Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phân Tích Tác Động Của Chính Sách.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.69 KB, 10 trang )

Đề bài : Phân tích tác động của chính sách phát triển các " đặc khu kinh tế "
và " công nghiệp Hương Chấn " của TQ từ năm 1978 đến nay. Bài học kinh
nghiệm có thể rút ra cho VN
MỞ ĐẦU
Trung Quốc đã đưa ra chính sách phát triển các "đặc khu kinh tế" và "công
nghiệp Hương Chấn" nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển quốc
gia. Các chính sách này đã có những tác động sâu sắc, khơng chỉ trong lĩnh
vực kinh tế mà cịn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của xã hội và nhân dân
Trung Quốc.
Đặc khu kinh tế là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
của Trung Quốc. Các đặc khu này, như Shenzhen, Shanghai hay Dalian, được
cấp các chính sách đặc thù nhằm thu hút đầu tư nước ngồi, thơng qua việc
tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi và giảm bớt những rào cản pháp lý.
Thành công của đặc khu kinh tế đã mở ra cánh cửa cho sự phát triển của
Trung Quốc, thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài vào nước này, mở
rộng công nghiệp, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Bên cạnh đó, cơng nghiệp Hương Chấn cũng đóng vai trị quan trọng trong sự
phát triển của Trung Quốc. Hương Chấn đã trở thành một trung tâm công
nghiệp lớn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và chế tạo hàng hóa. Qua đó,
nước này đã trở thành một nhà xuất khẩu hàng hóa hàng đầu trên thế giới, góp
phần tăng trưởng kinh tế tồn cầu. Cơng nghiệp Hương Chấn cũng đã tạo cơ
hội việc làm cho hàng triệu người dân Trung Quốc, giúp cải thiện đời sống và
nâng cao mức sống của họ.


NỘI DUNG
I.

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
CÁC " ĐẶC KHU KINH TẾ " VÀ " CÔNG NGHIỆP HƯƠNG
CHẤN " CỦA TQ TỪ NĂM 1978 ĐẾN NAY.



I.1 Tác động của chính sách phát triển "đặc khu kinh tế"
1.1.1 Tác động tích cực
Ngay sau khi thực hiện chính sách mở cửa năm 1978, bốn đặc khu kinh tế đầu
tiên của Trung Quốc đã được thành lập tại Phúc Kiến và Thâm Quyến trong
hai năm tiếp theo với mục tiêu tạo một khu vực mở với thế giới và thử
nghiệm các chính sách đặc biệt. Sau khi thử nghiệm thành cơng, mơ hình này
đã được nhân rộng tới hơn 191 khu vực
 Sự thành cơng khi áp dụng chính sách “ đặc khu kinh tế”
Đẩy mạnh phát triển kinh tế Trung Quốc, đóng góp từ 50% tới 80-90% tăng
trưởng GDP tại một số khu vực; nâng cao chất lượng công nghệ tại nhiều địa
phương.
Sự cam kết và hỗ trợ của Chính phủ trong việc đẩy mạnh các cải cách kinh tế
theo hướng thị trường. Chính quyết tâm tạo ra sự khác biệt thông qua những
cải cách liên tục đã dẫn tới sự tin tưởng vào một môi trường kinh tế vĩ mô cởi
mở và ổn định.
Khối trung ương cố gắng phân quyền, giúp tạo ra một hệ thống pháp lý mở và
hiệu quả cho các đặc khu. Chính quyền cấp địa phương cố gắng xây dựng cơ
chế hành chính thơng thoáng, minh bạch (cơ chế một cửa) cho các nhà đầu tư
và tạo cơ sở vật chất tốt cho khu vực.
Cải cách đất đai: Tại Thâm Quyến, trước năm 1981, tất cả đất thuộc về nhà
nước và tập thể. Tuy nhiên, từ năm 1981, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép
các đặc khu cho nhà đầu tư thuê đất với thời hạn từ 20-50 năm và có thể gia


hạn sau đó. Hệ thống đấu giá đất đai cũng được thành lập cho tất cả đất
thương mại và đất công nghiệp (2007) nhằm đảm bảo việc sử dụng hiệu quả
tài nguyên đất.
Tạo động lực đầu tư và tự chủ thể chế: Nhằm thu hút lượng vốn đầu tư vào
các đặc khu, nhiều chính sách tài khóa và phi tài khóa đã được thực hiện bao

gồm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng, thơng
quan nhanh chóng, giảm thuế và các chính sách thu hút nhân lực linh
hoạt.Các chính sách hỗ trợ cịn bao gồm các chính sách thu hút nhân tài, lao
động có trình độ bằng cách cung cấp nhà cửa, chi phí giáo dục, cấp vốn
nghiên cứu...
Nâng cao và đổi mới công nghệ, liên kết chặt chẽ với kinh tế nội địa: Với việc
tập trung cao các lao động có trình độ, đặc biệt là các lao động R&D, các đặc
khu trở thành trung tâm tri thức và kiến tạo công nghệ, đổi mới cơng nghệ.
Bên cạnh đó, dịng vốn FDI dồi dào vào các đặc khu cũng tạo điều kiện học
tập và ứng dụng các cơng nghệ mới. Do đó, chính phủ Trung Quốc để tập
trung tại các đặc khu các ngành cơng nghiệp địi hỏi cơng nghệ cao. Ngồi ra,
các đặc khu cịn có liên kết chặt chẽ với kinh tế nội địa và các khu vực kinh tế
thông qua chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị.
 Tác động đến sự tăng trưởng kinh tế
Tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài:
Trung Quốc đã thiết lập các khu kinh tế đặc biệt, như Shenzhen và Shanghai,
để cung cấp các ưu đãi thuế và chính sách đặc biệt cho các nhà đầu tư nước
ngoài. Thu hút một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) và đóng
góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.
Giúp tăng cường xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu của Trung
Quốc:


Các doanh nghiệp trong các đặc khu kinh tế được khuyến khích sản xuất hàng
hóa và dịch vụ xuất khẩu, trong khi cung cấp các quyền ưu đãi thuế và thủ tục
hải quan đơn giản hóa. Nhờ đó, Trung Quốc đã trở thành một trong những
nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới và nối tiếp xếp sau Mỹ.
Chính sách đặc khu kinh tế cũng đã đóng góp vào đẩy mạnh q trình đơ thị
hóa và cơng nghiệp hóa của Trung Quốc:
Các đặc khu kinh tế đã thu hút các cơng ty trong và ngồi nước đầu tư và mở

rộng hoạt động sản xuất, tạo ra việc làm và thu nhập cho dân số đang tăng
nhanh. Điều này đã góp phần mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế và giảm độ
nghèo của nhiều khu vực.
1.1.2 Tác động tiêu cực
 Các hệ lụy từ chính sách
“Mọc nhanh như nấm” và cạnh tranh khốc liệt:
Nhận thấy sự thành công tại một số đặc khu giáp biển, nhiều địa phương khác
đã áp dụng công thức thành lập đặc khu trên mà không nghiên cứu và lên kế
hoạch kỹ lưỡng. Điều này đã dẫn tới sự thất bại của nhiều đặc khu và sự lãng
phí nguồn lực. Bên cạnh đó, từ những năm 1990, sự mở rộng ồ ạt của các đặc
khu đã dẫn tới cuộc chiến “tới đáy” để giảm thuế và tăng ưu đãi đầu tư, cùng
với đó là sự cạnh tranh không lành mạnh tại các địa phương.
Sự xuống cấp của mơi trường:
Vì đánh đổi tăng trưởng GDP và môi trường, nhiều đặc khu kinh tế đã đối
mặt với nhiều vấn đề mơi trường trầm trọng. Theo ước tính của Ngân hàng
Thế giới, chi phí mơi trường tại Trung Quốc chiếm tới khoảng 8% GDP và
nhiều hệ lụy vẫn cịn tiếp diễn. Do đó, để cải thiện vấn đề trên, Trung Quốc
đã nâng các tiêu chuẩn về môi trường tại các đặc khu và ưu tiên các công
nghệ xanh.


Bất cân bằng giữa phát triển công nghiệp và phát triển xã hội:
Trong khi nhiều mục tiêu kinh tế đã được hoàn thành, nhiều đặc khu vẫn chưa
cung cấp được các dịch vụ xã hội tốt tương ứng nhằm giữ chân các nguồn vốn
đầu tư có giá trị và nguồn nhân lực có giá trị.
I.2 Tác động của chính sách phát triển "cơng nghiệp Hương Chấn"
Đứng trước khó khăn đó, ngay từ năm 1978 sau cải cách và mở cửa nền kinh
tế, Trung Quốc thực hiện phương châm “Ly nông bất ly hương, nhập xưởng
bất thành”. Thơng qua chính sách phát triển mạnh công nghiệp Hương Chấn
nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao

động nông thôn, rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát
triển công nghiệp nông thơn chính là con đường để giải quyết việc làm.
Đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong hướng đi kinh tế của Trung Quốc
Chính sách này đã đánh dấu một sự thay đổi quan trọng trong hướng đi kinh
tế của Trung Quốc, từ sự tập trung quá mức vào nền nông nghiệp sang phát
triển công nghiệp và kinh tế thị trường hóa.
Về mặt kinh tế: Tạo ra một cú bứt phá đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc.
Việc tăng cường và phát triển công nghiệp đã tạo ra nguồn việc làm mới,
nâng cao thu nhập và mức sống của hàng triệu người dân Trung Quốc. Thúc
đẩy xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngồi, đóng góp vào sự phát triển
kinh tế của quốc gia.
Nhờ con đường đúng đắn này mà trong 12 năm từ 1978 đến 1990, doanh
nghiệp Hương Chấn đã giải quyết được việc làm từ 28,3 triệu người lên đến
92,6 triệu ngưòi. Và đến năm 1991 Trung Quốc có đến 19 triệu xí nghiệp
Hương Chấn, thu hút 96 triệu lao động bằng 13,8% lực lượng lao động ở
nông thôn tạo giá trị tổng sản lượng là 1162 tỷ NDT chiếm 60% tổng giá trị
sản phẩm trong khu vực nông thôn.


Trong suốt hai mươi năm đầu tiên từ khi mở cửa, các xí nghiệp hương trấn là
một trong những khu vực năng động nhất trong nền kinh tế Trung Quốc và có
tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong những năm hoàng kim (1985-95), tổng
giá trị sản lượng của khu vực này tăng với tốc độ bình quân hàng năm là
24,7% theo giá cố định (38,1% theo giá thực tế)Năm 1995, tỷ trọng của khu
vực này trong GNP của Trung Quốc là 25,5%, trong tổng giá trị sản lượng
công nghiệp là 55,8% và trong tổng giá trị xuất khẩu là 49,5%.
Công nghiệp Hương Chấn trong những năm 1978 đã đánh dấu sự thay đổi
đáng kể trong định hướng kinh tế của Trung Quốc. Chính sách tập trung vào
mở cửa và đẩy mạnh đầu tư nước ngồi, khuyến khích các hoạt động kinh tế
thị trường và tăng cường xuất khẩu. Kể từ khi chính sách được áp dụng,

Trung Quốc đã ghi nhận tăng trưởng kinh tế ấn tượng và đã trở thành một
trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới. Chính sách phát triển cơng
nghiệp Hương Chấn đã tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong và ngoài
nước, thúc đẩy sự gia tăng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển quốc
gia.
Tuy nhiên, chính sách này cũng đã gặp phải một số thách thức và tác động
tiêu cực.
Một số vấn đề như ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo gia tăng, nợ
công tăng cao và quyền lao động bị thiếu hụt đã xoay quanh quá trình phát
triển công nghiệp.
Gây ra sự chuyển đổi xã hội và văn hóa, làm thay đổi các giá trị truyền thống
và tạo ra một cuộc sống đô thị phức tạp mới.
Việc tăng cường sản xuất cơng nghiệp đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi
trường và mất cân bằng trong phân bố tài nguyên. Sự cạnh tranh và khủng
hoảng kinh tế cũng là một phần của quá trình phát triển này.


II.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM

Một là, giữ vững định hướng và kiên trì xây dựng, hồn thiện thể chế kinh tế
thị trường XHCN
Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, đây là chiến lược bất biến. Tích cực tìm
kiếm con đường cai cách mơ của dưới các điều kiện của kinh tế thị trường để
xây dựng văn minh vật chất và tinh thần của CNXH, thúc đẩy sự phát triên
tồn diện phát triển hài hịa văn minh sinh thái phịng ngừa tất cả các u tổ
có thể anh hương đến sự phát triển chung cua xã hội.
Từ kinh nghiệm cua Trung Quốc và thực tiễn ở Việt Nam có thê khẳng định:
Việc nhận thức đúng đắn về hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng

XHCN là chìa khóa đột phá cho sự phát triển. Nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật của kinh tế thị trường đồng thời bao đảm định hướng XHCN
phù hợp với từng giai doạn phát triển của đất nước, là nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN,
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh".
Hai là, Việt Nam cần đẩy nhanh việc xây dựng các đặc khu kinh tế làm nơi
thử nghiệm các quyết sách về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Kinh nghiệm này là kết tinh, quyết tâm cua Đảng Cộng sản Trung Quốc
không ngừng tìm tịi, thực hiện tư tưởng đổi mới, đặc biệt là sự ủng hộ mạnh
mẽ đối với việc mở cửa đón đầu tư nước ngồi. Từ tư tưởng đó để để ra
những quyết sách ưu đãi, đó là những khâu quan trọng nhất. Trong đó, việc
nhà nước trao quyền tự chủ cho các đặc khu được xem như biện pháp mấu
chốt, cho phép hồn tồn độc lập về tài chính với Trung ương và có quyền để
ra những ưu đãi riêng đối với các nhà đầu tư.


Ba là, kiên trì giữ vững phương thức mờ của và thực nghiệm, hoàn thiện thể
chế về kinh tế đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với Việt Nam cần rà
soát, điều chỉnh, bổ sung hệ thống pháp luật và các thiết chế, cơ chế liên quan
đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Thực hiện nhất quân chủ
trương đa phương hóa, đa dạng hóa trong hợp tác kinh tế quốc tế, không để lệ
thuộc vào một số ít thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm
lực của các doanh nghiệp trong nước. Quá trình đây mạnh mở cửa tiếp cận
quốc tế sẽ kéo theo dỏi mới, sáng tạo trong thế chế, thu hút cơng nghệ tiên
tiến để xây dựng chính sách kinh tế định hướng xuất khẩu.
Bốn là, đây mạnh xây dựng, hoàn thiện thê chế bảo đảm thực hiện tiến bộ và
cơng bằng xã hội. Mục đích củaa xây dựng thể chế kinh tế thị trường là giải
phóng và phát triển lực lượng sản xuất, mục đích căn bản của phát triển lực

lượng sản xuất là cần nâng cao mức sống của toàn thể nhân dân. Do vậy, phải
thúc đẩy phân phối thu nhập ngày càng hợp lý hơn, bảo dảm cải thiện dân
sinh trong quá trình phát triển. Cần phải xử lý thoả đáng mối quan hệ giữa lợi
ích căn bản của nhân dân với lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chủ thể sản
xuất kinh doanh. Vì vậy phai tiến tới đảm bao công bằng xã hội đây là điều
kiện, động lực để nhân dân chung sức xây dựng nền kinh tế phát triên. Đại hội
Đang lần thứ IX dã chỉ rõ: “Thực hiện các chính sách xã hội hướng vào phát
triên và lành mạnh hỏa xã hội, thực hiện công băng trong phân phối, tạo động
lực mạnh mẽ phát triển san xuất, tăng năng suất lao động xã hội, thực hiện
bình đăng trong các quan hệ xã hội, khuyến khích nhân dân làm giầu hợp
pháp"
Năm là, khung pháp lý rõ ràng, dễ thực hiện, cơ chế quản lý thơng thống, bộ
máy quản lý tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả
Một trong những quy định có tính đột phá là cơ quan quản lý đặc khu là chính
quyền đặc khu thực hiện hầu hết chức năng quản lý nhà nước như cấp phép
đầu tư, quyền sử dụng đất (hai khâu này cấp cùng một lúc); tiêu thụ sản phẩm


vào nội địa; chấp thuận tuyển dụng lao động trực tiếp của các doanh nghiệp;
quy định mức lương, hình thức trả lương, tiền thưởng, bảo hiểm lao động…
Thực hiện cơ chế phân quyền, không bao quyền đã phân ở cấp được phân
quyền và không tản quyền ở cùng một cấp.
Sáu là, hồn thiện về vai trị lãnh đạo của Đảng, vai trò xây dựng và thực hiện
thể chế kinh tế của Nhà nước.
Hồn thiện thể chế về vai trị lãnh đạo cua Đang là nhân tố quyết định đảm
bảo tính định hướng XHCN của quá trình xây dựng, phát triên kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Kinh nghiệm từ Trung Quốc đó
là cần phai ln kiên trì sử dụng đồng thời “bàn tay hữu hình" và "bản tay vơ
hình".


KẾT LUẬN


Từ năm 1978 đến nay, chính sách phát triển đặc khu kinh tế và cơng nghiệp
Hương Chấn đã góp phần quan trọng vào sự thay đổi và phát triển kinh tế của
Trung Quốc. Nhờ vào đó, nền kinh tế Trung Quốc đã nhận được lượng đầu tư
nước ngoài lớn, tăng cường xuất khẩu và thu hút công nghệ mới. Tác động
của đặc khu kinh tế đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế và việc làm.Ngoài ra, tạo ra nguồn lao động và tăng thu nhập dân cư
và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân.
Như vậy, chính sách phát triển đặc khu kinh tế và cơng nghiệp Hương Chấn
đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc trong suốt
nhiều năm qua. Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển bền vững, Trung Quốc cần
đối mặt và giải quyết những thách thức còn tồn đọng và đảm bảo rằng sự phát
triển kinh tế đi đôi với việc bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền lợi của
người lao động



×