Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI TẬP HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM TRANH VÀ KÍ HỌA CỦA HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.77 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGHỆ THUẬT TW
t
KHOA SƯ PHẠM MỸ THUẬT

BÀI TẬP
HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ
THUẬT
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG CÁC TÁC PHẨM
TRANH VÀ KÍ HỌA CỦA HỌA SĨ TƠ NGỌC VÂN

Học và tên SV:
Mã SV:
Nhóm
Giảng viên:

Lai Châu, 12/2021

1


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Một số khái niệm liên quan đề tài
1.1. Khái niệm nội dung
1.2. Khái quát về họa sĩ Tô Ngọc Vân
2. Đặc trưng loại hình nghệ thuật.....
2.1. Thể loại hội họa
2.2. Ngơn ngữ tạo hình
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật thông qua tác


phẩm tiêu biểu của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
4. Cảm nhận của bản thân về giá trị của nội dung và hình thức về
hình tượng người phụ nữ trong tranh, kí họa của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
IIII. KẾT LUẬN

2


I. MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
Hình tượng người phụ nữ Việt Nam bao năm qua là nguồn cảm hứng
không bao giờ hết giống như mạch nước tuôn chào cho nhiều nhà văn, nhà
thơ, nhà sáng tác âm nhạc và trong đo các họa sĩ đã tạo ra các tác phẩn để
đời trong sự nghiệp của mình. Trong đó hình ảnh người phụ nữ ở trong các
bức tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẫn là thành công nhất ông xây dựng
hình tượng người phụ nữ với những chất liệu khác nhau trong đó có chất
liệu sơn dầu. Bằng những cảm quan về nghệ thuật, xuất thần trong cách vẽ,
sự biến hóa màu sắc, đường nét những mảng màu tươi sáng phản chiếu của
hiện thực và mờ ảo trong tranh của ơng tạo nên hịa sắc tươi đẹp giàu cảm
xúc khơng chỉ với người nhìn mà người trong tranh như muốn bước ra
ngồi đời thực vậy.
Mục đích chọn hình tượng người phụ nữ trong tranh, kí họa của họa
sĩ Tơ Ngọc Vân. Với các tác phẩm mĩ thuật của họa sĩ cho ta thấy được
cách tạo hình nhân vật, giá trị về tư tưởng, khả năng sáng tạo qua đó chúng
ta có cái nhìn sâu hơn về hình tượng người phụ nữ trong hội họa, trong
sáng tác và trong các tác phẩm nghệ thuật, từ đó mọi người biết gìn giữ,
học tập và vận dụng vẽ đẹp đó trong gian đoạn hiện nay.
Phạm vi thực hiện là các tác phẩm, kí họa của họa sĩ Tơ Ngọc Vân
thơng qua các tác phẩm nghệ thuật hình tượng người phụ nữ theo cách tạo
hình của phương đơng và chất liệu thể hiện của phương tây.


3


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Một số khái niệm liên quan đề tài
1.1. Khái niệm nội dung
Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, cái đẹp vừa là phạm mỹ học cơ
bản, vừa là phạm trù mỹ học trung tâm. Bởi vì, đối tượng của mỹ học là đời
sống thẩm mỹ của con người. Đời sống thẩm mỹ tuy rất phong phú đa dạng
nhưng chủ yếu quay quanh cái đẹp. Cái đẹp là cái phổ biến. Nó có mặt ở
khắp nơi: trong tự nhiên, trong xã hội và trong nghệ thuật. Ở đâu có hoạt
động của con người ở đấy có cái đẹp: bầu trời đẹp, cành hoa đẹp, cuộc sống
đẹp, cái nhà đẹp, chiếc áo đẹp, công việc đẹp, hành động đẹp, tư tưởng đẹp,
khuôn mặt đẹp… Mặt khác, cái đẹp là cái thường trực. Từng giờ, từng phút
nó ln có mặt trong ý thức con người. Con người khơng một phút nào sao
nhãng, rời bỏ được cái đẹp. Dù là lúc lao động, lúc vui chơi giải trí, lúc
nghiên cứu khoa học, trong sinh hoạt gia đình, ngồi đời sống cộng đồng…
Cái đẹp như là thước đo, là chuẩn mực đi kèm liền bên cạnh cái chuẩn mực
thước đo khác trong đời sống con người.
Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản
phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về
tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa
chạm sâu tới cảm xúc của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật.
Nghệ thuật là những cái hay, cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng
mộ bởi kỹ năng, trình độ, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thơng thường. Theo
nghĩa này thì đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật hay một nghệ sỹ
cụ thể. Để được gọi là nghệ thuật là khi nghề nghiệp đó đạt đến mức hồn
hảo về trình độ điêu luyện và siêu việt. Theo định nghĩa này thì địi hỏi một
tài năng đặc biệt riêng biệt từng lĩnh vực.

Cái đẹp trong nghệ thuật là hình thái cao nhất, tập trung nhất của qui

4


luật sáng tạo cái đẹp trong việc đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và nhu cầu tinh
thần nói chung của con người, là sự phản ánh tính chân thật cuộc sống hiện
thực, mà còn là phản ánh bằng tài năng sáng tạo của người nghệ sỹ.
Đặc điểm của cái đẹp trong nghệ thuật là nơi biểu hiện tập trung của
cái đẹp, đẹp là điều kiện đặc biệt của nghệ thuật. Tính hồn chỉnh, hồn
thiện, gọt dũa, trau chuốt, điển hình của các yếu tố. Xét về sự phong phú,
tươi mới, nguồn gốc và tính có trước thì cái đẹp của tự nhiên cao hơn cái
đẹp của nghệ thuật. Nhưng nghệ thuật có ngun tắc sáng tạo là điển hình
hóa. Các hiện tượng đẹp của đời sống khi được đưa vào tác phẩm thì đã trải
qua sự lựa chọn, qua bàn tay sáng tạo, gọt đẽo…, do đó mà đã đẹp, nó lại
càng đẹp hơn. Cái đẹp trong nghệ thuật mang sắc thái biểu cảm. Một cảnh
tượng đẹp trong thiên nhiên khơng chứa đựng trong mình nó tính tình cảm,
cảm xúc. Cịn vẻ đẹp trong nghệ thuật, nó là sự kết tinh, chứa đựng tình
cảm của người sáng tạo. Tình cảm là quy luật của nghệ thuật.
Cái đẹp trong nghệ thuật mang tính tư tưởng. Nghệ thuật phản ánh
hiện thực, nhưng cái đẹp của hiện thực không chứa đựng khuynh hướng tư
tưởng. Trong khi đó, cái đẹp trong nghệ thuật ln ln có khuynh hướng
tư tưởng. Cũng có thể nói, cái đẹp trong nghệ thuật chính là cái đẹp của tư
tưởng. Khi phản ánh cái đẹp của cuộc sống vào tác phẩm thì khơng đơn
giản là người nghệ sĩ sao chép lại, chụp ảnh lại. Mà trước hết, nghệ sĩ xuất
phát từ một lập trường tư tưởng nhất định để lựa chọn, miêu tả, đánh giá.
Thứ đến, người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp sao cho phù hợp với quan niệm
thị hiếu, lí tưởng thẩm mỹ của mình. Những tư tưởng lập trường là xuất
phát điểm để phản ánh, những thị hiếu, lí tưởng như là đích hướng tới để
sáng tạo, nếu tiên tiến, thể hiện lợi ích của nhân dân lao động sẽ làm cho tư

tưởng của nghệ thuật đẹp.
1.2. Khái quát về họa sĩ Tô Ngọc Vân
Tô Ngọc Vân (1906-1954) là một họa sĩ Việt Nam nổi tiếng, tác giả
của một số bức tranh tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại. Ông

5


cịn có một số bút danh như Tơ Tử, Ái Mỹ, TNV. Tô Ngọc Vân sinh ngày
15 tháng 12, 1906 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, Hưng Yên, nhưng
lớn lên tại Hà Nội.
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp
Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12
năm 1908 (một vài tài liệu ghi là 1906) tại
làng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, tỉnh
Hưng Yên.
Tô Ngọc Vân là một cậu bé con nhà
nghèo, quá tuổi mới được đến trường học
chữ. Đang học trung học năm thứ 3, Tô
Ngọc Vân bỏ học để đi theo con đường
nghệ thuật. Năm 1926, ông thi đỗ vào trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông
Dương, thuộc thế hệ đầu tiên của trường, tốt nghiệp khóa 2 năm 1931. Sau
khi ra trường, Tơ Ngọc Vân đã có tác phẩm xuất sắc, được giải thưởng cao
ở Pháp. Ông đi vẽ nhiều nơi ở Phnơm Pênh, Băng Cốc, Huế… Ơng cũng là
một người viết về mỹ thuật, phê bình nghệ thuật trên báo chí. Ơng hợp tác
với các báo Phong Hóa và Ngày Nay của Nhất Linh, báo Thanh Nghị.
Từ 1935 đến 1939 ông dạy học ở trường trung học Phnom Penh, sau
đó ông về dạy ở Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương tới 1945. Thời gian đó
ơng vừa giảng dạy vừa sáng tác. Sau cách mạng Tháng Tám, Tô Ngọc Vân
tham gia kháng chiến chống Pháp. Năm 1950 ông phụ trách Trường Mỹ

thuật Việt Bắc. Thời gian này ông đã vẽ rất nhiều ký họa.
Tô Ngọc Vân được đánh giá là người có cơng đầu tiên trong việc sử
dụng chất liệu sơn dầu ở Việt Nam. Ơng cịn được xem là một trong những
họa sĩ lớn của hội họa Việt Nam, nằm trong “bộ tứ” nhất Trí, nhì Vân, tam
Lân, tứ Cẩn (Nguyễn Gia Trí, Tơ Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn
Cẩn). Ngay từ những năm học trong trường Mỹ thuật, ông đã sớm nghiên
cứu kỹ lưỡng kỹ thuật sử dụng chất liệu sơn dầu. Ơng đã viết những dịng

6


tự sự …ngay từ lúc đi học đã mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam có
tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để
giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới…. Thông qua
kỹ thuật, ông đã cố gắng diễn tả được vẻ đẹp của duyên dáng người Việt
Nam đương thời mà tiêu biểu là chân dung thiếu nữ.
Tô Ngọc Vân cũng là một trong số rất ít hoạ sĩ Việt Nam đã sớm vẽ
tem ngay từ thời Pháp thuộc (Postes Indochine). Mẫu tem Apsara được ông
thiết kế từ nguồn tư liệu của những chuyến đi vẽ, sáng tác ở khu đền
Angkor Wat, Angkor Thom của Campuchia. Hình tượng chính của con tem
là tiên nữ Apsara, một trong hàng ngàn tượng vũ nữ điêu khắc nổi trên
những vách đền đài của nền văn hoá cổ Khmer. Tem Apsara của hoạ sĩ Tô
Ngọc Vân là mẫu tem thứ 23 của Bưu điện Đông Dương kể từ khi Pháp
phát hành tem thư ở Việt Nam. Và cũng là tem duy nhất ơng góp vào nền
nghệ thuật tem thư ở Việt Nam.
Họa sĩ Tô Ngọc Vân mất ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại Km 41, Ba
Khe, bên kia Đèo Lũng Lô, do bom của máy bay Pháp, gần sát chiến
trường Điện Biên Phủ. Ông được truy tặng danh hiệu Liệt sĩ và phần mộ
hiện an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Tác phẩm tiêu biểu của Họa Sỹ Tô Ngọc Vân

Hai thiếu nữ và em bé, sơn dầu, 101 x 78,4 cm, 1944, Thiếu nữ bên
hoa sen (1944), Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Hai thiếu nữ và em bé
(1944), Thiếu phụ ngồi bên tranh tam đa (1942), Buổi trưa (1936), Hồ Chủ
tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ (1946-sơn dầu), Nghỉ đêm bên đồi (sơn mài –
1948)…
Tôn vinh Họa Sỹ Tô Ngọc Vân
Giải nhất Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc 11/1954 tại Hà Nội, Huân
chương Độc lập hạng nhất, Huân chương kháng chiến hạng Nhì, Huy
chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Vì sự
nghiệp Mĩ thuật Việt Nam, Thư khen của Bác Hồ (1952).

7


Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về văn học nghệ
thuật (1996). Tên ông được đặt cho nhiều con đường tại Việt Nam và cũng
được đặt cho một miệng núi lửa trên Sao Thủy.
2. Đặc trưng loại hình nghệ thuật
2.1. Thể loại hội họa
Hội họa là một ngành nghệ thuật trong đó con người sử dụng màu
vẽ để tô lên một bề mặt như là giấy, hoặc vải,... để thể hiện các ý tưởng
nghệ thuật. Thông thường, công việc này do họa sĩ thực hiện. (Họa sĩ là từ
dùng để chỉ những người coi hội họa là nghề nghiệp của mình). Kết quả
của cơng việc đó là các tác phẩm hội họa hay còn gọi là các tranh vẽ. Hội
họa là một trong những loại hình nghệ thuật quan trọng và phổ biến nhất.
Nói cách khác, hội họa là một ngôn ngữ để truyền đạt ý tưởng của
người nghệ sĩ bằng các tác phẩm hội họa sử dụng kỹ thuật (nghệ) và
phương pháp (thuật) của họa sĩ.
Một phần lịch sử hội họa trong nghệ thuật phương Đông lẫn phương
Tây bị chi phối bởi nghệ thuật tôn giáo. Ví dụ về các loại tác phẩm này bao

gồm các bức tranh miêu tả nhân vật thần thoại trên đồ gốm, các bức tranh
tường, trần nhà miêu tả cảnh tượng trong kinh thánh, đến các bức tranh về
cuộc đời Đức Phật và các tôn giáo phương Đông khác.
2.2. Ngôn ngữ tạo hình
Nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật sáng tạo hình tượng cụ thể, sinh
động, gợi cảm bằng đường nét, màu sắc, hình khối. Với cách hiểu này, ta
phân biệt NTTH với những nghệ thuật khơng phải “tạo hình” như Âm
nhạc, văn, thơ…(khác nhau ngôn ngữ biểu hiện). Đồng thời ta cũng phân
biệt dược những hoạt động tạo hình nhưng không thuộc về lĩnh vực nghệ
thuật(chung ngôn ngữ biểu đạt nhưng khác về chủ thể, đối tượng, mục
đích, hiệu quả, bản chất thẩm mỹ…). Ví dụ: động Phong Nha, động Thiên
Đường trong quần thể khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh

8


Quảng Bình là kỳ quan thiên nhiên thế giới nhìn từ góc độ cái đep tạo hình:
hình thù kỳ thú, sắc màu huyền ảo, nhưng là của thiên nhiên, chủ thể sáng
tạo ra nó là “tạo hóa”… Đèn xanh đèn đỏ - tín hiệu giao thơng – có chung
ngơn ngữ tạo hình, do con người làm ra, nhưng khơng xếp vào tác phẩm
nghệ thuật tạo hình…
3. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức nghệ thuật thơng qua tác
phẩm tiêu biểu của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
Ngắm bức tranh “Thiếu nữ bên hoa
huệ” được Tô Ngọc Vân sáng tác vào năm
1943, khi ông đang giảng dạy tại Trường cao
đẳng Mĩ thuật Đông Dương. "Thiếu nữ bên hoa
huệ"ông mô tả cảnh một thiếu nữ mặc áo dài
trắng đang nghiêng đầu bên lọ hoa huệ một
cách đầy duyên dáng. Hình dáng cô gái kết hợp

với những chi tiết và màu sắc xung quanh tạo
thành một hình khối giản dị, tốt lên một nét buồn dịu nhẹ. Với bố cục hình
trịn chặt chẽ, hoàn hảo, cách sử dụng màu điêu luyện, "Thiếu nữ bên hoa
huệ"đã thể hiện được cái mềm mại gợi cảm ở đường cong trên đùi thiếu nữ
và nhất là cách dùng dao gạt bớt lớp sơn phía trên để lộ ra lớp sơn hồng bên
dưới tạo nên sắc ửng hồng trên má thiếu nữ… Ngay trong lần triển lãm đầu
tiên tại Hà Nội, bức họa đã được nhiều người chú ý. Năm 1945, "Thiếu nữ
bên hoa huệ" được trưng bày tại nhà Khai Trí Tiến Đức (Hà Nội) cùng với
tranh của Nguyễn Đỗ Cung, Lê Văn Đệ… Bác Hồ đã đến xem triển lãm
này.
Với thành công của bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” ơng cịn
thành cơng với những tác phẩm hội họa khác như bức tranh “Hai thiếu nữ
và em bé” Bức tranh vẽ một không gian thanh bình với hai phụ nữ mặc áo
dài tha thướt ngồi tâm sự ngồi hiên nhà, bên cạnh có một bé trai đang ngồi
chơi. Ba nhân vật được bố cục dạng tam giác tạo nên trạng thái tĩnh lặng,

9


cân bằng, êm ả. Cùng với hòa sắc màu vàng ấm
bao trùm tác giả đã tạo nên một hòa quyện tuyệt
vời giữa khung cảnh thiên nhiên và dáng nét
biểu cảm mền mại của hai người phụ nữ trong y
phục áo dài truyền thống đằm thắm trang nhã.
Nét đặc sắc của bức tranh: Bố cục dạng hình
tam giác trong khung hình dọc của ba nhân vật
là lối thức bố cục rất cổ điển của nghệ thuật hội
họa phương Tây. Tuy nhiên không gian êm đềm với chiếc chỏng tre, mành
tre và cây vông hoa trắng, cùng trang phục áo dài của các nhân vật nữ lại
thể hiện ra quang cảnh rất phương Đông, cũng như rất Việt Nam hồi đầu

thế kỉ XX. Bức tranh đã tạo ra sự kết hợp đầy rung cảm của tâm hồn
phương Đông cùng lối diễn họa học tập từ phương Tây đương thời.
Ở Tô Ngọc Vân, hội họa Tây Âu tuy đã đi vào lý trí nhưng lại thơng
qua tâm hồn dân tộc, chính điều này đã làm cho tranh sơn dầu của ơng có
màu sắc riêng, đạt đến độ ổn định. Ông đã sớm đoạt Huy chương Vàngtriển lãm thuộc địa tại Paris với bức sơn dầu "Bức thư". Tiếp theo đó là một
loạt các sáng tác khác, cho đến nay đã thuộc vào kho báu nghệ thuật hội
họa Việt Nam hiện đại: Thiếu nữ bên hoa sen, Thiếu nữ bên hoa huệ, Gia
đình Việt Nam, Dưới bóng nắng, Buổi trưa, Hai thiếu nữ và em bé...
4. Cảm nhận của bản thân về giá trị của nội dung và hình thức về hình
tượng người phụ nữ trong tranh, kí họa của họa sĩ Tơ Ngọc Vân.
Với nhiều họa sĩ thành công trong các tác phẩm mĩ thuật được nhiều
người biết đến là lời động viên lớn nhất cho sự nghiệp sáng tác, tìm kiếm
và phát triển cái mới trên con đường đi riêng của chính mình. Khơng chỉ
thành cơng trong sáng tác, các tác phẩm được đánh giá cao lẫn nội dung và
cách thể hiện mà cịn ảnh hưởng đến thế hệ sau này đó là họa sĩ Tô Ngọc
Vân với các tác phẩm về người phụ nữ thị thành đài các, cô gái dân tộc…

10


đi vào trong tranh của ông là người phụ nữ dịu dàng, mang đậm nét á đông
với vẽ đẹp huyền bí, lung linh làm mê hoặc lịng người.
Người phụ nữ là nguồn cảm hứng cho thi ca, văn học, điêu khắc còn
là đề tài cho các họa sĩ sáng tác tranh. Thiên nhiên đã ban tặng cho phái nữ
không chỉ đẹp về hình thể, đẹp trong đức tính cần cù chịu thương, chịu khó
mà cịn đẹp trong tính cách, đẹp trong đức hi sinh của bản thân trong cuộc
sống. Hình ảnh người phụ nữ vất vã nuôi con, buôn ba sớm tối qua những
gánh hàng rong, hình ảnh mẹ gầy trong sương sớm “Bên kia sơng đuống”
của Hồng Cầm, hình ảnh kiên trung bất khuất trong đánh giặc ngoại sâm,
không sợ hi sinh của chị Võ Thị Sáu trong bài hát “Mùa hoa lê ki ma” hoặc

tác phẩm tượng đêu khắc…
Với hội hoạ truyền thống, hình tượng phụ nữ với vẻ đẹp của đôi mắt
lá dăm, đôi mày lá liễu, tóc bỏ đi gà... cùng những đường cong gợi cảm
ẩn trong mảnh yếm thắm, tà áo tứ thân đã khiến các hoạ sĩ của các dòng
tranh dân gian mê đắm, tạo ra nhiều tác phẩm như "Hứng dừa", "Đánh
ghen", "Bà Triệu", "Bà Trưng"... (Đông Hồ) và "Tố nữ", "Thuý Kiều",
"Hội chùa", "Đi chợ" (Hàng Trống)
Trước năm 1945 họa sĩ Tô Ngọc Vân chuyên vẽ các thiếu nữ thị
thành, hình tượng người phụ nữ trong tranh của ông lúc bấy giờ rất khác
sau khi ông tham gia kháng chiến. Người phụ nữ thị thành trong tranh của
ơng có một cái gì đó nhẹ nhàng sâu lắng, thảnh thơi, n bình khơng sóng
gió trước xã hội thay đổi. Qua đó ta thấy quan niệm của ông về người phụ
nữ chỉ là vẽ đẹp đài các, yểu đệu, mảnh mai chứ không như vẽ đẹp của phụ
nữ trong lao động sản xuất sau này khi ơng tham gia kháng chiến.
Sau năm 1945 hình ảnh người phụ nữ trong tranh và các bức kí họa
đã thay đổi, những lần đi công tác trên chiến trường ông đã ghi lại cảnh vật,
cuộc sống của người nơng dân, cơ gái dân tộc, anh vệ quốc đồn… bằng
những bức kí họa nhanh họa sĩ đã bắt được khoảng khắc gắn liền với thực

11


tại, chân thật, sống động niềm vui hân hoan yêu thích trong các tác phẩm
của ơng. Khơng phả những cơ gái thị thành đài các yểu đệu ảnh ai mà là cô
gái dân tộc mộc mạc, khỏe khoắn, vui tươi, tự nhiên, đơn hậu, thật thà chất
phát đó đã làm lay động đến các tác phẩm của ông. Người phụ nữ trong
tranh của ơng trong thời kì đổi mới, họ được bình đẳng, được tự do lao
động, sáng tạo và khẳng định mình trước xã hội khơng bị bó buộc bởi hoàn
cảnh lúc bấy giờ. Cái hay cái đẹp trong thời kì này của ơng là cái đẹp sâu
thẳm, quen thuộc, gần gủi với người xem.


KẾT LUẬN
Tô Ngọc Vân được đánh giá là một trong bốn cây đại thụ của nền mĩ
thuật cận đại Việt Nam. Các tác phẩm của ông thường phản ánh sự kế thừa
phong cách tạo hình phương Tây nhưng lại hòa quyện trong một tinh thần
phương Đông rõ nét. Ta thấy được tranh của ông không chỉ có giá trị nội
dung nghệ thuật mà cịn giá trị về nhận thức, lí luận của dân tộc về tạo hình
nhân vật. Phải nói rằng các tác phẩm mà ông sáng tác đã chứng tỏ ông là
một người yêu nghệ thuật, giàu tình cảm, tâm huyết với nghề, một tâm hồn
rung động. Tô Ngọc Vân là một họa sĩ là một hình tượng trong sáng, tìm
tịi đến con đường với nghệ thuật chân chính, đã đóng góp cho sự phát triển
của mĩ thuật hiện đại Việt Nam.
Qua hình tượng người phụ nữ trong tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân
giúp ta nhìn xa hơn về nghệ thuật mĩ thuật Việt Nam. Không chỉ rút ra bài
học cho bản thân mình mà cịn phát huy truyền thống cao đẹp của dân tộc
với nền mĩ thuật phát triển mạnh mẽ. Truyền thống đó sẽ được lưu truyền
mãi mãi và hướng ta tới tương lai khi ta nhìn lại quá khứ qua những bức
tranh ta hiểu được truyền thống yêu nước, yêu con người, yêu cách sống
giản dị đơn giản tình cảm vượt thời gian không hề thay đổi sẽ là liều thuốc
cho chúng ta trong xã hội hiện đại với nhiều cái để suy ngẫm.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
(Ví dụ để các thầy cô tham khảo)
1. Đào Thị Thúy Anh (2020), Hoa văn tứ quý trong Mỹ thuật thời
Nguyễn, Nxb lao động – xã hội.
2. Đào Thị Thúy Anh (2019), Nhập môn mỹ học, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
3. Đào Thị Thúy Anh (2020), Đại cương các loại hình nghệ thuật,

Tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHSP Nghệ thuật TW.
4. Nguyễn Mạnh Lân, Trần Duy Hinh, Trần Trung Nhân (2002),
Văn học dân gian và nghệ thuật tạo hình điện ảnh, Nxb Văn học
Hà Nôi.
5. Đức Kon (2008), Sân khấu đại cương, Nxb Văn hóa Thơng tin,
Trường Cao đẳng Văn hóa TP. HCM
6. Wwww. Tailieuvuihoc.com

13


Lưu ý: Mỗi SV chọn 01 loại bình nghệ thuật cụ thể để làm bài thi
Học phần này (hình ảnh minh họa xen kẽ nội dung)
Font chữ Time New Roman, cỡ chữ 14, giãn cách dịng 1,5
Hình minh họa khuyến khích vẽ tay
In bài 01 mặt cho thấy đỡ bị mỏng nhé!!!!
Quy đinh tối thiểu 10 trang (hình minh họa khơng q 06 hình)
20/10/2021 in bài và nộp về khoa SPMT số 18 ngõ 55 Trần Phú,
Hà Đông
Lề trên dưới, trái phải các bạn làm theo đúng bản này, lấy mẫu này đổ
khuôn chữ vào để viết là OK

14



×