Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ Kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.78 KB, 32 trang )

Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

BỘ NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO 6 THÁNG LẦN 2

Tên dự án
Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ Kinh doanh nông
nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam
Mã số dự án: 055/04VIE

Đơn vị thực hiện

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
&
ĐẠI HỌC LINCOLN
Tháng 3, 2006
1


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

Các chử viết tắt
Agribiz
DARD
DST
FEDS


GoV
HCE
LU
NZ
HU
MoET
TTH

Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ kinh doanh nông nghiệp cho các nông hộ
ở Miền trung Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cán bộ khuyến nông cấp huyện
Khoa Kinh tế và Phát triển
Nhà nước Việt Nam
Đại học Kinh tế Huế
Đại học Lincoln
New Zealand
Đại học Huế
Bộ giáo dục và Đào tạo
Tỉnh Thừa Thiên Huế

2


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

BẢNG NỘI DUNG
1. THƠNG TIN ĐƠN VỊ ....................................................................................................... 4

2. TRÍCH LƯỢC DỰ ÁN ..................................................................................................... 5
3. BÁO CÁO TÓM TẮT ...................................................................................................... 5
4. GIỚI THIỆU VÀ BỐI CẢNH .......................................................................................... 5
5. TIẾN ĐỘ TỚI THỜI ĐIỂM BÁO CÁO............................................................................ 7
5.1. Những điểm đáng chú ý .............................................................................................. 7
5.1.1 Điều tra ở Thừa Thiên Huế và Hội thảo đánh giá ................................................. 7
5.1.2 Điều tra KDNN ở các tỉnh Nghệ An, Kontum và Quảng Ngãi............................. 7
5.1.3 Thăm và làm việc tại New Zealand....................................................................... 8
5.1.4 Phát triển các đề cương học phần tập huấn ........................................................... 9
5.2. Lợi ích của nơng hộ................................................................................................... 16
5.3. Xây dựng năng lực .................................................................................................... 16
5.4. Xuất bản .................................................................................................................... 16
5.5. Quản lý dự án ........................................................................................................... 16
6. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐAN CHÉO.................................................................................. 17
6.1. Môi trường ................................................................................................................ 17
6.2. Các vấn đề về giới và xã hội ..................................................................................... 17
7. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VÀ TÍNH BỀN VỮNG ............................................. 17
7.1. Những khó khăn và trở ngại...................................................................................... 17
7.2. Giải pháp ................................................................................................................... 18
7.3. Tính bền vững ........................................................................................................... 18
8. CÁC BƯỚC QUAN TRỌNG TIẾP THEO..................................................................... 18
9. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 19
10. CAM ĐOAN .................................................................................................................. 19
10.1. Nhân sự ................................................................................................................... 19
10.1.1 Nhân sự Úc được bố trí ..................................................................................... 19
10.1.2. Nhân sự Việt Nam được bố trí ......................................................................... 20
10.2. Thiết bị và các dịch vụ khác.................................................................................... 21
10.3. Bàn giao thiết bị và dịch vụ..................................................................................... 22
10.4. Tiến độ dự án theo những mục tiêu, kết quả đầu ra, hoạt động và đầu vào đã đề
xuất ................................................................................................................................... 23

Phụ lục 1: Lịch làm việc với các chuyên gia NZ ................................................................. 27
Phụ lục 2: Chương trình Hội thảo đánh giá nghiên cứu trường hợp.................................... 28
Phụ lục 3: Danh sách cán bộ tham dự Hội thảo đánh giá nghiên cứu trường hợp............... 29
Phụ lục 4: Thông tin tổng hợp về các nghiên cứu trường hợp ............................................. 29
Phụ lục 5: Chương trình chuyến đi thăm và làm việc tại New Zealand............................... 30

3


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

1. THÔNG TIN ĐƠN VỊ
Tên dự án

Nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ Kinh doanh
nông nghiệp cho các nông hộ ở Miền Trung Việt Nam

Đơn vị Việt Nam

Khoa Kinh tế và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Huế

Giám đốc dự án phía Việt Nam

Ts. Mai Văn Xuân

Đơn vị Úc

Đại học Lincoln


Nhân sự Úc

Giáo sư Keith Woodford

Ngày bắt đầu

Tháng 2, 2005

Ngày kết thúc (dự kiến)

Tháng 12, 2007

Ngày kết thúc (đã có thay đổi)

Tháng 12, 2007

Chu kỳ báo cáo

Tháng 2-7, 2005

Cán bộ liên lạc
Phía Úc: Cố vấn trưởng
Tên:

Gs. Keith Woodford

Chức vụ:

Professor of Farm and

Agribusiness Management
Lincoln University

Tổ chức:

Điện thoại:

+64 3 3252811,
+64 3 3253604

Fax:

+64 3 3253244

Email:



Điện thoại:

+64 3 3252811,
+64 3 3253604

Fax:

+64 3 3253244

Email:




Phía Úc: Đầu mối liên hệ hành chính
Tên:

Gs. Keith Woodford

Chức vụ:

Giáo sư về Quản lý KDNN và
Trang trại
Đại học Lincoln

Tổ chức:

Phía Việt Nam: Liên hệ hành chính
Tên:
Chức vụ:
Tổ chức:

Ts. Mai Văn Xuân

Điện thoại:

Giám đốc dự án; Trưởng khoa Kinh
tế và Phát triển
Fax:
Đại học Kinh tế Huế
Email:

4


84-54-538332; 536665
0914019555
84-54-529491



Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

2. TRÍCH LƯỢC DỰ ÁN
Dự án Agribiz được thực hiện nhằm phát triển kĩ năng KDNN cho đội ngũ cán bộ giảng dạy và
nghiên cứu của Khoa KT&PT, Đại học Kinh tế Huế để họ trở thành một nguồn lực chiến lược cho
việc phát triển nông thôn Miền Trung, Việt Nam. Sự thiếu sót các kĩ năng KDNN đã dẫn đến
những hạn chế trong việc cải thiện sinh kế cho các nông hộ, bao gồm các dân tộc thiểu số. Chính
vì thế phương pháp của Dự án là phía đối tác Úc và Đại học Lincoln, New Zealand phát triển kĩ
năng KDNN và nghiên cứu ứng dụng cho đội ngũ Khoa Kinh tế & Phát triển trong thời hạn 3
năm. Chương trình sẽ được thực hiện trong các giai đoạn chính: điều tra thực tế để xác định nhu
cầu KDNN của các nông hộ và cán bộ cung cấp dịch vụ nông nghiệp của các tỉnh Nghệ An,
TTHuế, Kon Tum, Quảng Ngãi; xây dựng, tiến hành và phát triển các khóa tập huấn cho đội ngũ
cán bộ Đại học Kinh tế Huế, cán bộ cung cấp dịch vụ cũng như các nông hộ. Kết quả mong đợi
là: Đội ngũ Khoa KT&PT có thể nâng cao kĩ năng nghiên cứu ứng dụng, giảng dạy, nghiên cứu
và tư vấn, cùng với đội ngũ cán bộ cấp tỉnh, huyện đã được nâng cao năng lực thực hiện việc đào
tạo KDNN cho nông dân để từ đó hoạt động hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của các Sở NN&PTNT,
phòng NN huyện và các HTX.

3. BÁO CÁO TÓM TẮT
Dự án Agribiz, nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN cho các nông hộ ở Miền
Trung Việt Nam được thực hiện với mục tiêu phát triển nguồn lực KDNN bền vững tại Đại

học Huế, Đại học Kinh tế, Khoa Kinh tế và Phát triển. Vào tháng 3 năm 2005, 2 cán bộ của
trường Đại học Lincoln đã viếng thăm Việt Nam. Đây là hoạt động đầu tiên của dự án.
Trong chuyến viếng thăm đó, kế hoạch hành đồng cho năm 2005 đã được thảo ra và hàng
loạt các hoạt động điều tra nông hộ. Bên cạnh đó phương pháp phân tích KDNN trang trại
cũng đã được phát triển và thống nhất. Tiếp đó cán bộ của trường Đại học Lincoln đã chuẩn
bị tài liệu cho khố tập huấn về phân tích quản lý KDNN và phân tích chuỗi cung KDNN.
Một trang web về dự án đã được phát triển. Ban điều hành dự án và 4 nhóm nghiên cứu
cũng đã được thiết lập.
Khố tập huấn về “Phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong KDNN” đã được tiến hành cho
đối tượng cán bộ Khoa KT&PT và cán bộ của 4 sở NN&PTNT ở 4 tỉnh Nghệ An, Thừa
Thiên Huế, Kontum và Quảng Ngãi từ ngày 13 đến 19 tháng 7 năm 2005. Tiếp đó Hội thảo
khai trương dự án đã được tổ chức với sự tham gia của đội ngũ cán bộ sở NN&PTNT của 4
tỉnh và cán bộ Đại học Kinh tế Huế. Các cán bộ sở cũng đã tham gia vào việc hoạch định
phương pháp nghiên cứu cho các tỉnh dự án.
Kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo của dự án bao gồm điều tra tại tỉnh Thừa Thiên
Huế từ tháng 8-10 năm 2005. Một hội thảo sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm 2005 để xem
xét kết quả điều tra và đánh giá những phương pháp đã được áp dụng. Điều tra nông hộ
cũng sẽ được mở rộng cho 3 tỉnh còn lại trong hội thảo tiếp theo.
4. GIỚI THIỆU VÀ BỐI CẢNH
Dự án Agribiz được thực hiện với mục tiêu phát triển nguồn lực giảng dạy KDNN bền vững
tại ĐHKT Huế. Đặc điểm chính của Miền Trung Việt Nam là tình trạng nghèo đói, đặc biệt
trong các nhóm dân tộc thiểu số. Và đây chính là mục tiêu của nhiều nhà tài trợ và nhiều
chương trình của chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ Chiến lược phát triển và xố nghèo
tồn diện. Các tổ chức giáo dục ở Miền Trung hiện nay lại đang có nhiều hạn chế nên không
thể hỗ trợ tốt cho các dự án phát triển nông thôn diễn ra trong vùng.
5


Báo cáo 6 tháng lần 2


Dự án Agribiz 055/04VIE

Các chương trình nơng nghiệp và phát triển nơng thơn ở Việt Nam đang gặp những hạn chế do
sự thiếu kiến thức và kĩ năng trong đội ngũ cán bộ tỉnh và các nhà tư vấn địa phương. Khi Việt
Nam chuyển trọng tâm từ an ninh lương thực sang trọng tâm tạo thu nhập thì kĩ năng KDNN
là rất quan trọng. KDNN là một lĩnh vực nghiên cứu mới ở Việt Nam và hiện nay chỉ có 3
trường đại học ĐHKT Huế Đại học Nông nghiệp I Hà nội và đại học An Giang có chương
trình đào tạo chun ngành này.
Đại học Lincoln ở New Zealand (LU) đã phát triển về chuyên ngành KDNN được hơn 70
năm. Kinh tế của nước này lại lệ thuộc vào nền nông nghiệp; khoa học ứng dụng và KDNN
phát triển đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế thông qua giáo dục, đào tạo và nghiên
cứu. Trong khuôn khổ quan hệ hợp tác với ĐHKT Huế, Đại học Lincoln sẽ phát triển và tiến
hành chương trình xây dựng năng lực KDNN nhằm đáp ứng nhu cầu của Miền Trung Việt
Nam. Cụ thể những mục tiêu và kết qủa mong muốn của dự án Agribiz như sau:
Mục tiêu:
Mục tiêu của Dự án là nâng cao năng lực tiếp cận các dịch vụ KDNN cho các nông hộ
ở miền trung Việt Nam bằng cách cung cấp cho họ những kĩ năng KDNN cần thiết. Từ đó họ
có thể cải thiện được sinh kế của mình.
Kết quả mong đợi:
• Đội ngũ cán bộ Khoa Kinh tế & Phát triển phát triển các kĩ năng nghiên cứu ứng
dụng và giảng dạy KDNN, cố vấn và nghiên cứu.
• Đại học Kinh tế Huế cải thiện chương trình giảng dạy KDNN
• Đội ngũ cán bộ các Tỉnh nâng cao các kĩ năng KDNN và có khả năng tiến hành
các khóa đào tạo KDNN cho các nơng hộ.
• Từ đó các nơng hộ có được các kĩ năng KDNN tốt hơn, hoạt động có hiệu quả
hơn với sự hỗ trợ của các Sở NN & PTNT Tỉnh, các HTX và các phòng NN
huyện.
Cách tiếp cận và phương pháp luận
Dựa vào bài học có được từ hoạt động xây dựng năng lực, hoạt động phát triển nông thôn
trước đây và hiện nay của các đối tác ở miền Trung cũng như kinh nghiệm của trường Đại học

Lincoln trong các dự án xây dựng năng lực khác. Dự án cần nhận thức rõ nhu cầu về thời gian
đối với đội ngũ cán bộ của các tổ chức giành cho công việc thường xuyên của họ và phải phân
đoạn dự án phù hợp với thời gian mà đội ngũ cán bộ đó có thể có được..
Một phần quan trọng của phương pháp tiếp cận tồn diện là tìm hiểu nhu cầu kiến thức và
kĩ năng KDNN của nền nông nghiệp, đặc biệt là các nông hộ (bao gồm cả dân tộc thiểu số và
phụ nữ) và các đơn vị dịch vụ và khuyến nông của tỉnh. Hoạt động này sẽ tạo cơ sở phát triển
cho các hoạt động tiếp theo. Đặc điểm của phương pháp thực hiện dự án như sau:
• Phát triển nguồn lực giảng dạy KDNN tại ĐHKT Huế thông qua tập huấn (chương
trình tập huấn, ghi chú, v.v)
• Chương trình đào tạo cần được thiết kế dựa trên việc đánh giá nhu cầu của các đối
tượng liên quan trong dự án
• Đầu vào của dự án được phân thành từng giai đoạn để những ý tưởng và khái
niệm được thấu hiểu đầy đủ
• Các chuyên gia của ĐH Lincoln sẽ trao đổi kinh nghiệm cho cán bộ ĐHKT Huế
• Liên kết các ý tưởng phát triển nông thôn ở Miền Trung Việt Nam
Các nhóm tiêu điểm và các đối tượng liên quan của dự án sẽ được cung cấp thường xuyên các
thông tin cập nhật về các hoạt động của dự án.
Phương pháp luận
Phương pháp luận bao gồm:
• Đào tạo cho cán bộ ĐHKT Huế các phương pháp nghiên cứu ứng dụng và KDNN
6


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE



Điều tra nhu cầu KDNN của tỉnh Thừa Thiên Huế-nông dân, các thành phần cung cấp

dịch vụ
• Điều tra ở 3 tỉnh cịn lại
• Phân tích dữ liệu và phát triển các khoá tập huấn KDNN cho các đối tượng tham gia
dự án
• Tiến hành các khố tập huấn- phát triển trình độ cho các cán bộ khuyến nông tỉnh về
chuyên ngành KDNN
• Phát triển chương trình giảng dạy KDNN tại ĐHKT Huế
• Trình bày kết quả dự án thơng qua các buổi seminar, hội thảo và tài liệu xuất bản
Phương pháp luận ban đầu đã được bổ sung. Cả hai phía ĐHKT và ĐH Lincoln quyết định tiến
hành điều tra thử nghiệm tại tỉnh Thừa Thiên Huế sau đó mới tiến hành ở các tỉnh còn lại.
Phương pháp và kết quả nghiên cứu đã được đội ngũ cán bộ Đại học Lincoln đánh giá vào
tháng 11 năm 2005. Phần này bao gồm một Hội thảo và kết quả nghiên cứu ở 3 tỉnh còn lại.
5. TIẾN ĐỘ TỚI THỜI ĐIỂM BÁO CÁO
5.1. Những điểm đáng chú ý
Trong thời gian từ tháng 10, 2005 đến tháng 3, 2006 dự án đã thực hiện được những
hoạt động chính sau:
5.1.1 Điều tra ở Thừa Thiên Huế và Hội thảo đánh giá
Cán bộ khoa KT&PT đã tiến hành điều tra điều kiện KDNN của các nông hộ ở Thừa
Thiên Huế cũng như đánh giá nhu cầu đào tạo KDNN của các cán bộ khuyến nông. 12
nghiên cứu trường hợp về KDNN trang trại đã được tiến hành ở các huyện Quảng Điền, Phú
Lộc, Nam Đông và Hương Trà. Hoạt động này được hoàn tất vào tháng 10 năm 2005.
Hội thảo đánh giá kết quả điều tra được tiến hành vào ngày 24 tháng 11, 2005 tại Đại
học Kinh tế Huế với sự tham dự của ông Stewart Pittaway, giáo sư Sandra Martin, ông Keith
Milligan- điều phối viên chương trình Card và các cán bộ của ĐHKT Huế. Các chuyên gia
New Zealand đã đưa ra nhận xét và đề xuất đối với các báo cáo nghiên cứu trường hợp. Trong
Hội thảo này, ông Milligan đã vạch ra những mục tiêu của chương trình Card, trình bày vai trò
cuả dự án Agribiz đối với sự phát triển nơng thơn ở Miền Trung Việt Nam. Ơng Milligan cũng
đã khen ngợi phần trình bày của các cán bộ tham dự hội thảo. Kết thúc Hội thảo, ban điều
hành dự án đã tổ chức thảo luận, nhất trí về kế hoạch hành động cho thời gian tới. Chương
trình làm việc của tiến sĩ Martin và ông Stewart được thể hiện trong phần Phụ lục 1. Ở phần

Phụ lục 2 và 3 là chương trình Hội thảo và danh sách cán bộ tham dự Hội thảo.
5.1.2 Điều tra KDNN ở các tỉnh Nghệ An, Kontum và Quảng Ngãi
Công tác điều tra KDNN và nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông ở các tỉnh Nghệ
An, Kontum và Quảng Ngãi được hoàn tất lần lượt từ tháng 12, 2005, tháng 3 và tháng 4 năm
2006. Hiện tại các nhóm nghiên cứu của dự án đang viết báo cáo và tổng hợp kết quả điều tra
từ các nghiên cứu trường hợp. Nhu cầu của các nông hộ cũng như của đội ngũ cán bộ khuyến
nơng đã được phân tích. Từ đó những khoá tập huấn và những chiến lược đào tạo cho 2 nhóm
đối tượng này đã được xác định.
Để tiến hành các hoạt động điều tra ở các tỉnh theo kế hoạch, các cán bộ chủ chốt của dự án
đã lên chương trình và làm việc với cán bộ các Sở NN&PTNT. Trong những chuyến làm việc
này, những tiêu chuẩn chọn lựa các nông hộ đã được xác định, đảm bảo các yếu tố sinh thái,
kinh tế và dân tộc. Trong báo cáo cột mốc các sự kiện, vấn đề này cũng được đưa ra thảo
7


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

luận.
Các số liệu thu được trong đợt điều tra tại Nghệ An đã được phân tích và được sử dụng để
viết báo cáo. Những báo cáo này đã được biên tập và dịch sang tiếng Anh.
Công tác điều tra ở 2 tỉnh Kontum và Quảng Ngãi đã kết thúc. Việc chuẩn bị báo cáo cũng
đã được hoàn tất và được ứng dụng vào các hoạt động phát triển chương trình đào tạo sẽ
được thực hiện trong chuyến làm việc của Giáo sư Woodford vào tháng 6, 2006.
5.1.3 Thăm và làm việc tại New Zealand
Tháng 2 năm 2006, các cán bộ Khoa KT&PT đã sang thăm và làm việc tại New
Zealand. Trong chuyến đi này, cán bộ Khoa đã có dịp tham dự nhiều khoá tập huấn, Hội
thảo và tham quan các trang trại. Từ đó có thể phát triển được kiến thức KDNN của mình.
Mục đích của chuyến đi:



Phát triển kỹ năng phân tích KDNN cho cán bộ Khoa KT&PT;



Hiểu được những đặc điểm của trang trại và chuỗi cung ở New Zealand để
có thể rút ra những bài học bổ ích cho bối cảnh Việt Nam;



Phát triển các kỹ năng chuẩn bị chương trình đào tạo và khố tập huấn;

• Thảo luận với cán bộ ĐH Lincoln về cách thức tốt nhất để giảng dạy và
nghiên cứu KDNN;
Tóm tắt về chuyến đi
Chuyến đi bắt đầu vào ngày 12 và kết thúc vào ngày 24 tháng 2, 2006 với sự tham gia
của các cán bộ nghiên cứu chính của dự án Agribiz như tiến sĩ Mai Văn Xuân, Bùi Dũng
Thể, Phùng Thị Hồng Hà, Trần Văn Hoà, thạc sĩ Nguyễn Ngọc Châu và Lê Sỹ Hùng. Bên
cạnh đó, Phó giám đốc Đại học Huế, ơng Nguyễn Văn Tồn và hiệu trưởng của trường Đại
học Kinh tế, ông Nguyễn Văn Phát cũng đã tham gia vào chuyến đi. Xem chi tiết về chương
trình chuyến đi ở phần Phụ lục 4.
Trong chuyến tham quan và làm việc này, các cán bộ của Khoa đã tham gia nhiều hoạt
động đi thực tế tới các trang trại điển hình về trồng rau, sản xuất sản phẩm từ sữa và chăn
ni cừu. Thơng qua đó họ có cơ hội để hiểu được hệ thống nông nghiệp cũng như những
quy trình sản xuất mà nơng dân ở đây đang canh tác và áp dụng. Các chuyên gia New
Zealand cũng đã tiến hành tổ chức các khoá tập huấn và hội thảo nhỏ để trình bày những
thơng tin về KDNN của New Zealand và thành phần nông nghiệp ở đây. Tiếp đó đưa ra
những đề xuất để phát triển KDNN trong bối cảnh của Việt Nam.
Kết quả của chuyến thăm và làm việc tại New Zealand

Cán bộ Khoa đã tiếp thu được một số kiến thức và kỹ năng về KDNN có thể áp dụng
được ngay trong thời điểm hiện tại hoặc tương lai nhằm:


Phát triển chương trình đào tạo KDNN;



Có khả năng ứng dụng phần mềm vào việc phân tích rủi ro trong KDNN;



Có thể phân tích trang trại và chuỗi cung KDNN thơng qua những mơ hình
phân tích được trình bày trong các buổi tập huấn.
8


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE



Có cơ hội tiếp cận một số chuỗi cung ở New Zealand để phát triển những
chuỗi cung ở nước mình;



Hiểu được những vấn đề về phát triển nông thôn và cách thức tháo gỡ.




Có được phương pháp tập huấn mới về phát triển nơng thơn thơng qua khố
tập huấn mẫu về quản lý dự án nông thôn ở Thái Lan.

5.1.4 Phát triển các đề cương học phần tập huấn
Nhiều học phần tập huấn cho nông dân và cán bộ khuyến nông đã được xác định. Đề
cương của các chủ đề chính trong mỗi module đã được phát triển. Cần lưu ý đến sự khác biệt
về thời gian, mức độ phức tạp cũng như cách thức giảng dạy giữa các nhóm mục tiêu. Những
học phần tập huấn này cần tập trung vào nhu cầu cũng như đối tượng học viên.
PHẦN I. HỌC PHẦN TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG
Các module tập huấn cho cán bộ khuyến nơng bao gồm (1) Phân tích trang trại, (2)
Marketing/ Phân tích chuỗi cung, (3) Lập kế hoạch KDNN trang trại; và (4) Thiết kế khoá học
và phương pháp tập huấn. Hiện tại, đề cương của các học phần này đang được thảo luận.
HỌC PHẦN 1: PHÂN TÍCH TRANG TRẠI
A. Mục tiêu:
Học phần tập huấn này được thiết kế làm tài liệu tập huấn cho đối tượng cán bộ khuyến
nơng. Sau khi học xong, học viên có thể:
a) Đánh giá/phân tích nguồn lực của trang trại
b) Phân tích đặc điểm kinh tế của các hoạt động trang trại
c) Xác định cơ hội để phát triển thu nhập của trang trại
d) Giảng dạy cho nông dân
B. Học viên:
Cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện và xã
C. Thời gian:
6 ngày
D. Nội dung:
1. Mục tiêu của nơng hộ là gì?
2. Những nguồn lực của nơng hộ
2.1. Đất đai

2.1.1. Diện tích và địa hình
2.1.2. Tưới tiêu
2.1.3. Mùa vụ/hệ thống chăn ni
9


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

2.1.4. Những ứng dụnh khác của đất đai ngồi những lợi ích hiện tại?
2.1.5. Hình thức sở hữu đất? (thuê, được cấp hay hợp đồng)
2.2. Lao động
2.2.1. Số lượng và chất lượng
2.2.2. Tình hình sử dụng lao động hiện tại như thế nào?
2.3. Tư liệu/vốn sản xuất
2.3.1. Những loại tư liệu sản xuất nào mà hộ đang sở hữu?
2.3.2. Những tư liệu này được sử dụng như thế nào?
2.3.3. Những khả năng cải thiện việc sử dụng những tư liệu này?
3. Phân tích các hoạt động kinh doanh của trang trại
3.1. Chi phí
3.1.1. Các loại hình chi phí
3.1.2. Cách thức ghi chú và tính tốn chi phí
3.1.3. Những giải pháp giảm chi phí
3.2. Sản lượng
3.2.1. Số lượng sản lượng: bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ
3.2.2 Giá trị sản lượng: bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ
3.3. Hiệu quả kinh tế của các hoạt động kinh doanh trang trại
3.3.1. Lợi nhuận rịng
3.3.2. Lợi nhuận

3.3.3. Hiệu qủa
4. Phân tích rủi ro
4.1 Rủi ro là gì?
4.2 Làm cách nào để giải quyết rủi ro?
5. Cách thức cải thiện thu nhập và hiệu quả sản xuất của trang trại
Những cơ hội có thể cải thiện thu nhập của nơng hộ?
-

Tái cơ cấu cây trồng vật nuôi: loại cây mới? vật nuôi mới?

-

Những thay đổi trong lịch vụ mùa

-

Những thay đổi trong thu thập đầu vào và thị trường tiêu thụ

10


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

HỌC PHẦN 2: MARKETING/PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG
A. Mục tiêu
Học phần này được thiết kế cho đối tượng cán bộ khuyến nông. Sau khi học xong, học
viên có thể:
a) hiểu được marketing và chuỗi cung là gì

b) phân tích những thành phần marketing chính
c) phân tích chuỗi cung và xác định những cơ hội để cải thiện vị thế của nông dân
trong chuỗi.
B. Học viên:
Cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện và xã
C. Thời gian
6 ngày bao gồm các hoạt động đi điều tra, thảo luận nhóm và viết báo cáo.
D. Nội dung
1. Marketing là gì? Marketing có phải liên quan đến hoạt động mua và bán?
2. Tại sao Marketing lại quan trọng?
3. Những yếu tố quan trọng của Marketing?
4. Kênh Marketing/chuỗi cung
4.1. Mô tả chuỗi cung đầu vào
4.2. Mô tả chuỗi cung đầu ra
4.3 Những kênh marketing/chuỗi cung cụ thể
5. Cách thức cải thiện vị thế của nông hộ trong chuỗi cung
5.1. Phân tích cơ hội và thách thức trong chuỗi
-

Cho tồn bộ chuỗi

-

Cho một nông hộ cụ thể

5.2. Đề xuất để cải thiện vị thế của hộ trong chuỗi

11



Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

HỌC PHẦN 3: LẬP KẾ HOẠCH KDNN TRANG TRẠI
A. Mục tiêu
Học phần tập huấn này được thiết kế làm tài liệu tập huấn cho đối tượng cán bộ khuyến
nông. Sau khi học xong, học viên có thể:
a) Hiểu được như thế nào là 1 kế hoạch KDNN và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch;
b) Lập được 1 kế hoạch kinh doanh hồn thiện
c) Giảng dạy học phần này cho nơng dân
B. Học viên:
Cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện và xã
C. Thời gian:
6 ngày bao gồm cả hoạt động trong lớp, hoạt động điều tra, thảo luận nhóm và báo
cáo.
D. Nội dung
1. Như thế nào là một kế hoạch kinh doanh?
2. Tại sao chúng ta phải lập kế hoạch kinh doanh?
3. Cơ sở xây dựng kế hoạch kinh doanh
3.1 Nhu cầu thị trường
3.2 Nguồn lực trang trại
3.3 Những thông số kinh tế và kỹ thuật của các hoạt động kinh doanh trang trại
4. Những nội dung căn bản của kế hoạch kinh doanh
5. Những bước lập kế hoạch kinh doanh
6. Những mẫu kế hoạch kinh doanh

12



Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

HỌC PHẦN 4: TẬP HUẤN NƠNG DÂN:
THIẾT KẾ KHỐ HỌC VÀ TẬP HUẤN KDNN
A. Mục tiêu
Học phần tập huấn này được thiết kế cho đối tượng cán bộ khuyến nông. Sau khi học xong,
học viên có thể:
a)

Tiến hành điều tra nhu cầu đào tạo của nơng dân

b)

Thiết kế các khố tập huấn phù hợp với nhu cầu của nông dân

c)

Giảng dạy nông dân theo phương pháp phù hợp

B. Học viên
Cán bộ khuyến nơng tỉnh, huyện và xã
C. Thời gian khố học
6 ngày bao gồm những hoạt động trong lớp, điều tra, thảo lụân nhóm và báo cáo.
D. Nội dung
1. Đánh giá nhu cầu tập huấn
1.1. Phương pháp
- Bảng hỏi
- Phỏng vấn

- Đánh giá nhanh nông thôn (RRA)
1.2. Nhu cầu đào tạo
- Xác định năng lực (thông tin cá nhân)
- Xác định kiến thức và kĩ năng còn thiếu
- Xác định nhu cầu về kiến thức và kĩ năng
- Xác định điều kiện của các khố tập huấn ở địa phương
1.3. Những khó khăn và ràng buộc của học viên
- Xác định những khó khăn liên quan đến tập huấn học viên
- Xác định kiến thức hạn chế
- Những yếu tố làm gỉam hiệu quả khoá tập huấn
2. Thiết kế và phát triển khoá tập huấn
2.1. Chuyển nhu cầu đào tạo thành nội dung tập huấn
- Những kiến thức cần thiết được sử dụng trong khố tập huấn (học viên có thể giải
thích, thảo luận, đánh giá và so sánh những vấn đề họ cần được tập huấn).
- Các kĩ năng thiết kế khố học (học viên có thể thiết kế khố học và nắm được
những phương pháp tập huấn nông dân)
- Những thuận lợi và khó khăn trong việc thiết kế khố tập huấn.
13


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

2.2. Những cách thức tổ chức nội dung khoá tập huấn

14


Báo cáo 6 tháng lần 2


Dự án Agribiz 055/04VIE

- Theo chủ đề
- Theo trình tự thời gian
- Theo trình tự logíc (sử dụng chủ đề đầu để giải quyết những vấn đề lơgíc khác)
- Những vấn đề trọng tâm
3. Tiến hành khoá tập huấn
3.1. Phương pháp tập huấn
- Học viên làm trung tâm
- Những phương pháp tập huấn chủ động (học viên được chủ động tham gia vào
khoá học, thảo lụân và những hoạt động khác)
3.2. Những phương pháp tập huấn
- Những phương pháp truyền đạt
- Cách thức làm việc theo nhóm
- Đi thực tế
4. Đánh giá khố tập huấn
4.1 Những quy tắc đánh giá kết quả khoá tập huấn
4.2 Hình thức đánh giá: thi, kiểm tra, viết luận hay bài tập lớn
5. Lịch làm việc, thời gian biểu và các nguồn lực
5.1 Cách thức thiết kế khoá tập huấn?
5.2 Những nguồn lực nào cần thiết cho khóa học?
6. Đánh giá sau khố tập huấn
6.1 Mục đích của việc đánh giá tồn khố học
6.2 Cách thức tiến hành

15


Báo cáo 6 tháng lần 2


Dự án Agribiz 055/04VIE

PHẦN II. NHỮNG HỌC PHẦN TẬP HUẤN CHO NÔNG DÂN
Những học phần tập huấn cho nơng dân (1) Phân tích trang trại (2) Marketing/ Phân tích
chuỗi cung, và (3) Lập kế hoạch KDNN. Mục tiêu và nội dung của những khoá học này tương tự
với mục tiêu và nội dung của các khố học cho cán bộ khuyến nơng. Tuy nhiên, những khoá học
này sẽ tập trung chủ yếu vào việc trang bị cho nông dân những kiến thức và kĩ năng về KDNN.
Thời gian cho mỗi học phần tập huấn là 3 ngày.
5.2. Lợi ích của nơng hộ
Hiện tại thì chưa có lợi ích cụ thể nào cho đối tượng nơng dân. Tuy nhiên, trong năm thứ 3
của dự án (2007), kết quả của các khoá tập huấn do cán bộ khuyến nơng được đào tạo tổ chức
chính là những lợi ích mà người nơng dân có thể có được thơng qua dự án này.
5.3. Xây dựng năng lực
Từ 20 đến 26 tháng 11, ông Stewart Pittaway và tiến sĩ Sandra Martin đã hoàn thành
chuyến đi thăm và làm việc với cán bộ Đại học Kinh tế nhằm thảo luận kết quả điều tra. Tiến sĩ
Sandra đã trình bày bài giảng về phát triển phương pháp chuỗi cung KDNN cho cán bộ Khoa
KT&PT có tham gia dự án. Trong đợt làm việc này, bà Sandra và ông Pittaway đã đánh giá kết
quả điều tra và đưa ra những đề xuất nhằm củng cố các nghiên cứu trường hợp. Mục đích của việc
đánh giá này nhằm phát triển các kĩ năng phân tích của các cán bộ nghiên cứu của Khoa và đồng
thời hướng họ cách thức viết báo cáo.
Chuyến đi thăm và làm việc tại New Zealand cũng là một hoạt động xây dựng năng lực được
tiến hành trong thời gian vừa qua. Cán bộ tham gia chuyến đi đã thu được những kiến thức và kĩ
năng cần thiết trong phân tích KDNN, thiết kế khố tập huấn, các phương pháp tập huấn và thiết
kế chương trình đào tạo.
Kĩ năng về nghiên cứu KDNN ứng dụng và đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ Khoa
KT&PT đã được cải thiện thơng qua q trình phân tích KDNN trang trại và nhu cầu đào tạo của
4 tỉnh. Họ đã ứng dụng những công cụ và kĩ thuật do các chuyên gia NZ truyền đạt để phân tích
trang trại trong vùng.
5.4. Xuất bản

Một trang web (http//www.vietnamagribusiness.org) đã được thiết kế để cập nhật những hoạt
động của dự án. Nội dung được trình bày bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
-

Kết quả điều tra từ các báo cáo nghiên cứu trường hợp sẽ được biên tập và xuất bản thành
sách trong thời gian tới nhằm giới thiệu về dự án và chia sẻ kinh nghiệm cho những đối
tượng quan tâm.
Các tổ chức trong nước và quốc tế về lĩnh vực nông nghiệp, phát triển nơng thơn đã tiếp
cận dự án như Tầm nhìn Việt Nam, Chương trình phát triển nơng thơn ở Quảng Ngãi, dự
án Hỗ trợ tập huấn (ETSP) ở Thừa Thiên Huế. Thơng qua đó trao đổi và chia sẻ những
kinh nghiệm mà dự án có được. Gần đây dự án đã nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác từ
những tổ chức nói trên.

5.5. Quản lý dự án
Như đã đề cập trong báo cáo 6 tháng lần 1, một cơ cấu quản lý toàn diện đã được thiết lập
tại Đại học Kinh tế Huế. Ban điều hành của dự án cũng đã và đang thực hiện tốt chức năng của
mình. Các mối liên hệ với những đối tượng tham gia dự án như Đại học Lincoln, Đại học Kinh tế
16


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

Huế, các Sở NN&PTNT của 4 tỉnh được duy trì thường xuyên.
Các hoạt động của dự án được điều hành tốt. Thông tin về các tiến bộ cũng như những kết
quả của dự án đã được chia sẻ. Các sở NN&PTNT của 4 tỉnh cũng đã tích cực tham gia vào cơng
tác chuẩn bị và tiến hành điều tra.
Việc quản lý tài chính của dự án khơng theo các quy định của chương trình CARD.
6.


NHỮNG VẤN ĐỀ ĐAN CHÉO

6.1. Mơi trường
Vấn đề về môi trường như cách thức tác động của các hoạt động của nông hộ với môi trường
xung quanh đã được trình bày và thảo luận trong Hội thảo đánh giá Nghiên cứu trường hợp được
tổ chức vào tháng 11 năm 2005 tại Huế.
Những vấn đề mơi trường như xói mịn đất, ơ nhiễm nước, thối hố đất kết hợp với nhiều hệ
thống nông nghiệp ở các vùng sinh thái khác nhau cũng đã được đưa vào trong tất cả các nghiên
cứu trường hợp trang trại.
Những vấn đề này cũng đã được thảo luận trong quá trình phát triển các học phần/khoá học
khác nhau cho những đối tượng tham gia dự án.
6.2. Các vấn đề về giới và xã hội
Dự án Agribiz đã và đang cân nhắc kỹ về vấn đề giới trong các hoạt động. Trong các nhóm nghiên
cứu và thành phần tham gia khoá học hay Hội thảo, gần đến phân nữa là phụ nữ. Công tác điều tra
nông hộ của dự án cũng tập trung và cả 2 đối tượng nam và nữ.
Dự án cũng đặc biệt chú trọng đến các nhóm dân tộc thiểu số. Vì thế trong công tác điều tra
các nông hộ dân tộc thiểu số nghèo cũng chính là 1 trong những đối tượng chủ yếu.
7. NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC HIỆN VÀ TÍNH BỀN VỮNG
7.1. Những khó khăn và trở ngại
Những hoạt động chính trong thời gian vừa qua của dự án bao gồm nghiên cứu trường hợp
KDNN trang trại, đánh giá nhu cầu tập huấn của cán bộ khuyến nông 4 tỉnh và chuyến đi thăm,
làm việc tại New Zealand. Những hoạt động này khơng gặp khó khăn trở ngại gì.
Dự án đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ từ phía các Sở NN&PTNT 4 tỉnh, cán bộ huyện, xã
cũng như là những nơng hộ tham gia. Chính vì vậy, cơng tác điều tra được kết thúc thành cơng.
Do có được sự chuẩn bị từ trước cũng như sự hỗ trợ từ phía Đại học Lincoln, chuyến đi thăm
và làm việc tại NZ đã thành công tốt đẹp. Tất cả các hoạt động trong chuyến đi như Hội thảo nhóm
về phân tích KDNN trang trại (phân tích và quản lý rủi ro, phân tích nhạy cảm), phát triển giáo dục
và chương trình đào tạo (học phần tập huấn, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy) và đến
thăm trang trại (trang trại rau, sản xuất sản phẩm từ sữa, trang trại chăn nuôi cừu) đều được sắp

xếp chu đáo.

17


Báo cáo 6 tháng lần 2

Dự án Agribiz 055/04VIE

7.2. Giải pháp
Giải pháp thực hiện dự án là bám vào mục tiêu và phương pháp qui trình. Các hoạt động của
dự án được phân thành nhiều bước. Mỗi khi một bước được hồn tất nó sẽ được đánh giá và tập
trung thảo luận để tiến hành bước tiếp theo. Quá trình này giúp tránh được những lỗi có thể gặp
trong bước trước đó.
Dự án cũng tập trung vào mục tiêu đạt được những kế hoạch đề ra. Các cán bộ của dự án
ln có tinh thần học hỏi và biết tự phê bình để tiến bộ.
7.3. Tính bền vững
Việc phát triển năng lực của cán bộ Khoa KT&PT về quản lý KDNN là một kết quả chính
yếu của dự án cũng như là minh chứng cho tính bền vững. Dự án đã tập trung vào mặt này trong
năm đầu tiên vì các cán bộ này sẽ trở thành nguồn lực chính về KDNN trang trại ở khu vực miền
Trung. Các hoạt động xây dựng năng lực bao gồm các khoá tập huấn về kĩ thuật trong KDNN
trang trại, phát triển các kĩ năng phân tích và khả năng thu thập, phân tích số liệu trong lĩnh vực
này.
Các cán bộ Khoa đã có được những tiến bộ đáng kể về kĩ năng KDNN trang trại. Những
nghiên cứu trường hợp được trình bày trong Báo cáo Cột mốc sự kiện lần 3 đã nêu bật trình độ mà
họ đạt được.
Những bước tiếp theo về tính bền vững là việc chuẩn bị chương trình đào tạo KDNN tại Đại học
Kinh tế Huế và việc phát triển các khoá tập huấn KDNN cho đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ.
8. CÁC BƯỚC QUAN TRỌNG TIẾP THEO
Các hoạt động sẽ được tiến hành trong 6 tháng tới:

Hoạt động

Thời gian dự kiến

Đánh giá chương trình đào tạo và khoá tập huấn- chuyên gia NZ Tháng 6, 2006
Tiếp tục phát triển chương trình đào tạo KDNN tại ĐHKT Huế

Tháng 6-9, 2006

Phát triển chương trình đào tạo KDNN và ghi chú

Tháng 6-9, 2006

Phát triển chương trình đào tạo KDNN và chuẩn bị khoá tập Tháng 8, 2006
huấn

18


9. KẾT LUẬN
Trong thời gian vừa qua, dự án Agribiz đã hoàn thành nhiều hoạt động quan trọng bao gồm
những nghiên cứu trường hợp về KDNN, đánh giá nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến
nông ở 4 tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Kontum và Quảng Ngãi, đi thăm và làm việc
tại New Zealand. Kết quả điều tra cùng với những kiến thức và kĩ năng có được từ
chuyến đi NZ đã giúp cán bộ dự án xác định và phát triển được 4 khố tập huấn và
chương trình đào tạo tại Đại học Kinh tế Huế. Sau đây là những kết quả đạt được trong
thời gian qua:


Hiểu rõ KDNN trang trại ở miền Trung Việt Nam;




Hiểu được nhu cầu đào tạo của cán bộ khuyến nông tại các cấp tỉnh, huyện và xã.



Cải thiện kiến thức và kĩ năng KDNN của cán bộ Khoa, các cán bộ Sở nơng nghiệp của 4
tỉnh tiến hành phân tích kinh doanh trang trại;



Củng cố năng lực cán bộ Khoa KT&PT trong việc thiết kế khố học và phát triển chương
trình đào tạo

Những kết quả thu được cho thấy dự án đã có những bước tiến tốt đẹp đến mục tiêu của mình
nhằm xây dựng năng lực cho cán bộ Khoa KT&PT, đại học Kinh tế Huế.
10. CAM ĐOAN
CAM ĐOAN
CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Tên Dự án CARD: NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH NÔNG
NGHIỆP CHO CÁC NÔNG HỘ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Số hiệu dự án: - 055/04VIE
Chúng tôi những người ký tên dưới đây cam kết rằng trong thời gian từ --/-02-/2005-- đến --/-08/2005-- chúng tơi đã bố trí những đầu vào dưới đây để thực hiện dự án trên:
10.1. Nhân sự
10.1.1 Nhân sự Úc được bố trí

Tên

Số ngày ở Việt Nam


Stewart Pittaway
Sandra Martin
Keith Woodford
Tổng

18
12
22
14

Số ngày ở Úc

5
4
5
4

19

Số lần đến Việt Nam

1
2
1


10.1.2. Nhân sự Việt Nam được bố trí
Cán bộ Đại học Huế
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

31
32

Họ và tên

Số
ngà

20

Ông Mai Văn Xuân
Ông Bùi Dũng Thể
Ông Nguyễn Văn Phát
Ơng Hồng Hữu Hịa
Bà Bùi Thị Tám
Ơng Nguyễn Văn Tồn
Ơng Trần Văn Hịa
Ơng Trương Tấn Qn
Ơng Bùi Đức Tính
Bà Phùng Thị Hồng Hà
Ơng Lê Sỹ Hùng
Ơng Nguyễn Khắc Hồn
Bà Phạm Thị Thanh Xn
Ơng Phạm Xn Hùng
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình
Ơng Nguyễn Tài Phúc
Ơng Nguyễn Văn Lạc
Ơng Nguyễn Ngọc Châu
Ơng Phan Văn Hịa
Ơng Nguyen Văn Cường

Ơng Lê Đình Chiến
Bà Lê Thị Kim Liên
Bà Lê Nữ Minh Phương
Ông Trần Minh Trí
Bà Trần Đồn Thanh Thanh
Ơng Trương Chí Hiếu
Ơng Nguyễn Hữu Xuân
Bà Phan Thị Nữ
Bà Lê thị Hương Loan
Ông Nguyễn Lê Hiệp
Ơng Nguyễn Quang Phục
Ơng Nguyễn Bá Tường

20
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12

12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12
12

20

Đơn vị cơng tác
Trưởng khoa KT&PT
Trưởng Bộ môn, Khoa KT&PT
Hiệu trưỏng Đại học Kinh tế
Phó hiệu trưỏng Đại học Kinh tế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế

Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế
Cán bộ Đại học Kinh tế Huế


Cán bộ của các Sở NN&PTNT của các tỉnh

STT
1
2
3
4
5

6
7
8
9

HỌ VÀ TÊN
Hồng Hữu Hè
Phạm Đình Văn
Hồng Trung Ân
Phạm Quốc Long
Nguyễn Hữu Hải
Đào Minh Hường
Phạm Văn Sơn
Trần Minh Doãn
Phan Ngọc Châu

SỐ NGÀY Ở HUẾ
02
12
12
12
02
02
12
02
12

ĐƠN VỊ CƠNG TÁC
Phó Giám đốc sở NN&PTNT Huế
Cán bộ Sở NN&PTNT Huế

Cán bộ Sở NN&PTNT Huế
Cán bộ Sở NN&PTNT Kontum
Giám đốc Sở NN&PTNT Kontum
Phó giám đốc Sở NN&PTNT Q.Ngãi
Cán bộ Sở NN&PTNT Quảng Ngãi
Cán bộ Sở NN&PTNT Nghệ An
Cán bộ Sở NN&PTNT Nghệ An

10.2. Thiết bị và các dịch vụ khác
Thiết bị và các dịch vụ khác
Mô tả
3 Máy tính xách tay
1 Máy ảnh kỹ thuật số
1 Projector + Màn chiếu
Tổng

Chi phí (USD)
5895.
846.
1996.
8738.

Giới hạn kinh phí
(USD)
7384.18
2215.25
9599.44

Chữ ký của người làm chứng


Ký đại diện cho đơn vị Úc bởi cán bộ có
thẩm quyền với sự có mặt của người làm
chứng

Tên và chức danh

Tên và chức danh

21


10.3. Bàn giao thiết bị và dịch vụ
Xác nhận dưới đây rằng các đầu vào nhân sự nói trên đã được thực hiện và thiết bị cùng
dịch vụ xác định ở trên đã được bàn giao cho đơn vị chính phía Việt Nam
Ký đại diện cho đơn vị Việt Nam bởi cán bộ
có thẩm quyền với sự có mặt của người làm
chứng

Chữ ký của người làm chứng

Tên và chức danh

Tên và chức danh

22


10.4. Tiến độ dự án theo những mục tiêu, kết quả đầu ra, hoạt động và đầu vào đã đề xuất
Tên dự án: NÂNG CAO NĂNG LỰC TIẾP CẬN CÁC DỊCH VỤ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHO CÁC NÔNG HỘ Ở MIỀN TRUNG VIỆT NAM
Đơn vị thực thi dự án phía Việt Nam: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ, KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

ĐỀ XUẤT

Mô tả

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ

Chỉ số thực hiện


1.1 Cán bộ giảng dạy Trường ĐH Kinh tế có thể thực hiện
các nghiên cứu ứng dụng lĩnh vực KDNN và hệ thống •
canh tác của các nơng hộ


MỤC TIÊU

Thơng tin cần thiết

Thơng tin cần có

Tỷ lệ phần trăm tăng lên số sinh viên trường
ĐH Kinh tế tốt nghiệp chuyên ngành KDNN.
Số lượng các dự án nghiên cứu được thực
hiện bởi cản bộ Trường ĐH Kinh tế hàng năm
Số hoạt động tư vấn về KDNN của Trường
Kinh tế hàng năm


1.2 Những người nơng dân có cơ hội tiếp cận dịch vụ KDNN
để cải thiện thu nhập ở các tỉnh KonTum, Quảng Ngãi,

Thừa Thiên-Huế và Nghệ An.


Tỷ lệ phần trăm tăng lên về dịch vụ KDNN của
các nông hộ được cung cấp từ các đơn vị dịch
vụ.
Thu nhập tăng lên của nơng dân ở các xã dự án
hàng năm
• Tăng thu nhập của Phụ nữ ở các xã hàng năm

1.3 Nâng cao năng lực cán bộ ở tỉnh về kĩ năng và phương
pháp KDNN để họ đóng góp hiệu quả hơn trong việc cải
thiện sinh kế của người dân (đặc biệt đối với phụ nữ và
dân tộc thiểu số).
1.1 Cán bộ giảng dạy Trường ĐH Kinh tế có thể thực hiện các • Số lượng các báo cáo nghiên cứu được trình
nghiên cứu ứng dụng lĩnh vực KDNN và hệ thống canh tác của bày trong các hội thảo hàng năm
các nơng hộ
• Số lượng các bài báo được xuất bản hàng năm
• Số lượng hợp đồng tư vấn thực hiện hàng
năm
1.2 Cán bộ giảng dạy với những kĩ năng và kiến thức về • Số khố đào tào về KDNN cho các nông hộ
KDNN thực hiện các hoạt động đào tạo KDNN và giúp nông được thực hiện hàng năm
dân phát triển nơng nghiệp
• Đánh giá khố học

23

1.1 Cán bộ ĐHKT đã tiến hành
điều tra KDNN trang trại và chuỗi
cung KDNN tại TTH. Hoạt động

này sẽ kết thúc vào tháng 10, 11
năm 2005 và sẽ được xem xét đánh
giá.


1.3 Có chương trình đào tạo KDNN phù hợp cho Trường Đại • Chương trình đào tạo Cử nhân KDNN được
học Kinh tế Huế
Đại học Huế và Bộ GD&ĐT thông qua
• Tăng nhu cầu về sinh viên tốt nghiệp KDNN
của các đơn vị liên quan trong lĩnh vực
2.1 Xác định nhu cầu kĩ năng và kiến thức về KDNN của nơng • Hồn thành việc điều tra ở 4 tỉnh
hộ (bao gồm nhu cầu của phụ nữ và dân tộc thiểu số)
• Số liệu về kĩ năng KDNN được phân theo
giới
• Số liệu về kĩ năng KDNN được phân theo dân
tộc
• Hình thành các khố tập huấn KDNN theo
u cầu của các nông hộ
2.2 Xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo cho các nơng • Tài liệu của các khố tập huấn về KDNN
hộ
• Số lượng các khố tập huấn cho nơng hộ
được thực hiện
• Đánh giá khố học
3.1 Xác định nhu cầu kĩ năng và kiến thức KDNN cho cán bộ • Hồn thành việc phân tích nhu cầu
Sở NN&PTNT, phịng NN huyện và các HTX
• Nhu cầu đào tạo KDNN được xác định
3.2 Chuẩn bị các chương trình đào tạo KDNN cho cán bộ Sở
NN&PTNT, phịng NN huyên và các HTX




3.3 Cán bộ trong lĩnh vực KDNN và khuyến nông ở các
tỉnh được trang bị kiến thức và kĩ năng về KDNN



Số cán bộ trong lĩnh vực KDNN và khuyến
nông ở các tỉnh được Trường ĐH Kinh tế cấp
chứng chỉ
• Đánh giá khố học

3.4 Các khố tập huấn về KDNN và các dịch vụ khuyến nông
khác cho các nông hộ được thực hiện bởi cán bộ Sở
NN&PTNT, phịng NN huyện



Tài liệu các chương trình đào tạo KDNN

Số lượng các khoá tập huấn KDNN được thực
hiện bởi Sở NN&PTNN và phịng Nơng nghiệp
• Phiếu đánh giá khi khố học hồn thành
• Số lượng các hợp đồng tư vấn và dịch vụ từ
các nơng hộ hàng năm
• Đánh giá của các nông hộ về chất lượng dịch
vụ

24



HOẠT ĐỘNG

* Các hoạt động liên quan đến kết quả 1.1
- Các khoá đào tào về phương pháp nghiên cứu dụng
- Lập kế hoạch và chuẩn bị điều tra
- Tiến hành các hoạt động điều tra
- Phân tích số liệu và chuẩn bị báo cáo
- Hội thảo về kêt quả của điêu tra

-Tiến hành khoá tập huấn về các
phương pháp nghiên cứu ứng
dụng trong KDNN từ ngày 13-19
tháng 7 năm 2005
- Lên kế hoạch và chuẩn bị công
tác điều tra tại Thừa Thiên Huế
- Tổ chức Hội thảo khai trương dự
- Xác định nhu cầu đào tạo
KDNN của các cán bộ Khoa
KT&PT, Đại học KT Huế
- Hoàn thành tập huấn KDNN
trong thời gian từ 13-19, 7,
2005

* Các hoạt động liên quan đến kết quả lần 1. 2
- Xác định nhu cầu đào tạo của cán bộ trường ĐH kinh tế
- Định hướng ban đầu về đào tạo KDNN cho cán bộ của
Trường ĐH Kinh tế
- Nghiên cứu phát triển khung chương trình và các khố học ở
New Zealand
* Các hoạt động liên quan đến kết quả 1.3

- Đánh giá kết quả điều tra về KDNN
- Điều chỉnh chương trình đào tạo Cử nhân KDNN hiện tại
- Lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia (ở các Trường Đại
học, các viên nghiên cứu)
- Hồn thiện chương trình
- Thơng qua chương trình đạo tào (Đại học Huế và Bộ
GD&ĐT)
- Đào tạo cán bộ giảng dạy trường Đại học Kinh tế Huế về
giám sát nhu cầu đào trong lĩnh vực KDNN
* Các hoạt động liên quan đến kết quả 2.1
- Lập kế hoạch và chuẩn bị điều tra về kinh doanh nông nghiệp
- Tiến hành điều tra
- Phân tích số liệu và chuẩn bị báo báo

25

- Hoàn tất việc chuẩn bị điều tra
KDNN tại Thừa Thiên Huế


×