Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển xuất khẩu thủy sản tỉnh Cần Thơ bằng thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế HACCP và SQF1000-2000 " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.55 KB, 11 trang )


1
Nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát triển xuất khẩu thủy sản
tỉnh Cần Thơ bằng thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế HACCP và
SQF1000-2000
CM


Người báo cáo: Thạc sĩ Lê Ngọc Diện
Cơ quan thực hiện: Chi cục Thủy sản Cần Thơ


Danh sách những người thực hiện

TT Họ và tên Đơn vị Chức vụ
1 Ts. Trần Ngọc Nguyên Sở Nông nghiệp & PTNT Cần Thơ Chủ nhiệm
2 Ô. Nguyễn Minh Thông Chi cục Thủy sản Cần Thơ P. Chủ nhiệm
3 Ks. Lương Thị Thu Vân Sở NN & PTNT Cần Thơ Kế toán
4 Ths. Nguyễn Ngọc Hiền CCTS Cần Thơ Thủ quỹ
5 Ths. Lê Ngọc Diện CCTS Cần Thơ Thư ký
6 Ths. Nguyễn Ngọc Minh HĐND TP. Cần Thơ CB Phối hợp
7 Ts. Nguyễn Thanh Phương Khoa Thuỷ sản- ĐHCT CB Phối hợp
8 Ks. Nguyễn Trọng Cường TT Kỹ Thuật & ƯDCN CT CB Phối hợp
9 Ks. Nguyễn Văn Dẫn Liên trạm TSTN-VT CB Phối hợp
10 Ths. Trần Thanh Hải CCTS Cần Thơ CB Phối hợp
11 Ks. Lương Thị Nhuận Hảo Sở NN & PTNT Cần Thơ CB Phối hợp
12 Ks. Trịnh Thu Phương CCTS Cần Thơ CB Phối hợp













2
GIỚI THIỆU

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam phải cạnh tranh với các nước đã phát triển
nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh, đặc biệt là thủy sản. Cần
Thơ đã trực tiếp bị ảnh hưởng như vấn đề “Catfish”, vấn đề tồn lưu kháng sinh trong
sản phẩm tôm cá xuất khẩu. Các rào cản thương mại thực sự gây trở ngạ
i cho phát triển
thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nguyên liệu thủy sản trong nước.
Vùng cung cấp nguyên liệu (chủ yếu là cá tra) cho các nhà máy chế biến xuất
khẩu ở Cần Thơ đang phát triển nóng, nhưng nuôi theo kinh nghiệm, chưa áp dụng quy
trình kỹ thuật nuôi theo quy định của cơ quan chức năng về chất lượng, an toàn vệ sinh
thực phẩm.
Vì vậy, để hỗ trợ cho các doanh nghi
ệp nâng cao khả năng cạnh tranh trong phát
triển xuất khẩu thủy sản, Cần Thơ đã xây dựng và thực hiện “Chương trình Khoa học
Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh để hội nhập”. Trên cơ sở
đó, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện Dự án “Nâng cao khả năng cạnh tranh trong
phát triển xuất khẩu thủy sản tỉnh Cần Thơ bằng thực hiện h
ệ thống tiêu chuẩn quốc tế
HACCP và SQF1000-2000
CM

”.

MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
Mục tiêu trước mắt:
Huấn luyện, đào tạo để thực hiện hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng an
tòan thực phẩm đối với nông hộ, trang trại nuôi thủy sản, doanh nghiệp chế biến thủy
sản xuất khẩu (DNCBTSXK), cán bộ khuyến nông, khuyến ngư thuộc Sở Nông nghiệp
và PTNT, nhằm thực hiệ
n hệ thống HACCP, SQF1000-2000, được các tổ chức quốc tế
chứng nhận về An toàn – Chất lượng.
Thực hiện tại 3 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, một câu lạc bộ nuôi cá tra
(50 hộ) sản lượng 10.000 tấn/năm và một câu lạc bộ nuôi tôm càng xanh (50 hộ) tại
vùng dự án Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ.
Mục tiêu lâu dài:
Triển khai thực hiện tại các vùng nuôi và DNCBTSXK trên địa bàn nh
ằm đảm
bảo An toàn- Chất lượng cho sản phẩm thủy sản phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất
khẩu.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
1. Thời gian
Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 5/2003 đến tháng 12/2007
2. Nội dung
Thành lập Ban điều hành thực hiện chương trình SQF 1000
CM

Nội dung dự án gồm 10 bước như sau:
Bước 1: Đào tạo chuyên viên HACCP và chuyên viên thực hành SQF 1000-2000
CM
,

nhằm tổ chức thực hiện hệ thống vệ sinh an toàn thực phẩm tại vùng nuôi và tại
nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.

3
Bước 2: Nhóm soạn thảo qui tắc thực hành (QTTH): Chuyên viên của công ty SGS và
học viên ở bước 1 cùng tổ tư vấn soạn thảo QTTH để áp dụng trong vùng nuôi
thủy sản.
Bước 3: Xem xét văn bản QTTH, đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến rộng rãi của các Sở ,
Ban, Ngành… nhằm tăng tính khả thi của QTTH.
Bước 4: Soạn thảo kế hoạch tổng thể SQF 1000
CM
-Hệ thống HACCP: Nhằm tổ chức
thực hiện vùng nuôi thủy sản đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của
SQF 1000
CM
- Hệ thống HACCP.
Bước 5: Tập hợp Sổ tay chất lượng (STCL) và QTTH.
Bước 6: Xem xét văn bản STCL các chuyên gia của công ty SGS Việt Nam và tổ soạn
thảo đã xem xét đánh giá và điều chỉnh STCL.
Bước 7: Soạn thảo sổ tay đào tạo cho chương trình: Các chuyên gia và tổ tư vấn đã soạn
thảo chương trình đào tạo cho các bước thực hiện ở những vùng nuôi tập trung.
Bước 8: Đào t
ạo giảng viên “SQF1000
CM
”: Công ty SGSVN đào tạo 25 giảng viên kiến
thức về SQF 1000
CM
,
Bước 9: Đào tạo chuyên viên đánh giá nội bộ. Tập đoàn SGS đào tạo 25 chuyên gia
đánh giá SQF 1000

CM
, tổ chức thi và cấp giấy chứng nhận đánh giá nội bộ,
tham gia cùng tập đoàn SGS đánh giá chất lượng vùng nuôi.
Bước 10: Chứng nhận nhóm SQF1000-2000
CM

Đến nay, tháng 5/2009, dự án SQF1000-2000 vẫn tiếp tục được đề nghị chuyển
giao đến các doanh nghiệp chế biến thủy sản và trang trại nuôi cá.

3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
3.1. Biện pháp thực hiện
- Triển khai, đào tạo chuyên gia, chuyên viên có thẩm quyền đánh giá nội bộ cho các
thành viên, hội viên, nhà cung cấp, áp dụng tại vùng nuôi và nhà máy chế biến theo
một qui trình quản lý cụ thể.
- Kiểm tra nội bộ về tổ chức th
ực hiện chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại nhà
máy chế biến và vùng nuôi.
- Tổ chức đánh giá thử, hỗ trợ vùng nuôi và nhà máy chế biến thực hiện, tập đoàn SGS
đánh giá, cấp chứng nhận và công bố.
Học viên sau khi được đào tạo sẽ thi cuối khóa và được tập đoàn SGS Việt Nam
cấp giấy chứng nhận nếu thi đậu. Học viên này phải cam kết phục vụ lâu dài cho việ
c
thực hiện chương trình.
- Đối với tập đoàn SGS Việt Nam phải cam kết thực hiện đúng nội dung hợp đồng với
Ban Chủ nhiệm.
3.2. Thể lệ tham gia chương trình
• Đối tượng tham gia: Yêu cầu trình độ: Phải tốt nghiệp Đại học và có kinh nghiệm
thực tiễn trên 2 năm.
• Hình thức tham gia: Các tổ chức, cá nhân được chọn đào tạo HACCP và SQF 1000-
2000

CM
, đào tạo chuyên viên đánh giá nội bộ, giảng viên; và các thành viên phải

4
cam kết tổ chức thực hiện tiêu chuẩn chất lượng quốc tế HACCP và SQF 1000-
2000
CM
trong vùng nuôi và nhà máy chế biến, cũng như xây dựng chương trình để
được đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn chất lượng theo HACCP và SQF
1000-2000
CM
.
• Quyền lợi khi tham gia:
- Quản lý về chất lượng an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản và vùng
nuôi;
- Khắc phục, điều chỉnh kịp thời để phòng ngừa các mối nguy trong quá trình
nuôi tôm cá tại vùng nuôi, chế biến tại nhà máy và các yêu cầu khác của quá
trình tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Xây dựng được sổ tay chất lượng, Qui tắc thực hành, cách lưu trữ và ghi chép
hồ sơ.
- Được chứ
ng nhận là chuyên viên thực hành, giảng viên, chuyên viên đánh giá
nội bộ SQF 1000
CM
.
- Được tổ chức tập huấn, mở rộng thực hiện SQF1000-2000
CM
theo hướng dẫn
của tập đoàn SGS.
- Được tư vấn tổ chức thực hiện và được đề nghị tổ chức SGS đánh giá cấp

chứng thư SQF1000 – 2000
CM
.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Dự án SQF thủy sản Cần Thơ thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý chất
lượng, ATVSTP thủy sản từ vùng nuôi đến bàn ăn của người tiêu dùng đúng quy định
của các nhà nhập khẩu thực phẩm thủy sản của Việt Nam. Từ tháng 5/2003, BCN dự án
đã thực hiện hoàn thành 10 bước trong nội dung theo đề cương, cụ thể như
sau:
Bước 1: Đào tạo chuyên viên HACCP và chuyên viên thực hành SQF:
Ban điều hành Dự án tổ chức lớp đào tạo 25 chuyên viên HACCP và chuyên
viên thực hành (Phụ lục 4: bảng 1).
Thời gian lớp đào tạo là 5 ngày, từ 26-30/5/2003.
Qua khóa đào tạo các thành viên tham gia có kiến thức chuyên sâu về cách xây
dựng và thực hiện một kế hoạch HACCP, SQF. Bên cạnh đó, học viên biết cách xây
dựng chiến lược kiểm soát chất lượng, từ đó đề xuất lãnh đạ
o đơn vị các điều kiện cần
thiết để vận hành và quản lý hệ thống tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất nhằm đảm
bảo ATVSTP và bảo vệ môi trường.
Sau khóa đào tạo, Công ty SGS tổ chức kiểm tra, thời gian kiểm tra chia làm 2
giai đoạn:
- Kiểm tra lý thuyết: thời gian 60 phút, kiểm tra trắc nghiệm, sau khi đạt bài thi trắc
nghiệm, tiếp vào kiểm tra thực hành.
- Kiểm tra thực hành: thờ
i gian 1 tuần. Lớp đào tạo được chia thành 4 nhóm thực hành,
mỗi nhóm xây dựng kế hoạch HACCP cho vùng nuôi cá tra ao, cá tra bè, tôm càng
xanh và nhà máy chế biến thủy sản; nộp về Công ty SGS Việt Nam chấm điểm.

5

Theo quy định, kết quả điểm đạt từ 70% trở lên mới đạt yêu cầu. Kết quả 25/25
thành viên khóa đào tạo đều đạt kết quả, và được Công ty SGS chính ở Australia cấp
giấy chứng nhận chuyên viên thực hành HACCP và SQF.
Bước 2: Soạn thảo qui tắc thực hành (QTTH):
Thời gian 3 ngày từ 4-6/02/2004
Cách thực hiện: Ban soạn thảo gồm các chuyên gia chất lượng của các
DNCBTSXK và BĐH (quyết định thành lập kèm theo). Đồng th
ời chia thành viên khóa
đào tạo ở bước 1 và một số cán bộ BĐH thành 3 tổ để soạn thảo Quy tắc thực hành cá
tra nuôi ao, cá tra nuôi bè và tôm càng xanh luân canh trong ruộng lúa (phụ lục 4: bảng
2)
Kết quả: Đã soạn thảo xong 3 bản dự thảo QTTH nộp cho các giảng viên thuộc
Công ty SGS Việt Nam góp ý. Tổng cộng có 3 đợt góp ý bổ sung , và ban soạn thảo đã
hoàn chỉnh lại trước khi tổ chức hội thảo (các bảng góp ý kèm theo phần phụ l
ục sản
phẩm của dự án).
Bước 3: Xem xét văn bản QTTH.
Cách thực hiện: BĐH đã tổ chức hội thảo để đóng góp ý kiến hoàn chỉnh các dự
thảo văn bản QTTH. Thành phần dự hội thảo gồm chuyên gia các Sở, Ban, Ngành,
Viện, Trường, Hiệp hội Thủy sản, và các chuyên gia chất lượng. Có 50 chuyên gia tham
dự buổi hội thảo và góp ý (phụ lục 4: bảng 3).
Thời gian 1 ngày: 30/7/2004.
Qua thả
o luận góp ý 3 bản dự thảo QTTH, các đại biểu tập trung góp ý cho phần
hiện trạng phát triển thủy sản ở Cần Thơ, điều kiện môi trường đất nước, các quy định
nuôi thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm, và quan trọng hơn hết là phải quan tâm vấn đề
môi trường, các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải ra môi trường… (phụ
lục Biên bản hội th
ảo).
Kết quả: Hoàn thành 3 bản dự thảo QTTH có tính thực tế áp dụng cao. Đồng

thời qua hội thảo, các chuyên gia cũng góp ý không tiếp tục xây dựng QTTH nuôi cá tra
bè, do thực tế nuôi bè rất khó quản lý môi trường nước và ảnh hưởng giao thông đường
thuỷ…
Bước 4: Soạn thảo kế hoạch tổng thể SQF- Hệ thống HACCP:
Thời gian: 2 ngày từ 20-21/8/2004,
Cách thực hiện: Ban Điều hành (BĐH) dự án chia 25 học viên thành 2 nhóm
soạn thả
o bản thảo Kế hoạch tổng thể SQF do các chuyên gia Công ty SGS Việt Nam
hướng dẫn;
Kế hoạch tổng thể SQF (SQF Master plan) là kế hoạch mà trong đó bao gồm tất
cả các tài liệu liên quan đến vấn đề xây dựng chương trình quản lý an toàn chất lượng
cho vùng nuôi thủy sản gồm: Sổ tay chất lượng (STCL), kế hoạch HACCP, Chương
trình tiên quyết, Quy phạm vệ sinh SSOP, các biểu mẫu thực hiện các kế hoạch, các
bảng h
ướng dẫn, mô tả công việc, các sổ sách ghi chép, theo dõi về đầu vào sản phẩm,
nguồn nhân lực, quá trình đào tạo, công tác của nhân viên; quy trình kỹ thuật áp dụng,
các quy trình xét duyệt nhà cung cấp, nhà tiêu thụ, và quan trọng hơn hết là các quy
định của nhà nước về chất lượng, ATVSTP thủy sản, các cam kết của các nhà lãnh đạo
trong thực hiện chương trình quản lý an toàn chất lượng cho vùng nuôi thủy sản.

6
Đồng thời kế hoạch tổng thể SQF cũng bao gồm phân công trách nhiệm xây
dựng, theo dõi, kiểm tra thực hiện chương trình quản lý chất lượng an toàn này.
Sau đó, từng nhóm trình bày trước thành viên khóa đào tạo để nhóm khác và
các chuyên gia Công ty SGS Việt Nam góp ý, và từng nhóm phân công nhau hoàn chỉnh
lại dự thảo trình BĐH và BCN dự án xem xét, điều chỉnh trước khi nộp về Công ty SGS
Việt Nam thực hiện bước tiếp theo.
Kết quả: Dự án đã hoàn thành 2 bộ
tài liệu kế hoạch tổng thể SQF do chương
trình đề ra

Bước 5: Tập hợp STCL và QTTH:
Thời gian: 1 ngày 1/9/2004
Cách thực hiện: BĐH tập hợp các STCL, QTTH đã chỉnh sửa gửi lấy ý kiến
đóng góp ở các cơ quan, viện, trường liên quan như Sở Khoa học Công nghệ, Sở
Thương Mại, Hiệp hội Thủy sản, Khoa Thủy sản – ĐHCT, các hộ nuôi thủy sản, Phòng
Kinh tế các huyện, thị, các cán b
ộ chuyên trách thủy sản huyện, thị, thành của Tỉnh Cần
Thơ cũ. Các Sở ngành góp ý trực tiếp trên bản dự thảo Ban soạn thảo có trách nhiệm
thu thập tất cả các bản dự thảo có ý kiến bổ sung, đóng góp để từng nhóm chỉnh sửa.
Kết quả: BĐH tập hợp bản dự thảo đã chỉnh sửa trình Lãnh đạo chuyên môn cao
nhất ở Tỉnh là Sở Nông nghiệ
p & PTNT nghiên cứu ký phê duyệt để tất cả hồ sơ có giá
trị pháp lý và gửi Công ty SGS Việt Nam xem xét, bổ sung.
Bước 6: Xem xét văn bản STCL.
Thời gian: từ tháng 9/2004 – 12/2004.
Cách thực hiện: Tổ soạn thảo và chuyên gia Công ty SGS Việt Nam xem xét các
tài liệu STCL, chương trình tiên quyết, kế hoạch HACCP, góp ý bổ sung chỉnh sửa cho
hoàn thiện theo đúng nội dung chương trình đề ra và đưa xuống người nuôi áp dụng để
đánh giá thử.
Tháng 4/2005 BĐH kết hợp với cơ
quan chức năng ở quận, huyện bàn chọn 4
điểm để áp dụng thử.
- Nuôi cá tra ao: hộ ông Võ Văn Đệ (Thới Thạnh, Thới Thuận, Thốt Nốt, TPCT)
và 15 ha nuôi cá tra của Nông trường Sông Hậu (nay là Công ty Nông nghiệp Sông
Hậu, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, Tp. Cần Thơ);
- Nuôi tôm càng xanh: hộ ông Trần Văn Ngởi ở Nông trường Sông Hậu và hộ
ông Võ Văn Sơn (Thạnh Mỹ, Vĩnh Thạnh, TPCT).
Các chuyên viên tham gia dự án
đến từng hộ trao đổi, hướng dẫn ghi chép nhật
ký ao nuôi, khuyến khích hộ nuôi cá tra ao xây dựng ao xử lý nước thải và bùn sên vét

ao; kết hợp với chương trình khuyến ngư của thành phố, hổ trợ mỗi hộ nuôi cá tra ao (áp
dụng tiêu chuẩn SQF1000
CM
) 01 bộ test nhanh các chỉ tiêu môi trường như pH, O
2
,
NH
3
,…để đo môi trường hàng ngày.
Định kỳ hàng tháng chuyên viên dự án xuống theo dõi.
Đến tháng 9/2005 nhờ chuyên gia Công ty SGS Việt Nam đánh giá thử.
Bước 7: Soạn thảo Sổ tay đào tạo
- Chuyên gia Công ty SGS VN soạn sổ tay đào tạo chất lượng dựa trên nền HACCP.

7
Mục tiêu: Cung cấp cho người nuôi một số khái niệm cơ bản về chất lượng, về
yêu cầu khách hàng đối với thực phẩm, cách nhận biết các mối nguy tiềm ẩn trong quá
trình sản xuất, cũng như cách xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong
dây chuyền sản xuất thực phẩm.
- Các thành viên tổ biên soạn của dự án SQF soạn thảo sổ tay đào t
ạo kỹ thuật dựa vào
trình độ chuyên môn, thực tế và các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn
Việt Nam về nuôi thủy sản an toàn vệ sinh thực phẩm.
Mục tiêu: Cung cấp cho người nuôi quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản kết hợp bảo
vệ môi trường và đảm bảo ATVSTP để phát triển bền vững.
Bước 8: Đào tạo giảng viên “SQF1000CM”:
Có 20 học viên tham gia đào tạo và tập giảng (do có một số
học viên chọn lựa từ
đầu dự án chuyển công tác, và do chia tách tỉnh, nên số lượng học viên giảm so với đề
cương).

Thời gian: 2 ngày từ 17-18/01/2005.
Nội dung đào tạo: sổ tay đào tạo chất lượng và sổ tay đào tạo kỹ thuật đã được
biên soạn ở bước 7.
Phương thức đào tạo: chuyên gia công ty SGS sẽ giảng 2 nội dung này cho cả
lớp. Lớp sẽ thảo lu
ận để bổ sung thêm những nội dung cần thiết và thực tiễn vào 2
quyển sổ tay đào tạo này. Sau đó, tổ chức cho học viên lên giảng thử để các học viên
khác và chuyên gia công ty góp ý cách giảng bài, cách gợi ý thảo luận cho lớp, cũng
như đưa những câu hỏi liên quan để từng thành viên giảng thử trao đổi rút kinh nghiệm
trong giảng dạy, đào tạo.
Kết quả: Qua giảng thử, các thành viên nâng cao được kiến thức v
ề chất lượng,
về kỹ thuật nuôi tôm cá theo tiêu chuẩn chất lượng, ATVSTP; nâng cao được nghiệp vụ
truyền thụ kiến thức cho người nuôi thủy sản; và giảng thử đạt yêu cầu của các chuyên
gia Công ty SGS Việt Nam đề ra.
Bước 9: Đào tạo chuyên viên đánh giá nội bộ
Thời gian 2 ngày 19-20/01/2005.
Nội dung: chuyên gia công ty SGS sẽ triển khai quy định, trình tự, thủ tục tiến
hành một cuộc đánh giá nội bộ, hay đánh giá chính th
ức. Trong đó quan trọng nhất là kế
hoạch đánh giá và nội dung đánh giá.
Cách thực hiện: Thành lập đoàn chuyên gia đánh giá gồm các thành viên đáp
ứng đúng quy định tiêu chuẩn, chức danh từng thành viên trong đoàn, phân công cụ thể
thành viên sẽ lập kế hoạch đánh giá, nội dung đánh giá và dự kiến thời gian, chi phí cho
việc đánh giá. Đồng thời qua lớp đào tạo, chuyên gia công ty SGS Việt Nam cũng
hướng dẫn thủ tục, tiêu chu
ẩn để xin được cấp chứng nhận là chuyên viên đánh giá nội
bộ hay chuyên gia đánh giá SQF.
Kết quả: Khi tổ chức thi cuối khóa, có 18 học viên dự thi (do 2 cán bộ bận công
tác không tham gia thi). Kết quả đợt 1 có 10/18 học viên thi đậu và được cấp giấy chứng

nhận là chuyên viên đánh giá nội bộ. Đợt 2 tổ chức thi lại vào ngày 6/9/2005, có 6/10
học viên còn lại tham gia thi đạt yêu cầu.

8
Nếu học viên thi đậu tất cả các kỳ thi từ đầu tham gia dự án, mỗi thành viên sẽ
được nhận 4 giấy chứng nhận: chuyên viên thực hành HACCP, SQF 1000-2000
CM
,
chuyên viên đánh giá nội bộ, chuyên viên hướng dẫn áp dụng, và giảng viên.
Sau khi hoàn thành 9/10 bước, Ban Điều hành dự án có đề nghị và được Sở
Khoa học – Công nghệ đồng ý cấp kinh phí thêm để tập huấn cho người nuôi về kỹ
thuật nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn SQF 1000
CM
.
Tháng 4/2005 đã mở 2 lớp với 100 người tham gia; và chọn 4 điểm nuôi thủy
sản theo tiêu chuẩn SQF 1000
CM
để đánh giá thử rút kinh nghiệm áp dụng bước 10 theo
đề cương (NT Sông Hậu 2 điểm: nuôi cá tra và tôm càng xanh; Vĩnh Thạnh 1 điểm nuôi
tôm; Thốt Nốt 1 điểm nuôi cá tra). Đến tháng 9/2005, BĐH nhờ chuyên gia đánh giá thử
Qua đánh giá thử, chuyên gia Công ty SGS VN đã góp ý để các hộ nuôi rút
kinh nghiệm thực hiện nuôi đúng yêu cầu kỹ thuật và ghi chép hồ sơ đúng theo tiêu
chuẩn đề ra.


Đồng thời, Nông Trường Sông Hậu và Công ty chế biến thủy sản xuất khẩu
CATACO tự đóng kinh phí để tổ chức tiếp một lớp đào tạo chuyên viên thực hành
HACCP và SQF để đào tạo cán bộ của 2 đơn vị từ 28/11- 02/12/2005. Kết quả có 24
học viên được cấp giấy chứng nhận.
Sau đó, theo đề nghị của một số Công ty thuốc, thức ăn TS, các hộ nuôi TS và

các DNCBTSXK, Ban Đ
iều hành tiếp tục phối hợp Công ty SGS VN tổ chức thêm một
lớp đào tạo chuyên viên HACCP và SQF từ 16 – 20/1/2006 với 21/21 học viên đạt kết
quả.
Tháng 5/2006 BĐH dự án kết hợp với Công ty cổ phần chế biến thủy sản
Caseamex – thuộc Công ty Cataco và một số hộ nuôi cá tra, ngân hàng, các công ty
thuốc, thức ăn thủy sản, Hiệp hội Thủy sản đã tiến hành hội nghị thành lập liên kết sả
n
xuất cá tra đầu tiên của Công ty Caseamex với 36 hộ nuôi và sản lượng 30.000 tấn
nguyên liệu/năm, và bầu BCN Ban Liên kết gồm 6 thành viên.
Vào tháng 11/2006, dự án đã báo cáo xong giai đọan 1, đã hoàn thành sửa chửa
STCL, kế họach HACCP, các chương trình, biểu mẫu để đưa xuống người nuôi thực
hiện bước 10 theo đề cương.
Tháng 12/2006, BĐH dự án thương thảo với Công ty SGS về chi phí đánh giá
chứng nhận để chuẩn bị thực hiệ
n bước 10. Nhưng thực tế phát sinh một số khó khăn về
tăng chi phí đánh giá so với dự toán ban đầu trong đề cương. Do đó, BCN dự án tiếp tục
triển khai ra người nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu theo hướng
khuyến khích thành lập liên kết, và các liên kết tự chịu chi phí đánh giá chứng nhận đạt
tiêu chuẩn SQF1000-2000
CM
như bước 10 của đề cương.
Bước 10: Đánh giá chứng nhận:
Công ty chế biến thủy sản Việt Hải, Công ty Cafatex đã được chứng nhận đạt
tiêu chuẩn SQF 2000
CM
: Công ty Cafatex năm 2003, Công ty Việt Hải năm 2005.
NT Sông Hậu từ sự hổ trợ đánh giá thử ban đầu của Dự án, đã thực hiện sản
xuất chế biến thủy sản theo tiêu chuẩn SQF và đã được đánh giá công nhận nhà máy chế
biến thủy sản Sohafood đạt tiêu chuẩn SQF 2000

CM
, 15 ha nuôi cá tra xuất khẩu đạt
tiêu chuẩn SQF1000
CM
vào tháng 6/2006.
Công ty cổ phần chế biến thủy sản Caseamex – thuộc Công ty Cataco, đã được
đánh giá cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF2000
CM
cho nhà máy chế biến,

9
SQF1000
CM
cho 55 ha vùng nuôi cá tra liên kết với nhà máy chế biến vào tháng
12/2006.
Như vậy, tính từ thời điểm thực hiện dự án năm 2003 đến nay, dự án đạt được 4
doanh nghiệp chế biến TS xuất khẩu được đánh giá và cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn
SQF2000
CM
, đạt 133,33% so với đề cương (3 DN), và 70 ha nuôi cá tra ao được chứng
nhận đạt tiêu chuẩn SQF1000
CM
.
Tóm lại, dự án SQF thủy sản Cần Thơ đã thực hiện từ tháng 5/2003 và đã
đạt được một số kết quả nhất định như sau:
• Qua 4 năm thực hiện, dự án đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân
sản xuất kinh doanh chế biến thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng,
ATVSTP, bảo vệ môi trường phù hợp các tiêu chuẩn qu
ốc tế, đáp ứng kịp thời
quá trình chuẩn bị trước, trong và sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại

thế giới WTO.
• Đã đào tạo :
9 Chuyên viên thực hành SQF: kiểm tra đạt yêu cầu 70/70 học viên;
9 Giảng viên : 20 học viên;
9 Chuyên viên đánh giá nội bộ: kiểm tra đạt yêu cầu 10/20 học viên.
9 Về kỹ thuật xây dựng được:
9 QTTH nuôi cá tra ao và nuôi TCX luân canh trong ruộng lúa;
9
Sổ tay chất lượng: Chương trình quản lý chất lượng – An toàn cho vùng
nuôi;
9 Sổ tay đào tạo chất lượng;
9 Sổ tay đào tạo Kỹ thuật nuôi cá tra ao và nuôi TCX luân canh;
9 Kế hoạch HACCP cho vùng nuôi tôm cá
9 Các bảng hướng dẫn công việc, các thủ tục, các hồ sơ lưu trữ, các tài liệu
tham khảo
• Về chứng nhận:
9 Đã có 4 doanh nghiệp chế biến thủy sản trong vùng dự
án được chứng
nhận đạt tiêu chuẩn SQF2000 ;
9 Đã có 70 ha nuôi cá tra trong vùng dự án được chứng nhận đạt tiêu
chuẩn SQF1000.
Đến tháng 5/2009, dự án tiếp tục được triển khai và hướng dẫn cho một số trang
trại nuôi cá tra thuộc các Công ty chế biến thủy sản ở Tp. Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và
Hậu Giang thực hiện. Dự kiến sẽ mời Công ty SGS Việt Nam kiểm tra, đánh giá và cấp
chứng nhận trong cuố
i năm 2009.
• Cải thiện kỹ năng của cán bộ thủy sản tham gia dự án, người dân nuôi tôm, cá;
tập cho người nuôi quen dần với việc nuôi thủy sản theo quy trình kỹ thuật và
quy định pháp lý, đảm bảo ATVSTP, bảo vệ môi trường và đáp ứng bước đầu
trong hội nhập kinh tế thế giới sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO.




10
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

1- Kết luận:
Dự án SQF Cần Thơ đã góp phần nâng cao nhận thức về an toàn, chất lượng sản
phẩm của hộ nuôi thủy sản,
Đã có 4 doanh nghiệp là Caseamex, Việt Hải, Cafatex, Sohafood (Nông trường
Sông Hậu) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 2000
CM
và 70 ha nuôi cá tra được
đánh giá chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000
CM
.
Dự án đã đào tạo được lực lượng chuyên viên thực hành chất lượng theo tiêu
chuẩn HACCP, SQF 1000-2000
CM
(70 người), chuyên viên đánh giá nội bộ SQF (20
người), giảng viên đào tạo (20 người).
Hoàn thành Qui tắc thực hành, Sổ tay chất lượng, Kế hoạch HACCP, Sổ tay đào
tạo chất lượng, sổ tay đào tạo kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, nuôi cá tra ao
theo nội dung tiêu chuẩn HACCP và SQF quy định
2- Đề xuất:
Để có thể thực hiện nuôi thủy sản an toàn chất lượng, sản phẩm thủy sản đạt yêu
cầu chế
biến thực phẩm, đồng thời bảo vệ được môi trường để phát triển bền vững, đề
nghị:
- Cơ quan chuyên ngành đề xuất UBND ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện nuôi thủy

sản theo quy trình kỹ thuật do cơ quan chuyên môn hướng dẫn, bảo đảm VSATTP
theo GAP, SQF1000
CM

- Các cơ quan chức năng như môi trường, Ban quản lý khu công nghiệp, các quận,
huyện… cần có đề xuất đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, chất thải chung và
đề nghị cấp thẩm quyền ban hành quy định về điều kiện xây dựng khu vực xử lý chất
thải riêng trước khi được phép hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực.
- Các cơ quan chức n
ăng cần tuyên truyền, triển khai, vận động, giáo dục và xử lý vi
phạm đối với vấn đề bảo vệ môi trường chung cho tất cả các tầng lớp cán bộ, chiến sĩ,
nhân dân, các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh trong mọi lĩnh
vực.












11
Tài liệu tham khảo




/>=



/>

/>



/>
/>
Hàn Mạnh Tiến, 2003. Mười ba nguyên nhân hàng Việt Nam bị từ chối sang Mỹ. Tạp
chí nhà Quản lý, I(7/2003).
Lê Thoa , 2008. Áp dụng hệ thống HACCP giúp lợi ích đối với các doanh nghiệp Việt
Nam (
).
Erwin R.Roetert Steebruggen, 2006. Những nội dung cơ bản về Eurep GAP.
UM.FDA, 2006. Joint Institude for Food safety and applied nutrition. The Jifsan. Good
Aquacultural Practise program.















×