Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Sửa Bai Thu Hoach Cdnnmn Hang Ii.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.92 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
- Vai trò của giáo dục trong sự vận động và phát triển của đất nước.
- Vai trò của Giáo dục Mầm non trong hệ thống giáo dục các cấp học.
- Q trình cơng tác của bản thân về giảng dạy và làm quản lý.
- Tham gia lớp học thăng hạng giáo viên hạng II giúp bản thân những
kỹ năng biên soạn tài liệu bồi dưỡng về giáo dục mầm non.
- Thông qua các chuyên đề đã được học, bản thân nắm bắt được các
kiến thức về chức năng nghề nghiệp ở cơ sở giáo dục Mầm non như: tổ chức
sinh hoạt chuyên môn phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình thức nghiên
cứu bài học; kĩ năng tạo động lực làm việc cho giáo viên mầm non; kĩ năng
biên soạn tài liệu bồi dưỡng về giáo dục mầm non; kiểm định chất lượng giáo
dục và đánh giá ngoài trường mầm non.
Trong các chuyên đề đã học, tôi tâm đắc nhất là chuyên đề về Nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong Giáo dục Mầm non. Chuyên đề có
ý nghĩa quan trọng giúp cho giáo viên và cán bộ quản lý mầm non nhìn lại quá
trình để tự điều chỉnh phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục trẻ mầm
non cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh cụ thể, góp phần đào tạo nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời kỳ hội
nhập quốc tế.
Bản thân tơi muốn trình bày hiểu biết của mình về vấn đề:
Anh (chị) nhận thấy nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có gì
khác biệt so với các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục mà anh
(chị) đã thực hiện từ trước tới nay?
Hãy lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng một đề
tài thuộc lĩnh vực tự chọn ở trường mầm non.

1


NỘI DUNG
PHẦN 1


KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA
KHÓA BỒI DƯỠNG
Sau thời gian tham gia khóa bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp
giáo viên hạng II từ ngày 6/7/2019 đến ngày 25/8/2019 được tổ chức tại
trường Cao Đẳng Sư Phạm Tây Ninh, tôi đã tiếp thu được 11 chuyên đề. Có
thể tóm tắt khái quát nội dung các chuyên đề như sau:
Phần I: KIẾN THỨC VỀ CHÍNH TRỊ, VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CÁC
KỸ NĂNG CHUNG
1. Quyết định hành chính Nhà nước
2. Giáo dục Mầm non trong xu thế đổi mới
3. Kỹ năng tạo động lực làm việc cho Giáo viên Mầm non
4. Kỹ năng quản lý xung đột
Phần II: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH VÀ
ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
5. Quản lý phát triển chương trình giáo dục nhà trường
6. Xây dựng nhà trường thành cộng đồng học tập
7. Kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá ngoài trường Mầm non
8. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong Giáo dục Mầm non
9. Kỹ năng biên soạn tài liệu bồi dưỡng về GDMN
10. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn phát triển năng lực nghề nghiệp dưới hình
thức “Nghiên cứu bài học”
11. Đạo đức của cán bộ quản lý trong giải quyết các vấn đề ở nhà trường Mầm
non và cộng đồng.

2


Trình bày hiểu biết của bản thân về vấn đề:
Anh (chị) nhận thấy nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có gì
khác biệt so với các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục mà anh

(chị) đã thực hiện từ trước tới nay?
Hãy lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng một đề
tài thuộc lĩnh vực tự chọn ở trường mầm non.
******************
I. So sánh sự khác biệt giữa nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với
các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục mà giáo viên mầm non
đã thực hiện từ trước tới nay:
1. Khái niệm

- Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng là một loại hình nghiên
trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh
giá ảnh hưởng của nó. Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng
phương pháp dạy học, sách giáo khoa, phương pháp quản lý, chính sách mới
của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Người nghiên cứu đánh giá ảnh
hưởng của tác động một cách có hệ thống bằng phương pháp nghiên cứu
phù hợp.
- Sáng kiến kinh nghiệm là những tri thức, kỹ năng mà người viết tích
lũy đuợc trong hoạt động, bằng những biện pháp mới đó khắc phục được
nhũng khó khăn, hạn chế của những biện pháp thơng thường, góp phần nâng
cao hiệu quả rõ rệt trong hoạt động. Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo dục
mầm non là những tri thức, kĩ năng mà người viết (giáo vĩên mầm non, cán
bộ quản lí giáo dục mầm non) tích lũy đuợc trong cơng tác chăm sóc, giáo
dục trẻ em. Bằng những biện pháp mới đó khắc phục đuợc những khó khăn,
hạn chế của những biện pháp thơng thường, góp phần nâng cao rõ rệt hiệu
quả giáo dục mầm non.

3


2. So sánh nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng với sáng kiến

kinh nghiệm:
Nội dung
Mục đích

Sáng kiến kinh nghiệm
Nghiên cứu KHSP ứng dụng
Cải tiến/ tạo ra cái mới Cải tiến/ tạo ra cái mới nhằm thay
nhằm thay đổi hiện trạng, đổi hiện trạng, mang lại hiệu quả

Căn cứ

mang lại hiệu quả cao
cao
Xuất phát từ thực tiễn, Xuất phát từ thực tiễn, được lí
được lí giải bằng lí lẽ mang giải bằng lí lẽ mang tính khoa học
tính chủ quan cá nhân
Tuỳ thuộc vào kinh nghiệm Quy trình mang tính khoa học,

Quy trình của mỗi cá nhân
Kết quả

tính phổ biến quốc tế, áp dụng

cho mọi giáo viên, cán bộ quản lý
Mang tính định tính chủ Mang tính định tính, định lượng
quan

khách quan

II. Lập kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng một đề tài

thuộc lĩnh vực tự chọn ở trường mầm non.
ĐỀ TÀI
4


“Biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động nhận biết, so sánh số lượng trong phạm
vi 5 theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại lớp Mầm 1 trường Mầm
non 1/6 thành phố Tây Ninh”
1. Kế hoạch chi tiết
1.1. Lý do chọn đề tài
- Hiện trạng:
Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một việc làm
hết sức cần thiết và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người có tri thức, có sức khỏe cho xã hội trong tương
lai.Giúp trẻ có tác phong nhanh nhẹn trong hoạt động học tập là một trong những nhiệm vụ
rất quan trọng nhằm góp phần giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản nhằm phát triển toàn diện
cho trẻ.
Trong các hoạt động giáo dục mầm non, hoạt động làm quen với tốn đóng vai trị quan
trọng trong việc cung cấp những kiến thức biểu tượng toán ban đầu cho trẻ trước khi vào
trường tiểu học, đặc biệt là việc chuẩn bị tâm thế khi trẻ vào lớp một: hình thành cho trẻ các
kiến thức, kỹ năng về nhận biết, so sánhsố lượng, thêm bớt số lượng giữa hai đối tượng.
Bồi dưỡng cho trẻ khả năng tìm tòi, quan sát, so sánh, rèn luyện tư duy làm toán nhanh
nhạy, kỹ năng suy luận logic. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo, trẻ đã nắm vững các khái
niệm đơn giản về số lượng, chữ số thì sau này trẻ sẽ vững vàng tự tin khi tiếp nhận những
kiến thức về toán khi học các lớp tiếp theo của cấp học mầm non.
Trong thực tế cho thấy, ở độ tuổi mẫu giáo bé là giai đoạn chuyển giao từ độ tuổi nhà
trẻ lên mẫu giáo nên trẻ còn non yếu về mặt nhận thức các kiến thức về toán, đặc biệt là
nhận biết và so sánh số lượng. Nên khi học nhận biết và so sánh số lượng trẻ tỏ ra lo lắng,
sợ sệt, không tự tin vào bản thân khi trả lời câu hỏi của cô. Trẻ tiếp thu kiến thức một cách
gượng ép, khô khan dẫn đến việc trẻ có những biểu hiện khơng tích cực, hứng thú, chủ

động, sáng tạo khi học, tạobầu khơng khí tâm lý nặng nề, mệt mỏi cho cô và trẻ trong q
trình truyền đạt và lĩnh hội kiến thức.
Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn chọn đề tài “Biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động nhận
biết, so sánh số lượng trong phạm vi 5 theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại
lớp Mầm 1 trường Mầm non 1/6 thành phố Tây Ninh”.

5


- Xác định một số nguyên nhân cơ bản gây ra hạn chế:
- Lớp tôi chưa xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động đúng theo
quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nên chưa phát huy được tính tích
cực chủ động của trẻ.
- Việc lồng ghép tích hợp giữa các hoạt động cịn khơ khan, chưa tinh
tế, thiếu sự mới lạ để thu hút trẻ tích cực tham gia.
- Một số phụ huynh xem nhẹ việc học tập của trẻ, nhất là học tốn vì
họ nghĩ chủ yếu con họ đến trường được chăm sóc sạch sẽ, ăn uống lên ký, về
nhà biết hát múa, đọc thơ là họ đã hài lòng.
- Lựa chọn nguyên nhân để tác động:
+ Phương pháp, hình thức tổ chức chưa phù hợp
Phương pháp đọc tài liệu:
- Nghiên cứu trên các tài liệu, sách báo về phương pháp dạy học tích
cực, chủ động, sáng tạo, giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
- Một số tài liệu nội dung dạy trẻ nhận biết, so sánh số lượng trong
phạm vi 5.
- Tài liệu giao tiếp tích cực với cha mẹ trẻ.
- Chương trình Giáo dục mầm non mới.
Phương pháp dùng lời:
Sử dụng phương pháp dùng lời để tổ chức trò chuyện, truyền đạt kiến
thức, kỹ năng cho trẻ thông qua các hoạt động, đồng thời trao đổi với phụ

huynh về tình hình học tập của trẻ ở trường lớp cũng như các biện pháp giáo
dục giúp trẻ học tốt hoạt động nhận biết so sánh số lượng trong phạm vi 5.
Qua đó, có thể tìm hiểu, thống nhất và vận dụng các biện pháp phù hợp hơn,
mang lại hiệu quả giáo dục cao trên trẻ.
Phương pháp quan sát thực tế:
Qua quan sát thực tế sẽ giúp cho giáo viên thấy được những hạn chế
của trẻ để giúp trẻ khắc phục hạn chế của trẻ.
6


Từ quan sát thực tế, giáo viên biết được những trẻ nào năng động
nhanh nhẹn, hoạt bát tiếp thu bài nhanh hay những trẻ nào thụ động, tiếp thu
bài kém để có những biện pháp giúp trẻ phát huy ưu điểm và hạn chế khuyết
điểm, giúp trẻ ngày càng học tốt hơn.
Phương pháp thực hành trải nghiệm:
Sau khi dạy kiến thức cho trẻ giáo viên cần cho trẻ thực hiện để trẻ có
cơ hội trải nghiệm thực tế với lý thuyết cô dạy. Lý thuyết và thực hành phải
được thực hiện song song với nhau. Có như vậy mới đạt được mục tiêu đã đặt
ra.
Từ việc cho trẻ vận dụng các kiến thức vào trong thực tế, giáo viên
kiểm tra lại xem trẻ đã học tốt hay chưa, nếu trẻ học tốt thì khen ngợi trẻ, nếu
trẻ học chưa tốt thì cần kịp ơn tập và rèn luyện thêm cho trẻ.
Thực hành trải nghiệm là phương pháp không thể thiếu trong việc
kiểm tra lại mức độ tiếp thu kiến của trẻ và việc trẻ áp dụng kiến thức đó vào
cuộc sống hằng ngày như thế nào.
+ Phương tiện, tư liệu dạy học chưa phong phú.
1.2. Giải pháp thay thế
- Thay đổi phương pháp, cách tổ chức các hoạt động cho trẻ.
- Sử dụng phương tiện hỗ trợ, đồ dùng đồ chơi kích thích hứng thú trẻ .
1.3. Vấn đề nghiên cứu

* Vấn đề nghiên cứu: Trong chương trình Giáo dục mầm non, việc hình
thành cho trẻ nhận biết, so sánh số lượng là rất cần thiết. Bởi lẽ, biểu tượng
toán sơ đẳng đã được hình thành ở trẻ từ rất sớm, đặc biệt là những biểu tượng
về chữ số, giúp trẻ biết được chữ số sẽ biểu thị thay cho số lượng, từ đó phát
triển cho trẻ so sánh số lượng trong phạm vi phù hợp với mức độ nhận thức
của độ tuổi. Đó cũng là nền tảng cho trẻ phát triển khả năng suy luận, tư duy
logic, giúp cho việc lĩnh hội kiến thức về mơn tốn sau này tốt hơn.

7


* Giả thuyết khoa học (nghiên cứu):
Nếu giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục:
- Sử dụng phương pháp dùng lời phù hợp câu hỏi gợi mở để kích thích
tư duy sáng tạo cho trẻ, câu đố, chuyện kể, thơ ca, lời động viên, khuyến khích
trẻ nói, trả lời
- Sử dụng trị chơi mang tính chất khám phá, thử nghiệm để phát triển
các kỹ năng so sánh cho trẻ.
- Thiết kế các trị chơi mang tính sáng tạo từ đơn giản đến phức tạp
và sử dụng môi trường hoạt động hấp dẫn để tăng cường phát triển cho trẻ.
- Tổ chức các thí nghiệm đơn giản, thường xuyên giao tiếp với trẻ kích
thích óc tìm tịi sáng tạo ở trẻ.
1.4. Thiết kế nghiên cứu
- Lựa chọn thiết kế phù hợp để thu thập dữ liệu đáng tin cậy và có giá
trị. Thiết kế bao gồm việc xác định nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm,
quy mơ nhóm và thời gian thu thập dữ liệu.
Lựa chọn phương pháp tổ chức cho trẻ trải nghiệm. Cụ thể:
- Giáo viên ở lớp chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trẻ trải nghiệm
- Trẻ chơi ở các nhóm đều tương đương nhau về mức độ phát triển
nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí, điều kiện giáo dục, cơ sở vật chất.

- Các nhóm đều được dạy theo chương trình đổi mới.
- Nhóm thực nghiệm, giáo viên tiến hành tổ chức các hoạt động tăng
cường phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo các biện pháp đề xuất; cịn nhóm đối
chứng được tiến hành tổ chức hoạt động tăng cường phát triển ngôn ngữ cho
trẻ theo các biện pháp mà giáo viên đang sử dụng.

8


1.5. Đo lường
Xây dựng công cụ đo lường và thu thập dữ liệu theo thiết kế nghiên
cứu.
- Công cụ đo lường:
Bảng đánh giá mức độ hứng thú của trẻ
- Thời điểm thực hiện đo:
Khi điều tra thực trạng
Sau khi có tác động đối với cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng
- Nội dung đo lường thu thập dữ liệu
+ Phiếu điều tra giáo viên
+ Phiếu quan sát trẻ
+ Phiếu quan sát hoạt động của giáo viên
+ Phiếu trưng cầu ý kiến của phụ huynh
1.6. Phân tích
Phân tích các dữ liệu thu thập được và giải thích để trả lời các câu
hỏi nghiên cứu. Giai đoạn này có thể sử dụng các cơng cụ thống kê.
Tính điểm trung bình chung của kết quả của nhóm thực nghiệm và đối
chứng, sau đó tính chênh lệch điểm trung bình chung để có kết luận.
1.7. Kết quả
Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, đưa ra các kết luận và
khuyến nghị.

- Kết luận nghiên cứu
- Khuyến nghị
9


2. Xây dựng đề cương nghiên cứu
Phần mở dầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4. Giả thuyết khoa học
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Phạm vi nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
I. Cơ sở lý luận:
Dạy trẻ làm quen với toán là một trong những môn học rất quan trọng và
cũng là mơn học trẻ u thích ở trường mầm non. Vì qua mơn học này trẻ
được học tập vui chơi, trẻ được thực hành đếm số lượng, nhận biết và so sánh
số lượng bằng nhiều hình thức. Nếu có một số biện pháp phù hợp khi dạy trẻ
thì trẻ sẽ học tốt và nắm vững vàng kiến thức kỹ năng học đếm, thêm bớt, so
sánh đối tượng một cách chính xác.
Tổ chức cho trẻ học theo phương pháp đổi mới theo quan điểm giáo dục
lấy trẻ làm trung tâm sẽ giúp trẻ được nhiều cơ hội trải nghiệm, thực hành, trẻ
được đưa ra ý kiến của mình sẽ giúp trẻ tự tin phát biểu. Xây dựng bài giảng
theo hướng gợi mở sẽ thu hút khả năng suy luận tư duy logic của trẻ nhiều
hơn.
II. Cơ sở thực tiễn:
Vào đầu năm học, đa số trẻ ở lớp còn rụt rè, thụ động, chưa hứng thú, tích
cực, chủ động tham gia vào các hoạt động.
10



Giúp trẻ nhanh chóng hịa nhập vào mơi trường học tập ở một lớp mới là
một nhiệm vụ cần thiết và quan trọng, nhất là việc dạy cho trẻ các mơn học
địi hỏi sự tư duy, suy nghĩ logic nhanh nhẹn.
Lớp Mầm 1 do tơi phụ trách có tổng số 37 trẻ.
III. Nội dung vấn đề:
Từ những kinh nghiệm thực tiễn và những kiến thức tích luỹ trong q
trình ba năm được phân công giảng dạy ở lớp mẫu giáo bé tôi đã suy nghĩ và
lựa chọn các giải pháp tích cực nhất nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn
đó như sau.
* Biện pháp 1: Xây dựng mơi trường giáo dục trong lớp để trẻ tích cực
hoạt động theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Xây dựng môi trường học tập theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng trong ngành Giáo dục nói
chung và Giáo dục Mầm non nói riêng. Hiện nay, ngành Giáo dục Mầm non
đang đẩy mạnh việc thực hiện giáo dục theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm,
giúp trẻ phát huy tốt tính tích cực, thích khám phá, tìm tịi ham học hỏi ở trẻ.
Từ đó khơi dậy tính hứng thú say mê trong quá trình lĩnh hội kiến thức cơ
cung cấp cho trẻ. Do đó, xây dựng mơi trường học tập theo hướng gợi mở tạo
điều kiện cho trẻ được tự do khám phá, trải nghiệm, trẻ có thể tự do học và rút
kinh nghiệm trong quá trình học tập trong môi trường học tập theo hướng gợi
mở mà ở nơi đó giáo viên chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn.
* Góc bé làm quen số lượng:
Trước đây, trang trí lớp chưa được tơi đầu tư kỹ lưỡng và xem trọng, chỉ
mang tính hình thức và đẹp mắt, khơng có tác dụng nào khác. Do vậy, trẻ ít
được hoạt động và trải nghiệm, thụ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Nhưng hiện nay tôi đã rút được kinh nghiệm và nhận thấy mình cần phải thay
đổi mơi trường hoạt động học tập cho trẻ. Tơi trang trí mơi trường bên trong
và ngồi lớp thật sự nổi bật thu hút trẻ, phù hợp với độ tuổi, chủ đề và tiết học.

Sử dụng, tận dụng các nguyên vật liệu, phế liệu để trang trí, một phần để tiết
kiệm chi phí mua nguyên vật liệu, phế liệu, một phần phát huy khả năng sáng

11


tạo của mình khi tạo ra những món đồ dùng đẹp mắt, lạ mắt, bắt mắt từ các
phế liệu.
Ví dụ như trong chủ đề “Động vật quanh bé” tôi trang trí lớp theo hướng
gợi mở như sau: Tranh chủ đề, chủ đề nhánh tôi sưu tầm trên mạng rồi in ra
cho trẻ cùng tô màu với nhau, tôi hướng dẫn trẻ dán lên giấy rơki lớn, trang trí
viền khung rồi tôi cùng trẻ dán lên mảng tường. Trẻ rất phấn khởi khi được
hoạt động và làm cùng tôi và các bạn của mình.
Trên phần mảng tường ở khu vực bé vui học tốn tơi làm đồ dùng cho trẻ
chơi trực tiếp trên mảng tường, tôi tận dụng tấm lịch cũ, hạt cao su, nút áo,
pom pom, kẽm màu để làm bảng “Ốc sên vui vẻ”, “Chú sâu thông minh”. Ở
mảng tường khác tơi trang trí “Ai thơng minh hơn” bằng những ly nhựa. Cho
trẻ đếm số lượng hột, hạt và so sánh số lượng trong phạm vi 5. Ở môi trường
bên ngồi lớp tơi cũng thiết kế trị chơi tương tự như trên nhưng quả bóng tơi
cắt gọt bằng mút thùng.
Học trị lớp tơi được hoạt động mọi lúc mọi nơi, được tự do vui chơi, trải
nghiệm nên các cháu rất mạnh dạn, tự tin nhận biết, so sánh số lượng trong
phạm vi 5 rất rành rẽ.
Ngoài ra, các kệ đồ chơi trong lớp tơi cũng bố trí sao cho phù hợp, khoa
học, liên hồn và logic. Mục đích giúp trẻ thấy thuận tiện và thoải mái.
Tổ chức môi trường học tập hoạt động ở trong lớp theo hướng gợi mở,
hợp lý, hài hoà, phù hợp với nội dung bài dạy sẽ tạo được sự chú ý, hấp dẫn,
lôi cuốn trẻ vào trong tiết học, trẻ sẽ tập trung hơn vào trong nội dung bài
giảng.
Tổ chức môi trường học tập ở lớp phù hợp với nội dung bài dạy sẽ giúp trẻ

lĩnh hội, ôn luyện, củng cố những kiến thức, kĩ năng đã học một cách hiệu quả
nhất. Vì vậy, tổ chức môi trường hoạt động gợi mở trong lớp được tiến hành
như sau: giá đồ chơi được sắp xếp theo từng góc, các đồ chơi trong góc ln
gắn liền với chủ đề, các mảng tường được trang trí phù hợp chủ đề vừa tầm trẻ
hoạt động, tạo điều kiện cho trẻ luyện tập cũng như liên hệ thực tế.
Ví dụ như tổ chức cho trẻ hoạt động trong tiết học làm quen với toán “Bé
vui học với số lượng 3” trong chủ đề “Gia đình yêu thương”, chủ đề nhánh
“Đồ dùng gia đình”. Sau khi dạy trẻ phần cung cấp kiến thức, đến phần luyện
12


tập, tôi cho trẻ đến mảng tường tôi đã trang trí sẵn. Cho trẻ chọn đồ dùng theo
số lượng tơi yêu cầu, bỏ vào “Túi xách xinh xinh” và cho trẻ chọn thẻ chữ số
tương ứng. Quá trình tiết học tôi tổ chức theo hướng gợi mở như thế nên trẻ
cảm thấy thoải mái, không cảm thấy chán khi chỉ ngồi thụ động một chỗ để
học.
Khi tổ chức, xây dựng môi trường học tập theo quan diểm giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm cũng cần chú ý đến vấn đề: phát triển toàn diện cho trẻ, đảm
bảo an toàn cho trẻ, trẻ được tương tác, trải nghiệm và hiệu quả.
Lựa chọn đồ dùng đồ chơi hợp lý, sắp xếp trang trí phù hợp, thường xuyên
bổ sung thêm đồ dùng đồ chơi mới, tạo ra môi trường thông minh, hiện đại
trong mơi trường hoạt động học tập.
Ví dụ như trong tiết học, khám phá khoa học “Bé biết gì về nam châm” tơi
bố trí những đồ dùng, vật dụng an tồn bằng sắt để ở xung quanh lớp. Để đến
cuối tiết học tôi cho trẻ trải nghiệm với nam châm, xem nam châm hút được
những đồ dùng nào trong lớp. Trẻ được tự do khám phá trải nghiệm xung
quanh lớp nên rất thích thú. Trẻ dùng cục nam châm để rà hết các đồ dùng, vật
dụng. Và khi phát hiện ra được cục nam châm hút được những đồ vật nào là tự
tỏ ra vui mừng, phấn khích bằng cách hơ to “Cơ ơi, nam châm hút cái chìa
khố nè cơ”, “Cô ơi, nam châm hút được cái chân bàn nè cô”, “Cô ơi, nam

châm hút được cửa sổ, cửa cái nè cô”,... Thật sự tôi thấy cách thức tổ chức
môi trường học tập cho học trị mình hoạt động đạt hiệu quả cao vì trẻ hứng
thú, tích cực và say mê.
* Sắp xếp góc đồ dùng học tốn theo chủ đề thích hợp ở “Góc học tập của
bé”
Nói đến đồ dùng đồ chơi thông tư 34/2013 tôi nghĩ ngay đến chất lượng
của từng món đồ dùng. Tất cả các món đồ chơi đều đẹp mắt, bắt mắt, bền và
đặc biệt là an tồn với trẻ. Thế nhưng trước kia, tơi cũng rất ít khi sử dụng đồ
dùng đồ chơi thơng tư để dạy cho trẻ và cho trẻ hoạt động thường xun. Vì
vậy mà trẻ ít được chơi, khám phá đồ chơi, tự học tập lĩnh hội kiến thức trong
quá trình chơi. Sau khi thay đổi quan điểm và lối suy nghĩ khơng mấy sáng tạo
của mình, tơi mạnh dạn sử dụng và sử dụng một cách có hiệu quả nhất, có lợi
nhất cho trẻ. Trẻ được chơi, được trải nghiệm, với đồ chơi đẹp mắt, bắt mắt

13


với mẫu mã, màu sắc, hình dáng đa dạng của các món đồ chơi. Trẻ hoạt động
một cách say mê và tích cực.
Ví dụ: như trẻ chơi với bàn tính học đếm, đồng hồ số đếm bằng gỗ, tháp
vòng đa màu sắc, hộp thả hình bộ xếp hình trên xe, bộ hình hình học... Tơi cho
trẻ vừa học vừa chơi, vừa chơi vừa học bằng cách: Chẳng hạn như bộ đồ dùng
hình hình học. Ngồi tác dụng ơn kiến thức cho trẻ về hình dạng của các hình
hình học, tơi yêu cầu trẻ chọn hình theo số lượng yêu cầu của tơi. Ví dụ như:
Con hãy chọn cho cơ: (trẻ chọn theo u cầu của cơ)
+ Một hình vng tơ màu đỏ
+ Hai hình vng tơ màu đỏ
Tơi cho trẻ đếm và so sánh số lượng. Trải qua nhiều lần chơi tôi nâng dần
mức độ như sau: con hãy chọn cho cơ: (Trẻ chọn)
+ Ba hình trịn nhỏ màu vàng

+ Bốn hình trịn nhỏ màu xanh
Sau đó, tơi cho trẻ đếm, so sánh số lượng. Sau khi so sánh thì tôi cho trẻ
thêm bớt số lượng để nâng cao kiến thức cho trẻ thơng qua hình thức ơn tập,
luyện tập.
Tương tự hình thức chơi, ơn tập như trên, tơi cho trẻ chơi bàn tính học
đếm, cho trẻ chơi theo nhóm để trẻ học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tôi chỉ quan
sát, theo dõi và hướng dẫn trẻ. Sau đó chính xác lại kết quả để trẻ có kiến thức
chuẩn.
* Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng nguyên vật liệu mở:
Trong năm nay, mặc dù Phòng giáo dục và Sở giáo dục không tổ chức hội
thi “Làm đồ dùng dạy học” nhưng theo bản thân tơi nghĩ khơng vì thế mà
chúng ta không làm đồ dùng dạy học từ nguyên vật liệu, phế liệu để phục vụ
cho công tác giảng dạy. Bởi theo kinh nghiệm thực tiễn tôi nhận thấy, khi trẻ
được hoạt động, chơi với đồ chơi tự tạo, trẻ cũng rất say mê và hứng thú một
cách tích cực.
Ví dụ như tơi tận dụng các hộp bánh plan mà trường cho trẻ ăn xế, tôi rửa
sạch phơi khô rồi tiến hành làm đồ dùng cho trẻ học tốn.Tơi cho trẻ chơi đếm
14


số lượng chấm trịn trên nắp hộp. Trẻ lớp tơi rất thích chơi món đồ chơi này
vào giờ hoạt động góc và chơi theo ý thích vào buổi chiều trước khi trả trẻ.
Thế nhưng do học trị lớp tơi tương đối nhiều nên nếu chỉ sử dụng đồ dùng
đồ chơi thơng tư hoặc đồ dùng đồ chơi tự tạo thì sẽ không đủ đáp ứng nhu cầu
vui chơi, học tập, hoạt động của tất cả các con. Do đó mà tôi đã kết hợp 2 loại
đồ dùng đồ chơi này, sử dụng chúng 1 cách hiệu quả, triệt để nhưng tiết kiệm.
Bên cạnh việc hướng dẫn, tổ chức cho trẻ học thơng qua phương tiện là đồ
dùng dạy học thì tôi vẫn luôn nhắc nhở và giáo dục các cháu biết yêu quý và
giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong biết cất dọn đồ dùng đồ chơi trên kệ, dạy
trẻ biết sử dụng đồ dùng dồ chơi cẩn thận và tiết kiệm.

Vì vậy việc kết hợp sử dụng đồ dùng đồ chơi thông tư và đồ dùng đồ chơi
tự tạo cũng mang lại hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy trẻ nhận biết vàso
sánh số lượng trong phạm vi 5 theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
* Thiết kế bài giảng trò chơi trên máy tương tác, máy vi tính để dạy và
cho trẻ hoạt động.
Để đáp ứng nhu cầu tiếp thu kiến thức ngày càng phong phú, đa dạng, hiện
đại của trẻ thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy là
điều hết sức cần thiết. Tôi thấy khi trẻ được học với giáo án điện tử hay tivi
tương tác thì tính tích cực, hứng thú của trẻ tăng lên rất nhiều so với tiết học
thường.
Việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong giáo dục trẻ có những ưu việt lớn
so với cách giảng dạy truyền thống. Nếu trước đây giáo viên mầm non rất vất
vả để có thể kiếm được những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài
giảng thì hơm nay với ứng dụng cơng nghệ thơng tin giáo viên có thể sử dụng
internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay
phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử.
Chỉ cần vài cái nhấp chuột là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, bông
hoa, chữ cái, nhảy theo nhạc hiện ra với hiệu ứng của những âm thanh sống
động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì bản
thân trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng.

15


Những điều trẻ chưa được thấy ở ngoài, chưa được khám phá, trải nghiệm
và hoạt động thì giờ đây với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ thông
tin thì tơi đã tìm hiểu, học hỏi thiết kế giáo án bằng phần mềm powerpoint, bài
giảng tương tác trên tivi bằng phần mềm activInspire để dạy trẻ.
Ví dụ trước đây khi chưa áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy khi
dạy trẻ học tốn tơi thường sử dụng tranh ảnh, đồ vật bình thường để dạy trẻ

số lượng và chữ số tương ứng. Trẻ cũng tiếp thu kiến thức nhưng ở mức độ
chưa cao. Và khi tôi mạnh dạn thiết kế giáo án điện tử kết hợp phương pháp
đổi mới sáng tạo, lấy trẻ làm trung tâm thì hiệu quả, kết quả học tập có sự thay
đổi và tiến bộ rõ rệt. Khi được học giáo án điện tử, trẻ bị thu hút bởi những
hình ảnh động đẹp mắt, sáng rõ kết hợp với những âm thanh lồng tiếng, trẻ tỏ
ra phấn khích nhưng rất tập trung vào bài giảng.
Ví dụ cho trẻ so sánh số lượng 2 nhóm bông hoa: hoa màu đỏ, hoa màu
vàng. Tôi lên mạng tải hình hoa màu đỏ, hoa màu vàng về sau đó dùng hiệu
ứng xuất hiện trong powerpoint để thiết kế. Đầu tiên tôi sẽ dùng hiệu ứng xuất
hiện lần lượt hoa màu đỏ, tơi thiết kế khi hình ảnh hoa màu đỏ xuất hiện sẽ
kèm theo tiếng nhạc teng teng. Sau đó, tơi sẽ dùng hiệu ứng xuất hiện lần lượt
hoa màu vàng. Tôi cho trẻ đếm và so sánh số lượng. Tơi quan sát thấy trẻ xem
rất thích thú. Khi tơi u cầu trẻ đếm số lượng thì rất nhiều trẻ giơ tay xung
phong lên đếm. Sự tích cực của trẻ là động lực giúp tơi có tinh thần lên tiết
dạy tốt.
Đối với bài giảng tương tác tôi thấy có một ưu điểm nổi bật đó chính là trẻ
được học và chơi tương tác trực tiếp với máy.
Ví dụ tơi thiết kế trị chơi tương tác trong hoạt động so sánh số lượng nhóm
con vật. Tơi thiết kế từng nhóm con vật xuất hiện. Tơi cho trẻ đếm và quan
sát. Sau đó tơi mời trẻ lên khoanh trịn nhóm đối tượng có số lượng theo tơi
u cầu. Kết quả là trò chơi này trẻ được rèn kỹ năng đếm, so sánh, khoanh
trịn.
Tơi thấy rằng phương pháp dạy học hoạt động làm quen với tốn khi có
ứng dụng cơng nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra môi trường dạy
học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy
học đa giác quan cho trẻ. Nội dung, hình ảnh giới thiệu cho trẻ mang tính chân
thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử có thể làm quen với những hiện
16



tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể bắt gặp trong thực tế. Nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim,… sống
động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng
như ảnh hưởng đến q trình hình thành nhân cách tồn diện ở trẻ. Do vậy mà
hiệu quả tiết học rất cao!
* Biện pháp 2: Tổ chức các hoạt động nhận biết so sánh số lượng trong
phạm vi 5.
Để đảm bảo cho sự phát triển tồn diện của trẻ, tơi áp dụng phương pháp
dạy học đổi mới sáng tạo, khi dạy một lĩnh vực nào đó thì tơi kết hợp lồng
ghép một số lĩnh vực khác một cách nhẹ nhàng, hợp lý và vừa sức của trẻ.
Khơng đặt q cao mục đích u cầu với mức độ nhận thức của trẻ.
Các nội dung lồng ghép cần phải lựa chọn sao cho trẻ tiếp thu lĩnh hội một
cách phù hợp.
* Trong giờ hoạt động học làm quen với toán
+ Nhận biết số lượng trong phạm vi 5:
Tôi dùng phần mềm spark dạy trẻ nhận biết số lượng trên tivi tương tác.
Ví dụ như tơi dùng bút cảm ứng vẽ con vật, hoa, đồ dùng,… theo số lượng
trong phạm vi 5. Tôi cho cả lớp nhận biết số lượng bằng cách đếm. Tiếp theo
cho trẻ đếm theo tổ, nhóm, cá nhân. Tơi mời cá nhân trẻ lên tivi tương tác đếm
số lượng. Tôi nhận thấy trẻ rất tự tin và thích thú khi được trực tiếp tương tác
với tivi.
+ So sánh số lượng trong phạm vi 5:
Tôi dùng phần mềm ActivInspire để thiết kế bài giảng cho trẻ học so sánh
số lượng trong phạm vi 5. Trong chủ đề “Mùa xuân của bé”, chủ đề nhánh
“Lễ hội mùa xn” tơi thiết kế các trị chơi tương tác sao cho trẻ chơi được
nhiều hình thức như chơi theo nhóm, tổ, cá nhân. Các trị chơi với nhiều hình
thức khác nhau để làm phong phú thêm tư duy cho trẻ. Vì vậy trẻ rất tị mị,
hứng thú tham gia chơi một cách nhiệt tình.
Ví dụ: tơi dạy trẻ hoạt động “Nhận biết hoa nhiều cánh hoa ít cánh”. Tôi
cho trẻ quan sát hoa và đếm số lượng cánh hoa của bơng hoa. Sau đó cho trẻ

so sánh hoa nào nhiều cánh ít cánh. Tơi cho trẻ dùng bút cảm ứng lên chọn
17


nhóm có số lượng cánh hoa nhiều hơn. Lần 2 tơi cho trẻ lên chọn nhóm có số
lượng cánh hoa ít hơn. Tơi có thể thiết kế những ơ vng nhỏ bên cạnh nhóm
số lượng các nhóm bơng hoa nhiều cánh bơng hoa ít cánh, cho trẻ lên dùng bút
cảm ứng tô màu vào ô vuông theo yêu cầu của cơ làm tìm nhóm hoa nào nhiều
cánh hay nhóm hoa nào ít cánh.
Lồng ghép tích hợp vào lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
● Mơn tạo hình: trẻ vẽ hoa 3, 4, 5 cánh theo yêu cầu của cô.
● Môn âm nhạc: Khi cho trẻ biểu diễn, cô yêu cầu trẻ biểu diễn theo
nhóm, nhóm nhiều bạn, nhóm ít bạn.
Bên cạnh lồng ghép tích hợp vào các mơn học khác thì tơi cịn ơn tập cho
trẻ mọi lúc mọi nơi.
Ví dụ hoạt động ngồi trời tơi tổ chức cho trẻ chơi trị chơi “Bé chơi với
bóng”. Chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội có 1 tấm vải may tay cầm và trẻ cầm
dùng để tung bóng. Mỗi đội có 5 quả bóng được bỏ trên tấm vải. Khi nghe
hiệu lệnh “Bắt đầu” thì trẻ vừa bật cao vừa tung bóng. Đội nào cịn lại số bóng
nhiều thì đội đó là đội chiến thắng. Khi nhận xét kết quả chơi, tôi cho trẻ đếm
số bóng cịn lại. So sánh số bóng giữa các đội và tuyên bố đội thắng cuộc. Tôi
tổ chức cho trẻ chơi với bóng với 1 hình thức khác nữa là tơi cho trẻ dùng
chân gắp bóng. Mỗi trẻ ngồi 1 cái ghế, trước mặt trẻ tôi để 1 cái thùng bóng và
1 cái thùng khơng để trẻ gắp bóng bỏ vào. Khi nghe hiệu lệnh “Bắt đầu” thì trẻ
bắt đầu gắp bóng. Trẻ biết được và thực hiện đúng theo yêu cầu của tôi. Kết
thúc đoạn nhạc tôi cho trẻ đếm và kiểm tra số quả bóng trẻ gắp được. Tơi cho
các trẻ tự so sánh của mình với của bạn. Tơi nhận xét và tun dương trẻ.
Ví dụ hoạt động góc thì tơi cho trẻ chơi nối chấm trịn với ơ số tương ứng,
tơ màu chữ số, chọn đồ vật theo yêu cầu và chọn thẻ chữ số tương ứng.
Hoạt động chơi theo ý thích tơi tận dụng các phế liệu để cho trẻ chơi ôn tập số

lượng trong phạm vi 5. Ví dụ như: nắp chai, ống hút cắt nhỏ, vỏ nghêu, hạt
cao su, nút áo, hộp thuốc tê. Tôi cho trẻ ngồi tự do chơi với nhau. Tơi thấy
hình thức này tạo cảm giác thoải mái, gần gũi cho trẻ, trẻ ôn kiến thức cùng
nhau, có thể những trẻ giỏi và nhanh nhẹn sẽ chỉ cho bạn yếu, chậm nhạy bén.
Mặt khác tạo sự gắn kết tình bạn giữa các trẻ.

18


Ở các môn học khác, các hoạt động khác trẻ được ôn đi ôn lại số lượng
vững chắc cho trẻ. Các kiến thức về số lượng, so sánh số lượng trong phạm vi
5 một cách tự nhiên nhẹ nhàng, không gị ép, khơ cứng. Mặt khác khi tổ chức
cho trẻ tự ơn tập kiến thức bằng hình thức chơi tự do tạo nên mối quan hệ hợp
tác, trao đổi, giao lưu, giao tiếp với nhau, giữa các trẻ hiểu nhau hơn và thích
chơi với nhau hơn. Tơi thấy điều này thật tuyệt vời!
* Biện pháp 3: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong ôn luyện kiến thức cho
trẻ.
Để chăm sóc và giáo dục trẻ một cách tốt nhật, hiệu quả nhất thì khơng thể
thiếu sự phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh. Khi ở trường giáo viên
chăm sóc giáo dục trẻ chu đáo, mang lại lịng tin hết sức đối với phụ huynh.
Nhưng khi các con về nhà cũng rất cần sự quan tâm chăm sóc dạy dỗ như khi
trẻ ở trường.
Để q trình chăm sóc giáo dục của trẻ được liên tục thì giáo viên và phụ
huynh phải thống nhất và thông cảm chia sẻ với nhau. Việc giáo viên giao tiếp
tích cực với cha mẹ giúp trẻ được hưởng tình yêu thương trọn vẹn. Ngày nay
cùng với sự phát triển của hoa học công nghệ, phụ huynh và giáo viên có thể
chia sẻ thơng tin của trẻ hoạt động một ngày ở trường qua điện thoại một dễ
dàng.
Ví dụ như khi tổ chức hoạt động học tập, tơi thấy có những khoảnh khắc
trẻ học vui nhộn hay trẻ xử lý những tình huống hay thì tơi chụp ảnh lại chia

sẻ trên zalo nhóm phụ huynh lớp mầm 1 (không lên mạng chia sẻ trong giờ
làm việc).
Trong q trình chăm sóc giáo dục trẻ, nếu phụ huynh có những vấn đề nào
chưa sáng tỏ cần được biết thì tơi sẵn sàng chia sẻ thơng tin và tư vấn nhiệt
tình. Tạo được lịng tin nơi phụ huynh và có thái độ nhiệt tình, cởi mở thì mối
quan hệ giữa nhà trường và gia đình sẽ tốt hơn, nhà trường tạo nên uy tín,
thương hiệu cho mình, phụ huynh họ an tâm khi gửi con em mình học ở
trường như vậy, nơi mà cô giáo luôn nhiệt huyết và tràn đầy tình u thương
với trẻ, với nghề.
Ví dụ như khi phụ huynh hỏi ở lớp có đồ chơi đồ dùng để tơi dạy các cháu,
cịn khi ở nhà họ khơng có đồ dùng đồ chơi giống y như thế thì làm sao họ dạy

19


con em họ được. Việc đầu tiên tôi sẽ tư vấn cho học biết về phương pháp và
cách dạy các con như thế nào sẽ dễ tiếp thu kiến thức và phù hợp với mức độ
nhận thức của trẻ phù hợp với lứa tuổi. Tiếp theo tôi sẽ tư vấn cho họ sử dụng
một số đồ dùng vật dụng quen thuộc, an toàn, gần gũi với trẻ để hoạt động,
dạy trẻ. Chẳng hạn như cho trẻ đếm số gối nằm, gối ôm, sau khi đếm hỏi trẻ số
gối nằm như thế nào với số gối ôm, cho trẻ so sánh số lượng hai nhóm. Cha
mẹ nghe sự so sánh của trẻ rồi xem câu trả lời của con như vậy đã đúng hay
chưa. Nếu con làm tốt thì khen con, nếu chưa tốt chưa đúng thì đừng vội chê
trách con mà từ từ chính xác lại kiến thức đúng cho con hiểu. Có thể cho trẻ
giúp mẹ dọn bàn ăn vào buổi cơm chiều gia đình, cho trẻ đếm số thành viên
trong gia đình rồi dọn chén muỗng tương ứng với số thành viên,…có nhiều
cách để dạy trẻ ở nhà.
Trong hoạt động chung trẻ học ở lớp môn làm quen với tốn, tơi đã dạy cho
trẻ nhận biết và so sánh số lượng, tôi chia sẻ thông tin trên zalo nhóm phụ
huynh lớp mầm 1 về phương pháp dạy trẻ để khi về nhà phụ huynh có thể ơn

tập lại cho trẻ, giúp trẻ gợi nhớ và khắc sâu thêm kiến thức nhận biết so sánh
số lượng trong phạm vi 5. Ngồi ra tơi có thể phối kếp hợp với phụ huynh
trong ôn luyện kiến thức cho trẻ qua các hình thức sau:
* Qua bảng tun truyền:
Bảng tun truyền khơng chỉ là nơi để trao đổi thông tin giữa phụ huynh và
giáo viên về vấn đề chăm sóc sức khỏe, tun truyền phịng bệnh, tư vấn dinh
dưỡng và ni con theo khoa học mà còn là nơi tuyên truyền về kiến thức ở
các lĩnh vực cho phụ huynh được biết con mình đã và đang dược học cái gì ở
lớp.
Tơi tuyên truyền, tư vấn về phương pháp và cách dạy trẻ nhận biết so sánh
số lượng trong phạm vi 5 cho phụ huynh biết. Nếu phụ huynh chưa hiểu thì tơi
sẳn sàng tư vấn nhiệt tình để họ nắm rõ và họ có thể ơn luyện kiến thức này
cho trẻ khi trẻ ở nhà hoặc mọi lúc mọi nơi.
* Qua các đồ chơi trong lớp để dạy trẻ nhận biết so sánh số lượng trong
phạm vi 5:
Khi đưa trẻ đến lớp học vào buổi sáng hoặc buổi chiều đón cháu về, tơi
tích cực vận động cha mẹ trẻ dành một ít thời gian cùng chơi cùng học với trẻ.

20



×