào
mục đích của báo cáo này, các ví dụ về Quỹ Phát triển rừng cộng đồng của thôn Nà Mực
được trình bày (trích từ mốc kế hoạch 5)


Quy chế của Quỹ Phát triển rừng cộng đồng của thôn Nà Mực
Phần I: Quy định chung
• Dự án CARD cung cấp các nguồn tài trợ ban đầu cho Quỹ Phát triển rừng cộng đồng.
Mục đích chính của quỹ là phục vụ các hoạt động phát triển rừng cho rừng cộng đồng
ở các thôn
• Hầu hết các hoạt động liên quan đến phát triển rừng cộng đồng có thể sử dụng nguồn
vốn của quỹ này và phải tuân thủ quy chế của cộng đồng
• Quỹ này được duy trì và phát triển vì mục đích lâu dài.
• Tất cả các hoạt động hưởng lợi từ dự án CARD đều đóng góp một phần nhỏ lợi nhuận
vào việc duy trì và phát triển quỹ
• Ban Lâm nghiệp cộng đồng chịu trách nhiệm quản lý quỹ. Các vấn đề tài chính sẽ
được báo cáo trong các cuộc họp thôn để đảm bảo tính minh bạch.
• Bất kỳ người dân nào sử dụng quỹ vì lợi ích cá nhân đều phải hoàn trả lại tiền nếu
không họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý.
• Việc quyên góp và sử dụng quỹ phải tuân thủ các quy chế của thôn bản.
• Nếu được Ban Lâm nghiệp cộng đồng chấp thuận, người dân có thể vay tiền từ quỹ
với lãi suất thấp.

Phần II: Xây dựng và phát triển Quỹ Phát triển rừng cộng đồng
a) Nguồn tài trợ từ dự án CARD
• Dự án CARD hỗ trợ 1 000 đô la Úc (13 triệu đồng VN) làm “tiền giống” để lập quỹ
tại các thôn .

14
• Tất cả các thành viên của cộng đồng, nếu tham gia và nhận thanh toán từ các hoạt
động của dự án như các khóa tập huấn, tham quan thực tế, họp, trồng cây, các hoạt
động nông lâm đều phải góp 10% số tiền họ nhận được vào quỹ
• Các hộ gia đình nhận cây giống từ vườm ươm của thôn để trồng cây trên đất của
riêng họ thì ứng với 1 cây giống nhận được họ phải góp 50 đồng VN vào quỹ (theo

quy chế quản lý vườn ươm).

b) Lợi nhuận từ gỗ và sản phẩm phi gỗ của rừng cộng đồng
Tất cả các sản phẩm gỗ và phi gỗ thu được từ rừng cộng đồng thuộc sở hữu của thôn (xem
quy chế QLRCĐ). Do đó, các hộ gia đình thu lợi từ các sản phẩm này phải đóng góp cho
Quỹ như sau:
• Góp 20% tổng lợi nhuận từ gỗ cho quỹ
• Góp 20% tổng lợi nhuận từ sản phẩm phi gỗ như nấm, hoa quả và thảo dược cho quỹ
• Các hộ gia đình trong thôn được phép sử dụng gỗ thu được từ rừng cộng đồng để
dựng nhà và phải góp 20% tổng giá trị của số gỗ cho quỹ. Cộng đồng quyết định về
số lượng gỗ các hộ được phép sử dụng.
• Các vườn ươm cộng đồng tiếp tục trồng cây giống sau khi dự án CARD kết thúc.
Hộ gia đình nào muốn lấy cây giống từ vườn ươm để trồng riêng thì cứ 1 cây giống
phải góp 50 đồng VN cho quỹ (xem Quy chế quản lý vườn ươm).
c) Lãi suất cho vay
• Dựa trên nhu cầu của các thành viên, khoảng 50% tổng số vốn của quỹ có thể được
dùng để cho vay phục vụ các hoạt động sản xuất nông và lâm nghiệp với mức lãi suất
0.5%/tháng. Mỗi hộ gia đình có thể vay đến 1 triệu đồng và hoàn trả trong vòng 6
tháng. Lợi nhuận thu từ lãi suất sẽ được đưa vào nguồn vốn của quỹ.
d) Quy chế QLRCĐ đối với việc đền bù thiêt hại do các hoạt động trái phép gây
ra
• Mọi bồi thường từ các hoạt động bất hợp pháp như quy định tại các điều khoản của
việc quản lí rừng cộng đồng (CFM) sẽ được đưa vào quỹ này.



15
Phần III: Các quy định về sử dụng quỹ:
Quỹ có thể được sử dụng cho các mục đích sau:
a) Bảo vệ rừng

• Thanh toán cho nhiệm vụ tuần tra rừng:
+ Đơn giá 10.000 đồng / ngày hoặc 30.000 đồng / đêm.
+ Thanh toán lên đến 20 ngày mỗi tháng trong mùa khô và 10 ngày / tháng trong mùa mưa.
• Mua các thiết bị cho các nhiệm vụ tuần tra rừng:
+ 4 áo mưa, 4 đèn sạc pin, 4 mũ và 4 đôi giày.
+ Thiết bị khác khi cần.
b) Mua nguyên vật liệu vườn ươm và các công cụ
• Mua công cụ cho vườn ươm như: máy bơm, giỏ và các phương tiện cần thiết khác
• Thanh toán hóa đơn điện cho thuỷ lợi
• Mua các vật liệu như túi nhựa, hạt giống, quần áo che nắng và những vật dụng khác khi dự
án CARD ngừng tài trợ.
c) Chi tiêu khác
• 15.000 đồng / ngày để mua chè cho nhân công làm việc tại vườn ươm và công tác trồng
rừng.
• 15.000 đồng / ngày để mua trà cho các cuộc họp cộng đồng làng.
• 100.000 đồng cho việc thực hiện kế hoạch phát triển rừng cộng đồng hàng năm, thông
thường vào đầu năm.
• 100.000
đồng để xem xét lại nhiệm vụ phát triển rừng hàng năm, thường vào cuối năm.
• 25.000 đồng cho mỗi 3 tháng đối với bút mực, giấy tờ cho ban chỉ đạo dự án quản lí rừng
cộng đồng CFM.

Phần IV. Hiệp định về Quản lý Quỹ
• Ban chỉ đạo dự án CFM (Ủy ban nhân dân) cũng là ban quản lí quỹ phát triển rừng cộng
đồng. Ban này có trách nhiệm quản lý quỹ CFD như sau.
• Sử dụng quỹ theo quy định tài chính của chính phủ ( có hóa đơn và báo cáo được yêu cầu).
• Kế toán và giám đốc của Quỹ Phát triển rừng Cộng đồng thôn bản có nhiệm vụ báo cáo cho
cộng đồng làng xã và Ủy ban nhân dân về các vấn đề tài chính.

16

• Tất cả các trang thiết bị mua phải được trưng cầu ý kiến của cộng đồng và nhận được sự
chấp thuận. Bất kỳ hàng mua mà không được chấp thuận trước là không được chấp nhận.
Một bản tóm tắt hiển thị các điều kiện cần thiết liên quan đến thu nhập và chi tiêu để
tài trợ cho 4 làng được trình bày trong Bảng 4. Sự khác biệt đáng kể nhất là khoảng thời gian
trả nợ cho các khoản vay và lãi suất bao gồm cả các điều khoản phạt.
Bảng 4. So sánh các chỉ số áp dụng cho quỹ phát triển rừng cộng đồng (CFDF) tại 4
làng dự án
Bảng chi tiết tái bổ sung vào quỹ quản lí
rừng cộng đồng từ thu nhập phát sinh thông
qua việc quản lí rừng cộng đồng (CFM)
Na Muc Khuoi Lieng To Dooc Ban Sang
% phân bổ các điểm 10 10 10 10
chi trả cho hạt giống của mỗi hộ gia đình/
đơn vị tính VND.
50 50 50 50
% thu nhập sản phẩm từ diện tích rừng
cộng đồng
20 20 20 20
Tổng quỹ cho các khoản vay (tối đa) 50
(1
triệuVND)
50 60 chưa cụ thể
hạn định trả/ đơn vị tính theo tháng 6 6 12 12
lãi suất 6 lãi suất tăng
từ 6 đến12%
nếu trả
muộn sau 6
tháng
7.2 lãi suất tăng
từ 7,2 đến

12% nếu trả
muộn sau 12
tháng
Tuần rừng/ số ngày tối đa trong mùa nắng
và mùa mưa
10 000
30 000
20
10
10 000
20 000
20
10
10 000
20 000
20
10
10 000
20 000
20
10
mũ tuần rừng
áo mưa
đèn pin
giày
4
4
4
4
4

4
4
4
4
4
4
4
4
5
5
4
trang thiết bị thiết yếu yes yes yes yes
trà cho công việc vườn ươm 15 000 10 000 15 000 30 000
trà cho hội họp 15 000 10 000 15 000 chưa cụ thể
chi kế hoach hàng năm (đầu năm) 100 000 100 000 100 000 100 000
chi tổng kết cuối năm 100 000 100 000 100 000 100 000
văn phòng phẩm cho ban quản lí dự án 4* 25 000 5 quyển số và
10 bút/ năm

Quỹ Phát triển rừng cộng đồng(CFDF) đã được kiểm chứng là một nguồn quỹ rất có giá trị
cho các hộ dân trong làng với sự tập trung chủ yếu vào việc cho vay. Chi tiết tại bảng 5. Dựa
trên thông tin trong bảng tính, các quỹ đã được sử dụng theo quy định. Quỹ đâu tư cho hạt

17
giống ban đầu cung cấp cho bốn làng là 52.000.000 VND. Tháng 10 năm 2009 là trên 24
triệu đồng, trong đó 29,5 triệu đồng là khoản vay còn tồn đọng. Trong tổng số 59 khoản vay
hiện nay tính đến ngày 27 tháng 10 năm 2009, khoảng 20 khoản vay đã được hơn một năm
và cá biệt lên đến 21 tháng kể từ lần cho vay đầu tiên. Bản To Dooc chỉ có một khoản vay
vượt ra ngoài quy định thời gian trong khi Khuoi Liềng có số nợ quá hạn cao nhất. Ở hai bản
Na Muc và To Dooc, phương thức trả nợ lãi suất chỉ là lăn tay trên tờ khế ước là chủ yếu, và

câu hỏi đặt ra là liệu những người đi vay có khả năng trả nợ.
Trong khi đó tổng số tiền quỹ cho vay được chấp nhận theo quy định của làng là từ 6-12
tháng, tuy nhiên rất nhiều khoản vay đã vượt quá 21 tháng Trong mốc kế hoạch 8, báo cáo
cho thấy một số làng cộng đồng CFDF đã gặp khó khăn trong việc thực thi các quy định liên
quan đến việc trả nợ đúng thời gian quy định. Vấn đề này cần được xem xét và giải quyết
bởi Ban điều hành CFDF trong việc tham khảo ý kiến với cộng đồng làng xã và Ủy ban
nhân dân theo yêu cầu trong quy định. Không đảm bảo việc trả nợ đúng hạn định sẽ ảnh
hưởng đến quỹ và lợi ích của các làng liên quan.
Tỉ lệ lãi suất có sự khác nhau giữa các làng. Mức lãi suất ở Na Muc và Khuoi Liềng là 6%,
và hai làng còn lại là 7,2%. Tuy nhiên,% biến thể này, đặc biệt là ở trên 6%, có thể được quy
cho các hình phạt được áp dụng để trả nợ trễ.
Các hộ nghèo của làng được ưu tiên tiếp cận với các khoản vay hơn. Tuy nhiên, đây có thể
là một giải pháp hữu ích để thực hiện một cuộc khảo sát trong dân bản tới quá trình lựa chọn
người cho vay vốn khi đem ra ra so sánh với các chỉ s
ố xã hội Hầu hết các khoản vay đã
được báo cáo là chi cho phân bón, hạt giống ngô hay 'cây nông nghiệp'. Về lâm nghiệp, tiến
trình thu hồi lợi tức đầu tư là tương đối dài hạn, 6 năm đối với cây từ lúc trồng cho tới lúc
thu hoạch. Tuy nhiên, điều lệ đã quy định thời gian trả nợ là từ 6-12 tháng, ngoại trừ các
khoản vay cho các hoạt động trồng cây.
Các khó khăn khác là thiếu các hồ sơ liên quan đến việ
c thanh toán (50 Đồng) mỗi cây giống
cung cấp cho các hộ gia đình trồng trên đất của mình. Theo hồ sơ, 221.650 cây giống đã
được cung cấp cho người dân với tổng số tiền nhập vào quỹ CFDF (quỹ phát triển rừng cộng
đồng) là 11.082. 500. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cây giống được cung cấp như là
một sự thanh toán cho việc tham gia vào công việc vườn ươm. Phải kể đến như trường hợp ở
thôn Nà Mục nơi có đến 2100 cây con giống cung cấp cho 22 hộ như là một phương thức
thanh toán cho việc làm vườn ươm. Nếu các hộ gia đình được nhận cây nói: trên một ha đất

18
trồng1 800 cây giống thì theo điều lệ của quỹ phát triển rừng cộng đồng chi phí cho mỗi hộ

gia đình sẽ là 90. 000 VND. Số tiền này sẽ mất khoảng từ 1-2 tháng để tiết kiệm.
Bảng 5. Bản tóm tắt quỹ phát triển rừng cộng đồng tính từ tháng 1 năm 2008 đến
tháng 10 năm 2009 cho 4 làng dự án
Chi tiết Na Muc Khuoi Lieng To Dooc Ban Sang Tổng số
chi trả ban đầu của
dự án
13 000 000 13 000 000 13 000 000 13 000 000 52 000 000
tính đến mốc
27/10/09
8 042 000 3 070 000 2 470 000 11 018 500 24 600 500
số hộ 23 35 11 (26) 69 138
số hộ vay 13 15 16 14 58
tổng số vay tính
trên đầu người
700 000 –
1 000 000
1 000 000 1 000 000 500 000
lãi suất 5 6 7.2 6.5
thời hạn cho vay 21 21 21 21
số nợ tồn đọng 6 10 11 7 34
tổng quỹ cho các
khoản vay
6 000 000 9 500 000 11 000 000 3 000 000 29 500 000

7. Quan điểm trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện việc quản lí
rừng cộng đồng (CFM)
Khi so sánh các kế hoạch đề xuất lâm nghiệp từ năm 2007-2010 với những gì đã được thực
hiện, có một số hoạt động trên thực tế vẫn chưa được tiến hành như đã được chỉ ra trong
Bảng 6.
Như được chỉ ra ở trên, việc giao rừng cho cộng đồng làng đã có một bước chuyển biến rất

tích cực về quyền sở hữu đi
ều này đã nâng cao tình thần trách nhiệm đối với rừng. Cùng với
việc giao rừng cộng đồng thì nhiệm vụ phát triển và đưa ra các quy định về bảo vệ rừng đã
được đề cập đến trong từng ban quản lí ở thôn bản dưới sự chỉ đạo sát sao của cộng đồng và
huyện ủy. Điiều này đã đem lại kết quả cao trong việc bảo vệ rừ
ng thông qua các hình thức
như cấm khai thác gỗ và thắt chặt quản lí.
Các hộ gia đình đã được tham gia vào việc trồng rừng thông qua sự phát triển của vườn
ươm. Cây được trồng chủ yếu trên đất của hộ gia đình, các hoạt động về Nông-Lâm nghiệp
được thức hiện trên cả đất cộng đồng và đất của hộ gia đình.

19
Bảng 6. Đề xuất các cải tiến trọng điểm cho diện tích rừng cộng đồng
Ban Sang
(ha)
Khuoi Lieng
(ha)
To Dooc
(ha)
Na Muc
(ha)
Tổng
2007 –mô hình nông
lâm kết hợp

2008 3.5 1 1.5 2 8
2009 7.5 2 3 2 14.5
2010 11.5 3 5 2 21.5
2007- rừng nghèo 118 30
2008 109 30

2009 100 20
2010 91 20
2007 -đất trống 25 0 21 3
2008 20 0 17 0
2009 15 0 9 0
2010 15 0 0 0
2007 –trồng rừng 0 273 5 5 283
2008 15 308 13 29 365
2009 30 343 24 57 454
2010 45 378 36 85 544

Tác động ít đi là do sự thiếu thay đổi đối với rừng tự nhiên như đã chỉ ra bởi các thông số
trong bảng 6
Kế hoạch trồng cây Nông Lâm nghiệp tại Bản Sáng được dự kiến đạt diện tích là 21, 5 ha
vào năm 2010, tuy nhiên con số này mới chỉ rơi vào mức 11,5ha. Ngoài mốc dự trù ban đầu
đề ra, không một kế hoạch canh tác nào được thực hiện trên đất công.
• Hai thôn Bản Sáng và Khuổi Liềng đã có k
ế hoạch giảm diện tích rừng nghèo từ
118 ha đến 91 ha. Tuy nhiên kế hoạch này được báo cáo là chưa thực hiện.
• Tương tự như vậy việc giảm đất trống cũng nằm trong tình cảnh tương tự là chưa
có báo cáo.
• Theo như việc lập kế hoach canh tác ban đầu, năm 2009 sẽ phủ xanh một diện
tích là 365 ha và năm 2010 sẽ là 454 ha so sánh với diện tích ban đầu là 283 ha.
Ước tính 10 ha đã được thực hiện trên đất công so sánh với chỉ tiêu đề xuất là 82
ha. Khó khăn chính ở đây là việc tiếp cận với đất công.
Có thể nói rằng việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra khá khó bởi vì dân làng không quen
với việc quản lí rừng cộng đồng. Cũng không thể mong đợi người dân thực hiện việc phát

20
triển và quản lí rừng cộng đồng trong khi họ có quá nhiều ưu tiên sinh kế khác. Tuy nhiên,

cũng hi vọng thông qua các biện pháp bảo vệ được thực hiện bởi người dân, việc tái sinh tự
nhiên của rừng sẽ đạt kết quả khả quan thông qua việc phát triển và cải thiện rừng như đã
được xác định.
8. Cơ chế thôn bản trong việc phát triển các hoạt động cộng đồng rộng lớn
hơn.
Dự án đã tiến hành các hoạt động để phổ biến thông tin về quản lí rừng cộng đồng (CFM) và
trồng rừng nói chung đến 18 làng trong 2 xã Lạng San và Văn Minh. Các hoạt động này bao
gồm hai hội thảo cộng đồng với sự tham dự của 57 thành viên đến từ 18 thôn bản. Các cuộc
hội thảo này đã giới thiệu các bước cần thiết để phát triển các kế hoạch quản lí rừng cộng
đồng (CFM), LUP / LA, phát triển các mô hình nông lâm kết hợp và các mô hình trồng cây
khác đã được thiết kế để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của rừng cộng đồng cũng như
của hộ gia đình. Khái niệm về vườn ươm cũng được đưa ra, bao gồm cả việc khảo sát thực tế
để giải thích quá trình.
Dẫn chứng từ các cuộc thảo luận với người dân từ bốn làng dự án và người dân từ các làng
lân cận đã cho thấy thông tin từ các hoạt động của dự án đã được chia sẻ tới mọi người.
Người dân cũng ý thức được các cơ hội tăng thu nhập từ các sản phẩm rừng. Sản phẩm gỗ là
ngành công nghiệp chính của huyện Na Rì với khá nhiều các xưởng mộc , xưởng cưa đã và
đang trong quá trình hoạt động thì nhu cầu về gỗ cho các xưởng sản xuất này là điều tất yếu.
Thêm vào đó nhu cầu về bột giấy cũng tăng cao với việc một nhà máy sản xuất bột giấy đã
được xây dựng ở Tuyên Quang. Các cơ hội làm tăng thêm thu nhập đã tạo ra một sức hút
mạnh mẽ trong việc trồng rừng cả trên đất công và đất hộ gia đình, và đó cũng là tác nhân tạo
ra sự thay đổi lớn trong công cuộc phát triển việc quản lí rừng cộng đồng của cả người dân
nói riêng và cộng đồng nói chung.
Dự án đã cung cấp một mô hình quản lí rừng cộng đồng khởi đầu với LUP/LA. Các công
nghệ thích hợp đã được áp dụng cho bốn làng dự án bao gồm các kĩ năng về vườn ươm, mô
hình nông lâm nghiệp, một chuỗi các kĩ năng phát triển bao gồm cả việc hiểu biết về các lợi
ích trong việc phát triể
n GERMPLASM cho cả cây trồng và vụ mùa nông nghiệp.
Tiếp sau sự giới thiệu của đội ngũ cán bộ đến từ Thái Nguyên, các vị lãnh đạo của cả hai xã
đã trình bày quan điểm của họ về các hoạt động CFM, cũng như các buổi thực tế đến thăm


21
vườn ươm và phát triển hoạt động canh tác nông lâm nghiệp. Các cuộc thảo luận đã được tổ
chức và đưa ra các khuyến nghị sau:
1. Cần thiết phải phân bổ đất rừng cộng đồng ở các xã khác.
2. Vườn ươm nên được thực hiện bởi một nhóm các hộ gia đình hơn là một cộng
đồng.Người dân được hưởng lợi trực tiếp từ sản phẩm đầu vào của họ do ngay từ
ban đầu, theo cảm quan, họ đã sản xuất được những cây giống tốt. Khác biệt với
việc họ phải miễn cưỡng thực hiện trong cộng đồng.
3. tổ chức các khóa tập huấn về kĩ năng vườn ươm cho 18 thôn bản khác với sự
tham gia của các người dân có kinh nghiệm.
4. Dự án cần cung cấp thêm cây giống cho bốn làng dự án và 18 làng còn lại
5. Chủng loại các hạt cây tăng năng suất nông nghiệp nên sẵn có
6. Diện tích đất theo mô hình nông lâm kết hợp nên chiếm một phần lớn hơn so với
các cây trồng nông nghiệp.


×