Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÀI KIỂM TRA MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.73 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
--------------------------
BÀI KIỂM TRA
MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2010
1

Tình huống 9: Điều chỉnh chính sách thương mại quốc tế theo xu hướng tự do hóa
thương mại có nghĩa là quốc gia đó từng bước dỡ bỏ tất cả các rào cản trong
thương mại quốc tế? Liên hệ thực tế Việt Nam.
Bài làm:
Trong điều kiện kinh tế mở, hội nhập và cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt,
vấn đề mở rộng và phát triển thương mại quốc tế giữa các quốc gia ngày càng trở
nên tất yếu và cấp bách, tuy vậy vẫn luôn tồn tại nhiều rào cản thương mại ảnh
hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế. Các rào cản trong thương mại quốc tế là
các luật lệ, chính sách, quy định hay tập quán của Chính phủ mỗi nước trong
khuôn khổ pháp lý chung nhằm hạn chế hay ngăn cản hoạt động thương mại hàng
hoá và dịch vụ của nước ngoài. Xu hướng tự do hóa thương mại là quá trình nhà
nước nới lỏng tiến tới giảm thiểu những biện pháp can thiệp vào hoạt động thương
mại quốc tế, thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa, hợp tác hóa, buôn bán thương
mại giữa các quốc gia.
Mục tiêu:
- Phát triển hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, cụ thể là phát triển khả năng
xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác đồng thời mở rộng hoạt động nhập khẩu
những hàng hoá không có điều kiện để sản xuất hoặc sản xuất có hiệu quả thấp.
- Tạo điều kiện cho việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế giữa các quốc gia.
- Tăng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước, tạo ra sự bình
đẳng hơn giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài, đó là động
lực quan trọng để các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh để


tồn tại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Cơ sở của xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế
thế giới: toàn cầu hóa, khu vực hóa; lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài
phạm vi biên giới của mỗi quốc gia; sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về
bề rộng và bề sâu; vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường; hầu hết
các quốc gia chuyển sang xây dựng mô hình “kinh tế mở” với việc khai thác ngày
2
càng triệt để lợi thế so sánh của mỗi quốc gia. Tự do hóa thương mại đưa lại lợi ích
cho mỗi quốc gia dù trình độ phát triển khác nhau, nó phù hợp với xu thế phát triển
chung của nhân loại, tranh thủ khai thác lợi thế so sánh của các quốc gia.
Nội dung: Nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu
những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ
mậu dịch quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phảt triển các hoạt
động thương mại quốc tế cả về bề rộng lẫn bề sâu.
Biện pháp: Ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham
gia vào các khu vực mậu dịch tự do và WTO, chủ động xây dựng lộ trình cắt giảm
những hàng rào thuế quan và phi thuế quan, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ xuất
nhập khẩu (đầu tư, tỷ giá hối đoái, tín dụng theo chiều hướng nới lỏng dần sự can
thiệp).
Kết quả của tự do hóa thương mại là tạo điều kiện mở cửa thị trường nội địa
để hàng hóa và công nghệ nước ngoài cũng như những hoạt động dịch vụ quốc tế
được xâm nhập dễ dàng vào thị trường nội địa đồng thời tạo điều kiện thuận lợi
cho việc xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài. Trên cơ sở lý thuyết lợi thế
so sánh, lợi ích lớn nhất của tự do hóa thương mại là thúc đẩy ngày càng nhiều
nước tham gia buôn bán, trao đổi hàng hoá, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Với
người tiêu dùng, hàng hoá lưu thông dễ dàng hơn đem lại cho họ cơ hội lựa chọn
hàng hoá tốt hơn với giá rẻ hơn.
Như vậy, xu hướng tự do hóa thương mại không có nghĩa là từng bước dỡ bở
tất cả các rào cản trong thương mại quốc tế, mà là việc điều chỉnh theo hướng nới
lỏng dần, với bước đi phù hợp trên cơ sở các thỏa thuận song phương và đa

phương giữa các quốc gia. Nhà nước phải xây dựng một lộ trình tự do hoá thương
mại một cách phù hợp với điều kiện và khả năng của quốc gia và dựa trên mục tiêu
phát triển kinh tế của mình. Quá trình tự do hóa thương mại gắn liền với những
biện pháp có đi có lại trong khuân khổ pháp lý giữa các quốc gia. Song song với xu
hướng tự do hóa thương mại luôn luôn là xu hướng bảo hộ mậu dịch. Đây là hai xu
hướng đối nghịch nhau trong chính sách thương mại quốc tế, nhưng chúng không
bài trừ nhau mà trái lại thống nhất với nhau, một sự thống nhất giữa hai mặt đối
3
lập. Trong thực tế hai xu hướng này song song tồn tại, sử dụng kết hợp với nhau.
Tùy theo trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tùy theo các điều kiện và đặc
điểm cụ thể mà người ta sử dụng và kết hợp khéo léo giữa hai xu hướng này với
những mức độ khác nhau ở từng lĩnh vực của hoạt động thương mại quốc tế.
Liên hệ thực tế Việt Nam:
Trong hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ
nhanh và ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó chính sách phát triển
thương mại của Việt Nam cũng có nhiều sự thay đổi nhằm hội nhập ngày càng sâu
hơn vào nền kinh tế thế giới tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững
trong tương lai. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam luôn khẳng định ủng hộ xu
hướng tự do hóa thương mại, tích cực tham gia vào đàm phán, tham gia vào các
khu vực mậu dịch tự do FTA và đặc biệt vào ngày 07/11/2006 Việt Nam chính
thức được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO.
Kể từ thập niên 1990, hình thái khu vực mậu dịch tự do FTA (Free Trade
Agreement) song phương hoặc nhiều bên trở nên phổ biến, với phạm vi hợp tác
rộng lớn, không chỉ giới hạn trong việc thực hiện tự do hóa thương mại hàng hóa,
dịch vụ mà còn cả xúc tiến và tự do hoá đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ,
thuận lợi hóa thủ tục hải quan, xây dựng năng lực và nhiều nội dung mới khác như
lao động, môi trường. Tính đến nay, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết, đã và đang
triển khai các hiệp định FTAs như: Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN
(AFTA); Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA); ASEAN

– Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản;
ASEAN - Ấn Độ. Đặc biệt, tháng 7/2009 Hiệp định FTA song phương đầu tiên của
Việt Nam với Nhật Bản có hiệu lực, với nhiều cam kết tự do hóa thương mại, miễn
giảm thuế…sẽ mở ra cánh cửa xuất khẩu và đầu tư thông thoáng hơn với doanh
nghiệp Việt Nam và Nhật Bản.
Trên cơ sở những thành tựu đạt được sau gần 10 năm đổi mới, 1/1995 Việt
Nam đã chính thức làm đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Đảng
ta đã nhận thức rõ: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày
4
càng nhiều nước tham gia”, chúng ta đã nỗ lực hoàn thiện thể chế, chính sách
nhằm đồng bộ các yếu tố của thị trường, kiên trì đàm phán, ngày 7/11/2006 Việt
Nam đã chính thức được kết nạp vào WTO. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội
lớn phát triển thương mại quốc tế với nhiều cơ hội: thị trường hàng hóa được mở
rộng, hàng hóa và dịch vụ sẽ được hưởng các ưu đãi và đối xử bình đẳng hơn, năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước được nâng cao… Bên cạnh đó sẽ có
nhiều thách thức: cạnh tranh sẽ diễn ra ngày càng gay gắt, năng lực của các doanh
nghiệp còn hạn chế, sự phụ thuộc giữa các nước tăng lên…Trong bối cảnh toàn
cầu hóa và Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới WTO, chính sách thương mại của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong
chiến lược phát triển lâu dài, chính sách này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với
cơ chế thị trường và các cam kết quốc tế.
- Đối với các hàng rào thuế quan: Việt Nam cam kết sẽ miễn giảm thuế xuất,
nhập khẩu trên cơ sở không phân biệt đối xử và sẽ không gắn việc miễn giảm thuế
với yêu cầu về xuất khẩu hay nội địa hóa. Việt Nam cam kết giảm mức thuế nhập
khẩu bình quân từ 17,4% xuống còn 13,4 % trong 5 đến 7 năm tới.Trong đó mức
thuế nhập khẩu nông sản giảm từ 23,4% xuống còn 20,9%, mức thuế nhập khẩu
hàng công nghiệp giảm từ 16,8% xuống còn 12,6%. Bên cạnh đó Việt Nam cũng
cam kết tham gia một số hiệp định tự do hóa theo ngành như công nghệ thông tin,
dệt may, thiết bị y tế với thời gian giảm thuế là từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên Việt
Nam vẫn bảo lưu hạn ngạch thuế quan với đường, trứng, gia cầm, thuốc lá và

muối. Đối với 4 mặt hàng này mức thuế hiện hành là ( trứng 40%, đường thô 25%,
đường tinh 40%, lá thuốc lá 30%, muối 30%).
- Các hàng rào phi thuế quan: Theo định hướng của chính sách thương mại
của Việt Nam thì các hàng rào phi thuế quan sẽ dần được loại bỏ như quota hạn
ngạch, giấy phép. Tuy nhiên Việt Nam vẫn duy trì danh mục một số mặt hàng cấm
xuất nhập khẩu và một số mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu. Ví dụ: Việt Nam cấm
nhập khẩu thiết bị và phần mềm mã hóa thuộc diện bí mật nhà nước không liên
quan tới các sản phẩm thương mại thông thường phục vụ nhu cầu đại chúng.
5
- Các hàng rào kỹ thuật: Việt Nam sẽ tiếp tục áp dụng các hàng rào kĩ thuật
phù hợp với quy định của WTO nhằm bảo vệ cuộc sống của con người, động thực
vật, sức khỏe cộng đồng và môi trường. Trong đó Việt Nam nhấn mạnh vào các
quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi
trường và đa dạng sinh học. Ngoài ra Việt Nam còn tiếp tục áp dụng cac quy định
nhằm bảo vệ an ninh quốc gia cũng như chống gian lận thương mại phù hợp với
quy định WTO và các Công ước quốc tế.
6
Họ và tên : Đào Anh Tuấn
Lớp : Cao học 18L
Câu 3 ( câu tự chọn):
Việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo ra nhiều cơ
hội để Việt Nam khai thác các lợi thế so sánh của đất nước để đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hoá. Vận dụng một trong các lý thuyết thương mại Quốc tế để giải thích luận
điểm này.
Trả lời:( không quá 2000 từ)
Như đã biết, các quốc gia khác biệt về chi phí sản xuất nên có sự khác biệt
về lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh là những mặt hàng có chi phí sản xuất thấp hơn
một cách tương đối so với những mặt hàng của các quốc gia khác. Trái với lợi thế
tuyệt đối, lợi thế so sánh là một khái niệm có tính tương đối: Trong một thế giới
gồm 02 quốc gia, 02 mặt hàng, khi đã xác định một quốc gia có lợi thế so sánh về

một mặt hàng nào đó thì có thể rút ra kết luận là quốc gia thứ hai sẽ có lợi thế so
sánh về mặt hàng kia.
Công thức xác định lợi thế so sánh là:
Như vậy, quốc gia A sẽ có lợi thế so sánh về hàng hoá X, Quốc gia B sẽ có
lợi thế so sánh về hàng hoá Y. Quốc gia A sẽ tập trung chuyên môn hoá sản xuất
và xuất khẩu hàng hoá X. Quốc gia B sẽ tập trung chuyên môn hoá sản xuất và
xuất khẩu hàng hoá Y.
Từ những phân tích trên đây có thể khái quát nội dung quy luật lợi thế so
sánh như sau: Khi mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng mà quốc gia
đó có lợi thế so sánh thì tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn thế giới sẽ
tăng lên, và tất cả các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn.
Đánh giá chung về lợi thế so sánh của Việt Nam hiện nay.
1. Việt Nam – vị trí chiến lược cho các nhà đầu tư nước ngoài
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ven biển Thái Bình
Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với
7

×