Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Phân Tích Tác Động Của Quản Trị Vốn Hoạt Động Thuần Đến Khả Năng Sinh Lợi Của Các Công Ty Kinh Doanh Năng Lượng Niêm Yết Ở Việt Nam.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


NGUYỄN QUỐC NHẤT

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN HOẠT ĐỘNG
THUẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY KINH
DOANH NĂNG LƯỢNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2023


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................x
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu ..........................................................................................3
2.1. Nghiên cứu về vốn hoạt động thuần và quản trị vốn hoạt động thuần .... 3
2.2. Nghiên cứu về phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần đến
khả năng sinh lợi ....................................................................................................... 6
2.3. Xác lập vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 16
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................17


4. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................18
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................18
6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................19
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................23
8. Kết cấu của đề tài ................................................................................................24
Chương 1:.................................................................................................................25
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN
HOẠT ĐỘNG THUẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA DOANH NGHIỆP
...................................................................................................................................25
1.1. Vốn hoạt động thuần và quản trị vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp 25
1.1.1. Vốn hoạt động thuần ................................................................................ 25
1.1.2. Quản trị vốn hoạt động thuần ................................................................. 27
1.2. Phương pháp phân tích ...................................................................................36
1.2.1. Phương pháp đánh giá ............................................................................. 36
1.2.2. Phương pháp phân tích nhân tố .............................................................. 37
1.2.3. Các phương pháp phân tích khác ........................................................... 38
ii


1.3. Phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần đến khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp.....................................................................................................39
1.3.1. Xác định chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi ......................................... 39
1.3.2. Xác định nhân tố phản ánh tác động của quản trị vốn hoạt động thuần
đến khả năng sinh lợi .............................................................................................. 44
1.3.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 47
1.3.4. Xây dựng mơ hình nghiên cứu................................................................. 51
1.3.5. Thu thập dữ liệu phân tích ...................................................................... 54
1.3.6. Lựa chọn phương pháp phân tích và kiểm định .................................... 56
Chương 2:.................................................................................................................58
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN HOẠT

ĐỘNG THUẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY KINH
DOANH NĂNG LƯỢNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM ........................................58
2.1. Tổng quan về các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết ở Việt Nam ...58
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 58
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý hoạt động của các
công ty kinh doanh năng lượng niêm yết. ............................................................. 63
2.1.3. Thực trạng khả năng sinh lợi .................................................................. 69
2.2. Thực trạng phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần đến khả
năng sinh lợi của các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết Việt Nam ........73
2.2.1. Thực trạng phương pháp phân tích ........................................................ 73
2.2.2. Thực trạng sử dụng chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lợi và nhân tố ảnh
hưởng ........................................................................................................................ 75
2.2.3. Thực trạng phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần đến
khả năng sinh lợi ..................................................................................................... 78
2.2.4. Thực trạng cơ sở dữ liệu phân tích ......................................................... 81
2.3. Đánh giá thực trạng phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần
đến khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết ở Việt
Nam ...........................................................................................................................85

iii


2.3.1. Kết quả đạt được....................................................................................... 85
2.3.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ................. 87
Chương 3:.................................................................................................................93
GIẢI PHÁP HỒN THIỆN PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN
HOẠT ĐỘNG THUẦN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY
KINH DOANH NĂNG LƯƠNG NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM .............................93
3.1. Định hướng phát triển của các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết và
nguyên tắc hoàn thiện phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần đến

khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết ở Việt Nam
...................................................................................................................................93
3.1.1. Định hướng phát triển của các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết
................................................................................................................................... 93
3.1.2. Nguyên tắc hoàn thiện ............................................................................ 100
3.2. Giải pháp hồn thiện phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần
đến khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết Việt Nam
.................................................................................................................................104
3.2.1. Hồn thiện phương pháp phân tích ...................................................... 104
3.2.2. Hồn thiện việc xác định chỉ tiêu đo lường và nhân tố ảnh hưởng .... 112
3.2.3. Hoàn thiện dữ liệu phục vụ phân tích ................................................... 119
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hồn thiện phân tích tác động của quản trị
vốn hoạt động thuần đến khả năng sinh lợi của các công ty kinh doanh năng
lượng niêm yết Việt Nam ......................................................................................145
3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, ngành ..................................................... 145
3.3.2. Đối với Hiệp hội về ngành năng lượng điện, khí .................................. 147
3.3.3. Đối với các công ty kinh doanh năng lượng điện, khí niêm yết .......... 148
KẾT LUẬN ............................................................................................................151
DANH MỤC NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .........................152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................153
PHỤ LỤC ...............................................................................................................161

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu và

Chữ viết đầy đủ


chữ viết tắt
CCC

Chu kỳ chuyển đổi thành tiền

CR

Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn

DIO

Thời gian lưu kho bình qn

DSO

Kỳ thu tiền bình qn

DPO

Kỳ thanh tốn bình qn

FEM

Mơ hình tác động cố định

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

GMM


Phương pháp ước lượng mô men tổng quát

GRO

Tốc độ tăng trưởng doanh thu

GLS

Ước lượng bình phương nhỏ nhất tổng quát

KNSL

Khả năng sinh lợi

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

LEV

Địn bẩy tài chính

OLS

Phương pháp bình phương nhỏ nhất


REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

ROA

Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản

ROE

Hệ số khả năng sinh lợi của VCSH

ROS

Hệ số khả năng sinh lợi của doanh thu thuần

SIZ

Quy mô công ty

SXKD

Sản xuất kinh doanh

VHĐT

Vốn hoạt động thuần

VCSH


Vốn chủ sở hữu

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm tác động của quản trị
VHĐT đến KNSL của cơng ty ..................................................................................14
Bảng 2.1: Kết quả phân tích KNSL ..........................................................................70
Bảng 2.2: 5 cơng ty có KNSL cao nhất ngành năng lượng năm 2021 ......................72
(ĐVT: lần) .................................................................................................................72
Bảng 2.3: 5 công ty có KNSL thấp nhất ngành năng lượng năm 2021 ....................73
ĐVT: lần ....................................................................................................................73
Bảng 2.4: Các phương pháp phân tích của 10 cơng ty điển hình..............................74
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu đo lường KNSL của 10 cơng ty điển hình ............................75
Bảng 2.6: Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của 10 công ty kinh doanh năng
lượng niêm yết giai đoạn 2012- 2021 .......................................................................79
Bảng 2.7: 5 công ty đã xem xét các yếu tố tác động đến quản trị VHĐT ................80
Bảng 2.8: 5 công ty thu thập dữ liệu tốt nhất phục vụ cho phân tích........................83
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu phân tích KNSL của 10 cơng ty điển hình ...........................84
Bảng 3.1: Định hướng phát triển của ngành năng lượng đến năm 2045 ..................97
Bảng 3.2: Kế hoạch tài chính một số cơng ty kinh doanh năng lượng điện, khí ......99
Bảng 3.3: Đánh giá khái quát KNSL của các công ty kinh doanh năng lượng niêm
yết ............................................................................................................................104
Bảng 3.4: Phân tích xu hướng và nhịp điệu tăng trưởng KNSL của VCSH theo thời
gian ..........................................................................................................................106
Bảng 3.5: Khả năng sinh lợi của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại giai đoạn
2012-2021................................................................................................................107
Bảng 3.6: Kết quả phân tích các nhân tố tác động đến KNSL của VCSH (ROE) tại

Cơng ty Cổ phần Phân phối khí thấp áp Dầu khí Việt Nam ...................................110
Bảng 3.7: Phân tích hệ số lợi nhuận gộp .................................................................113
Bảng 3.8: Phân tích hệ số lợi nhuận hoạt động kinh doanh/doanh thu thuần .........114
Bảng 3.9: Phân tích KNSL của vốn đầu tư .............................................................115
Bảng 3.10: Phân tích KNSL cơ bản của vốn kinh doanh........................................116
vi


Bảng 3.11: Phân tích kỳ thu tiền bình qn (DSO) ................................................117
Bảng 3.12: Phân tích kỳ thanh tốn bình qn (DPO) ............................................118
Bảng 3.13: Phân tích chu kỳ chuyển đổi thành tiền (CCC) ....................................119
Bảng 3.14: Giải thích và cách tính biến của mơ hình nghiên cứu ..........................126
Bảng 3.15: Kết quả thống kê mô tả .........................................................................130
Bảng 3.16: Kết quả hồi quy của các mơ hình theo phương pháp D-GMM ............134
Nhóm 1-KNSL được đo lường bằng ROA .............................................................134
Bảng 3.17: Kết quả hồi quy của các mơ hình theo phương pháp D-GMM ............135
Nhóm 2-KNSL được đo lường bằng ROE ..............................................................135
Bảng 3.18: Kết quả hồi quy của các mơ hình theo phương pháp D-GMM ............136
Nhóm 3-KNSL được đo lường bằng ROS ..............................................................136
Bảng 3.19: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan bậc 2 .............................137
Bảng 3.20: Kết quả kiểm định sự ngoại sinh của biến công cụ ..............................138
Bảng PL01: Danh sách các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết trên TTCK Việt
Nam sử dụng cho nghiên cứu..................................................................................161
Bảng PL02: Danh sách các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết trên TTCK Việt
Nam không đủ điều kiện cho nghiên cứu................................................................162
Bảng PL03: Tình hình thu thập dữ liệu phục vụ cho phân tích các cơng ty kinh doanh
năng lượng niêm yết ................................................................................................163
Bảng PL04: Tổng hợp nội dung, chỉ tiêu và phương pháp phân tích liên quan đến
KNSL trong báo cáo thường niên các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết ...165
Bảng PL05: Hệ số khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn của các ................................167

cơng ty kinh doanh năng lượng niêm yết giai đoạn 2012- 2021 .............................167
Bảng PL06: Tổng hợp các cách xác định chỉ tiêu đo lường KNSL ........................168
của ROA, ROE của các công ty ..............................................................................168
Bảng PL07: Tổng hợp nội dung phân tích, kết quả tác động của quản trị VHĐT..170
của các công ty kinh doanh năng lượng năm 2021 .................................................170
Bảng PL08: Tổng hợp lợi nhuận của các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết giai
đoạn 2012-2021 .......................................................................................................171

vii


Bảng PL09: Tổng hợp hệ số ROA các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết giai
đoạn 2012-2021 .......................................................................................................173
Bảng PL10: Tổng hợp hệ số ROE các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết giai
đoạn 2012-2021 .......................................................................................................174
Bảng PL11: Tổng hợp hệ số ROS các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết giai
đoạn 2012-2021 .......................................................................................................175
Bảng PL12: Tổng hợp kỳ thanh tốn bình qn các cơng ty kinh doanh năng lượng
niêm yết giai đoạn 2012-2021 .................................................................................177
Bảng PL13: Kết quả tính tốn các chỉ tiêu phục vụ cho nghiên cứu của luận án ...179
Bảng PL14: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình nghiên cứu
Hệ số KNSL được đo lường bằng ROA, ROE, ROS .............................................189
Bảng PL15: Kết quả kiếm định đa cộng tuyến .......................................................190
(VIF -Độ phóng đại phương sai) .............................................................................190
Bảng PL16: Kết quả hồi quy của các mô hình theo phương pháp OLS .................190
Nhóm 1-Hệ số KNSL được đo lường bằng ROA ...................................................190
Bảng PL17: Kết quả hồi quy của các mơ hình theo phương pháp OLS .................192
Nhóm 2-KNSL được đo lường bằng ROE ..............................................................192
Bảng PL18: Kết quả hồi quy của các mơ hình theo phương pháp OLS .................193
Nhóm 3-KNSL được đo lường bằng ROS ..............................................................193

Bảng PL19: Kết quả hồi quy các mơ hình theo mơ hình FEM ...............................194
Nhóm 1-Khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROA ...........................................194
Bảng PL20: Kết quả hồi quy theo mơ hình FEM ...................................................195
Nhóm 2-Khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROE ............................................195
Bảng PL21: Kết quả hồi quy theo mơ hình FEM ...................................................196
Nhóm 3-Khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROS ............................................196
Bảng PL22: Kết quả hồi quy theo mơ hình REM ...................................................197
Nhóm 1-Khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROA ...........................................197
Bảng PL23: Kết quả hồi quy theo mơ hình REM ...................................................197
Nhóm 2-Khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROE ............................................197

viii


Bảng PL24: Kết quả hồi quy theo mơ hình REM ...................................................198
Nhóm 3-Khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROS ............................................198
Bảng PL25: Kết quả kiểm định và lựa chọn mô hình .............................................199
Bảng PL26: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi ....................................200
Bảng PL27: Kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan .....................................200
Bảng PL28: Phụ lục báo cáo phân tích của các cơng ty điển hình .........................201

ix


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................23
Hình 2.1: Sản lượng huy động các nguồn năng lượng..............................................60
Hình 2.2: Phân tích sản lượng điện ...........................................................................60
Hình 2.3: Cơ cấu tổ chức cơng ty..............................................................................67
Hình 2.4: Cơ cấu tổ chức cơng ty..............................................................................69

Hình 3.1: Cơ cấu nguồn điện theo cơng suất giai đoạn 2021- 2045 .........................95
Hình 3.2: KNSL của Cơng ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại giai đoạn 2012-2021 .107
Hình 3.3: KNSL của VCSH tại Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại và số liệu trung
bình ngành giai đoạn 2012-2021. ............................................................................108

x


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đánh giá hiệu quả kinh doanh nói chung và phân tích khả năng sinh lợi
(KNSL) của doanh nghiệp nói riêng ln là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quản
trị doanh nghiệp, điều đó khơng chỉ có ý nghĩa đối với của nhà quản trị doanh nghiệp,
mà có ý nghĩa đối với tất cả các đối tượng liên quan sử dụng thông tin để đưa ra các
quyết định nhằm hướng tới các mục tiêu khác nhau để đạt được lợi ích của mình.
Năm 2021, kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch Covid19. Theo báo cáo báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2021 của Tổng
cục thống kê (2021), dịch Covid-19 diễn biến phức tạp từ cuối tháng tư đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ [16]. Tăng trưởng âm của một số
ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ
và toàn bộ nền kinh tế. Ngành bán buôn, bán lẻ giảm 0,21% so với năm trước, làm
giảm 0,02 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh
tế; ngành vận tải kho bãi giảm 5,02%, làm giảm 0,3 điểm phần trăm; ngành dịch vụ
lưu trú và ăn uống giảm mạnh 20,81%, làm giảm 0,51 điểm phần trăm. Ngành y tế
và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ với mức
tăng 42,75%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo
hiểm tăng 9,42%, đóng góp 0,52 điểm phần trăm; ngành thơng tin và truyền thơng
tăng 5,97%, đóng góp 0,36 điểm phần trăm (Tổng Cục thống kê, 2021) [17]. Với tình
hình trên ngành năng lượng cũng không phải là ngoại lệ. Theo báo cáo của Tổng cục
Thống kê (Tổng Cục thống kê, 2021), tổng mức đóng góp của ngành năng lượng điện
khí vào GDP Việt Nam năm 2021 là hơn 4%. Trong đó, đóng góp của ngành điện là

3,99%, tương đương 204,13 nghìn tỷ đồng. Ngành năng lượng điện, khí đóng góp
quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, cung cấp năng lượng cho
các ngành sản xuất, dịch vụ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm,
nâng cao thu nhập cho người dân. Trong lĩnh vực năng lượng điện, các công ty niêm
yết tại sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam thường hoạt động trong việc sản xuất,
truyền tải, và phân phối điện năng. Một số công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào nghiên
1


cứu và phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, như điện gió và điện mặt trời, nhằm
đảm bảo sự bền vững cho nguồn cung cấp năng lượng của Việt Nam. Trong lĩnh vực
năng lượng khí, các cơng ty niêm yết tại Việt Nam thường tham gia vào việc sản xuất,
và phân phối khí đốt tự nhiên. Khí đốt tự nhiên đóng vai trị quan trọng trong việc
cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp, nhiệt điện và phương tiện giao
thông... Các công ty này thường phải đối mặt với thách thức của việc đáp ứng nhu
cầu tăng cao trong một mơi trường kinh doanh cạnh tranh và địi hỏi quản trị hiệu quả
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng hợp dữ liệu kết quả kinh doanh cho thấy,
nhiều cơng ty kinh doanh năng lượng có kết quả kinh doanh năm 2021 giảm sút so
với năm 2020 như Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Gas Đô Thị (PCG), Công ty
Cổ phần Tư vấn Điện lực Dầu khí Việt Nam (PPE), cơng ty Cổ phần Thủy điện Nậm
Mu (HJS), công ty Cổ phần Thủy điện - Điện lực 3 (DRL), thậm chí nhiều cơng ty có
kết quả lợi nhuận âm như Công ty Cổ phần Cơ điện Miền Trung (CJC). Bên cạnh đó
vẫn có một số cơng ty có kết quả tích cực hơn như Cơng ty Cổ phần CNG Việt Nam
(CNG), Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC)... Tuy nhiên theo thống kê của
tác giả từ dữ liệu về kết quả kinh doanh các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết
cho thấy doanh thu, lợi nhuận, KNSL có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 20122021. KNSL của các công ty trên chịu tác động từ nhiều yếu tố khác nhau, trong đó
các quan điểm và cách thức quản trị vốn nói chung và quản trị vốn hoạt động thuần1
(VHĐT) nói riêng là một trong những yếu tố tác động có tính trọng yếu đến KNSL
của doanh nghiệp. Mặc dù KNSL và phân tích KNSL có vai trị quan trọng đối với
công tác quản lý nhưng tại các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết ở Việt Nam,

hoạt động này chưa được coi trọng đúng mức. Việc phân tích KNSL cịn mang tính
hình thức, nặng về trình bày báo cáo mà chưa đi vào thực chất. Đặc biệt, việc đi sâu
xem xét các nhân tố tác động đến KNSL, trong đó có các nhân tố thuộc quản trị
VHĐT để từ đó đề xuất các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao KNSL chỉ mới dừng
lại ở việc so sánh đơn giản,…

1
Net working Capital - Chỉ tiêu này còn được gọi với các tên khác như: Vốn lưu chuyển, vốn lưu
chuyển thuần, vốn lưu động ròng, vốn lưu động thuần, ...

2


Quản trị VHĐT nhằm đảm bảo cơ cấu của VHĐT một cách hợp lý, có hiệu
quả các thành phần cấu thành nên VHĐT, từ đó tác động làm tăng hiệu quả sản xuất
kinh doanh. Tác giả Deloof (2003), cho rằng quản trị VHĐT là thành phần rất quan
trọng của mỗi doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản và lợi
nhuận của các công ty [40]. Đã có rất nhiều nghiên cứu cơng bố về quản trị VHĐT,
phân tích KNSL, phân tích tác động của các nhân tố đến KNSL, tuy nhiên những
nghiên cứu về tác động của quản trị VHĐT đến KNSL của các doanh nghiệp cịn khá
hạn chế, và nếu có đều về những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không phải lĩnh
vực kinh doanh năng lượng. Đến nay chưa có cơng trình nào cơng bố nghiên cứu về
phân tích tác động của quản trị VHĐT đến KNSL tại các công ty kinh doanh năng
lượng niêm yết ở Việt Nam, nên đây vẫn là 1 khoảng trống cần phải nghiên cứu. Chủ
đề phân tích tác động của quản trị VHĐT đến KNSL của các công ty kinh doanh năng
lượng niêm yết không chỉ giúp các công ty kinh doanh năng lượng niêm yết thấy rõ
KNSL của đơn vị, tình hình quản trị VHĐT của đơn vị mà quan trọng hơn là sẽ giúp
các nhà quản trị cơng ty sử dụng cơng cụ phân tích tài chính vào quản trị tài chính
cơng ty nói chung, phân tích KNSL nói riêng, nhất là phân tích tác động của quản trị
VHĐT đến KNSL một cách toàn diện, hiệu quả, cung cấp thơng tin thích hợp về tác

động của hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả…đến KNSL của công
ty để các nhà quản trị ra quyết định quản trị VHĐT một cách chuẩn xác, gia tăng
KNSL bền vững cho công ty. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích tác động
của quản trị vốn hoạt động thuần đến khả năng sinh lợi của các công ty kinh
doanh năng lượng niêm yết ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu về vốn hoạt động thuần và quản trị vốn hoạt động thuần
Đã có nhiều nghiên cứu công bố nêu quan điểm về VHĐT và quản trị VHĐT
từ góc độ lý luận đến nghiên cứu thực nghiệm. Trước hết VHĐT được coi là giá trị
của vốn lưu động ròng trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các
dạng, tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, các khoản phải trả người bán, các khoản
phải thu khi bán chịu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền (Từ Thị Kim Thoa &

3


Nguyễn Thị Uyên Uyên, 2014) [20]. VHĐT là phần chênh lệch giữa nguồn vốn
thường xuyên sau khi đã tài trợ tài sản dài hạn, được sử dụng vào hình thành nên các
tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp (Bùi Văn Vần và Vũ Văn Ninh, 2015) [23]. Sagner,
J. S. (2008) chỉ ra rằng VHĐT như một chỉ tiêu tài chính quan trọng dùng để đo lường
tình hình tài chính của doanh nghiệp [75]. Tác giả cho rằng VHĐT là sự khác biệt
giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. VHĐT thể hiện số tiền mà doanh nghiệp cần
để duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày, bao gồm việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch
vụ, thu tiền từ khách hàng, và thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn. Cịn theo Louka, N.
S. (2015) cho rằng VHĐT là số tiền mà doanh nghiệp cần để duy trì quy trình sản
xuất và kinh doanh một cách liên tục [60]. Điều này bao gồm tiền và các khoản tương
đương tiền, tài sản ngắn hạn và nợ khách hàng. Dhamija, S. (2016), cho rằng VHĐT
là sự kết hợp giữa tiền, khoản đầu tư ngắn hạn và các khoản phải trả ngắn hạn [41].
Ông nhấn mạnh vai trò quản lý VHĐT trong tối ưu hóa lợi nhuận và hiệu suất tài

chính.
Nghiên cứu của Brigham, E. F., & Ehrhardt, M. C. (2016) cho rằng quản trị
VHĐT là việc quản lý các tài sản và nợ ngắn hạn trong doanh nghiệp để đảm bảo sự
cân đối và tính thanh khoản [37]. Nó đại diện cho sự khả dụng của tài sản lưu động
để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày và đối phó với các nghĩa vụ tài chính ngắn
hạn. Richard A. Brealey và Stewart C. Myers (2017), thông qua cuốn sách "Principles
of Corporate Finance," đã đưa quản trị VHĐT vào một trong những nội dung chính
của quản trị tài chính doanh nghiệp. Họ đã giải thích vai trị của quản trị VHĐT trong
duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày và đánh giá ảnh hưởng của nó đối với giá trị
doanh nghiệp [36]. Các tác giả cho rằng VHĐT thường được xem xét như một "khoản
tiền dự phòng" sẵn sàng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp
và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn, đồng thời nhấn mạnh rằng quản lý
VHĐT đúng cách là một phần quan trọng của quản trị tài chính doanh nghiệp và có
thể ảnh hưởng lớn đến sức kháng cự của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh
biến đổi. Hill và cộng sự (2010) xem xét quản trị VHĐT trên góc độ tỷ lệ lợi nhuận
gộp trên doanh thu, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, nghiên cứu được thực hiện
tại các công ty phi tài chính, phi tiện ích trên cơ sở dữ liệu của Compustat trong giai
4


đoạn từ 1991 -2006, với tổng số quan sát là 20.710 [48]. Bằng chứng cho thấy rằng
điều kiện kinh doanh và điều kiện tài chính cần được xem xét khi đánh giá hành vi
VHĐT chứ không chỉ xem xét số trung bình ngành. Kết quả nghiên cứu của nhóm đã
cung cấp bằng chứng ủng hộ cho thực tiễn quản trị VHĐT. Các cơng ty có thể sử
dụng nghiên cứu này để cải thiện hiệu quả sử dụng VHĐT của mình và tăng lợi nhuận
và giá trị thị trường. Kwenda và Holden (2014) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến quyết định đầu tư đối với VHĐT của 92 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng
khoán Johannesburg (JSE) của Nam Phi trong giai đoạn 2001-2010 [54]. Kết quả
nghiên cứu cho thấy địn bẩy tài chính ngắn hạn và đầu tư cố định ảnh hưởng đáng
kể đến mức đầu tư VHĐT, trong khi dòng tiền hoạt động kinh doanh, tình trạng của

nền kinh tế, quy mơ cơng ty và tốc độ tăng trưởng doanh thu được phát hiện có liên
quan đáng kể đến đầu tư VHĐT. Do đó, điều quan trọng là các nhà quản lý phải hiểu
các yếu tố chính thúc đẩy mức đầu tư VHĐT của các công ty của họ. Kasozi (2017)
xem xét các xu hướng trong quản trị VHĐT và tác động của nó đến hoạt động tài
chính của các cơng ty sản xuất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Johannesburg (JSE) [52]. Các khía cạnh xem xét quản trị VHĐT bao gồm: số ngày
các khoản phải thu, số ngày tồn kho, số ngày phải trả và chu kỳ chuyển đổi thành
tiền. Nghiên cứu hiện tại đóng góp vào tài liệu hiện có bằng cách trình bày một trong
những phát hiện rất gần đây về chủ đề này, đồng thời kiểm tra tính hợp lệ của các
phương pháp luận trong nước và quốc tế gần đây, nhằm thơng báo về sự thay đổi
chính sách. Akomeah & Frimpong (2019) cho rằng quản trị VHĐT đóng một vai trị
quan trọng trong sự thành cơng của các cơng ty vì ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận
[26]. Tác giả xem xét quản trị VHĐT thông qua thời gian khoản phải thu (ARP) và
thời gian chuyển đổi hàng tồn kho (ICP), thời gian phải trả của các khoản phải trả
(APP), chu kỳ chuyển đổi thành tiền (CCC), hệ số thanh toán ngắn hạn. Từ kết quả
nghiên cứu của mình, tác giả khuyến nghị rằng các cơng ty sản xuất nên áp dụng
những cách tối ưu và hiệu quả trong quản lý các thành phần của quản trị VHĐT để
mang đến lợi nhuận cao hơn cho công ty. Shubita (2019) xem xét quản trị VHĐT
thông qua mức độ nắm giữ tiền giữa các công ty quy mô lớn và quy mô nhỏ, trên cơ
sở dữ liệu bảng được thu thập từ 62 công ty ở Jordan trong khoảng thời gian mười
5


một năm (2006-2016) [77]. Kết quả hồi quy theo phương pháp OLS chỉ ra rằng quản
trị VHĐT như một biến số, là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về mức độ nắm giữ tiền
của công ty. Khi một công ty có một số tiền thay thế, nó sẽ duy trì tiền ở mức thấp.
Phân tích riêng biệt cho thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các cơng ty quy mô nhỏ và
quy mô lớn để xác định liên quan đến mức độ nắm giữ tiền. Quy mô công ty và tỷ lệ
dòng tiền là yếu tố dự báo mạnh mẽ về mức độ nắm giữ tiền cho cả hai mẫu.
Tóm lại, các nghiên cứu đã làm rõ được 1 số khía cạnh cơ bản về VHĐT và

quản trị VHĐT bao gồm: (1) Các cơng trình đều thống nhất về quan điểm VHĐT:
VHĐT là phần nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi tài trợ cho tài sản dài hạn dùng để
tài trợ cho tài sản ngắn hạn; (2) Nội dung quản trị VHĐT của doanh nghiệp chủ yếu
tập trung quản trị: tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn thơng qua các nhân tố sau: Kỳ thu
tiền bình quân, kỳ lưu kho bình quân, chu kỳ chuyển đổi thành tiền, hệ số khả năng
thanh toán ngắn hạn.

2.2. Nghiên cứu về phân tích tác động của quản trị vốn hoạt động thuần
đến khả năng sinh lợi
Tác động của quản trị VHĐT đến KNSL là một chủ đề thu hút được sự quan
tâm không chỉ của các nhà quản trị mà cịn sự quan tâm của đơng đảo các học giả và
các nhà nghiên cứu. Đã có rất nhiều các nghiên cứu được công bố trên thế giới về chủ
đề này.
Deloof (2003) tiến hành điều tra mối quan hệ giữa quản trị VHĐT và KNSL
tại 1.009 công ty phi tài chính lớn của Bỉ trong giai đoạn 1992-1996 [40]. Kết quả
cho thấy các khoản phải trả, khoản phải thu và hàng tồn kho có quan hệ cùng chiều
với lợi nhuận của công ty, trong khi chu kỳ chuyển đổi thành tiền có tác động ngược
chiều lên lợi nhuận cơng ty. Những phát hiện này gợi mở cho các nhà quản lý có thể
tăng KNSL của cơng ty bằng cách giảm số ngày các khoản phải thu và hàng tồn kho.
Các cơng ty có lợi nhuận thấp hơn chờ đợi lâu hơn để thanh tốn các hóa đơn của họ
[32].
Gill và cộng sự (2010) sử dụng dữ liệu thu thập từ 88 công ty sản xuất niêm
yết trên thị trường chứng khoán New York trong khoảng thời gian 3 năm từ 2005 đến

6


2007 để nghiên cứu về mối liên quan giữa quản trị VHĐT và KNSL [47]. Họ nhận
thấy rằng tồn tại một mối quan hệ có ý nghĩa thống kê cùng chiều giữa thời gian lưu
kho bình quân, chu kỳ chuyển đổi thành tiền đến khả năng sinh lợi, trong khi các

khoản phải thu bình quân tác động ngược chiều đến KNSL. Tuy nhiên, họ khơng tìm
thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa kỳ thanh tốn bình qn và KNSL. Dựa
trên kết quả nghiên cứu thu được, các tác giả khuyên nghị các nhà quản lý có thể tạo
ra lợi nhuận cho các công ty của họ bằng cách xử lý chính xác chu kỳ chuyển đổi
thành tiền và đảm bảo giữ các khoản phải thu ở mức tối ưu.
Huynh & Su (2010) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị VHĐT và KNSL
dựa trên dữ liệu được thu thập từ các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 [49]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan
hệ ngược chiều mạnh mẽ giữa KNSL (được đo lường thông qua lợi nhuận hoạt động
gộp) và chu kỳ chuyển đổi thành tiền. Khi chu kỳ chuyển đổi thành tiền tăng lên sẽ
dẫn đến giảm lợi nhuận của cơng ty. Do đó, các nhà quản lý có thể tạo ra một giá trị
tích cực cho các cổ đơng bằng cách quản lý chu kỳ chuyển đổi thành tiền một cách
tối ưu. Sharma & Kumar (2011) tiến hành nghiên cứu 263 công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán Bombay (BSE) từ 2000 đến 2008 cho thấy có mối tương quan ngược
chiều giữa lợi nhuận trên tài sản và số ngày phải trả cũng như số ngày quay vòng
hàng tồn kho và tương quan thuận chiều giữa chu kỳ chuyển đổi thành tiền với số
ngày phải thu [76].
Ani và cộng sự (2012) nghiên cứu tác động của quản trị VHĐT đối với lợi
nhuận của các công ty sản xuất bia hàng đầu thế giới (AnheuserBusch InBev,
SABMiller, Heineken và Carlsberg) đã xác định rõ ràng rằng quản trị VHĐT (thể
hiện bằng chu kỳ chuyển đổi thành tiền, tăng trưởng doanh thu và các nợ phải thu)
tác động đến lợi nhuận của các công ty sản xuất bia [29]. Cùng nghiên cứu về mối
quan hệ với lĩnh vực kinh doanh khác, 2 tác giả Arshad & Gondal (2013) tiến hành
kiểm tra tác động của quản trị VHĐT đối với lợi nhuận của 21 công ty xi măng niêm
yết tại Sở giao dịch chứng khoán Karachi trong giai đoạn 2004 – 2010 [33]. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tỷ số thanh toán ngắn hạn và tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài
sản tác động cùng chiều đến lợi nhuận, trong khi tỷ số khả năng thanh tốn nhanh có
7



mối quan hệ tác động ngược chiều với lợi nhuận của các công ty. Kết quả nghiên cứu
đưa ra khuyến nghị trong quản lý tài chính, các cơng ty có thể nghiên cứu quản lý
vốn không phổ biến như những nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn và ngân sách
vốn. Nyamao và cộng sự (2012) đã tiến hành đánh giá hiệu quả của các hoạt động
quản trị VHĐT đối với hiệu quả tài chính của các cơng ty quy mô nhỏ (SSEs) ở quận
Kisii South [68]. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở khảo sát 113 SSEs bao gồm
72 công ty thương mại và 41 công ty sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy đa số các
SSEs khơng áp dụng các quy trình quản trị VHĐT chính thức và hiệu quả tài chính
của họ ở mức trung bình thấp. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả tài chính của
SSEs có mối liên hệ tích cực đến hiệu quả quản lý tiền (ECM), hiệu quả quản lý khoản
phải thu (ERM) và hiệu quả quản lý hàng tồn kho (EIM). Nghiên cứu kết luận rằng
thực tiễn quản trị VHĐT có ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của SSEs. Từ kết quả
nghiên cứu nhóm tác giả kiến nghị các nhà quản lý SSEs cần phải áp dụng các biện
pháp quản trị VHĐT hiệu quả như một chiến lược để cải thiện hiệu quả tài chính và
tồn tại trong mơi trường kinh doanh khơng chắc chắn.
Quản trị VHĐT đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện KNSL của
các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể đạt được sự quản lý tối ưu VHĐT bằng cách
cân bằng giữa KNSL và khả năng thanh khoản. Bài báo phân tích ảnh hưởng của việc
quản trị VHĐT đối với KNSL của công ty ở Kenya trong giai đoạn 2003 đến 2012.
Với mục đích này, dữ liệu bảng cân bằng của năm cơng ty sản xuất và xây dựng được
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Nairobi (NSE) được sử dụng. Các mơ hình
hồi quy tương quan và OLS của Pearson được sử dụng để thiết lập mối quan hệ giữa
quản trị VHĐT và KNSL của công ty. Nghiên cứu phát hiện ra mối quan hệ ngược
chiều giữa KNSL với các khoản phải thu bình quân và chu kỳ chuyển đổi thành tiền,
nhưng mối quan hệ cùng chiều giữa KNSL với thời gian lưu kho và số tiền phải trả
bình quân. Hơn nữa, địn bẩy tài chính, tăng trưởng doanh thu, hệ số thanh tốn nợ
ngắn hạn và quy mơ cơng ty cũng có những ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của
cơng ty. Dựa trên những phát hiện chính từ nghiên cứu này, bài báo đã kết luận rằng
ban giám đốc của một cơng ty có thể tạo ra giá trị cho các cổ đông của họ bằng cách
giảm số lượng các khoản phải thu bình quân. Ban lãnh đạo cũng có thể tạo ra giá trị

8


cho các cổ đông của họ bằng cách tăng hàng tồn kho của họ đến mức hợp lý. Các
công ty cũng có thể mất nhiều thời gian để thanh tốn cho các chủ nợ của mình chừng
nào họ khơng làm căng thẳng mối quan hệ của mình với những chủ nợ này. Các doanh
nghiệp có khả năng đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách sử dụng hiệu quả
và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức thông qua việc giảm chu kỳ chuyển đổi thành
tiền mặt một cách cẩn thận đến mức tối thiểu. Khi làm như vậy, lợi nhuận của các
công ty dự kiến sẽ tăng lên (Makori & Jagongo, 2013) [62].
Ponsian và cộng sự (2014) áp dụng các phương pháp định lượng để kiểm tra
một loạt các giả thuyết nghiên cứu [72]. Kết quả nghiên cứu đã phát hiện thấy tồn tại
một mối quan hệ cùng chiều giữa chu kỳ chuyển đổi thành tiền và lợi nhuận của công
ty, mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản, thời gian thu tiền trung bình và KNSL,
bên cạnh đó nhóm tác giả phát hiện một mối quan hệ cùng chiều có ý nghĩa cao giữa
kỳ thanh tốn bình quân và KNSL và một mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa
doanh thu hàng tồn kho trong ngày và KNSL. Theo nhóm tác giả, quản trị VHĐT là
một trong những quyết định tài chính quan trọng nhất của một cơng ty. Cần có đủ
mức VHĐT để hoạt động trơn tru của một cơng ty bất kể tính chất kinh doanh.
Muhammad và cộng sự (2015) tiến hành phân tích tác động của quản trị VHĐT
đối với KNSL của bảy công ty niêm yết trên sàn của Sở giao dịch chứng khoán
Nigeria trong giai đoạn 2008 đến 2012 [65]. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối quan
hệ cùng chiều giữa thời gian thu tiền trung bình (ACP), tỷ lệ thanh tốn hiện hành
(CR) và quy mơ của cơng ty (LOGSIZE) với KNSL, đồng thời mối quan hệ ngược
chiều giữa thời gian quay vòng hàng tồn kho (ITP), thời gian thanh tốn trung bình
(APP) với KNSL. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả khuyến nghị rằng tiền thu
được nên được tái đầu tư vào ngắn hạn để tạo ra lợi nhuận và dự trự quỹ tiền quá cao
là tốn kém và không mang lại lợi nhuận.
Lawal & Abiola (2015) nghiên ảnh hưởng của quản trị VHĐT đối với KNSL
của sáu cơng ty sản xuất ở Nigeria đã tìm thấy mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa các

thành phần của VHĐT và KNSL nhuận (ROI) [56]. Từ kết quả nghiên cứu, các tác
giả khuyến nghị các công ty nên quản lý tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản
phải trả nhằm giảm chu kỳ chuyển đổi thành tiền để tăng lợi nhuận tại công ty. Ahsan
9


Jamil và cộng sự (2015) tiến hành kiểm tra ảnh hưởng của hiệu quả quản trị VHĐT
đến hiệu quả hoạt động của các công ty công nghiệp được niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán thương mại (MSM) tại Vương quốc Hồi giáo Ô-man [25]. Sử dụng các
báo cáo hàng năm của 37/48 công ty công nghiệp với ba lĩnh vực: thực phẩm (17
công ty), xây dựng (10 công ty) và hóa chất (10 cơng ty) trên sàn MSM trong giai
đoạn 2009-2013 đã phát hiện ra hiệu quả quản lý VHĐT được đo lường qua các tỷ lệ
như Chu kỳ chuyển đổi thành tiền, tỷ số thanh toán hiện hành (CR), vòng quay tài
sản ngắn hạn, tỷ lệ VHĐT (NWCR), trong khi hiệu suất hoạt động được đo bằng lợi
nhuận hoạt động ròng (NOP) và thu nhập trước lãi và thuế.
Eya (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của VHĐT đến kết quả kinh doanh đối với
các công ty trong lĩnh vực đồ uống tại Nigeria, trong giai đoạn 2004-2013 đã khẳng
định tầm quan trọng của quản trị VHĐT đối với hiệu quả tổ chức kinh doanh [45]. Vì
thế, ban quản lý của Nestle Food Nig Plc nên chú ý hơn đến việc quản lý tỷ số thanh
toán nhanh để trang trải các khoản nợ hiện tại và quản lý nên nhắm đến các giá trị
cao hơn của tỷ lệ thanh toán nhanh là một chỉ số tốt về hiệu suất của công ty. Mbawuni
và cộng sự (2016) nghiên cứu tác động của quản trị VHĐT đối với KNSL của các
công ty bán lẻ xăng dầu (PRF) ở Ghana trong khoảng thời gian 6 năm (2008-2013)
[63]. Mẫu gồm năm công ty bán lẻ xăng dầu được lựa chọn ở Ghana được sử dụng
trong nghiên cứu. Kết quả ước lượng theo mơ hình REM chỉ ra rằng, trong các PRF
ở Ghana, có VHĐT thuận lợi cho các công ty và tỷ lệ vốn VHĐT trên tổng tài sản
thuận lợi. Thành phần VHĐT quan trọng nhất thúc đẩy lợi nhuận của công ty, được
đo lường bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA), là số ngày phải trả trung bình (ADP).
Phần cịn lại của các thành phần trong quản trị VHĐT như chu kỳ chuyển đổi thành
tiền (CCC), thời gian lưu kho bình quân (ADI) và số ngày phải thu bình qn (ADR)

khơng có mối quan hệ đáng kể với KNSL. Bên cạnh đó các tác giả xác định VHĐT
là sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Oseifuah và Gyekye (2016)
nghiên cứu tác động của các thành phần riêng biệt thuộc quản trị VHĐT đối với
KNSL dựa trên 75 công ty phi tài chính được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán
Johannesburg (JSE) [70]. Trong giai đoạn 10 năm từ 2003 đến 2012. Kết quả nghiên
cứu đã phát hiện, tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa thời gian quay vòng hàng tồn
10


kho, thời gian quay vòng khoản phải thu với KNSL của công ty và tồn tại mối quan
hệ cùng chiều giữa thời gian hỗn thanh tốn (PDP) và KNSL. Do đó, những phát
hiện cho thấy các nhà quản lý cơng ty có thể tạo ra giá trị cho các cổ đơng bằng cách
giảm quy trình chu chuyển tiền đến một mức độ nào đó giúp tăng cường KNSL của
cơng ty [54].
Oyedokun (2016) đã sử dụng dữ liệu bảng, thông tin tài chính được trích từ
báo cáo tài chính giai đoạn 2010 đến 2014 của 10 công ty niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán Nigeria [71]. Với việc sử dụng phân tích hồi quy bằng phương pháp
OLS, FEM, REM xem xét quản trị VHĐT thơng qua kỳ thu tiền bình qn, số vịng
quay hàng tồn kho, kỳ thanh tốn bình quân, chu kỳ chuyển đổi thành tiền và hệ số
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu, tác giả khuyến nghị các nhà
quản lý, doanh nghiệp và các bên liên quan nên cân nhắc mối quan hệ này khi đưa ra
quyết định liên quan đến việc quản lý hiệu quả tất cả các thành phần của VHĐT để
tài trợ tối ưu cho phát triển công ty của họ. Chính phủ, ngân hàng, cơ quan quản lý
và các cơ quan giám sát có liên quan nên thực hiện nghiêm túc các quy định và tài
trợ cho các chương trình khởi nghiệp ở Nigeria để mang lại sự tăng trưởng kinh tế và
phát triển kinh tế bền vững. Các mơ hình được xây dựng và thử nghiệm trong cơng
việc nghiên cứu này có một sự phù hợp tốt, có thể được sử dụng để dự báo tăng trưởng
kinh doanh của các công ty sản xuất.
Iqbal & Wang (2018) khi phân tích hiệu quả của quản trị VHĐT đối với lợi
nhuận đã tìm thấy một hiệu ứng chuyển hướng quản trị VHĐT về lợi nhuận [50]. Họ

nhấn mạnh sự chú ý hoàn toàn vào chu kỳ chuyển đổi thành tiền có tác dụng rất lớn
đối với VHĐT. Các biện pháp như thanh tốn ngắn hạn, lập hóa đơn và điều tra xếp
hạng tín dụng một cách thường xuyên mang lại cách tiếp cận tốt cho tồn bộ quy trình
VHĐT. Kết quả nghiên cứu cũng nói thêm rằng các nhà quản lý cơng ty có thể nâng
cao lợi nhuận bằng cách giảm thời gian thu tiền và áp dụng chính sách tín dụng hiệu
quả.
Uguru và cộng sự (2018) nghiên cứu tác động của quản trị VHĐT đối với
KNSL của các công ty sản xuất bia ở Nigeria [78]. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc
quản lý số ngày khoản phải thu, số ngày tồn kho và chu kỳ chuyển đổi thành tiền là
11


yếu tố quan trọng trong việc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận của các công ty sản xuất
bia ở Nigeria. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả khuyến nghị rằng các công ty sản
xuất bia nên giảm đầu tư lớn vào tài sản ngắn hạn, đặc biệt là hàng tồn kho để tránh
chi phí tồn kho cao, khơng nên nắm giữ tiền quá mức đồng thời làm giảm số ngày
phải thu.
Prempeh & Peprah – Amankona (2019) đã nghiên cứu về tác động của quản
trị VHĐT và KNSL của các công ty trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển
[73]. Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ 11 công ty niêm yết ở Ghana trong giai đoạn từ
2011 đến 2017 cho thấy lợi nhuận trên tài sản có liên quan tích cực đến chu kỳ chuyển
đổi thành tiền (CCC) và quy mô công ty. Điều này cho thấy rằng để quản trị VHĐT
nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty, các nhà quản lý cần đảm bảo hoạt động trong
giới hạn ở mức tối ưu, bằng cách thực hiện chính sách quản trị VHĐT hiệu quả để tối
đa hóa lợi nhuận của các cơng ty. Nzitunga (2019) tiến hành điều tra thực nghiệm ở
23 công ty nhà nước (SOE) ở Namibia nhằm tìm hiểu sự ảnh hưởng của các hoạt
động quản trị VHĐT đối với KNSL trong các công ty SOE [69]. Kết quả nghiên cứu
cho thấy lợi nhuận ảnh hưởng tích cực bởi quản lý tiền, quản lý công nợ phải thu,
quản lý công nợ phải trả và quản lý chứng khoán. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy
nếu khơng có thêm các chiến lược tổ chức nhằm tăng cường các yếu tố này, việc đạt

được các mục tiêu của tổ chức sẽ tiếp tục gây lo ngại trong lĩnh vực công ty nhà nước.
Những khía cạnh này có thể đo lường được và do đó có thể quản lý được. Nên các
nhà quản lý SOE và các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo cải thiện đúng đắn
về vấn đề này. Korkmaz & Yaman (2019) nghiên cứu tác động của quản trị VHĐT
đến KNSL của các công ty du lịch đang kinh doanh tại Borsa Istanbul (BIST) nghiên
cứu dựa trên báo cáo bán niên của 6 công ty du lịch hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ trong
giai đoạn 2011 -2017 [53]. Kết quả phân tích dữ liệu bảng Panel data đã xác định
rằng chu kỳ chuyển đổi thành tiền, thời gian phải thu và thời gian quay vịng hàng tồn
kho có tác động ngược chiều đáng kể đối với lợi nhuận của các công ty du lịch. Mặt
khác, thời gian phải trả tác động ngược chiều đến lợi nhuận của các công ty du lịch.
Asiedu và cộng sự (2020) sử dụng dữ liệu bảng của 13 công ty sản xuất được
niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Ghana (GSE) trong giai đoạn 2010 đến 2019
12


được sử dụng cho nghiên cứu [30]. Dữ liệu là các báo cáo tài chính hàng năm đã được
kiểm tốn được truy cập từ cơ sở thông tin về Sở Giao dịch Chứng khốn Ghana và
các cổng thơng tin điện tử của các công ty. Các kỹ thuật hồi quy bội số tương quan
và bình phương nhỏ nhất (OLS) của Pearson đã được sử dụng để thiết lập mối quan
hệ và tác động của việc quản trị VHĐT đối với lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tương
ứng.
Braimah & cộng sự (2021) tiến hành nghiên cứu nhằm xem xét tác động của
quản trị VHĐT đến KNSL của các công ty quy mơ nhỏ và vừa (SME) tại Ghana [35].
Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu về 366 công ty nhỏ và vừa trong khoảng thời gian
10 năm, kéo dài từ 2007 đến 2016. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng
(GMM) trong phân tích. Kết quả cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa kỳ thanh tốn
bình qn và KNSL. Khoảng thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và chu kỳ chuyển
đổi thành tiền cho thấy mối quan hệ ngược chiều với KNSL. Kết quả cho thấy mối
quan hệ hình chữ U ngược giữa kỳ thu tiền bình quân và KNSL của công ty, một dấu
hiệu cho thấy kỳ thu tiền bình qn tối ưu nhằm tối đa hóa KNSL. Nghiên cứu cho

thấy sự cần thiết của các công ty trong việc đảm bảo quản lý hiệu quả VHĐT để tối
đa hóa lợi nhuận.
Nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy các biến độc lập có thể tác động cùng
chiều hoặc ngược chiều đến KNSL của các công ty, trong một số trường hợp kết quả
nghiên cứu cho thấy các biến lại khơng thể hiện ảnh hưởng của nó đến KNSL, qua
tổng quan các nghiên cứu trước tác giả nhận thấy: thứ nhất, các kết quả nghiên cứu
chưa có sự thống nhất về sự tác động của quản trị VHĐT đến khả năng sinh lợi; thứ
hai, chưa có nghiên cứu nào tại Việt Nam liên quan đến hoàn thiện phân tích tác động
của quản trị VHĐT đến KNSL của các doanh nghiệp, thứ ba, thời gian thu thập dữ
liệu của các nghiên cứu trước chưa đều chưa thực sự sát với thời điểm của giai đoạn
nghiên cứu từ 2012- 2021; thứ tư, hầu hết các nghiên cứu trước sử dụng các phương
pháp ước lượng như POLS, FEM, REM... mà chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng đến
phương pháp cấp cao hơn là D-GMM để cho ra kết quả hồi quy vững, hiệu quả và
đáng tin cậy, kể cả trong trường hợp xảy ra hiện tượng nội sinh. Tính đến nay, chưa
có bất kỳ nghiên cứu nào về chủ đề phân tích tác động của quản trị VHĐT đến KNSL
13


của các công ty trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là các công ty kinh doanh năng
lượng niêm yết tại Việt Nam. Thơng qua tổng quan nghiên cứu có thể tóm tắt kết quả
các nghiên cứu về tác động của quản trị VHĐT đến KNSL của doanh nghiệp như sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm tác động của quản trị
VHĐT đến KNSL của công ty
Kết quả
Biến độc lập

Kết quả tác động cùng

Kết quả tác động


khơng có ý

chiều

ngược chiều

nghĩa về mặt
thống kê

Asiedu và cộng
Nzitunga (2019),
Uguru, Chukwu và Elom
(2018), Iqbal và Wang
(2018), Muhammad và
Kỳ thu tiền
bình quân

cộng sự (2015), Ani,
Okwo



Ugwunta

(2012), Nyamao và cộng
sự (2012), Sharma &
Kumar (2011), Deloof
(2003), Huynh & Su
(2010)


sự (2020), Korkmaz và
Yaman

(2019),

Akomeah và Frimpong
(2019), Shubita (2019),
Kasozi (2017), Ngơ Thị
Kim

Hịa

Oyedokun

(2017),
(2016),

Lawal & Abiola (2015),

Oseifuah



Gyekye
(2016)

Ahsan Jamil và cộng sự
(2015), Ponsian và cộng
sự (2014), Gill, Biger và
Mathur (2010), Makori

& Jagongo (2013)

Korkmaz



Yaman Braimah và cộng sự

(2019), Nzitunga (2019), (2021), Asiedu và cộng
Thời
lưu kho

gian Uguru, Chukwu và Elom sự (2020), Akomeah và
(2018), Kasozi (2017), Frimpong
Kwenda



(2014),

Makori



(2019), Gondal (2013)

Holden Shubita (2019), Iqbal và
& Wang (2018), Ngô Thị

14


Arshad


Jagongo

(2013), Kim

Hòa

Nyamao và cộng sự Oseifuah
(2012),

Sharma

(2017),



& (2016),

Gyekye
Oyedokun

Kumar (2011), Deloof (2016), Lawal & Abiola
(2003), Gill và cộng sự (2015), Ahsan Jamil và
cộng

(2010)


sự

(2015),

Muhammad và cộng sự
(2015), Ponsian và cộng
sự (2014), Huynh & Su
(2010), Ani, Okwo và
Ugwunta (2012)
Braimah và cộng sự
(2021), Nzitunga (2019),
Akomeah và Frimpong
Kỳ
tốn

thanh
bình

qn

(2019), Shubita (2019),
Kwenda



Holden

(2014), Muhammad và
cộng sự (2015), Ponsian



cộng

sự

(2014),

Deloof (2003), Makori
& Jagongo (2013)

Uguru,

Chukwu



Elom (2018), Iqbal và
Wang (2018), Kasozi
(2017),

Oyedokun

(2016), Lawal & Abiola
(2015), Ahsan Jamil và
cộng sự (2015), Huynh
& Su (2010), Ani, Okwo
và Ugwunta (2012)

Asiedu




cộng

sự

(2020), Gill và
cộng

sự

(2010),
Oseifuah



Gyekye
(2016)

Akomeah và Frimpong Braimah và cộng sự
Chu

kỳ

chuyển đổi
thành tiền

(2019), Prempeh, Peprah (2021), Asiedu và cộng
-


Amankona

(2018), sự

(2020),

Iqbal và Wang (2018), Chukwu
Ponsian



cộng (2018),

sự(2014), Nyamao và Gyekye
cộng sự



Uguru,
Elom

Oseifuah



(2016),

(2012), Gill, Oyedokun (2016), Jamil

15


Kasozi (2017)


×