Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng mương nổi - MS6 " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.78 KB, 11 trang )


Ministry of Agriculture & Rural Development

Chương trình Hợp tác Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn (CARD)


Báo cáo tiến độ


062/04VIE: Nuôi thâm canh cá biển trong ao
bằng mương nổi





MS6: Báo cáo 6 tháng lần thứ hai


1
1. Đơn vị thực hiện
Tên dự án
Nuôi thâm canh cá biển trong ao bằng
mương nổi
Cơ quan thực hiện ở Việt Nam
Trường Đại học Nha Trang (trước đây
là Trường Đại học Thủy sản)
Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam
TS. Hoàng Tùng
Đối tác Australia


Queensland Department of Primary
Industries & Fisheries
Chủ nhiệm dự án phía Australia
Mr Michael Burke
Ngày bắt đầu dự án
15/04/2005
(01/08/2005 ở Việt Nam)
Ngày kết thúc dự án (theo hợp đồng)
15/04/2007
Ngày kết thúc dự án (đề nghị điều chỉnh)
15/09/2007
Giai đoạn báo cáo
12 tháng đầu của Dự án

Địa chỉ liên lạc
Phía Australia: Trưởng nhóm
Tên:
Mr Michael Burke
Telephone:
+61 7 34002051
Chức vụ:
Nghiên cứu viên
Fax:
+61 7 34083535
Cơ quan:
DPI&F
Email:


Phía Australia: Đơn vị quản lý hành chính

Tên:
Michelle Robbins
Telephone:
+61 7 3346 2711
Chức vụ:
Senior Planning Officer,
R&D Coordination
Fax:
+61 7 3346 2727
Cơ quan:
DPI&F
Email:


Phía Việt Nam
Tên:
TS. Hoàng Tùng
Telephone:
+84.914 166 145
Chức vụ:
Giám đốc Trung tâm NC và
ĐT Quốc tế
Fax:
+84.58.831147
Cơ quan:
Trường Đại học Nha Trang
Email:




2
2. Sơ lược về dự án
Dự án này nhắm đến việc xây dựng một mô hình ương nuôi ấu trùng và cá giống
của các đối tượng có giá trị kinh tế cho người nuôi cá biển ở Việt nam với các đặc tính
dễ ứng dụng, có hiệu quả kinh tế và không ảnh hưởng đến môi trường. Thông qua
việc sử dụng các mương nổi trong ao, dự án sẽ giúp người nuôi thiết lập một hệ thống
ương ấu trùng/cá giống mang tính thâm canh, có tuổi thọ cao và dễ quản lý chăm sóc.
Nhờ vậy sẽ góp phần tích cực giảm chi phí sản xuất và gia tăng lượng con giống cá
biển hiện vẫn còn rất hạn chế ở cả Australia và Việt nam. Dự án này cũng sẽ thử
nghiệm mương nổi để nuôi thương phẩm các đối tượng cá biển thông qua việc hợp tác
với các nghiên cứu viên của Australia. Các nghiên cứu viên của Bộ Công nghiệp Cơ
bản và Nghề cá bang Queensland, Australia sẽ tư vấn, giúp đỡ phía Việt nam về kỹ
thuật quản lý hệ thống nuôi, quản lý chất lượng nước và xử lý chất thải. Các đối tượng
sẽ đưa vào thử nghiệm ương nuôi qua dự án này là cá Mú, cá Bớp và cá Chẽm. Tất cả
các thử nghiệm sẽ được thực hiện trong hệ thống nuôi khép kín, không đổ nước thải ra
môi trường xung quanh. Các kết quả thu được từ dự án sẽ được sử dụng một cách có
hiệu quả để đào tạo cán bộ và sinh viên của trường Đại học Thủy sản, người nuôi và
các đơn vị sản xuất có liên quan. Sự tham gia tích cực và đóng góp nhân vật lực của
các cơ quan phối hợp khác nhau vào hoạt động nghiên cứu chính là điểm đặc biệt của
dự án này và sẽ giúp cho nghiên cứu có tính gắn kết chặt chẽ với thực tiễn sản xuất và
có khả năng ứng dụng cao.

3. Tóm tắt báo cáo
Ở Australia, hiện đang tiến hành các đợt thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Đục
(Sillago ciliata) và cá Mulloway (Argyrosomus hololepidotus) để thăm dò thị hiếu
tiêu dùng và khả năng tiêu thụ của thị trường. Các nghiên cứu nâng cao năng suất của
mương nổi và vận hành ương nuôi thử nghiệm trong các mương này sẽ được tiến
hành vào mùa xuân năm nay. Hiện tại, cả hai loài cá này đều được nuôi ở mật độ trên
100 kg/m
3

mà vẫn đảm bảo tình trạng sức khỏe, sinh trưởng của cá cũng như về chất
lượng nước nuôi. Việc thử nghiệm nuôi cá Đục ở nhiệt độ thấp hơn 20
o
C gặp khó
khăn do cá bị nhiễm khuẩn thứ cấp và tỷ lệ sống thấp. Tuy chưa được kiểm chứng rõ
ràng, có nhiều khả năng cá bị nhiễm Flexibacter columnaris. Chất lượng nước được
duy trì tốt với tỷ lệ trao đổi nước (lượng nước/ao/ngày) cao. Tuy nhiên trong tương lai
khó khăn này phải được khắc phục bằng cách áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải trong
ao nuôi thủy sản. Việc trang bị thêm bẫy thu chất thải vào hệ thống nuôi cũng nhằm
mục đích này. Hiện tại đã có một số công ty bày tỏ mong muốn thử nghiệm áp dụng
hệ thống nuôi bằng mương nổi này để nuôi thương phẩm mà không cần thay nước
đồng thời không tốn nhiều chi phí cho việc xây dựng. Thành công của việc ứng dụng
kỹ thuật này vào thực tiễn phụ thuộc vào lợi nhuận thu được tính trên chi phí sản xuất.
Hiện đang hoàn tất bản tóm tắt kết quả dự án để trình bày tại Hội thảo WAS 2007 tại
Texas, Mỹ. Tiếp tục thương lượng với các cơ sản NTTS để tiến hành thử nghiệm nuôi
trong mương nổi các đối tượng như cá Giò (Rachycentron canadum) tại Good Fortune
Bay và cá Mú mỡ
(Epinephelus coioides) tại Trung tâm Thủy sản Miền Bắc.
Ở Việt Nam, công đoạn chuẩn bị bao gồm xây dựng và vận hành thử nghiệm hệ
thống nuôi hoàn tất vào tháng 2 năm 2006. Sau đó, tiến hành các đợt ương nuôi thử
nghiệm trên các đối tượng: cá Chẽm (Lates calcarifer), cá Hồng (Lutjanus
argentimacus) và cá Điêu hồng (Oreochromis sp.). Kết quả thu được cho thấy cá lớn

3
nhanh ở mật độ nuôi cao (trên 300 con giống/m
3
). Tỷ lệ sống khi ương nuôi trong
mương nổi cao hơn nhiều so với khi ương nuôi trong ao đất. Thường xuyên thực hiện
kiểm tra đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng nước, mức độ phát triển của sinh vật phù
du, tình hình dịch bệnh và lượng điện năng tiêu thụ để vận hành hệ thống nuôi. Kết

quả cho thấy lượng điện năng vận hành hệ thống ít hơn so với dự tính ban đầu. Lợi
nhuận biên cao (hơn 50%) đảm bảo cho việc ứng dụng mô hình nuôi thử nghiệm này
vào thực tế. Dự án cũng đã nhận được đề nghị hỗ trợ của Sở Thủy sản Phú Yên và
Bình Định để thực hiện các nghiên cứu áp dụng mô hình này để ương nuôi cá Chình
nước ngọt trên các hồ chứa nước. Với sự hỗ trợ của các cán bộ kỹ thuật trường Đại
học Nha Trang, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của dự án đang tiến hành điều chỉnh thiết
kế và quy mô của mương nổi cho phù hợp với đề án thử nghiệm này. Bài báo cáo một
số kết quả đạt được của dự án đã được phê duyệt để trình bày tại Hội thảo World
Aquaculture Society 2007 tại Texas. Tháng 02/2006, với sự giúp đỡ của các chuyên
gia QDPI&F, hội thảo giới thiệu dự án được tổ chức với sự tham dự của hơn 60 nông
dân và cán bộ khuyến ngư địa phương. Lớp tập huấn về “Quan trắc chất lượng nước
trong ao nuôi thủy sản” cũng đã được tổ chức để nâng cao năng lực cho cán bộ dự án
và nhận được sự quan tâm của cán bộ và sinh viên của trường Đại học Thủy sản. Tuy
nhiên, việc xảy ra sự cố trong hệ thống nuôi làm chết hơn 70,000 con cá trong mương
nổi vào tháng 07/2006 (do việc xử lý tình huống không hợp lý của cán bộ kỹ thuật: sử
dụng hoá chất diệt tảo) và việc xuất hiện bệnh trong một đợt nuôi thử nghiệm cho
thấy còn nhiều việc phải làm để tăng cường khả năng quản lý hệ thống nuôi này.
4. Giới thiệu dự án
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
của Việt Nam và đã được FAO đánh giá là một trong những hoạt động hiệu quả giúp
xoá đói giảm nghèo. Việt nam đặt chỉ tiêu phấn đấu cho năm 2010 là sản xuất 2 triệu
tấn sản phẩm thủy sản trong đó NTTS chiếm tỉ trọng lớn với đối tượng nuôi tập trung
vào nhóm cá biển. Mục tiêu đầy tham vọng này rất khó đạt được trừ phi tiến hành áp
dụng phương pháp ương nuôi hiệu quả cao, có khả năng đáp ứng nhu cầu về con
giống cỡ lớn cho nghề nuôi lồng trên biển và nuôi ao. Chi phí để ương nuôi con giống
cỡ lớn trong bể cao, do vậy cần xem xét các hình thức khác như ương nuôi trong ao
đất, trong giai hay trong mương nổi. Về phương diện này, hệ thống mương nổi có một
số thuận lợi đáng kể so với các hình thức nuôi khác như cho phép quản lý hệ thống
nuôi một cách hiệu quả, cho năng suất và mức độ an toàn sinh học cao.
Tại Queensland nuôi cá biển trong lồng từ lâu được coi là một hình thức gây

ảnh hưởng xấu cho các rạn san hô và các hệ sinh thái nhạy cảm tương tự khác. Do
vậy, phát triển các phương pháp nuôi mới trên đất liền đảm bảo tính bền vững nhưng
vẫn mang lại lợi nhuận là việc cần thiết. Chi phí cho dụng cụ sử dụng trong hệ thống
nuôi cá biển tuần hoàn rất cao và không phù hợp với điều kiện khí hậu cũng như
không thể tận dụng cơ sở hạ tầng ao nuôi thủy sản có sẵn của Queensland. Việc kết
hợp hệ thống mương nổi với nguyên tắc xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học
cho phép xây dựng một hệ thống nuôi bán mở hoặc kín hoàn toàn, nhờ vậy giảm đáng
kể ảnh hưởng của có thể của NTTS lên môi trường.
Dự án CARD này kết hợp công nghệ nuôi cá bằng hệ thống mương nổi cải
tiến và nguyên tắc xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học. Các mương nổi, làm
bằng plastic hay vật liệu rẻ tiền, đã được thử nghiệm thành công ở Nhật, Australia và
Mỹ. Thông qua dự án này, các vật liệu rẻ tiền sẵn có của địa phương được sử dụng để
xây dựng hệ thống mương nổi, sau đó được vận hành thử nghiệm ở cả quy mô thí
nghiệm và sản xuất. Các đối tượng nuôi thử nghiệm là các loài cá bản địa có giá trị

4
cao như: cá Chẽm, cá Đục, cá Hồng. Cá Giò, cá Mú nước ngọt… Dự án cũng sẽ tập
trung vào việc nâng cao năng lực của các đơn vị tham gia thực hiện dự án phía Việt
Nam thông qua các đợt tham quan thực tế, các khoá đào và thực tập nghiên cứu. Các
kết quả thu được từ dự án sẽ được nhanh chóng phổ biến đến nông dân địa phương
thông qua các buổi tập huấn khuyến ngư. Điểm đặc biệt của hệ thống này chính là ở
khả năng ứng dụng cao của nó cho các nông hộ nuôi ở qui mô nhỏ. Họ có thể sử dụng
hệ thống ao đìa đã có sẵn mà không phải sửa đổi hay đầu tư thêm nhiều. Dự án này hy
vọng sẽ góp phần nâng cao sản lượng cá biển giống và tận dụng các ao nuôi tôm hiện
đang bị bỏ hoang do dịch bệnh ở vùng duyên hải. Mục tiêu của dự án hoàn toàn phù
hợp với mục tiêu của chương trình CARD: sử dụng công nghệ đơn giản có hiệu quả
để giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường và phát triển năng lực cán bộ của quốc
gia.
5. Tiến độ thực hiện
5.1 Các kết quả chính

Phía Việt Nam:
• Tổ chức hội thảo giới thiệu dự án vào cuối tháng 02/2006 với sự tham gia
của hơn 60 nông dân và cán bộ khuyến ngư địa phương nhằm hướng dẫn kỹ
thuật nuôi cá biển trong hệ thống mương nổi và giới thiệu kết quả thu được
của hệ thống nuôi thí nghiệm.
• Tổ chức khóa tập huấn quản lý chất lượng nước và phương pháp phân tích,
phương pháp thu mẫu sinh vật phù du, mẫu cá bệnh cho cán bộ dự án, cán
bộ của Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa và cán bộ, sinh viên trường Đại
học Thủy sản.
• Từ tháng 2 đến tháng 8/2006, tiếp tục tiến hành 5 đợt nuôi thí nghiệm theo
kế hoạch: một thí nghiệm trên cá Điêu hồng nhằm kiểm tra hoạt động của hệ
thống, ba thí nghiệm thực hiện trên đối tượng cá Chẽm (trong đó một thí
nghiệm nuôi cho kết quả năng suất cao, một thí nghiệm gặp sự cố về xử lý
tình huống kỹ thuật và hiện đang tiến hành một thí nghiệm còn lại), một thí
nghiệm tiến hành trên đối tượng cá Hồng cho kết quả rất khả quan sau một
tuần nuôi nhưng sau đó gặp sự cố kỹ thuật cùng lúc với lần thử nghiệm
không thành công trên cá Chẽm.
• Thực hiện thí nghiệm về so sánh tốc độ sinh trưởng của cá Chẽm được nuôi
bằng thức ăn viên của các hãng sản xuất khác nhau, thông tin thu được từ
nghiên cứu này sẽ bổ sung, góp phần hoàn thiện kỹ thuật ương nuôi cá biển
trong hệ thống mương nổi.
• Dự án cũng tham gia vào đào tạo ba sinh viên đại học và một học viên cao
học làm đồ án tốt nghiệp.
• Tham gia tư vấn bản kế hoạch ứng dụng hệ thống mương nổi nuôi Chình
cho Sở Thủy sản Phú Yên. Nếu được Bộ Khoa học & Công nghệ phê duyệt,
hoạt động này sẽ được triển khai vào đầu năm 2007.
• Hệ thống ương nuôi được điều chỉnh để mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời
được trang bị thêm một số bộ phận như máy cho ăn tự động và bẫy thu chất
thải làm từ vật liệu sẵn có của địa phương .


Phía Australia:
• Thử nghiệm ương nuôi cá Chẽm do học viên cao học của Trường Đại học
Nha Trang (Ngô Văn Mạnh) thực hiện đã cho kết quả tốt.

5
• Hai thử nghiệm hiện đang thực hiện đối với giai đoạn nuôi thương phẩm cho
thấy hệ thống này có khả năng nuôi với mật độ trên 100kg/m
3
trong thời
gian dài.
• Cá nuôi trong mương, gồm cá Mulloway và cá Đục, xuất khẩu thử nghiệm
qua Công ty A.raptis & Sons cũng như tiêu thụ nội địa đã được thị trường
chấp nhận.
• Đã đạt được sự thỏa thuận với các trại sản xuất giống, theo đó các trại này sẽ
cung cấp miễn phí trứng cá thụ tinh hay cá giống để dự án thực hiện các thử
nghiệm ương và nuôi thương phẩm cá Giò ngay khi việc gia hóa đàn cá Giò
bố mẹ thực hiện thành công.
• Thương lượng với Trung tâm Thủy sản Miền Bắc (Cairns, Australia) để tiến
hành thử nghiệm trên đối tượng cá Mú mỡ (Epinephelus coioides).
• Tháng 10/2006, cán bộ kỹ thuật từ Dịch vụ Thủy sản Queensland sẽ trình
bày các báo cáo về dự án thông qua hoạt động của mạng lưới khuyến ngư.
• Một cơ sở NTTS đã áp dụng thành công kỹ thuật nuôi mương nổi để nuôi cá
Mú nước ngọt (Maccullochella peelii peelii).
• Thiết kế và vận hành thành công máy cho ăn tự động với nhiệm vụ thực hiện
chế độ cho ăn thông qua các định mức cho trước về số lần cho ăn, khoảng
cách thời gian giữa hai lần cho ăn và lượng thức ăn.
• Sử dụng hệ thống khuếch tán đơn giản nhưng hiệu quả nhằm duy trì hàm
lượng ôxy hoà tan trong hệ thống nuôi chỉ với lượng khí được cung cấp
thông qua khoang nâng khí.
• Kết quả tư vấn cho công ty ở Australia là việc các đối tác này sẽ cung cấp

trứng cá từ các trại sản xuất của tư nhân và chính phủ có quan hệ hợp tác với
họ cho các nghiên cứu của dự án. Hiện đang thảo luận với các cơ sở sản xuất
này về việc áp dụng mô hình mương nổi để ương nuôi giống.
• Việc ứng dụng mô hình ương và nuôi thương phẩm các loài cá biển với mật
độ cao trong mương nổi đã từng bước triển khai tại một số công ty, trường
đại học và các tổ chức đào tạo trên cơ sở hợp tác không chính thức.
• Chương trình khuyến ngư bàn về việc chọn lựa đối tượng nuôi trong các ao
ven bờ sẽ tổ chức vào cuối năm 2006 với sự tham gia của một số lượng lớn
nông dân, dự kiến sẽ xem xét việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi và việc sử
dụng hệ thống mương nổi để nuôi trong các ao đã có sẵn hiện nay.
• Sản phẩm hải sản từ các mương nổi đã được sự chấp nhận của thị trường nội
địa xét về chất lượng sản phẩm và nhu cầu tiêu thụ.
5.2 Xây dựng năng lực
Phía Australia
• Những cán bộ nghiên cứu được bổ sung từ BIARC (Luke Dutney và
Stephen Nicholson) đã được đào tạo để xây dựng và vận hành hệ thống
mương nổi. Theo kế hoạch sẽ bắt đầu lại việc tuyển chọn giống cá Giò bố
mẹ vào cuối năm 2006. Nguồn cá giống bố mẹ này là đợt cá Giò bản địa đầu
tiên đưa vào nghiên cứu cho nuôi trồng thủy sản ở Australia.
• Đại học Queensland gởi sinh viên năm thứ ba đến thực tập tại dự án và đến
nay 4 sinh viên đã được đào tạo về bảo dưỡng hệ thống nuôi mương nổi và
quản lý chất lượng nước.

6
• Cán bộ dự án đã tham dự Hội thảo Quản lý Sức khỏe cá nuôi nhằm trang bị
các kỹ thuật đơn giản để chẩn đoán cũng như điều trị nhanh các bệnh thường
gặp đối với cá nuôi trong mương nổi.
• Thương lượng với Trung tâm Thủy sản miền Bắc – Cairns về việc nuôi thử
nghiệm loài cá Mú mỡ (Epinephelus coioides) trong hệ thống mương nổi,
góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi, tăng thêm khả năng lựa chọn cho

người nuôi.

Phía Việt Nam
• Thông qua hội thảo do dự án tổ chức tại Trung tâm Khuyến ngư Khánh Hòa,
hơn 60 nông dân và cán bộ khuyến ngư địa phương đã được hướng dẫn và
tìm hiểu về kỹ thuật nuôi thủy sản trong mương nổi. Sau đó, nhiều người
trong số họ đã thường xuyên tham quan mô hình trình diễn của dự án và đề
xuất mong muốn ứng dụng kỹ thuật ương nuôi này ngay tại ao nuôi của gia
đình. Giống cá Chẽm sau khi được sử dụng trong thử nghiệm ương nuôi
thành công đã được phân phối cho 10 hộ nông dân địa phương để tiến hành
nuôi thử nghiệm trong ao đất.
• Thức ăn viên do công ty Grobest (một công ty sản xuất thức ăn thủy sản)
cung cấp đã được sử dụng trong các nghiên cứu thử nghiệm của dự án, tạo
điều kiện thúc đẩy mối quan hệ giữa nghề nuôi trồng thủy sản của địa
phương với ngành công nghiệp phục vụ nuôi trồng thủy sản.
• Chủ nhiệm dự án phía Việt Nam đã tham gia thảo luận với Sở Thủy sản Phú
Yên và Bình Định về việc cung cấp các hỗ trợ trong khả năng của dự án để
giúp đỡ hai đơn vị này thực hiện thử nghiệm ương nuôi Chình bằng hệ thống
mương nổi trong hồ chứa.
• Phối hợp với Viện Nghiên cứu Chế tạo Tàu cá và Thiết bị - Trường Đại học
Nha Trang điều chỉnh và hoàn thiện thiết kế hệ thống mương nổi.
5.3 Quảng bá thông tin về dự án
Phía Australia:
• Tháng 10/2006, cán bộ kỹ thuật từ Dịch vụ Thủy sản Queensland sẽ trình
bày các báo cáo về dự án thông qua hoạt động của mạng lưới khuyến ngư.
• Báo cáo “Ương nuôi cá biển bằng mương nổi trong các ao nuôi vùng ven
bờ” được thực hiện bởi Michael Burke, Adrian Collins, Benjamin Russels,
Hoang Tung và Nguyen Dinh Mao sẽ được trình bày tại Hội thảo WAS tổ
chức tại Mỹ vào năm 2007.
• Báo cáo tại Hội thảo WAS 2006 ở Adelaide, Australia về khả năng ứng dụng

và sự thích hợp của hệ thống nuôi cá trong ao bằng mương nổi nhằm dự trữ
nước tưới cho các vùng trồng bông ở Australia.
• Các mô hình nuôi của dự án đã được sự quan tâm và đến tham quan của các
đoàn khách quốc tế, các trường đại học, các cơ sở nuôi trồng thủy sản, các
nhà nghiên cứu và các tổ chức, cá nhân quan tâm.

Phía Việt Nam:
• Thông tin về dự án đã được chuẩn bị hoàn tất và sẽ được đăng tải trên trang
web mới của trường Đại học Nha Trang ngay khi trang web này chính thức
đi vào hoạt động vào tháng 10 năm 2006.

7
• Báo cáo “Ương nuôi cá biển bằng mương nổi ở Việt Nam” của Hoàng Tùng,
Nguyễn Đình Mão, Adrian Collins và Michael Burke đã được phê duyệt và
sẽ được trình bày tại Hội thảo WAS tổ chức tại Mỹ vào năm 2007.
• Bản báo cáo kết quả của dự án sẽ được Văn phòng dự án CARD tại Hà Nội
xuất bản trong bản tin của CARD.
• Vào cuối tháng 08/2006, chủ nhiệm dự án phía Việt Nam đã giới thiệu kỹ
thuật nuôi trong mương nổi cho Sở Thủy sản Phú Yên và được Đài Truyền
hình Phú Yên đưa tin.
• Hai bản thảo (bằng tiếng Việt) về kết quả của dự án đang trong quá trình
hoàn thiện để xuất bản trên các tạp chí khoa học trong nước.
5.4 Quản lý dự án
Phía Australia:
• Cán bộ kỹ thuật có sự thay đổi sau khi Ông Ben Russsel nghỉ việc. Thay vào
vị trí này là Scott Shanks – đã từng là giám đốc của một trại sản xuất tôm
càng nước ngọt và có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên
cứu Thủy sản nước ngọt Walkamin của DPI&F tại Bauple (Trại tôm nước
ngọt).


Phía Việt Nam:
• Chủ nhiệm dự án hiện nay là Ông Michael Burke hiện đang công tác tại
Trung tâm Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản Đảo Bribie, QDPI&F,
Australia. Ông Burke đảm nhận vị trí này từ tháng 02/2006 và đã hợp tác rất
hiệu quả với đội ngũ cán bộ dự án tại Việt Nam.
• Báo cáo sáu tháng đầu của dự án đã được tổ chức CARD thông qua và phê
chuẩn tiếp tục tài trợ.
• Vào giữa năm 2006, Hợp phần dự án phía Việt Nam đã đón tiếp đoàn công
tác của Văn phòng Dự án CARD Hà Nội. Đoàn đã có buổi thảo luận với đội
ngũ cán bộ nghiên cứu của dự án, tham quan, khảo sát mô hình nuôi thử
nghiệm và đã có những đánh giá tích cực về các hoạt động của dự án.
• Lịch trao đổi thông tin và phương thức phối hợp đã được thống nhất giữa
Trưởng nhóm nghiên cứu ở 2 phía: Việt Nam và Australia.
• Yêu cầu chuyển kinh phí lần hai của phía Việt Nam đã được QDPI&F đáp
ứng để triển khai hoạt động trong 6 tháng tiếp theo của dự án một cách hiệu
quả.

6. Báo cáo về các vấn đề cần quan tâm
6.1 Môi trường
Trong các hoạt động nghiên cứu của dự án, môi trường được xem là vấn đề
chung, xuyên suốt thể hiện ở nguyên tắc giảm thiểu tối đa sự trao đổi nước giữa hệ
thống nuôi và môi trường xung quanh. Trên thực tế, nước ao được sử dụng trong suốt
thời gian bảy tháng thực hiện các thử nghiệm mà không tiến hành thay nước mới.
Ngoài sự cố bất ngờ xảy ra vào đầu tháng 7 (do việc xử lý tình huống kỹ thuật không
hợp lý của một cán bộ kỹ thuật), chất lượng nước trong ao hoàn toàn phù hợp cho sự
phát triển của cá nuôi. Trong năm tiếp theo của dự án, các nghiên cứu sâu hơn về dinh
dưỡng của cả hệ thống sẽ được thực hiện để cung cấp thêm thông tin nhằm đánh giá

8
khả năng xây dựng một hệ thống nuôi hoàn toàn khép kín, không chỉ đáp ứng về mặt

môi trường mà còn đảm bảo vấn đề an toàn sinh học.

Phía Australia:
Các hoạt động nghiên cứu ở Australia sẽ tập trung vào xây dựng hệ thống nuôi
hoàn toàn khép kín được thực hiện các chuyên gia trong các nhóm nghiên cứu “Các
đối tượng nuôi thủy sản thâm canh và những hệ thống NTTS lợi nhuận cao”. Các loại
bẫy thu chất thải rắn và thức ăn dư thừa trong hệ thống nuôi sẽ được khảo sát và vận
hành thử nghiệm. DPI&F có một phòng thí nghiệm được trang bị đầy đủ các trang
thiết bị cần thiết để phân tích thành phần dinh dưỡng và ngũ cán bộ nghiên cứu có
trình độ có nhiệm vụ duy trì và triển khai chương trình Đảm bảo Chất lượng nhằm
bảo đảm cho hệ thống phân tích này hoạt động một cách chính xác và hiệu quả. Phòng
thí nghiệm phân tích thành phần dinh dưỡng có khả năng thực hiện các phân tích toàn
diện bao gồm Thành phần dinh dưỡng (Nitơ tổng số, Phospho tổng số, Amonia tổng
số, Các Oxít Nitơ, Ortho-phosphat) và các thông số vật lý (Tổng lượng chất rắn lơ
lửng, Tổng lượng chất rắn hay thay đổi, Chất rắn ổn định, Chlorophyll A, BOD, pH,
Nhiệt độ, Độ mặn, Oxy hòa tan và tính oxy hóa - khử). Trang thiết bị của phòng thí
nghiệm gồm một máy phân tích Latchat Flow Injection Analyser, máy đo ảnh phổ,
cân, lò, các dụng cụ đo. Xét về phương diện này, phòng thí nghiệm phân tích dinh
dưỡng đã hỗ trợ rất thành công một số dự án nghiên cứu của DPI&F.
6.2 Đóng góp về mặt xã hội và giới
Ở Việt Nam, quản lý hệ thống ương nuôi hàng ngày là một công việc không cần
nhiều sức lực nhưng đòi hỏi thường xuyên theo dõi. Do vậy, việc này rất phù hợp với
nữ giới, góp phần tạo điều kiện cho họ tham gia vào nghề nuôi trồng thủy sản. Trong
phạm vi công việc của dự án, chỉ cần hai phụ nữ tham gia làm việc trong phòng thí
nghiệm. Tuy nhiên, do trình độ thâm canh và năng suất cao, mô hình nuôi này sẽ chỉ
phù hợp để áp dụng cho một số lượng nông trại giới hạn. Do vậy, đóng góp về mặt xã
hội của dự án cần được xem xét chủ yếu ở khía cạnh dự án có thể cung cấp một số
lượng lớn cá giống cho những trai nuôi thương phẩm của người dân.

7. Các vấn đề có liên quan đến việc triển khai và tính bền vững của dự

án
7.1 Khó khăn
• Ở Australia, do thiếu các cơ sở sản xuất cũng như các nhà đầu tư với quy mô
lớn vào lĩnh vực NTTS nên số lượng các cơ sở NTTS quy mô nhỏ ít lợi nhuận
gia tăng rất nhanh và điều này đã hạn chế việc tham gia của các nhà đầu tư
giàu tiềm năng vào lĩnh vực này. Trong khi đó, chi phí xây dựng và chi phí
hoạt động (chi phí nhân công) cao của ngành này lại đòi hỏi cần có sự đầu tư
với quy mô lớn. Hệ thống nuôi bằng mương nổi có thể là một giải pháp cho
vấn đề này với các ưu điểm như chi phí xây dựng, vận hành thấp và khả năng
thích ứng cao.
• Ở Việt Nam, việc cung cấp cá giống đảm bảo về số lượng và chất lượng cho
các thí nghiệm vẫn là một khó khăn rất lớn trong thời điểm hiện nay. Đội ngũ
nghiên cứu đã thực hiện nhiều cách khác nhau để đảm bảo đủ cá cho các thí
nghiệm như: đa dạng hóa các đối tượng nuôi, sử dụng các loài các có khả năng
tự sinh sản và hợp tác với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá biển. Do

9
chi phí mua các giống và thức ăn cao nên để đảm bảo nguồn ngân sách hoạt
động của dự án, việc huy động thêm vốn để thực hiện thành công các thí
nghiệm tiếp theo là việc làm cần thiết.
7.2 Giải pháp
• Linh động trong việc thay đổi đối tượng thử nghiệm để giải quyết khó khăn về
nguồn giống (với điều kiện là lý do thay đổi phải được trình bày rõ ràng).
• Đã có minh chứng về khả năng sinh lãi và tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) cao của
hệ thống trong thực tế sản xuất.
7.3 Tính bền vững
• Không phải là vấn đề cần quan tâm vì ngày càng có nhiều đơn vị quan tâm,
tham gia thực hiện dự án.
• Số liệu thu được và các mô hình trình diễn của dự án cho kết quả rất khả quan
sẽ đảm bảo cho khả năng ứng dụng thành công mô hình trong thực tế sản xuất.


8. Các hoạt động quan trọng tiếp theo

Phía Việt Nam (giai đoạn từ tháng 08/2006 đến tháng 02/2007)
• Tiếp tục tiến hành các thử nghiệm đang thực hiện trên cá Chẽm; theo dõi chất
lượng nước, sự phát triển của sinh vật phù du và tình hìn hdịch bệnh trong hệ
thống nuôi.
• Thực hiện nuôi thử nghiệm cá Ngựa và cá Bớp. Hoàn thiện hệ thống nuôi
thông qua việc áp dụng các biện pháp sinh học để cải thiện chất lượng nước,
đánh giá khả năng xây dựng một hệ thống nuôi hoàn toàn khép kín.
• Lập kế hoạch gởi một học viên cao học sang Australia và trình phê duyệt của
chủ nhiệm dự án.
• Hoàn thành kế hoạch tổ chức Hội thảo Khuyến ngư lần thứ hai kết hợp với
chuyến sang Việt Nam của chủ nhiệm dự án phía Australia – Ông Michael
Burke.
• Hoàn thiện các bản thảo để xuất bản, giói thiệu các kết quả của dự án tại các
hội thảo quốc tế/ trong nước.
• Hỗ trợ nghiên cứu nuôi cá Chình nước ngọt trong mương nổi ở các hồ chứa tại
Phú Yên; kiểm tra, vận hành hệ thống mương nổi cải tiến (nếu được sự tài trợ
của Bộ Khoa học & Công nghệ - Việt Nam).

Phía Australia (giai đoạn từ tháng 08/2006 đến 02/2007)

• Thu hoạch và đưa ra tiêu thụ trên thị trường đợt cá Mú nước ngọt và cá Đục
hiện đang nuôi. Tiếp tục thử nghiệm ương giống hai đối tượng nuôi và hai đối
tượng tiềm năng là cá Giò (
Rachycentron canadum) và cá Mú mỡ
(
Epinephelus coioides).
• Tập trung nghiên cứu để hoàn thiện mô hình nuôi kín hoàn toàn.

• Hoàn thiện các bản thảo về dự án để xuất bản và giới thiệu hiệu quả của dự án
tại các hội thảo trong nước/quốc tế.

10
• Hoàn thành kế hoạch tổ chức Hội thảo Khuyến ngư lần thứ hai kết hợp với
chuyến sang Việt Nam của chủ nhiệm dự án phía Australia – Ông Michael
Burke.
• Xây dựng mô hình sản xuất với sự cộng tác của Bill Johnston (chuyên gia kinh
tế thủy sản) nhằm minh chứng hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi mương nổi
thông qua các chỉ tiêu như chi phí sản xuất, giá trị kinh tế và sự phù hợp của
mô hình với các đối tượng nuôi.
9. Kết luận
Dự án đang triển khai tốt theo đúng tiến độ ở cả Australia và Việt Nam.


11

×