Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn
Chương trình Hợp tác Nơng nghiệp
và Phát triển Nơng thơn (CARD)
Báo cáo tiến độ
050/04VIE: Thúc đẩy thò trường nội tiêu và xuất khẩu trái
cây Việt Nam thông qua việc nâng cao quản lý hệ thống
cung ứng và công nghệ sau thu hoạch
MS2: BÁO CÁO SÁU THÁNG LẦN THỨ NHẤT
Ngày 5 tháng 12 năm 2005
1
Mục lục
1. Thông tin chung ______________________________________________________ 1
2. Tóm tắt dự án _________________________________________________________ 2
3. Tóm lược họat động ____________________________________________________ 2
4. Giới thiệu ____________________________________________________________ 4
5. Tiến độ thực hiện ______________________________________________________ 6
5.1 Những thành quả ban đầu _________________________________________________ 6
5.2 Lợi ích của từng đối tác__________________________________________________ 14
5.3 Nâng cao năng lực _____________________________________________________ 16
5.4 n phẩm _____________________________________________________________ 19
5.5 Quản lý dự án _________________________________________________________ 19
6. Báo cáo về những vấn đề chung__________________________________________ 23
6.1 Môi trường ___________________________________________________________ 23
6.2 Bình đẳng giới và các vấn đề xã hội _______________________________________ 24
7. Quá trình thực hiện và tính bền vững______________________________________ 26
7.1 Tồn đọng _____________________________________________________________ 26
7.2 Giải pháp _____________________________________Error! Bookmark not defined.
7.3 Tính bền vững _________________________________________________________ 29
8. Các bước tiếp theo ____________________________________________________ 29
9. Kết luận_____________________________________________________________ 31
1
1. Thông tin chung
Tên dự án Thúc đẩy thò trường nội tiêu và xuất khẩu trái cây Việt Nam thông
qua việc nâng cao quản lý hệ thống cung ứng và công nghệ sau
thu hoạch.
Đối tác Việt Nam Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch
(SIAEP)
Giám đốc dự án phía VN Thạc sỹ Nguyễn Duy Đức
Đối tác c Bộ Công nghiệp Cơ bản và Thủy sản bang Queensland (DPI & F)
Cán bộ dự án phía Úc Ô Robert Nissen; TS Peter Hofman; Ô Brett Tucker
Ô Roland Holmes; Bà Marlo Rankin
Ngày bắt đầu Tháng 6/2005
Ngày kết thúc (ban đầu) Tháng 5/2008
Kết thúc (sau khi chỉnh sửa) Tháng 6/2008
Thời gian báo cáo Báo cáo sáu tháng đầu tiên: từ 6/2005 đến 12/2005
Cán bộ dự án
Phía Úc: Giám đốc dự án
Tên: ng Robert Nissen Telephone: +61 07 54449631
Vò trí : Giám đốc dự án Fax: +61 07 54412235
Tổ chức Bộ Công nghiệp Cơ bản và Thủy
sản bang Queensland (DPI & F)
Email:
Cán bộ quản lý hành chính
Tên: Bà Michelle Robbins Telephone: +61 07 3346 2711
Vò trí : Cán bộ kế hoạch cao cấp (Công
nghệ mới)
Fax: +61 07 3346 2727
Tổ chức Bộ Công nghiệp Cơ bản và Thủy
sản bang Queensland (DPI & F)
Email: michelle@
.au
Phía Việt Nam: Giám đốc dự án
Tên: Th.S Nguyễn Duy Đức Telephone: +84 8 8481151
Vò trí : Giám đốc dự án Fax: +84 8 8438842
Tổ chức Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và
Công nghệ Sau thu hoạch (SIAEP)
Email:
Cán bộ quản lý hành chính
Tên: Nguyễn Chí Trung Telephone: +84 8 481193
Vò trí : Cán bộ dự án Fax: +84 8 8438842
Tổ chức Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và
Công nghệ Sau thu hoạch (SIAEP)
Email:
1
2. Tóm tắt dự án
3. Báo cáo tiến độ
Ngành trái cây Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và có
tiềm năng phát triển to lớn. Hiện nay, trái cây Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn
trong việc cạnh tranh với sản phẩm từ các nước châu Á, đặc biệt là Thái Lan và Trung
Quốc, không chỉ đối với thò trường xuất khẩu mà ngay trên thò trường nội đòa. Để có thể
nâng cao khả năng cạnh tranh, ngành trái cây Việt Nam cần được phát triển lên một
tầm cao mới. Dự án nay hướng đến việc hòan thiện những tồn tại yếu kém trong kỹ
thuật canh tác và xử lý sau thu hoạch, về chất lượng sản phẩm và khả năng cung ứng
liên tục, cũng như về kế hoạch và chuỗi cung ứng hiện tại thông qua việc tổ chức
những khóa đào tạo chuyên sâu theo từng nhu cầu cụ thể. Dự án hướng đến việc nâng
cao năng lực chuyên môn cho các thành viên tham gia chuỗi cung ứng để họ có thể tự
nhận biết những cơ hội có thể tăng lợi nhuận trong họat động của mình. Ngòai ra, nhiều
cơ hội việc làm sẽ được mở ra khi hệ thống quản lý chất lượng đựơc áp dụng. Dự án áp
dụng năm nguyên lý phát triển nông thôn của tổ chức CARD, trong đó đặc biệt nhấn
mạnh đến nguyên lý tăng sản lượng và khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa,
giảm đói nghèo và tính dễ tổn thương của hệ thống sản xuất, tăng sự tham gia của
thành viên và đảm bảo tính bền vững
Các đối tác Việt Nam và c đã cùng nhau thu thập thông tin về ngành sản xuất xòai và bưởi ở
phạm vi quốc tế, trong nước và từng khu vực. Yếu tố tòan cầu hóa nhận được sự chú ý đặc biệt
vì vai trò quan trọng của nó đối với hệ thống sản xuất nông nghiệp trong những năm tới.
Cán bộ dự án liên hệ với các dự án CARD khác thông qua các buổi thảo luận với ông John
Campbell, giám đốc dự án Thanh long và các chuyên gia trong dự án về hệ thống đảm bảo
chất lượng trái cây và rau cho các nước ASEAN.
Đã phối hợp với SOFRI và SIAEP tổ chức năm buổi hội thảo trong tháng 11 năm 2005 để
nâng cao năng lực cho nhân viên của hai đơn vò tham gia dự án.
Ngòai ra, sáu buổi hội thảo cũng được tổ chức để lấy ý kiến đóng góp của các thành viên tham
gia chuỗi cung ứng hiện nay cho các họat động sắp tới của dự án. Các thành viên tham dự
gồm nhiều đối tượng: nông dân cá thể, thành viên hợp tác xã, thương lái, người bán lẻ, nhà
xuất khẩu …. Các thànnh viên đã nêu lên những tồn đọng chính ở khâu trước thu hoạch là
thiếu biện pháp tăng chất lượng trái, chưa có biện pháp quản lý đòch hại phù hợp cũng như
chưa có hệ thống đảm bảo chất lượng. Điều này đưa đến tình trạng là trái sau khi thu hoạch
thường không đạt chất lượng cần thiết, có mầm bệnh gây khó khăn cho việc bảo quản sau thu
2
hoạch và việc xuất khẩu vào các thò trường khu vực. Thông tin từ những cuộc hội thảo này sẽ
rất hữu ích khi thiết lập nội dung đào tạo sau này.
Dựa trên thông tin thu thập được, các đối tác tham gia dự án đã thảo luận chi tiết những khó
khăn, thách thức, cơ hội cũng như những công việc cần thực hiện trong sáu tháng tiếp theo.
Một số tài liệu kỹ thuật do phía c tài trợ đã được chuyển cho các đối tác Việt Nam là Phân
viện Cơ điện NN & Công nghệ STH, Viện cây ăn quả miền Nam và Công ty Emu. Tòan bộ
các tài liệu trên hiện do Bộ Công nghiệp cơ bản và Thủy sản bang Queensland (DPI&F) giữ
bản quyền, nhung những thông tin cần thiết và phù hợp với điều kiện Việt Nam đối với hai
lọai quả trong dự án (xòai và bưởi) sẽ được biên soạn lại thành dạng sổ tay như kế hoạch của
dự án.
Một bộ tài liệu tên là “Cẩm nang về xòai c” do DPI&F ấn hành đã được dòch sang tiếng
Việt và chuyển cho SIAEP và SOFRI để biên soạn lại và đưa vào chương trình giảng dạy sau
này.
Việc liên lạc giữa các đối tác tham gia dự án thường xuyên được tiến hành để theo dõi và cập
nhật tiến độ thực hiện dự án. Các bên liên quan đã thống nhất là các công việc cần thực hiện
trong khung thời gian dự án là rất cụ thể và không cần thay đổi hay điều chỉnh. Ngòai ra các
bên cũng nhất trí những công việc cần làm để đạt mục tiêu về Thực hành Sản xuất Tốt (GAP),
Sổ tay Thực hành Tốt (BPM) cho các họat động trước và sau thu hoạch, phát triển và quản lý
hệ thống cung ứng áp dụng cho xòai và bưởi.
Các bên liên quan đồng ý rằng các qui trình giảng dạy cho người lớn như Học tập kèm với
họat động tham gia (PAL) và Đào tạo cho giảng viên (TTT) là những phương pháp phù hợp
nhất cho dự án. Việc áp dụng đào tạo cho giảng viên (TTT) sẽ đảm bảo những khái niệm và
phương pháp luận do các chuyên gia c chuyển giao sẽ được các cán bộ Việt Nam nắm bắt
và đào tạo lại cho các đối tượng tham gia dự án. Điều này sẽ đảm bảo tính bền vững của dự
án, cụ thể là những tác động của dự án sẽ được tiếp tục duy trì ngay cả khi dự án kết thúc.
Ô nhiễm đã trở thành vấn đề bức xúc ở Đồng bằng Sông Cửu Long. Nhiều thói quen của cộng
đồng dân cư, đặc biệt là hộ nghèo cần được thay đổi. Để giảm thiểu những tác động xấu đến
với môi trường, người dân cần được nâng cao nhận thức.
3
Các biện pháp quản lý đòch hại tổng hợp (IMP) để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật và khuyến khích sử dụng các phương pháp sinh học là một vấn đề cần quan tâm. Việc sử
dụng hóa chất chỉ nên được sử dụng như biện pháp bổ trợ chứ không nên coi là biện pháp
chính. Các hóa chất cần nằm trong danh mục cho phép và cần kết hợp với việc sử dụng các
biện pháp IPM và thiên đòch phù hợp để đảm bảo cân bằng sinh học trong vườn quả.
Quá trình cải cách đã mang lại cơ hội thò trường và góp phần đa dạng hóa họat động sản xuất
và kinh doanh nông nghiệp. Phụ nữ tham gia sâu vào họat động sản xuất nông nghiệp, vì vậy
vấn đề giới cần đặc biệt quan tâm trong dự án vì hiện nay tỉ lệ nữ giới chiếm từ 52-54% lực
lượng lao động nông thôn.
4. Giới thiệu
Chính phủ Việt Nam đã đặt kế hoạch nâng doanh số xuất khẩu trái cây đạt một tỉ USD trước
năm 2010. Xòai và bưởi đã được xác đònh là hai trong số 11 lọai trái cây có tiềm năng xuất
khẩu. Tuy nhiên, việc doanh số xuất khẩu trái cây giảm 30% đã cho thấy nhu cầu cần nâng
cao năng lực cạnh tranh của hệ thống cung ứng trái cây Việt Nam để có thể đối đầu với những
thách thức không tránh khỏi của quá trình tòan cầu hóa (VCNI, USAID Report 2003 & Ford et
al., (2003). Ford et al., (2003). Do đó cần phân tích khả năng cạnh tranh của trái cây Việt
Nam và tìm ra những tồn tại chính hiện nay, đó là : chất lượng sản phẩm còn hạn chế, số lượng
cung cấp không ổn đònh, chưa có tiêu chuẩn chất lượng thống nhất, các biện pháp canh tác
trước thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch còn lạc hậu, tổ chức sản xuất mang tính nhỏ lẻ,
manh mún và đặc biệt là rất thiếu thông tin thò trường.
Dự án này nhắm đến việc giải quyết những tồn đọng nêu trên bằng cách nh
ận dạng những đối
tượng tham gia chuỗi cung ứng và hỗ trợ họ tự nâng cao năng lực của mình trong việc nhận
dạng cơ hội thị trường cũng như có biện pháp cần thiết để nắm bắt những cơ hội đó. Cụ thể dự
án sẽ tập trung nâng cao kỹ thuật canh tác, phòng trừ dòch hại, phổ biến kỹ thuật bảo quản xử
lý sau thu hoạch, khuyến khích hình thức sản xuất tập thể và quản lý hệ thống cung ứng.
Những nội dung trên sẽ được cụ thể hóa trong n
ội dung đào tạo.
Phương pháp thực hiện dự kiến sẽ là phân tích tòan bộ hệ thống cung ứng dựa trên nhu cầu thò
trường hai lọai trái cây trong dự án là xòai và bưởi bằng cách tiếp cận nhiều nguồn thông tin
khác nhau đã và chưa được xuất bản về các vấn đề nêu trên. Đồng thời cố gắng nâng cao năng
lực sản xuất kinh doanh của các đối tượng tham gia dự án, khuyến khích hình thức sản xuất tập
thể để có thể tăng năng lực cũng như thu nhập một cách bền vững. Những điểm chính là:
4
• Xác đònh những đối tượng tham gia chuỗi cung ứng và khó khăn hiện nay của
họ.
• Xác đònh những điểm mạnh cũng như điểm yếu của chuỗi cung ứng hiện nay
trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến thò hiếu người tiêu dùng ở từng thò trường cụ
thể và chuyển giao cho người sản xuất một cách liên tục.
• Tạo thêm cơ hội mở rộng chuỗi cung ứng để nâng cao giá trò.
• Khuyến khích thêm nhiều hình thức hợp tác trong sản xuất cũng như kinh
doanh trái cây (hợp tác xã hoặc hiệp hội).
Việc chuyển giao kỹ thuật qua hình thức “Đào tạo cho giảng viên” đã được chứng minh là rất
hiệu quả trong công tác khuyến nông do có sự đa dạng về nhận thức cũng như sự khác biệt về
nhu cầu và điều kiện cụ thể (George et al., 2004). Chúng tôi tin rằng nông dân tham gia dự
án sẽ được đào tạo chu đáo qua các hình thức như hội thảo, tập huấn, trình diễn và tư vấn theo
nhu cầu.
Những người được hưởng lợi trực tiếp từ dự án là những thành viên tham gia chuỗi cung ứng:
nông dân, thương lái, đơn vò vận chuyển, bán buôn, đơn vò xuất khẩu, người bán lẻ và cả
người tiêu dùng. Ngoài ra, cán bộ của các đơn vò tham gia dự án có điều kiện để nâng cao
trình độ kỹ thuật, củng cố mối quan hệ hợp tác sẵn có giữa SIAEP, SOFRI, Vinafruit và các cơ
quan quản lý đòa phương cũng như mở ra cơ hội hợp tác quốc tế.
Một mục tiêu khác của dự án là những chuyên gia được đào tạo sẽ có khả năng phân tich, giải
quyết những vấn đề phát sinh trong chuỗi cung ứng để có thể chuyển giao kiến thức và thông
tin cần thiết cho các thành viên tham gia chuỗi cung ứng. Mục tiêu sau cùng là tất cả đối
tượng tham gia đều có cơ hội tăng lợi nhuận và cả ngành sản xuất sẽ tạo ra những giá trò gia
tăng to lớn và bền vững.
Về khía cạnh quản lý rủi ro, nhiều biện pháp đã được dự trù để có thể giảm thiểu các rủi ro có
thể xảy ra. Ví dụ việc các kỹ thuật vốn được áp dụng thành công tại c có thể sẽ không phù
hợp với điều kiện Việt Nam nếu như không được điều chỉnh bằng kết quả của các nghiên cứu
trước đó. Tương tự, nông dân vốn hay bò chi phối bởi những thói quen tập quán canh tác
truyền thống có thể gặp khó khăn nhất đònh khi tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới. Ngòai ra,
việc áp dụng các biện pháp quản lý dòch hại tổng hợp sẽ giảm thiểu dư lượng hóa chất trên
sản phẩm và có lợi cho môi trường. Vì thế các biện pháp và chế phẩm sinh học nên được ưu
tiên áp dụng.
5
5. Các kết quả đã đạt được
5.1 Những kết quả chính
THU THẬP THÔNG TIN
Quá trình tòan cầu hóa đã đưa đến những thay đổi nhanh chóng trong họat động sản xuất và
kinh doanh nông nghiệp cũng như trong nhận thức về nhũng vấn đề trên. Vì thế dự án rất
quan tâm tới việc thường xuyên cập nhật thông tin về những ấn bản mới nhất trong lónh vực:
• Kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu hoạch đối với hai sản phẩm xòai và bưởi.
• Những hình thức kinh doanh và tiếp thò nông sản.
• Phân tích và quản lý hệ thống cung ứng.
Hệ thống cuug ứng các sản phẩm nông nghiệp gần đây đã thay đổi theo xu hướng tạo ra giá trò
gia tăng để phục vụ người tiêu dùng.Vì thế chuỗi cung ứng gần đây được xem xét và phân tích
dưới góc độ của chuỗi giá trò gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp.
Một số ví dụ cụ thể:
• Thống kê của Tổ chức lương nông quốc tế (FAO) về sản lượng, xuất khẩu và tiêu thụ
xòai và bưởi của các nước xuất khẩu chính (sẽ được dùng để phân tích khả năng cạnh
tranh của Việt Nam như khung dự án đã đề ra).
• Các ấn phẩm của DPI&F (trên 23 bài báo) về kỹ thuật canh tác và bảo quản sau thu
hoạch sản phẩm xòai và cây có múi (sẽ được sử dụng để làm sổ tay kỹ thuật và hệ
thống đảm bảo chất lượng).
• Trên 50 bài đăng trên website từ các nguồn Mỹ, châu u và Úc
o Một vài ấn phẩm của c về hệ thống cung ứng:
Chiến lược Quốc gia về thực phẩm, Chương trình phát triển Năng lực
trong ngành thực phẩm (Úc)
Tổ chức ACIAR, Quản lý hệ thống cung ứng nông nghiệp ở các nước
đang phát triển, tài liệu hội thảo Bali, Indonesia, 19-22 tháng 8, 2003.
Tổ chức hợp tác và phát triển nông nghiệp nông thôn (RIRDC), Quản lý
hệ thống cung ứng-xây dựng đối tác chiến lược trong kinh doanh nông
nghiệp, 2001.
Ngòai ra, nhiều nguồn tài liệu liên quan đến Việt Nam cũng đã được tham khảo, ví dụ như:
6
• Chiến lược Ngọai thương của Việt Nam, 1998 do Trung tâm Kinh tế Quốc Tế
(Canberra & Sydney) xuất bản tháng 12 năm 1998.
• Kế hoạch nghiên cứu nông nghiệp ở Việt Nam UNDP/FAO VIE 98/019.08 Hanoi,
tháng 6 năm 2001.
• Rau quả ở Việt Nam – Tăng giá trò từ nông hộ đến người tiêu dùng, do Viện nghiên
cứu chính sách thực phẩm thực hiện tháng 7 năm 2002
• Đánh giá Nghèo đói ở khu vực Đồng bằng sông Cửu long, do UNDP và AUSaiD thực
hiện tháng 3 năm 2004.
• Hướng dẫn nhận dạng cơ hội thò trường cho các doanh nghiệp nông thôn, dự án phát
triển doanh nghiệp nông thôn, CIAT.
Những thông tin nêu trên phần lớn là do phía c thực hiện nhằm chuẩn bò tài liệu và cơ sở dữ
liệu cho công tác đào tạo sắp tới. Tương tự các đối tác Việt Nam cũng tích cực tìm kiếm thông
tin và kết hợp những nghiên cứu trước đây để chỉnh lý một số nội dung cho phù hợp với điều
kiện ở Việt Nam. Bằng cách cập nhật và xử lý thông tin thường xuyên, có thể khẳng đònh
năng lực nghiên cứu thực sự cho đối tác Việt Nam cũng như tính bền vững của dự án sẽ được
nâng cao.
N
HỮNG DỰ ÁN LIÊN QUAN
Tổ chức thực hiện Dự án số Tên dự án
DPI&F PN94/947
p dụng phương pháp bảo quản lạnh cho các lọai trái
cây ôn đới của c và Thailand. Dự án khởi động năm
1996, kết thúc 1999.
DPI&F PN2127
Điều chỉnh phương pháp bảo quản lạnh cho các lọai
trái cây ôn đới của c, Thailand, Lào và Việt Nam.
Dự án khởi động năm 2001 và kết thúc tháng 6/2004.
Gia hạn tiếp cho họat động ở Thailand và Lào.
Tổ chức Tầm nhìn thế giới CTE/2000/165
Tăng cường thu nhập cho nông dân từ kết quả dự án
ACIAR: nâng cao mức sống cho nông dân Chiang Mai
qua việc nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái. DPI&F
đã hỗ trợ kỹ thuật cho pha hai của dụ án.
Bộ nông nghiệp bang New
South Wales
PHT/2002/086
Tăng cường chất lượng sau thu hoạch các lọai trái cây
ôn đới giữa Việt Nam và c. Dự án bắt đầu tháng 6
năm 2004 .
7
CIAT ADP/2001/066
Tăng cường thông tin thò trường cho sản xuất nông
nghiệp.
Khoa quản lý nông nghiệp
và tài nguyên thiên nhiên,
Đại học Queensland
CARD Project
Tăng hiệu quả của ngành sản xuất trái cây tại tỉnh
Tiên Giang và Trà Vinh
Chương trình AADCP Dự thảo dự án
Hệ thống đảm bảo chất lượng cho trái cây và rau cho
các nước ASEAN
Dự án ADB VIE-1781
Dự án phát triển chè và cây ăn quả, Bộ NN&PTNT
Bộ KH&CN NA
Dự án hợp tác phát triển trái cây giữa Việt Nam và
Thái Lan.
Dự án phát triển thanh long
Tổ chức HortResearch (New Zealand) đã triển khai một sự án kéo dài trong hai năm do
AusAID tham gia tài trợ để giúp ngành sản xuất thanh long triển khai áp dụng Hệ thống Nông
nghiệp Tốt (GAP) để có thể đạt tiêu chuẩn EUROGAP. Điều này sẽ giúp Thanh long xuất
khẩu vào được những thò trường khó tính như châu u. Trong thời gian ở Việt Nam vào tháng
11 năm 2005, đoàn chuyên gia c gồm Ô. Nissen, Ô. Tucker và bà Rankin đã tiếp xúc với
ông John Campbell là chuyên gia của tổ chức HortREsearch. ng Campbell hiện đang tổ
chức đào tạo về Hệ thống đảm bảo chất lượng trong chuỗi cung ứng thanh long. Hai bên đã
trao đổi về công việc của từng dự án và thống nhất về cơ bản sẽ tiếp tục phối hợp về lónh vực
đảm bảo chất lượng của hai dự án.
Chương trình AADCP
Chương trình AADCP về Hệ thống đảm bảo chất lượng cho rau quả từ các nước ASEAN đã
đồng ý cho các chuyên gia trong dự án CARD được kế thừa những nghiên cứu trước đây về hệ
thống đảm bảo chất lượng. Trước đây, các chuyên gia của QDPI&F đã xây dựng các Sổ tay
đảm bảo chất lượng và tiến hành họat động đào tạo tại Việt Nam cho chương trình AADCP.
Vì vậy, việc kết hợp giữa hai dự án sẽ đảm bảo tính thống nhất trong các nội dung đào tạo,
nhất là các khái niệm cơ bản, tránh làm nhiễu thông tin. Như vậy sẽ góp phần tăng tính bền
vững của dự án.
8
HỌAT
ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC
Lòch công tác của đòan chuyên gia Úc
Đòan chuyên gia c gồm Ô. Nissen, Ô. Tucker và bà Rankin đã làm việc tại Việt Nam trong
hai tuần từ ngày 14 đến 29 tháng 11 năm 2005 để tiến hành một số họat động đào tạo về
phương pháp luận theo lòch trình của dự án. Nhữnng nội dung chính bao gồm:
• Chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp là gì?
• Cách thức thu thập thông tin về sản phẩm, thò trường và những vấn đề liên quan phù
hợp cho từng đối tượng tham gia chuỗi cung ứng.
• Các biện pháp đảm bảo chất lượng và các thức kiểm soát.
• Cách xây dựng phiếu điều tra và kỹ năng phỏng vấn, xây dựng chương trình làm việc
theo nhóm và cách giải quyết tranh chấp.
HỘI
THẢO TẬP HUẤN
Các chuyên gia đã tiến hành năm buổi hội thảo tập huấn cho cán bộ tham gia dự án của
SOFRI và SIAEP. Ngòai ra, sáu buổi hội thảo cũng đã được tiến hành để giới thiệu họat động
của dự án cho các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng. Các buổi hội thảo này được thực hiện ở
đòa phương (Tiền Giang, Vónh Long, Khánh Hòa) và tại thành phố Hồ Chí Minh. Xin xem chi
tiết ở phần 5.2
Tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ dự án cũng đã được thực hiện (xem chi tiết ở
phần 5.3)
CUNG
CẤP TÀI LIỆU VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN
Một số tài liệu mua từ nguồn tài trợ c đã đïc giao cho các đơn vò tham gia dự án là SIAEP,
SOFRI và đối tác ở Nha Trang. Tòan bộ các tài liệu này do Bộ Công nghiệp cơ bản và Thủy
sản bang Queensland (QDPI&F) giữ bản quyền. Tuy nhiên các nội dung cần thiết sẽ được sử
dụng và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện Việt Nam và in thành dạng sổ tay. Các ấn
phẩm bằng tiếng Việt cho hai loại quả trong dự án là xòai và bưởi sẽ được thực hiện theo
9
đúng lòch trình dự án. Nội dung chính sẽ bao gồm kỹ thuật canh tác và bảo quản, các vấn đề
về tiếp thò và quản lý chuỗi cung ứng.
Sách (dạng bản in)
Cẩm nang thông tin về Xòai: Bốn bản sách đã được trao cho đối tác Việt Nam. Bộ cẩm
nang này được coi là tài liệu tốt nhất từng được biên soạn cho nông dân trồng xòai ở c,
nhất là đối với những người còn ít kinh nghiệm. Quyển sách này được biên sọan dựa trên
nguyên lý cơ bản và bao gồm hầu như tất cả những vấn đề liên quan đến việc trồng và
kinh doanh xòai ở c. Sách gồm 250 trang với những nội dung chính như sau.
Phần Trước khi canh tác
• Tổng quan về ngành xòai ở bang Queensland
• Đặc điểm sinh lý cây xòai
• Những việc cần làm
• Kết quả dự kiến
• Vốn ban đầu
• Yêu cầu về trang trại
• Yêu cầu về thiết bò
• Yêu cầu về lao động
• Những điều cần quan tâm khác
Phần Bắt đầu canh tác
• Thiết kế vườn quả
• Chọn giống thích hợp
• Khỏang cách cây hợp lý
• Làm đất, thiết kế hàng cây chắn gió
• Lên liếp
• Hệ thống tưới ngầm
• Thiết kế hệ thống thoát nước
• Trồng cây chắn gió
• Phân tích thỗ nhưỡng và bón lót
• Trồng cây giữ ẩm
• Thiết kế hệ thống tưới
• Trồng cây
Phần những vấn đề cần quan tâm
10
• Hiểu rõ cây xòai
• Nhân giống
• Kinh tế
• Chọn giống thích hợp
• Quản lý hệ thống tưới
• Dinh dưỡng
• Trẻ hóa vườn cây
• Ngăn ngừa trái chín trên cây
• Tiếp thò
• Xuất khẩu
• Quản lý chất lượng
Giải quyết vấn đề phát sinh
Tài liệu tham khảo
Đòch hại và khuyết tật trên cây xòai:
Ba bản sách đã được trao cho đối tác. Hiểu rõ các vấn đề phát sinh là yêu cầu đầu tiên
nhằm đối phó với các loại đòch hại, bệnh và khuyết tật trên trái. Giai đọan quyết đònh đối
với chất lượng quả sau này là giai đọan ra bông, kết trái và ngay sau khi thu hoạch. Dòch
hại nếu có trong giai đọan cây ra bông và đậu quả tác động nghiêm trọng đến sản lượng
và chất lượng sản phẩm thu hoạch. Tương tự một số lọai bệnh tác động đến trái ngay sau
trước thu hoạch, vào thời điểm trái bắt đầu chín, ảnh hưởn đến chất lượng thương phẩm
khi đến tay người tiêu dùng. Một số bệnh khác xuất hiện ngay trong quá trình thu hoạch,
làm tăng tỉ lệ hụt trong quá trình phân lọai và đóng gói do phải lọai bỏ. Vì thế khâu canh
tác tại vườn đóng vai trò rất quan trọng đến số lượng và chất lượng quả.
Trái cây nhiệt đới: Các loại bệnh sau khi thu hoạch, tập 2
Ba bản sách được trao cho đối tác. Sách này nêu lên những nguyên lý quan trọng trong
việc xử lý sau thu hoạch. Chi tiết cụ thể như sau
Các nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ hao hụt trong quá trình vận chuyển và tiếp thò sản
phẩm:
• Bệnh do nhiểm nấm và vi khuẩn
• Khuyết tật do tác động lên cấu trúc quả
• Tổn thương do thay đổi nhiệt độ đột ngột
•
Va đập cơ học, tác động hóa chất và côn trùng
11
Nếu như việc xác đònh tỉ lệ hao hụt do bệnh hại là tương đối dễ thực hiện, thì việc phân
biệt suy giảm chất lượng trái do khuyết tật hay do bò tổn thương là khá khó khăn. Các lọai
bệnh trên trái được phân lọai theo mức độ ảnh hưởng từ cao xuống thấp mức độ phổ biến.
Khuyết tật và tổn thương trên trái được phân thành nhiều nhóm nhỏ gồm: khuyết tật tự
nhiên, tổn thương do tác động nhiệt độ, tổn thương do va đập cơ học, do nhiễm hóa chất
và gas, do bò côn trùng tấn công
Để giảm tổn thất sau thu hoạch và ngăn chặn sự suy giảm chất lượng quả, cần chú ý thực
hiện những bước sau trong quá trình xử lý, bảo quản.
• Dùng biện pháp phòng và chống bệnh thích hợp cho vøn quả
• Tuân thủ nghiêm ngặt các qui đònh về vệ sinh trong khâu đóng gói
• Dùng các biện pháp xử lý sau thu hoạch được khuyến cáo, nhất là khi dùng hóa
chất.
• Quản lý nhiệt độ tốt, nếu có điều kiện thì áp dụng phương pháp làm lạnh nhanh.
Đòch hại trên cây có múi và các lọai thiên đòch của chúng, Quản lý đòch hại Tổng hợp ở
Australia
Ba bản sách được trao cho đối tác. Đây là quyển sách đầu tiên về vấn đề này tại
Australia. Nhưng những ngành khác, ngành sản xuất cây có múi ở c rất phát triển.
Khách hàng yêu cầu các sản phẩm sạch, đẹp, chất lượng cao và an tòan.
Một trong những khó khăn của người sản xuất là giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ
thực vật. Do đó người trồng phải kiến thức về các lọai đòch hại trong vườn quả cũng như
các lọai thiên đòch của chúng để có thể áp dụng hiệu quả nguyên lý quản lý đòch hại tổng
hợp.
Có rất nhiều lọai công trùng thường tấn công vườn cây ăn trái ở Australia. Tương tự, nông
dân Việt Nam cũng phải đối phó với rất nhiều nguy cơ dòch hại. Do đó việc ï phòng chống
bệnh hiệu quả trong vườn cây để đảm bảo duy trì năng suất và chất lượng quả, trong khi
vẫn đáp ứng nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước về tiêu chuẩn an tòan vệ sinh thực
phẩm là một nhiệm vụ rất khó khăn.
Các biện pháp quản lý đòch hại tổng hợp (IPM) cũng như các phương pháp sinh học đã
được áp dụng cho vườn cây ăn trái tại Australia trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nhu cầu
12
áp dụng các phương pháp này ngày càng trở nên cần thiết hơn đối với người trồng cây có
múi nói riêng và nông dân nói chung để duy trì sức cạnh tranh cũng như đảm bảo tính bền
vững của quá trình sản xuất. Lý do là người tiêu dùng ngày càng càng khắt khe hơn, và
sẵn sàng trả giá cao hơn, cho các sản phẩm xanh và sạch, người trồng có nhức rõ ràng hơn
về sức kh sức khỏe của mình, và chi phí mua hóa chất ngày càng cao hơn.
Người trồng cây ăn trái thường phải đương đầu vơi hàng trăm lọai côn trùng dòch hại. Một
số xuất hiện hàng năm và trên diện rộng. Nhưng đa phần chúng xuất hiện thành dòch
trong một số vùng nhất đònh. Đáng ngạc nhiên là có rất nhiều lọai thiên đòch có ích xuất
hiện trong vườn cây ăn trái. Bằng cách khuyến khích sự phát triển của các lọai thiên đòch
này, người trồng có thể giảm thiểu nhu cầu sử dụng hóa chất , giảm hàm lượng độc tố
trong mỗi lần sử dụng. Bằng cách này, họ có thể cung ứng cho thò trường các sản phẩm
xanh và sạch. Một phần khá quan trọng trong việc áp dụng IPM là phải tho dõi vườn quả
một cách thường xuyên và có hệ thống để nhận dạng các lọai sâu rầy cũng như thiên đòch
của chúng, tỉ lệ giữa hai lọai này là bao nhiêu để có biện pháp can thiệp kòp thời và đúng
lúc (nghóa là khi nào cần sử dụng hóa chất và với nồng độ bao nhiêu).
Các lọai dòch hại trên cây có múi. Sổ tay hướng dẫn cách nhận dạng và so sánh tỉ lệ dòch
hại và thiên đòch. Quản lý dòch hại tổng hợp ở Australia.
Ba bản sách đã được trao cho đối tác. Sổ tay đồng ruộng này có hơn 200 hình ảnh minh
họa cụ thể các lọai côn trùng dòch hại, tác hại cụ thể lên vườn quả cũng như một số lòai
thiên đòch của chúng. Sách này được khuyến khích dùng theo nguyên lý IPM.
Đó là hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, khuyến khích áp dụng các
phương pháp sinh học để kiểm sóat sự phát triển của dòch hại. Sự can thiệp chỉ được thực
hiện khi tác hại vượt quá “ngưỡng” cho phép về kinh tế. Mục đích của IPM là đảm bảo
chất lượng trái với chi phí thấp nhất có thể. Như vậy IPM chống lại việc phụ thuộc hòan
tòan vào các chất bảo vệ thực vật, coi sự can thiệp bằng hóa chất là một biện pháp phụ trợ
thay vì là giải pháp chủ yếu. Ngay cả khi việc can thiệp bằng hóa chất là cần thiết, IPM
cũng yêu cầu sử dụng một cách có chọn lọc. Các họat chất có gốc organophosphates,
carbamates và pyrethroids không được khuyến khích sử dụng vì tác động hủy diệt của
chúng lên các lòai thiên đòch.
Cấu thành của IPM bao gồm
• Nhận dạng dòch hại và thiên đòch của chúng
• Kiểm sóat dòch hại và thiên đòch của chúng
• Thu thập và lưu giữ thông tin
13
• Xác đònh biện pháp giải quyết
Sách điện tử và một số thông tin khác
Đòch hại trên cây có múi và các lọai thiên đòch của chúng, Quản lý đòch hại Tổng hợp ở
Australia, đóa CD
Ba đóa CD được trao cho đối tác. Đây là bản sách điện tử của đầu sách cùng tên đã nêu.
Cây có Múi , đóa CD
Ba đóa CD được trao cho các đối tác. CD này chức đựng những thông tin về kỹ thuật canh
tác và tiếp thò các sản phẩm cây có múi ở Queensland.
Nội dung chính gồm:
• Những điều cần biết trước khi trồng cây ăn trái.
• Trồng và tiếp thò nông sản mang tính thương mại.
• Quyết đònh quan trọng khi trồng và tiếp thò cây có múi.
• Tài liệu đọc thêm và các nguồn thông tin.
• Những lọai hóa chất được khuyến cáo sử dụng.
• Thông tin chi tiết về bảy lọai dòch hại thường gặp ở vườn cây có múi vùng
Queensland.
• Thông tin chi tiết về năm loại bệnh thường gặp trên cây có múi vùng Queensland.
• Các câu hỏi thường gặp khi trồng và kinh doanh cây có múi
• Hướng dẫn nhận dạng và giải quyết vấn đề
• Danh bạ các đơn vò cung ứng sản phẩm và dòch vụ
• Những vấn đề thường xảy ra trong năm
• Tìm kiếm nội dung cần thiết
Bản dòch “Cẩm nang về xòai c”
Bản dòch tiếng Việt của quyển cẩm nang trên đã được chuyển giao cho SIAEP và SOFRI
để tiến hành các bước đào tạo tập huấn sắp tới.
5.2 Lợi ích cho ngừời sản xuất nhỏ
14
Nhiều buổi hội thảo giới thiệu dự án đã được tiến hành để thông báo cho các cá nhân và tổ
chức liên quan về mục tiêu, thời gian và lợi ích của dự án đối với chuỗi cung ứng xoài và bưởi
hiện nay. Các đơn vò tham gia gồm nhiều đối tượng, từ hộ sản xuất nhỏ, trang trại sản xuất tập
trung, các hợp tác xã, đơn vò thu mua, kinh doanh, vận tải, xuất khẩu và nhiều tổ chức xã hội
khác như khuyến nông, sở NN&PTNT, cục BVTV. Thông tin phản hồi từ đại biểu dự hội thảo
đã giúp xác đònh rõ thêm những khó khăn tồn đọng, gây khó khăn cho họat động tiêu thụ và
xuất khẩu. Đó là chất lượng sản phẩm trái cây còn kém, hạn chế về kích cỡ, độ đồng đều và
có nhiều mầm bệnh cũng như dư lượng thuốc BVTV còn cao, số lượng nhỏ lẻ và độ chín
không đều không đáp ứng được các đơn hàng lớn. Nguyên nhân của những tồn đọng trên là do
thiếu hệ thống đảm bảo chất lượng cũng như tiêu chuẩn sản xuất an tòan ở khâu sản xúât cũng
như thu hoạch. Ví dụ, chưa tới 20% sản lượng xòai đạt tiêu chẩn chất lượng tốt để có thể bán
với giá cao 50-60.000 đồng/kg tại thành phố Hồ Chí Minh. Phần lớn xòai được coi là lọai 2,
lọai 3 và được tiêu thụ với giá rất thấp tại thò trường nội tiêu và không thể xuất khẩu, cho dù
có áp dụng các biện pháp xử lý sau thu hoạch. Vì thế, việc nâng cấp chất lượng sản phẩm phải
xuất phát từ kỹ thuật canh tác và xử lý sau thu hoạch tại vườn, trước khi áp dụng các biện
pháp xử lý và tiếp thò. Khi chất lượng sản phẩm, và cùng với nó là giá trò thương phẩm, được
tăng lên, không chi người sản xuất mà mọi người tham gia trong chuỗi cung ứng đều được
hưởng lợi.
Hầu hết các đại biểu dự hội thảo đều rất quan tâm và mong muốn được tham gia dự án. Đặc
biệt, các thành viên của một hợp tác xa mới thành lập rất mong dự án hỗ trợ họ xây dựng kênh
phân phối và tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng lệ thuộc quá nhiều vào thương lái như hiện
nay. Các đối tượng này tin rằng hợp tác xã có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng và qua
đó tăng thu nhập một cách đáng kể.
Các buổi hội thảo được tổ chức trong tháng 11 năm 2005 gồm:
• Tại tỉnh Tiền Giang
o HTX Cẩm Thành, huyện Cai Lậy
o HTX Hòa Lộc, huyện Cái Bè
o Các đầu mối thu gom và phân phối tại Cái Bè
• Tại Tỉnh Vónh Long
o Công ty bưởi Hòang Gia.
o Một số hộ nông dân trồng bưởi
• Tại tỉnh Khánh Hòa
15
o Hội thảo tại Sở NN&PTNT (Nha Trang) cho các thành viên tham gia chuỗi
cung ứng
o Công ty Emu và các hộ trồng xòai cho công ty
• Tại thành phố Hồ Chí Minh
o Hội thảo tại trụ sở SIAEP Nha Trang cho các thành viên tham gia chuỗi cung
ứng. 25 đơn vò và cá nhân tham gia gồm:
¾ Hiệp hội trái cây Việt Nam (Vinafruit)
¾ Công ty Vegetexco
¾ Các công ty xuất khẩu trái cây (ví dụ Bảo Thanh)
¾ Công ty bán sỉ METRO.
¾ Sở NN&PTNT , văn phòng bộ NN&PTNT
¾ Cán bộ nghiên cứu (Đại học Nông Lâm)
¾ Nông dân sản xuất nhỏ
¾ Trang trại qui mô lớn
¾ Chợ đầu mối Thủ Đức …
Các đại biểu tham dự rất bức xúc về tình hình xuất khẩu suy giảm hiện nay của trái cây Việt
Nam do sức cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippin và mong
muốn dự án sớm đi vào họat động.
5.3 Nâng cao năng lực
Năm buổi hội thảo cũng được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong chuyến công tác này
nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho cán bộ tham gia dự án của SIAEP và
SOFRI. Phương pháp giảng dạy cho người lớn với sự tham gia của học viên đã được áp dụng
trong các buổi hội thảo trên để các học viên có thể vận dụng kiến thức và kinh nghiệm sẵn có
đóng góp cho nội dung hội thảo. Nội dung buổi hội thả
o như sau:
HỘI THẢO 1
Nội dung
Giới thiệu mục tiêu dự án, những khó khăn chính của ngành sản xuất xòai và bưởi, các khái
niệm cơ bản về chuỗi cung ứng, cách thức gia tăng giá trò trong từng khâu của chuỗi cung ứng.
Hội thảo này giúp học viên nhận biết cách chia nhỏ chuỗi cung ứng thành từng khâu nhỏ và
phân tích vấn đề phát sinh ở từng khâu. Ngòai ra, hội thảo cũng giới thiệu cách thức triển khai
dự án hiệu quả để có thể đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
16
Kết quả
Các thành viên đánh giá cao nội dung hội thảo, và cho biết họ đã nhận thức đầy đủ mục tiêu
của dự án, các bước cần thực hiện để đạt mục tiêu. Một số thành viên cho viên các khái niệm
mà dự án nêu lên là tương đối mới mẻ và thể hiện quyết tâm tham gia dự án.
HỘI
THẢO 2
Nội Dung
Hội thảo này tập trung vào chuỗi cung ứng, nhấn mạnh cách thức tạo liên kết giữa các thành
viên tham gia chuỗi cung ứng và cách giải quyết mâu thuẫn phát sinh. Các nội dung cụ thể:
• Giới thiệu nội dung quản lý chuỗi cung ứng
• Thảo luận chi tiết về cách quản lý chuỗi cung ứng( về sản phẩm, chất lượng, thông tin
etc),
• Nhận dạng khiếm khuyết của một chuỗi cung ứng và giải quyết mâu thuẫn phát sinh
• Thảo luận chi tiết về khung thời gian của dự án cho chuỗi cung ứng xòai và bûi trong
dự án này.
Phương pháp luận và cách thức tiến hành được dựa trên:
• Xem xét tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng cùng một lúc
• Hiểu rõ sự năng động của từng nhóm và bản tính nhân văn
• Chọn giải pháp phù hợp với thành viên chính của chuỗi
• Tăng cường trao đổi thông tin giữa các thành viên
• Tăng thu nhập cho đầu nguồn (người trồng) bằng cách đáp ứng nhu cầu cuối nguồn
(người tiêu dùng)
Kết quả
Các thành viên tham gia hội thảo cho biết đây là cách tiếp cận mới về chuỗi cung ứng cũng
như khả năng áp dụng vào chuỗi cung ứng trái cây. Do đó cần tổ chức thêm một số họat động
đào tạo về vấn đề trên để làm rõ thêm khái niệm về hình thức phân phối giá trò gia tăng giữa
các thành viên tham gia chuỗi cung ứng.
HỘI
THẢO 3
Tổng quan
17
Tập trung vào cách lập phiếu điều tra và kỹ năng phỏng vấn để giúp cán bộ tham gia dự án
của SIAEP và SOFRI hiểu rõ hơn về các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp
• Cách lập phiếu điều tra và kỹ năng phỏng vấn
• Minh họa cụ thể các lọai câu hỏi và cách quản lý cán bộ điều tra.
• Kỹ năng phỏng vấn và xử lý số liệu
• Thảo luận chi tiết về cách điều tra phù hợp cho dự án
Kết quả
Các thành viên tham gia đánh giá cao về nội dung này, đồng thời cũng cho biết họ mới thực
hiện một đợt điều tra phỏng vấn để xây dựng cơ cở dự liệu về kỹ thuật canh tác và xử lý sau
thu hoạch cho một số lọai trái cây nhiệt đới trong một dự án khác. Đồng thời cũng bày tỏ nếu
như buổi hội thảo này được tổ chức sớm hơn thì những kiến thức mới được trang bò này sẽ giúp
họ làm tốt hơn công việc của mình.
HỘI
THẢO 4
Tổng Quan
Hệ thống đảm bảo chất lượng, cách lấy mẫu và quản lý mẫu để đảm bảo chuỗi cung ứng họat
động tốt.
• Giới thiệu về sự luân chuyển của chất lượng trên chuỗi, cách lấy mẫu và quản lý mẫu.
• Thảo luận chi tiết về cách lấy mẫu và quản lý mẫu phù hợp cho dự án
Hội thảo này kế thừa những kết quả trong Chương trình AADCP: Hệ thống đảm bảo chất
lượng rau quả cho các nước ASEAN, và áp dụng cho ngành sản xuất và cung ứng xòai và
bưởi.
Kết quả
Các thành viên dự hội thảo cho biết trước nay họ thường nghó về quá trình đảm bảo chất lượng
với hình thức vật thể. Buổi hội thảo này đã giới thiệu những khái niệm phi vật thể trong hệ
thống đảm bảo chất lượng như an tòan thực phẩm, sự tiện lợi, quản lý môi trường, phúc lợi cho
người sản xuất và nhu cầu sản xuất bền vững. Nhiều buổi hội thảo chuyên sâu hơn sẽ được
thiết lập trung khung dự án để triển khai và áp dụng cho chuỗi cung ứng xòai và bưởi.
HỘI
THẢO 5
Tổng quan
18
Hội thảo này tập trung cho kế hoạch triển khai trong sáu tháng tiếp theo của dự án, trong đó
tập trung phân tích những khó khăn tồn đọng và đề xuất phương án giải quyết trong các họat
động cụ thể sắp tới. Tập trung thảo luận về các tài liệu kỹ thuật cần thiết và cách chuyển giao
phù hợp với từng đối tượng tham gia.
Việc đánh giá tập trung vào các đặc điểm của chuỗi cung ứng xòai và bưởi hiện nay. Ví dụ
như dòng sản phẩm và các phương tiện kỹ thuật liên quan (điều kiện kho bãi, kiểm sóat nhiệt
độ, phương tiện chuyên chở ), sự thay đổi chất lượng (hình dạng, độ tươi, các khuyết tật phát
sinh …), về dòng thông tin và tiền tệ. Từ những phân tích đánh giá trên, những buổi hội thảo
theo yêu cầu sẽ được tiến hành trong thời gian tới.
Kết quả
Các thành viên đóng góp tích cực vào chương trình họat động của dự án trong 6 tháng tới.
n phẩm
Một bài báo về dự án này dự kiến sẽ đựơc đăng vào tháng Giêng năm 2006. Bản thảo hiện đã
được chuyển cho Công ty tư vấn Hassan và Văn phòng quản lý dự án CARD để phê duyệt. Dự
kiến hai bài báo nữa cũng sẽ được đăng trong vòng sáu tháng nữa trong đó nêu chi tiết về các
công việc đã, đang và sẽ thực hiện trong dự án.
Đối tác Việt Nam cũng dự đònh sẽ thiết kế một trang web cho dự án nhằm giới thiệu và cập
nhật thông tin cho các đối tác tham gia, các viện nghiên cứu và cơ quan quản lý có liên quan.
Đây sẽ là cách thức hiệu quả nhất để đưa thông tin của dự án đến với công chúng.
5.4 Quản lý dự án
Lập kế hoạch và phát triển dự án
Phương thức quản lý dự án đã được các bên tham gia nhất trí. Ngòai các chương trình chung
theo khung thời gian của dự án, cán bộ dự án Australia sẽ gặp mặt thường xuyên để trao đổi
thông tin. Việc liên hệ với đối tác Việt Nam được thực hiện chủ yếu qua email để quyết đònh
những điều chỉnh hoặc thay đổi cần thiết. Đến nay, các bên nhất trí chưa cần thực hiện các
bước điều chỉnh nào mà vẫn tiếp tực thực hiện đúng như kế hoạch đã vạch ra trong dự án.
Phương pháp đào tạo trong dự án này đã được các bên liên quan thống nhất là những phương
pháp như Đào tạo cho người lớn, Đào tạo với sự tham gia của học viên và Đào tạo cho giảng
19
viên. Phương pháp đào tạo cho người lớn đặc biệt thích hợp cho các đối tượng là nông dân,
vốn có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn là lý thuyết và thích các minh họa trực quan sinh động.
Đào tạo với sự tham gia của học viên sẽ củng cố lại kiến thức đã tích lũy và tỏ ra thích hợp
cho các khóa tập huấn ngắn ngày. Các phần thực hành sẽ tập trung giải quyết các vấn đề hoặc
thắc mắc phát sinh.
Phương pháp Đào tạo cho giảng viên đảm bảo những kiến thức cho phía Australia chuyển
giao cho đối tác Việt Nam sẽ được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả trong quá trình
chuyển giao kỹ thuật cho các thành viên tham gia chuỗi cung ứng. Các giảng viên Việt Nam
có thể kết hợp kiến thức mới với những nghiên cứu cũ để nội dung giảng dạy phù hợp với nhu
cầu và yêu cầu phát triển của ngành xòai và bưởi Việt Nam.
Để bảo đảm các đối tác tham gia dự án cũng như các đơn vò tham gia chuỗi cung ứng hiểu
thấu đáo về khái niệm và phương pháp luận đối với chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp,
một lòch trình cụ thể đã được vạch ra như sau:
Phương pháp giải quyết vấn đề phát sinh và Quản lý dự án về chuỗi Cung ứng
Ở các quốc gia, số lượng và giá thực phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. La Gra (1990) cho
rằng các quyết đònh về sản xuất những gì và với số lượng bao nhiêu phải được xây dựng dựa
trên sự hiểu biết thấu đáo về hệ thống cung ứng thực phẩm. Hệ thống này lại được quyết đònh
bởi nhiều tiêu chí đan xen với nhau như kinh tế, xã hội, chính trò, y tế, nông học, côn trùng
học, bệnh học, dinh dưỡng. Những yếu tố khác như thò trường, môi trường đóng vai trò rất
quan trọng. Đáp ứng nhu cầu thò trường (xác đònh sở thích người tiêu dùng) dựa trên điều kiện
canh tác hiện hữu là điều kiện đầu tiên để tăng giá trò trên chuỗi cung ứng.
20
Hình 1. Các thành viên tham gia chuỗi cung ứng (La Gra 1990)
Khi đánh giá hoặc nghiên cứu về một chuỗi cung ứng, cần đặt ra và trả lời một số câu hỏi cơ
bản sản xuất cái gì, như thế nào, khi nào, ở đâu và cho ai. Vì thế cần có một qui trình để xác
đònh các nút cơ bản và các thành viên tham gia chuỗi cung ứng. Các thành viên thuộc khối
kinh tế cá thể thường dựa trên lợi ích kinh tế. Đối với khu vực công,ngoài lợi ích kinh tế còn
có thể dựa trên các yêu tố phi kinh tế như nhiệm vụ chính trò xã hội khác.
Cần nhận thức rõ là những quyết đònh sai trong các khâu trước của một chuỗi cung ứng sẽ có
tác động tiêu cực đến cả chuỗi (về số lượng cũng như về chất lượng sản phẩm) và những thành
viên ở khâu sau hầu như không có cơ hội “sửa sai”. Trong khâu canh tác, nếu giống kém chất
lượng được sử dụng và canh tác theo hình thức lạc hậu (thiếu phân bón hoặc nước tưới), sự suy
giảm về năng suất, chất lượng và sự hiện hữu mầm bệnh trên nông sản là không thể tránh
khỏi. Khi đó các biện pháp xử lý sau thu hoạch hầu như không thể phát huy tác dụng. Tương
tự, một khi chất lượng hàng hóa kém thì sẽ có rất ít cơ hội cho công tác xúc tiến thò trường.
21
Hình 2. Nguyên nhân tổn thất trước và sau thu hoạch ở từng giai đọan trong chuỗi cung
ứng (La Gra 1990)
Vì thế, vấn đề quan trọng cần đặt ra là xác đònh vấn đề phát sinh trên từng khâu và đặt ra
những câu hỏi “đúng” và trả lời thỏa đáng những câu hỏi đó. La Gra (1990) nhấn mạnh một
quá trình trong đó đội nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc xác đònh các giai đọan của một
chuỗi cung ứng. Các quá trình này có thể được chia nhỏ thành nhiều thành phần như sau:
• Trước sản xuất
• Trong sản xuất
• Sau khi thu hoạch
• Tiếp thò và phân phối
Các thành phần trên lại tiếp tục được chia thành 26 phần phụ có liên quan chặt chẽ với nhau
như trong hình 3.
22
õ
Hình 3. Các thành phần cơ bản trong một chuỗi cung ứng (La Gra 1990)
Việc phân tích các thành phần của một chuỗi cung ứng sản phẩm sẽ làm rõ hơn về cách thức
lưu thông của hàng hóa từ khâu sản xuất đến khi tiêu dùng. Điều này sẽ giúp đònh lượng hóa
tác động của từng yếu tố đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
Vì thế việc xây dựng và triển khai dự án cần chú trọng khâu thu thập và xử lý thông tin để có
thể sử dụng trong việc cải tiến chuỗi cung ứng.
Những nguyên tắc căn bản nêu trên sẽ được triển khai áp dụng trong dự án để đảm bảo đạt
được những mục tiêu đề ra.
6. Báo cáo về những vấn đề liên quan
6.1 Môi trường
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề được quan tâm đặc biệt tại khu vực đồng bằng sông Cửu
Long. Nhiều thói quen và phong tục tập quán ở đây đã và đang đóng góp vào sự xuống cấp
nhanh chóng của môi trường sinh thái như thói quen phóng uế và đưa chất thải trong sản xuất
23