Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Thơ Đường Luật và đặc điểm thơ đường luật chữ hán nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.68 KB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA NGỮ VĂN

BÀI TẬP NHÓM 1
HỆ THỐNG VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT
NAM
NHÓM 1: KHẢO SÁT THƠ ĐƯỜNG LUẬT HÁN NGUYỄN
TRÃI TỪ GĨC NHÌN THỂ LOẠI

Nhóm sinh viên:

1.
2.
3.

Phạm Thị Huyền (Nhóm trưởng)
Hồ Hồng Anh
Nguyễn Kim Anh

1


HÀ NỘI / 2022

2


I. Thơ Đường Luật chữ Hán
1. Khái niệm
Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ thời nhà Đường


(618 – 907) bên Trung Hoa, thể thơ phải tuân theo những luật lệ nhất
định. Thơ Đường luật và thơ Đường là hai khái niệm hoàn toàn khác
nhau:
-

Thơ Đường luật: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ thời nhà
Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật còn được gọi là
thể thơ Đường luật.

-

Thơ Đường hay Đường thi là những bài thơ của thi sĩ Trung Hoa
làm dưới thời nhà Đường được gọi là Đường thi tam bách thủ.
Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số
còn lại làm theo thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.

I.1

Phân loại thơ Đường luật

I.1.1 Thể Bát cú
-

Thể thơ cơ bản của thơ Đường luật

-

Gồm: Thất ngôn (thất luật), ngũ ngôn (ngũ luật)

I.1.2 Thể tứ tuyệt (tuyệt cú)

-

Thể thơ biến thể từ loại trên

-

Gồm: thất ngôn (thất tuyệt), ngũ ngôn (ngũ tuyệt)

I.1.3 Thể bài luật
-

Dạng dài của thơ Đường luật, gồm 10 câu trở lên. Thường lấy
số vần chẵn chục (bài 20 câu, 40 câu,… do đó cuối bài thơ
thường có chữ “thập vận”, “nhị thập vận”,…)

 Trong đó thể thất ngơn bát cú là dạng cơ bản, lý do được cho là
từ thể thất ngơn bát cú có thể suy ra các dạng khác.
2. Cơ sở hình thành và phát triển
2.1
-

Về địa lý – chính trị

Áp dụng mơ hình thể chế chính trị, khoa cử Trung Hoa, văn học
viết bằng chữ Hán của Việt Nam ra đời sau 1000 năm Bắc
thuộc, khi thể chế quân chủ Nho giáo Trung Hoa đã định hình
khn mẫu. Các triều đại Lý – Trần, Lê sơ đều tổ chức thi cử
1



theo chế độ khoa cử Trung Hoa. Dựa vào thi cử (kinh nghĩa,
chiếu biểu, thơ phú, văn sách,…) để chọn người làm quan.
 Động lực khiến tất cả tri thức Nho học đều phải học và làm thơ
Đường luật.
I.2
-

Về kinh tế

Giao thông đời Trần phát triển => Du nhập thư tịch, văn hóa
thơ ca Trung Hoa => Các nhà tri thức Nho học được tiếp xúc
nhiều.

I.3
-

Về văn hóa – văn học

Về văn hóa: nền văn hóa lâu đời của Trung Hoa và tính chất
“tinh hoa”, “hồng kim” của thơ Đường được coi là mẫu mực
thẩm mỹ của nhà Nho Việt nam (quan niệm sùng cổ, hệ thống)
nhiều danh thi, danh họa đời thường như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch
Cư Dị,… được tôn sùng.

-

Về văn học:
+ Lực lượng sáng tác từ đời Trần về sau, Nhi học dần thành
chính thống, các nhà Nho đồng thời là quan chức, tác giả văn
học đều chấp nhận vẻ đẹp hàm súc của nghệt huật thơ Đường

luật.
+ Tâm lý thẩm mỹ người Việt: ưa chuộng thơ ca “thị quốc”.
+ Văn tự: chữ Hán và chữ Nơm đều dễ sử dụng sáng tác thơ.

3. Q trình phát triển của thơ Đường luật (chữ) Hán: 4
giai đoạn.
3.1
-

Giai đoạn 1: X – XIV

Thơ chữ Hán giai đoạn đầu (thế kỉ X – đầu thế kỉ XIII) được sử
dụng chủ yếu trong các hoạt động tơn giáo – tín ngưỡng (kệ, thơ,
thiền,…) hành chính (thơ bang giao, can giáo, đuổi giặc,…) bước
đầu có mặt trong đời sống xã hội (chúc tang, tiễn dặn, thăm
viếng,…) số lượng thơ Đường luật chữ Hán cịn ít.
Ngũ tuyệt (31 bài)

Thất luật (5 bài)

Ngũ luật (6 bài)

Tạp ngôn (6 bài)

Thất tuyệt (33 bài)

Lục ngôn (1 bài)
2



Tứ ngôn (trường thiên, kệ/tán/minh) (10 bài)
-

Từ đời Trần về sau, thơ chữ Hán được đưa vào thi cử thường
xuyên hơn, đi sâu hơn và đời sống và sinh hoạt nghệ thuật (thi
xã, đề vịnh, thù tạc,…) tính nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ cao
hơn trước, nhiều thi tập của các vua Trần và quan tướng, nhà
Nho, nhà sư,… số lượng thơ Đường luật Hán tăng mạnh:
Ngũ tuyệt (24 bài)

Tạp ngôn (9 bài)

Ngũ luật (30 bài)

Lục ngôn (2 bài)

Thất tuyệt (135 bài)

Tứ ngôn (8 bài)

Thất luật (325 bài)
-

Nội dung đa dạng: Cảm hứng thiên nhiên, tôn giáo, yêu nước,
thế sự, nhân đạo,…

-

Tác giả tiêu biểu: Trần Nhân Tông, Trần Tung, Trần Quang
Triều, Trần Nguyên Đán,…


3.2
-

Giai đoạn 2: XV – XVII

Nội dung: Cảm hứng thiên nhiên, tôn giáo, yêu nước, thế sự,
nhân đạo,…

-

Hình thức thơ: đa dạng, nhiều tác giả

-

Tác giả tiêu biểu:
+ Nguyễn Trãi (21 bài các thể thất tuyệt, ngũ luật, trường
thiên, ca hành, 81 bài thơ thất luật)
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm (11 bài thất tuyệt, trường thiên, 55 bài
thất luật)

3.3
-

Giai đoạn 3: XVIII – giữa XIX

Nội dung: cảm hứng thiên nhiên, tôn giáo, yêu nước, thế sự,
nhân đạo,…

-


Hình thức thơ: đa dạng, nhiều tác giả

-

Tác giả tiêu biểu:
+ Nguyễn Du (60 bài các thể thất tuyệt, ngũ tuyệt, ngũ luật, cổ
phong, trường thiên, 189 bài thất luật).
+ Cao Bá Quát: số lượng lớn nhất thuộc các thể thơ ngoài thất
luật.
3


3.4
-

Giai đoạn 4: nửa cuối XIX

Nội dung: Cảm hứng thiên nhiên, tơn giáo, u nước, thế sự,
nhân đạo,…

-

Hình thức thơ: đa dạng, nhiều tác giả

-

Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Khuyến, Nguyễn Quang Bich, Nguyễn
Xn Ơn, Nguyễn Thơng,…


4. Đặc trưng nghệ thuật
4.1 Mơ hình cấu trúc bài Đường luật thất ngơn bát cú.
-

Quy phạm bài Đường luật:
+ Luật Bằng Trắc – hệ thống ngang: luật bằng, luật trắc (tính
theo chữ thứ nhì của câu đầu), “Lệ bát luân” (nhất tam ngũ bất
luận, nhị tứ lục phân minh)
+ Niêm – hệ thống dọc: câu trên niêm (tính) với câu dưới: bằng
niêm với bằng: trắc niêm với trắc, (tính theo chữ thứ nhì), 1 – 8,
2 – 3, 4 – 5, 6 – 7.

-

Vần: độc vận, vần bằng: 2 cách: Hạn vận, phóng vận.

-

Cấu / Bố cục: Phá đề - Thừa đề, thực (lĩnh), luật (cảnh), kết.

-

Đối: 2 câu thực và 2 câu luận phải đối nhau từ cặp.

-

Mơ hình bài luật thi

4.2 Vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ Thất ngôn bát cú
4.2.1 Về nhịp điệu:

- Sự “đối lập”, “đối chọi” luân phiên các thanh điệu B – T.
- Sự đối lập “tuần tự” của các vần chân B – T
- Việc sử dụng các hình thức hài thanh, sóng âm thanh, “đối
lập” biến hòa, hài hòa,…
=> Hiệu quả nghệ thuật: tạo nên những mối quan hệ tương
quan mật thiết, nâng đỡ và bao hàm nhau, sự chuyển vần năng
động của câu thơ là “hình thức tạo nghĩa”, có giá trị mơ phỏng,
tạo tác, truyền dẫn cảm xúc, ý nghĩa của bài thơ.
4.2.2 Về đối nghĩa
- Đối thanh, đối ý, đối liên (sự đối chọi giữa những câu “đối” và
“khơng đối”, bình đối, tiểu đối, đối tương đồng, tương phản.
4


=> Kiểu kết cấu song hành/ đối ngẫu (ngang dọc toàn hệ thống, “hệ
thống được tạo thành bằng những yếu tố đối lập ở mọi cấp độ (âm
thanh, từ pháp, cú pháp, tượng trưng). Giữa các cấp độ ấy có cả 1
mạng lưới các tương quan,… nâng đỡ nhau, bao hàm lẫn nhau =>
đặc trưng của luật thi
- Vẻ đẹp đối xứng, các liên thơ/ câu thơ soi chiếu lẫn nhau, bao hàm
tương hỗ, làm sáng tỏ nhau, tạo nên ý nghĩa khái quát, biểu trưng.
- Nghệ thuật đối ngẫu là “trị chơi phức tạp”, là “hình thức tạo
nghĩa”.
I.

II. Thơ Đường Luật Nôm
1. Khái niệm

Đặc điểm thơ Nôm Đường luật : bao hàm những bài thơ viết bằng
chữ Nôm theo luật Đường hoàn chỉnh và cả những bài viết theo

Đường luật phá cách, những bài có xen câu ngũ ngơn, lục ngôn vào
thơ thất ngôn.
- Sử dụng chữ Nôm làm chất liệu, sử dụng câu thơ tiếng Việt làm cơ
sở
- Chú trọng tổng kết cuộc đời, viết về những giá trị, kinh nghiệm hay
tư tưởng.
- Sử dụng thành ngữ, hình ảnh để chuyển tải ý nghĩa, tình cảm của
tác giả
- Thơ Nôm Đường luật dựa vào truyền thống và kinh nghiệm để
chuyển tải ý nghĩa và cảm xúc
- Hướng tới chân lý và lý tưởng, viết về những giá trị cao đẹp của
cuộc sống
1. 1.1 Phân loại thơ Nôm Đường luật
- Có sự kết hợp giữa yếu tố Nơm là những gì thuộc về dân tộc : dân
dã, bình dị và yếu tố & Yếu tố Đường luật là những gì tiếp thu từ
nước ngồi : tao nhã, ước lệ
- Câu thơ ngũ ngôn, lục ngôn là hiện tượng khá tiêu biểu góp phần
nhận diện thơ Nơm Đường luật với thơ Đường luật nói chung. ( đan
xen trong bài thất ngôn )
5


- Những dạng thơ tiêu biểu :
+ Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt.
+ Lục ngôn : thơ lục ngơn hay cịn được gọi là thơ sáu chữ. Thơ lục
ngôn được viết xuyên suốt mỗi câu sáu chữ nối tiếp nhau.
+ Ngũ ngôn bát cú (ngũ luật), ngũ ngôn tứ tuyệt (ngũ tuyệt), thơ ngũ
bài.
+ Thơ thất ngôn xen lục ngôn : sự đan xen các câu thơ sáu chữ với
các câu thơ bảy chữ, nhằm tạo ra những kiểu câu thơ mới, những tiết

tấu mới, những vần nhịp mới phù hợp với việc diễn tả tâm trạng của
con người Việt Nam hơn.PGS Lã Nhâm Thìn viết : “ Những câu thơ
sáu chữ... trở thành một trong những cái “ mã “ của thể loại [tr 40 ]
2. 2. Cơ sở hình thành, phát triển của Đường luật Nơm
2.1. Cơ sở hình thành
- Điều kiện văn học:
+ Tiền đề ngơn ngữ, nắm vai trị quan trọng nhất. Về vấn đề ngơn
ngữ, tiếng Việt có sự tương đồng và gần gũi với tiếng Hán ở những
phương diện cơ bản như sự khơng biến hình, sự đơn âm, tuyến tính,
thanh điệu và cách đọc Hán Việt trong tiếng Việt. Như vậy, tiếng Việt
đủ những điều kiện cần thiết để sáng tạo thơ Nôm Đường luật.
+ Về điều kiện thể loại, thơ Đường luật Trung Quốc được xem là thể
thơ hoàn thiện, độc đáo. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
giao tiếp văn học. Đồng thời, thơ Đường luật có tính mơ hình hóa
cao. Chính đặc điểm ổn định và chặt chẽ về mặt kết cấu vừa là một
thử thách vừa là một lợi thế cho sự sáng tạo thơ Nôm Đường luật.
=> Như vậy, điều kiện văn học về mặt ngơn ngữ và thể loại đóng vai
trị quyết định đối với sự hình thành và phát triển thơ Nơm Đường
luật.
- Điều kiện ngồi văn học:
+ Điều kiện về lịch sử: từ sau thế kỉ X lịch sử dân tộc đã có một bước
ngoặt quan trọng và ý nghĩa. Đất nước đã giành được quyền độc lập
và tự chủ Nhà nước phong kiến và nhân dân.
+ Điều kiện về xã hội: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự xuất hiện của thơ
6


Nơm Đường luật chính là sự hình thành của tầng lớp trí thức.
Tuy nhiên những điều kiện kể trên, chỉ là phần ảnh hưởng, tiếp thu,
chuyển hóa thơ Nơm Đường luật. Điều đáng tự hào là sự sáng tạo

một thể thơ dân tộc trong lịch sử văn học Việt Nam. Suy cho cùng,
thơ Nôm Đường luật được sáng tạo bởi sự trưởng thành về ý thức dân
tộc. Hay nói cách khác, chính ý thức dân tộc trưởng thành mới là
điều kiện đầy đủ và quan trọng cho sự hình thành và phát triển của
thơ Nôm Đường luật.
2.2. Sự phát triển của thơ Đường luật Nôm
Thơ Nôm Đường luật ra đời từ thế kỉ XIII, cuối thời nhà Lý đầu thời
nhà Trần. Người đầu tiên đặt nền móng cho thơ Nơm là Hàn Thuyên
nhưng mãi cho đến “ Quốc âm thi tập ” của Nguyễn Trãi ra đời vào
nửa đầu thế kỉ XV và cả Hồng Đức quốc âm thi tập ( nhiều tác giả )
nửa cuối thế kỉ XV văn học chữ Nơm mới bắt đầu được khẳng định.
Người có công lớn đầu tiên xây dựng một lối thơ riêng của Việt Nam –
thơ Nôm Đường luật là Nguyễn Trãi. Lối thơ rất riêng ấy thể hiện ở
các phương diện : xu hướng dân tộc hóa với những câu thất ngơn
xen câu lục ngơn, cách ngắt nhịp ¾ ( thơ Đường luật ngắt nhịp 4/3 ),
bởi việc sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ và cả hình tượng nghệ
thuật đậm đà tính dân dã, dân tộc.
3. 3. Diễn tiến và vị trí của thơ Đường luật Nơm
3.1 Giai đoạn 1 : Từ thế kỉ X – XIV ( hình thành )
-

Thư tịch khơng được lưu giữ đầy đủ, chỉ cịn 1 chút dấu vết ( có
thể ) liên quan đến thơ Đường luật Nơm được ghi trong chính sử
: thơng tin về “ Thơ phú Quốc âm “ của Hàn Thuyên khoảng
năm 1282.

-

Còn một số “ đoạn thơ Đường luật Nôm “ được ghi trong “
truyện văn xuôi “ chữ Hán “ Tổ gia thực lục, Lĩnh Nam chích

quái lục ...; thơ Điểm Bích, thơ Hà Ơ Lơi... “

3.2 Giai đoạn 2 : Từ thế kỉ XV – XVII ( phát triển )
-

Chính thức xuất hiện trong các tập thơ lớn : “ Quốc âm thi tập “
7


( nửa đầu thế kỉ XV ) và Hồng Đức quốc âm thi tập ( nửa cuối
thế kỉ XV ), “ Bạch Vân quốc ngữ thi tập “ ( thế kỉ XVI ), thơ
Nôm của các chúa Trịnh thế kỉ XVII ( Trịnh Căn, Trịnh Cương )
-

Nội dung : cảm hứng thiên nhiên, tôn giáo, yêu nước, thế sự,
nhân đạo, trào phúng...Có xu hướng phá cách, dân tộc hóa về
mặt hình thức: phá vỡ cấu trúc luật thi bằng câu thơ lục ngơn,
ngắt nhịp ¾, sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam
( Quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Hồng Đức quốc
âm thi tập ); sử dụng từ láy, thêm chức năng trào phúng và tự
sự cho thể loại ( Bạch Vân quốc ngữ thi tập, Hồng Đức quốc âm
thi tập ). Thể nghiệm chức năng tự sự với thể loại truyện Nôm
Đường luật : Vương Tường, Lâm Tuyền kỳ ngộ ( Bạch Viên Tôn
Các ), Tô Công phụng sử...

3.3 Giai đoạn 3 : Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX ( đỉnh
cao )
-

Thơ Nôm Đường luật đạt đến mức phát triển rực rỡ song hành

với nhiều thể loại khác của văn học Việt Nam thời trung đại.

-

Chức năng trào phúng của thơ Nơm Đường luật được khẳng
định , đã ít nhiều có phong cách tác giả.

-

Là giai đoạn xuất hiện “ Bà chúa thơ Nôm “ Hồ Xuân Hương với
sự cách tân đột phá. Thơ Hồ Xuân Hương vừa có tác dụng khởi
động vừa làm chuyển hướng sự phát triển thể loại.

-

Nguyễn Cơng Trứ cũng là tác giả có những đóng góp đáng kể
vào q trình dân chủ hóa nội dung, hình thức thơ Nơm Đường
luật : những tình cảm chân thành, phóng khống, cuộc sống đời
thường được diễn đạt bằng lời thơ đơn giản, bình dị

-

Làm nên vẻ đẹp của thơ Nơm thời kỳ này cịn có “ gương mặt
hồi cổ “ Bà huyện Thanh Quan. Nhờ có bà mà tâm hồn dân tộc
được biểu hiện tuyệt vời trong phong cách Đường thi.

3.4 Giai đoạn 4 : Nửa cuối thế kỉ XIX ( thoái trào )
-

Xu hướng trào phúng – trữ tình được tiếp nối trên tồn quốc :

Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Kép Trà, Phan Điện, Tú Quỳ,
8


Cử Trị, Học Lạc, Nhiêu Tâm,...
-

Phát triển tư duy trào phúng thế sự của những giai đoạn trước (
từ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Cơng Trứ, Nguyễn Q Tân... ),
góp phần gia tăng phản ánh hiện thực sinh động, phong phú :
bức tranh làng xã, quang cảnh đơ thị hóa ở Bắc bộ giai đoạn
giao thời cuối thế kỉ XIX...

-

Xu hướng “ trữ tình chính trị “ : Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn
Trị, Bùi Hữu Nghĩa...

4. Vị trí của thơ Đường luật Nôm
Với tư cách là một thể loại văn học, thơ Nôm Đường luật kém phát
triển từ sau cuối thế kỉ XIX. Đáp ánh nhu cầu phản ánh và nhu cầu
thưởng thức mới, văn học dân tộc xuất hiện những thể loại khác thực
hiện tốt chức năng xã hội và chức năng thẩm mĩ mà Đường luật Nôm
không vươn tới được. Là một thể loại văn học, Đường luật Nôm đi vào
thời kì suy giảm nhưng thể Đường luật vẫn tìm được chỗ đứng trong
văn học hiện đại, nhất là ở thơ trào phúng.
III.

Phần khảo sát thể loại tác phẩm Đường luật Hán


Tìm về với thơ Đường luật Nguyễn Trãi, người đọc thấy được tài năng
bậc thầy trong việc sử dụng nơn ngữ cũng như việc thể hiện tư tưởng
tình cảm của tác giả Nguyễn Trãi. Theo khảo sát chúng ta có thể
thấy, trong 381 bài thơ của Nguyễn Trãi để lại có 2 tập thơ nổi tiếng
“Ức trai thi tập” và “Quốc âm thi tập”, ngoài ra một số các tác phẩm
chữ Hán khác: Bình Ngơ đại cáo, Chí Linh sơn phú, Đề Nam hoa thiền
phòng,… . Tập thơ “Ức trai thi tập” bao gồm 102 bài thơ chữ Hán
viết theo thể Đường luật ngũ ngôn và thất ngôn. Thơ chữ Nôm với
tập thơ “Quốc âm thi tập” gồm 254 bài thơ viết bằng chữ Nôm và
theo thể đường luật, gồm 4 loại: Vô đề, Thời lệnh môn, Hoa hộc mơn,
Cầm thú mơn.
Có tất cả: 359/381 bài thơ viết theo thể Đường luật, chiếm tới
94,2% trong kho tàng thơ Nguyễn Trãi.
- Trong 359 bài thơ viết theo thể đường luật, có:
+ 37/359 bài thơ viết theo thể Thất ngơn tứ tuyệt, chiếm 10,3%
9


+ 129/359 bài thơ viết theo thể Thất ngôn bát cú, chiếm 36%
+ 183/359 bài thơ viết theo thể Thất ngôn xen lục ngôn, chiếm
50,9%
+ 6/359 bài thơ viết theo thể Ngũ ngôn bát cú, chiếm 1,7%
+ 3/359 bài thơ viết theo thể Thất ngôn xen ngũ ngôn, chiếm 0,8%
+ 1/359 bài thơ viết theo thể Ngũ ngôn tứ tuyệt, chiếm 0,3%
- 101/381 bài thơ viết theo thể đường luật bằng chữ hán, chiếm
27,5%
Trong 101 bài đường luật hán, có:
+ 82/101 bài thơ viết theo thể Thất ngôn bát cú, chiếm 81,2%
+ 1/101 bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt, chiếm 1%
+ 12/101 bài thơ viết theo thể Thất ngôn tứ tuyệt, chiếm 11,9%

+ 5/101 bài thơ viết theo thể Ngũ ngôn bát cú, chiếm 4.9%
+ 1/101 bài thơ viết theo thể Thất ngôn cổ phong, chiếm 1%
IV.

Khảo sát đặc trưng thơ ca qua 20 bài thơ

Các bài thơ Đường luật Hán của Nguyễn Trãi đa dạng với nhiều nội
dung, thể loại. Thơ Đường luật Hán của Nguyễn Trãi trong tập Ức trai
thi tập được chia làm 4 giai đoạn, tương ứng với 4 giai đoạn trong
cuộc đời nhà thơ. Để khảo sát đặc trưng thể loại Đường luật chữ Hán
trong thơ Nguyễn Trãi, chúng tôi lựa chọn 20 bài thơ có cảm hứng
thiên nhiên và bức tranh thiên nhiên kì vĩ, được thể hiện dưới các
hình thức thơ Đường luật khác nhau. Lần lượt là các bài: Hạ nhật
mạn thành (1), Thu nhật ngẫu thành, Chu trung ngẫu thành kỳ 1, Hí
đề, Thu dạ khách cảm kì I, Bạch Đằng hải khẩu, Lâm cảng dạ bạc,
Đề thạch trúc oa, Đề Yên tử sơn Hoa Yên tự, Thu dạ khách cảm kỳ II,
Vân Đồn, Vãn lập, Tĩnh yên vãn lập, Mộ xuân tức sư, Mộng sơn trung,
Đề Bá Nha cổ cầm đồ, Trại đầu xuân độ, Dục Thúy sơn, Thính vũ và
Tiên Du tự.
1. Vận
Số chữ và số câu trong thơ Đường luật được Nguyễn Trãi sử dụng
khá linh hoạt. Nhưng phổ biến nhất, vẫn là thể thất ngôn bát cú
đường luật và thể thất ngôn tứ tuyệt. Cách gieo vần trong thơ Đường
10


luật của Nguyễn Trãi cũng rất tuân thủ nguyên tắc và luật lệ của luật
thi. Có khi là độc vận, có khi là liên vận, chẳng hạn có thể dẫn ra
những câu thơ
Đạm yên sơ vũ vãn mô hồ,

Thuỷ sắc thiên quang bán hữu vô.
Vạn cổ càn khôn thanh cảnh trí,
Hải sơn vị ngã xuất tân đồ.
(Tĩnh yên vãn lập)
Trong bài thơ Tĩnh yên vãn lập, với thể thơ thất ngôn bát cú đường
luật, Nguyễn Trãi đã gieo “vần ô” ở cuối các câu thơ 1, 2, 4, các chữ
hiệp vần với nhau lần lượt là “hồ - vô – đồ”. Các vận được gieo rất tự
nhiên và tài tình khiến cho chúng không trùng nhau. Nguyễn Trãi
gieo vần bằng khiến nhịp thơ nhẹ nhàng, khung cảnh như tĩnh lại, có
hồn hơn và n bình thêm.
Bên cạnh độc vận được gieo rất chỉnh, Nguyễn Trãi cũng có những
bài thơ gieo cách vận , có thể dẫn ra các câu thơ sau:
Lộ nhập Vân Đồn sơn phục sơn,
Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan.
Nhất bàn lam bích trừng minh kính,
Vạn hộc nha thanh đỏa thuý hoàn.
Vũ trụ đốn thanh trần hải nhạc,
Phong ba bất động thiết tâm can.
Vọng trung ngạn thảo thê thê lục,
Đạo thị phiên nhân trú bạc loan.
(Vân Đồn)
Ở trong bài thơ này, Nguyễn Trãi đã sử dụng cách gieo vần có phần
mới mẻ, ít được sử dụng trong thể thơ Đường luật. Cước vận ở câu 2
và câu 6 hiệp vần với nhau, cước vận ở câu 4 và câu 8 lại hiệp với
nhau. Vận gieo linh hoạt, tạo nên sự mới mẻ và cách rất riêng của
Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, trong câu số 1 của bài thơ này, Nguyễn Trãi
đã lạc vận. Vần được gieo ở câu thơ số 2 là vần “an”, tuy vậy cước
vận ở câu 1 lại là vần “ơn”. Thế nhưng, bài thơ vẫn trong một chỉnh
11



thể hài hịa.
Theo khảo sát của chúng tơi ở 20 bài thơ đường luật Hán, cũng có
trường hợp Nguyễn Trãi lạc vận, các vần tại các số câu theo quy định
gieo khơng được chỉnh. Ví dụ như các câu thơ:
Bàng thạch di tài trúc kỷ can,
Linh lung sắc ánh bích lang can.
Yên sao lộ trích y thường lãnh,
Địa cốt vân sinh chẩm điệm hàn.
U trí dĩ ưng trần ngoại tưởng,
Thanh tiêu hoàn ái tuyết trung khan.
Song tiền nguyệt bạch cung giai thưởng,
Thối thực liêu tương ngụ tạm hoan.
(Đề Thạch Trúc Oa)
Bài thơ được Nguyễn Trãi gieo vần “an” ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6.
Nhưng chúng ta có thể thấy được hai vấn đề về vận trong các câu
thơ trên. Thứ nhất, theo nguyên tắc gieo vần của thơ Đường luật, các
chữ được gieo vần không được giống nhau. Nhưng ở câu thơ thứ 1 và
câu thơ thứ 2, Nguyễn Trãi gieo hai chữ “can – can” giống nhau. Thứ
hai, ở câu thơ thứ 8 không hiệp vần với các câu thơ trên mà lại gieo
vần “oan”. Tuy vậy, về mặt phát âm thì hai vần này gần giống nhau,
vì vậy mà khơng ảnh hưởng đến nhịp điệu của tổng thể cả bài. Cả
bài thơ vẫn rất hài hịa, Nguyễn Trãi lạc vận như khơng hề lạc. Trong
tổng số 20 bài chúng tơi khảo sát, có 3 bài Nguyễn Trãi đã không
gieo được đúng vần, nhưng lại gieo vào các vần có cách phát âm gần
giống, như vần “iên – uyên” (Hạ nhật mạn thành kỳ 1) hay vần “a –
oa” (Hí đề).
2. Luật Bằng trắc, niêm
Thơ Đường luật nghiêm ngặt về quy tắc, không chỉ gieo vần mà còn
quy định rất nghiêm về luật bằng trắc. Theo khảo sảt của chúng tôi,

trong 20 bài thơ Đường Luật Hán đa số là các bài thơ được làm theo
luật bằng vần bằng, cụ thể với số liệu 14/20 bài. Còn lại là luật trắc
vần bằng, thường là các bài thấy ngơn bát cú. Có thể dẫn ra một bài
12


như sau:
Sóc phong xung hải khí lăng lăng,
T

B

B

T T

B

B

Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.
B

T

B

B

T


T

B

Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc,
T

T

B

B

B

T

T

Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng.
B

B

T

T

T


B

B

Quan hà bách nhị do thiên thiết,
B

B

T

T B

B

T

Hào kiệt công danh thử địa tằng.
B

T

B

B

T

T


B

Vãng sự hồi đầu ta dĩ hĩ,
T

T B

B B TT

Lâm lưu phủ ảnh ý nan thăng.
B

B

T T

T B

B

(Bạch Đằng hải khẩu)
Hay bài thơ được gieo luật trắc, vần bằng sau :
Bàng thạch di tài trúc kỷ can,

hoan.

Linh lung sắc ánh bích lang can.

B T B B T T B,


Yên sao lộ trích y thường lãnh,

B B T T T B B.

Địa cốt vân sinh chẩm điệm hàn. B B T T B B T,
U trí dĩ ưng trần ngoại tưởng,

T T B B T T B.

Thanh tiêu hoàn ái tuyết trung

B T T B B T T,

khan.

B B B T T B B.

Song tiền nguyệt bạch cung giai

B B T T B B T,

thưởng,

T T B B T T B.

Thối thực liêu tương ngụ tạm
Không chỉ tuân thủ chặt chẽ về luật, thơ Đường luật chữ Hán của
Nguyễn Trãi còn rất chỉnh về niêm. Trong phạm vi 20 bài thơ chúng
tôi khảo sát, khơng có bài nào thất niêm. Các câu chữ được gieo tuân

13


thủ theo luật bằng trắc tạo nên tính nhạc điệu cho bài thơ. Sự phối
hợp nhịp nhàng của âm thanh, những thanh bằng trắc xen kẽ nhau
rất thích hợp để miêu tả cảnh thiên nhiên thêm sinh động, hiện lên
yên tĩnh, diễm lệ. Cách thể hiện tình cảm của nhà thơ trong bài thơ
cũng trở nên mạnh mẽ hơn, vừa xót thương cho hồn cảnh thế sự
đất nước, vừa suy ngẫm về vận mệnh đời người.
3. Đối
Người xưa cho rằng, thơ Đường luật mà khơng có đối thì khơng phải
là thơ Đường luật. Đối được xem như cái hồn của thơ Đường luật ,
một bài thơ hay là một bài đối rất chỉnh. Thơ Đường luật chữ Hán của
Nguyễn Trãi xuất hiện đối ở tồn bộ các bài thất ngơn bát cú và ngũ
ngôn bát cú. Theo như bảng khảo sát 20 bài thơ, chúng tôi thấy rằng
các bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt hay ngũ ngôn tứ tuyệt
đối rất ít, khơng phát hiện sự đối nào ở các cặp câu.
Qua khảo sát 20 bài thơ Đường luật Hán viết về cảm hứng thiên
nhiên, chúng tôi nhận thấy đa số nhà thơ sử dụng nghệ thuật đối
tương hỗ hay còn là phép chỉnh đối. Bảng thống kê như sau:
STT Tên bài

Đối

Đối

Lưu

Đố


Tiểu

Đối

tươn

tươn

thủy



đối

chéo

g hỗ

g

đối

phản
1
2
3

Hạ nhật mạn thành (1)
Thu nhật ngẫu thành
Chu trung ngẫu thành


X
X

4
5
6
7
8
9

kỳ 1
Hí đề
Thu dạ khách cảm kì I
Bạch Đằng hải khẩu
Lâm cảng dạ bạc
Đề thạch trúc oa
Đề Yên tử sơn Hoa Yên

10
11

tự
Thu dạ khách cảm kỳ II X
Vân Đồn
X

X
X
X

X
X
X
X

X

X
X
X
X
X

X
14


12
13
14
15
16
17
18
19
20

Vãn lập
Tĩnh yên vãn lập
Mộ xuân tức sư

Mộng sơn trung
Đề Bá Nha cổ cầm đồ
Trại đầu xuân độ
Dục Thúy sơn
Thính vũ
Tiên Du tự

X
X
X

X

Trước tiên về nghệ thuật đối tương hỗ, chúng ta thấy được những
câu thơ đối rất chỉnh trong bài Lâm cảng dạ bạc:
Thuyền song/ khách dạ/ tam/ canh vũ,
DT
B

DT
B

T

ST
T

B

DT

B

T

Hải khúc/ thu phong/ thập/ trượng đào.
DT
T

T

DT
B

ST
B

T

DT
T

B
(Lâm cảng dạ bạc)

(Bên cửa thuyền khách mưa rơi suốt ba canh
Trong vịnh biển gió thu thổi dâng sóng lên cao
mười trượng)
Trong hai câu thơ trên, về từ loại trong phép đối được tác giả sắp xếp
rất chỉnh .Qua đó nhằm thể hiện tấm lòng đau đáu với vận nước của
người thi nhân, sau những năm tháng hào hùng dốc tâm trí cho sự

nghiệp. Nay người gặp cảnh mà cảm động, tiếc nuối, trăn trở một
tiết lý nhân sinh trong cái vô cùng của vũ trụ là đời người. Không chỉ
đối rất chỉnh về từ loại, Nguyễn Trãi cịn tài tình khi đưa ra câu đối
cũng rất chỉnh về thanh điệu bằng trắc. Các yếu tố ngôn ngữ nằm
trong thế song hành, cân chỉnh và liên kết chặt chẽ đến mức nếu bớt
đi một câu thơ trong liên, thì câu thơ cịn lại mất đi ý nghĩa về mặt
nghệ thuật.
Hay trong bài thơ Bạch Đằng hải khẩu, có thể dẫn ra một phép đối
như sau để chúng ta khâm phục cái tài của Nguyễn Trãi. Với lối đối
15


chỉnh, đảo ngữ và so sánh độc đáo, nhà thơ đã diễn tả địa hình hiểm
trở nơi Bạch Đằng. Tuy nhiên ý thơ không chỉ đơn thuần khắc họa về
địa thế mà còn ẩn dụ cho lớp giặc dữ bị thua thảm thất bại dưới ý chí
của dân tộc ta. Cửa biển Bạch Đằng vừa mang nét đẹp hùng vĩ vừa
là nơi ghi dấu những chiến tích oai hùng của dân tộc.
Ngạc đoạn/ kình khoa sơn/ khúc khúc,
ĐT
T

T

ĐT
B

DT

B


B

T

T

Qua trầm/ kích chiết ngạn/ tằng tằng.
ĐT
B

B

ĐT
T

T

DT
T

B

B
(Bạch Đằng hải khẩu)

(Nhìn núi từng khúc, như cá mập, cá sấu bị chặt
từng đoạn,
Nhìn bờ từng lốp, như giáo kích gươm đao bị gãy
chìm.)
Nghệ thuật đối tương phản cũng xuất hiện trong 20 bài thơ chữ Hán

chúng tôi đã khảo sát của Nguyễn Trãi. Trong bài thơ Bạch Đằng hải
khẩu, nghệ thuật đối xuất hiện trong hai câu đề. Đây là vị trí đối đặc
biệt, khi bài thơ vừa được đảm bảo hai phép đối như trong luật thi:
Sóc phong xung hải khí lăng lăng,
Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng.
(Bạch Đằng hải khẩu)
(Cửa biển lồng lộng, gió bấc thổi băng băng;
Buồm thơ nhẹ lướt qua sông Bạch Đằng.)
Hai câu thơ với hai sắc thái khác nhau của con sông Bạch Đằng, gọi
tả cảnh biển vừa hùng vĩ, vừa lớn lao song cũng rất thơ mộng và trữ
tình nơi Bạch Đằng giang. Các từ ngữ mạnh diễn tả sự chuyển động
mạnh mẽ, sự hùng vĩ, dữ dội của cửa biển Bạch Đằng lúc vào đông.
Đối lập với sự mênh mơng, rộng lớn là hình ảnh cánh buồm nhẹ
nhàng lướt qua. Câu thơ thứ hai mang nét thơ mộng, trữ tình với hình
ảnh cánh buồm nhẹ lướt. Phép đối tạo ra sự cân bằng và hài hòa cả
16


về thi pháp lẫn nội dung biểu hiện.
Ngoài đối tương hỗ và tương phản, lưu thủy đối cũng xuất hiện
thường xuyên trong nghệ thuật thơ ca Đường luật Hán Nguyễn Trãi.
Lưu thủy đối hiểu là mạch ý câu trên trôi chảy như nước, tràn xuống
câu dưới làm trọn vẹn ý nghĩa của câu dưới. Theo khảo sát của
chúng tôi trong 20 bài thơ, lưu thủy đối xuất hiện 4/20 bài và nằm ở
thể thơ thất ngôn bát cú.
Vũ trụ nhãn cùng thương hải ngoại,
Tiếu đàm nhân tại bích vân trung.
(Đề Yên Tử sơn Hoa Yên tự)
(Vũ trụ thâu hết trong tầm mắt ở ngồi biển
xanh,

Tiếng người cười nói từ mây biếc vọng tới.)
Nếu như xét các từ loại trong hai câu thơ theo quy tắc của phép
chỉnh đối, thì sẽ thấy rằng các chữ trong câu đối không chỉnh với
nhau. Tuy nhiên về mặt hàm ý, ý của câu thứ nhất là tiền đề để hiểu
câu thứ hai, hai câu gắn kết không tách rời. Nếu thiếu đi ý một trong
hai câu thì câu cịn lại sẽ khơng trọn vẹn. Ngụ ý của Nguyễn Trãi ở
hai câu thơ này là giữa vũ trụ, giữa đất trời mênh mông của tổ tiên,
nhân dân ta đã oai hùng chống lại giặc ngoại xâm , là nơi dân ta đặt
chân lên làm chủ, cười cười nói nói hiên ngang giữa mây trời . Hai
câu thơ đã thể hiện được niềm tự hào, tình u nước của Nguyễn Trãi
đối với non sơng gấm vóc, thứ mà ông dâng hiến cả cuộc đời .
Tiếp theo, đối ý chính là phép đối thường được dùng trong các bài
thơ Đường luật. Đối ý không quy định chặt chẽ về từ loại ở câu đối,
nhưng hàm ý của chúng phải đối nhau thì mới được tính là đối. Trong
số 20 bài thơ được khảo sát, chúng tôi thấy đây là phép đối được
Nguyễn Trãi thường sử dụng sau đối tương hỗ và lưu thủy đối.
Phong cảnh khả/ nhân thi/ nhập hoạ,
Hồ sơn mãn/ mục tửu/ doanh tôn.
(Chu trung ngẫu thành kỳ 1)
(Phong cảnh khá khiến cho cảm thấy hứng thi
17


và hoạ
Núi và hồ trơng thỏa mắt nhìn, khiến chén rượu
đầy)
Trong hai câu thơ trên, Nguyễn Trãi đã sử dụng phép đối ý để tải đạo
lý, bài học cho người đời. Nguyễn Trãi đã khôn khéo mượn cảnh tả
người, tả cảnh là để bộc lộ lỗi niềm của con người mưu việc lớn chưa
thành. Hoặc với hai câu thơ luận trong bài thơ Lâm cảnh dạ bạc,

phép đối ý đã thể hiện trọn vẹn nỗi niềm yêu nước thương dân của
Nguyễn Trãi vẫn đau đáu trong từng giấc mơ:
Mạc ngoại/ hư danh/ thân thị huyễn,
Mộng trung/ phù tục/ sự kham phao.
(Lâm cảnh dạ bạc)
(Danh hảo bỏ ra ngoài, thân này cũng là ảo
Đời phù dung tục luỵ trong giấc mộng đáng bỏ đi)
Ở câu trên, Nguyễn Trãi tỏ ý cái danh bên ngồi chỉ là hão huyền,
khơng có thật. Tuy vậy thì ở câu dưới, chúng ta cảm nhận được giấc
mộng lớn của thi nhân. Dù đã có được danh vọng, nhưng cái danh ấy
khơng có thực khi sự nghiệp lớn cả đời chưa làm được. Chính sự cân
đối hài hòa làm nổi bật hơn nữa lòng yêu nước và giấc mộng cống
hiến của Nguyễn Trãi.
Cuối cùng, trong nghệ thuật đối của thơ Đường luật Hán Nguyễn Trãi
thì khơng thể khơng nhắc tới tiểu đối. Tiểu đối là hình thức đối xứng
trong một câu thơ hoặc hai đoạn thơ liền nhau. Trong 20 bài thơ
khảo sát, tiểu đối xuất hiện chủ yếu ở các bài thơ ngũ ngôn bát cú.
Bài thơ Dục thúy sơn của Nguyễn Trãi sử dụng tiểu đối ở hai câu
thực:
Liên hoa/ phù/ thuỷ thượng,
Tiên cảnh/ truỵ/ nhân gian.
(Dục Thúy Sơn)
(Hoa sen nổi trên mặt nước,
Ðúng là cảnh tiên nơi cõi trần.)
Trong câu thơ thứ nhất “Liên hoa” đối với “thủy thượng” và ở câu thơ
18




×