Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động bax 2020 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.78 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG KINH TẾ
------------------------------

QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CTCP Thống Nhất
(BAX) giai đoạn 2020-2022
Giảng viên hướng dẫn:
Lớp học phần: Quản trị tài chính LT_05
Nhóm 1

NGHỆ AN – 2023
MỤC LỤ


MỞ ĐẦU..................................................................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...........................................................................................4
1. Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động..................................................4
1.1. Khái niệm vốn lưu động..........................................................................4
1.2. Đặc điểm của vốn lưu động....................................................................5
1.3. Thành phần vốn lưu động.......................................................................6
1.4. Vai trò của vốn lưu động........................................................................7
2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp....................................8
2.1. Quản lý và bảo toàn vốn lưu động..........................................................8
2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động...................................9
2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn lưu động...................9
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.................10
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp..........................................................................................12
II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CƠNG TY CỔ PHẦN THỐNG NHẤT........13


1. Giới thiệu về cơng ty.....................................................................................13
1.1. Mục đích thành lập cơng ty:.................................................................14
1.2. Vốn và điều lệ kinh doanh:...................................................................14
1.3. Q trình thành lập cơng ty:.................................................................14
2. Chức năng nhiệm vụ quy mô hoạt động:....................................................14
2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:........................................................15
2.2. Quy mô hoạt động của công ty:............................................................15
III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CTCP
THỐNG NHẤT ( BAX) GIAI ĐOẠN 2020-2022...............................................15
1. Bảng báo cáo tài chính................................................................................15
1.1. Bảng cân đối kế tốn.............................................................................15
1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh..................................................................17


2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CTCP Thống Nhất ( BAX) giai
đoạn 2020-2022................................................................................................18
2.2. Kỳ luân chuyển VLĐ.............................................................................20
2.3. Mức độ tiết kiệm VLĐ...........................................................................21
2.4. Hàm lượng VLĐ....................................................................................22
2.5. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ..........................................................................23
IV. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
CHO DOANH NGHIỆP.......................................................................................24
KẾT LUẬN............................................................................................................26


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thị trường kinh doanh ngày nay, sự thành công của một
doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ mà nó cung cấp, mà
cịn được định hình bởi khả năng quản lý tài chính và sử dụng vốn một cách hiệu
quả. Đặc biệt, vốn lưu động đóng vai trị quan trọng trong việc duy trì hoạt động

hàng ngày và thúc đẩy sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Việc nghiên
cứu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Công ty Cổ phần Thống Nhất, như một đại diện của doanh nghiệp trong
ngành, không chỉ phải đối mặt với sự biến động của thị trường mà cịn với áp lực
từ mơi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đòi hỏi khắt khe về quản lý tài
chính. Trong giai đoạn 2020 - 2022, nhiều thách thức và cơ hội đã đặt ra, đặt ra câu
hỏi lớn về cách Công ty Thống Nhất quản lý và sử dụng vốn lưu động của mình để
thích ứng và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh.
Làm thế nào Cơng ty Thống Nhất đã xử lý các vấn đề về vốn lưu động? Lợi
nhuận sau thuế và trước thuế đã thay đổi như thế nào qua các năm? Tỷ suất lợi
nhuận vốn lưu động có sự biến động đáng kể không? Những câu hỏi này không chỉ
là điểm khởi đầu cho sự hiểu biết sâu sắc về tình hình tài chính của doanh nghiệp
mà cịn giúp ta hiểu rõ hơn về chiến lược và quyết định quản lý vốn lưu động của
Cơng ty Thống Nhất.
“ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thống
Nhất trong giai đoạn 2020 - 2022” . Phân tích này khơng chỉ mang lại cái nhìn
tổng quan về tình hình tài chính mà cịn nhằm đưa ra các đề xuất và giải pháp để
cải thiện quản lý vốn lưu động và tối ưu hóa hiệu suất kinh doanh của cơng ty
trong thời kỳ tiếp theo.

I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Vốn lưu động và vai trò của vốn lưu động
1.1. Khái niệm vốn lưu động
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngồi tài sản cố
định (TSCĐ) cịn phải có các tài sản lưu động (TSLĐ) tuỳ theo loại hình doanh
4


nghiệp mà cơ cấu của TSLĐ khác nhau. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp sản xuất
TSLĐ được cấu thành bởi hai bộ phận là TSLĐ sản xuất và tài sản lưu thông.

- TSLĐ sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên
vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu...và tài sản ở khâu sản xuất như bán
thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ...
- Tài sản lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa
được tiêu thụ ( hàng tồn kho ), vốn bằng tiền và các khoản phải thu.
Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường
xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng TSLĐ nhất định. Do vậy,
để hình thành nên TSLĐ, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài
sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động.
Tóm lại, vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành nên
TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện
thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của chúng vào lưu
thơng và từ trong lưu thơng tồn bộ giá trị của chúng được hoàn lại một lần sau
một chu kỳ kinh doanh.
1.2. Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động hồn thành một vịng tuần hồn sau một chu kỳ sản xuất.
Trong q trình đó, vốn lưu động chuyển toàn bộ, một lần giá trị vào giá trị sản
phẩm, khi kết thúc quá trình sản xuất, giá trị hàng hóa được thực hiện và vốn lưu
động được thu hồi. Trong quá trình sản xuất, vốn lưu động được chuyển qua nhiều
hình thái khác nhau qua từng giai đoạn. Các giai đoạn của vịng tuần hồn đó ln
đan xen với nhau mà khơng tách biệt riêng rẽ. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh
doanh, quản lý vốn lưu động có một vai trị quan trọng. Việc quản lý vốn lưu động
địi hỏi phải thường xun nắm sát tình hình luân chuyển vốn, kịp thời khắc phục
những ách tắc sản xuất, đảm bảo đồng vốn được lưu chuyển liên tục và nhịp nhàng
Trong cơ chế tự chủ và tự chịu trách về nhiệm tài chính, sự vận động của
vốn lưu động được gắn chặt với lợi ích của doanh nghiệp và người lao động. Vòng
quay của vốn càng được quay nhanh thì doanh thu càng cao và càng tiết kiệm được
vốn, giảm chi phí sử dụng vốn một cách hợp lý làm tăng thu nhập của doanh


5


nghiệp, doanh nghiệp có điều kiện tích tụ vốn để mở rộng sản xuất, không ngừng
cải thiện đời sống của công nhân viên chức của doanh nghiệp.
1.3. Thành phần vốn lưu động
Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác
nhau. Thơng thường có một số cách phân loại sau:
* Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn lưu động thành các loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi
thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng,
thể
hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong q trình bán hàng
hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.
- Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho
+ Nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ.
+ Sản phẩm dở dang
+ Thành phẩm
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem
xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
* Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với q trình sản xuất kinh doanh có thể
chia vốn lưu động thành các loại chủ yếu sau:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất, gồm các khoản:
+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính + Vốn phụ tùng thay thế
+ Vốn công cụ, dụng cụ + Vốn nhiên liệu
+ Vốn vật liệu phụ

- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:
+ Vốn sản phẩm dở dang
6


+ Vốn về chi phí trả trước
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông
+ Vốn thành phẩm
+ Vốn bằng tiền
+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác
+ Vốn trong thanh toán: những khoản phải thu và tạm ứng
* Theo nguồn hình thành
- Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp, do xã viên,
cổ đơng đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra
- Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu
một phần lấy từ lợi nhuận để lại
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết
- Nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu
- Nguồn vốn đi vay
Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng
nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh. Tuỳ theo điều kiện cụ
thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng các tổ chức tín dụng khác hoặc
có thể vay vốn của tư nhân các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.
1.4. Vai trị của vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất, ngồi TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng...
doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, ngun
vật liệu... phục vụ cho q trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu
tiên để doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện
tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngồi ra vốn lưu động cịn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh

nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động cịn là cơng cụ phản
ánh đánh giá q trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động cịn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một
7


lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu
động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh
tranh cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính tốn trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một
phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trị quyết định trong việc tính giá cả
hàng hóa bán ra
2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp
2.1. Quản lý và bảo toàn vốn lưu động
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trước hết chúng ta phải làm thế
nào để quản lý và bảo toàn vốn lưu động.
Xuất phát từ những đặc điểm về phương thức chuyển dịch giá trị ( chuyển
toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm tiêu thụ ) phương thức vận động của
TSLĐ và vốn lưu động (có tính chất chu kỳ lặp lại, đan xen...) vì vậy trong khâu
quản lý sử dụng và bảo quản vốn lưu động cần lưu ý những nội dung sau:
- Cần xác định (ước lượng ) số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu trong kỳ
kinh doanh. Như vậy sẽ đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất
kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh ứ đọng vốn ( phải trả lãi
vay), thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tổ chức khai thác tốt nguồn tài trợ vốn lưu động
+ Trước hết về trình tự khai thác nguồn vốn: doanh nghiệp cần khai

thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách
hợp pháp, thường xuyên.
+ Nếu số vốn lưu động còn thiếu, doanh nghiệp tiếp tục khai thác đến
nguồn bên ngoài doanh nghiệp như: Vốn liên doanh, vốn vay của ngân hàng, hoặc
các cơng ty tài chính, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu...Khi khai thác các nguồn
vốn bên ngoài, điều đáng lưu ý nhất là phải cân nhắc yếu tố lãi suất tiền vay.
- Phải ln có những giải pháp bảo toàn và phát triển vốn lưu động. Cũng
như vốn cố định, bảo tồn được vốn lưu động có nghĩa là bảo tồn được giá trị
thực của vốn hay nói cách khác đi là bảo toàn được sức mua của đồng vốn không
8


bị giảm sút so với ban đầu. Điều này thể hiện qua khả năng mua sắm TSLĐ và khả
năng thanh tốn của doanh nghiệp trong q trình sản xuất kinh doanh
- Phải thường xun tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động
thông qua các chỉ tiêu tài chính như: vịng quay tồn bộ vốn lưu động, hiệu suất sử
dụng vốn lưu động, hệ số nợ ... Nhờ các chỉ tiêu này người quản lý tài chính có thể
điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng
mức doanh lợi.
Các vấn đề nêu trên chỉ mang tính nguyên tắc. Trên thực tế vấn đề quản lý
sử dụng vốn lưu động là rất phức tạp điều này đòi hỏi người quản lý khơng khơng
chỉ có lý thuyết mà cần phải có đầu óc thực tế và có “nghệ thuật” sử dụng vốn.
2.2. Những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2.1. Khái niệm và ý nghĩa hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là
phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Có “dầy vốn” và
“trường vốn” là tiền đề rất tốt để sản xuất kinh doanh song việc sử dụng đồng vốn
đó như thế nào cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng và
phát triển của mỗi doanh nghiệp
- Các khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy
nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất.
Tốc độ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược
lại.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà
số vốn lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về
chiều hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân
chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra khơng tiêu thụ được thì hiệu
quả sử dụng đồng vốn cũng khơng cao.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu
động quay được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh tổng TSLĐ so
với tổng nợ lưu động là cao nhất.
9


+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận
thu được khi bỏ ra một đồng vốn lưu động
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư
thêm vốn lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh
số tiêu thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn
lưu động.
- Nói tóm lại, cho dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả sử dụng
vốn lưu động, song khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phải có
một quan niệm tồn diện hơn và khơng thể tách rời nó với một chu kỳ sản xuất
kinh doanh hợp lý (chu kỳ sản xuất kinh doanh càng ngắn hiệu quả sử dụng vốn
càng cao ), một định mức sử dụng đầu vào hợp lý, công tác tổ chức quản lý sản
xuất, tiêu thụ và thu hồi công nợ chặt chẽ. Do vậy cần thiết phải đề cập tới các chỉ
tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Như đã nói ở trên để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào
điều kiện không thể thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa
đặt ra là ta phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh lời, vốn phải sinh
lời là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi ích kinh
doanh địi hỏi doanh nghiệp phải quản lý, sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồng vốn,
tiết kiệm được vốn tăng tích lũy để thực hiện tái sản xuất và mở rộng quy mô sản
xuất ngày càng lớn hơn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ
tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh
doanh nói chung của doanh nghiệp. Thơng qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lưu động cho phép các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn
chính xác, tồn diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của đơn vị mình
từ đó đề ra các biện pháp, các chính sách các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc
quản lý và sử dụng đồng vốn nói chung và VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả
trong tương lai. Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là
nhằm vào việc nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận chúng ta mới có tích luỹ để tái sản
xuất ngày càng mở rộng.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển VLĐ
10


Cho biết trong một kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng nếu vòng quay
lớn hơn (so với tốc độ quay trung bình của ngành) chứng tỏ hiệu quả sử dụng
vốn lưu động cao.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Đây là số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vịng. Thời gian
quay càng nhỏ thì tốc độ ln chuyển càng lớn.
 Mức độ tiết kiệm do tăn tốc độ luân chuyển vốn


 Hàm lượng VLĐ

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu
đống vốn lưu động bình quân trong kỳ
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

11


Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn lưu động bình quân sử dụng trong
kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế ( sau thuế)
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp
- Các nhân tố khách quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của
doanh nghiệp
Trước tiên phải kể đến yếu tố chính sách kinh tế của Nhà nước. Đây là nhân
tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử
dụng vốn lưu động nói riêng. Vì tuỳ theo từng thời kỳ, tuỳ theo từng mục tiêu phát
triển mà Nhà nước có những chính sách ưu đãi về vốn về thuế và lãi suất tiền vay
đối với từng ngành nghề cụ thể, có chính sách khuyến khích đối với ngành nghề
này nhưng lại hạn chế ngành nghề khác. Bởi vậy khi tiến hành sản xuất kinh doanh
bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm và tuân thủ chính sách kinh tế của
Đảng và Nhà nước.
Thứ hai là ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô như lạm phát có thể dẫn
tới sự mất giá của đồng tiền làm cho vốn của các doanh nghiệp bị mất dần theo tốc
độ trượt giá của tiền tệ hay các nhân tố tác động đến cung cầu đối với hàng hóa của
doanh nghiệp, nếu nhu cầu hàng hóa giảm xuống sẽ làm cho hàng hóa của doanh
nghiệp khó tiêu thụ, tồn đọng gây ứ đọng vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động
cũng bị giảm xuống.
- Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của

doanh nghiệp Một nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của doanh nghiệp là kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay
nói cách khác là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao hay thấp phản
ánh vốn lưu động sử dụng hiệu quả hay khơng hiệu quả. Do đó vấn đề mấu chốt
đối với doanh nghiệp là phải tìm mọi cách để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Khi
doanh nghiệp xác định một nhu cầu vốn lưu động khơng chính xác và một cơ cấu
vốn không hợp lý cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn. Việc
lựa chọn dự án và thời điểm đầu tư cũng có một vai trò quan trọng đối với hiệu quả
sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết lựa chọn một dự án khả thi và thời điểm đầu
tư đúng lúc thì sẽ tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận qua đó góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng. Chất lượng
12


cơng tác quản lý vốn lưu động cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp. Bởi vì, cơng tác quản lý vốn lưu động sẽ giúp cho
doanh nghiệp dự trữ được một lượng tiền mặt tốt vừa đảm bảo được khả năng
thanh tốn vừa tránh được tình trạng thiếu tiền mặt tạm thời hoặc lãng phí do giữ
quá nhiều tiền mặt, đồng thời cũng xác định được một lượng dự trữ hợp lý giúp
cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà khơng bị dư thừa gây ứ đọng
vốn. Ngồi ra cơng tác quản lý vốn lưu động cịn làm tăng được số lượng sản phẩm
tiêu thụ chiếm lĩnh thị trường thơng qua chính sách thương mại
Một nhân tố khác ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp là khả năng thanh toán. Nếu đảm bảo tốt khả năng thanh tốn doanh nghiệp
sẽ khơng bị mất tín nhiệm trong quan hệ mua bán và khơng có nợ quá hạn.
II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN THỐNG NHẤT
1. Giới thiệu về công ty
Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN THỐNG NHẤT
– Tên giao dịch đối ngoại: Thong Nhat Joint -Stock Company
– Tên viết tắt: Thống Nhất., JSC

– Địa chỉ: Đường số 2A – KCN Bàu Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
– Điện thoại: (84-251) 3924377 Fax: (84-251) 3924692
– Email:
– Website: www.bauxeo.com.vn hoặc www.bauxeo.com

- Là một trong những doanh nghiệp sở hữu quỹ đất đầu tư khu công nghiệp
lớn nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với 500 ha tại huyện Trảng Bom, cùng với đó

13


là vị trí thuận lợi khi nằm sát tuyến đường huyết mạch Quốc lộ 1A, thuận tiện cho
việc kết nối giao thông giữa 2 miền Nam - Bắc và khu vực Đông Nam Bộ.
- CTCP Thống Nhất (BAX) được thành lập dưới sự góp vốn của 3 cổ đơng
sáng lập: Tổng cơng ty Tín Nghĩa, Tổng Cơng ty Cao su Đồng Nai, Tập đồn Cơng
nghiệp Cao su Việt Nam.
1.1. Mục đích thành lập cơng ty:
- Hướng đến phát triển kinh doanh bền vững
- Cung cấp cơ sở hạ tầng và các dịch vụ thuâ t n lợi nhất vì sự phát triển bền
vững của khách hàng
- Ngăn ngừa ô nhiễm mơi trường thơng qua viê t c kiểm sốt chất thải, sử
dụng nguồn tài nguyên hiê t u quả
1.2. Vốn và điều lệ kinh doanh:
- KCN Bàu Xéo đã thu hút trên 760 triệu USD và 806.76 tỷ VND vốn đầu tư
đăng ký và tỷ lệ lấp đầy đạt 93.33% diện tích đất cơng nghiệp cho th.
- Đã xây dựng và đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý nước thải Khu Công
nghiệp giai đoạn 1 công suất 4,000m3/ngày đêm.
- BAX còn triển khai thực hiện Khu Trung tâm Dịch vụ Khu Cơng nghiệp
Bàu Xéo có diện tích 38.8 ha với tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng là 648.69 tỷ đồng
1.3. Q trình thành lập cơng ty:

-Cơng ty Cổ phần Thống Nhất chính thức đi vào hoạt động ngày
24/02/2004, được thành lập theo Giấy chứng nhận do Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh
Đồng Nai cấp với sự góp vốn của 3 cổ đông sáng lập, vốn điều lệ đăng ký là 82 tỷ
đồng.
- Ngày 24/11/2006, thành lập Khu công nghiệp Bàu Xéo.
- Ngày 17/12/2008, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký thay đổi lần
thứ nhất ngày 12/5/2014.
- Ngày 19/12/2016, Công ty đã được Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội chấp
thuận niêm yết cổ phiếu Cơng ty cổ phần Thống Nhất lên Sàn chứng khoán Hà
Nội.
2. Chức năng nhiệm vụ quy mô hoạt động:
14


2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
- Đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp;
- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu dịch vụ;
- Xây dựng các hạng mục cơng trình trong khu cơng nghiệp, khu dân cư và
khu dịch vụ;
- Dịch vụ tư vấn đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác phục vụ khách hàng
đầu tư;
- Kinh doanh nước sạch;
- Phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ chất thải rắn thông thường và chất
thải nguy hại.
2.2. Quy mô hoạt động của công ty:
- Khu Trung tâm dịch vụ KCN Bàu Xéo được quy hoạch tại thị trấn Trảng
Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai với diện tích quy hoạch là 38,53ha, nằm
bên cạnh KCN Bàu Xéo, trên tuyến đường đi Sân bay quốc tế Long thành.
- KCN Bàu Xéo có tổng diện tích 499,7993 ha, được quy hoạch tại xã Sông
TRầu, xã Tây Hòa xã Đồi 61 và thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng

Nai
III. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CTCP
THỐNG NHẤT ( BAX) GIAI ĐOẠN 2020-2022.
1. Bảng báo cáo tài chính
1.1. Bảng cân đối kế toán
Đơn vị : 1.000.000 VND
TÀI SẢN

2020

2021

2022

401.43
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

2

363.057

306.303

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

90.062

57.797

86.147


1. Tiền

2.818

2.097

2.647

2. Các khản tương đương tiền

87.244

51.700

83.500

227.900

183.500

267.70
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn

0

15


267.70

1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

0

227.900

183.500

III. Các khoản phải thu ngắn hạn

8.750

11.081

19.102

1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng

1.705

6.661

15.377

2. Trả trước cho người bán ngắn hạn

284

432


245

3. Phải thu ngắn hạn khác

6.761

3.988

3.480

IV. Hàng tồn kho

34.614

69.560

15.906

1. Hàng tồn kho

34.614

69.560

15.906

V. Tài sản ngắn hạn khác

306


737

1.649

1. Thuế GTGT được khấu trừ

306

687

1.649

2. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà
nước

-

50

-

476.18
B. TÀI SẢN DÀI HẠN

3

465.298

461.454


II. Tài sản cố định

32.983

30.641

27.619

1. Tài sản cố định hữu hình

32.983

30.641

27.619

Ngun giá

67.011

66.961

67.390

Gía trị hao mịn lũy kế

(34.02
8)

(36.320)


(39.771)

119.978

115.946

127.21
III. Bất động sản đầu tư

9
193.20

Ngun giá

8

195.413

200.793

Gía trị hao mịn lũy kế

(65.98
9)

(75.435)

(84.847)


176.685

183.623

176.685

183.623

137.995

134.267

137.639

133.921

166.88
IV. Tài sản dở dang dài hạn

1
166.88

1. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

1
140.10

VI. Tài sản dài hạn khác

0

139.73

1. Chi phí trả trước dài hạn

4

16


2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

366

355

345

828.373

767.757

868.61
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

5

NGUỒN VỐN

2020


2021

2022

C. NỢ PHẢI TRẢ

589.029

601.957

522.671

I. Nợ ngắn hạn

141.379

136.799

39.364

Phải trả người bán ngắn hạn

10.422

13.934

17.639

Người mua trả tiền trước ngắn hạn


37.061

102.691

-

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

3.836

1.650

1.671

Chi phí phải trả ngắn hạn

13

-

2.895

Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn

14.262

15.626

15.342


Phải trả ngắn hạn khác

75.430

2.296

1.630

Quỹ khen thưởng phúc lợi

355

603

187

II. Nợ dài dạn

447.650

465.158

483.308

Doanh thu chưa thực hiện dài hạn

447.650

465.158


483.308

D. VỐN CHỦ SỞ HỮU

279.586

226.416

245.086

I. Vốn chủ sở hữu

279.586

226.416

245.086

Vốn góp của chủ sở hữu

82.000

82.000

82.000

Cổ phiếu phổ thơng có quyền biểu
quyết

82.000


82.000

82.000

Quỹ đầu tư phát triển

40.406

84.083

98.427

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

157.179

60.333

64.659

LNST chưa phân phối năm nay

157.179

60.333

64.659

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN


868.615

828.373

767.757

1.2. Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị : 1.000.000 VND
Chỉ tiêu
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2020
311.2

2021
171.9

2022
232.2
17


2. Các khoản giảm trừ doanh thu

96

06

90


-

-

-

3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp
311.2
171.9
232.2
dịch vụ
96
06
90
132.5
101.8
145.0
28
65
01

4. Gía vốn hàng bán

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
178.7
70.04
87.28
dịch vụ
68

1
8
20.73

15.93

14.57

6. Doanh thu hoạt động tài chính

5

3

8

7. Chi phí tài chính

2

2

-

Trong đó: Chi phí lãi vay

-

-


-

8. Chi phí bán hàng

-

-

-

22.96
9. Chi phía quản lý doanh nghiệp

7

24.08
6

26.05
9

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
176.5
61.88
75.80
doanh
35
6
7
11. Thu nhập khác


3.528

6.688

7.228

12. Chi phí khác

8

-

279

13. Lợi nhuận khác

3.520

6.688

6.949

14. Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế

180.0
68.57
82.75
55
3

7

15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
34.45
hiện hành
6

8.230

8

16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại

10

10

10

18.08

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
145.5
60.33
64.65
nghiệp
89
3
9

2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của CTCP Thống Nhất ( BAX) giai đoạn
2020-2022
Chỉ tiêu

2020

2021

2022

Chênh lệch
2021/2020

Chênh lệch
2022/2021
18


+/-

%

+/-

%

Tài sản NH

401.432


363.057

306.303

(38.375)

(0,10)

(56.754)

(0,16)

Đầu tư tài chính NH

267.700

227.900

183.500

(39.800)

(0,15)

(44.400)

(0,19)

Vốn lưu động


133.732

135.157

122.803

1.425

0,01

(12.354)

(0,09)

Vốn lưu động
140,000
135,000

135,157

133,732

130,000
122,803

125,000
120,000
115,000

2020


2021

2022

Nhận xét
Qua bảng số liệu và đồ thị ta có nhận xét như sau: Tổng vốn lưu động của
công ty tăng vào năm 2021 nhưng đến năm 2022 có xu hướng giảm. Năm 2021
vốn lưu động của công ty là hơn 133 tỷ , đến năm 2021 là 135 tỷ tương ứng tăng
1% so với năm 2020, nhưng đến năm 2022 giá trị vốn lưu động chỉ còn hơn 122 tỷ
giảm so với năm 2021 9% . Vốn lưu động năm 2022 giảm so với 2021 vì giảm đầu
tư tài chính ngắn hạn và giảm tài sản ngắn hạn.
Trong sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động. Một chu
kỳ vận động của vốn lưu động được xác định từ lúc bắt đầu bỏ tiền ra mua nguyên
vật liệu và các yếu tố sản xuất khác cho đến khi tồn bộ vốn đó được thu hồi lại
bằng tiền. Do bán sản phẩm. Do vậy, phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động là
phân tích các chỉ tiêu dưới đây:

Chỉ tiêu
Tốc độ luân
chuyển VLĐ ( lần)
Kỳ luân chuyển
VLĐ
( ngày)

2020

2021

2022


Chênh lệch
2021/2020
+/%

Chênh lệch
2022/2021
+/%

2,34

1,28

1,80

(1,06)

(0,45)

0,52

0,41

154,10

281,55

199,89

127,45


0,83

(81,66)

(0,29)

19


Mức độ tiết kiệm
VLĐ

(40.984,68
)

60.859,12

(52.690,38
)

101843,8
0

(2,48)

(113.549,50
)

(1,87)


Hàm lượng VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận
VLĐ
( LNST) (%)
Tỷ suất lợi nhuận
VLĐ
( LNTT) (%)

0,43

0,78

0,56

0,35

0,83

(0,23)

(0,29)

1,09

0,45

0,50

(0,64)


-

0,05

-

1,35

0,51

0,64

(0,84)

-

0,13

-

2.1. Tốc độ luân chuyển VLĐ
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
VLĐ bình quân
Tốc độ luân
chuyển VLĐ
( lần)

2020


2021

2022

311.296
133.253

171.906
134.445

232.290
128.980

2,34

1,28

1,80

Chênh lệch
2021/2020
+/%
(139.390) (0,45)
1.192
0,01
(1,06)

(0,45)


Chênh lệch
2022/2021
+/%
60.384
0,35
(5.465) (0,04)
0,52

0,41

Tốc độ luân chuyển VLĐ ( lần)
2.50

2.34

2.00

1.80

1.50

1.28

1.00

0.50

0.00

2020


2021

2022

Từ năm 2020 đến năm 2021, tốc độ luân chuyển vốn lưu động giảm cụ thể
năm 2020 từ 2,34 lần đến năm 2021 còn 1,28 lần giảm 1,06 lần tương ứng giảm
45% so với năm 2020. Tốc độ luân chuyển từ năm 2020 đến năm 2021 giảm có thể
liên quan đến sự giảm của doanh thu thuần cụ thể giảm 45% . Điều này, cho thấy
cơng ty có thể đang gặp vấn đề trong việc quản lý vốn lưu động. Tốc độ luân
chuyển vốn lưu động thấp có thể đồng nghĩa với việc công ty đang giữ vốn lưu
động trong mức cao, không tận dụng hiệu suất tối đa từ tài sản và nguồn vốn.

20



×