Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Tăng cường kĩ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.37 KB, 11 trang )





Ministry of Agriculture & Rural Development

CARD Project Report


027/06/VIE
Tăng cường kĩ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng
xẻ quy mô nhỏ vùng nông thôn Việt Nam


Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp
loại), đánh giá chất lượng




Pham Duc Chien, Philip Blackwell and Peter Vinden


Tháng 4, 2010
ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 2 of 11




Mục lục

1. Thị trường gỗ nội địa của Việt Nam 3
2. Công nghiệp rừng và công nghệ chế biến gỗ 4
3. Cung cấp gỗ của Việt Nam 5
3.1. Đất rừng Việt Nam 5
3.2. Sản xuất gỗ trong nước 6
3.3. Sản xuất gỗ xẻ và thương mại 7
3.4. Sản xuất đồ mộc và thương mại 8
3.5. Sản xuất ván gỗ và thương mại 8
3.6. Sản xuất giấy và bột giấy và thương mại 9
3.7. Sản xuất ván dăm và thương mại 10
3.8. Nhập khẩu gỗ và tiêu dùng ở Việt Nam 10
3.9. Nhập khẩu gỗ 11

ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 3 of 11

1. Thị trường gỗ nội địa Việt nam
Lượng gỗ tiêu dùng trong nước năm 1993 được thống kê như sau: xưởng xẻ sử dụng trên 2
triệu m3 gỗ tròn; sản xuất ván MDF sử dụng 70,000 m3, sản xuất ván dăm sử dụng 140,000
m3. Nhu cầu quốc gia về gỗ chủ yếu được cung cấp từ rừng tự nhiên và nhập khẩu trong khi
gỗ rừng trồng (bao gồm cả gỗ cao su) giữ một vai trò khiêm tốn do rừng trồng cung cấp một
l
ượng nhỏ cho gỗ xẻ.
Công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức sản
xuât của ngành lâm nghiệp. Lâm sản Việt Nam rất đa dạng, gồm rất nhiều chủng loại, từ các
sản phẩm mới qua sơ chế như ván xẻ, ván sàn, gỗ dán và ván dăm tới các sản phẩm đã qua

nhiều khâu chế biến khác như bàn uống trà, giường, tủ
, ghế sofas và các sản phẩm đồ mộc
khác.
Bảng 1 trình bày công suất của ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt nam giai đoạn 2001-
2005. Gỗ xẻ là sản phẩm quan trọng nhất về số lượng sau đó là ván dăm cũng chiếm tỷ trọng
lớn. Tứ năm 2005 công nghiệp đồ gỗ của Việt Nam tăng lên mạnh mẽ và điều này chắc chắn
đòi hỏi nhu c
ầu nguyên liệu ngày càng cao. Với hầu hết các loại sản phẩm, công suất thiết kế
hầu hết vượt nhiều so với sản xuất thực tế do thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu trong vài thập
kỷ qua.

Bảng 1: Công suất công nghiệp chế biến gỗ và sản phẩm của Việt Nam 2001-2005
Sản phẩm Công suất Sức sản xuất
Gỗ xẻ 4,000,000 m
3
2,165,000 m
3
MDF 144,000 m
3
84,000 m
3

Gỗ dán 150,000 m
3
60,000 m
3

Giấy 970,000 m
3
30,000 m

3

Bột giấy 682,000 t 642,000 t
Đồ mộc - 1,042,000 m
3
products
Ván dăm - 1,800,000 bone dry tonnes
Cột chống lò - 80,000 m
3

(Nguồn: Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, 2005)
Bảng 2 cho thấy tiêu dùng quốc gia trong năm 2005 vượt so với năm 2003 với hầu hết các sản
phẩm gỗ và giá trị xuất khẩu tăng với tốc độ cao phản ánh giá trị của ngành ngày càng tăng
đặc biệt là trong xuất khẩu.
ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 4 of 11

Bảng 2: Lượng tiêu thụ gỗ năm 2003 và 2005
Tiêu thụ 2003 2005
Tiêu thụ gỗ nội địa và xuất khẩu (‘000m
3
) 7,420 10,063
Gỗ lớn trong công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng 4,561 5,373
Gỗ nhỏ cho sản xuất và và dăm cho xuất khẩu 1,649 2,032
Gỗ nhỏ cho sản xuất giấy 1,150 2,568
Cột chống lò 60 90
Giá trị xuất khẩu lâm sản (triệu US$)
721 1,700

Sản phẩm gỗ 567 1,500
LSNG 154 200
Tiêu thụ gỗ củi (triệu m
3
) 25 25
2. Công nghiệp rừng và công nghệ chế biến gỗ
Hiện tại, Việt Nam có khoảng 1.200 cơ sở chế biến gỗ trong đó khoảng 24% là thuộc nhà
nước, 10,4% thuôc liên doanh và 65,6% là doanh nghiệp tư nhân. Công nghệ sử dụng ở ngành
công nghiệp chế biến gỗ Việt nam đã được cải thiện trong những năm gần đây tuy rằng vẫn
còn là khoảng cách lớn nếu so sánh với các nước phát triển. Trong tương lai, nếu không có
máy móc mới hoặc công nghệ hiện đại, các sản ph
ẩm gỗ của Việt Nam sẽ rất khó canh tranh
ở thị trường quốc tế.
Tổng công suất của công nghiệp xẻ gỗ Việt Nam vào khoảng 3 tới 4 triệu m
3
trên năm. Trong
năm 2003, sản phẩm MDF là 54,000 m
3
mặc dù gần đây một nhà máy công suất 60,000 m
3

được xây dựng. Công suất sản xuât ván dăm vào khoảng 80,000m
3
trong năm 2003 và 2001,
6 nhà máy sản xuất ván lạng được xây dựng. Phần lớn các cơ sở cưa xẻ đều nhỏ, sức sản xuất
hạn chế. Nhìn chung, đầu tư thấp, các cơ sở xẻ chỉ đáp ứng nhu cầu hạn chế về sản phẩm, chất
lượng không đảm bảo cho thị trường sản phẩm chất lượng cao. Tuy nhiên, các xưởng xẻ đã
tạo vi
ệc làm cho nhiều lao động vùng nông thôn trong đó có rất nhiều người tham gia việc
khai thác nhưng không có việc vì không đúng vụ.

Công nghệ chế biến gỗ bao gồm nhiều các lĩnh vực khác, từ khai thác tới sản phẩm lâm sản
được chế biến có chất lượng cao. Những năm trước, gỗ tròn được xẻ bằng cưa đĩa hoặc cưa
vòng. Cả hai loại cưa này có năng suất thấp, hiệt quả th
ấp và tỷ lệ gỗ phế loại cao. Những
năm gần đây, cưa vòng đứng điều khiển bằng điện đã được sử dụng ở rất nhiều nước, và cũng
rất nhiều nước áp dụng công nghệ kỹ thuật số để thiết kế các sơ đồ xẻ trước khi xẻ. Tuy
nhiên, công nghệ này chưa được áp dụng ở Việt Nam.

Liên quan tới việc sấy gỗ, nhìn chung có 4 phương pháp chủ yếu để sấy gỗ (1) Sấy lạnh, (2)
sấy bằng khí nóng, (3) sấy bằng hơi nóng và (4) hong phơi. Sấy bằng hơi nóng là phương
pháp được sử dụng nhiều nhất Việt Nam.
Nhìn chung, việc đầu tư cho thiết bị chế biến gỗ và lâm sản ở Việt Nam còn khá hạn chế,
chưa theo kịp được các công nghệ kỹ thuật hiệ
n đại, đặc biệt là ở phía bắc. Tỷ lệ tiêu dùng
cho các quá trình và sản phẩm khác nhau như sau:
• Thiết bị xẻ và chế biến gỗ cơ bản chiếm khoảng 40% tổng năng lực chế biến, bao gồm
cưa vòng, cưa đĩa sản xuất tại Việt Nam, bào một mặt nhập từ Đài Loan, Trung Quốc, Nhật
Bản, Cộng Hoà Czech.
ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 5 of 11

• Thiết bị chế biến gỗ các khâu cuối để thành sản phẩm độ mộc chiếm khoảng 50% tổng
năng lực chế biến, bao gồm máy bào 3-4 mặt, cưa xẻ 1-2 chiều, cưa cắt mộng, thiết bị khoan
đa dụng, máy đánh bòng, và buồng sấy. Trong những năm gần đây, phần lớn được nhập công
nghệ hiện đại dây chuyền từ Nhật Bản, Pháp,
Đài Loan và Hàn Quốc.
• Dây chuyền sản xuất ván ép chiếm khoảng 10% năng lực chế biến gỗ. Một số dây
chuyền được lắp đặt đồng bộ, tuy nhiên có rất nhiều các dây chuyền sử dụng máy móc thiết bị

lỗi thời.
• Tổng năng lực chế biến gỗ khoảng 4 triệu m
3
gỗ tròn trên 1 năm, nhưng chỉ có 2 triệu
m
3
trên năm là thực sự được chế biến.
Đầu tư cho công nghiệp sản xuất giấy đã tăng lên. Tuy nhiên, nhìn chung công nghiệp giấy
Việt Nam có quy mô nhỏ và sử dụng công nghệ lạc hậu. Các nhà máy sản xuất giấy cũng gây
ô nhiễm rất lớn, đặc biệt là các nhà máy không sản xuất bột giấy gỗ, và giấy sản xuất ở Việt
Nam có chất lượng thấp, không cạnh tranh được với giấ
y nhập khẩu cả về chất lượng và giá
cả. Những năm gần đây, đầu tư mới của ngành đã cho phép nhập các thiết bị hiện đại, nhưng
chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu cho xuất khẩu và còn nhiều các vấn
đề khác cũng cần phải giải quyết.
Hiện tại có gần 300 nhà máy sản xuất giấ
y ở Việt Nam, nhưng năng lực sản xuất lại dưới
20,000 tonnes. Nếu muốn có thể cạnh tranh được, quy mô của các nhà máy này cần lớn hơn
gấp 10 lần so với mức độ trung bình hiệnt tại. Ví dụ, các nhà máy mới xây dựng ở Thái lan,
Trung Quốc và Indonesia có công suất trên 500,000 tonnes.
Trong năm 2003, Việt Nam sản xuất gần 640,000 tonnes bột giấy và sử dụng khoảng 2.6 triệu
m
3
gỗ. Nguyên liệu chính cho các công ty này là bột giấy, giấy phế loại và tre trúc, và trong
năm 2003 tỷ lệ sử dụng ước tính: 80% bộ gỗ và 20% bột không phải từ gỗ và giấy phế loại.
Nhu cầu về bộ giấy (từ gỗ) nhập khẩu đã dần tăng lên do nhu cầu về đầu vào chất lượng cao
đã tăng lên.
3. Cung cấp gỗ của Việt Nam
3.1. Đất rừng của Việt Nam
Năm 2005, chính phủ Việt Nam quy hoạch 19.02 triệu ha đất cho lâm nghiệp. Đất dành cho

lâm nghiệp được chia làm 3 loại chính: Rừng sản xuất là 7.1 triệu ha, rừng phòng hộ là 9.47
triệu ha, và rừng đặc dụng là 2.32 triệu ha. Rừng sản xuất là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu, cả từ
rưng tự nhiên và rừng trồng.
Trong năm 2006, Chính phủ Việt Nam quy hoạch lại việc sử dụng đât tự nhiên của đất n
ước.
Có 16.24 triệu ha đất tự nhiên là đất rừng. Hơn thế nữa, diện tích rừng sản xuất nhận được sự
ưu tiên trong đợt phân loại này. Như được trình bày trong Chiến lược phát triển Lâm nghiệp
Việt Nam 2006-2020, 8.4 triệu ha hay 51.72% diện tích đất rừng được phân loại cho rừng sản
xuất. Trong khi đó, rừng phòng hộ có mức độ ưu tiên giảm đi so với đợt quy hoạch trước đó.
Diệ
n tích đất rừng quy hoạch cho rừng phòng hộ giảm xuống từ 9.47 triệu ha xuống còn 5.68
triệu ha.
Diện tích rừng sản xuất lớn nhất nằm ở phía đông bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên với tổng
diện tích vào khoảng 75% tổng diện tích đất dành cho rừng sản xuất. Trong đó diện tích đất
rừng tự nhiên 3.1 triệu ha, rừng trồng 1.4 triệu ha và 2.6 triệu ha là đất chưa sử dụng, đất ch
ưa
có rừng che phủ.
ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 6 of 11

Mục tiêu của chính phủ là tăng diện tích che phủ của rừng từ 12.6 triệu ha năm 2005 lên tới
15.6 triệu ha vào năm 2020, mà chủ yếu là tăgn diện tích rừng trồng sản xuất từ 4.48 triệu ha
lên tới 7.78 triệu ha. Để đạt được mục tiêu đề ra, chinh phủ đã ban hành rất nhiều chính sách
khuyến khích người dân trồng rừng. Các chính sách bao gồm giao đất giao rừng, chia sẻ lợi
ích, sắp xếp lại các lâm trường qu
ốc doanh, quy hoạch sử dụng các loại rừng, xây dựng các
khu chế biến gỗ, xoá bỏ các rào cản lưu thông và bán gỗ cho người trồng rừng.


3.2. Sản xuất gỗ trong nước
Nhận rõ các thách thức của việc mất rừng, Chính phủ đã thực hiện một loạt các giải pháp
nhằm hạn chế khai thác rừng. Năm 1992, Chính phủ đã ban hành chính sách cấm xuất khẩu
gỗ tròn và gỗ xẻ, sau đó là cấm khai thác để sản xuất ván dăm năm 1997, và giảm mạnh lượng
gỗ khai thác hàng năm từ rừng tự nhiên (AAC) xuống còn 300,000 m3 trên năm trong năm
1999 (Barney 2005). Năm 2003, khai thác hợp pháp rừng tự nhiên
đã dừng hẳn ở phía bắc
Việt Nam, đồng bằng sông Hồng, và đông nam đồng bằng sông Cửu Long (Brown and Durst
2003). Tuy nhiên, các phân tích chỉ ra rằng khai thác thực tế vượt xa rất nhiều so với AAC. Ví
dụ, Waggener (2001) ước lượg lượng gỗ lớn với đường kính (>30cm) lưu chuyển vào khoảng
1.35 triệu m3. Lượng gỗ này bao gồm cả từ khai thác trái phép tới các hoạt động khai thác
kinh doanh và từ khai thác ở quy mô nhỏ tới việc khai thác trắng để s
ản xuất nông nghiệp
(Barney 2005).
Cùng với việc giảm khai thác từ rừng tự nhiên, Việt Nam thực hiện chương trình tăng cường
việc sử dụng gỗ từ rừng trồng. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (5MHRP) được bắt
đầu từ năm 1998 bao bồm việc tái tạo lại rừng ở nhứng nơi đất bị thoái hoá, tăng cường thực
thi pháp luật, và tái tạo rừng tự
nhiên từ các khu rừng đã khai thác. Việc trồng rừng mới gặp
trở ngại do thiếu đất thích hợp, và chương trình 5MHRP rất chú trọng tới các vùng phía bắc
nơi mà có một số nhà máy chế biến gỗ quy mô (PTMFPV 2008). Theo MARD, năm 2020,
rừng trồng sẽ có thể cung cấp 20 triệu m3 gỗ (PTMFPV 2008).
Sản xuất gỗ nội địa đã tăng lên khoảng 10% hàng năm từ năm 2000 (xem bảng 3 phía dưới).
Đó là do mức độ cung c
ấp gỗ từ rừng trồng tăng lên đáng kể nên đã bù đắp lại được sự suy
giảm của việc giảm khai thác từ rừng tự nhiên. Trong khi lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên
giảm đi từ 1.8 triệu m3 năm 1997 xuống còn 180,000 m3 năm 2008. Lượng gỗ tròn khai thác
từ rừng trồng tăng từ 1.9 triệu m3 tới 3.38 triệu m3 cũng cùng thời gian trên.
Bảng 3. Khai thác từ rừng tự nhiên Đơ
n vị: m3


1991-
1995
1996-2000 2001-2005 2006 2007 2008 2009
3.583.000 2.248.000 1.275.000 150.000 150.000 180.000 250.000
(Nguồn: Cục Lâm nghiệp, 2009)
Hàng năm, hàng chục ngàn ha rừng tự nhiên của Việt Nam bị chặt hạ vì các lý do khác nhau,
như để xây dựng nhà máy thuỷ điện, thuỷ lợi, sản xuất nông nghiệp hoặc cho các đồn điền
cây công nghiệp (cao su, cà phê …). Thực tế, hàng triệu m
3
gỗ được khai thác từ rừng do mục
đích chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, không có số liệu về lượng gỗ được khai
thác từ các hoạt động này. Trong báo cáo này, lượng gỗ khai táhc từ chuyển đổi mục đích sử
dụng rừng được ước tính như sau:


ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 7 of 11

Bảng 4. Diện tích rừng tự nhiên bị chuyển đổi mục đích sử dụng và lượng gỗ khai thác
Năm Diện tích (ha) Gỗ khai thác (m3)
2003 22.235 1.111.750
2004 24.916 1.245.800
2005 15.973 798.650
2006 18.449 922.450
2007 11.461 573.050
2008 21.189 1.059.450
Nguồn: Cục Kiểm Lâm, 2009

Vùng đông bắc sản xuất một lượng gỗ rừng trồng lớn, tiếp đó là đồng bằng sông Mêkong và
vùng Bắc Trung Bộ. Năm 2008, Vùng Đông bắc sản xuất 943,000 m3 chiếm 30% lượng gỗ
khai thác được; Đồng bằng sông Mêkông sản xuất 608,000 m3 chiếm18.7% lượng gỗ khai
thác và Bắc Trung bộ sản xuất 560,000 m3 chiếm 17.2% lượng gỗ khai thác. 6 tỉnh sản xuất
gỗ quan trọng nhất là Tuyen Quang, Yen Bai, Quang Ngai, Phu Tho, Gia Lai và Binh Dinh.
Năm 2008, 6 tỉnh nhày sả
n xuất 1.1 triệu m3 chiếm 33.4% gỗ Việt Nam sản xuất.
Sự chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang rừng trồng đã thay đổi cấu trúc các loại gỗ khai thác của
Việt Nam. Đầu tiên, có một sự thay đổi về loài cây, từ các loài cây bản địa sang cây nhập nội
trồng rừng. Ước tính khoảng 75% gỗ khai thác từ rừng trồng keo và bạch đàn. Tỷ lệ gỗ keo có
thể sẽ đóng vai trò ch
ủ yếu trong tương lai, là kết quả của việc phần lớn diện tích trồng rừng
sử dụng các loài keo. Thứ hai, đường kính gỗ tròn đã tăng lên. Số liệu từ tỉnh Phú Thọ chỉ ra
rằng rừng trồng keo và bạch đàn nhìn chung khai thác từ tuổi 7 hoặc 8 khi mà phần lớn cây
rừng có đường kính dưới 25 cm.

3.3. Sản xuất gỗ xẻ và thương mại
Phần lớn các xưởng xẻ ở Việt Nam là tư nhân, và mặc dù thiếu các số liệu chính xác, số cơ sở
cưa xẻ có thể trên 10.000. Phần lớn các cơ sở xẻ được xây dựng sau năm 2003, và công suất
xẻ gỗ biến động từ 100 m3 tới vài ngàn m3. Sức sản xuất thực tế và công suất thiết kế đã tăng
lên đang kể trong thập niên vừa qua, và đã đạt đượ
c 5.3 và 6.0 triệu m3 (Bảng 5). Các số liệu
thực tế có thể lớn hơn vì một số thông tin đã không được cập nhật cả về thực tế sản xuất cũng
như công suất thiết kế.
Bảng 5: Sản xuất gỗ xẻ, và tổng năng lực sản xuất, 1995 tới 2008 (1000 m3)
Năm
Công ty
nhà nước
Công ty tư
nhân

Công ty vốn
nước ngoài
Tổng sản
ph
ẩm
Tổng
công
suất thiết
kế
1995 500 1,092 14
1,606
-
2000 244 1,519 1
1,764
2,500
2001 186 1,849 1
2,036
2,500
2002 86 2,580 1 2,667 3,000
2003 75 3,171 45
3,291
3,500
2004 83 2,918 8
3,009
3,700
2005 66 3,162 3
3,231
4,000
2006 60 4,239 24
4,323

5,000
2007 53 4,371 17
4,441
5,500
2008 51 5,263 15
5,329
6,000
Nguồn: Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp 2006 – 2020, 2006, GSO 2009
ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 8 of 11


3.4. Sản xuất đồ mộc và thương mại
Sản xuất đồ mộc cho thị trường trong nước và xuất khẩu chiếm một tỷ trọng lớn trong công
nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam. Từ năm 2000, sản xuất đồ mộc của Việt Nam đã thay đổi
từ các cơ sở sản xuất nhỏ sản xuất đồ mộc cho thị trường trong nước tới quy mô công nghiệp
phục vụ xuất khẩ
u, và Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ mộc lớn thứ 4 trên thế giới.
Chi phí rẻ cho lao động của Việt Nam và sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất đã thu hut các nhà
đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này. Một điều chắc chắn là sự gia nhập WTO của Việt nam
sẽ tăng cường cơ hội phát triển của công nghiệp chế biến gỗ c
ủa Việt Nam (ITT0 2007).
Nhìn chung, sản phẩm đồ gỗ là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Việt
Nam, đứng thứ 5 sau dầu thô, dệt may, dầy dép và hải sản. Xuất khẩu tăng trung bình hàng
năm khoảng 43% giữa năm 2000 và 2008 và đạt mức doanh thu 2.8 tỷ USD năm 2008.
Việt Nam có khoảng 1.900 công ty sản xuất đồ mộc. Các nhà máy sản xuất đồ mộc chủ yếu
tập trung tại 3 khu vực: Tam giác kinh t
ế Thành phố Hồi Chí Minh - Đồng Nai – Bình Dương

là khung chế biến, sản xuất đồ mộc lớn nhất nước; Tây Nguyên và Miền Trung; và Hà Nội và
các vùng lân cận (VET 20/10/2006). Theo tờ Thời báo kinh tế Việt Nam, ngành chế biến gỗ
sử dụng 170,000 lao động trong năm 2006.
Một số công ty chế biến gỗ có quy mô rất lớn và được đưa lên sàn chứng khoán quốc gia, và
có thể bao gồm cả đầu tư nước ngoài (VET 11/06/2007). Trong số 421 công ty có vốn đầu t
ư
nước ngoài, 183 (43%) có vốn đầu tư từ Đài Loan (MPI 2008).
Đồ gỗ và đồ thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có thị trường ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên
thế giới (VET 20/10/2006), nhưng chủ yếu là thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật bản chiém tới trên 80%
thị phần. Xuất khẩu sang Mỹ năm 2007 đạt 42% của tổng lượng xuất khẩu, dựa vào văn bản ký kết
quan hệ giữa 2 nước từ năm 2001.
3.5. Sản xuất ván gỗ và thương mại (Wood based panel production and
trade)
Tiêu dùng nội địa ván sản xuất từ gỗ vượt xa khả năng cung cấp, và một lượng lớn ván MDF,
ván dăm và ván ép sử dụng trong xây dựng ở Việt Nam là được nhập khẩu. Trong năm 2008,
tiêu dùng nội địa MDF, ván dăm và ván ép là 245,700 m3 và xấp xỷ 46% là do trong nước
sản xuất. Chính phủ có kế hoạch mở rộng sản xuất các loại ván gỗ và Chiến lược phát triển
lâm nghiệp chỉ ra rằng tới năm 2010 có 21 nhà máy s
ản xuất ván dăm với khả năng sản xuất
538,000 m3 sản phẩm trong một năm và 10 nhà máy sản xuất ván sợi với tổng công suất là
375,000 m3 trong một năm.
Bảng 6: Sử dụng sản phẩm ván gỗ, nhập khẩu, năng lực và sản xuất năm 2003, 2005, và
2008
1. MDF (m3) 2003 2005 2008
Tiêu dùng 40,100 49,100 182,200
Nhập khẩu 10,100 13,300 105,000
Công suất sản xuất nội địa 54,000 80,000 169,000
Sản xuất nội địa thực 30,000 35,800 77,000
2. Ván dăm (m3) 2003 2005 2008
Tiêu dùng 80,000 95,500 102,000

ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 9 of 11

Nhập khẩu 20,000 31,500 45,000
Công suất sản xuất nội địa 80,000 80,000 80,000
Sản xuất nội địa thực 60,000 64,000 57,000
3. Ván ép (m3) 2003 2005 2008
Tiêu dùng 11,000 13,000 35,000
Nhập khẩu 11,000 13,000 18,000
Công suất sản xuất nội địa 0 0 70,000
Sản xuất nội địa thực 0 0 45,500
4. Ván (m3) 2003 2005 2008
Tiêu dùng 120,000
Nhập khẩu 7700
Công suất sản xuất nội địa 230,000
Sản xuất nội địa thực 200,800
Nguồn: Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2006 – 2020; GSO, 2008; and others

3.6. Sản xuất bột giấy, giấy và thương mại
MARD (2006) liệt kê 64 nhà sản xuất ván gỗ và giấy, tập trung ở miền đông bắc, đồng bằng
sông Hồng, và vùng Đông Nam. Đóng vai trò quan trọng nhất ngành giấy và bột giấy Việt
Nam là Tổng công ty giấy Việt Nam (Vinapimex), trong năm 2005 có 20 công ty con với tổng
công suất năm là 171,000 tonnes (Paperloop, cited in Barney 2005). Công ty con lớn nhất của
Vinapimex là Bapaco, đóng tại Bãi Bằng, Phú Thọ, gần Hà Nội. Nhà máy được xây dựng
năm 1982 và sản xuất chủ yếu giấy in và giấy viế
t, cung cấp chủ yếu cho nhu cầu nội địa. Nhà
máy có một dây chuyền sản xuất bột giấy với công suất hàng năm là 70,000 tonnes đã hong
phơi và 2 dây chuyên sản xuất giấy với công suất 100,000 tpa. Hai nhà máy lớn khác sản xuất

bột giấy của Vinapimex là Tan Mai và Dong Nai gần TP. HCM và 3 nhà máy này chiếm tới
50% sản phẩm của Việt Nam (ADB 2000). Phần còn lại gồm có 37 nhà máy khác do tỉnh
quản lý hoặc do công ty tư nhân. Các nhà máy này có quy mô nhỏ nên khả năng cạnh tranh bị
h
ạn chế.
Số liệu của FAO chỉ ra có một sự nhảy vọt về lượng sản xuất giấy giữa các năm 1998 và 2004
và sau đó khá ổn định ở con số 900,000 tonnes qua năm 2006. Tỷ trọng lớn nhất của sản
phẩm bao gồm các sản phẩm giấy đóng gói và tấm.
Theo Thời báo kinh tế Việt Nam, ngành giấy và bột giấy của Việt Nam đã sẵn sàng cho sự
phát triển c
ủa giai đoạn 2006 tới 2010. Mục tiêu của Hiệp hội giấy Việt Nam là mở rộng khả
năng sản xuất bột giấy hàng năng tới 1 triệu tonnes và 2 triệu tấn giấy. Hiệp hội ước tính
khoảng USD 1.15 tỷ sẽ được huy động để xây dựng các nhà máy giấy và bột giấy mới, và
thêm vào đó khoảng USD 710 triệu sẽ được sử dụng cho việc mở rộng và nâng cấp các nhà
máy hiện có. Phần lớn nguồn vốn sẽ tới từ các thoả thuận liên kết liên doanh (VET
26/10/2006). Đầu năm 2007, Hiệp hội giấy Việt Nam dự báo sản xuất quốc gia sẽ đạt 1.13
triệu tấn giáy và 905,000 tonnes bột giấy cho năm (VET 24/01/2007).
Phần lớn giấy và bộ giấy sản xuất ở Việt Nam phục vụ nhu cầu nội địa của đất nước, và giấy
xuất khẩu ch
ỉ đạt 30,000 tonnes trong năm 2006 (FAO 2008). Chỉ có một nhà xuất khẩu có ý
nghĩa là Bapaco, nhà máy xuất khẩu khoảng 20,000 tonnes giấy trong 1 năm. Các nhà sản
xuất giấy và bột giấy của Việt Nam không thể đáp ứng được giá cả do các nhà sản xuất chính
của Indonesia và Thái Lan xây dựng, như là APP, APRIL, Phoenix/Siam Pulp and Advance
Agro.
ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 10 of 11



3.7. Sản xuất dăm gỗ và thương mại
Trong thập niên cuối, sản xuất dăm gỗ cho xuất khẩu đã tăng lên. Năng lực sản xuất dăm gỗ
đã tăng lên từ khoảng 635,000 BDT năm 2005 (Barney 2005) tới 1.8 triệu tonnes năm 2009
(MARD 2009). Sự chuyển hướng của dăm gỗ cho công nghiệp giấy và bột giấy nội địa tới thị
trường ngoài nước bộc lộ sự những khiếm khuyết của ngành sản xuất gi
ấy trong nước (Roda
and Rathi 2006). Cũng không giống gỗ tròn và gỗ đã sơ chế, dăm gỗ được miễn thuế khi xuất
khẩu. Điều này sẽ dấn tới việc các nhà xuất khẩu dăm gỗ có thể trả giá cao hơn giá được xác
ở cổng các nhà máy bột giấy nội địa.
Theo Barney (2005) các nhà máy dăm gỗ ở Việt Nam thường là liên doanh giữa các cơ quan
lâm nghiệp của tỉnh với đối tác nướ
c ngoài. Nhà sản xuất dăm gỗ thường có xu hướng ký hợp
đồng lâu dài với đối tác nước ngoài trong liên doanh, và gồm có các đối tác đến từ Nhật Bản,
Hàn Quốc và Đài Loan.
Theo số liệu của FAO, Nhật Bản là nhà nhập khẩu chính dăm gỗ từ Việt Nam từ thập niên
trước; tuy nhiên, từ năm 2003 Trung Quốc cũng trở thành nhà nhập khẩu dăm gỗ lớn, và xu
hướng này tiếp túc tới sau 2006 Trung Quốc nhiều kh
ả năng sẽ trở thành nhà nhập khẩu dăm
gỗ quan trọng nhất của Việt Nam. Hàn Quốc là thị trường thứ yếu xuất khẩu dăm gỗ của Việt
Nam, và các nước khác là thị trường nhỏ hơn. Trong năm 2006, một lượng lớn dăm gỗ xuất
khẩu sang một số nước khác, mà không phải là Nhật Bản hay Trung Quốc.
3.8. Nhập và sử dụng gỗ ở Việt Nam
Sản xuất đồ mộc đã trở thành một ngành công nghiệp chính của Việt Nam và là một bộ phận
tiêu thụ gỗ xẻ chủ yếu của Việt Nam. Các sản phẩm quan trọng khác bao gồm ván gỗ, giấy và
bột giấy và sản xuất gỗ dăm. Trong năm 2008, công nghiệp gỗ Việt Nam sử dụng 11 triệu m3,
trong đó 57% được xử dụng cho công nghiệp xẻ cho sản xuất đồ mộ
c nội thất và ngoài trời,
18% cho sản xuất ván gỗ, ván MDF và ván dăm, 24% cho sản xuất giấy và bột giấy, và 1%
được sử dụng cho chống lò (Bảng 7).


Bảng 7: Lượng gỗ tròn sử dụng ở Việt Nam, nguồn và sản phẩm cuối cùng (2003, 2005
and 2008)
2003 2005 2008
1. Tổng lượng gỗ tròn sử dụng (mill. m3) 8.8 10 11
- Gỗ tròn nội địa 55% 49% 47%
- Gỗ tròn nhập khẩu 45% 51% 53%
2. Sản phẩm cuối cùng
- Gỗ xử dụng cho sản xuất đồ mộc nội thất và
ngoài trời, và gỗ xẻ cho xây dựng
51.6% 53.4% 57.3%
- Gỗ xử dụng để sản xuất ván gỗ, ván MDF và
ván dăm
18.7% 20.2% 24.2%
- Gỗ xử dụng cho sản xuất giấy và bột giấy 29.1% 25.5% 17.6%
- Gỗ sử dụng để chống lò 0.7% 0.9% 0.9%
Nguồn: Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp Việt Nam, 2006 – 2020; GSO, 2007 and 2008, FOMIS
2006, và phỏng vấn

ProjectReport 027/06VIE
Tăng cường kỹ năng và cải tiến công nghệ cho các xưởng xẻ quy mô nhỏ ở vùng nông thôn Việt Nam.
Nhu cầu thị trường gỗ xẻ nội địa (kích thước, xếp loại), đánh giá chất lượng
Page 11 of 11

3.9. Nhập khẩu gỗ
Một đặc điểm dễ nhận biết của ngành chế biến gỗ Việt Nam là nhu cầu sử dụng gỗ vượt xa rất
nhiều khả năng cung cấp nội địa từ rừng tự nhiên và rừng trồng. Theo MARD, 1.4 triệu ha
rừng trồng của Việt Nam có thể cung cấp 30.6 triệu m3 gỗ tròn, nhưng lượng gỗ này chỉ đủ
cung cấp cho công nghiệp giấy và ván sàn. Do vậy, Việt Nam cầ
n nhập khẩu rất nhiều gỗ.
Theo ITTO, một phần rất lớn các sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam được sản xuất từ gỗ

nhập từ các nước láng giềng như Laos, Cambodia, and Myanmar, từ gỗ tròn hoặc gỗ xẻ từ đối
tác khu vực như Malaysia hoặc Indonesia, hoặc gỗ xẻ từ một số các nước khác. Theo Hiệp hội
công nghiệp gỗ và thủ công m
ỹ nghệ TP. Hồ Chí Minh, một số liệu được thể hiện như sau:
Bảng 8. Mười nhàn cung cấp gỗ chính cho công nghiệp gỗ Việt Nam trong năm 2007 và
11 tháng của 2008 Đơn vị: Triệu. US$
Quốc gia Brazil Cambodia China Laos New
Zealand
Malaysia Myanmar Taiwan Thailand USA
2007 49 73 104 85 46 135 52 44 63 97
11 tháng
của 2008
40 49 101 106 43 152 57 25 53 107
Nguồn: Handicraft and Wood Industry Association of Ho Chi Minh City, 2009

Bảng 9. Giá trị của gỗ nhập khẩu và nguyên liệu cho chế biến gỗ ở Việt Nam
Year 2004 2005 2006 2007 2008
Value (mil. US$) 522 667 760 1.022 1.095
Nguồn: VIFORES, 2009

×