Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận cuối kì tư duy sáng tạo và thiết kế ý tưởng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN TƯ DUY SÁNG TẠO VÀ THIẾT KẾ Ý TƯỞNG

Giảng viên:
Mã lớp học phần:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Khoa:

TS Nguyễn Thùy Linh
LIT1054


Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2021

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên cho em xin gửi lời cảm ơn đến TS. Nguyễn Thùy Linh đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ tận tình chúng em trong học phần “ Tư duy sáng tạo và
thiết kế ý tưởng” trong học kì vừa qua. Những kiến thức mà cô truyền tải không
chỉ giúp em có thể hồn thành chương trình học của học phần cũng như bài tiểu
luận này mà đó cịn là hành trang cho em trong năm tháng đại học và cuộc sống
sau này.
Với khả năng tư duy và vốn kiến thức cịn hạn chế bài tiểu luận của em
khơng thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được cơ góp ý để bài tiểu luận
của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
Câu I Những hiểu biết về tư duy thiết kế

1

1. Khái niệm

1

2. Các bước quy trình tư duy thiết kế

1

2.1 Thấu cảm (Empathise)

2

2.2 Xác định vấn đề (Define)

3

2.3 Đề xuất ý tưởng (Ideate)

3

2.4 Tạo mẫu (Prototype)

4


2.5 Kiểm chứng (Test)

5

3.Tính tuần hồn của quy tình tư duy thiết kế

6

4 Lợi ích của tư duy thiết kế

6

5. Ý nghĩa của thấu cảm trong quá trình Tư duy thiết kế và đời sống

7

Câu II Lập kế hoạch Odessey cho tương lai của bản thân
1. Cuộc đời số 1: Cuộc đời mơ ước

7
7

2. Cuộc đời số 2: Cuộc đời không như mơ

10

3. Cuộc đời số 3: Cuộc đời bình yên

11



ĐỀ BÀI
Câu I (4 điểm): Hãy nêu những hiểu biết của anh chị về quy trình tư duy
thiết kế ( Design thinking): các bước, các giai đoạn, tính tuần hồn và lợi ích của
Tư duy thiết kế. Thấu cảm có ý nghĩa như thế nào trong quá trình Tư duy thiết kế
và đời sống của chúng ta?
Câu II (6 điểm): Anh/ chị hãy lập kế hoạch Odessey cho tương lai của bản
thân với ba phương án được thuyết trình cụ thể (có nhan đề, khoảng thời gian, nội
dung cụ thể, các câu hỏi đặt ra, thang đo về nguồn lực, sự thích thú, sự tự tin và
tính thống nhất).
BÀI LÀM
Câu I Những hiểu biết về tư duy thiết kế
1. Khái niệm
Tư duy thiết kế là một quá trình lặp đi lặp lại khơng ngừng của các hoạt
động như tìm cách thấu hiểu những mong muốn, khó khăn mà người dùng đang
gặp phải hoặc những tình huống mang tính giả định, xác định đúng trọng tâm vấn
đề, tạo ra các ý tưởng, các giải pháp sáng tạo và tiến hành tạo mẫu trên ý tưởng mà
bạn cho là khả thi sau đó là thử nghiệm. Trong buổi diễn đàn TED Tim Brown,
CEO của IDEO cũng từng cho rằng “Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận lấy con
người làm trung tâm (human-centered) đối với sáng tạo cách tân (innovation), sử
dụng các bộ công cụ của nhà thiết kế, để gắn kết nhu cầu (desirability) của con
người, tính khả thi (feasibility) của cơng nghệ và tính bền vững (viability) của kinh
doanh”
2. Các bước quy trình tư duy thiết kế
Quy trình tư duy thiết kế bao gồm năm bước sau: thấu cảm(empathise), xác
định vấn đề( define), đề xuất ý tưởng( ideate), tạo mẫu( prototype), kiểm chứng
(test).
D
e


1


Empathise

Define

Ideate

(Nguồn
ảnh:
vi.cleanpng.com,
aquadentalclinic.co.ke)

Prototype

timviec365.com.vn,

Test

internet,

2.1 Thấu cảm (Empathise)
Thấu cảm là bước đầu tiên của quy trình tư duy thiết kế, đó là việc tìm ra
nhứng mong muốn, những khó khăn với đối tượng cốt yếu hướng đến là người
dùng, là bước đầu nhưng lại là bước rất quan trọng để xác định vấn đề, hình thành
sản phẩm một cách hồn thiện nhất và quan trọng hơn cả là sản phẩm mà chúng ta
làm ra sẽ được người dùng đón nhận. Việc thấu cảm được người dùng không phải
là một điều đơn giản bởi thấu cảm đòi hỏi phải xuất phát từ suy nghĩ khách quan
nếu chỉ đơn thuần là thấu cảm xuất phát từ chính suy nghĩ chủ quan của tác giả hay

khảo sát và phỏng vấn những nhu cầu của người dùng một cách hời hợt, qua loa
thì sản phẩm mà bạn tạo ra chưa hẳn là thứ được người dùng đón nhận và cũng
chẳng ai sẵn sàng bỏ ra một số tiền để mua sản phẩm đó, đương nhiên sản phẩm ấy
sẽ nhanh chóng bị lãng quên, bị đào thải trong thị trường.Một sản phẩm thành công
là một sản phẩm phải là một sản phẩm có thể đáp ứng những nhu cầu, có khả năng
giải quyết những vấn đề mà người dùng đang gặp phải, khiến cho khách hàng chú
ý tới và sẵn sáng bỏ tiền ra để mua sản phẩm mới đó chứ khơng phải sẽ sản xuất ra
sản phẩm mà ta nghĩ sẽ phù hợp với người dùng. Điều này có nghĩa là, việc bỏ
qua những ý kiến và những nhận định chủ quan của bản thân người thiết kế là điều
cần thiết để có thể hiểu sâu sắc về người dùng và nhu cầu của họ.

2


( Hình ảnh minh họa thấu cảm. Nguồn ảnh: cask.vn)
Để cảm nhận những nhu cầu của người dùng và tư duy hợp lý hơn, thấu cảm
thường được thực hiện thông qua các hoạt động nhưn khảo sát bằng bảng hỏi hay
phỏng vấn trực tiếp. Ở bước này ta xác định được những khó khăn và nhu cầu của
người dùng. Bước thấu cảm là một bước đầu nhưng lại có vai trị rất quan trọng, nó
sẽ quyết định xu hướng sản phấm và sự thành công của ý tưởng. Điều này được thể
hiện khá rõ thơng qua ví dụ sau: sự ra đời của xe đạp là thành quả của các nhà
nghiên cứu, nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi lại của con người nhưng xe đạp
không thể giải quyết được những khó khăn của con người nếu muốn di chuyển với
qng đường xa đó là lí do có sự ra đời của xe máy nhưng càng về sau nhu cầu của
con người ngày càng cao hơn những mẫu mã xe máy được thay đổi liên tục là chưa
đủ mà cần phải có sự ra đời của ơ tơ hay máy bay mới có thể đáp ứng được nhu
cầu về an toàn của con người. Nhu cầu của con người thay đổi theo sự phát triển
của từng thời đại vì thế nếu khơng có sự thấu cảm linh hoạt thì sẽ không thể tạo ra
được một sản phẩm thành công.
2.2 Xác định vấn đề (Define)

Xác định vấn đề là bước thứ hai trong quy trình tư duy thiết kế, ở bước này
người thiết kế sẽ tổng hợp các dữ liệu cũng như dữ kiện ở bước thấu cảm sau đó
liên kết chúng với nhau rồi phân tích để tìm ra vấn đề mà người dùng đang gặp
phải cũng chính là thứ mà chúng ta đang hướng tới. Đối với bước này, chúng ta sẽ
phân tích xu hướng, mơ hình trong những thơng tin có được để hiểu rõ vấn đề
ngồi ra cũng phải tiến hành thảo luận cũng như bàn bạc để xác định đúng trọng
tâm của vấn đề. Để làm được điều đó, ta cần phải xác định người dùng là trung
tâm, đặt mình vào vị trí của người dùng. Đặc biệt là chúng ta phải xác định được
những vấn đề sau: khó khăn, thuận lợi, tình trạng của vấn đề và mục tiêu mà ta
muốn hướng tới. Xác định đúng được vấn đề là cơ sở để định hướng đúng giải
pháp mang hiệu quả giá trị cao nhất.

3


( Hình ảnh minh họa xác định vấn đề. Nguồn ảnh: vietquality.vn)
2.3 Đề xuất ý tưởng (Ideate)
Thông qua thông tin cơ bản và sự đồng cảm có được từ quá trình thấu cảm
và xác định vấn đề, chúng ta cần phải tìm ý tưởng, giải pháp .Trong bước này,
chúng ta cần phải đưa ra được nhiều ý tưởng để có nhiều sự lựa chọn cho giải pháp
hơn nữa cần phải xem xét nhiều giải pháp cho một vấn đề, một mặt để nhìn tổng
thể vấn đề, một mặt để tìm hiểu những chi tiết cụ thể của vấn đề. Từ những suy
nghĩ và bàn bạc đó sẽ đưa ra quyết định về một ý tưởng được cho là khả thi nhất để
tiến hành thực hiện bước thứ 4.

( Hình ảnh minh họa đề xuất ý tưởng. Nguồn ảnh: crmviet.vn)

4



2.4 Tạo mẫu (Prototype)
Sau khi đã chọn được ý tưởng ở bước 3, ta cần phải hữu hình hóa ý tưởng
bằng những sản phẩm mẫu. Khi tiến hành đến bước này, ta sẽ thấy rõ hơn cũng
như chấp nhận vấn đề gặp phải và các vấn đề xung quanh giải pháp được chọn từ
đó có những điều chỉnh hợp lí hơn.Trong bước này chúng ta sẽ hoạch định cũng
như phác họa sản phẩm một cách chi tiết nhất về các khía cạnh như giá thành, thiết
kế. Đưa ra lựa chọn hợp lý ở bước này sẽ giúp giảm rủi ro về các chi phí ngun
liệu, gia cơng… Trong bước này chúng ta sẽ phải đối mặt với hàng loạt câu hỏi
như: Các vấn đề có khả năng giải quyết được hay không ? Giải pháp nào sẽ đạt
hiệu quả cao nhất ? Thiết kế này liệu có phù hợp? đồng thời chúng ta sẽ phải trả lời
cho các câu hỏi đó. Các sản phẩm tạo mẫu thử được hồn thiện và cải tiến dựa trên
những đánh giá của người dùng sau khi dùng thử cùng với những kiểm tra và
nghiên cứu một cách kĩ lưỡng nếu sản phẩm không đạt yêu cầu sẽ bị thay đổi cho
hợp lý thậm chí có thể bị loại bỏ.

( Hình ảnh minh hoa tạo mẫu. Nguồn ảnh: hocnghehanoi.edu.vn)
2.5 Kiểm chứng (Test)
Kiểm chứng là bước cuối cùng của quy trình tư duy thiết kế. Ở bước này
chúng ta sẽ giới thiệu sản phẩm và tiếp nhận những đóng góp ý kiến trước hết ở
trong nội bộ sau đó tiến hành mang những sản phẩm mới đến cho người dùng sử
dụng và thu thập những phản hồi từ họ để cải tiến sản phẩm. Các phản hồi của
5


người dùng cũng như những dánh giá nội bộ chính là yếu tố quan trọng để giúp
phát triển và hoàn thiện giải pháp.Có thể thấy rằng mối người dùng có những
mong muốn cũng như nhu cầu khác nhau do đó nên có sự thử nghiệm trong một
khoảng thời gian nhất định để có thể tiếp thu được nhiều ý kiến mang tính chất đa
chiều bởi cùng một sản phẩm nhưng người A cảm thấy hữu ích cịn người B thì
khơng. Sau khi nhận được những đóng góp ý kiến, người thiết kế sẽ phải bám sát

thực tế, tiến hành bàn bạc cũng như kiểm tra và đảm bảo có những thay đổi phù
hợp để tạo ra những sản phẩm thực sự chất lượng và giải quyết được các vấn đề
của khách hàng.

( Hình ảnh minh họa các bước của bước 5 Test)
( Nguồn ảnh:thietkewebhcm.com.vnangkoo.com thinkingschool.vn)
3. Tính tuần hồn của quy tình tư duy thiết kế
Quy trình tư duy thiết kế là một vịng lặp lại liên tục vì sáng tạo là không
dừng lại và nhu cầu của con người cũng ln được tăng lên mỗi ngày. Có thể thấy
rằng khi bắt đầu thiết kế một sản phẩm một vòng gồm 5 bước của quy trình tư duy
thiết kế đã được thực hiện, sau khi nhận được những phản hồi cũng như những
nhận xét ý kiến người thiết kế tiếp tục cải tiến sản phẩm cho ra đời một sản phẩm
mới, sản phẩm ấy lại tiếp tục đi qua quy trình tư duy thiết kế có thể là 1 lần, 2 lần,
3 lần hay rất nhiều lần nữa để ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng sản phẩm
sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng trong một khoảng thời gian nào. Có
thể thấy sự tuần hồn này thơng qua sự thay đổi cũng như sự ra đời của các dòng
sản phẩm điện tử như điện thoại, ti vi… Quy trình tư duy thiết kế giúp chúng ta
sáng tạo ra giải pháp đột phá và giúp đẩy nhanh quy trình phát triển của sản phẩm
theo vịng tuần hồn: thấu cảm, xác định vấn đề, ý tưởng, tạo mẫu và kiểm chứng
6


để luôn tạo ra những sản phẩm vượt trội hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng khó tính
của người dùng.Trong thực tế, 5 bước trong quy trình tư duy thiết kế có thể bỏ qua
một vài bước hoặc lặp đi lặp lại một vài bước để đạt hiệu quả cao nhất.
4. Lợi ích của tư duy thiết kế
Tư duy thiết kế mang lại nhiều lợi ích trong q trình nâng cao hiệu quả
công việc và cải tiến sản phẩm: Đầu tiên có thể thấy rằng tư duy thiết kế giúp bản
thân người thiết kế nhìn nhận một vấn đề từ nhiều góc độ chứ khơng chỉ bó hẹp
trong cái nhìn cũng như ý kiến và ý muốn chủ quan của bản thân, nhìn nhận đối

tượng mà sản phẩm hướng đến là những nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra việc đi
sâu vào nghiên cứu cũng như giải quyết một vấn đề không chỉ xác định rõ được
bản chất cũng như nguồn gốc vấn đề mà còn giúp nhà thiết kế tiết kiệm thời gian,
cơng sức, tiền bạc. Với vịng tuần hồn liên tục của quy trình tư duy thiết kế, các
tác giả buộc phải không ngừng sáng tạo điều này giúp kích thích sự sáng tạo, thay
đổi tư duy và quan trọng hơn cả là tìm cách giải quyết vấn đề một cách triệt để,
sáng tạo để có thể cải tiến sản phẩm và cạnh tranh. Ngồi ra có thể thấy quy trình
tư duy thiết kế có thể dễ dàng áp dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau nên các nhà
thiết kế có thể thử sức với những lĩnh vực mới, tiếp thu nhiều kiến thức từ các khối
ngành khác. Thêm vào đó, tư duy thiết kế là một cơng việc địi hỏi khả năng làm
nhóm qua đó có thể giúp mọi người có khả năng tiếp xúc và rèn luyện kĩ năng làm
việc teamwork. Việc cải tiến sản phẩm và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng
cũng chính là một điểm mạnh của tư duy thiết kế, điều này không chỉ giúp cho các
cơ sở cũng như các cơng ty tăng hiệu quả kinh doanh mà cịn khiến cho sự đào thải
diễn ra một các nhanh chọng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn buộc nhà thiết
kế khơng ngừng tìm tịi, học hỏi, hợp tác và sáng tạo hiển nhiên điều này sẽ giúp
cho nguồn nhân lực ngày cang được đào tạo một cách khắt khe và chuyên nghiệp
hơn.
5. Ý nghĩa của thấu cảm trong quá trình Tư duy thiết kế và đời sống
Trong quy trình tư duy thiết kế, thấu cảm là bước đầu tiên và có vai trị vơ
cùng qua trọng. Hầu hết mọi người khi bắt đầu xử lý một vấn đề nào đó thì thường
đưa ra giả thuyết chủ quan dựa trên những yếu tố khách quan mà ta vừa tiếp cận,
nhưng sự thấu cảm trong design thinking thì khơng như thế. Sự thấu cảm giúp ta
bỏ qua những suy nghĩ chủ quan của cá nhân và suy nghĩ một vấn đề nào đó qua
nhiều góc độ khác nhau. Nhờ đó mà ta hiểu được người dùng mong muốn điều gì,
những khó khăn, thuận lợi hiện có mà áp dụng vào các bước sau để tạo ra sản
phẩm tốt, hiệu quả hơn. Kết quả của bước này sẽ được sử dụng xuyên suốt trong
tồn bộ q trình design thinking từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc làm ra được
7



sản phẩm nên phải thực hiện bước này vô cùng chuẩn xác. Ngồi ra thấu cảm cũng
giúp chúng ta thốt khỏi những lối mòn trong tư duy để thay đổi và hoàn thiện tư
duy và ý muốn chủ quan của cá nhân, từ đó giúp nhà thiết kế có cái nhìn sâu sắc
hơn về các giải quyết những vấn đề, những tình huống trong quá trình làm việc.
Trong đời sống, việc thấu cảm người khác là một điều vô cùng cần thiết,
chúng ta muốn giúp đỡ ai thì phải hiểu họ cần gì. Thấu cảm giúp chúng ta có một
cái nhìn tồn diện hơn về tất cả mọi thứ xảy ra trong cuộc sống hay đơn gian hơn
là hiểu biết hơn về những người xung quanh từ đó có cái nhìn thấu đấu đáo và
những hành động cẩn trọng, giữ chừng mực và giới hạn, thấu hiểu nhau giúp chúng
ta như tiến lại gần nhau hơn. Sự thấu cảm cũng là chìa khóa hạnh phúc, là cơ sở,
nền tảng để người ta khơng ngừng trau dồi vốn sống và hồn thiện nhân cách bản
thân. Thấu cảm cũng có thể tạo động lực giúp con người giúp đỡ nhau vượt qua
những thăng trầm, biến cố trong cuộc sống, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Câu II Lập kế hoạch Odessey cho tương lai của bản thân
1. Cuộc đời số 1: Cuộc đời mơ ước
Với thời gian thực hiện là 5 năm (2021-2025), kế hoạch của tôi là ra tốt
nghiệp hai trường với bằng giỏi và làm công việc mơ ước từ khi cịn là học sinh
trung học đó chính là giáo viên dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Một số câu
hỏi mà tơi đặt ra cho chính mình: Bản thân sẽ làm gì để hồn thành mục tiêu mà
bản thân đã đặt ra? Bản thân sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi thực hiện
ước mơ ấy?Bản thân sẽ khắc phục những bất lợi như thế nào?

GPA: 3.3

(Nguồn ảnh: quatangmita.com

riba.vn

ejoy- english.com)


Năm 2021 đạt GPA 3.3 ở 2 trường USSH và ULIS, đạt danh hiệu Sinh viên
5 tốt cấp thành phố, nỗ lực cải thiện và học tập hai ngôn ngữ là tiếng Trung là tiếng
Anh.

8


GPA 3.4

( Nguồn ảnh: vnu.edu.vn

ttnn.meta.edu.vn

chinese.com.vn)

Năm 2022 của đạt GPA 3.4 ở hai trường USSH VÀ ULIS, đạt danh hiệu
Sinh viên 5 tốt cấp ĐHQG, đạt chứng chỉ ngoại ngữ B1 và HSK 3)

( Nguồn ảnh: tuoitre.vn

careerlink.vn

internet)

Trong năm 2023 của tôi tốt nghiệp loại giỏi ngành Việt Nam Học ở USSH
và ngành ngôn ngữ Trung của ULIS, thuận lợi thực tập ở 1 trung tâm dạy tiếng cho
người nước ngoài và có được chứng chỉ IELTS 7.0

( Nguồn ảnh: nec.edu.vn


baoquangngai.vn

giaoduc.edu.vn)

Trong năm 2024- 2025, tôi sẽ thi đỗ chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và có
được bằng thạc sĩ, sau đó sẽ được làm nhân viên chính thức ở 1 trung tâm dạy
tiếng cho người nước ngoài.

9


Sự thích thú
( Nguồn ảnh: eeiplatform.com

Sự tự tin
irena.org

Tính thống nhất
wcb.ab.ca)

Sự thích thú (80%), sự tự tin (85%) và tính thống nhất (95%) đều có chỉ số
cao là bởi đây là cơng việc mà tơi mơ ước khi cịn là một học sinh cấp 3 hơn nữa
bản thân tơi có niềm đam mê với ngôn ngữ, lựa chọn ngành Việt Nam Học là nơi
gửi gắm thanh xuân 4 năm đại học bởi tơi đã tìm hiểu khá kĩ về ngành học này
cũng như đầu ra và những công việc liên quan của ngành. Ngồi ra tơi là sinh viên
bằng kép ngơn ngữ Trung của ULIS bởi mong muốn học hỏi những kiến thức
chuyên sâu về ngôn ngữ này và bản thân tơi nhận biết được rằng ngồi những kiến
thức về ngơn ngữ ần có kĩ năng nghiệp vụ sư phạm về giảng dạy và những kiến
thức cao hơn ở cao học để phục vụ cho công vệc sau này. Việc xin thực tập cũng là

một trong những mục tiêu mà bản thân tơi đặt ra nhằm tích lũy kinh nghiệm. Thêm
vào đó mục tiêu đạt được các giải thưởng danh giá và chính chữ ngoại ngữ cũng
nhằm đáp ứng những nhu cầu về công việc sau này.
2. Cuộc đời số 2: Cuộc đời không như mơ
Bản thân tôi vẫn giữ khoảng thời gian thực hiên kế hoạch là 5 năm (20212025), nhận thấy được những mục tiêu đặt ra ở cuộc đời mơ ước là quá lớn và
không thể chinh phục được và khơng thể trang trải những chi phí khi học cao học
và lúc này khơng cịn hứng thú với công việc làm giáo viên dạy tiếng việt cho
người nước ngồi tơi chuyển hướng sang làm nhân viên văn phịng của 1 cơng ti
nước ngồi. Một số câu hỏi mà tơi đặt ra đó là: Kế hoạch của mình cần thay đổi
những gì? Mình cần bổ trợ thêm những kĩ năng gì? Làm thế nào để khắc phục
những khó khăn khi chuyển sang 1 hướng mới?
10


GPA: 3.2
( Nguồn ảnh:

estih.edu.vn

Thegioididong.com

riba.vn )

Năm 2021 đạt GPA 3.2 ở hai trường ULIS và USSH, học tập chăm chỉ tiếng
Anh và tiếng Trung, học kĩ năng cơ bản về tin học văn phòng.

GPA 3.3

( Nguồn ảnh:


colorme.vn

internet)

Năm 2022 đạt GPA 3.3 tại 2 trường ULIS và USSH, học các khóa design và
đi thực tập cho 1 công ty.

( Nguồn ảnh: tuoitre.vn

japan.net.vn

hocmarketing.org)

Năm 2023 tốt nghiệp 2 bằng loại giỏi, là nhân viên chính thức của cơng ti,
tiếp tục học các khóa marketing phục vụ công việc.
11


( Nguồn ảnh: insider.tophr.vn

jes.edu.vn

chamamy.com)

Năm 2024-2025, nỗ lực thăng tiến trong công việc, học thêm 2 ngoại ngữ
mới là Hàn và Nhật ngồi mục đích tạo được lợi thế trong cơng việc cịn có thể
kiếm được các cơng việc dịch thuật online giúp tăng thu nhập.

Sự thích thú


Sự tự tin

(
Nguồnảnh:
careermap.co.uk
digitalmarketingstatregie.com

Tính thống nhất
digicheckins.com

Đối với cuộc đời khơng như mơ, sự thích thú của tơi là 70% vì kế hoạch này
khơng hướng tới cng việc mà tơi hằng mong muốn, ngồi ra việc tiếp cận và học
tập một khối kiến thức mới không liên quan gì đến ngành học của bản thân cũng sẽ
gây cho tơi rất nhiều áp lực, khó khăn. Sự tự tin trong kế hoạch này lên đến 80%
bởi tôi là một người không dễ dàng bỏ cuộc, càng đối mặt vơi nhiều khó khăn tơi
càng quyết tâp và tự tin rằng mình có thể chinh phục được những thử thách ấy.
Đánh giá 75% cho tinhd thống nhất vì tơi định hướng cho bản thân về những kĩ
năng cơ bản mà bản thân phải học khi muốn trở thành nhân viên văn phòng và tạo
lợi thế cho bản thân bằng cách học thêm ngôn ngữ mới, hơn nữa lựa chọn đi thực
tập sớm cũng nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm phục vụ cho cuộc sống sau này.
3. Cuộc đời số 3: Cuộc đời bình yên
Lựa chọn khoảng thời gian là 5 năm(2021-2025), khi khơng cịn q nhiều
áp lực về tiền bạc cơng việc thì tơi lựa chọn sau khi tốt nghiệp sẽ về quê hương
Ninh Bình kinh doanh hệ thống nhà hàng, Homestay. Câu hỏi mà tơi đặt ra chính
12


là: Bản thân sẽ lựa chọn loại hình kinh doanh nào? Bản thân có thể sẽ gặp những
khó khăn gì?


GPA: 3.2

( Nguồn ảnh:

caodangvietmy.edu.vn

internet)

Năm 2021, đạt GPA ở mức ổn định 3.2, đi làm tại các cơ sở ăn uống hay các
nhà hàng để tích lũy kinh nghiệm và học hỏi những mẹo kinh doanh, học khóa
marketing cơ bản để phục vụ inh doanh sau này.

GPA: 3.2

( Nguồn ảnh:

moneytrip.net

internet)

Năm 2022, đạt GPA3.2, học cách tiết kiệm và quản lí thời gian cũng như
tiền bạc, tự tích lũy các kĩ năng quản trị khách sạn.

( Nguồn ảnh: baochinhphu.vn

hoiketoanhcm.org.vn)

Năm 2023, tốt nghiệp đại học bằng giỏi, tham gia khóa đào tạo kế tốn để có
những kiến thức cơ bản phục vụ cho cơng việc.
13



( Nguồn ảnh: noithatmyhouse.com

ezclould.vn)

Năm 2024- 2025, tôi sẽ về quê xây dựng một chuỗi nhà hàng, homestay tại
quê hương Ninh Bình tại khu du lịch Hang Múa.

Sự thích thú

Sự tự tin

( Nguồn ảnh: shutterstock.com

shutterstock.com

Tính thống nhất
shutterstock.com)

Sự thích thú lên đến 95% bởi bản thân tơi nghĩ rằng ai cũng có một tiêu chí
cho rằng thế nào là bình n với tơi, bình n chính là về nơi mình sinh ra, làm
những gì mà bản thân thích, rời khỏi những nơi đơng đúc xơ bồ. Sự tự tin ở mức
85% vì tơi khơng thực sự hiểu biết cũng như có nhiều sự tự tin về lĩnh vực kinh
doanh, dịch vụ nhưng tơi có đủ sự tự tin để thử sức với một lĩnh vực mới. Tính
thống nhất 80% vì tơi nhận thấy những kĩ năng vô cùng quan trọng chủ động tích
lũy và rèn giũa nó ngày từ khi là sinh viên năm 2.

14



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nhân Võ(17/11/2018), Tư duy thiết kế là gì?, Tư duy thiết kế, truy xuất từ
link: />fbclid=IwAR1L4Q2am7tCmzd3PdssjlwE7TTq1aS52qMMfG_2SVY9DlnkseF1w
P_XWqA

15



×